DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Công nghiệp hố, hiện đại hố
CNH, HĐH
Khoa học - cơng nghệ
KHCN
Kinh tế trang trại
Kttt
Kinh tế - xã hội
KT - XH
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nn&ptnn
Phát triển bền vững
PTBV
Sản xuất kinh doanh
SXKD
Uỷ ban nhân dân
Ubnd
Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSATTP
Môc lôc
Tran
g
MỞ ĐẦU
Chương 1.
3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở
TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Kinh tế trang trại, phát triển bền vững, phát triển theo
12
12
hướng bền vững
1.2. Quan niệm, tiêu chí và những nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh
Phú Thọ
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
18
TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ
THỌ THỜI GIAN QUA
2.1 Thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại
35
theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ
2.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
35
trong phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở
tỉnh Phú Thọ thời gian qua
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
51
KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
60
vững ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển
60
kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới
65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
92
93
99
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức sản xuất của mọi
lực lượng, mọi tổ chức, mọi loại hình kinh tế tham gia công cuộc xây dựng, kiến
thiết đất nước. Trong bối cảnh đó, kinh tế trang trại đã vươn lên mạnh mẽ và có
nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT - XH của cả nước nói chung
và tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Sự phát triển của KTTT đã góp phần khai thác, sử dụng tốt hơn các tiềm
năng, thế mạnh về tự nhiên và xã hội của Tỉnh; tạo ra nhiều việc làm, nâng cao
khối lượng hàng hố nơng sản, giúp nhiều hộ gia đình thốt nghèo vươn lên làm
giàu từ chính nơng nghiệp. Thực tế đó càng khẳng định tính ưu việt vượt trội của
kinh tế trang trại - một hình thức tổ chức SXKD chủ yếu của nền nơng nghiệp
hàng hố nước ta trong tương lai đang nhận được sự quan tâm, khuyến khích phát
triển của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Sự phát triển của KTTT nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ln phải
gắn với phát triển bền vững. Nghĩa là, q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trưởng, khơng những
cho thế hệ hiện tại mà cịn cho cả các thế hệ mai sau. Phát triển bền vững đã trở
thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Phú Thọ là tỉnh có nhiều ưu thế trong phát triển KTTT, nhất là ở khu vực
nông thôn, miền núi với diện tích đất đai rộng lớn, hệ thống sông suối, ao hồ
nhiều, nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng
nghiệp,... Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Phú Thọ đang đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn gắn với chương trình xây
dựng nơng thơn mới; lãnh đạo và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương,
chính sách thiết thực tạo mơi trường cho KTTT phát triển. Trong đó, việc gắn
3
phát triển KTTT với các chương trình kinh tế trọng điểm trong quy hoạch phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh là điều kiện thuận lợi cho KTTT có
bước phát triển mới.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển KTTT ở Phú Thọ thời gian qua còn chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
quá trình phát triển loại hình kinh tế này còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như:
hiệu quả kinh tế của các trang trại chưa cao, chưa ổn định; nhiều trang trại ở Phú
Thọ hình thành và phát triển mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch; ít chú trọng
đến việc sử dụng hiệu quả tài ngun thiên nhiên và bảo vệ mơi trường. Do đó,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KTTT theo hướng bền vững.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống tình hình phát triển
KTTT ở tỉnh Phú Thọ; làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, kịp thời đưa
ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy KTTT phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh
Phú Thọ hiện nay là vấn đề quan trọng, cấp thiết, góp phần thực hiện mục tiêu
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói - giảm nghèo, bảo vệ môi trường
sinh thái ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc
sỹ tốt nghiệp Cao học kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong thời gian gần đây phạm trù KTTT và phát triển KTTT theo hướng
bền vững đã có nhiều đề tài, cơng trình khoa học, các hội thảo, tài liệu và các bài
viết nghiên cứu, luận giải dưới các góc độ khác nhau; hướng tiếp cận cũng rất
phong phú và đa dạng. Tác giả phân theo các nhóm nội dung sau:
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng, tiêu chí của
kinh tế trang trại
Cơng trình “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
của GS.TS Nguyễn Đình Hương chủ biên đã nghiên
4
cứu luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển KTTT. Sau
khi phân biệt trang trại, KTTT, cơng trình đưa ra khái niệm về KTTT “Là một hình thức tổ
chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm, ngự nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên cơ sở quy mô ruộng đất và các
yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự
chủ và luôn gắn với thị trường”
[30, tr.19]. Khái niệm đã đề cập những đặc trưng cơ bản
của KTTT so với kinh tế hộ nông dân và các loại hình SXKD khác trong nơng
nghiệp. Trong đó, theo tác giả có một số đặc trưng rất quan trọng để phân biệt với
kinh tế hộ như: sản xuất của KTTT là sản xuất hàng hóa; chủ trang trại là người có
ý chí, có năng lực và kinh nghiệm trong SXKD, ... Cơng trình cũng đưa ra ba tiêu
chí cơ bản để xác định kinh tế trang trại gồm: giá trị sản lượng hàng hóa tạo ra
trong một năm; quy mơ diện tích đất đai hoặc số lượng gia súc, gia cầm tùy theo
phương hướng SXKD của trang trại và quy mô vốn đầu tư cho SXKD [30, tr.44].
Trong cơng trình nghiên cứu của TS.Trương Thị Minh Sâm về “Kinh tế trang trại ở khu vực Nam
Bộ, thực trạng và giải pháp” lại đưa ra khái niệm về KTTT dưới góc độ quản lý kinh tế, coi “KTTT là
một hình thức tổ chức SXKD trong nơng nghiệp - được hình thành và phát triển
trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nơng dân, có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về
đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật,… nhằm tạo ra khối lượng hàng hố nơng sản lớn
hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước theo định hướng XHCN” [43, tr.35].
Cùng nghiên cứu về vấn đề này nhiều nhà khoa học cũng và đưa ra quan
điểm của cá nhân thơng qua các bài viết trên các tạp chí khoa học uy tín như:
“Nhận diện kinh tế trang trại trong nơng nghiệp thời kỳ cơng nghiệp hóa - khái niệm, đặc trưng, tiêu chỉ” của tác
giả Nguyễn Điền [23]; “Một số ý kiến bước đầu về lý luận KTTT" của PGS. TS.
Hồng Việt [63]; “Bàn thêm về tiêu chí để xác định
kinh tế trang trại”
của GS.TS.
Nguyễn Thế Nhã [37], …
Về nhận dạng KTTT, trong cơng trình “Tư liệu về kinh tế trang trại” do
Ban Vật giá Chính phủ chù trì biên soạn, các nhà khoa học đã đưa ra bốn đặc
trưng của KTTT so với kinh tế hộ gia đình nơng dân. Trong đó, nhấn mạnh hai
5
đặc trưng cơ bản là có sự tập trung cao hơn về các điều kiện sản xuất và trình độ
sản xuất hàng hóa. Đồng thời cơng trình nghiên cứu cũng bàn luận về hệ thống
tiêu chí để phân biệt trang trại và kinh tế hộ nơng dân. Theo đó, tiêu chí để xem
xét một hộ sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp có phải là trang trại hay khơng căn cứ
vào: quy mô sử dụng đất đai, lao động và tiền vốn. Về định lượng, quy mô cụ thể
của các yếu tố này phải xem xét phù hợp với từng loại hình kinh doanh, nhưng nói
chung phải đủ để phân biệt một cách rõ rệt (lớn hơn hẳn) so với mức bình qn
của kinh tế hộ trong vùng; có sự khác nhau theo vùng và thay đổi theo thời gian
(trình độ phát triển kinh tế) [1, tr.131].
Phân tích, so sánh các khái niệm mặc dù vẫn cịn một số khía cạnh khác
nhau, nhất là cách diễn đạt song nhận thức về KTTT đã có nhiều điểm dần xích lại
gần nhau, các khái niệm đều cho thấy KTTT là loại hình tổ chức SXKD chỉ có
trong nơng, lâm, ngư nghiệp; tính chất sản xuất của KTTT là sản xuất hàng hóa
nên ln gắn với thị trường.
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về tính tất yếu khách quan và vai trị của kinh tế trang trại
Cơng trình nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, sau khi phân tích lịch sử phát triển KTTT
ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, đã nêu rõ những nét cơ bản về phát triển
KTTT ở Việt Nam vào những năm cuối của chế độ phong kiến, thời kỳ Pháp
thuộc, miền Nam Việt Nam trước giải phóng. Đồng thời chỉ ra một số tiền đề cơ
bản thúc đẩy phát triển KTTT khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới nông
nghiệp từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Phát triển KTTT khơng mang tính tự
phát, nó là kết quả, là sản phẩm của công cuộc đổi mới Đất nước, là sự vận dụng
sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của các cấp lãnh
đạo địa phương, là sự hưởng ứng tích cực của các hộ nơng dân có ý chí và khát
vọng vươn lên làm giàu. Đấy là “một quá trình tất yếu, phù hợp với quy luật
khách quan, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
6
hội chủ nghĩa ở nước ta và do yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước mà
nhất là CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn” [1, tr.151].
Theo cơng trình “Tư liệu về kinh tế trang trại” với bài viết: “Vai trị của
kinh tế trang trại trong phát triển nơng nghiệp và nơng thơn” của Trần Trác đã
phân tích rõ về bốn vai trị của KTTT, đó là: sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai;
vai trò khai thác vốn trong dân; vai trò giải quyết lao động xã hội và vai trị chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp và nông
thôn. Tác giả cũng khẳng định: “KTTT tuy mới xuất hiện và còn là một lực
lượng
sản xuất nhỏ bẻ, nhưng đang đóng góp đáng kể vào phát huy nội lực, khơi dậy tiêm năng lao động, đất
đai, tiền vốn trong dân vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn” [1, tr.213-216].
Cùng nghiên cứu về vai trò của KTTT, tác giả Đào Hữu Hịa
với cơng trình “Phát
triển KTTT trên địa bàn dun hải Nam trung bộ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã phân tích và chỉ rõ sáu vai trị của
KTTT. Tác giả kết luận: KTTT khơng chỉ có tác động đến CNH, HĐH mà cịn
hướng đến sự phát triển bền vững. Trong Luận án Tiến sĩ của Phạm Bằng Luân về
“Phát triển kinh tế trang trại và vai trị của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc
phịng ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, tác giả đã đưa ra
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển KTTT, đồng thời phân tích sâu sắc bốn
vai trị của phát triển KTTT đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng ở nước ta [35].
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển
kinh tế trang trại
Trong những năm qua có nhiều đề tài cấp bộ, cấp Nhà Nước nghiên cứu, khảo sát thực
trạng phát triển KTTT và đề xuất các giải pháp, tiêu biểu có các cơng trình như: “Thực trạng và giải pháp phát triển
KTTT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn Đình Hương chủ trì;
“Phát triển kinh tế trang trại ở Tây nguyên” - chủ nhiệm đề tài: TS.Phạm Khánh
Thiết; “Thực trạng kinh tế trang trại vùng vùng Tây Bắc - những vấn đề đặt ra và
các giải pháp thúc đẩy phát triển” của PGS.TS.Trần Văn Chử; “Giải pháp tín dụng ngân hàng đối
với phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam” của tác giả Tạ Thị Yên; “Các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm
phát triển KTTT trên địa bàn Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Tằm; …
Nói chung, các cơng trình nghiên cứu đã tập trung phân tích cả lý luận và
thực trạng KTTT ở nước ta, trên cơ sở khảo sát, tổng kết ở nhiều địa phương đại
7
diện cho các vùng nơng nghiệp. Tiến hành phân tích một cách cơng phu, cụ thể
tình hình phát triển KTTT trên tất cả các mặt, từ yếu tố sản xuất, kết quả SXKD
và nhất là các phân tích đã có sự so sánh với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn. Từ
đó, các nghiên cứu đã chỉ ra hàng loạt các vấn đề phát sinh cần phải giải quyết từ
nhận thức, thái độ đối với KTTT, tiêu chí nhận dạng đến những bất cập của Nhà
nước trong hỗ trợ về mặt cơ chế và điều kiện vật chất, trình độ chủ trang trại, chất
lượng, hiệu quả và khả năng của KTTT, … Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm
và giải pháp nhằm thúc đẩy KTTT phát triển.
* Các cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
Vấn đề phát triển KTTT theo hướng bền vững, đã có một số nhà khoa học đề cập
trong các hội thảo khoa học, những bài viết đăng trên các tạp chí khoa học về
“Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững tại Việt
Nam” của Trung tâm Tài nguyên - Môi trường và Công nghệ sinh học [54]; “Phát
triển bền vững Kinh tế trang trại - thực trạng và giải pháp” của tác giả Trịnh
Xuân Báu [2]; “Phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam trong giai đoạn
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phạm Văn Vang [62].
Đề tài cấp bộ trọng điểm về “Nghiên cứu các mơ hình phát triển bền vững
trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang” do PGS.TS Phạm Văn Khôi làm chủ
nhiệm [32], với mục tiêu nghiên cứu là xác định rõ mơ hình trang trại có hiệu quả
trong số các mơ hình trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang; đề tài đã đưa ra
khái niệm: “mơ hình phát triển trang trại bền vững là những mơ hình cụ thể của
các trang trại có sự phát triển bền vững”. Từ đó đưa ra hai nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của vùng cây ăn quả và xây dựng các chỉ tiêu
đánh giá tính bền vững của mơ hình trang trại. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tính
bền vững của các mơ hình trang trại ở vùng cây ăn quả, cùng với những phân tích,
dự báo, đánh giá những tác động, đề tài đưa ra 5 quan điểm, 2 nhóm giải pháp
(nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp đối với trang trại) cũng như đề xuất lựa
chọn một số mơ hình phát triển bền vững các trang trại ở vùng cây ăn quả.
8
Cơng trình “Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với mục tiêu bền vững ở
khu vực duyên hải Nam Trung bộ” của Đào Đình Hịa cũng đã lý giải sự cần thiết
phải phát triển KTTT theo hướng triển bền vững, mối quan hệ giữa phát triển
KTTT với môi trường, những nguyên tắc quy hoạch trang trại, những bất cập trong
phát triển KTTT hiện nay và đưa ra một số vấn đề cần phải giải quyết để phát triển
KTTT theo hướng bền vững. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả cho rằng
phát triển KTTT bao gồm ba nội dung: phát triển về mặt số lượng; phát triển về mặt
chất lượng và cuối cùng là phát triển về mặt cơ cấu. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra
hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của KTTT, bao gồm 7 chỉ tiêu,
bước đầu có kết hợp được 3 nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Nổi bật là tác
giả đưa ra 7 vấn đề yêu cầu phát triển bền vững KTTT cần phải giải quyết. Đó là:
chống đói nghèo; sử dụng đất lâu bền; bảo vệ và phát triển vốn rừng; cuộc chiến
chống sa mạc hóa và hạn hán; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi; phát
triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ và phát triển đa dạng sinh thái.
Ngồi các cơng trình đã được tìm hiểu và đề cập ở trên, tác giả cũng tìm
đọc nhiều bài viết về phạm trù nghiên cứu có liên quan trên các trang mạng, báo,
tạp chí điện tử uy tín của Trung ương và tỉnh Phú Thọ. Tác giả nhận thấy, tất cả
các cơng trình nghiên cứu, các bài viết tuy cịn phân tán, chưa mang tính tồn diện
và hệ thống, tính thời sự chưa sát hợp với vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu,
nhưng đó chính là cơ sở cung cấp các luận cứ khoa học và là tư liệu quý báu để
tác giả kế thừa trong việc lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên
ngành Kinh tế chính trị của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển KTTT theo hướng bền vững
ở tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc
đẩy loại hình kinh tế này phát triển trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
9
Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển KTTT theo hướng bền vững ở tỉnh
Phú Thọ.
Đánh giá thực trạng phát triển KTTT theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ;
xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTTT theo
hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển KTTT theo hướng bền vững ở
tỉnh Phú Thọ dưới góc độ kinh tế chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: nghiên cứu phát triển kinh tế trang trai theo hướng
bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu từ năm 2009 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ, từ đó xây
dựng hệ thống quan điểm và giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển loại
hình kinh tế này theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế chính trị Mác - Lênin (phương
pháp trừu tượng hóa khoa học), cùng các phương pháp phân tích, thống kê, so
sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá và phương pháp quan sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa của đề tài
10
Luận văn góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển KTTT theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ.
Góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho Đảng bộ, chính
quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTTT theo hướng bền vững
ở tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập
và giảng dạy mơn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngồi Qn đội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liêu
tham khảo và phụ lục.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Kinh tế trang trại, phát triển bền vững, phát triển theo hướng
bền vững
1.1.1. Quan niệm kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại
* Quan niệm kinh tế trang trại
Trước thực tiễn phát triển mạnh mẽ của mơ hình KTTT ở nước ta trong
những năm gần đây đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan chức năng
nghiên cứu về mơ hình kinh tế này. Tuy nhiên, do nghiên cứu dưới các góc độ
khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau nên các ý kiến đưa ra chưa có sự
thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Trong văn phong, khẩu ngữ tiếng Việt các
thuật ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại” trong nhiều trường hợp được sử
dụng thay thế cho nhau như những cụm từ đồng nghĩa. Vì vậy, cần phải phân
định rạch rịi để làm rõ và hiểu đúng bản chất của phạm trù KTTT.
Khi nói đến “trang trại” cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau nhưng
quan điểm chung nhất coi trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong
nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất
thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của chủ thể độc lập. Hoạt động sản xuất được
tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối
lớn; có cách thức tổ chức quản lý tiến bộ; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Khi bàn đến phạm trù “Kinh tế trang trại”, theo Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP của Chính phủ chỉ rõ: “KTTT là hình thức tổ chức sản xuất hàng
hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng
quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ
sản” [8]. Dưới góc độ quản lý kinh tế, đây được xem là khái niệm chung nhất về
KTTT ở nước ta hiện nay, nó chỉ ra những nội dung cốt lõi của KTTT là sản xuất
12
hàng hóa; nguồn gốc chủ yếu từ kinh tế hộ phát triển lên; mục tiêu là mở rộng,
nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; sản xuất gắn liền với thị trường.
Tuy nhiên, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, cần đảm bảo được những
nội dung cơ bản, đó là: 1- KTTT là phạm trù kinh tế chỉ một loại hình sản xuất
hàng hóa trong nơng, lâm, ngư nghiệp; phản ánh tổng hợp các mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên, giữa người với người trong q trình sản xuất nơng
nghiệp. Đó là q trình tổ chức lại sản xuất và phân công lại lao động chủ yếu ở
những hộ gia đình nơng dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán chuyển sang
sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn. Đó là q trình khơng ngừng đổi mới,
nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất. Trong quá trình này mọi
hoạt động SXKD phải tuân theo các quy luật kinh tế khách quan. 2- Hiệu quả của
KTTT là tạo ra nhiều nơng phẩm hàng hóa có giá trị cho thị trường. 3- mục tiêu là
không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân.
Từ những nội dung ở trên có thể rút ra: Kinh tế trang trại là một phạm trù
kinh tế, chỉ một loại hình kinh tế hàng hố trong nơng, lâm, ngư nghiệp; phản ánh tổng hợp các mối quan hệ trong quá trình tổ chức lại sản
xuất, phân công lại lao động chủ yếu của những hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hố tập trung quy mơ lớn; đó là q trình khai
thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, nhằm cải thiện, nâng cao đời
sống người nơng dân.
Trong nền nơng nghiệp hàng hố ở nước ta hiện nay có nhiều hình thức tổ chức sản xuất cùng
tham gia sản xuất hàng hoá: kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp nông nghiệp của các thành phần kinh tế, kinh tế hộ gia đình
đều có tham gia sản xuất hàng hố ... trong đó KTTT là một loại hình.
Kinh tế trang trại phản ánh tổng hợp các mối quan hệ,
ở đây bao hàm hai nhóm mối
quan hệ cơ bản đó là: quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SXKD.
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thể hiện mặt kinh tế - kỹ thuật của
sản xuất. Đây là quá trình kết hợp sức lao độ ng với tư liệu sản xuất để tác động vào đối tượng lao
động nhằm tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm của KTTT là hàng hố, nên địi hỏi người sản xuất phải ln có sự tính
tốn, cân nhắc kỹ càng từ lựa chọn phương án đầu tư đến việc kết hợp kỹ thuật, công nghệ sao cho phù hợp; đồng thời phải
tuân thủ đặc điểm của sản
xuất nơng nghiệp - một q trình: kinh tế - kỹ thuật - sinh học rất phức tạp.
Mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện mặt KT - XH của sản xuất, đó là quan hệ
của những người sản xuất hàng hoá, được biểu hiện ra bởi hàng loạt mối quan hệ như: huy động các nguồn lực
(tích tụ ruộng
đất, huy động vốn, tập trung các tư liệu sản xuất, khi sản phẩm làm
ra phải được tiêu thụ trên thị trường; bên cạnh đó cịn nảy sinh các mối quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với
các tổ chức kinh tế khác, giữa KTTT với kinh tế nhà nước, v.v… Trong các mối quan hệ đó thì đầu tư và thị trường là hai mối quan
13
hệ quan trọng nhất, bởi vì nó quyết định đến kết quả của hoạt động SXKD. Nếu hai mối quan hệ này giải quyết không tốt sẽ dẫn
đến hiệu quả KT - XH khơng cao, KTTT khó tồn tại và phát triển.
Tổ chức lại sản xuất trong KTTT, thực chất đó là q trình tích tụ ruộng đất và tập trung các yếu tố
sản xuất
khác đến một mức độ nhất định, đủ điều kiện để sản xuất hàng hoá lớn; đó là q trình chuyển
dịch cơ cấu sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chuyển sang sản
hóa tập trung, quy mô lớn, hướng tới những loại cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, sản
xuất hàng
xuất luôn gắn liền với
thị trường.
Phân công lại lao động trong KTTT gồm phân công ngay trong nội bộ từng
trang trại và giữa các trang trại với nhau. Sự phân công đó vừa mang tính chun
mơn hóa vừa kết hợp với kinh doanh tổng hợp nhằm khai thác tối đa các nguồn tự
nhiên, lao động, vật tư kỹ thuật và các cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để mang lại hiệu
quả cao, đồng thời cũng nhằm khắc phục tính thời vụ trong sản xuất.
Trong quá trình SXKD, các yếu tố sản xuất ln được khai thác sử
dụng có hiệu quả và không ngừng được đổi mới nâng cao để tăng năng suất
lao động, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, hạ giá thành sản phẩm.
Mục tiêu phát triển KTTT là nhằm thoát nghèo, vươn lên làm giàu của
những hộ gia đình nơng dân, đồng thời KTTT cũng phải vươn tới mục tiêu xã
hội để phát triển bền vững.
* Quan niệm phát triển kinh tế trang trại
Từ quan niệm về phát triển kinh tế được hiểu một cách chung nhất là “quá
trình thăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó,
bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã
hội. Đó là sự tiến bộ thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn”[34, tr.15].
Khái niệm về phát triển kinh tế hàm chứa các nội dung, đó là: sự ra tăng về
sản lượng (tức là nền kinh tế phải đạt được sự tăng trưởng); sự biến đổi cơ cấu
kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ; gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế (lợi
nhuận, tích lũy, chất lượng nguồn lực, trình độ khoa học cơng nghệ, tỉ lệ tăng thu
trong nước của ngân sách, …).
Theo đó, quan niệm về phát triển KTTT cũng đã được hình thành. Tuy
nhiên, nó khơng chỉ đơn thuần là sự tăng thêm về số lượng, chất lượng trang trại;
14
khối lượng giá trị nơng phẩm … mà nó bao hàm cả quá trình phát sinh, phát triển và
xu hướng vận động trong nội tại của loại hình kinh tế này. Nghiên cứu dưới góc độ
kinh tế chính trị, tác giả cho rằng: Phát triển kinh tế trang trại là phát triển hình
thức tổ chức sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, mở rộng quy mô và gia tăng
năng lực sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh,
sự thích nghi của kinh tế trang trai trong nền kinh tế thị trường.
Quan niệm trên bao hàm những nội dung cơ bản đó là:
Phát triển KTTT là phát triển một hình thức SXKD cụ thể trong nơng
nghiệp gắn với thị trường. Hình thức tổ chức sản xuất này cũng gắn với những địa
bàn có tính đặc thù về tiềm năng, lợi thế trong phát triển ngành nông nghiệp (gồm
cả trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, ni trồng thủy sản, … ) trên cơ sở đó cho
phép KTTT có thể tổ chức SXKD đơn ngành hoặc đa ngành trong nông nghiệp.
Phát triển KTTT là phát triển một hình thức tổ chức sản xuất gắn trực tiếp
với người nơng dân. Hộ nơng dân chính là chủ thể của hình thức tổ chức SXKD
trang trại. Trong đó hình thành các mối quan hệ kinh tế - xã hội; quan hệ hợp tác
và phân phối lao động cụ thể; phát sinh mối quan hệ hợp tác giữa chủ trang trại
với người lao động; mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, …
Phát triển KTTT nhằm hướng tới mục tiêu là gia tăng năng lực sản xuất,
nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả SXKD nông nghiệp, đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn.
Như vậy, phát triển KTTT là phát triển hình thức tổ chức SXKD trong
nông nghiệp, hướng tới mục tiêu gia tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả SXKD
nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
1.1.2. Phát triển bền vững và phát triển theo hướng bền vững
* Phát triển bền vững
Ngày nay, PTBV là xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân
loại, là vấn đề có tính tồn cầu tác động đến việc xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc. Xét về nguồn gốc, triết lý “phát triển bền
vững” được biết đến rất sớm. Học thuyết Mác - Lênin đã coi con người là một bộ
15
phận không thể tách rời của giới tự nhiên. C.Mác khẳng định: “Chừng nào lồi
người cịn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau” [5, tr.25].
Ph.Ăng - ghen cũng đã cảnh báo về “sự trả thù của giới tự nhiên” khi chúng bị
tổn thương. Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ “phát triển bền vững”
đã xuất hiện trong các phong trào bảo vệ môi trường. Tuy vậy, phải đến Hội nghị của
Liên hợp quốc về Môi trường con người (năm 1972 tại Stockholm) tầm quan trọng
của vấn đề mơi trường và PTBV mới chính thức được thừa nhận. Đến năm 1987,
trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Chủ tịch Hội đồng Thế giới về Môi
trường và Phát triển (WCED - Liên hợp quốc) đã chỉ rõ: “Phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [7, tr.64].
Tiếp đó, năm 1992 các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển
của Liên hiệp quốc Rio de Janeiro đã gửi đi một thơng điệp rõ ràng tới chính phủ của
tất cả các nước về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã
hội cùng với bảo vệ môi trường và xác nhận lại khái niệm này: “Phát triển bền vững
theo phương thức bảo đảm kết hợp hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bền vững môi trường, coi con
người là trung tâm của những mối quan hệ về sự phát triển lâu dài” [62].
Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV được tổ chức ở
Cộng Hòa Nam Phi tiếp tục khẳng định con đường phát triển bền vững, “Đó là
q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển:
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu
đời sống của con người hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai” [50].
Mục đích của phát triển bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về
mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của
con người mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường; con
người tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái
sinh năng lượng; sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không
làm phá hoại những nguồn tài nguyên đó.
16
Nhận thức rõ tầm quan trọng về PTBV, Đảng, Nhà nước ta đã cam kết
thực hiện, coi PTBV là con đường tất yếu của Việt Nam. Chiến lược PTBV Đất
nước, cùng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển bền vững gắn với
từng ngành, từng lĩnh vực đã ra đời tạo cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển Đất
nước. Theo đó, phạm trù PTBV đã được nhiều nhà khoa học trong nước quan
tâm nghiên cứu, được bàn luận trên nhiều diễn đàn, nhiều cuộc hội thảo khoa
học. Tuy còn nhiều ý kiến trái ngược và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ
bản các nghiên cứu đều đi đến thống nhất PTBV cần đảm bảo được các nội
dung: bảo tồn đất, nguồn nước và đa dạng sinh học; khơng làm thối hóa mơi
trường; kỹ thuật phải hợp lý; có giá trị kinh tế; chấp nhận được về mặt xã hội.
Đây là hướng nhận thức phù hợp trong bối cảnh ở Nước ta hiện nay.
* Phát triển theo hướng bền vững
Cùng với khái niệm về PTBV, các quan niệm về phát triển theo hướng bền
vững cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và từng bước hồn thiện.
Mặc dù cịn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều
thống nhất cần đạt được một số điểm chính đó là: đạt được sự hịa hợp của các
chu trình sinh học tự nhiên và dần kiểm sốt được chúng; bảo vệ và khơi phục độ
phì của đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phải dần tối ưu hóa việc quản lý
và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu việc sử dụng các nguồn
không tái sinh được và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài; đảm
bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của người lao động; khuyến khích
được gia đình và cộng đồng cùng tham gia; giảm thiểu được tác động xấu lên sức
khỏe con người, sự an toàn các loài hoang dã, chất lượng nước và môi trường.
Như vậy, phát triển theo hướng bền vững là sự phát triển từ trạng thái chưa
bền vững sang trạng thái phát triển bền vững (hay phát triển đến ngưỡng cho phép
- bảo đảm ổn định, an toàn, an ninh) về kinh tế, xã hội và mơi trường sinh thái.
1.2. Quan niệm, tiêu chí và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ
1.2.1. Quan niệm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở tỉnh Phú Thọ
17
Trên cơ sở những nội dung phân tích ở trên, tiếp cận phạm trù phát triển
KTTT theo hướng bền vững nói chung dưới góc độ kinh tế chính trị, tác giả cho
rằng:
Phát triển KTTT theo hướng bền vững là phát triển KTTT một cách
hiệu quả trong hiện tại nhưng không làm cản trở hay tổn hại đến sự phát
triển KTTT trong tương lai ở các vùng miền, địa phương và cả nước - sự phát
triển từ trạng thái chưa bền vững sang trạng thái phát triển bền vững về kinh
tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Quan niệm trên bao hàm những nội dung cơ bản đó là:
Thứ nhất, phát triển KTTT theo hướng bền vững về kinh tế: trước hết các
trang trại phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng: hoạt động sản xuất phải đạt hiệu
quả kinh tế và được duy trì thường xuyên với mức độ ngày càng cao, đó là sự
phát triển liên tục, khơng ngừng của hệ thống trang trại. Trong đó, các yếu tố
sản xuất và hiệu quả sử dụng các yếu tố đó liên tục tăng, gắn với quá trình
chuyên dịch cơ cấu sản xuất của trang trại theo hướng tích cực, góp phần vào
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông thôn. Như vậy, bền
vững về kinh tế trước hết KTTT phải phát triển cả về số lượng và quy mô: số lượng
trang trại tăng lên theo thời gian trên cơ sở phát triển các loại hình kinh tế khác trong nơng nghiệp, nơng thơn, đặc
biệt là chuyển hóa - nâng kinh tế hộ gia đình thành các trang trại. Quy mô của KTTT được thể hiện ở sự tập trung
ngày càng cao của các yếu tố
sản xuất, bao gồm: quy mô vốn đầu tư, số lượng lao động
làm việc, diện tích đất đai sử dụng cho sản xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật
tiên tiến và ứng dụng ngày càng phổ biến thành tựu của KHCN hiện đại vào
hoạt động sản xuất hàng hóa quy mơ lớn.
Cơ cấu KTTT chuyển dịch theo hướng tích cực cũng là một nội dung trong
phát triển bền vững về kinh tế, đồng thời góp phần vào q trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp hướng CNH, HĐH. Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu sản xuất
của trang trại từ trồng trọt sang chăn nuôi; từ quảng canh sang thâm canh; từ sản
xuất chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên sang sản xuất chủ động, ... Phát triển KTTT
theo hướng bền vững về kinh tế cũng bao hàm sự phát triển bền vững của các
ngành trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng và nuôi trồng thủy - hải sản trong các loại
18
hình trang trại; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, gắn với công nghiệp
chế biến; gắn với thị trường trong nước và nước ngoài.
Kết quả và hiệu quả SXKD là nội dung trực tiếp phản ánh tính bền vững
về mặt kinh tế trong quá trình phát triển KTTT. Nội dung này cũng thể hiện khả
năng thích nghi, ứng phó với những biến động của mơi trường kinh tế đến hoạt
động sản xuất trong KTTT ngày càng tốt hơn; năng lực cạnh tranh và năng lực
liên kết hoạt động SXKD của trang trại không ngừng tăng lên.
Thứ hai, phát triển KTTT theo hướng
bền vững về mặt xã hội:
phát triển KTTT theo
hướng bền vững xét theo nghĩa rộng là việc thúc đẩy, phát triển và giải quyết tốt
các mặt của quan hệ sản xuất, trực tiếp là quan hệ sở hữu; quan hệ lợi ích giữa chủ
trạng trại với người lao động; quan hệ giữa chủ trang trại với Nhà nước; quan hệ
giữa những người lao động với nhau trong hình thức SXKD trang trại theo đúng
quy định của pháp luật.
Trước hết, phát triển KTTT phải gắn liền với việc giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho
nhân dân tạo tính bền vững về xã hội trên địa bàn nơng thơn, miền núi. Cùng với đó,
phát triển KTTT theo hướng bền vững về xã hội phải góp phần tích cực vào q
trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực kinh tế nơng
nghiệp, nơng thơn. Phát triển KTTT phải góp phần thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo giữa các hộ dân cư trên từng địa bàn cụ thể; thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các vùng, giảm chênh lệch về trình độ phát triển giữa khu vực nông
thôn, miền núi với thành thị.
Phát triển KTTT theo hướng bền vững cần chú ý giải quyết hài hịa các mối
quan hệ lợỉ ích (lợi ích của chủ trang trại với lợi ích người lao động làm th, lợi
ích của các hộ gia đình xung quanh, lợi ích của các doanh nghiệp chế biến, tiêu
thụ hàng nông sản,v.v…); không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống xung
quanh, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hồi trên từng địa phương. Đây
là nội dung rất quan trọng, bởi nó là vấn đề phức tạp trong tổ chức, quản lý hoạt
19
động của bất kỳ loại hình kinh tế nào. Trong đó, cần chú ý giải quyết hài hịa mối
quan hệ lợi ích giữa chủ trang trại và người lao động làm thuê. Bởi đây là mối
quan hệ có tác động tới thái độ, trách nhiệm của những người lao động trực tiếp
quyết định hiệu quả SXKD và tính bền vững của KTTT.
Thứ ba, phát triển KTTT theo hướng bền vững về môi trường sinh thái:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của người và sinh vật” [26]. Phát triển theo hướng bền vững về
môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường; bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường sống. Nông nghiệp nói chung, KTTT nói riêng trong q trình sản
xuất, tái sản xuất ln địi hỏi phải giải quyết hài hịa, tương thích quan hệ giữa
cây trồng, vật ni với đất đai, nguồn nước, khí hậu thời tiết. Theo đó, phát triển
KTTT theo hướng bền vững về môi trường sinh thái cần đảm bảo tốt các nội
dung:
1- Bồi bổ, cải tạo, và nâng cao chất lượng đất. Sử dụng đất trong sản xuất của KTTT
hợp lý sẽ kéo dài độ mầu mỡ của đất, làm tăng độ hài hòa của hệ sinh thái và ngược
lại nếu sử dụng không hợp lý sẽ làm cho đất đai, môi trường sinh thái bị hủy hoại.
Sử dụng đất trong hoạt động sản xuất của KTTT phải đạt đồng thời cả 2 mục tiêu:
tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng độ bền vững của đất.
2- Bảo vệ, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nước. Hệ thống sản xuất của các trang trại
phải đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguồn nước bằng việc đầu tư các thiết bị, quy
trình tưới tiêu hiệu quả; tái sử dụng nước, chống làm ô nhiễm các nguồn nước sản
xuất; tránh khai thác, sử dụng bừa bãi nguồn nước ngầm.
3- Việc quản lý chất thải là nội dung rất quan trọng, vì nó tác động trực tiếp đến việc giữ gìn
và bảo vệ mơi trường sinh thái, nhất là các trang trại chăn nuôi.
4- Bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra cấu trúc các hệ sinh thái và nơi cư
trú, nuôi dưỡng những nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống. Đa dạng sinh
học bao gồm các hệ sinh thái duy trì ơxy trong khơng khí, làm giàu đất, lọc sạch
nước, tránh được những tác hại do lũ lụt, bão và điều hịa khí hậu. Phát triển
KTTT theo hướng bền vững về mơi trường cịn là bảo vệ, gìn giữ, khái thác hiệu
20
quả nguồn gen quý hiếm của động, thực vật cũng như năng lực phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh của trang trại.
5- Phát triển KTTT theo hướng bền vững về môi trường sinh thái phải đảm
bảo các trang
trại chủ động ứng phó trước những biến đổi của thời tiết, khí hậu, dịch
bệnh để vừa giảm được mức độ thiệt hại do thiên tai, địch họa gây ra vừa cải thiện
môi trường sinh thái.
Phát triển KTTT theo hướng bền vững là cơng việc khó khăn và phức tạp,
khơng dễ dàng để giải quyết một cách tối ưu và toàn diện trong một sớm, một
chiều. Vì vậy, việc xây dựng nội dung phát triển KTTT theo hướng bền vững có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng và cần phải căn cứ vào nội dung CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX; căn cứ vào Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 của Đại hội X, Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đại hội XI, Phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 2016 -2020 của Đại hội Đảng lần thứ XII và căn cứ vào Định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của
Việt Nam), cũng như đặc điểm riêng của từng địa phương.
Từ quan niệm và nội dung phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở trên, tác giả đưa ra quan niệm về phát triển KTTT theo hướng bền vững
ở tỉnh Phú Thọ như sau:
Phát triển KTTT theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ là hoạt động tích
cực và chủ động của các chủ thể tỉnh Phú Thọ, cùng các chủ trương, biện
pháp, cơ chế chính sách nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để hoạt động
sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại có hiệu quả, bảo đảm ổn định, an
toàn, an ninh về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trên địa bàn của Tỉnh
cả trong hiện tại và tương lai.
Nội hàm quan niệm trên được hiểu ở những khía cạnh cơ bản sau:
Một là, chủ thể của phát triển KTTT theo hướng bền vững là hệ thống tổ
chức Đảng, chính quyền, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, các chủ trang trại
và chính bản thân người lao động ở các trang trại. Mỗi lực lượng trên có vai trị
khác nhau trong q trình tổ chức thực hiện phát triển KTTT theo hướng bền
21
vững. Trong đó tổ chức Đảng và chính quyền các cấp của tỉnh là chủ thể quan
trọng nhất, là người lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm
thực hiện đầy đủ mọi đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
KTTT. Các cơ quan, ban ngành liên quan là lực lượng trực tiếp tham mưu cho
Đảng bộ, chính quyền về cơng tác quy hoạch phát triển KTTT và các kế hoạch
liên quan đến phát triển KTTT theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ.
Chủ các trang trại có vị trí, vai trị quan trọng, trực tiếp quyết định đến sự
phát triển của KTTT, do đó chủ trang trại cần có kế hoạch sử dụng lao động
hợp lý, chế độ thù lao thỏa đáng để người lao động gắn bó ổn định, lâu dài với
trang trại, đồng thời có kế hoạch trong việc nâng cao trình độ cho người lao
động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT theo hướng bền vững.
Phát huy vai trị của các tổ chức chính trị xã hội, nhất là Hội nông dân
và các hiệp hội ngành hàng trong nông nghiệp, nông thôn giúp đỡ và tạo điều
kiện phát triển KTTT theo hướng bền vững.
Hai là, mục tiêu của phát triển KTTT theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ
nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực góp phần phần phát triển
nơng nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu cho
nông dân. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị
trường. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững nhằm thực hiện Đề án
“tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững” gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Ba là, phương thức tiến hành phát triển KTTT theo hướng bền vững. Phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ được thực hiện thông qua các
hoạt động chủ yếu sau: thông qua sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ và tạo
điều kiện để các chính sách đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư KHCN và đào tạo
lao động đến với các hộ làm trang trại; thơng qua những chính sách thị trường
và tiêu thụ sản phẩm phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
trang trại; thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,
22
điện, thuỷ lợi,… ở các vùng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, đồng thời
hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý SXKD, khoa học kỹ
thuật, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho các chủ trang trại, lao động
trang trại để quản lý, hoạt động SXKD đạt hiệu quả; thông qua phát huy sức
mạnh của quần chúng nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa
phương; thơng qua các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm cho khu vực trang trại, thông qua đẩy mạnh hoạt động thu hút
đầu tư từ các nguồn khác nhau cho phát triển kinh tế trang trại: thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, …
1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Phú
Thọ
Căn cứ vào nội dung phát triển KTTT theo hướng bền vững ở trên, tác
giả đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững ở
tỉnh Phú Thọ trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường như sau:
* Nhóm các tiêu chí đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững về kinh tế:
Một là, tiêu chí đánh giá số lượng trang trại gia tăng được xác định bằng
cách so sánh số lượng trang trại năm sau với số lượng trang trại năm trước, số
lượng trang trại cuối kỳ so với đầu kỳ (tiêu chí này được tính cho từng loại hình
trang trại và tổng số trang trại).
Hai là, tiêu chí đánh giá sự phát triển về quy mô của KTTT được xác định
bằng tổng giá trị thực tế của năm sau so với năm trước của từng nguồn lực cụ thể,
bao gồm: quy mô vốn SXKD, quy mơ lao động, quy mơ diện tích đất sử dụng của
trang trại. Đối với tiêu chí đánh giá khả năng trang bị và ứng dụng KHCN vào sản
xuất của KTTT cần dựa vào giá trị vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và cơng nghệ,
trình độ cán bộ kỹ thuật, … giữa các năm của trang trại.
Ba là, tiêu chí đánh giá về sự biến đổi cơ cấu KTTT theo hướng tích cực
được xác định trên cơ sở so sánh tỉ lệ % của mỗi loại hình trang trại trong tổng số
trang trại năm này so với năm trước.
23
Bốn là, tiêu chí đánh giá mức độ gia tăng kết quả và hiệu quả SXKD của
KTTT được xác định bằng cách so sánh giá trị sản lượng hàng hóa nông sản gia
tăng năm sau với năm trước qua những số liệu cụ thể hoặc theo tỉ lệ %.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của KTTT phải dựa trên cơ sở so sánh
các số liệu đã được biến đổi, tính tốn của năm sau với năm trước, gồm: hiệu quả
sử dụng vốn SXKD, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng đất trong
KTTT. Cần dựa vào các cơng thức sau:
Tiêu chí
Hiệu quả sử dụng
vốn SXKD (Hv)
Hiệu quả sử dụng
lao động (Hl)
Hiệu quả sử dụng
đất đai (Hđ)
Công thức tính
Hv ═
Hl =
Ttn
Tv
Ttn
Tl
Hđ =
Giải thích ký hiệu
- Ttn: tổng thu nhập của KTTT.
- Tv: tổng vốn SXKD của các trang trại.
-Tl: tổng số lượng lao động sử
dụng trong các trang trại.
- Ts: tổng diện tích đất đai sử dụng
của các trang trại.
Khi dựa vào hệ thống các tiêu chí trên để đánh giá, xu hướng chung là các
giá trị của chúng đều tăng theo thời gian (năm sau cao hơn năm trước). Song chủ
yếu phải dựa vào sự gia tăng của tiêu chí về quy mơ các nguồn lực của trang trại
và tiêu chí về hiệu quả SXKD để đánh giá. Bởi đó là những tiêu chí cơ bản, phản
ánh rõ nét mức độ đạt được của phát triển KTTT theo hướng bền vững về kinh tế.
24
* Nhóm các tiêu chí đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững về xã hội:
Nội dung phát triển KTTT theo hướng bền vững về xã hội thể hiện những
đóng góp thiết thực của loại hình kinh tế này đối với sự phát triển về mặt xã hội
của địa phương và được phản ánh ở những tiêu chí cụ thể sau:
Thứ nhất, tiêu chí đánh giá kết quả tạo việc làm cho người lao động của
trang trại được xác định bằng cách so sánh tổng số lao động làm việc trong kinh
tế trang trại của năm sau so với năm trước (gồm cả lao động làm việc thường
xuyên và lao động thời vụ).
Thứ hai, tiêu chí đánh giá mức độ gia tăng thu nhập của người lao động
trong KTTT cần dựa trên sự so sánh năm sau với năm trước về mức thu nhập bình
quân/tháng/năm của người lao động thường xuyên trong các trang trại và số tiền
công trung bình/ngày của người lao động được các trang chủ thuê theo thời vụ.
Thứ ba, tiêu chí đánh giá trình độ người lao động làm việc trong KTTT.
Đây là tiêu chí phức tạp, đòi hỏi sự tổng hợp và liên quan đến nhiều yếu tố khác
nhau, như: bằng cấp, kỹ năng làm việc, mức độ thành thạo công việc và cuối cùng
là năng suất lao động và hiệu quả SXKD của người lao động, … Trong phạm vi
nghiên cứu, tác giả xác định tiêu chí này chỉ dựa trên cơ sở so sánh tỉ lệ lao động
qua đào tạo của năm sau so với năm trước.
Thứ tư, tiêu chí đánh giá về mức độ đóng góp của KTTT vào các hoạt động
phúc lợi xã hội và trong thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng nông thôn
miền núi với thành thị trên địa bàn tỉnh. Đây là tiêu chí định tính, được xác định
trên cơ sở tổng hợp của nhiều yếu tố, là hệ quả tác động trong phát triển KTTT
theo hướng bền vững cả về kinh tế và xã hội.
* Nhóm các tiêu chí đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững về môi trường: tỉ lệ đất trang
trại được tưới tiêu chủ động, tỉ lệ đất bị suy thoái, đất được cải tạo hàng năm, tỉ lệ đất sử dụng phân bón hữu cơ;
số trang trại sử dụng hệ thống thiết bị tưới tiêu hiện đại; số trang trại sử dụng hệ thống xử lý và tái chế chất
thải, nước thải; mức độ ô nhiễm môi trường, tài nguyên nước, mức độ sử dụng các loại hóa chất độc hại; diện
tích đất được sử dụng trồng rừng của các trang trại lâm tăng lên qua các năm, …
Đánh giá sự phát triển KTTT theo hướng bền vững ở tỉnh Phú Thọ hiện nay cần được dựa trên những nội dung và
hệ thống tiêu chí trên. Tuy nhiên, chỉ khi nào sự phát triển của KTTT đạt được đồng thời trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và mơi
trường thì mới khẳng định phát triển KTTT đạt được sự phát triển theo hướng bền vững và khi đó các tiêu chí đánh giá tất yếu sẽ
25