Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.61 KB, 8 trang )

Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân
môn tập làm văn lớp 3

Người soạn: Đào Thị Tình


Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài:
Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, giao tiếp thường là một hoạt động
khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo. Nó tồn tại song song và ảnh hưởng to lớn
đến kết quả của những hoạt động đó. Có thể nói giao tiếp là hoạt động không thể
thiếu trong xã hội. Trong xã hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau. Nhu
cầu đó cũng giống như các nhu cầu khác giao tiếp cũng như ăn, mặc, ở, hít thở
không khí, rất quan trọng và cần thiết. Nhờ hoạt động giao tiếp, con người có thể
trao đổi thông tin tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp ...có thể nói giao tiếp là một
trong những điều kiện quan trọng để con người và xã hội loài người phát triển.
Từ xa xưa tới nay, con người đã sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau để
thực hiện hoạt động giao tiếp. Mỗi loại phương tiện đều có ưu điểm và nhược điểm
riêng, song phương tiện giao tiếp đặc trưng và hiệu quả của loài người là ngôn
ngữ...
Ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự
trưởng thành của mỗi con người nói riêng và sự phát triển của loài người nói
chung. Khi mới sinh ra con người chưa có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ .


Trong quá trình trưởng thành, mỗi con người phải tự tích luỹ dần vốn ngôn
ngữ cho bản thân. Vốn ngôn ngữ này phải được bồi dưỡng, rèn luyện ngay từ khi
còn nhỏ và nhà trường chính là nơi cung cấp ngôn ngữ cho trẻ một cách có hệ


Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

thống nhất. Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là rèn luyện cho học
sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện học tập và giao tiếp.
Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếng
trong nhà trường.
Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học nói riêng có
nhiều đổi mới về mục tiêu dạy học và được cụ thể hoá bằng sự đổi mới về nội
dung, phương pháp dạy học.
Trong quá trình đổi mới này, định hướng giao tiếp (hay còn gọi là dạy học
phát triển lời nói) được đặc biệt quan tâm, được coi là nguyên tắc trung tâm của
dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Từ năm 2002 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt mới đã được đưa vào sử dụng
đại trà đến nay đã được thực hiện ở các lớp. Việc sử dụng bộ sách mới này, bước
đầu cho thấy những kết quả khả quan, quan điểm giao tiếp trong dạy học đã bước
đầu được khẳng định là định hướng dạy học tích cực.
Phân môn Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, so với
các phân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức
ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà học sinh được học. Nhiệm vụ chủ yếu
của phân môn này là rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh ra các ngôn bản nói
và ngôn bản viết. Trong chương trình Tiếng Việt 3, cả hai dạng kỹ năng này đều
được quan tâm một cách thích đáng thông qua hệ thống bài tập rất phong phú và đa
dạng, có nhiều ưu điểm, phù hợp với mục tiêu của môn học và của phân môn.
Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận rằng hiện nay việc dạy học Tập làm văn

ở trường tiểu học còn hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lý do
của hiện tượng này là do đa số các giáo viên chưa định hình được phương pháp
giảng dạy cũng như trình tự tiến hành một bài Tập làm văn như thế nào cho phù


Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

hợp với mục tiêu và nội dung của bài đặt ra. Bên cạnh đó học sinh tiểu học là
những đối tượng có năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của
các em cũng phát triển chưa cao. Nhiều em còn dùng từ sai, câu sai, hoặc hoạt
động của các em còn chưa phù hợp với hoàn cảnh mục đích giao tiếp hoặc chưa
đúng phương cách chức năng. Hiện tượng này khiến cho các em gặp nhiều khó
khăn trong hoạt động học tập và giao tiếp. Các em phải được thực hiện các hoạt
động nói năng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Môn Tập làm văn nói riêng
và môn Tiếng Việt nói chung được coi là một giải pháp hiệu quả để thực hiện
nhiệm vụ này.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết của việc
dạy học rèn kĩ năng nghe nói trong phân môn Tiếng Việt ở tiểu học và cũng do tính
cấp thiết của vấn đề này mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Rèn kỹ năng nghe
nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
I. 2. Mục đích nghiên cứu:
Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này giúp cho giáo viên đat jđược những
mục đích sau:
Giúp giáo viên nắm chắc các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn
Tập làm văn lớp 3.
+ Giúp giáo viên có kinh nghiệm dạy các bài tập phát triển lời nói trong
phân môn Tập làm văn lớp 3 đạt hiệu quả cao.
I.3. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian nghiên cứu từ học kỳ I năm học 2008 – 2009 làm đềcương

bước 1.
+ Giữa học kỳ II năm học 2009 - 2010đến hết năm học viết bài.
+ Hoàn thành đề tài và nộp vào ngày 23/5 năm học 2010.


Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

- Địa điểm nghiên cứu là học sinh lớp 3A trường Tiểu học An Sinh A- Đông
Triều - Quảng Ninh.
I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn.
- Nghiên cứu những vấn đề về mặt lý luận.
- Mục tiêu của bộ môn Tiếng Việt lớp 3.
- Phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt trong phân môn Tập làm văn lớp 3.
Nghiên cứu những vấn đề về mặt thực tiễn.
- Nghiên cứu chương trình phân môn Tập làm văn và SGK Tiếng Việt 3.
- Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của các thực trạng đó.
- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi với các giáo viên trực tiếp dạy lớp ba để rút
ra nhận xét, đánh giá.

II. Phần nội dung
II.1. Chương 1: Tổng quan.
II.1.1. Cơ sở lý luận.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng
ở Tiểu học.
Theo quyết định ngày 09/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
chương trình tiểu học chính thức được áp dụng trong cả nước, trong đó có quy định
rõ mục tiêu đối với từng môn học ở tiểu học.



Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có mục tiêu chính nhằm hướng tới phát triển
một lời nói cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp của các em. Mục tiêu này
được thể hiện cụ thể như sau:
Về kiến thức: Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ
giản về Tiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Bên cạnh đó
cung cấp những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn
học của Việt Nam và nước ngoài.
Về kỹ năng: Hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng sử dụng
Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện cá thao tác tư
duy của học sinh (Phân tích, tổng hợp, khái quát hệ thống...) và góp phần nâng cao
phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức.
Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy của học sinh, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng
Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam và xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, thông qua việc cung cấp những tri thức về Tiếng Việt, môn Tiếng
Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng nhằm phát triển ở học sinh
những kỷ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp.
Hay nói cách khác, mục tiêu lớn nhất của phân môn Tập làm văn là nhằm phát
triển lời nói cho học sinh, phục vụ cho các hoạt động học tập, giao tiếp. Đây chính
là cơ sở quan trọng đầu tiên để chúng ta có thể đưa ra dạng bài tập rèn kĩ năng
nghe nói trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học cụ thể là ở lớp 3.
Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm
mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho



Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".
Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

học sinh. Chẳng hạn trong phân môn Tập làm văn bài tập rèn kĩ năng nghe nói đều
nhằm đưa học sinh vào các tình huống giao tiếp cụ thể giúp cho cá em có nhiều cơ
hội rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt phải tổ chức tốt hoạt động nói năng của
học sinh nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở
Tiểu học, người ta chủ trương lấy hoạt động giao tiếp vừa làm mục đích, vừa làm
cách thức dạy học. Nói cách khác, đó là dạy học để giao tiếp và bằng giao tiếp.
Việc dạy học sinh giao tiếp bằng Tiếng Việt nhằm hai mục đích:
- Giúp học sinh hiểu được lời nói hoặc bài viết sẵn có và phải diễn đạt bằng
lời hoặc bằng chữ, sự hiểu biết của bản thân theo một yêu cầu đặt ra trước.
- Để đạt được hai mục đích này thì ngữ liệu dạy Tiếng Việt không chỉ gồm
những bài sẵn có trong tài liệu học tập của học sinh mà còn bao gồm cả những lời
nói, bài nói, bài viết do các em tạo ra. Điều đó có nghĩa là học sinh không chỉ học
sử dụng Tiếng Việt thông qua các tài liệu do nhà trường cung cấp mà còn học
trong quá trình các em giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội.
Mặt khác, trong văn học bao giờ cũng chứa đựng những giá trị văn hoá của
Việt Nam và thế giới như: văn hoá tinh thần, văn hoá ứng xử...Vì vậy, trong quá
trình dạy học Tiếng Việt cần cho học sinh từng bước nhận biết được cái chân, cái
thiện, cái mỹ trong các bài trích tác phẩm văn học, nhận biết được cái giá trị văn
hoá ứng xử của dân tộc cũng như vẻ đẹp của Tiếng Việt khi giao tiếp. Có như vậy
thì học sinh mới yêu quý, tôn trọng sự trong sáng của Tiếng Việt và sử dụng Tiếng
Việt làm công cụ giao tiếp một cách có hiệu quả nhất.
Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt, chú ý những đặc điểm
tâm, sinh lý của học sinh.


Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3".

Đào Thị Tình- Tiểu học An Sinh

Với học sinh tiểu học trước khi đến trường các em đã nắm hai dạng hoạt
động của nói và nghe các em đã có một vốn từ, một số quy tắc ngữ pháp nhất định
và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp ở mức độ tự giác còn thấp. Việc dạy
môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học cần khai thác vốn Tiếng Việt ở các em trong khâu
lựa chọn nội dung tổ chức và học để tránh sự nhàm chán ở các em. Giáo viên cần
từng bước giúp học sinh ý thức hoá và hoàn thiện điều mà các em đã biết cung cấp
cho các em những tri thức, kĩ năng mới một cách tiết kiệm thời gian mà vẫn hữu
hiệu.
Để thực hiện điều này, trong quá trình dạy học cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Giáo viên cần điều tra nắm vững vốn Tiếng Việt của học sinh theo từng lớp,
từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung kế hoạch và phương pháp dạy học.
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, theo từng lớp, từng vùng
khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch, giáo viên cần hệ thống hoá, phát huy
những năng lực tích cực của học sinh, hạn chế và xoá bỏ những tiêu cực về lời nói
của các em trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học Tiếng Việt cũng cần chú ý đến những
đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh để đảm bảo tính vừa sức của các em. Tâm lý
học khẳng định ở mỗi độ tuổi, học sinh chỉ có thể nhận thức được hoặc làm được
một số việc nhất định. Vì vậy, khi xây dựng các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong
phân môn Tập làm văn lớp 3 phải thích hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu
học. Chẳng hạn, bài tập đưa ra phải có yêu cầu rõ rằng, đặt học sinh vào một tình
huống giao tiếp cụ thể và thích hợp với lứa tuổi của các em như: Chào hỏi, giới
thiệu, cảm ơn, xin lỗi....



×