Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

KHÓA LUẬN : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA TRONG NỀN KINH TẾ THÁI LAN (THẾ KỈ XVII ĐẦU THẾ KỈ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.19 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

PHẠM THỊ THÊM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI HOA TRONG NỀN KINH TẾ THÁI LAN
(THẾ KỈ XVII - ĐẦU THẾ KỈ XX)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Hà Nội - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

PHẠM THỊ THÊM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI HOA TRONG NỀN KINH TẾ THÁI LAN
(THẾ KỈ XVII - ĐẦU THẾ KỈ XX)

Giảng viên

: ThS. Tống Thị Quỳnh Hương

Sinh viên

: Phạm Thị Thêm



Mã sinh viên

: 625602098

Lớp

: K62 - B

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới ThS Tống Thị Quỳnh Hương – Người đã hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em cũng
xin gửi lời cảm ơn thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện Viện
Thông tin khoa học xã hội, thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện nghiên cứu
Đông Nam Á…đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình hoàn thiện
khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi tới gia đình và những người bạn thân thiết lời
biết ơn sâu sắc vì đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Phạm Thị Thêm


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử và truyền thống lâu đời. Nền văn
hóa Trung Quốc đa dạng, phong phú và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc
gia, khu vực trên thế giới. Trong quá trình phát triển, người Trung Quốc đã
không ngừng tiến hành chinh phục nhiều vùng lãnh thổ, đẩy mạnh hoạt động
kinh tế của mình ra nhiều khu vực, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
Đông Nam Á từ xưa vốn được biết đến là một khu vực có vị trí địa lý đặc
biệt, tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, nên người Trung
Hoa đã sớm biết đến vùng đất này. Do đó, vị trí địa lý là một trong những
nguyên nhân khiến người Hoa đến khu vực này khá sớm. Số lượng người Hoa
trải rộng trên khắp thế giới, giữa thế kỉ XIX, số lượng người Hoa trên Thế giới
ước tính 500.000 người, đầu thế kỉ XX (1902), đã tăng lên 7 triệu người, đến
cuối thế kỉ XX tiếp tục tăng và vượt quá con số 30 triệu người và đến năm 2006
tăng lên đến gần 63 triệu người phân bố ở 5 châu lục, trong đó Châu Á chiếm
83,7%, đứng đầu danh sách [10;46]. Thái Lan là một đất nước nằm trong khu
vực Đông Nam Á, quốc gia rộng lớn này được người dân Thái mô tả có dáng
như đầu một con voi và trong quan niệm có tính truyền thống của người Thái thì
voi là biểu tượng cho sự tốt lành, may mắn. Cũng như các quốc gia khác thuộc
khu vực Đông Nam Á, Thái Lan cũng là một quốc gia đa tộc với dân tộc chủ thể
là người Thái, kế đến là người Hoa và các dân tộc khác. Trong lịch sử phát triển
của Thái Lan, việc xuất hiện, hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa
là một vấn đề không tách rời. Người Hoa ở Thái Lan không chỉ chiếm số lượng
đông đảo mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước này.
Cộng đồng người Hoa ở Thái Lan được hình thành từ rất sớm, trải qua nhiều
biến động lịch sử, từ chỗ chỉ là những nhóm người di cư sống rải rác ven vịnh

Thái Lan với số lượng rất ít, dần dần đã hình thành nên những cộng đồng người
Hoa tương đối ổn định. Hiện nay có khoảng 7 triệu người Hoa ở Vương Quốc
Thái Lan, chiếm 14% dân số cả nước. Bởi vậy, khi nghiên cứu về lịch sử Thái
5


Lan thì việc hình thành cộng đồng người Hoa và hoạt động kinh tế cũng như vai
trò của họ đối với sự phát triển kinh tế Thái Lan là vấn đề quan trọng cần được
nói tới.
Người Hoa đến Thái Lan từ những thế kỉ đầu công nguyên, đến thời
Minh thì số lượng người Hoa đến đây mới đông đảo, đã thành lập nên những
cộng đồng của mình ở quốc gia này. Đặc biệt, với sự xâm nhập của chủ nghĩa
thực dân phương Tây từ thế kỉ XVII, đã giúp cho cộng đồng người Hoa ở
Thái Lan được định hình, ổn định và có vai trò ngày càng to lớn đặc biệt là về
mặt kinh tế. Bên cạnh đó, người Hoa với sự năng động của mình trong hoạt
động kinh doanh buôn bán nên sớm du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa vào Thái Lan, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu
buôn bán giữa Thái Lan với các nước phương Tây. Chính điều này đã giúp
Thái Lan không những xóa bỏ được sự lạc hậu trong nền kinh tế mà còn giữ
được mối quan hệ hòa hảo với phương Tây. Có thể nói, bên cạnh những chính
sách mềm dẻo của các vua Rama thì chính hoạt động kinh tế của người Hoa ở
đây đã giúp Thái Lan duy trì được mối quan hệ tốt đẹp cũng như giữ được
nền độc lập trước sự nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Đồng
thời, trong khoảng thời gian này, người Hoa ở Thái Lan sống hòa nhập với xã
hội bản địa, dần dần trở thành một bộ phận cư dân của đất nước này. Tuy
nhiên, người Hoa hòa nhập nhưng không hòa tan mà họ vẫn giữ được những
bản sắc văn hóa riêng của mình. Điều này đã tạo ra động lực cho người Hoa
không ngừng thúc đẩy các hoạt động kinh tế của mình để trở thành một bộ
phận cư dân có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Thái Lan.
Bởi vậy, khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX là khoảng thời

gian mà các cộng đồng người Hoa ở Thái Lan có một vị trí và vai trò quan
trọng, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.
Chính vì vậy, tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở Thái Lan
là cần thiết, góp phần tìm hiểu những hoạt động kinh tế chủ yếu cũng như vai
trò của người Hoa trong nền kinh tế của Thái Lan. Đặc biệt trong bối cảnh hội
6


nhập toàn cầu hóa, khu vực hóa với, việc thành lập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN, Đông Nam Á một khu vực kinh tế mới nổi, ngày càng có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thế giới. Trong đó, Thái Lan là một trong những quốc
gia có nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Á,
có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó, trong đó cộng đồng người
Hoa ở quốc gia này chiếm giữ một vị trí quan trọng, nó chính là nguyên nhân
phát triển nội tại của kinh tế Thái Lan. Vì vậy việc tìm hiểu về hoạt động kinh
tế và vai trò của người Hoa trong nền kinh tế Thái Lan sẽ góp phần giúp
chũng ta nhận thức được một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự
phát triển kinh tế ở quốc gia này. Từ đó, có thể nhận thức được điểm tương
đồng cũng như khác biệt trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia nằm
trong khu vực kinh tế năng động Đông Nam Á.
Đồng thời, việc tìm hiểu hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa đối
với sự phát triển nền kinh tế Thái Lan cũng góp phần vào quá trình tìm hiểu hoạt
động kinh tế cũng như vai trò của họ đối với sự phát triển nền kinh tế của khu
vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có mối
quan hệ lâu đời trong khu vực và cũng là đối tác quan trọng trong hợp tác phát
triển kinh tế. Chính vì vậy, tìm hiểu hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa
đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan, sẽ giúp chúng ta có những hiểu
biết sâu sắc về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của một đối tác tin cậy,
từ đó có những chính sách hợp tác phù hợp. Mặt khác, việc tìm hiểu vấn đề này
cũng giúp chúng ta có sự so sánh, liên hệ với hoạt động kinh tế cũng như vai trò

của cộng đồng người Hoa đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa
đối với sự phát triển nền kinh tế của Thái Lan, sẽ góp phần làm phong phú tư
liệu giảng dạy lịch sử Đông Nam Á ở trường phổ thông. Xuất phát từ những lý
do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa trong
nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX)” làm đề tài nghiên cứu cho
khóa luận của mình.
7


2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề người Hoa ở Đông Nam Á nói chung, Thái Lan nói riêng đã được
đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu:
Cuốn “Hoa kiều chí (tổng chí)”, do Đài Loan xuất bản năm 1956, là
một cuốn tư liệu gốc quý giá khi nghiên cứu về người Hoa ở Đông Nam Á.
Tư liệu này cung cấp những số liệu ghi chép về người Hoa di cư tới nhiều khu
vực Đông Nam Á nói chung cũng như cung cấp những số liệu về số lượng
người Hoa di cư tới Thái Lan một cách cụ thể.
Trong Luận án Tiến sĩ sử học “Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng
đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á” (1983), tác giả
Châu Thị Hải đã đề cập đến sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Việt Nam trong sự so sánh với một số nước Đông Nam Á khác, trong đó có
Thái Lan, giữa hai quốc gia có những nét tương đồng cũng như có những
điểm khác biệt về sự hình thành cộng đồng người Hoa trên đất nước của mình
và những loại hình liên kết của các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam,
Thái Lan và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á khác.
Tác giả Lâm Kim Chi trong bài “Xem xét một số vấn đề lịch sử Hoa Kiều
Nam Dương qua sách ghi lịch sử dòng họ (tộc phả) của quê hương Hoa kiều Phúc

Kiến”, xuất bản ở Bắc Kinh, năm 1984, đã đề cập đến nguyên nhân, quá trình di cư
của người Trung Hoa ở Phúc Kiến đến Đông Nam Á trong nhiều thế kỉ. Tác giả
còn viết nhiều về sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của Thái Lan cũng như một số
nước Đông Nam Á khác khi người Hoa đến đây và xây dựng cộng đồng của mình.
Trong cuốn “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam”, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1992, tác giả Châu Thị Hải đã trình bày khái quát về sự hình
thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XVII – nửa
đầu thế kỉ XX có so sánh với một số nước Đông Nam Á mà điển hình là Thái
Lan. Bên cạnh đó, tác giả còn tập trung vào việc phân tích đặc điểm, đánh giá vị
trí và vai trò của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á trong quá trình di cư,
cũng như những nét khái quát về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của họ. Có thể
8


nói, tác phẩm đã phác họa một bức tranh về người Hoa trên diện rộng: người
Hoa ở Việt Nam, Thái Lan, Indonexia và ở một số nước Đông Nam Á.
Tác phẩm “Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam
Á”, NXB Đà Nẵng, 1992, của tác giả Trần Khánh là một trong những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á. Trong công
trình này, tác giả đã đề cập đến sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế
then chốt của người Hoa ở một số nước Đông Nam Á mà tiêu biểu là Việt Nam,
Indonexia, Thái Lan, Malaisia, từ cuối thế kỉ XIX cho đến những năm 1990. Đặc
biệt, tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của người Hoa đối với sự phát
triển của nền kinh tế các nước Đông Nam Á. Trong đó, tập trung phân tích hai
quốc gia Việt Nam và Thái Lan. Bên cạnh việc đi sâu phân tích hoạt động kinh
doanh của người Hoa và vị trí vai trò của họ trong khoảng thời gian từ cuối thế
kỉ XIX đến những năm 1990, tác giả cũng nêu một cách khái quát hoạt động
kinh tế của người Hoa ở một số nước Đông Nam Á dưới thời cổ trung đại.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt, còn rất nhiều
công trình nghiên cứu khác bằng tiếng nước ngoài viết về người Hoa ở Đông

Nam Á nói chung và Thái Lan nói riêng như:
Cuốn “Chinese Society in Thailand: An Analytical History” (Người
Hoa ở Thái Lan: một phân tích lịch sử) của tác giả G.William Skinner, xuất
bản năm 1957, là công trình nghiên cứu có hệ thống về quá trình hình thành
cộng đồng người Hoa ở Thái Lan và vai trò của họ trong đời sống xã hội,
chính trị và kinh tế của quốc gia này. Cuốn sách không chỉ cung cấp những tư
liệu về cộng đồng người Hoa ở Thái Lan mà còn giúp người đọc hiểu thêm
những vấn đề thuộc về lịch sử và xã hội Thái Lan.
Tác giả Victor Purcell trong tác phẩm “The Chinese in Southeast Asia”
( Người Hoa ở Đông Nam Á), xuất bản năm 1965, đã khái quát quá trình di
cư của người Hoa tới các nước Đông Nam Á từ thời cổ đại cho đến thế kỉ XX
và quá trình hình thành nên những cộng đồng người Hoa ở từng nước Đông
Nam Á, trong đó có Thái Lan. Tác giả cũng phân tích một cách khái quát
9


những hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ở Thái Lan nói riêng và
khu vực Đông Nam Á nói chung.
Nhà nghiên cứu về người Hoa Leo Suryadianta đã tập hợp nhiều bài
viết của các nước khác về người Hoa ở Đông Nam Á trong hai tác phẩm
“Southeast Asian Chinese – The Socio – Cultural Dimension” (Người Hoa ở
Đông Nam Á – góc nhìn văn hóa – xã hội) và “Southeast Asian Chinese ang
China – The Politico – Economic Dimension” (Người Hoa ở Đông Nam Á và
Trung Quốc – góc nhìn kinh tế chính trị), xuất bản năm 1995. Những bài viết
trong hai tác phẩm này đã cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng quát về
người Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á: Lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế,
văn hóa, xã hội. Những bài viết tập trung vào cộng đồng người Hoa ở một số
nước Đông Nam Á hải đảo như Singapore, Inđônêxia, Philippin…Bên cạnh
đó cũng có những bài viết mang tính khái quát đối với cộng đồng người Hoa
ở một số nước Đông Nam Á lục địa như Việt Nam, Thái Lan…

Vấn đề người Hoa ở Thái Lan còn được đề cập trong nhiều bài nghiên
cứu của các tác giả Trần Khánh, Châu Thị Hải…trên các tạp chí chuyên ngành
như Nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Đông Nam Á và một số tạp chí khác.
Như vậy, vấn đề cộng đồng người Hoa ở Thái Lan và hoạt động kinh tế
của họ đã được đề cập rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu. Trên cơ sở
kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tôi sẽ đi
sâu làm rõ nguyên nhân di cư, quá trình hình thành các nhóm cộng đồng
người Hoa ở Thái Lan và phân tích hoạt động kinh tế, cũng như vai trò của họ
đối với việc phát triển kinh tế ở Thái Lan từ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh tế của người Hoa ở
Thái Lan. Trong đó, tập trung vào những ngành kinh tế thế mạnh của người
Hoa ở Thái Lan, thông qua những hoạt động kinh tế đó đánh giá được vị trí,
vai trò của người Hoa trong phát triển kinh tế ở Thái Lan.

10


3.2

Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian (thế kỉ XVII - đầu thế kỉ
XX). Đây là giai đoạn hoạt động kinh tế sôi nổi của người Hoa ở Thái Lan.
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này đó là sự xuất hiện và xâm nhập của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, điều này đã khiến cho hoạt động kinh tế của
người Hoa ở Thái Lan có những sự thay đổi lớn so với giai đoạn trước, du

nhập thức sản xuất và kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế Thái Lan.
Về không gian:
Đề tà đi sâu nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia, đó là đất nước
Thái Lan. Trước đó còn được gọi là Xiêm, tên gọi Xiêm chính thức được sử
dụng dưới triều vua Rama IV (1851-1868). Rama IV là một vị vua có đầu óc
canh tân, chủ trương học tập phương Tây và bang giao với các nước phương
Tây. Ông đã lấy tên nước là Xiêm để đánh dấu cho công cuộc canh tân của
mình. Tên Xiêm được dùng đến năm 1939, khi tướng Phibul Songgram lên
làm thủ tướng, nó được thay thế bằng tên Thái. Năm 1945, lại đổi thành Xiêm
rồi đến năm 1948 thì lại gọi là Thái cho đến nay. Thái Lan là một trong những
quốc gia có những cộng đồng người Hoa lớn và chịu ảnh hưởng khá sâu đậm
bởi cộng đồng này, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Về nội dung:
Đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Hoa và vai trò của họ
đối với sự phát triển của nền kinh tế của Thái Lan. Trong đó, các lĩnh vực
hoạt động kinh tế tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: Hoạt động của người
Hoa trong lĩnh vực thương mại và tài chính, bao gồm nội thương và ngoại
thương; hoạt động của người Hoa trong công nghiệp và vận chuyển, trong đó
có các lĩnh vực như công nghiệp xay xát lúa gạo, ngành khai mỏ, nghề đóng
thuyền đi biển. Trên cơ sở những hoạt động kinh tế đó, đánh giá được vai trò

11


của người Hoa đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII –
đầu thế kỉ XX).
4.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài tập xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ quá trình di cư, sự hình thành cộng đồng người Hoa ở
Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX).
Thứ hai, phân tích những hoạt động kinh tế nổi bật của người Hoa ở
Thái Lan. Thông qua những hoạt động kinh tế đó, đánh giá được vai trò của
họ đối với sự phát triển nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX).

5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, khóa luận sử dụng hai phương pháp cơ
bản là phương pháp lịch sử và phương pháp Logic:

-

Phương pháp lịch sử là phương pháp dựa vào những sự kiện lịch sử, tư liệu lịch

-

sử để trình bày tiến trình lịch sử một cách hệ thống theo thời gian.
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu lịch sử trong hình thức tổng
quát với những mối liên hệ bản chất của nó.
Bên cạnh đó, đề tài còn dùng một số phương pháp bổ trợ khác như so
sánh, tổng hợp để có thể rút ra những đánh giá, kết luận mang tính khái quát
nhằm giúp đề tài có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn.

-

Đóng góp của đề tài

Đóng góp của đề tài chủ yếu trên các khía cạnh sau:
Khái quát một cách có hệ thống lịch sử quá trình hình thành các nhóm cộng

-

đồng người Hoa ở Thái Lan từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
Phân tích hoạt động kinh tế của người Hoa ở Thái Lan, từ đó đánh giá vai trò

6.

của họ đối với sự phát triển nền kinh tế của Thái Lan (thế kỉ XVII - đầu thế kỉ
7.

XX).
Cấu trúc của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa luận
gồm hai chương:

12


Chương 1. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Thái Lan (thế
kỉ XVII – đầu thế kỉ XX).
Chương 2. Hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa trong nền kinh
tế Thái Lan ( thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX).

13


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở THÁI LAN (THẾ KỈ XVII – ĐẦU THẾ KỈ XX)
Khái niệm người Hoa ở Thái Lan

1.1.

Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Thái Lan, việc hình thành
cộng đồng người Hoa và vai trò của họ qua các thời kì lịch sử dân tộc là một
vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cộng đồng người Hoa ở TháI Lan có
nguồn gốc xa xưa trong lịch sử và đã trải qua nhiều biến động phức tạp trên
nhiều lĩnh vực. Từ chỗ ban đầu chỉ là những người hoa di cư sống rải rác ở đô
thị hay một số vùng nông thôn hẻo lánh, dần dần hình thành nên những cộng
đồng ổn định và thường xuyên trong xã hội Thái Lan. Đến thế kỉ XVII, với sự
xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tạo điều kiện cho cộng đồng
người Hoa được định hình, ổn định.
Có rất nhiều cách hiểu, cách gọi người Hoa ở Thái Lan nói riêng cũng
như khu vực Đông Nam Á nói chung. Cho đến nay, vấn đề khái niệm hoàn
chỉnh về người Hoa vẫn chưa thống nhất bởi nó là một phạm trù biến đổi chứ
không phải là phạm trù ổn định. Trong khi có rất nhiều người Hoa hải ngoại
mang đồng thời hai quốc tịch thì những người Hoa lai ở Thái Lan cũng không
thống nhất khi nhận quốc tịch của mình, khi họ tự nhận mình là người Trung
Hoa, khi thì họ coi mình là người bản địa. Bởi vậy, để đưa ra một tiêu chí
chung nhất cho khái niệm người Hoa ở Thái Lan vẫn còn nhiều điểm phải
nghiên cứu thêm, song về cơ bản có thể đưa ra một số tiêu chí để trả lời cho
câu hỏi “ người Hoa – họ là ai?” như sau:
-

Những người có nguồn gốc Hán hay đã Hán hóa;
Sống tương đối ổn định, thường xuyên tại nước ngoài;

Đã nhập quốc tịch và trở thành công nhân nước sở tại;
Vẫn còn bảo lưu được những nét đặc trưng của nền văn hóa Trung Hoa truyền
thống và ít hoặc nhiều chưa bị đồng hóa;
14


-

Vẫn tự nhận mình là người Hoa [27;29].
Với 5 tiêu chí này, những người được nằm trong phạm trù khái niệm
“người Hoa” phải là những người có nguồn gốc di cư từ đất nước Trung Hoa
kể cả các dân tộc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa đến các
nước trong khu vực Đông Nam Á và con cháu họ sinh ra và lớn lên tại khu
vực này. Họ đã mang quốc tịch bản địa và trở thành công dân của các nước
này, nhưng vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống
như tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tự nhận mình là “người
Hoa”[10;37].
Những người Hoa di cư đến Thái Lan, họ định cư tại đây, xây dựng nên
những xóm làng, khu phố, chợ của mình. Dần dần, những nhóm người Hoa
đó ngày càng trở thành những cộng đồng người đông đảo theo làn sóng di cư
và quá trình cộng cư với người bản địa. Vậy những nhóm cộng đồng người
Hoa đó có thể gọi là một dân tộc hay một tộc người ở các nước bản địa được
không? Nếu xét trên bình diện chung của cả khu vực Đông Nam Á, nơi người
Hoa chiếm phần lớn trong tổng số người Hoa trên thế giới thì ở Việt Nam
người Hoa được coi là một nhóm tộc người (Ethnic Chinese Group). Bởi vì
người Hoa ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á cùng chia sẻ về nguồn gốc
dân tộc, là những cộng đồng người nhập cư, cùng có những nét đặc trưng
chung về nền văn hóa, cũng tự gọi mình là Hoa và cũng là công dân của nước
sở tại, nhưng mức độ hội nhập của họ vào các xã hội bản địa là khác nhau.
Nếu như các tộc ít người khác nhau là người bản địa, chủ yếu sống ở vùng

rừng núi, chính trên nơi chôn rau cắt rốn của mình thì người Hoa lại là những
cộng đồng nhập cư, họ không phải cư dân bản địa, họ chủ yếu sinh sống ở các
đô thị, đồng bằng và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Thái
Lan nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Họ không có biên giới lãnh
thổ tộc người riêng, quê hương của họ là nơi họ đang sống. Cố hương của
người Hoa là nước Trung Hoa rộng lớn, là một quốc gia có tiềm năng lớn về
kinh tế và sức lan tỏa mạnh mẽ về văn hóa, lại là láng giềng gần gũi với Thái
15


Lan. Chính những điều này đã tạo nên sự “khó xử” trong chính sách dân tộc
của Thái Lan đối với người Trung Hoa, đồng thời nó cũng góp phần làm cho
vấn đề người Hoa trở nên phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế. Bởi vậy,
khi nói đến cộng đồng người Hoa không có nghĩa là chỉ một cộng đồng dân
tộc rộng lớn mà chỉ đơn giản là một quần thể tụ cư mà mỗi thành viên trong
quần thể tụ cư đó liên kết lại với nhau dựa trên những quyền lợi kinh tế, chính
trị, văn hóa và quan hệ thân tộc, huyết thống chung, tồn tại dưới nhiều loại
hình phong phú [9;12].
Như vậy, người Hoa là một cộng đồng người nhập cư có nguồn gốc
Trung Hoa, họ ít hoặc chưa bị đồng hóa và vẫn giữ được những nét văn hóa
đặc trưng của mình, họ đã nhập quốc tịch nước sở tại hoặc tự nhận mình là
người Hoa. Cộng đồng người Hoa ở Thái Lan là một nhóm tộc người đang
được hình thành như một dân tộc với bản sắc văn hóa đặc trưng, là một trong
những thành phần cư dân – dân tộc của Thái Lan.
1.2
1.2.1

Nguyên nhân và điều kiện di cư của người Hoa đến Thái Lan
Nguyên nhân di cư
Có nhiều nguyên nhân làm cho người Hoa phải từ bỏ quê hương để tới

định cư tại Thái Lan, trong đó có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân chính
trị và nguyên nhân kinh tế.
1.2.1.1. Nguyên nhân chính trị
Một trong những lý do quan trọng khiến cho nhiều người Trung Hoa di
cư sang Thái Lan nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung, đó là do
những biến động chính trị - xã hội như: sự tranh giành quyền lực trong triều
đình, các cuộc khởi nghĩa nông dân, các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên
ngoài vào Trung Quốc đã đẩy một bộ phận dân cư ra nước ngoài. Bên cạnh
đó, còn có các sứ giả, quan lại, các nhà tu hành Phật giáo đi công cán ở nước
ngoài, sau những biến cố lớn trong nước, họ xin ở lại cư trú.
Trong các thế kỉ XI, XII, XIII, tình hình Trung Quốc vẫn tiếp tục có
những biến động phức tạp. Những cuộc nội chiến tiếp tục bùng nổ chính là

16


yếu tố và điều kiện cho các cuộc xâm lược ngoại bang có cơ hội thực hiện.
Vào thế kỉ XIII, các bộ tộc Mông Cổ ở phía Bắc chớp lấy thời cơ rối loạn
trong nội bộ Trung Quốc đã tiến hành tấn công lật đổ chính quyền Nam Tống,
tàn sát những người Tống yêu nước, thiết lập triều Nguyên (1279 – 1368).
Trong tình cảnh “máu chảy kêu thành tiếng động, thôn xóm biến thành đồng
hoang” [2;16], những cựu thần nhà Tống và những người Tống yêu nước đã
rời bỏ Tổ quốc tìm đến lánh nạn ở các nước Đông Nam Á, hoặc để tỏ rõ thái
độ bất hợp tác với chính quyền thống trị của nhà Nguyên, hoặc tìm nơi náu
mình mưu cầu sự nghiệp mới. Trong “Tân sử nghĩa lược” của Liêu Hồng
Trình có viết: “Tất cả thần dân chu du ra nước ngoài hoặc làm quan tại Chiêm
Thành, là chàng rể ở đất Giao Chỉ, hoặc biệt ly viễn quốc” [2;16-17]. Thế kỉ
XVII, khi người Mãn Châu vào Trung Quốc và thiết lập nhà Thanh (16441911). Dưới sự thống trị của nhà Thanh, rất nhiều người Hán trung thành với
nhà Minh đã rời bỏ đất nước ra đi để tỏ rõ thái độ phản đối sự thống trị của
người Mãn đối với người Hán, đồng thời cũng mưu cầu sự nghiệp khôi phục

lại cơ nghiệp của triều Minh.
Sự xâm nhập của chủ nghĩa đế quốc thông qua các cuộc “Chiến tranh
thuốc phiện” (1840 – 1860), chiến tranh Trung – Pháp (1885), chiến tranh
Trung – Nhật (1894) và nhiều hoạt động tranh giành, phân chia phạm vi thế
lực trên lãnh thổ Trung Quốc của nhiều nước đế quốc khác như Mỹ, Đức,
Nga…, cùng thời gian đó là phong trào Thái Bình Thiên Quốc (1850 – 1864)
đã tàn phá đất nước Trung Quốc, tạo ra làn sóng di cư mới của người Hoa vào
khu vực Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan. Người Hoa đến Thái Lan không
chỉ vì mục đích chính trị mà còn ra đi để kiếm sống và tồn tại, trốn tránh tình
cảnh khốn cùng của mình ở quê hương. Vào giữa thế kỉ XIX, các cường quốc
phương Tây đã bắt ép chính quyền Mãn Thanh cho họ được trực tiếp tuyển
mộ lao động ở Trung Quốc và đưa những lao động này ra nước ngoài làm
việc. Do đó, rất nhiều người Hoa đã được tuyển đến làm thuê cho các chủ đồn
điền, công xưởng ở Thái Lan. Những người này thường được gọi là “lao động
17


khế ước”, làm việc theo hợp đồng cũ. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết trong số
những lao động đó sau khi mãn hạn hợp đồng đều ở lại nơi đất khách quê
người vì không đủ tiền về nước. Trong nửa đầu thế kỉ XX, các cuộc nội chiến
như cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong
những năm 1924-1927, 1936-1939, 1946-1948, các cuộc chiến tranh xâm lược
của Nhật Bản chống lại Trung Quốc trong những năm 1930-1931, 1937-1945
đã đẩy hàng vạn người dân Trung Hoa phải rời quê cha đất tổ, lánh nạn ra nước
ngoài [18;48-49]. Do đó, từ giữa thế kỉ XIX trở đi, đặc biệt là vào đầu thế kỉ
XX, số lượng người Hoa đến Thái Lan và định cư ở đây tăng lên nhanh chóng.
Trong khi đó, trên thế giới cũng có nhiều biến động lớn như Chiến
tranh Thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứ
hai (1929 – 1933), Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939- 1945)…Sau những
biến đổi mang tính toàn cầu đó là sự đảo lộn của trật tự thế giới. Các nước

thắng trận thì tiến hành phân chia thị trường; các nước bại trận thì tìm cách vơ
vét thuộc địa để bù đắp cho sự mất mát trong các cuộc chiến tranh và khủng
hoảng. Dù khai thác thuộc địa hay phát triển thị trường thì nguồn nhân lực
cũng là nhu cầu quan trọng không thể thiếu. Thị trường lao động dồi dào không
nơi nào tốt hơn đất nước Trung Hoa rộng lớn với số lượng dân cư đông đúc
đang bị biến động chính trị và xã hội đẩy vào tình trạng cùng cực. Đó là lý do
đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dòng người di cư từ đất nước Trung Quốc
sang Thái Lan cũng như trong khu vực Đông Nam Á tăng lên nhanh chóng.
1.2.1.2 Nguyên nhân kinh tế
Bên cạnh nguyên nhân chính trị thì nguyên nhân kinh tế cũng là một
trong những động lực thúc đẩy người Hoa đến Thái Lan ngày càng đông hơn
và có tổ chức hơn.
Sự năng động và làm ăn có hiệu quả của tầng lớp Hoa thương ở Thái
Lan trong nhiều thế kỉ trước, đặc biệt là trong các thế kỉ XV, XVI là một
nguyên nhân quan trọng thu hút nhiều nhà buôn, người di cư tự do sang khu
vực này tìm vận may.
18


Bên cạnh đó, chính sách “hải cấm” của triều đình phong kiến Trung
Quốc và những quy định ngặt nghèo về thuế khóa càng kích thích nhiều
người Trung Hoa ra đi tìm cuộc sống ở vùng đất mới.
Từ năm 1371, nhà Minh thực hiện chính sách “Hải cấm”, hạn chế đến
mức tối đa các hoạt động ngoại thương, nhưng để bù đắp vào sự thiếu hụt
những sản phẩm tiêu dùng cần thiết vốn vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài,
đồng thời để tỏ rõ uy lực của “thiên triều”, nhà Minh đã yêu cầu các nước
láng giềng ở Châu Á thực hiện chế độ cống nạp. Nhà Minh kiểm soát ngoại
thương bằng hệ thống “thương mại triều cống” đó và ngày càng mở rộng
mạng lưới đặc thù này. Nhưng do đã quen với truyền thống khai thác biển và
buôn bán trên biển nên mặc dù triều đình thực hiện chính sách đóng cửa đất

nước hết sức ngặt nghèo, cư dân vùng ven biển Đông Nam Trung Hoa vẫn
không thể từ bỏ môi trường sống và cơ sở kinh tế chủ yếu của họ. Sự hấp dẫn
mạnh mẽ của những nguồn lợi kinh tế thương mại khổng lồ, cùng với những
chính sách ưu đãi của chính quyền Thái Lan ở các địa phương và sự dung
túng của tầng lớp quan lại là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều nhóm
thuyền buôn của Hoa thương bất chấp chính sách “hải cấm” vẫn tiếp tục ra
khơi. Hơn nữa, khác với kinh tế nông nghiệp mang tính ổn định khép kín,
biển cả là một môi trường kinh tế mở, dễ thay đổi, rất khó kiểm soát và áp đặt
chính sách. Càng ngày nhà Minh càng không thể kiểm soát được nạn buôn lậu
của Hoa thương trên biển và phải nới lỏng chính sách “hải cấm”, vì thế giới
Hoa thương ở các vùng Quảng Châu, Phúc Kiến, Hải Nam càng có thêm điều
kiện để thâm nhập và mở rộng hoạt động đến Thái Lan. Cho đến cuối thế kỉ
XVI, cộng đồng người Hoa đã từng bước thiết lập hoạt động buôn bán của
mình tại nhiều thương cảng ở Ayuthaya.
Điển hình cho những cuộc di cư thầm lặng của Hoa thương là nhân dân
ven biển hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Nhân dân ở đây chủ yếu sống
nhờ vào thương mại trên biển và đánh cá, điều kiện tự nhiên ở đây rất khó cho
sự phát triển nông nghiệp. Nhà nước thời kì này lại ra những đạo luật ngăn
19


cản thương nhân người Hoa xuất dương ra nước ngoài, ai vi phạm sẽ bị trừng
phạt nặng nề. Không còn con đường nào khác, những thương nhân người Hoa
ở hai vùng này phải ra đi tìm những cơ hội mới để sinh tồn. Họ ra đi mang
theo nguồn của cải và những kinh nghiệm kinh doanh đã được tích lũy nhiều
năm và một đội quân làm thuê chuyên nghiệp. Với nguồn dự trữ đó, họ đến
các các nước Đông Nam Á cũng như Thái Lan buôn bán và hầu như không
gặp phải một sự cạnh tranh gay gắt nào từ phía người bản địa, vì thương gia
bản địa nhỏ bé và yếu kém hơn họ. Yếu tố này không những kích thích thêm
nhiều thương gia người Hoa vượt biển mà còn tạo bước phát triển mới về chất

và lượng trong sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Thái Lan như một thực
thể ổn định, có mặt thường xuyên trong cơ cấu xã hội của Thái Lan.
Dưới thời Minh - Thanh tuy kinh tế tư bản chủ nghĩa chưa phát triển
như các nước Tây Âu và Mỹ, nhưng kinh tế hàng hóa đã phát triển khá mạnh ở
vùng ven biển Hoa Nam, sự hoạt động nhộn nhịp của hai cảng Chương Châu
Nguyệt và Phúc Môn đã tạo điều kiện cho nền kinh tế mậu dịch đối ngoại phát
triển. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy mới manh nha nhưng cũng đủ
làm cho lực lượng lao động ở nông thôn trở nên thất nghiệp ngày càng nhiều,
bởi phần lớn trong số họ đã đổ dồn ra thành phố làm ăn kiếm sống. Sự quá tải
của số dân thành phố là lý do trực tiếp đẩy họ ra đi tìm một vùng đất mới để mưu
sinh. Vùng Đông Nam Á chỉ cách Hoa Nam 3, 4 ngày vượt biển có thể coi là
miền đất mưu sinh lý tưởng của những dòng người di cư đó.
1.2.1.3 Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính trị, kinh tế thì còn có một số nguyên
nhân khác khiến quá trình di cư của người Hoa đến Thái Lan diễn ra mạnh mẽ
và liên tục trong nhiều thế kỉ.
Tác giả Trần Khánh trong tác phẩm “Người Hoa trong xã hội Việt Nam
thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn” cho rằng đất chật, người đông cũng
là một trong những nguyên nhân đẩy một bộ phận dân Trung Hoa phải rời khỏi
quê cha đất tổ. Năm 1651, ở Trung Quốc có khoảng 60 triệu người, đến năm
20


1800 tăng lên gấp ba lần là 150 triệu người và đạt 430 triệu người vào năm 1850.
Theo số liệu của Từ điển bách khoa toàn thư người Hoa hải ngoại thì dân số
Trung Hoa vào năm 1680 là khoảng 120 triệu người và sau đó tăng lên gấp 4 lần
vào những năm 40 của thế kỷ XIX với con số là 430 triệu người [18;38-39].
Sự tăng nhanh dân số làm cho diện tích canh tác trên đầu người giảm
nhanh. Ví dụ, năm 1753, bình quân đất canh tác trên đầu người của Trung
Quốc là 4 mẫu thì con số đó giảm còn 2,4 mẫu vào năm 1812 (mỗi mẫu tương

đương khoảng 0,06 hecta) [18; 40]. Sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và
người nghèo về sở hữu ruộng đất làm bần cùng hóa đông đảo tầng lớp nông
dân, đẩy một bộ phận dân cư phải rời khỏi làng nước của mình. Ví dụ, ở
Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XX, số dân nghèo chiếm tới
44% tổng số dân cư, nhưng chỉ sở hữu 6% diện tích canh tác của cả nước.
Tình trạng đất chật, người đông đặc biệt trầm trọng ở các tỉnh Đông Nam
Trung Quốc, nhất là ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến là hai tỉnh có bình
quân ruộng đất trên đầu người thấp hơn các tỉnh khác trong cả nước. Bởi vậy,
đại đa số dân Trung Hoa di cư là dân hai tỉnh này [18;40]. Trong khi đó, cách
vùng Hoa Nam không xa lắm là đất nước chùa vàng Thái Lan, đất đai phì
nhiêu với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt, lại
giàu khoáng sản, nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế thuận lợi. Vì thế,
Thái Lan trở thành miền đất hấp dẫn đối với những làn sóng di cư từ phương
Bắc đến. Có nhiều người Hoa đến buôn bán rồi lại trở về, nhưng cũng không
ít người trong số họ tìm cách trở lại Thái lập nghiệp, hình thành nên những
khu dân cư tập trung của người Hoa ở Thái Lan. Như vậy, có thể thấy, sức ép
về dân số và nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính đẩy người
Trung Hoa di cư ra nước ngoài làm ăn sinh sống.
Một nguyên nhân không thể không nói đến là thiên tai, mất mùa, đói
kém, bệnh tật đã đẩy họ vào cảnh đói khổ. Những tai họa này đã cướp đi hàng
triệu sinh mạng dân nghèo, làm cho nhiều người phải tha phương tìm nơi mới
để lập nghiệp. Theo đánh giá chính thức của nhà Thanh thì giai đoạn 1620 –
21


1670, dân cư Trung Quốc giảm đi 50%, từ trên 100 triệu dân còn khoảng 50
triệu dân [27;38]. Tất nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác tác động đến sự
suy giảm dân số, như do cuộc xâm lược và thôn tính của Mãn Thanh lật đổ
nhà Minh (1644) và cuộc nội chiến dai dẳng sau đó. Đứng trước tình cảnh đó,
cách duy nhất để cứu sống gia đình là tìm đường ra đi đến vùng đất khác để

kiếm sống. Yêu cầu bức thiết được đặt ra lúc này chính là việc lựa chọn
hướng đi. Nếu đi về phía Tây cũng là một lối di cư truyền thống, đã được
người Hoa tiến hành nhiều trong lịch sử. Nhưng con đường này đầy gian khó,
hiểm nguy, tuy đó là một vùng đất giàu có, nhưng sự giàu có tiềm tàng dưới
lòng đất đòi hỏi phải có sự phát triển về khoa học kĩ thuật mới có thể khai
thác được. Vì thế, vùng đất này khó có khả năng cải thiện cuộc sống đối với
những người dân chỉ có hai bàn tay lao động, công cụ lao động thô sơ. Nếu đi
về phía Bắc thì bị sa mạc Gobi đầy nắng và gió cản đường. Vì vậy, người Hoa
lúc này chỉ có duy nhất một con đường di cư thuận lợi là tiến về phía Đông,
Đông Nam Á. Có nhiều con đường di cư để người Hoa có thể đến được với
vùng đất Thái Lan, ở phía Đông Nam các dòng di cư có thể đến Thái Lan
bằng đường bộ một cách gián tiếp, bằng đường bộ họ có thể đi đến các nước
Lào, Myanma và Việt Nam, sau đó từ Myanma và Lào có thể đi tiếp đến Thái
Lan. Để tiến đến Thái Lan ngoài đường bộ tiếp nối từ Lào và Myanma họ có
thể đến được bằng đường biển. Thái Lan là một vùng đất đầy tiềm năng, vì
vậy người Hoa đến đây có thể dễ dàng sinh sống và lập nghiệp.
1.2.3. Điều kiện di cư
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người Hoa phải rời bỏ quê hương của
mình để tìm đến những vùng đất mới làm ăn và sinh sống, quá trình di cư và
định cư của người Hoa ở Thái Lan diễn ra liên tục và kéo dài nhiều thế kỉ như
vậy còn dựa trên một số điều kiện sau:
Thái Lan nói riêng, các nước Đông Nam Á nói chung có những thuận
lợi về mặt điều kiện tự nhiên, nằm ở vị trí đặc biệt, là cầu nối giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu và Châu Úc. Nằm ở ngã tư
22


đường giao thông quốc tế nên Đông Nam Á được coi là một trong những khu
vực có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu trên thế giới. Do đó, hoạt động
buôn bán trên biển của người Hoa ở khu vực này có nhiều thuận lợi và ngày

càng phát đạt. Mặt khác, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm
sát với Trung Quốc, có thể dễ dàng di cư sang đó bằng đường bộ và đường
thủy. Đồng thời, phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo và chủng tộc của
người Thái Lan cũng như các cư dân khác trong khu vực tương đối gần gũi
với người Trung Hoa, nên việc lập quê hương mới của họ trên đất khách quê
người ít gặp trắc trở. Đó chính là nền tảng cho quá trình hình thành cộng đồng
người Hoa ở Thái Lan.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất khiến người Hoa rời bỏ quê hương, chọn
đất Thái làm nơi sinh sống, xem Thái Lan như là “Miền đất hứa”. Đó là họ được
hưởng những quyền lợi mà chính những người bản xứ cũng phải mơ ước.
Quan hệ thương mại Trung Quốc và Thái Lan phát triển qua nhiều thế
kỉ tạo điều kiện cho dân cư Trung Hoa đến Thái Lan thường xuyên và dễ
dàng hơn. Sự am hiểu về Thái Lan khiến cư dân Trung Quốc đến đây dễ hòa
nhập và tìm được mảnh đất tốt để làm ăn sinh sống…người Hoa cũng khiến
các triều đình phong kiến ở Thái Lan có nhiều chính sách cởi mở với họ.
Dưới thời Ayuthaya (1350-1767), các thương nhân người Hoa được phép hoạt
động thương nghiệp mạnh mẽ ở các thành phố và các cảng ven vịnh Thái Lan.
Sau đó, dưới thời vua Rama V, nhà nước quân chủ chuyên chế Thái đã ban
tặng tước hiệu quý tộc Thái cho tầng lớp thượng lưu trong số những người
Hoa đang ở đấy. Phát biểu về chính sách của mình đối với người Trung Quốc
ở Xiêm, năm 1907, vua Rama V nói: “Chính sách của trẫm luôn luôn là:
Người Trung Quốc ở Xiêm sẽ cũng có những cơ hội và quyền lợi như thần
dân khác của trẫm, Trẫm không xem họ như người ngoại quốc mà như một bộ
phận hợp thành vương quốc, cùng chia sẻ sự tiến bộ và thịnh vượng của nó”
[27;264].

23


Ở Thái Lan, nhà nước sớm nhận thấy vai trò của người Hoa trong hoạt

động thương mại. Ở đây, người Hoa có một vị thế mạnh mà không phải
thương nhân nước nào cũng có, đó là sự thần phục cống nạp của Xiêm đối với
Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi cho người Hoa có thể buôn bán trực
tiếp với Xiêm dễ dàng hơn và di cư đến đất nước này mà không gặp nhiều trở
ngại như các quốc gia khác.
Trước những năm đầu thế kỉ XX, tại Thái Lan đã tồn tại hình thái kinh
tế - xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Phương thức bóc lột chủ yếu của giai cấp
phong kiến quý tộc ở đây là địa tô và lao dịch. Để đảm bảo quyền lợi của họ,
giai cấp thống trị đã tạo ra cơ cấu kinh tế - xã hội rất đặc biệt bao gồm 3 giai
cấp chính: quý tộc, nông dân tự do và nô lệ. Qúy tộc Thái tùy theo tước vị của
mình mà được nhà nước cấp cho một số vốn nhất định. Những đất đai này lại
được phân phát cho nông dân tự canh tác. Hàng năm, những nông dân canh
tác trên đất đó phải nộp tô cho chúa đất. Ngoài ra, để nhận được sự bảo hộ
của một lãnh chúa quý tộc, người nông dân tự do Thái còn phải lao dịch cho
chủ vào bất cứ lúc nào mà họ yêu cầu.
Như vậy, mỗi người nông dân tự do Thái trong thực tế đều bị ràng buộc
vào một lãnh chúa quý tộc nhất định. Người nông dân đó chỉ được phép thay
đổi người bảo hộ khi được người bảo hộ cũ cho phép. Ngoài ra, người nông
dân tự do Thái còn phải lao dịch cho Nhà nước từ 3 đến 6 tháng. Những ràng
buộc về mặt kinh tế - xã hội này giữ chặt người nông dân Thái trong những
làng bản của họ [27;268].
Trong xã hội Xiêm, nô lệ là tầng lớp thấp nhất. Họ vốn là các tù binh
chiến tranh, là những nông dân bị phá sản, phải tự gán mình thành nô lệ. Vào
cuối thế kỉ XIX, nô lệ chiếm tới 1/3 dân số của Xiêm [27;269]. Chế độ nô lệ ở
Xiêm không hà khắc như chế độ nô lệ thời Trung cổ ở Châu Âu hay chế độ nô
lệ da đen ở Châu Mỹ. Nô lệ Xiêm chủ yếu làm những công việc phục vụ cho
chủ, tương tự như nô tỳ ở Trung Quốc thời cổ. Thân phận của họ bị cột chặt
vào người chủ. Muốn được giải phóng họ phải nộp một số tiền chuộc nhất
24



định hoặc nhờ một người chủ khác chuộc lại. Cơ cấu kinh tế - xã hội vương
quốc Xiêm khi đó đã cố định vị trí tới từng cá nhân tồn tại trong xã hội đó,
nhằm cột chặt họ với làng bản hoặc với từng lãnh chúa mà họ thuộc quyền và
có nghĩa vụ phục dịch.
Vì thế, trong xã hội Thái lúc đó không có tầng lớp xã hội có thân phận
hoàn toàn tự do. Nếu một nô lệ may mắn được trả tự do thì ngay lập tức người
nô lệ đó được đặt trở lại vị trí trước đây trong làng bản để làm nghĩa vụ với
Nhà nước và với người chủ đang lãnh trách nhiệm bảo hộ họ như những
người nông dân khác.
Ở một quốc gia tồn tại cơ cấu kinh tế - xã hội như vậy, người Hoa di cư
đến đây rất dễ tìm kiếm cuộc sống. Ra nước ngoài, người Hoa siêng năng, cần
cù sẵn sàng làm việc để kiếm nguồn sống và họ rất chú ý cũng như rất có
năng khiếu trong lĩnh vực thương mại. Điều này hoàn toàn trái với tâm lý của
tầng lớp người Thái quý tộc là thích trở thành viên chức nhà nước. Trong khi
đó, người nông dân, nô lệ Thái bình thường lại xem hoạt động nông nghiệp là
việc vinh quang nhất “những người Thái, những người sản xuất nông nghiệp
do định mệnh địa lý và cũng do sở thích dân tộc luôn luôn khinh thường công
nghiệp và thương mại” [27;270]. Vì thế, họ sẵn sàng nhường cho người Hoa
và các ngoại kiều khác lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp.
Do nhu cầu lao động mà những lợi ích kinh tế của hoàng gia đòi hỏi
cùng với việc chính phủ Thái luôn coi những việc mà người Trung Quốc đang
làm ở đất nước họ chẳng vẻ vang gì. Vì vậy, chính phủ Thái cũng giành nhiều
ưu đãi cho người Hoa. Trong khi người Thái phải lao dịch mỗi năm 3 tháng
và phải đóng thuế thân 50 bath, thì người Hoa cứ 3 năm mới phải đóng cho
nhà nước Thái 4 bath [27;270 ].
Trong một môi trường chính trị, kinh tế và tâm lý như vậy, Thái Lan
trở thành vùng đất lý tưởng cho người Hoa di cư đến. Đến đất Thái, tùy theo
khả năng của mình mà người Hoa có thể được trưng dụng vào các tổ chức
kinh tế của Hoàng gia, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương, các xưởng thủ

25


×