Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật phần 2 TS lê quốc hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.31 MB, 224 trang )

Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

Chươna ¡V
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CH Ấ T LƯỢNG ĐÀO TẠO

Chủ trương xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học
tập (Nghị quyết Trung ưđng 6 lần 2 khoá IX) của Đảng chỉ
có thể được thực hiện thông qua chất lượng đào tạo cụ thể
của mỗi trường đại học dân lập trong cả nước. Suy ngẫm đế
đưa ra và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào
tạo là trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý giáo dục, của đội
ngũ cán bộ quản lý cấp trường, vì đây là điều kiện sông còn
để trường dân lập phát triển.

I. XÀY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ XÁC LẬP VỊ TRÍ
TRUNG t Ằ m C ủ Ã sin h v iên t r o n g tr ư ờ n g
Để nâng cao và ổn định chất lượng đào tạo nhất thiết
phải xây dựng cho được đội ngủ cán bộ giáo viên cơ hữu của
trưòng dân lập và chăm lo xây dựng mối quan hệ hợp tác
toàn diện với đội ngũ cán bộ thỉnh giảng từ các trưòng công
lập. Ngưòi thầy giáo có vai trò quan trọng troiig việc đào
tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và nhân cách cho thê hệ
trẻ. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm
92


Giải pháp nâng cao chất luợng đào tạo

chất lượng giáo dục. Trường dân lập phải tạo điều kiện để
nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tôt cho
người học. Việc tăng cưòng xây dựng đội ngũ thầy giáo cần


phải được ưu tiên số một nhằm từng bưóc đáp ứng sự phát
triển giáo dục đại học dân lập trước những thách thức mới.
Tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2001, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có ý kiến coi chỉ sô về đội ngũ giảng
viên là một trong các tiêu chuẩn buộc phải có đốì với một
trường đại học. Chỉ cho phép mở trường mới, mã ngành đào
tạo mới khi có đủ tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên và các
điều kiện khác. Các chỉ sô về đội ngũ giảng viên không chỉ
là số lượng, mà còn là chất lượng và cơ cấu đội ngũ. Đội ngũ
giảng dạy chất lượng cao là nhân tố cđ bản trong đảm bảo
chất lượng giáo dục đại học.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu bằng hai cách: Một
là, ''chiêu hiền đãi sỹ” số cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên,
đã giảng dạy lâu năm ở các trường công lập nay về hưu tiếp
tục cổhg hiến thêm chồ trường dân lập. Làm được điều này,
trường dân lập vừa góp phần giải quyết việc làm cho sô cán
bộ khoa học đó - một vấn đề xã hội đang được đặt ra bức xúc
hiện nay - vừa nâng dần tỷ lệ giáo viên trong tổng số cán bộ
cđ hữu theo đúng quy định trong Quy chê trưòng đại học
dân lập của Chính phủ; Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ
giảng dạy trẻ và mới cho mình bằng cách tiếp nhận hỢp lý

3Ô"sinh viên tốt nghiệp loại giỏi (và có thể cả loại khá nhưng
2Ó năng khiếu sư phạm, các sinh viên là Đảng viên) tốt
93


Xã hội hóa giáo dục nhin từ góc độ pháp luật

nghiệp từ chính trường dân lập. tạo điều kiện đế số cán bộ

trẻ này thường xuyên dự giờ, hướng dẫn thảo luận cho sinh
vién và cần gửi họ đi đào tạo cao học trong và ngoài nưóc.
Nhà trường có chính sách tô chức đào tạo, bồi dưỡng nhà
giáo, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh
thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây sẽ là
nguồn cán bộ giảng dạy công hiến lâu dài cho trường, bảo
(lảm sự phát triển vững chắc của trường trong tưđng lai.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu cũng là nhằm thực hiện
Điều 69 Luật giáo dục: “Việc đào tạo nhà giáo cho trường
cao đẳng, trường đại học được thực hiện theo phương thức
lỉu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá,
ìoại giỏi, có phảm chất tốt và những người có trinh độ đại
học, sau đại học, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có
nguyện vọng trở thành nhà giáo để tiếp tục đào tạo về
'■huyên môn và nghiệp vụ sư phạm."
Ngưòi thầy giáo thuộc bất kỳ loại hình trưòn? nào đều
muốn đưỢc tôn trọng, muôn được tiến thân và kháng định

mình, muôn thường xuyên được tạo điều kiện nâng cao
trình độ chuyên môn và nỉíhiệp vụ để nghiên cứu, giảng
dạy tốt hơn. Vì vậy, điều quan trọng là xã hội và Nhà nước
phải thực sự coi trọng và đảm bào quyền bình đẳng về
chính trị. quyển được nâng cao trình độ giữa thầy giáo công
lập và ngoài công lập.
Có một thực tê là, một sô lãnh đạo các trường đại học
94


Giái pháp nàng cao chất lượng đào tạo


(lân lập có thê do nhiều nguyên nhán khác nhau trong đó
có lý do m uôn giảm chi phí đào tạo. chưa có V thức trách
nhiệm cao trong việc nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ
giảng dạy cơ hữu của riêng mình, Do đó, cần phải có quy
định bắt buộc về sô”lượng giáo viên tôi thiểu phải có không

những đôi với những trường sắp được thành lập mà cả
những trường đã hoạt động từ trùớc tới nay. Tiêu chí sau
miíời năm kể từ ngày thành lập các trường đại học dân lập
phái có 50% sô giáng viên là không thể nhân nhượng, phải
triệt đê thi hành và là một tiêu chí đê xem xét ấn định chỉ
tiêu tuyển sinh hàng nãm. Hiện nay, lực lượng giảng viên
crt hữu của các trũòng đại học và cao đắng ngoài công lập
nhìn chung còn rốt mỏng, nơi cao nhất cũng khoảng 30%,
trong sô" đó không ít sinh viên mới ra trường được tuyển để
làm giảng viên ngoại ngữ, tin học, Theo số liệu công bố thì
uăm 1998 tông số cán bộ của lõ trường đại học dân lập có
1.944 người, giảng viên chiếm 35%, còn 65% là cán bộ quản
lý và hành chính troi\g khi tỷ lệ Ucày toàn ngành đại học là
Õ7,3"ó. Chất lượng cán bộ giảng dạy ỏ các trường đại học
ngoài cônẹ lập hiện nay là rất tỏt. tý lệ số giảng viên có
bằng thạc sỷ trơ lên là Õ4,6”(I trong khi tỷ lệ này của toàn
ngành là 37,1%"’.
Trẻ hoá cán hộ quản lý đại học dán lập là nhu cầu bức

’ Văn phòng Chinh phủ, Dể tài Xã liội hoá giáo dục đại học và cao
lắng. Hà Nội. 12/2001, tr. 37.

95



Xà hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

xúc trong quá trinh phát triên. Nhằm góp phần hoàn thiện
hơn nữa cơ chê quản lý ở trường đại học dân lập, chúng ta
cần nhận thức rõ hơn một sô điều khoản trong Quy chê đại
học dân lập của Chính phủ và trên tinh thần đó chúng tôi
xin đề xuất một sô" sửa đổi theo hướng trẻ hoá đội ngũ cán
bộ quản lý như sau:
Điều 45 Quy chế đại học dân lập quy định; “Hiệu
trưởng trường đại học dân lập tuyển dụng giảng viên, cán
bộ và nhân viên bằng hình thức hỢp đồng lao động. Cán bộ

quản lý, giảng viên cơ hữu, cán bộ và nhân viên ở các đơn
vị phòng, ban, khoa của trường đại học dân lập không ở
trong biên chê nhà nưóc, trừ những trường hỢp đặc biệt

được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định biệt phái.” Như vậy,
việc hình thành đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ
hữu của trường đại học dân lập phải tuân thủ quy định
trên và phải xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể của trường. Loại
hình trưòng dân lập được xuất hiện từ chủ trương xã hội
hoá giáo dục của Đảng. Nhiệm vụ cơ bản của trường là đảo
tạo nguồn nhân lực cho xã hội trên cơ sở của nguyên tắc tự
cân đỔì thu chi. Một mặt, nhà trường thực hiện việc đào tạo
đại học đảm bảo chất lưỢng, mặt khác phải giúp Nhà nước
giải quyết một phần vấn đê việc làm trong xã hội. Nếu hiểu
đúng như vậy thì cán bộ cơ hữu của trường đại học dân lập
phải hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt;

+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
96


Giải pháp nâng cao chất luợng đào tạo

+ Có sức khoẻ;
+ Không phải viên chức nhà nước.
Chỉ những người trong độ tuổi lao động và không bệnh
tật mới đảm bảo tiêu chuẩn có sức khoẻ như Quy chế đã
quy định và hạn chê tốì đa việc sử dụng viên chức nhà nước
mới đảm bảo tiêu chuẩn “không ỏ trong biên chế nhà nưốc”.
Việc trong vài năm đầu thành lập các trường đại học
dân lập có mòi một sô viên chức nhà nưốc vào làm việc và
sử dụng nhiều cán bộ đã quá tuổi lao động là hỢp lý. Đến
nay, sau mưòi năm hoạt động tình trạng này vẫn tồn tại ỏ
các trường đại học dân lập là không hợp lý nữa. Đó có thể
là yếu tố chưa ổn và chưa hỢp lý để có thể đào tạo nguồn

nhân lực năng động, sáng tạo.
Từ những phân tích trên chúng tôi cho rằng không
được hiểu thuật ngữ “không ở trong biên chê nhà nước” mà
bản Quy chế trưòng đại học dân lập quy định là chỉ gồm
những ngưòi về hưu. cần phải hiểu rằng, đội ngũ cán bộ,
nhân viên cơ hữu của trường đại học dân lập là những ngưòi
hội đủ các tiêu chuẩn như đã nói trên, đặc biệt là còn trong
độ tuổi lao động và họ không ở trong biên chê nhà nưốc.
Để đảm bảo quá trình phát triển của các trường đại học
dân lập đủ sức thực hiện chủ trưđng xã hội hoá giáo dục
của Đảng, thiết nghĩ, đã đến lúc không nên để viên chức

nhà nước vào làm việc ở các trường đại học dân lập (trừ một
sô' trường hợp đặc biệt được Bộ Giáo dục và Đào tạo biệt
97


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

phái) và cần trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên
cơ hữu của trường đại học dân lập.
Trường dân lập muôn phát triển thì trước hết phải lây
sinh viên làm trung tâm của mọi hoạt động trong trường.
Tất cả vì sinh viên. Phải trăn trở, tâm huyết vói sinh viên,
tìm cách giúp sinh viên tích luỹ sức lao động trí tuệ trong
những năm tháng học tập tại trường để các em vững vàng
lập nghiệp, tạo chỗ đứng phù hợp sau khi ra trường. Trí tuệ
của sinh viên phải được chăm lo toàn diện gồm 3 yếu tô' hỢp
thành là Trí (kỹ năng tác nghiệp nghề được đào tạo), Thể
(năng lực sáng tạo và sức khoẻ) và Mỹ (nhân cách, biết cách
xử sự trong xã hội). Muốh bảo đảm được điều đó, mỗi cán
bộ giáo viên cần phải chăm lo xây dựng môi trường giáo dục
trong trường trên cđ sở đoàn kết nội bộ tốt. Đoàn kết nội bộ
phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi cán bộ,
nhân viên cơ hữu bất kể là chức danh gì. Như vậy đoàn kết
nội bộ trên cơ sỏ Quy chế trưòng đại học dân lập của Chính
phủ là yếu tổ^ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.
Cần phải quan tâm đến chất lượng sinh viên nhập
trường trên cơ sở thực hiện công tác tổ chức tuyển sinh hỢp
lý và có hiệu quả. Chỉ tuyển vào đại học những học sinh
vừa nắm chắc kiến thức phổ thông, vừa có khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo. Sinh viên chỉ có thể học tốt khi họ được

nhập học vào khoa, ngành phù hỢp với khả năng, nguyện

vọng và hưóng lập nghiệp sau khi ra trường. Do vậy, trong
Quy chê tuyển sinh cần để cho từng trường tự xác định tính
98


Giải pháp nàng cao chất tượng đào tạo

hợp lý trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học và tuyển
chọn sinh viên cho trường mình một cách thích hđp.
Hiện nay, một sô nhà quản lý có thái độ tiêu cực trưốc
việc phân hoá cấp độ về chất lượng giáo dục giữa các trường
đại học. Chúng tôi cho rằng việc phân hoá chất lượng là
thực tế hiển nhiên ỏ tất cả các nước trên thế giói kể cả trong
nền giáo dục Hoa Kỳ và châu Âu. cần khẳng định rằng việc
phân hoá chất lượng không phải chỉ phụ thuộc vào loại
hình nhà trưòng là công lập hay dân lập.
Việc tạo dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh
và bình đẳng về chất lượng đào tạo giữa các trưòng đại học
là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại
học, đồng thòi cũng là một biện pháp khuyến khích các
trường đại học ngoài công lập vươn lên để khẳng định vị trí
của mình. Tuy còn một sô" vấn đề cần hoàn thiện nhưng
phải khẳng định rằng, hệ thống các trường đại học dân lập
đã đem lại nhiều lợi ích, góp phần đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ cao cho xã hội. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp các
trường đại học dân lập đã tìm được việc làm và đang tự
khẳng định mình trong tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước,
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tê và các tô

chức xã hội, đoàn thể.
Các nhà quản lý giáo dục đại học hiện nay đang tranh
luận một vấn đề khá nhạy cảm và hóc búa; mối quan hệ
giữa chất lượng và sô lượng. Một số ngưòi cho rằng cương
quyết không hy sinh chất lượng cho sô lượng, nghĩa là chỉ
99


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

tuyển những học sinh học giỏi vào đại học, không nhất
thiết phải đủ sô" lượng. Nhìn nhận vấn đề này như thê là
quá cứng nhắc, hơn nữa, xét trên phương diện nào đó là
thiếu công bằng trong cơ hội học tập ở bậc đại học. GS. Lâm
Quang Thiệp ở Đại học Quốic gia Hà Nội cho rằng hạn chế
số lượng để tập trung cho chất lượng là biện pháp cổ điển,
bởi lẽ sô" sinh viên đại học nước ta chưa đủ so với yêu cầu
nguồn nhân lực. Chúng ta nói thừa thầy thiếu thợ là chỉ
mối so sánh một chiều. Nếu nhìn đa chiều thì phải nói là
chúng ta quá thiếu thợ và vẫn chưa đủ thầy. Không phải
giảm sô lượng thì mặc nhiên có chất lượng, và đôi khi phải
tăng số lượng thì mới có chất lượng. cần chuẩn hoá chất
lượng trên cơ sở phân tầng và phải thừa nhận rằng chất
lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ỏ bất kỳ nưốc nào cũng
có nhiều tầng chất lượng. Xin nêu sô" liệu để tham khảo. Xét
theo tỷ lệ sinh viên trên sô" thanh niên độ tuổi học đại học:
Nền giáo dục đại học đưỢc xem là dành cho sô" ít khi tỷ lệ
này thấp hơn 15%, được xem là đại chúng hoá khi tỷ lệ này
đạt từ 15% đến 50%, và được gọi là phổ cập hoá khi tỷ lệ
này đạt trên 50%. Tỷ lệ này hiện nay ở Canađa và Hoa Kỳ

là trên 80%, Hàn Quốc là trên 70%, các nưóc thuộc OECD
trung bình trên 50%, ở Trung Quốc là 18% còn ở Việt Nam
khoảng 8%, nghĩa là cứ 100 thanh niên trong độ tuổi học
đại học thì có 8 ngưòi học đại học“*. Phân tích sô" liệu này,
Tham luận của GS. Lâm Quang Thiệp tại Hội thảo Đổi mối giáo dục
đại học tháng 3/2004.

100


Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

GS. Phạm Phụ ở trường Đại học bách khoa thành phô' Hồ
Chí Minh nhận xét, nhìn nhận dưổi góc độ “phát triển con
người”, việc hạn chế quá mức sự mở rộng quy mô giáo dục
đại học cũng có nghĩa là hạn chê việc nới rộng nút “thắt cổ
chai” trên con đường học vấn của tuổi trẻ.

II. XÂY DỰNG Cơ SỞ VẬT CHẤT




Cần tăng cưòng cơ sở vât chất, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy, bảo đảm điều kiện giảng dạy tốt nhất cho giáo
viên. Không có cơ sở vật chất đủ chuẩn mực không thể gọi
là trường, do vậy, muốh có một trưòng đại học thì không
thể coi nhẹ đầu tư cơ sở vật chất. Để có trưòng phải có đất,
cần thực hiện chê độ ưu đãi trong việc sử dụng đất để xây
trường như đã quy định tại Điều 91 Luật giáo dục: “Nhà

trường, cơ sở giáo dục khác được hưởng các ưu đãi về quyền
sử dụng đất, tín dụng, miễn giảm thuế do Chinh phủ quy
định". Nhà nước có thể giao đất hoặc cho các trường dân lập
thuê đất lâu dài với giá ưu đãi để phấn đấu trong vòng
mưòi năm kể từ khi thành lập phải xây dựng được trụ sở
riêng khang trang của trường. Vấn đề này đã được quy
định rõ trong Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999
như sau: “...Nhà nước giao đất ổn định lâu dài và không
thu tiền sử dụng đất đối với đất đượcgiao để xây dựng bệnh
viện, cơ sở y tế, trường học, cơ sở dạy nghề, ký túc xá, sân
vận động, nhà thi đấu, bể bơi, trung tâm luyện tập, nhà văn
hoá, rạp biếu diễn, thư viện, nhà triển lãm và những trường
101


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

hỢp khác theo quy định của Chính p/iủ...”. Tuy vậy, trên
thực tế nhiều trường hoạt động từ lâu nhưng vẫn chưa được
giao đất để xây trường. Thiết nghĩ, đây là vấn đề cần được
các nhà quản lý lưu tâm hơn nữa cho quá trình thúc đây xã
hội hoá giáo dục. Mỗi trường cần xây dựng Thư viện tập
trung có quy mô tương đối cả về diện tích, trang thiết bị và
cả về sô" đầu sách để giáo viên, sinh viên khai thác, sử dụng
có hiệu quả. Nếu đã xây dựng Thư viện điện tử, cần quản
lý và khai thác một cách thiết thực, tránh phô trương hình
thức và tránh lãng phí. Giảng đường chật chội, phòng thí
nghiệm lạc hậu và thư viện nghèo nàn không thể là nơi đào
tạo có chất lượng, nhất là nhũng ngành công nghệ tiên tiến.


III. XÀY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH,* GIÁO TRÌNH

Ngoài những yêu cầu chung, các trường đại học ngoài
công lập được thành lập và xây dựng đúng vào giai đoạn
nền giáo dục đại học Việt Nam nói riêng và thế giói nói
chung đang phải đổi mới nhiều mặt. Để đáp ứng nhu cầu
đổi mới đó và đặc biệt để nâng cao chất lượng đào tạo, vấn
đề cần quan tâm đầu tiên là phải khẩn trương đổi mói
chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Nội dung
giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực,
hiện đại và có hệ thốhg; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý
thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền thốhg tốt đẹp
bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại; phù hỢp với sự phát triển về tâm sinh lý của người học.
102


Giải pháp năng cao chất lượng đào tạo

Nội dung, phương pháp giáo dục phải được thể hiện
thành chương trình giáo dục; chương trình giáo dục phải
được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, giáo trình. Chương
trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình phải phù hợp với
mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cấp học và từng trình
độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định và tính thống nhất.
Chuẩn hoá chương trình và giáo trình là xương sốhg của
giáo dục đại học tại tất cả các nước trên thế giới, không
phân biệt giàu, nghèo, phát triển hay đang phát triển.
Chuẩn hoá chương trình và giáo trình là cơ sỏ để các trưòng

đại học dân lập nâng cao chất lượng đào tạo đảm bảo cho
sinh viên sau khi ra trưòng có thể sáng tạo ra công nghệ
mới. Dó đó, cần định sốm một lịch trình cho các trưòng đại
học dân lập xây dựng chương trình tổng thể của từng
trương, từng ngành và từng môn học. Mỗi trường cần xác
lập cơ chế quản lý giáo trình, giáo án, đề cương bài giảng,
giáo trình tham khảo, cần xúc tiến biên soạn giáo trình
riêng của trường và phát hành giáo trình cho sinh viên khi
đã được Hội đồng khoa học và đào tạo duyệt. Phân đấu mỗi
năm mỗi khoa, ngành biên soạn ít nhất một giáo trình theo
khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt.
Để xây dựng và thực thi mục tiêu đào tạo cụ thể của
mỗi trưồng, lãnh đạo trưòng cần coi trọng đào tạo sinh viên
trở thành những ngưòi biết hoạt động ở vị trí tác nghiệp
trong nền sản xuất và kinh doanh của xã hội. Còn chất
lượng đào tạo phải đưỢc thể hiện ở năng lực hoạt động là
cái mà sinh viên cần khi họ muốn khẳng định mình trong
103


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

xã hội. Đó chính là tiềm năng trí tuệ và tiềm năng tinh
thần của sinh viên khi ra trường. Để làm được điều đó,
chúng ta cần phải chú ý tới các yếu tố quan trọng sau:
- Xây dựng các môn học có hàm lượng thông tin cao
Môn học thực chất là hệ thống những khái niệm khoa
học. Mỗi khái niệm khoa học đều là một mô hình của hiện
thực một khi đã được thực tiễn kiểm nghiệm, nó chính là
chân lý khách quan và phản ánh sâu sắc hiện thực. Khái

niệm khoa học là điểm xuất phát của dạy và phải là điểm
kết thúc của quá trình học tập. Việc đổi mới nội dung giáo
dục trên thê giới đều theo xu hướng hiện đại hoá hệ thống
khái niệm khoa học của các môn học cho ngang tầm vói
trình độ phát triển của ngành khoa học ấy.
Để hiện đại hoá các môn học trước hết phải xác định
mục tiêu môn học, vỊ trí môn học trong chương trình, tiếp
đó xác định nội dung dạy học, phương pháp dạy học. Công
việc này đòi hỏi người thầy phải có trình độ cao về chuyên
môn, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và có nhiều
điều kiện để tiếp cận vối những vấn đề khoa học và lý luận
hiện đại.
Sau khi xác định mục tiêu chung của trường, của ngành
học, phải xây dựng cấu trúc chương trình của từng ngành
học, xác định các môn học chuyên ngành, các môn cơ sở và
các môn học đại cương và cần lưu ý rằng các môn đại cương
không chỉ phục vụ cho các môn chuyên ngành mà còn có tác
104


Giải pháp nàng cao chất lượng đào tạo

dụng bảo đảm đào tạo theo diện rộng đề sinh viên ra
trường dễ thích nghi vối yêu cầu kinh tế - xã hội của đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt coi trọng các
giải pháp có hiệu quả trong việc giảng dạy Tin học và
Ngoại ngữ.
Để người học sau khi ra trường được khẳng định trong
xã hội thông tin, trong chương trình giáo dục quốc gia phải

phát triển các chính sách bảo đảm cho tất cả học sinh được
tiếp cận vối công nghệ thông tin. Phải từng bước áp dụng
công nghệ đào tạo mói theo hướng giáo dục tích cực để tổ
chức quá trình dạy học, để kiểm tra, đánh giá, để rèn luyện
khả năng lao động mói trong thòi đại tri thức. Nghiên cứu
áp dụng xu thế giáo dục hiện đại: lấy sinh viên làm trung
tâm, nghĩa là phải chú ý đến đặc điểm, quyền lợi của sinh
viên, phải tổ chức cho sinh viên hoạt động một cách tích cực
và sáng tạo. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi
dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên. Cần chuẩn hoá chương trình dạy Ngoại ngữ và Tin học
cho tất cả các ngành học vì đây là những công cụ chủ yếu
để sinh viên tự đào tạo mình ngay trong khi còn học ở
trường và sau khi tốt nghiệp.
- Cải tiến phương pháp đánh giá học tập trong quá
trình giảng dạy.
Đánh giá kết quả học tập là một bộ phận gắn liên của
105


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

quá trình dạy học, vì vậy các đề thi, kiểm tra cần được
hoạch định như là một bộ phận nội tại của quá trình giáo
dục nhằm mục đích giúp cho sinh viên học tập được tốt hơn.
Quá trình học tập là quá trình tích luỹ kiến thức từ
thấp đến cao, từ cđ bản đến chuyên sâu, là quá trình nối
tiếp, nghĩa là phải nắm vững khối kiến thức A mới có thể
tiếp thu được khối kiến thức B, do đó việc đánh giá tốt sẽ

cho phép biết rõ mức độ đạt được ở bước trưốc và khẳng
định sinh viên đã sẵn sàng chưa cho việc tiếp nhận kiến
thức mối ỏ bưốc sau.

iV. DÂN CHỦ HOÁ HOẠT ĐỘNG ỏ TRƯỜNG DÂN LẬP




9

1.
Dân chủ vổh dĩ ban đầu là khát vọng của những
người lao động, những người bình dân trong xã hội. Ngày
nay, dân chủ được nhân loại đánh giá là một trong những
giá trị xã hội to lớn của lịch sử, và đặc biệt, nó trở thành
nhu cầu tất yếu của bất cứ một tổ chức, một tập thể nào
muốh tồn tại và phát triển, ở đâu mất dân chủ thì ở đó
không ổn định, thậm chí tổ chức đó có nguy cơ tự tan rã
hoặc bị giải thể. Một xã hội chỉ có thể giữ được ổn định nếu
các tế bào xã hội của nó ổn định. Chính vì vậy mà Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng quy chê thực hiện dân
chủ ở cơ sở. Ngay từ năm 1998 Chính phủ đã ra Nghị định
ban hành Quy chê thực hiện dân chủ cơ sở cho phường, xã
và cơ quan hành chính. Việc thực hiện dân chủ ở trưòng
học là vô cùng cần thiết do yêu cầu của quá trình thực hiện
106


Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo


nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Bộ Giáo dục
và Đào tạo từ đầu năm 2000 cũng đã ban hành Quy chê
thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Ngay
trong Điều 1 Quy chê của Bộ khẳng định mục đích thực
hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có
hiệu quả nhất những điều Luật giáo dục quy định theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình
thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công
dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng
góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho
giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
2. Đốì với trường đại học dân lập thì việc thực hiện dân
chủ có ý nghĩa thiết thực và sốhg còn để ổn định và phát
triển. Hiện nay, các trường đại học dân lập đang xây dựng
Quy chê thực hiện dân chủ. Đây là điều mừng, vì khi bản
Quy chế ra đòi, nó sẽ tạo khả năng cho mọi ngưồi phát huy
trí tuệ hiến kế xây dựng trường phát triển bển vững. Chúng
tôi hy vọng nhân dịp này, mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên
cơ hữu ở các trường đại học dân lập thể hiện năng lực làm
chủ của mình thông qua việc đóng góp ý kiến xây dựng bản
Quy chế. Chúng ta hãy tự xây dựng cho mình hành lang
pháp lý làm cơ sở bảo đảm dân chủ rộng rãi để mọi người có
thể tham gia nhiều hdn vào hoạt động của trưòng.
3. Trưồng dân lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo
chê độ sở hữu tập thể, vì vậy trong bản Quy chê cần nhấn
107



Xă hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

mạnh đến dân chủ trực tiếp, vẫn biết dân chủ có hai hình
thức là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nhưng đối
vói các đơn vị cơ sở, đặc biệt là những tổ chức hoạt động
theo chế độ sở hữu tập thể, thì phải chú trọng đến dân chủ
trực tiếp. Truyền thống dân chủ của dân tộc ta ở cơ sở là
dân chủ trực tiếp. Trong một thòi gian dài người dân làng
xã Việt Nam đã thực hiện dân chủ trực tiếp, tự mình bầu
ra ngưòi đứng đầu làng xã. Bây giò người dần cũng trực
tiếp bầu Trưởng thôn. Đảng ta đã đề ra phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để thực hiện quyền
dân chủ trực tiếp của ngưòi dân. Từng cơ quan xí nghiệp,
từng phường, xã thực hiện công khai hoá về kê hoạch hoạt
động, phân phôi, thu chi tài chính... Vậy nên, trường dân
lập cần đề cao dân chủ trực tiếp mói phát huy được tiềm
năng trí tuệ của mỗi người.

4.
Để thực hiện dân chủ trực tiếp , chúng tôi cho rằng
cần áp dụng các biện pháp sau:
Lập hòm thư góp ý và có thể giao cho Phòng tổ chức
cán bộ hoặc Công đoàn trường quản lý. Hàng tu ần lãnh đạo
nhà trường mỏ hòm thư góp ý để nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng của cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu trong toàn
trường. Những ý kiến xây dựng, có sức thuyết phục và phù
hợp với điều kiện thực tê thì cần phải được tiếp thu. Những
ý kiến chưa phù hợp cần phải được giải thích làm rõ để mọi

ngưòi cùng hiểu.

108


Giải pháp nàng cao chất lượng đào tạo

- Quy định trong quy chế một số việc chỉ được tiến hành
làm khi đã có đa số hoặc đa số tuyệt đối cán bộ, giáo viên,
nhân viên cơ hữu đồng ý. Ví dụ, vấn đề xây dựng cđ sỏ vật
chất của nhà trưòng, vấn đê mua sắm tài sản lớn, vấn đề
sửa đổi quy chê tổ chức hoạt động của trường, vấn đề quy
định độ tuổi nghỉ làm việc tại trường (vì nếu không quy
định độ tuổi nghỉ làm việc sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ
trường dân lập làm việc hết đời).
5.
Từ những dẫn luận trên tôi cho rằng quy chế dân chủ
trường dân lập phải được quy định cụ thể: Việc gì Hiệu
trưởng có toàn quyền làm, việc gì Hiệu trưởng trước khi
thực hiện phải tham khảo ý kiến của cán bộ chủ chốt, việc
gì bắt buộc Hiệu trưởng phải xin ý kiến của toàn thể cán
bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu mới được làm. Hàng năm
phải tổ chức Hội nghị đại biểu hoặc Hội nghị toàn thể cán
bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu bàn những vấn đề gì và ra
những nghị quyết nào thì Hiệu trưởng và công đoàn cùng
bàn bạc để thực hiện nghị quyết đó. Trong quy chế cũng
cần quy định cụ thể Hiệu trưởng bảo đảm những điều kiện
để toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên cơ hữu thực hiện
tốt nhất quyền dân chủ.
Chúng tôi tin rằng, thông qua dân chủ trực tiếp của
cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu thì Hội đồng quản trị
sẽ vững mạnh vì thường xuyên nắm bắt đưỢc ý nguyện của


người lao động để thực hiện thật chuẩn mực những việc
quản lý hàng ngày, và ngược lại, Hội đồng quản trị vững
109


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp ìuật
mạnh, đoàn kết thì bảo đảm được đầy đủ các điều kiện
thuận lợi cho người lao động thực hiện quyền dân chủ trực

tiếp. Phát huy dân chủ trực tiếp là vấn đề có tầm chiến
lược để trưòng dân lập phát triển bền vững, tạo lập đưỢc
chỗ đứng xứng đáng trong-hệ thông các trưòng đại học của

nưóc nhà.

V. HOÀN THIỆN Cơ CHẾ GIÁM SÁT CỦA NHÀ Nước Đốl
với ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG ngoài công lậ p


«



Giám sát là một khái niệm được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Giám sát là “theo dõi và
kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định
không”"’. Như vậy, giám sát bao gồm hai hậnh vi là theo
dõi và kiểm tra. Trong hoạt động giám sát, theo dõi và kiểm

tra là hai công việc nốì tiếp nhau. Trên cơ sở kết quả của
giám sát, ngưòi ta sẽ thực hiện việc kiểm định đào tạo.
Kiểm định đào tạo là một quá trình xác nhận tình trạng
một cơ sỏ đào tạo hoặc một chương trình đào tạo sau khi đã
kiểm tra nhằm công nhận cơ sỏ hoặc chương trình đó về
mức độ hoàn thành nhiệm vụ, tính toàn vẹn và chất lượng
đào tạo, làm cho cộng đồng giáo dục và công chúng tin cậy

Viẹn Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb.
Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội 2002, tr. 389.

110


Giải pháp nàng cao chất lượng đào tạo

ở cơ sở đào tạo và chương trình đó. Kiểm định đào tạo có
chức năng quan trọng là khuyên khích mọi cố gắng để
hướng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và
đào tạo.
Vấn đề giám sát và kiểm định đào tạo đế công nhận
ngày càng được chú ý vì khu vực giáo dục ngoài công lập ở
nhiều nước đang được mở rộng để thoả mãn nhu cầu đối với
giáo dục đại học. Như trên đã đê cập, sự phát triển nhanh
của khu vực giáo dục đại học dân lập đòi hỏi Nhà nước cần
có một chính sách đối xử bình đẳng giữa khu vực công lập
và ngoài công lập, đồng thời phải quan tâm giám sát về
chất lượng và tính hợp lý của các chương trình đào tạo.
Cơ chê giám sát đúng hay không đúng sẽ làm cho giáo
dục đại học ngoài công lập phát triển hay suy thoái, bảo

đảm chất lượng hay giảm sút chất lượng. Nếu thực hiện cơ
chê giám sát hỢp lý sẽ mở đường cho khu vực ngoài công lập
phát triển, bảo đảm khai thác được mọi tiềm năng và
nguồn lực vào phát triển, tạo ra động lực thúc đẩy các
trưòng dân lập và đội ngũ cán bộ cơ hữu ở đó năng động và
sáng tạo trong quá trình đào tạo đại hoc dân lập, từ đó phát
triên giáo dục đại học nói chung.
Cơ chê là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”*''.
Từ đó, cơ chê giám sát được hiểu là cách thức theo đó quá
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb.
Đà Nẳng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội 2002, tr.214.

111


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

trình giám sát thực hiện. Cơ chê giám sát là tổng thê các
yếu tố có mốì quan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành
động lực dẫn dắt quá trình giám sát theo một thê chê nào
đó. Với một hệ thông giáo dục đại học cả công lập và ngoài
công lập song song tồn tại, nếu thực hiện một phương
thức quản lý nhất loạt như nhau liệu có thực tiễn và hiệu

quả không? Tư duy quản lý đối với khu vực giáo dục ngoài
công lập không thể dựa vào mệnh lệnh hành chính đơn
thuần mà có lẽ phải dựa vào khuyên khích tài chính hoặc
dựa vào sự phản ánh từ người sử dụng sinh viên tốt
nghiệp để thực hiện.
Cần nhận thức đầy đủ tính quy luật hay cơ chế tự vận

động của khu vực xã hội hoá để sử dụng cơ chế này trong
việc giám sát và định hưống chúng đến mục tiêu mong
muốh về chất lượng và hiệu quả. Vai trò củâ các cơ quan
quản lý nhà nước trong việc giám sát khu vực giáo dục
ngoài công lập thể hiện ở chỗ biết sử dụng các công cụ quản
lý tác động vào nó thông qua cơ chế vốh có của nó và hướng
nó vận động theo các mục tiêu mong muốh.
Cỡ chế giám sát khu vực giáo dục xã hội hoá một mặt
phải thừa nhận tính khách quan của các đặc trưng vôVi có
của nó và m ặt khác phải biết lựa chọn phưđng thức tác
động thích hỢp mói vận hành có hiệu quả chính sách xã hội
hoá giáo dục trong thực tiễn, cần nhấn mạnh thêm ràng
kVi”. vục xã hội hoá giáo dục không chỉ bao gồm các trường
ngoài công lập mà cả một bộ phận không nhỏ trong các
112


Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

trưòng công lập (cả về đốì tượng đào tạo là sinh viên và cả
về nguồn tài chính thu đưỢc từ học phí của sinh viên). Hai
khu vực xã hội hoá này cần được giám sát như nhau nhưng
vì chế độ sở hữu trong các khu vực đó khác nhau cho nên
phương thức giám sát cũng phải khác nhau. Mặt khác, khi
đề cập đến cơ chê giám sát của Nhà nưốc đối với khu vực
xã hội hoá giáo dục hoàn toàn không có nghĩa là việc thực
hiện chức năng quản lý này chỉ do các cơ quan nhà nưốc có
thẩm quyền thực hiện mà đòi hỏi các nhà quản lý cấp
trường và cấp thâ'p hơn đều phải thực hiện. Mô hình giám
sát thích hỢp đòi hỏi phải khẳng định vai trò của các cđ


quan và các cấp khác nhau thông qua việc tách bạch giữa
việc hoạch định chính sách với chức năng quản lý vĩ mô.
Cần phải có một cơ quan cấp Vụ quản lý khu vực xã hội hoá
giáo dục và quản lý đại học ngoài công lập. Vừa qua đã
thành lập Hiệp hội các trưòng đại học và cao đẳng ngoài
công lập. Đó là việc làm đáng được khích lệ. Hy vọng Hiệp
hội sẽ là tác nhân tích cực cho quá trình thực hiện xã hội
hoá giáo dục.
Để có được một phương thức giám sát và điều phối hiệu
quả, cần quan tâm hoàn thiện hành lang pháp luật về giáo
dục nói chung và hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh
lĩnh vực xã hội hoá giáo dục nói riêng. Luật giáo dục và các
văn bản dưới luật, các điêu lệ, các quy chế nội bộ của các
trường ngoài công lập cần phải được hđp thành một thể
thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau và
113


Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

phải được xây dựng trên tinh thần đê cao hơn nữa quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của trường đại học.
Vối năm giải pháp cụ thể trên, chúng ta có quyền hy
vọng rằng sinh viên tốt nghiệp đại học dân lập của chúng
ta sẽ lĩnh hội được những giá trị đích thực để tự khẳng
định mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nưốc.

114



Luật giáo dục năm 1998

PHỤ LỤC




LUẬT GIÁO DỤC NĂM 1998
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, ỉà sự
nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tồ quốc, vi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, ocã hội công
hằng, văn minh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Pham vỉ điều chỉnh của Luật giáo duc
Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân;
nhà trường, cơ sỏ giáo dục khác của hệ thốhg giáo dục quốc
115



Xã hội hoá giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật

dân, cùa cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân
dân; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Điều 2. Mục tiêu giáo duc
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điểu 3. Tỉnh chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục phải đưỢc thực hiện theo nguyên
lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hỢp với lao động sản
xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết
hỢp vói giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điểu 4. Yêu cầu về nội dungị phương pháp giáo dục
1.
Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cđ bản, toàn
diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thông; coi trọng giáo dục
tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền
thổhg tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa

văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh
lý của ngưòi học.
116


×