Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

VAI TRÒ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, QUA THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.48 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THU HÀ

VAI TRÒ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ CÁC VỤ
ÁN HÌNH SỰ TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN, QUA THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2015

2


Công trình được hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế

Phản biện 1:.........................................................

Phản biện 2:.........................................................

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp


tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi ..... giờ ......., ngày ....... tháng ...... năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận văn


Tại Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trung Tâm Tư liệu – Đại học Quốc Gia Hà Nội

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của
tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Áp dụng
pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của tòa án phải tuân thủ đúng
các nguyên tắc cơ bản của xét xử hình sự, các nguyên tắc hiến định
đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và trong Bộ luật tố tụng
hình sự, Bộ luật hình sự, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền ở nước ta hiện nay.
Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của ngành Tòa án,
củng cố lòng tin của nhân dân là trách nhiệm, là thông điệp của
ngành tòa án mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Áp dụng pháp
luật trong xét xử vụ án hình sự đúng pháp luật để tạo lập niềm tin
của người dân vào công lý, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích chính
đáng của con người về tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém trong áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án

hình sự của tòa án do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Để góp phần nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
nhằm tăng cường vai trò của áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án
hình sự, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vai trò của áp dụng pháp luật
về xét xử các vụ án hình sự, trong bối cảnh xây dựng nhà nước
pháp quyền, qua thực tiễn Tòa án nhân dân thành phố Hải
phòng ” để làm luận văn cao học của mình
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề tài vai trò tòa
án, về áp dụng pháp luật trong dân sự, hôn nhân, gia đình, về xây
dựng đội ngũ thẩm phán về hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói
riêng. Có thể điểm qua một số công trình khoa học sau đây.
Luận văn cao học của tác giả Phan Huyền Ly về đề tài Vai
trò của tòa án trong nhà nước pháp quyền", bảo vệ tại Khoa Luật ,
ĐHQH HN năm 2012; Luận văn cao học về đề tài " Áp dụng pháp
luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân qua thực
tiễn của tòa án nhân dân tối cao", của tác giả Nguyễn Thị Hồng
1


Minh, đã bảo vệ tại Khoa Luật , ĐHQH HN năm 2014. Luận văn cao
học về đề tài " Xây dựng ý thức pháp luật của thẩm phán trong bối
cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay" của tác giả Trần thị Thanh
Bình, bảo vệ năm 2014. Luận án tiến sĩ của tác giả: Chu Thị Trang
Vân “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, năm 2009. Luận văn thạc sĩ
của tác giả Nguyễn Đức Hiệp “Áp dụng pháp luật trong hoạt động
xét xử án hình sự của Toà án nhân dân ở tỉnh Ninh Bình” năm 2004;
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Văn Kiểm: “Áp dụng pháp luật
trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh

Nam Định”, năm 2010; Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, “
Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách
tư pháp”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội năm 2009; tác
giả Đinh Văn Quế, bài viết “Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự,
những vấn đề lý luận và thực tiễn” vv...
Đây là những công trình có chất lượng cao, là nguồn tài liệu
để tác giả tham khảo cho việc thực hiện luận văn. Đồng thời tác giả
còn nghiên cứu các báo cáo thực tiễn của tòa án TP Hải phòng, các
bài viết, bài phát biểu của các lãnh đạo Đảng, nhà nước gần đây về
cải cách tư pháp, thi hành Hiến pháp năm 2013.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Mục đích.
Nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận về vai trò áp dụng
pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của tòa án nhân dân trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và thi hành
Hiến pháp năm 2013. Đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực
trạng ADPL về xét xử các vụ án hình sự của TAND.
3.2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong xét xử
các vụ án hình sự:
- Nghiên cứu đặc điểm, các giai đoạn của dụng pháp luật
trong xét xử các vụ án hình sự, vai trò của dụng pháp luật về xét xử
các vụ án hình sự của tòa án

2


- Nghiên cứu thực trạng dụng pháp luật về xét xử các vụ án
hình sự của tòa án nhân dân TP Hải phòng những năm gần đây.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường vai trò,

đảm bảo chất lượng dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của
tòa án
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò áp dụng về xét
xử các vụ án hình sự của tòa án
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Tác giả giới hạn phạm vi luận văn ở việc nghiên cứu những
vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá tổng quan về thực trạng, đề xuất
quan điểm, giải pháp áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng
hình sự mà không đi sâu vào nghiên cứu cụ thể việc áp dụng pháp
luật đối với các loại tội phạm cụ thể.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiếp cận trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lenin, các
quan điểm cảu Đảng ta về nhà nước pháp quyền, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của khoa học pháp lý. Các phương pháp được sử
dụng trong luận văn là: phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, so sánh, điều tra xã hội học.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, danh mục tài liệu tham
khảo và 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về vai trò áp dụng pháp luật về xét
xử các vụ án hình sự trong bối cảnh xây dựng nhà nước ở nước ta
hiện nay
Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án
hình sự, qua thực tiễn tòa án nhân dân thành phố Hải phòng

Chương 3. Quan điểm, giải pháp cơ bản đảm bảo vai trò
áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của tòa án nhân
dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam


3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VAI TRÒ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG BỐI CẢNH
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1.1.1. Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện
pháp luật
- Khái niệm và vai trò của thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích
làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành
những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật[3].
- Các hình thức thực hiện pháp luật
Có bốn hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật,
chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc
phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối vì các hình thức thực hiện
pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
- Tuân thủ pháp luật, còn gọi là tuân theo pháp luật, là một
hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm
chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.
- Thi hành pháp luật, còn gọi là chấp hành pháp luật, là
một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
- Sử dụng pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp
luật cho phép
- Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện
quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi
được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp
luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
4


1.1.2. Đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật được thực hiện bởi các
cơ quan có thẩm quyền, nhà chức trách trong các trường hợp
sau đây:
Thứ nhất, các biện pháp cưỡng chế hay các chế tài được
nhà nước áp dụng đối với các chủ thể có dấu hiệu vi phạm pháp
luật. Thứ hai, áp dụng pháp luật cần thiết khi các những quyền và
nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi,
chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. Sự tham gia từ phía
nhà nước (những cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền) là điều
kiện quyết định để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định của các chủ thể pháp luật. Thứ ba, cơ
quan nhà nước áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Thứ tư, áp dụng pháp
luật cần thiết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
- Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Là một hình thức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật có
những đặc điểm riêng bên cạnh những đặc điểm chung như các hình
thức pháp luật khác,

Thứ nhất, tính quyền lực nhà nước của áp dụng pháp

luật, thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo thủ
tục chặt chẽ do pháp luật quy định; t hứ ba, áp dụng pháp luật là
hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội nhất
định; thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.
1.2. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án
hình sự của tòa án nhân dân
1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự
của Tòa án nhân dân
Xét về bản chất, ADPL hình sự của Tòa án là một hình
thức áp dụng pháp luật do Tòa án tiến hành, áp dụng quy phạm
pháp luật tố tụng hình sự và quy phạm pháp luật hình sự để giải
quyết các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền và thực hiện một số
nhiệm vụ trong giai đoạn thi hành án hình sự.
5


1.2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân.
Hoạt động ADPL trong xét xử vụ án hình sự của tòa án có
những đặc điểm cơ bản sau:
Đặc điểm thứ nhất, áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ
án hình sự là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, nhân
danh công lý do Tòa án thực hiện
Đặc điểm thứ hai, áp dụng pháp luật hình sự của Toà án
nhân dân chủ yếu được tiến hành tại phiên tòa công khai.
Từ khi nhận được hồ sơ vụ án cho đến khi ban hành bản án,
quyết định. Có rất nhiều hoạt động để đảm bảo việc xét xử được độc
lâp, khách quan song có thể nói phiên tòa hình sự là nơi thể hiện các
giá trị dân chủ, nhân văn của nền tư pháp dân chủ, nơi các thẩm phán
là công việc “ ở đời và làm người “ như Bác Hồ đã từng căn dặn cán

bộ ngành tư pháp: “:" Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi
vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người , ở đời và
làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau
khổ, bị áp bức"[6].
Đặc điểm thứ ba, áp dụng pháp luật hình sự của Toà án
phải tuân thủ chặt chẽ về trình tự thủ tục do BLTTHS quy định.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của BLTTHS là cơ sở,
điều kiện bắt buộc để đảm bảo cho việc ADPL hình sự được chính
xác, khách quan. Trong áp dụng pháp luật tại Tòa án những người
tiến hành tố tụng phải hết sức vô tư, khách quan. Thẩm phán và hội
thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
Đặc điểm thứ tư, áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án
là quá trình cá biệt hoá những quy phạm pháp luật hình sự đối với
mỗi bị cáo.
Yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý được thể hiện trong
bản án của tòa án, việc lựa chọn mức xử phạt cho mỗi bị cáo trong
khoảng tối thiểu và tối đa của khung hình phạt đòi hỏi ở HĐXX đặc
biệt là đối với các thẩm phán năng lực chuyên môn, bản lĩnh nghề
nghiệp và đạo đức lương tâm.

6


1.3. Các giai đoạn áp dụng pháp luật về xét xử vụ án hình
sự của tòa án nhân dân
1.3.1. Áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND được
quy định tại “Phần thứ ba” từ điều 170 đến điều 229 của BLTTHS
2003. Xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do
Toà án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Giai đoạn chuẩn bị xét xử được quy định tại chương XVII,
từ điều 176 đến điều 183 BLTTHS 2003. Giai đoạn chuẩn bị xét xử
là thời gian từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án (thụ lý vụ án) đến trước
ngày khai mạc phiên tòa. Chất lượng, tính đắn của phiên tòa xét xử
phụ thuộc vào công tác chuẩn bị xét xử.
Giai đoạn xét xử tại phiên tòa sơ thẩm:
Giai đoạn này được tiến hành gồm các bước: thủ tục bắt đầu
phiên tòa; xét hỏi tại phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa; nghị án và
tuyên án.
Giai đoạn xét xử tại phiên tòa sơ thẩm có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc áp dụng pháp luật hình sự của TAND. Nội
dung vụ án được làm sáng tỏ tại phiên tòa, thẩm tra công khai những
tài liệu chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra, truy tố cũng như
chứng cứ mới tại phiên tòa.
- Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa:
+ Tranh luận tại phiên tòa.
Thủ tục tranh luận tại phiên tòa được quy định tại chương XXI
của BLTTHS 2003 từ Điều 217 đến điều 221.
+ Nghị án và tuyên án
Thủ tục nghị án và tuyên án được BLTTHS 2003 quy định tại
chương XXII từ Điều 222 đến Điều 229.
Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, được thể
hiện ở bản án của Hội đồng xét xử sơ thẩm trong đó xác định tội
7


danh và hình phạt đối với mỗi bị cáo. Hoạt động áp dụng pháp luật
trong xét xử vụ án hình sự của tòa án phải căn cứ và tuân thủ nghiêm

ngặt các quy định của BLHS, BLTTHS.
1.3.2. Áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm được quy định tại BLTTHS, từ Điều 230
đến điều 254. Bản án sơ thẩm chỉ có hiệu lực pháp luật sau một thời
gian nhất định (30 ngày, kể từ ngày tuyên án theo điều 234 BLTTHS
năm 2003 ). Khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị
kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật.
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc
xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị (theo quy định tại điều 230 của BLTTHS năm 2003).
Xét xử phúc thẩm có ý nghĩa quan trọng đảm bảo tính khách quan,
hợp pháp, tránh oan sai có thể xảy ra ở giai đoạn xét xử sơ thẩm,
đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

1.3.3. Áp dụng pháp luật của tòa án trong giai đoạn giám đốc thẩm,
tái thẩm các vụ án hình sự

- ADPL hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý nội dung vụ án hoặc vi
phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần phải kháng nghị hủy
bản án để xét xử lại. Thủ tục giám đốc thẩm được quy định từ
Điều 272 đến điều 289, chương XXX, Phần thứ sáu của
BLTTHS 20003.
- - ADPL hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm

Thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 290 đến Điều 300,
chương XXXI, BLTTHS 2003.Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối


8


với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện .
1.4. Vai trò của áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự
của Tòa án nhân dân trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt nam
1.4.1. Nhận thức chung về nhà nước pháp quyền
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến đã
thể hiện một cách toàn diện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của nhà
nước pháp quyền nói chung và nguyên tắc pháp quyền đối với tòa
án nói riêng. Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã được hình thành và
phát triển từ thời kỳ cổ đại và được bổ sung, phát triển trong thời kỳ
cận hiện đại.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tư tưởng về một nhà nước
hợp hiến, của dân do dân và vì dân, quyền con người, Người đã
khẳng định : “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề
khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người
là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp
bức.”[7]. “Nhà nước pháp quyền là tổ chức quyền lực chính trị
được tổ chức, vận hành trên cơ sở nguyên tắc phân công, kiểm soát
quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước bằng pháp luật,
thượng tôn pháp luật phù hợp lẽ phải, công bằng, vì lợi ích của con
người; nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và có các thiết chế pháp
lý hữu hiệu để bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền, tự do của con
người khỏi mọi sự xâm phạm, dân chủ hóa các lĩnh vực hoạt động
xã hội, mối quan hệ nhà nước và cá nhân mang tính chất bình đẳng,
trách nhiệm qua lại lẫn nhau [9]

1.4.2. Vai trò của áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án

hình sự của Tòa án nhân dân trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt nam
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định vai trò và cũng là trọng
trách lớn lao của tòa án nhân dân: TAND là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; nhiệm vụ của
Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà

9


nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ( khoản 1,
khoản 3 điều 102 Hiến pháp năm 2013).
Áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị,
tạo dựng môi trường pháp lý – xã hội ổn định, lành mạnh, an toàn
cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, hợp tác
quốc tế và phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận của vai
trò áp dụng pháp luật hình sự về xét xử các vụ án hình sự của tòa án,
nêu rõ khái niệm, các đặc trưng cơ bản và các giai đoạn của áp dụng
pháp luật hình sự trong xét xử các vụ án hình sự. Đồng thời phân
tích vai trò của vai trò áp dụng pháp luật hình sự về xét xử các vụ án
hình sự của tòa án trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và
bảo vệ quyền con người, hội nhập quốc tế. Luận án đã phân tích làm
rõ sự thể hiện vai trò của tòa án trong áp dụng pháp luật về xét xử
các vụ án hình sự, tránh oan sai và phải bảo đảm công lý, công bằng,
niềm tin của xã hội, góp phần thiết thực vào việc thi hành Hiến pháp

năm 2013.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ CÁC
VỤ ÁN HÌNH SỰ QUA THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hải
Phòng
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ
thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm
trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến
107005’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái
10


Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi
có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và
sông Thái Bình. Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km 2, tính đến tháng
12/2012, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư
thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành
phố đông dân thứ ba ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại 1
cấp quốc gia gồm bảy quận.
Về điều kiện kinh tế - xã hội: Hải Phòng là cảng biển lớn
nhất ở miền Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao
thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa
chính ra biển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối
quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang,
một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thành phố còn nhiều

hạn chế, yếu kém về xây dựng, phát triển đô thị , quản lý sử dụng đất
đai, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Hải
Phòng
Về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ: Cơ cấu tổ chức
của TAND Thành phố Hải Phòng được tổ chức theo cơ cấu của Tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có TAND
thành phố và 15 TAND quận, huyện trực thuộc.
Toà án nhân dân thành phố có: Ủy ban Thẩm phán; 05 toà
chuyên trách (Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động,
Tòa Hành chính) và bộ máy giúp việc. Tòa án nhân dân thành phố có
Chánh án, 03 Phó Chánh án, các Thẩm phán trung cấp, Hội thẩm
nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên và các chức danh khác.
Về số lượng biên chế: Theo Quyết định số 109/QĐ-TCCB
ngày 11/ 01/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, tổng số
biên chế của ngành Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng gồm có
252 người, trong đó có 99 Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ
cấp. Ngoài số biên chế trên, Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng còn
có đội ngũ Hội thẩm nhân dân bao gồm 302 người, trong đó có 35
HTND của Toà án thành phố và 267 HTND của các Toà án nhân dân
quận, huyện.

11


2.3. Kết quả áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
Về chất lượng xét xử
Việc xét xử các vụ án hình sự nhìn chung đảm bảo đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật. Năm 2011, trong điều kiện còn

nhiều khó khăn, số lượng án thụ lý tăng nhiều so với năm 2010.
Tổng số việc toàn ngành thụ lý 5140 vụ việc, đã giải quyết, xét xử
được 5029 vụ việc, đạt tỉ lệ 97,84%. So với năm 2010 thụ lý tăng
688 vụ, giải quyết tăng 644 vụ nhưng với tinh thần cố gắng quyết
tâm, Tòa án hai cấp đã tập trung cao cho công tác xét xử. Tỉ lệ, chất
lượng giải quyết, xét xử một số loại án tiếp tục được nâng lên.
Kết quả giải quyết, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm của ngành Toà án Hải Phòng và Tòa án nhân dân tối cao cho
thấy: đường lối giải quyết, xét xử các vụ án của ngành Tòa án Hải
Phòng là ổn định, nghiêm minh, đảm bảo khách quan, công bằng,
đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, cấp phúc thẩm cải sửa án sơ
thẩm chủ yếu là giảm hình phạt; tỉ lệ án hủy, cải sửa do lỗi chủ quan
của thẩm phán thấp hơn chỉ tiêu của ngành đề ra, không có vụ án nào
bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Các vụ án đều cơ bản xét
xử trong hạn luật định, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nhanh dưới
01 tháng kể từ khi thụ lý, các phiên tòa được tiến hành đảm bảo yêu
cầu của công tác cải cách tư pháp theo đúng tinh thần Nghị quyết
08/NQ-TW và Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị.
Năm 2012, tổng số các loại án thụ lý, giải quyết tăng cao so
với cùng kỳ. Tỷ lệ xét xử các loại án đạt 95,74%, Một số loại án đạt
tỷ lệ giải quyết, xét xử khá cao như án hình sự 98,6%, án hôn nhân
gia đình 97,1%. Đã kịp thời đưa ra xét xử nghiêm minh Vụ án Phạm
Thanh Bình và các bị cáo phạm tội “Cố ý làm trái các quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin. Kết quả giải
quyết, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm của ngành Toà
án Hải Phòng và Tòa án nhân dân tối cao cho thấy: đường lối giải
quyết, xét xử các vụ án của ngành Tòa án Hải Phòng là đảm bảo tính
nghiêm minh, khách quan, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật,
cấp phúc thẩm cải sửa án sơ thẩm chủ yếu là do xuất hiện tình tiết

mới; tỉ lệ án hủy, cải sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán thấp hơn chỉ
12


tiêu của ngành đề ra. Các vụ án đều cơ bản xét xử trong hạn luật
định, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nhanh dưới 01 tháng kể từ khi
thụ lý, các phiên tòa được tiến hành theo tinh thần cải cách tư pháp
được quy định tại Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị. Công tác
kiểm tra giám đốc, thi hành án hình sự có nhiều chuyển biến, đã tập
trung kiểm tra một số chuyên đề hồ sơ tạm đình chỉ giải quyết các
loại án, án quá thời hạn xét xử, kiểm tra rút kinh nghiệm về nội dung
thể thức văn bản tố tụng theo mẫu .
Năm 2013, số vụ án toàn ngành thụ lý tăng khá lớn (706 vụ)
trong khi số lượng biên chế không tăng, số biên chế thẩm phán Tòa
án thành phố giảm đáng kể (23 thẩm phán xuống 15 thẩm phán),
nhưng với tinh thần cố gắng nỗ lực, quyết tâm cao, toà án 02 cấp của
Hải Phòng đã tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết các loại án, tỷ lệ
giải quyết các loại án đều vượt chỉ tiêu thi đua của ngành đề ra. Đã
tập trung chỉ đạo xét xử thành công nhiều vụ án lớn, phức tạp (02 vụ
án hình sự xảy ra tại huyện Tiên Lãng. Chất lượng xét xử các loại án
được nâng lên. Tỷ lệ án hủy của toàn ngành thấp hơn nhiều so với tỷ
lệ cho phép của Tòa án nhân dân tối cao. Năm 2013, toàn ngành Tòa
án Hải Phòng bị hủy 37,5 vụ do lỗi chủ quan của thẩm phán/5.910
vụ, việc đã giải quyết xét xử, chiếm tỷ lệ 0,63%, giảm 0,15% so với
năm 2012. Các bản án bị cải sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán là
25,5 vụ/5.910 vụ, việc đã giải quyết xét xử, chiếm tỷ lệ 0,43%, giảm
0,19 % so với năm 2012. Trong đó án hình sự, án hành chính không
có án bị hủy. Án lao động Tòa án thành phố không có án hủy.
Không có án xử oan người vô tội, số bị cáo bị phạt tù cho
hưởng án treo 350 bị cáo, chiếm tỷ lệ 13,2%; số bị cáo được áp dụng

hình phạt cải tạo không giam giữ 295 bị cáo, chiếm tỷ lệ 11,2%;
không có trường hợp xử án treo, án cải tạo không giam giữ bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; các bị cáo phạm tội tham nhũng
được xét xử với mức án nghiêm minh, không có bị cáo nào được
hưởng án treo. Trong tổng số 30 vụ trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát
không có vụ nào trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát không được chấp nhận.
Các phiên tòa xét xử lưu động đều được phối hợp chặt chẽ với các
địa phương, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền đấu tranh phòng chống tội
phạm.
Năm 2013, Tòa án nhân dân thành phố đã tiến hành kiểm
tra, rà soát các vụ án để quá hạn luật định đồng thời chỉ đạo các đơn
vị trong toàn ngành khắc phục triệt để tình trạng án quá hạn luật
13


định, khắc phục cơ bản tình trạng án dân sự bị hủy đi hủy lại nhiều
lần, nhất là các vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm. Công tác kiểm tra giám đốc, thi hành án hình sự có
nhiều chuyển biến, đã tập trung kiểm tra một số chuyên đề án tồn
đọng, án quá hạn luật định, kỹ năng điều khiển phiên tòa, kỹ năng
viết bản án, hồ sơ tạm đình chỉ giải quyết các loại án, án treo, án cải
tạo không giam giữ.
Năm 2014, số vụ, việc thụ lý của Toà án hai cấp tăng nhiều
nhất trong 05 năm trở lại đây (1.463 vụ) trong khi số lượng biên chế
không tăng, định biên thẩm phán tiếp tục giảm ở Tòa án thành phố,
nhiều đồng chí thẩm phán phải tạm dừng xét xử chờ quyết định tái
bổ nhiệm, nhưng với tinh thần cố gắng nỗ lực, quyết tâm cao, Toà án
hai cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ, giải
pháp của năm. Các bản án, quyết định bị cải sửa do lỗi chủ quan của
thẩm phán là 42 vụ/7.347 vụ, việc đã giải quyết xét xử, chiếm tỷ lệ

0,57% (tỷ lệ cho phép của Toà án nhân dân tối cao đối với án cải sửa
do lỗi chủ quan là 4,2%).
Về những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong áp
dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
thành phố Hải phòng
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác năm 2011 của
ngành Tòa án Hải Phòng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Một
số vụ việc (nhất là vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, còn để
chậm về thời gian tố tụng). Một số bản án, quyết định bị hủy do lỗi
chủ quan của thẩm phán. Chất lượng giải quyết xét xử án dân sự tuy
đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số vụ án
dân sự tranh chấp kéo dài qua nhiều cấp xét xử vẫn chưa dứt điểm.
Một số tòa án quận, huyện khi xem xét đơn khởi kiện của người dân
chưa hướng dẫn tận tình, chu đáo, còn gây phiền hà. Trình độ cán bộ
thẩm phán nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Số cán bộ có
trình độ sau đại học còn thấp.
Năm 2013, ngành Toà án Hải Phòng vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế như: Chất lượng xét xử các loại án được nâng lên nhưng
chưa toàn diện. Chất lượng xét xử án dân sự chưa đáp ứng được yêu
cầu, tỷ lệ các vụ án dân sự bị hủy, bị cải sửa do lỗi chủ quan của
thẩm phán nhiều hơn các loại án khác. Vẫn còn tình trạng án tuyên
14


không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án, một số bản án,
quyết định sửa đổi, bổ sung không đúng quy định của pháp luật.
Công tác xét xử năm 2014, Toà án hai cấp vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế đó là: Chất lượng xét xử án dân sự tuy đã được nâng lên
nhưng chưa vững chắc, số lượng đơn thư khiếu nại theo trình tự giám
đốc thẩm còn nhiều. Chất lượng trang tụng tại phiên tòa tuy có nhiều

chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là các
phiên tòa xét xử án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành
chính. Một số thẩm phán kỹ năng điều khiển phiên tòa còn yếu, lúng
túng trước các tình huống luật sư đưa ra tại phiên tòa. Nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế chủ yếu là về khách quan: sự bất cập của
một số quy định, về chủ quan, do một só thẩm phán còn non yếu về
năng lực, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thực hiện thường xuyên
và phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã trình bầy những vấn đề cơ bản
của thực trạng áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự qua
thực tiễn tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Số liệu được thu thập từ năm 2010 cho đến năm 2014, bao
quát vè những kết quả mà ngành tòa án đã đạt được trong công tác
xét xử, áp dụng pháp luật vào xét xử các vụ án hình sự. Đồng thời
luận văn đã nêu rõ những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của
những hạn chế đó.
Trong nội dung bản toàn văn của luận văn, tác giả còn phân
tích về sự hạn chế, bất cập ngay chính trong các quy định của Bộ luật
hình sự. Đây là cơ sở thực tiến cho việc nghiên cứu quan điểm, giải
pháp đảm bảo chất lượng, vai trò của ADPL về xét xử các vụ án hình
sự
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VAI TRÒ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA
TOÀ ÁN NHÂN DÂN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
15



3.1. Quan điểm về đảm bảo vai trò áp dụng pháp luật về xét xử
các vụ án hình sự của tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người
Áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của tòa án
cần được thực hiện trên các quan điểm cơ bản như sau
3.1.1. Bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ
án hình sự của tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp,bảo vệ các quyền con người, quyền công dân
Mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta đến năm
2020 đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị là: xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ
nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là
những quan điểm, nhiệm vụ cơ bản mang tính nguyên tắc đối với cải
cách tư pháp, trong đó trọng tâm là công tác xét xử. Nguyên tắc và
yêu cầu của áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự hiện
nay là đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc hiến định theo Hiến
pháp năm 2013 và Luật tổ chức tòa án năm 2014 cùng các văn bản
luật trực tiếp là Bộ luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự.
- Bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử các
vụ án hình sự của tòa án nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của con người
Áp dụng pháp luật của tòa àn về xét xử các vụ án hình sự
không chỉ để bảo vệ quyền, lợi ích của các nhân, tổ chức trong xã hội
mà còn là cho bản thân những người liên quan trong từng vụ án theo
quy định của pháp luật. Tính đúng đắn, hợp pháp của áp dụng pháp
luật trong xét xử vụ án hình sự phải nhằm bảo đảm quyền bào chữa
của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được
bảo đảm. Người bị xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc
người khác bào chữa.
3.1.2. Bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,

phòng chống oan sai trong áp dụng pháp luật của tòa àn về xét
xử các vụ án hình sự
Phòng, chống oan sai trong tố tụng hình sự, trong xét xử nói
riêng hiện nay đã và đang được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt.
16


Phòng, chống oan sai là mục tiêu hàng đầu trong các giải pháp, biện
pháp, chương trình, kế hoạch được thực hiện khi tiến hành cải cách
tư pháp.
- Áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án hình sự đúng pháp
luật để tạo lập niềm tin của người dân vào công lý, bảo vệ, bảo
đảm quyền, lợi ích chính đáng của con người về tài sản, danh dự,
nhân phẩm, tính mạng.
3.1.3. Đảm bảo tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự, tính
công minh, dân chủ của phiên toà hình sự, tạo lập niềm tin của
người dân vào công lý, tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự
Đảm bảo tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự, tính
công minh, dân chủ của phiên toà hình sự. Hiến pháp năm 2013 đã
xác định rõ nét về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử để thể chế hóa
chiến lược cải cách tư pháp, đảm bảo tính dân chủ, công bằng trước
pháp luật giữa các tổ chức, cá nhân với các cơ quan chức năng làm
nhiệm vụ tư pháp. Việc tổ chức phiên toà xét xử đảm bảo tuân thủ
các yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW, xác định rõ
hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ,
nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét
xử, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng của hoạt động tư
pháp.
3.1.4. Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc xét xử hình sự trong áp

dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của tòa án
Hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự
của tòa án phải tuân thủ đúng các nguyên tắc cơ bản của xét xử hình
sự, các nguyên tắc hiến định đã được quy định trong Hiến pháp năm
2013 và trong BLHS, BLTTHS. Đặc biệt là các nguyên tắc mà Hiến
pháp năm 2013 đã có sự sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đã
3.1.5. Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự nhằm
tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo quyền giám sát của nhân dân, của các tổ chức chính trị, xã
hội

17


Thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử và công
luận, những sai phạm trong hoạt động xét xử sẽ được phát hiện kịp
thời và truy cứu trách nhiệm pháp lý theo đúng pháp luật, tạo lập
niềm tin của nhân dân vào tòa án, vào công lý, đảm bảo quyền tự do,
dân chủ và quyền con người trong hoạt động xét xử.
Bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án
hình sự của tòa án góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững
mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, thực hiện lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư pháp.
3.2. Các giải pháp bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật về xét
xử hình sự của tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự
Sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Bộ luật TTHS năm 2003 đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
26/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và thi hành Hiến
pháp năm 2013.
Hoàn thiện Bộ Luật Tố tụng hình sự để bảo vệ, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Tố tụng
hình sự là lĩnh vực pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt để bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, song cũng là lĩnh vực dễ xảy ra
sai sót, dễ xẩy ra “ sự va chạm mạnh giữa thực thi quyền lực của
Nhà nước, của cộng đồng với quyền, lợi ích của công dân, cá
nhân”[17]. Do vậy cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLTTHS theo
đúng các nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ, bảo đảm
quyền, lợi ích của con người, của công dân và bảo vệ được lợi ích
chung của cộng đồng.
Hoàn thiện các quy định về cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bào chữa và những biện
pháp cưỡng chế trong dự án Bộ luật Tố tụng Hình sự đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp
Hoàn thiện BLTTHS để đảm bảo thực hiện nguyên tắc Hiến
định về quyền bào chữa theo điều 31 Hiến pháp năm 2013: người bị
18


bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự
bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Hoàn thiện quy định về Bào chữa viên nhân dân, tránh
tình trạng chức danh Bào chữa viên nhân dân chỉ tồn tại trên
phương diện pháp lý và các quy định về luật sư phù hợp với Luật
luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012).
Quyền của bị cán, bị cáo đã được quy định trong pháp luật.

Các cơ quan có thẩm quyền cần phải thống nhất nhận thức về trách
nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
bị can, coi trọng quyền chứng minh của người bị buộc tội; không nên
xem đây là nghĩa vụ của họ. Bổ sung các quyền của bị can, bị cáo
theo hướng bảo đảm các quyền con người như quyền được im lặng,
quyền được thông báo và giải thích các quyền của được hưởng, đồng
thời quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người THTT trong việc bảo
đảm các quyền trên của bị can, bị cáo.
Cần kết hợp cả hai nguyên tắc tranh tụng và xét hỏi. Bởi vì
mỗi một mô hình tố tụng đều có những ưu điểm và hạn chế nhiều
hay ít, hơn nữa phải phù hợp với điều kiện thực tế cảu mỗi quốc gia.
Đồng thời, qua thực tiễn cho thấy, trong áp dụng pháp luật về xét xử
các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng
của công dân, bảo đảm công lý, tránh oan sai, dân chủ hóa hoạt động
tố tụng, cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội, cần thay
đổi nhận thức lâu nay về thực hành nguyên tắc này.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự nước ta cần phải được hoàn thiện đáp ứng
các nguyên tắccơ bản của nhà nước pháp quyền, bảo vệ, bảo đảm
quyền con người và yêu cầu cải cách tư pháp, nhằm hiện thực hóa
các nguyên tắc hiến định. Trong đó có định hướng đảm bảo tính
nhân văn trong quy định về hình phạt, về chính sách hình sự nói
chung. Việc sửa đổi Bộ luật Hình sự xuất phát từ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, các mối quan hệ đối nội và đối ngoại,
xu thế quốc tế hóa khu vực và toàn cầu, qua đó nhằm bảo vệ ngày
càng tốt hơn các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Cần
phải rà soát tổng thể lại các quy định của Bộ luật Hình sự, đánh giá
việc áp dụng pháp luật, cần phải hình sự hoá những hành vi vi phạm
pháp luật mới xuất hiện nhưng có tính nguy hiểm cho xã hội, phi
hình sự hóa những hành vi không còn tính nguy hiểm, không đến

19


mức bị coi là tội phạm hình sự để chuyển sang xử lý vi phạm hành
chính hoặc bằng biện pháp khác.
Tiếp cận quyền con người và dân chủ hóa các hoạt động xã
hội cũng cần đặc biệt quan tâm đến hiệu quả đấu tranh phòng chống
tội phạm đang gia tăng hiện nay. Do vậy cùng với định hướng nhân
đạo hóa, trong việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm hiện hành
là phải xem xét đến một số tội phạm mới và tính nghiêm minh của
chế tài kèm theo.
3.2.4. Giải pháp về công tác cán bộ
Xây dựng đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, đạo đức, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp
Yếu tố con người suy cho cùng là yếu tố cốt lõi, trong lĩnh
vực xét xử điều này lại càng có tầm quan trọng đặc biệt. Để chống
oan, sai trong hoạt động xét xử, cần đầu tư thỏa đáng cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao trách nhiệm, đạo
đức, bản lĩnh nghề nghiệp, nhận thức chính trị cho đội ngũ thẩm
phán, cán bộ lãnh đạo ngành tòa án cán bộ và hộ thẩm nhân dân.
Quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của thẩm phán, của
các cá nhân trong Hội đồng xét xử về phán quyết của mình, buộc họ
phải độc lập, công tâm, bảo vệ công lý, thực hiện đúng đắn quyền tư
pháp và nghiêm cấm các hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử.
Quan điểm về tư pháp độc lập, về đạo đức tư pháp của chủ tịch Hồ
Chí Minh chính là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức trong xã hội pháp quyền, dân chủ, nơi có
một nền tư pháp bảo vệ công lý, vì các quyền, lợi ích của con người.
Những quan điểm sâu sắc của Hồ Chí Minh về đạo đức người cán bộ
tư pháp có giá trị và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây

dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghế nghiệp và
trách nhiệm đạo đức của Thẩm phán được coi là điều kiện đảm bảo
cho tính đúng đắn trong áp dụng pháp luật, là cơ sở đạo đức nghề
nghiệp của Thẩm phán.
3.2.5. Tổng kết thực tiễn xét xử và bảo đảm áp dụng
thống nhất pháp luật
Cùng với trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức và bản
lĩnh nghề nghiệp của ngưới thẩm phán thì còn phải thực hiện thường
xuyên công tác tổng kết thực tiễn, kiểm tra giải quyết án hình sự của
cấp sơ thẩm; giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những bản án, quyết
20


định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị.
Thông qua công tác tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm, vướng
mắc trong thực tiễn xét xử thì mới có thể đưa ra những đánh giá
thực chất về sự chính xác, phù hợp thực tiễn của các quy phạm pháp
luật trong BLTTHS và BL HS.
3.2.6. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát đối với hoạt động
áp dụng pháp luật về xét xử các vụ án hình sự của tòa án
Tăng cường công tác giám sát việc xét xử của toà án cấp trên
đối với các toà án cấp dưới, bảo đảm điều kiện càn thiết cho người
dân và các tổ chức xã hội giám sát công tác xét xử các vụ án hình sự
của toàn án. Tòa án chủ động kiểm tra, tự rà soát theo trình tự kiểm
tra việc xét xử, chứ không đợi có đơn đề nghị của đương sự thì mới
xem xét.
3.2.7.Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo, trách nhiêm
của các tổ chức Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong
xét xử các vụ án hình sự của tòa án

Tăng cường vai trò và trách nhiệm chính trị, trách nhiệm
pháp lý của các tổ chức đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật về
xét xử các vụ án hính sự cảu tào án nhưng phải trên nguyên tắc độc
lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Tăng cường trách nhiệm
của các cấp ủy Đảng đối với áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ
án hình sự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 của luận văn tập trung phân tích về các
quan điểm và các giải pháp đảm bảo vai trò áp dụng pháp luật về xét
xử các vụ án hình sự của tòa án, đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp
quyền, cải cách tư pháp, thực hiện các nguyên tắc của nền tư pháp
dân chủ theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Tác giả đã trình bầy quan điểm cơ bản và các nhóm giải
pháp chủ yếu cần thực hiện. Theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong
hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam.

21


×