Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TP.ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.86 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA KTHH – MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN:

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TẠI TP.ĐÀ NẴNG
TỔ 1, NHÓM 1, LỚP 11MT311


GVHD: PHAN QUANG HUY HOÀNG
SVTT:
1. NGUYỄN THỊ DIỆU ÁI
2. NGÔ XUÂN AN
3. ĐỒNG PHƯỚC AN
4. LỠ TRƯỜNG AN
5. HOÀNG PHÚC ANH


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG:
I. Tổng quan về TP.Đà Nẵng
II. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Tp Đà Nẵng
2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
2.2. Chất thải rắn y tế
III Dự báo lượng phát sinh chất thải rắn đến năm 2020
KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU


•Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu mang
tính toàn cầu, ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới
đặt thành quốc sách và trở thành nội dung quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
•Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, kinh tế và xã hội nước ta phát triển với tốc độ cao.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện
và nâng cao một bước , song người dân cũng đã và đang
phải đối mặt với những vấn đề môi trường rất bức xúc diễn
ra hàng ngày hàng giờ. Và nguy cơ ô nhiễm môi trường đã
và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo
vệ môi trường ở nước ta hiện nay nói chung và thành phố
Đà Nẵng nói riêng.


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ TP.ĐÀ NẴNG:
• Thành phố Đà Nẵng là đô thị
lớn của khu vực miền Trung, phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế,
Tây và Nam giáp tỉnh Quảng
Nam, phía Đông giáp biển Đông.
• Đà Nẵng có 6 quận và 2
huyện. Diện tích tự nhiên
1.256,2km2, trong đó diện tích đất
liền là 951,2km2. Hiện nay, dân
số Đà Nẵng khoảng 930.000
người. Thời gian qua, thành phố
Đà Nẵng đã có những bước phát
triển vượt bậc về kinh tế - xã hội,

xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang đô thị đã tạo cho thành phố
có sự thay đổi lớn về diện mạo đô
thị và nền kinh tế phát triển.


II. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TP.ĐÀ
NẴNG: (Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN)
• Thành phố Đà Nẵng đang đẩy nhanh quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ
tầng nên lượng chất thải phát sinh trong năm là rất lớn, trung bình 670 tấn/ngày
đêm, tập trung chủ yếu trong khu vực nội thành. Tổng lượng rác thải thu gom
là: 670,73 tấn/ngày, trong đó rác sinh hoạt là 518 tấn/ngày, rác công nghiệp: 20
tấn/ngày, rác y tế: 5 tấn/ngày và rác thải nguy hại là 3 tấn/ngày.
• Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng
được đầu tư khá đồng bộ, thông qua Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường
năng lực thu gom và vận chuyển đã được nâng cao và được đánh giá cao về công
tác quản lý trong phạm vi cả nước. Tổng lượng rác thu gom được trên toàn
thành phố đạt tỷ lệ 82%. Toàn bộ lượng rác thải của thành phố thu gom được
đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp chồng lên nhau và xử lý mùi hôi
bằng chế phẩm EM tại bãi rác Khánh Sơn. Trừ một lượng nhỏ rác thải y tế tại
03 cơ sở y tế được đốt (có lò đốt), phần lớn rác thải y tế cũng được thu gom và
chôn lấp tại bãi rác này.


II. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
TP.ĐÀ NẴNG: (Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN)

2.1. Chất thải rắn sinh hoạt:
Bảng 1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại TP.Đà Nẵng
(Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010)

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

204.066

218.235

186.055

188.956

203.516

sinh hoạt

4.189

4.481

3.820


3.880

4.500

CT y tế sinh hoạt

1.257

1.344

1.146

1.164

1.257

Tổng số

209.512

224.060

191.021

194.000

654.773

CTR sinh hoạt đô
thị

CTR công nghiệp


2.1. Chất thải rắn sinh hoạt:
Bảng 2: Thành phần rác thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng
Loại chất thải

Tỉ lệ

Loại chất thải

Tỉ lệ

Giấy và bìa carton

5,16

Bao bì nylon

11,58

Thực phẩm thừa và
chất thải từ quá
trình làm vườn

74,65

Nhựa đa thành phần

0,42


Gỗ

0,67

Kim loại đen

0,18

Da

3,18

Kim loại màu

0,01

Cao su

1,29

Xà bần

0,55

Nhựa PET

0,07

Thủy tinh


0,74

Nhựa PVC

0,62

Chất thải nguy hại dùng
trong gia đình ( pin, bình ắc
quy, bóng đèn...)

0,03

Vải và các sản phẩm
dệt may

3,18

Chất thải y tế (kim tiêm,..)

0,02


Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Đà Nẵng
•Rác thải sinh hoạt của thành phố được thu gom bằng xe
chuyên dụng, chỉ có 17% khối lượng rác qua 10 trạm trung
chuyển. Nhờ vậy, các vấn đề môi trường phát sinh tại các trạm
đã được giảm thiểu rất nhiều.
•Ngoài ra, lượng rác thải dọc các bãi biển, khu điểm du lịch

phát sinh khoảng 6.000 tấn/năm, thu gom trung bình đạt 86,6%
(tương đương 5.200 tấn/năm), dịch vụ đáp ứng toàn bộ, song
một số khu vực thu
gom chưa triệt để do công tác đặt hàng.
Lao
Rác
thải bãi
biển

động
thủ
côngmáy
sàn

Thùng
rác

Xe
nâng

Hình 2: Quy trình thu gom rác thải bãi biển, sông hồ

Bãi rác


Bảng 3. Thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư
Phương thức thu
gom

Khối lượng thu

gom (tấn/ngày)

Tỉ lệ % theo
phương thức

Ghi chú

Thu gom qua
thùng tiêu chuẩn
240L, 660L

496

86

Thu gom qua
thùng tiêu chuẩn
đưa về trạm trung
chuyển

322

65

Thu gom qua
thùng tiêu chuẩn
và nâng gắp bằng
xe chuyên dụng

174


35

Thu gom trực tiếp
bằng xe chuyên
dụng

81

14

Các xã vùng ven

Tổng cộng

577

100

85% tỉ lệ phát sinh

11 trạm trung
chuyển


2.2. Chất thải rắn y tế:
Bảng 4. Lượng rác thải y tế tính toán được ở Đà Nẵng
(Nguồn: Bộ tài nguyên- môi trường, 2011.)
STT


Cơ sở y tế

Số lượng

Hệ số phát
thải (kg/cơ
sở/ngày)

Tổng số (kg)

1

Phòng khám
tư nhân

638

0,2

127,6

2

Trạm y tế
phường, xã

56

0,3


16.8

Tổng cộng

144,4


Thành phần chất thải rắn y tế ở Đà Nẵng
Giấy các loại
3% 1 % 3%
21%

Kim loại, vỏ hộp
9%

Thủy tinh, ống tiêm, chai
lọ thuốc, bơm kim nhựa

1 0%

Bông băng, bột bó gãy
xương
Chai, túi nhựa các loại

1%

Bệnh phẩm
Rác hữu cơ
Đất đá và vật rắn khác


53%


Sơ đồ quy trình thu gom rác thải y tế
Thu gom
Chất thải
thông thường
Rác thải

Bãi rác
Khánh Sơn

Phân loại
tại nhà máy
Chất thải
nguy hại

Xe chuyên
dụng


III:Dự báo lượng phát sinh chất thải rắn đến năm 2020
• Kết quả dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Hình : Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTRSH trên TP. Đà Nẵng đến năm 2020

Hình: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTR sinh hoạt thông thường và
CTR sinh hoạt nguy hại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020



KẾT LUẬN
Công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng đã đạt những thành tựu
quan trọng trong 10 năm qua, tình trạng môi trường cải thiện hơn trước, tạo
được cảnh quan chung cho thành phố. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
của Thành phố được thực hiện khá tốt và đồng bộ (đối với khâu thu gom, lưu giữ
và vận chuyển), tỷ lệ thu gom hiện nay đạt hơn 92%, trang thiết bị được đầu tư
khá hiện đại, hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên so với các thành
phố khác, Đà Nẵng vẫn chưa có phương cách quản lý tổng hợp, đó là: huy động
nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng và tư nhân nhằm giảm
lượng CTR phải chôn lấp vào bãi rác một cách tối đa thông qua các biện pháp:
Phân loại tại nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải trong nhân dân. Vì vậy cần có
những nghiên cứu kỹ lưỡng để quản lý, xử lý một cách có hiệu quả lượng chất
thải rắn của thành phố đang ngày càng gia tăng.


CÁM ƠN THẦY GIÁO VÀ
CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI!!



×