Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 23 36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.08 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON MAI DỊCH
------------0o0------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36
tháng thích hoạt động trong góc
tạo hình.

Họ và tên: Nguyễn Thanh Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị : Trường MN Mai Dịch


I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự
khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể
chất, năng lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có
quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu bản thân.
Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất,
phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều những gì
chúng thể hiện ở lớp, và để có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn
này, trẻ cần có môi trường học tập cho phép chúng được học tập
mọi lúc mọi nơi học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng
trí thông minh là chăm sóc, bảo vệ và kích thích trẻ trong quá
trình phát triển, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ cần có
kinh nghiệm học từ những ngày đầu tên của cuộc đời. Vì vậy sự
nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay từ những ngày sau
khi trẻ được sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều
sự âu yếm, kiên trì và hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha


mẹ, ông bà, cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy
nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của
mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ một tâm thế tốt khi ở
lớp, một khong khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này
giúp trẻ biết nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có
của mình, hứng thú nhận thức càng cao trẻ càng thể hiện rõ hơn
năng lực của bản thân. Thậm chí hứng thú có thể làm biến đổi
một cách đáng kể hiệu quả hoạt động của trẻ.


Đối với lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng thì hoạt động với đồ vật
là hoạt động mang tính chủ đạo. Chính những hoạt động này tạo
nên sự biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ làm cho các hoạt
động khác nhau mang một màu sắc riêng của nó. Trong trường
mầm non HĐVĐV luôn có sự hướng dẫn, tổ chức của cô giáo.
trẻ được học tập và tiếp thu tri thức dưới hình thức chơi mà học
– học mà chơi. Trên giờ học trẻ được học các kỹ năng còn trong
các giờ hoạt động khác trẻ được ứng dụng các kỹ năng đó.
Hoạt động ở các góc là hoạt động cá nhân hoặc một nhóm
trẻ nên trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động mà trẻ ưa thích, trẻ được
tự do giao tiếp, tự do kết bạn, tự do chọn đồ chơi, được trải
nghiệm cảm giác hứng thú qua các trò chơi giúp trẻ tự tin vào
bản thân mình.
Chính vì lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng thích hoạt động trong góc tạo
hình”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm tình hình.
Đầu năm lớp tôi có 50 trẻ – 04 giáo viên. Trong quá trình
chăm sóc và giáo dục trẻ chúng tôi đã gặp những thuận lợi và

khó khăn sau:
a) Thuận lợi.
- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất để phục
vụ cho việc nuôi dậy và chăm sóc trẻ.


- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức
chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn.
- Bản thân tôi là một giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng sư
phạm nhà trẻ mẫu giáo rất yêu nghề, mến trẻ.
- Phụ huynh rất nhiệt tình quan tâm đến tình hình học tập
của trẻ.
b) Khó khăn.
- Lớp có 90% trẻ mới đi học lần đầu chưa co ý thức, đa số
trẻ thích gì làm đấy, không có nề nếp trong mọi hoạt động.
- Trong giờ học trẻ còn có nhiều thói quen xấu như: không
tập trung vào bài dạy của cô, nói leo, nói trống không...
- Trong giờ hoạt động góc trẻ chơi chưa có mục đích,
nghịch phá đồ chơi, chạy lung tung...
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc
học của trẻ, họ cho rằng trẻ ở lứa tuổi này chỉ cần ăn được, ngủ
được là tốt rồi. Đặc biệt một số phụ huynh còn chưa có sự phối
hợp với giáo viên để nuôi dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
2. Một số biện pháp.
* Biện pháp 1: Xác định vị trí của góc tạo hình.
- Diện tích rộng phù hợp với đặc điểm của lớp học.
- Không gian thoáng để trẻ phát triển thị giác .
- Có khoảng không để trẻ được ngắm nhìn sự vật hiện
tượng xung quanh từ đó trẻ sẽ đưa vào các hoạt động của mình.



Ví dụ: Nên chọn góc tạo hình gần cửa sổ để có không gian
thoáng, đủ ánh sáng, có khoảng không để trẻ phát triển trí tưởng
tượng.
* Biện pháp 2:

Tìm ra những ngôn ngữ phù hợp để dẫn dắt trẻ

vào chơi.
- Nói những câu lý luận về tâm lý trẻ giúp trẻ hứng thú
tham gia trò chơi, thi chơi tại góc, rủ bạn khác cùng chơi.
* Biện pháp 3:

Sử dụng những đồ chơi gây hứng thú đối với

trẻ.
- Về màu sắc: Sử dụng ba màu cơ bản để trẻ dễ ràng nhận
biết ngoài ra còn mở rộng một số màu khác để trẻ nhận biệt
thêm.
- Chất liệu: Sử dụng nhiều chất liệu dễ kiếm dễ tìm.
- Đồ chơi đảm bảo tính giáo dục.
* Biện pháp 4:

Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.

- Chụp ảnh hoạt động của trẻ trong ngày.
- Trang trí lớp bằng sản phẩm của trẻ.
- Dùng chính đồ dùng mà trẻ mang đến cho trẻ chơi.
- Cho phụ huynh xem những sản phẩm tạo hình của trẻ mà
trẻ làm được trong giờ học.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Với những biện pháp như vậy đế cuối học kỳ một các cháu
lớp tôi đã thay đổi một cách rõ dệt trong nếp chơi, trẻ chơi
ngoan và rất hứng thú hoạt động ở góc tạo hình.
1) Đối với phụ huynh:


- 100% phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con
em mình.
- 100% phụ huynh đã có sự phối kết hợp với giáo viên để
chăm sóc và giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
2) Đối với trẻ:
- 9o% trẻ có nề nếp tốt trong mọi hoạt động.
- 85% trẻ thưc sự có hứng thú hoạt động tại góc tạo hình,
có nhiều sáng tạo.
- 15% trẻ tiếp thu còn hơi chậm, ít sáng tạo trong đó có
một số cháu còn nhỏ, mới đi học nên chưa có thức trong mọi
hoạt động
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thích
hợp, lớp tôi đã có một kết quả thật tốt. Có được kết quả như vậy
đó là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân kết hợp với sự giúp đỡ của
đồng nghiệp, ban Giám hiệu nhà trường luôn sát cánh cùng tôi
chỉnh sử những biện pháp , hình thức sao cho phù hợp với khả
năng nhận thức của trẻ. Có được những kết quả như vậy tôi đã
rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Bản thân giáo viên trong lớp luôn phải là tấm gương
sáng, mẫu mực từ lời nói, cử chỉ. Không phân biệt giữa các trẻ.
- Phối hợp với giáo viên trong lớp nghiêm túc thực hiện
quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ đảm bảo 100% giờ nào việc ấy.



- Yêu nghề, mến trẻ, tận tuỵ với công việc của mình, luôn
kiên trì tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, hình thức dạy trẻ
phù hợp có kết quả cao.
- Rèn kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc biệt quan tâm
đến trẻ chậm, trẻ cá biệt.
- Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh những
nội dung mà cô giáo và trẻ đã thực hiện ở lớp để cùng tìm ra
cách giải quyết tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm đã được triển khai ở lớp
tôi. Rất mong sự đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, các
bạn đồng nghiệp để công tác dạy trẻ được tốt hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
MN Mai Dịch, tháng 3 năm 2011
Giáo viên

Nguyễn Thanh Hương



×