Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tìm hiểu về Tập đoàn samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.54 KB, 22 trang )

Câu 2: Tiềm hiểu về khu công nghiệp Sam sung.
I. Giới thiệu về tập đoàn Sam Sung.
Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼성 (Romaja: "Samseong", phiên âm
chuẩn: "Xam-xâng"); Hanja: 三星; âm Hán Việt: "Tam Tinh" -nghĩa là "3 ngôi
sao"), là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại
Samsung Town, Seoul. Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới
thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại (chaebol) lớn nhất Hàn Quốc.
Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, được khởi đầu là
một công ty buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các
ngành nghề bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và
bán lẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60,
xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm
1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ,
Hansol. Từ thập kỉ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập
trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ
yếu vào doanh thu của tập đoàn.
Samsung hiện là tập đoàn tư nhân lớn và lâu đời nhất tại Hàn Quốc và là
một trong những tập đoàn lớn trên thế giới. Tập đoàn Hàn Quốc này đầu tư trên
nhiều lĩnh vực như điện tử, dịch vụ tài chính, máy móc, hoá chất, thương mại
dịch vụ nhưng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất
bán dẫn. Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm :
Samsung Electronics (công ty điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và
lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012)
Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh
thu năm 2010).
Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn
thứ 13 và 36 thế giới).
Doanh thu của Samsung hiện nay đã bằng 1/4 tổng giá trị sản phẩm của
nền kinh tế Hàn Quốc. Theo báo cáo tài chính năm 2012, doanh thu ròng của
tập đoàn đã là 268.8 tỷ USD. Đặc biệt, Samsung Electronics, bộ phận đầu tàu
của tập đoàn đã mang lại doanh thu và lợi nhuận kỉ lục cho tập đoàn xứ kim chi,




thu về doanh thu lên đến 190 tỉ USD chỉ trong năm 2013, bằng tổng doanh thu
của Microsoft, Google, Amazon và Facebook.
Một Công ty hàng đầu về kỹ thuật số, một công dân quốc tế có trách
nhiệm, một tập đoàn đa năng, một doanh nghiệp có đạo đức,… SAMSUNG là
tất cả và còn hơn thế nữa. Tại TẬP ĐOÀN SAMSUNG (SAMSUNG GROUP)
và SAMSUNG ĐIỆN TỬ (SAMSUNG ELECTRONICS), các sản phẩm, nguồn
nhân lực và phương pháp kinh doanh được xây dựng và duy trì chuẩn cao nhất,
SAMSUNG đã đóng góp một cách hiệu quả cho một Thế giới tốt đẹp hơn.

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO Samsung - ông Lee Kun-hee (ở
giữa).
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO tập
đoàn Samsung là ông Lee Kun-hee (người con thứ ba của nhà sáng lập Samsung
Lee Byung-chul). Ông sở hữu khối tài sản lên tới hơn 12 tỷ USD và vị trí thứ 41
trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới năm 2013 của tạp chí
Forbes. Lee Kun-hee là người đã đưa ra nhiều chương trình mục tiêu giúp hình
thành lên tầm nhìn lâu dài của tập đoàn.


Samsung hiện có ba đồng CEO làm việc ở các mảng kinh doanh khác
nhau, trong đó có Choi Gee-sung (mảng phương tiện kỹ thuật số) và Jong-Kyun
Shin (mảng di động).

Tổng giám đốc Samsung Việt Han Myong-sup.
Tổng giám đốc Samsung Việt Nam là Ông Han Myong-sup, Ông sinh năm
1957, có bằng cử nhân kỹ sư điện tử và thạc sỹ quản trị kinh doanh, bắt đầu làm
việc cho Samsung Electronics từ năm 1984, từng trải qua các cấp bậc cương vị
công tác khác nhau trong Tập đoàn. Trước khi sang Việt Nam, ông Han Myongsup cũng đã có 3,5 năm đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc khối Dự án Camera

của Samsung Electronics.

II. Dự án của Samsung
Tại Việt Nam, Hiện Samsung là một trong những nhà đầu tư nướcngoài
lớn nhất tại Việt Nam, với hai nhà máy đang hoạt động là nhà máy sản xuất điện
thọai tại Bắc Ninh (công ty SEV), nhà máy sản xuất tại Thủ Đức – TP Hồ Chí
Minh (công ty Samsung Vina); và một nhà máy sản xuất đồ công nghệ cao tại
Thái Nguyên (SEVT).


Các nhà máy của Samsung Việt Nam được đặt tại 2 Khu tổ hợp là
Samsung Electronics Việt Nam (SEV) với diện tích 110ha ở Yên Phong, Bắc
Ninh; và Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) với diện tích
170ha ở Phổ Yên, Thái Nguyên.
1. Giới thiệu về Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV).
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), trụ sở tại Khu công
nghiệp Yên Phong I, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là thành
viên của tập đoàn Điện tử Samsung, Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di
động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao. Tại Việt Nam, SEV được đánh
giá là một trong những công ty có môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất;
chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu
quả làm việc và tăng cường sự gắn bó của các thành viên.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, Công ty TNHH Samsung
Eletronics Việt Nam (SEV) đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất
định và đang là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành
công nhất tại Việt Nam. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, mốc kim ngạch xuất
khẩu trong năm 2011 của SEV đạt gần 6 tỉ USD, đóng góp khoảng 6% tổng
doanh thu xuất khẩu trong năm 2011 của Việt Nam. Với kết quả này, SEV đã
từng bước thực hiện sứ mệnh của mình là góp phần vào sự phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam, giúp thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt - Hàn.
SEV là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất

trên Thế giới với dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín. Sản phẩm của SEV
được xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó có
hơn 55,2% sản phẩm được bán trên thị trường châu Âu, thị trường luôn được
xem là khắt khe và khó tính nhất hiện nay. SEV đặt mục tiêu trở thành một
trong những Công ty được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam và tiếp tục góp phần
đưa Samsung trở thành thương hiệu được yêu thích nhất của người tiêu dùng.


Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
2. Giới thiệu về Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái
Nguyên (SEVT).
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), có
trụ sở tại Khu Công nghiệp Yên bình, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (cách
Thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km) được khởi công xây dựng vào ngày
25/3/2013 và bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 3 /2014. SEVT có tổng vốn đầu
tư gần 5 tỷ USD, thu hút gần 60.000 lao động vào cuối năm 2015; dự kiến đến
năm 2016, Tổ hợp công nghệ Samsung Thái Nguyên sẽ thu hút 80.000 lao
động.
SEV và SEVT là 2 Khu tổ hợp sản xuất điện thoại di động lớn nhất của
Tập đoàn Samsung trên toàn thế giới, có dây chuyền sản xuất khép kín từ linh
kiện cho đến sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm được xuất khẩu tới 52 quốc gia và
vùng lãnh thổ. SEV và SEVT là những dự án đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại
Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam cùng với Hàn Quốc, Trung quốc, Ấn độ và
Brazil trở thành những mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của
Samsung.Với năng lực sản xuất 150 triệu sản phẩm 1 năm, hai Nhà máy SEV
và SEVT đang cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng điện thoại của Samsung
trên toàn thế giới.


Trong những tháng 4,5,6,7/2015 SEVT đã sản xuất và tiêu thụ trên 4,4

triệu chiếc điện thoại thông minh, hơn 1,7 triệu chiếc máy tính bảng các loại.
Trong tổng sản lượng điện thoại thông minh sản xuất hàng tháng, luôn có gần
60% là điện thoại thông minh 3G, còn lại là 3G. Đối với máy tính bảng thì
khoảng 40% là loại 3G, còn lại là 2G. Ngoài ra hàng tháng, Công ty cũng sản
xuất và tiêu thụ thêm khoảng từ 25 đến 30.000 chiếc bao da ốp lưng điện thoại
di động. Dự kiến doanh thu xuất khẩu năm 2015 đạt 35 tỷ USD.

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên
4. Giới thiệu về Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Samsung tại
Việt Nam.
SVMC là trung tâm Nghiên cứu và phát triển lớn nhất của Samsung tại
khu vực Đông Nam Á. Được thành lập năm 2012, nguồn nhân lực của SVMC
hiện có hơn 1.200 kĩ sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển phần mềm điện
thoại di động, trong đó có nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ được Đào tạo chuyên sâu ở
nước ngoài. Trụ sở chính của SVMC được đặt tại Tòa nhà PVI, số 168, Trần
Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.
SVMC kỳ vọng viết nên một trang mới trong lịch sử phát triển ngành
công nghiệp Công nghệ Thông tin của Việt Nam. Để đạt điều này, SVMC hiểu
con người là yếu tố quyết định. Vì thế, SVMC luôn chủ động phát triển con
người toàn diện, vững về năng lực chuyên môn và chuyên nghiệp trong phong
cách làm việc.


III. Lý do Samsung chuyển các nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam.
Đã từ lâu, người ta vẫn nghĩ rằng nguồn nhân công rẻ mạt và dồi dào của
Trung Quốc là nguyên nhân chính giúp cho Samsung trở thành nhà sản xuất
điện thoại lớn nhất thế giới. Tuy vậy, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của thị
trường smartphone cao cấp sụt giảm, Samsung sẽ sớm chuyển sang Việt Nam,
nơi tiền lương còn thấp hơn cả Trung Quốc nhằm bảo toàn tỉ lệ lợi nhuận.
Xu hướng các công ty chuyển từ Trung Quốc đến Việt Nam có lẽ sẽ gia

tăng trong ít nhất là 2 – 3 năm tới, do giá nhân công tại Trung Quốc cao
hơn, ông Lee Jung Soon, người lãnh đạo đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp tại Văn
phòng Thương Mại Hàn Quốc (KOTRA) đặt tại thành phố Hồ Chí Minh cho
biết. "Việt Nam đang trở nên mạnh mẽ trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp.
Sau đây là lý do chính dẫn tới việc Samsung rời Trung Quốc để chuyển
đến Việt Nam:
1. Nhân công Việt Nam rẻ bằng 1/3 Trung Quốc.
Vào Trung Quốc năm 1992, Samsung hiện có 13 nhà máy sản xuất và 7
phòng nghiên cứu tại đây, theo báo cáo hồi tháng 6 của hãng. Hơn 45.000 lao
động tại Trung Quốc tương đương 19% nhân viên Samsung trên toàn cầu. Đây
là tỷ lệ lao động nước ngoài lớn nhất của hãng, Bloomberg cho biết.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc đã khiến lương
nhân công tại đây tăng đáng kể. Theo khảo sát năm 2012 của Tổ chức Xúc tiến
Thương mại Nhật Bản (JETRO), lương trung bình một tháng của công nhân nhà
máy tại Bắc Kinh (Trung Quốc) là 466 USD, hơn gấp ba lần tại Hà Nội (145
USD).
Samsung đưa ra lý do là do chi phí lao động tại Việt Nam thấp hơn để
tránh lợi nhuận bị sụt giảm do tăng trưởng doanh số smartphone cao cấp chậm
lại.
Khi nhà máy trị giá 2 tỷ USD đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm 2015,
40% lượng smartphone của Samsung sẽ được sản xuất tại Việt Nam đem lại
phần lớn lợi nhuận cho công ty này. Theo một thông báo trên website, nhà máy
thứ 2 của Samsung dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2 năm sau.


Samsung đã vượt qua Apple để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động
lớn nhất thế giới với những sản phẩm có giá từ 150 USD - 900 USD.
Do lợi nhuận từ smartphone cao cấp sụt giảm và các hãng điện thoại Trung
Quốc giảm giá sản phẩm, Samsung đã cùng với Nokia Oyj và Intel Corp chuyển
nhà máy sang Việt Nam, nơi có mức lương chỉ bằng 1/3 Trung Quốc.

Theo ông Lee Jung Soon, Phòng xúc tiến Thương mại Đầu tư Hàn Quốc
tại TP.HCM, "Xu hướng các công ty chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt
Nam sẽ tăng lên trong 2-3 năm tới do chi phí lao động của Trung Quốc cao hơn
Việt Nam. Việt Nam đang thực sự đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành công
nghệ".
2. Thuế thấp
Nhưng có lẽ, còn một nguyên nhân khác hấp dẫn sự đầu tư của Samsung
vào Việt Nam còn do những ưu đãi lớn từ thuế.
Đầu tư vào Việt Nam, Samsung Electronics đã đề xuất với Chính phủ Việt
Nam công nhận công ty con tại Bắc Ninh – Samsung Electronics Việt Nam là
doanh nghiệp (DN) công nghệ cao.
Điều này có nghĩa Samsung muốn hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà
đầu tư tại Việt Nam với mức thuế thu nhập DN chỉ 10% cho suốt quá trình triển
khai dự án. Cùng với đó là 4 năm đầu miễn thuế và 9 năm tiếp theo được giảm
50% số thuế thu nhập DN.
Nếu theo đúng Luật Công nghệ cao, Samsung Electronics Việt Nam, vào
lúc đó chưa đủ tiêu chuẩn để được công nhận là DN công nghệ cao, vì Điều 18
của Luật quy định rõ rằng, DN chỉ được xét duyệt là DN công nghệ cao sau khi
đã hoạt động ít nhất 3 năm.
Samsung Electronics Việt Nam khi đó mới chỉ hoạt động được có 1 năm.
Hơn nữa, DN còn phải đáp ứng các tiêu chí về hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D), như là chi phí dành cho hoạt động R&D trong 3 năm đó phải
tương đương 1% doanh thu và số nhân viên làm việc liên quan đến các hoạt
động R&D phải chiếm 5% tổng số lao động.
Một điều nữa cần phải nói là nếu xét về danh mục sản phẩm để được công
nhận là sản phẩm công nghệ cao theo Luật Công nghệ cao thì sản phẩm điện


thoại di động do Samsung sản xuất cũng không nằm trong danh mục công nghệ
cao.

Mặc dù vậy, sau hai năm đàm phán với các cơ quan Chính phủ, Samsung
Electronics Việt Nam đã chính thức được công nhận là DN công nghệ cao.
Những ưu đãi về thuế đó sau này cũng được dành cho phần đầu tư mở rộng trị
giá 830 triệu USD tại Bắc Ninh và đầu tư mới 2 tỷ USD tại Thái Nguyên của
Tập đoàn Samsung.
Trường hợp của Samsung đã mở đường cho một số tập đoàn đa quốc gia
khác đề xuất với Chính phủ được hưởng những ưu đãi cao nhất về thuế khi đầu
tư vào Việt Nam. Tập đoàn Nokia là một trong số đó.
Năm 2011, Nokia tuyên bố đóng cửa một số nhà máy tại châu Âu và mở
rộng sản xuất tại châu Á, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên khi vào Việt Nam,
Nokia cũng yêu cầu được hưởng ưu đãi giống như Samsung. Đây được coi là
điều kiện tiên quyết để công ty sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới
này xây dựng nhà máy sản xuất có vốn hơn 300 triệu USD tại Bắc Ninh. Và sau
1 năm đàm phán, cuối cùng Nokia cũng đã có được điều mình muốn.
Như vậy, trong khi các nhà đầu tư khác phải đóng mức thuế thu nhập DN
là 25% trước đây và 20% khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi Luật Thuế thu
nhập DN, thì các công ty điện thoại như Sam Sung, Nokia... lại được miễn thuế
trong vòng 4 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập DN trong 9 năm tiếp theo.
3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) gia tăng
Hiện nay chính phủ Việt Nam đã thông qua các dự án đầu tư nước ngoài có
tổng trị giá 13,8 tỉ USD tăng 73% so với năm ngoái. Trong số này, thì Hàn
Quốc dẫn đầu với 3,66 tỉ USD nguồn vốn đầu tư. Kế đến là các nước khác, đơn
cử như công ty sản xuất vi xử lý Intel lớn nhất Việt Nam đã mở cửa một nhà
máy lắp ráp với chi phí 1 tỉ USD tại khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh năm
2010. Tập đoàn Nokia thì xây dựng nhà máy và đưa vào hoạt động ở gần Hà
Nội. Trong khi đó thì LG đối thủ của Samsung cũng đến từ Hàn Quốc cũng
đang xây dựng một nhà máy có diện tích 400.000 m2 để sản xuất TV và đồ gia
dụng. Điều này cho thấy rất nhiều tập đoàn quốc tế đang dần chuyển văn
phòng và nhà máy đến Việt nam nhờ vào chính sách thu hút vốn đầu tư của nhà
nước trong những năm gần đây.



4. Tốc độ tăng trưởng kỉ lục của Trung Quốc khiến chi phí nhân công
trở nên đắt đỏ.
Theo báo cáo của Samsung tung ra vào tháng 6, sau khi đặt chân vào
Trung Quốc vào năm 1992, Samsung giờ đã có 13 địa điểm sản xuất và 7 phòng
nghiên cứu đặt tại quốc gia này. Nhân công của Samsung tại Trung Quốc đạt
45.660 người, chiếm 19% tổng nhân lực toàn cầu của Samsung Electronics và
cũng là nguồn nhân công lớn nhất của Samsung ngoài Hàn Quốc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỉ lục đã biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế
lớn thứ 2 thế giới và cũng đã khiến giá nhân công tăng cao, bao gồm cả các
công việc cấp thấp. Theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại
Nhật Bản JETRO, lương căn bản của công nhân nhà máy tại Bắc Kinh là 466
USD (9,8 triệu đồng), trong khi tại Hà Nội chỉ là vào khoảng 3 triệu đồng.
Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế khá mạnh tại Trung Quốc đã giúp tạo
ra một nhóm người tiêu dùng tiềm năng lớn cho Samsung, khách hàng luôn
muốn sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn. Những tính năng vốn được dành riêng
cho điện thoại cao cấp, ví dụ như màn hình độ phân giải HD và vi xử lý tốc độ
cao, giờ đã có mặt trên cả điện thoại giá rẻ.
Vào năm ngoái, Trung Quốc cũng đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường
smartphone lớn nhất thế giới, và doanh số tại đây sẽ đạt 350 triệu đơn vị vào
năm 2015 – cao gấp đôi nhu cầu của thị trường Mỹ. Con số này được công ty
phân tích tài chính IDC đưa ra. Theo IDC, tại Trung Quốc 3/4 số điện thoại
được bán ra có giá thấp hơn 250 USD (5,3 triệu đồng), tức là chỉ tương đương
với 1/5 giá điện thoại tại Mỹ.
5. Nhiều ưu đãi tại Việt Nam.
Theo thông tin của chính quyền địa phương khu công nghiệp Yên Bình
tỉnh Thái Nguyên thì trong vòng 4 năm Samsung sẽ được miễn thuế, đồng thời
giảm 50% tiền thuế trong vòng 12 năm tiếp theo. Ngoài ra, một nhà máy khác
của Samsung chuyên sản xuất các module camera và mạch điện được đầu tư 1,2

tỉ USD sẽ được giảm 1/2 tiền thuê cơ sở vật chất giống như các nhà máy khác
của Samsung. Với chính sách ưu đãi của chính phủ Việt Nam dành cho tập đoàn
Samsung thì ngoài việc tập đoàn này được các khoảng lợi về thuế thì ở chiều
ngược lại Samsung sẽ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đồng thời
phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí và đóng tàu. Do đó,


chắc chắn trong tương lai nhiều nhà máy của Samsung chuyển văn phòng
và chuyển nhà trọn gói từ Trung Quốc về Việt Nam ngày càng nhiều.
Doanh số smartphone toàn cầu sẽ tăng gấp đôi và đạt 1,7 tỉ đơn vị vào năm
2017, khi giá trung bình của điện thoại giảm từ 337 USD (7,1 triệu đồng) xuống
còn 265 USD (5,6 triệu đồng), dựa theo tuyên bố của IDC vào ngày 26/11.
Luật lệ của cuộc chơi đang bị thay đổi thành: liệu bạn có thể giành được
bao nhiêu thị phần từ đối thủ, Hong Sung Ho, một nhà phân tích tại công ty
LIG, Seoul khẳng định. Rất nhiều công ty giờ phải đau đầu tìm cách giảm chi
phí sản xuất.
Nhà máy của Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên sẽ
được miễn thuế trong vòng 4 năm, được giảm 50% thuế trong vòng 12 năm tiếp
theo, dựa theo website của chính quyền địa phương.
Một nhà máy khác, có trị giá 1,2 tỉ USD vừa được thông báo xác nhận, sẽ
sản xuất các module camera và mạch điện sẽ được giảm 1/2 tiền thuê cơ sở vật
chất giống như các nhà máy khác của Samsung. Theo tuyên bố của Samsung,
nhờ vào "mối quan hệ đối tác chiến lược", Samsung sẽ giúp Việt Nam xây dựng
cơ sở hạ tầng xã hội, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như
dầu khí và đóng tàu.
6. Gần với Hàn Quốc.
Cổ phiếu của Samsung đã sụt giảm 7,4% trong năm nay, và năm 2013 sẽ là
năm đầu tiên công ty Hàn Quốc chứng kiến cổ phiếu sụt giá kể từ năm 2008.
Trong khi cả Ấn Độ và Indonesia đều có thể thu hút Samsung nhờ giảm
thuế và chi phí nhân công thấp, vị trí gần với các nhà máy có sẵn của Samsung

tại Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ là một lợi thế của Việt Nam – theo ông Thân
Trọng Phúc, giám đốc điều hành quĩ DFJ VinaCapital LP.
"Các nước khác có thể đưa ra các ưu đãi ngang bằng hoặc thậm chí là
vượt cả Việt Nam, nhưng Việt Nam ở rất gần với chuỗi cung ứng của Samsung.
Bạn có thể thấy các công ty Hàn Quốc ở bất cứ đâu tại Việt Nam", ông Phúc
khẳng định.
7. Sức cuốn hút của Trung Quốc trong vai trò nơi sản xuất cho các
tập đoàn lớn đang ngày càng giảm dần: nhiều tập đoàn quốc tế đã rời khỏi


đất nước này năm 2014 và chuyển đến Việt Nam, Indonesia hay các quốc
gia khác.
Samsung, Nokia và Nike là 3 ông lớn đã chuyển cơ sở sản xuất do tăng chi
phí lao động và giảm lợi ích từ thuế. Thời gian gần đây, xu thế này ngày càng rõ
ràng.
Vào ngày 17/12/2014, Microsoft tuyên bố rằng các cơ sở của điện thoại
Nokia đã được đóng cửa ở Bắc Kinh và Đông Quan (Quảng Đông) vào cuối
năm. Một phần thiết bị và máy móc sản xuất sẽ được chuyển về cơ sở mới ở
Việt Nam.
8. Nhật Bản quay về nước.
Hãng Panasonic thông báo năm 2014 rằng nhà máy sản xuất máy giặt và lò
vi sóng sẽ được chuyển lại về Nhật Bản. Người khổng lồ hàng điện máy này của
Nhật Bản cũng chấm dứt sản xuất TV ở Trung Quốc.
Hãng sản xuất điện máy TDK cũng chuyển một phần về lại Nhật, còn hãng
Sharp thì tuyên bố sẽ sản xuất TV, màn hình LED và máy lạnh ở Nhật.
9. Việt Nam: điểm đến được quan tâm.
Nike – hãng sản xuất giày thể thao của Mỹ, nhà cung cấp của Apple – công
ty Foxconn của Đài Loan và hãng Samsung đang chuẩn bị xây dựng những nhà
máy mới ở Ấn Độ và Đông Nam Á, cùng lúc sửa soạn đóng cửa những cơ sở ở
Trung Quốc.

Theo các báo cáo, Samsung Media Việt Nam đã đầu tư tổng cộng 11 tỉ đôla Mỹ vào nhiều dự án tại Việt Nam năm 2014.
Vào tháng 2/2014, Foxconn đã kí thỏa thuận khung đầu tư vào Indonesia
để chuẩn bị xây dựng một dây chuyền sản xuất trị giá 1 tỉ đô-la.
Từ tháng 10/2013, Nokia đã mở một nhà máy điện thoại mới ở Việt Nam
trị giá 300 triệu đô-la. Tương tự, Panasonic và LG cũng đã đầu tư vài trăm triệu
đô-la tại Việt Nam.
Intel đã xây dựng cơ sở lắp ráp rộng 46.000 m2 trị giá 1 tỉ đô-la. Những
công ty này đều đã dần dần chuyển ra khỏi Trung Quốc.
10. Ảnh hưởng dây chuyền lên kinh tế địa phương tại Trung Quốc


Xu hướng này đã tăng đáng kể tỉ lệ thất nghiệp cho Trung Quốc. Nếu một
nhà máy bị chuyển đi, thì cả một dây chuyền các nhà cung cấp và các công ty
hợp tác kinh doanh cũng bị ảnh hưởng.
Ví dụ như các công ty vận tải và lau dọn, các công ty cung ứng dịch vụ ăn
uống.
Riêng việc Nokia đóng cửa đã làm cho 9.000 người bị mất việc trực tiếp,
kèm theo gần 100 công ty nhỏ ở Đông Quan phải giải thể. Các công ty này
trước đây hợp tác với Nokia.
Theo thống kê chính thức năm 2010, có đến 45 triệu người ở Trung Quốc
đang làm việc cho các công ty lớn nhỏ do nước ngoài đầu tư.
IV. Vì sao chọn Việt Nam?
Lao động ở Việt Nam dồi dào, có kỹ năng và chi phí thấp được xem là lý
do quan trọng cho sự lựa chọn của Samsung. Mức lương trung bình mà
Samsung trả một nữ công nhân đã tốt nghiệp THPT (bao gồm cả phụ cấp làm
thêm giờ) vào khoảng 353 đô la Mỹ/tháng, chưa bằng 1/10 mức trả lương công
nhân Hàn Quốc. Năm 2012, Samsung thuê gần 20.000 công nhân ở Việt Nam
trong khi chỉ tuyển thêm được 175 người làm việc tại nhà máy ở Gumi, bởi ở
Hàn Quốc, người tìm việc thường muốn làm tại Seoul và trong ngành dịch vụ.
Trong khi đó, lao động ở Việt Nam có thể bắt kịp yêu cầu chỉ sau ba tháng được

đào tạo, và họ cũng sẵn lòng làm thêm giờ.
Một lý do nữa, Samsung nhận được nhiều ưu đãi lớn tại Việt Nam. Ngoài
việc được cấp miễn phí 112 héc ta đất, công ty không phải trả một đồng thuế thu
nhập doanh nghiệp nào trong suốt bốn năm đầu tiên và tiếp tục được hưởng
chính sách thuế ưu đãi trong những năm tiếp theo. Nếu so với mức thuế
22%/năm mà Samsung phải đóng ở Hàn Quốc, những ưu đãi này giúp tập đoàn
tiết kiệm được một khoản khổng lồ. Samsung còn được miễn thuế nhập khẩu và
thuế giá trị gia tăng; chỉ bị thu một nửa tiền điện, nước và cước viễn thông.
Không chỉ Samsung, nhiều tập đoàn đa quốc gia khác cũng chọn Việt Nam
làm điểm đến đầu tư khi vấp phải những thay đổi bất lợi về kinh tế vĩ mô ở
Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nóng đưa Trung Quốc trở thành
siêu cường kinh tế, đứng thứ hai thế giới, đồng thời đẩy cao thu nhập công
nhân. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tiền


lương bình quân của một công nhân ở Hà Nội là 145 đô la Mỹ/tháng, thấp hơn
3,2 lần so với mức 466 đô la Mỹ của một công nhân ở Bắc Kinh. Ngoài ra, chi
phí điện nước ở Việt Nam cũng rẻ hơn. Chính phủ Việt Nam lại đang tích cực
mời gọi sự đầu tư của các công ty công nghệ với nhiều ưu đãi.
Một điều quan trọng là cho đến nay, Việt Nam hầu như chưa có sự ràng
buộc nào đối với việc di chuyển dây chuyền sản xuất từ các nhà máy nước
ngoài vào trong nước. Giới phân tích nhận định Việt Nam tương đối “mở” so
với một số nước khác trong vấn đề này.
Việt Nam cũng đang trở nên cạnh tranh hơn trước thềm hội nhập đầy đủ
vào Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, bên cạnh tiến trình thương
thảo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến hoàn tất vào cuối
năm nay. Từ đây, hàng xuất xứ từ Việt Nam sẽ tỏa đi nhiều thị trường trên thế
giới.
Trên thực tế, với sự góp mặt của các tập đoàn công nghệ điện tử lớn như
Intel, Samsung, Nokia, Canon, Panasonic, LG..., những năm gần đây, ngành

công nghiệp điện tử Việt Nam đã có bước đột phá mạnh mẽ trong cơ cấu các
ngành công nghiệp.
V. Vì sao Samsung chọn Thái Nguyên?
Có lẽ đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra ngay từ lúc Samsung vừa đặt
chân đến tỉnh Thái nguyên, nhưng phải đến nay, khi Dự án đầu tư trị giá hàng tỷ
USD của Tập đoàn này đã hiện hữu tại huyện Phổ Yên, câu trả lời mới thực sự
rõ ràng và thuyết phục. Có nhiều lý do khiến Samsung lựa chọn Thái Nguyên để
đầu tư một dự án rất lớn.
Như chúng ta đã biết, Samsung là một thương hiệu toàn cầu, lại đang có
những sản phẩm nổi trội trên thị trường, phù hợp với thị hiếu thời thượng của
người tiêu dùng, nhất là hệ thống các sản phẩm điện tử thông minh. Có mặt tại
Việt Nam khoảng 5 năm nay, tập trung đầu tư chủ yếu tại Bắc Ninh, nhưng Tập
đoàn này đã gặt hái được rất nhiều thành công. Từ nhu cầu rất cao của thị
trường nên Samsung rất muốn mở rộng quy mô và đẩy nhanh tiến độ đầu tư.
Bởi vậy, sau Bắc Ninh, Samsung quyết định đầu tư thêm một số khu tổ hợp điện
tử nữa tại các địa phương lân cận. Sau khi làm các bước khảo sát cẩn trọng tại
nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực, cuối cùng Samsung đã chọn Thái Nguyên.


Khi Samsung đang triển khai dự án đầu tư tại tỉnh Thái nguyên, điểm đầu
tiên mà doanh nghiệp quan tâm chính là vị trí địa lý, hạ tầng giao thông và mặt
bằng dự án. Và Thái Nguyên đã đáp ứng rất tốt những điều kiện này. Từ lúc
Samsung có ý định định đầu tư tại Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình I (Phổ
Yên) thì tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua đây đang chuẩn
bị hoàn thành. Từ KCN này đến Trung tâm Thủ đô Hà Nội và ra sân bay Quốc
tế Nội Bài theo đường cao tốc chỉ mất 30 đến 40 phút chạy xe. Hơn nữa, Thái
Nguyên đang được quy hoạch là một trong 5 đô thị lớn của khu vực (gồm Hà
Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), có hệ thống giao thông
kết nối rất thuận lợi. Về mặt bằng, KCN Yên Bình I nằm trong dự án Tổ hợp
Khu đô thị công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình với diện tích hàng

nghìn héc-ta, được Công ty CP Đầu tư và Phát triển Yên Bình xây dựng hạ tầng
khá bài bản trên cơ sở giải phóng và bàn giao mặt bằng nhanh chóng. Ngoài ra,
hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào KCN Yên Bình I gồm đường gom, trạm điện,
viễn thông, cấp nước... do tỉnh đầu tư rất bài bản và đầy đủ.
Một điểm mấu chốt khiến Samsung có mặt tại tỉnh Thái nguyên chính là
được địa phương đồng ý đề xuất Chính phủ cho phép tiếp tục được áp dụng các
chính sách ưu đãi đặc biệt như với Samsung Bắc Ninh. Cụ thể là được hưởng ưu
đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 10% (các doanh nghiệp khác là
25%) trong 30 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động; miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm tới 50% số
thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, một số khoản thuế, phí khác liên
quan đến hoạt động đầu tư của Samsung cũng được ưu tiên miễn, giảm. Trong
một cuộc trao đổi với các doanh nghiệp vốn FDI về chính sách thu hút đầu tư
của tỉnh, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBDN tỉnh
khẳng định: Thái Nguyên luôn khao khát thu hút, mời gọi đầu tư để tăng trưởng
kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Với quan điểm "3 thân thiện" (trong đó có
thân thiện với doanh nghiệp) xuyên suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và điều
hành của tỉnh đã như một cánh cửa rộng mở chào đón các doanh nghiệp, nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
Giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn cũng là một trong những ưu
điểm của tỉnh khiến Samsung quyết định đầu tư vào Thái Nguyên một nhà máy
điện tử lớn nhất từ trước đến nay. Theo ông Trần Văn Long, Phó trưởng Ban


Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thì với dự án Samsung, các thủ tục đều được
giải quyết nhanh chóng ngay từ việc chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy
chứng nhận đầu tư đến giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng... Sau này khi chính
thức triển khai dự án tại Phổ Yên, lãnh đạo Samsung Thái Nguyên mới chia sẻ
rằng, mục tiêu số 1 của họ chính là đạt tiến độ đầu tư nhanh nhất, bởi thị trường
đang rộng mở, sức cạnh tranh cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm của Samsung

trên toàn cầu lớn. Thủ tục được giải quyết nhanh sẽ giúp Tập đoàn không chỉ
tiết kiệm được thời gian, chi phí mà còn mang lại cơ hội rất lớn trong thâm nhập
và chiếm lĩnh thị trường.
Samsung nhắm đến tỉnh ta còn bởi một lý do hết sức quan trọng nữa liên
quan đến nguồn nhân lực. Tập đoàn này biết rằng, Thái Nguyên là một trong
những trung tâm về giáo dục, đào tạo của cả nước với lực lượng lao động dồi
dào và có trình độ. Hơn nữa, Thái Nguyên lại là giao điểm của các tỉnh có
nguồn lực lao động ổn định như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Và thực tế thì Samsung đã không nhìn nhầm
bởi hiện nay nhu cầu về lao động của đơn vị này ở Thái Nguyên đã cơ bản được
đáp ứng, trong đó lao động là người địa phương chiếm số đông. Đến hết tháng
10-2014, tỉnh ta và các địa phương lân cận đã đáp ứng cho Samsung tới trên 28
nghìn lao động và sẽ là khoảng 60 nghìn lao động trong năm 2015.
Một điều kiện quan trọng nữa chính là tiềm năng phát triển của ngành công
nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh. Chúng ta đều biết, là một Tập đoàn lớn,
Samsung rất cần các nhà sản xuất thứ cấp đi kèm để cung cấp các linh kiện phụ
trợ, gia công lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Chúng ta quy hoạch tới 6 khu công
nghiệp tập trung nên sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp cho
Samsung. Hơn nữa, ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh đã phát triển từ khá
sớm với gần 20 nhà máy cơ khí chế tạo lớn nhỏ, trong đó có những đơn vị đang
thực hiện gia công đều đặn cho các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc
(Nhà máy Diezel, Phụ tùng máy số 1, Cơ khí Phổ Yên...). Samsung rất mong
muốn có những nhà cung cấp linh, phụ kiện là doanh nghiệp địa phương. Trong
một cuộc hội thảo của Samsung gần đây, lãnh đạo Tập đoàn này có gợi ý về
việc sẽ chọn nhà cung cấp linh, phụ kiện tại tỉnh ta, trong đó cho biết, nếu trình
độ doanh nghiệp của chúng ta chưa thể đáp ứng là nhà cung cấp cấp 1, trực tiếp
với cho Samsung thì có thể là nhà cung cấp cấp 2, tức là qua các nhà cung cấp
thứ cấp cho Samsung...



VI. CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM THÁI
NGUYÊN
Tên giao dịch: SEVT
Mã số thuế: 4601124536
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Yên Bình, Phường Đồng Tiến, Thị xã Phổ Yên,
Tỉnh Thái Nguyên
Đại diện pháp luật: Kim Dongwook
Ngày cấp giấy phép: 19/03/2013
Ngày hoạt động: 01/10/2013 (Đã hoạt động 3 năm)
Điện thoại: 02803576888
Công ty Samsung Điện tử Việt Nam Thái Nguyên (viết tắt là SEVT), trụ
sở tại Khu Công nghiệp Yên Bình 1, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên là một
doanh nghiệp của Hàn Quốc, chuyên sản xuất và lắp ráp Điện thoại di
động và các linh kiện điện tử công nghệ cao.
Ngày 2/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho
Công ty TNHH Samsung Electro – Mechanics Vietnam, một dự án mới của Tập
đoàn Samsung với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD.

Công ty TNHH Samsung Electro – Mechanics Vietnam là một công ty con
của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc, chuyên sản xuất và lắp ráp các linh kiện
điện tử kỹ thuật cao như bảng mạch in kết nối mật độ cao HDI và các linh kiện


phụ tùng cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao và các
thiết bị điện và điện tử khác.
Dự án sẽ được triển khai tại Khu Công nghiệp Yên Bình I, trên diện tích
khoảng 30 ha. Theo kế hoạch, đơn vị sẽ triển khai đầu tư dự án trong vòng 4
năm, và thời gian thuê đất để sản xuất là 50 năm.
Phát biểu tại lễ ký, ông Seung Moryu, Tổng giám đốc Công ty TNHH
Samsung Electro – Mechanics Vietnam đã bày tỏ sự vui mừng và cảm ơn lãnh

đạo tỉnh Thái Nguyên và các sở, ngành chức năng của tỉnh đã tạo điều kiện
thuận lợi về thủ tục pháp lý cho dự án. Ông cũng mong muốn trong suốt quá
trình triển khai dự án và sản xuất kinh doanh tại Thái Nguyên, đơn vị luôn nhận
được sự hợp tác và tạo điều kiện của tỉnh để hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị phát triển.
Trong một diễn biến liên quan, tuần trước Thái Nguyên đã tổ chức Hội
thảo khoa học về đầu tư nước ngoài vào Thái Nguyên. Bên lề hội thảo, Chủ tịch
UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Dương Ngọc Long cho biết ngoài dự án
Samsung Electro – Mechanics Vietnam, từ nay đến cuối năm Thái Nguyên có
thể thu hút thêm được khoảng 2 tỷ USD vào Khu công nghiệp Yên Bình, nâng
tổng vốn đầu tư đăng ký tại KCN này lên hơn 5 tỷ USD.
Vào tháng 3-2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)
đã tổ chức khởi công xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên trị
giá 2 tỉ USD. Nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm
công nghệ cao này được xây dựng trên diện tích khoảng 100 ha.


Lễ khởi công Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên cuối tháng
3/2013.
Không chỉ đầu tư sản xuất với những sản phẩm điện thoại, máy tính bảng
mới nhất, Samsung đang tỏ ra quyết tâm đầu tư lớn vào Việt Nam với những dự
án lớn cả về vốn và công nghệ. Cụ thể, bên cạnh hai dự án nhà máy nói trên, dự
án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch có vốn đầu tư 1,2 tỉ USD tại khu tổ hợp
công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT) của Công ty Samsung Electro –
Mechanics thuộc Tập đoàn điện tử Samsung cũng được cấp giấy chứng nhận
đầu tư. Dự án sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp này nhằm phục
vụ cho khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT) – nơi sẽ
chuyên sản xuất các thiết bị di động gồm điện thoại di động, smart phone, máy
tính bảng…
VII. Chính sách ưu đãi Dự án Samsung.



Samsung sẽ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt 4 năm
đầu tiên, chỉ phải trả một nửa thuế trong 12 năm tiếp theo và hàng loạt ưu đãi
thuế quan khác.
Dự tính khi khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên hoạt động toàn phần
vào năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất hơn 80% số điện thoại di động của
Samsung.
Thậm chí sau khi Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái
Nguyên cho biết sẽ đầu tư 3 tỷ USD vào giai đoạn 2 - Tổ hợp công nghệ cao
Samsung Thái Nguyên (SEVT2), tập đoàn này cũng kiến nghị được hưởng thêm
những ưu đãi đầu tư đặc biệt mới.
Cụ thể Samsung đề nghị được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 10% trong 30 năm kể từ năm đầu tiên công ty có doanh thu từ dự án;
miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và
giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, Samsung đề xuất được giảm tiếp
50% tiền thuế trong 3 năm nữa.
Ưu đãi thuế này sẽ được áp dụng cho cả tổ hợp, bao gồm cả dự án sản xuất
các bộ vi xử lý và mạch tích hợp của Công ty Samsung Electro-Mechanics Co.,
Ltd và 2 dự án công nghệ cao của hai công ty con khác thuộc Tập đoàn
Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình.
Ngoài ưu đãi về thuế nêu trên, Samsung cũng được hỗ trợ tiền thuê hạ
tầng, với việc được hỗ trợ 50% tiền thuê hạ tầng cho dự án Tổ hợp công nghệ
cao Samsung Thái Nguyên trên tổng diện tích tối đa là 100 ha.
Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi lớn Samsung. Họ cấp
miễn phí cho Samsung 112 ha đất. Về thuế doanh nghiệp, công ty không phải
trả một đồng nào trong suốt 4 năm đầu tiên. Qua giai đoạn này, Samsung chỉ
phải đóng 5%/năm cho 12 năm tiếp theo và 10%/năm cho kỳ 34 năm sau đó.
Nếu so với mức thuế 22%/năm mà Samsung phải đóng ở Hàn Quốc, tập đoàn
tiết kiệm được một khoản khổng lồ.

Đồng thời, Chính phủ Việt Nam không chỉ miễn thuế nhập khẩu và thuế
giá trị gia tăng mà chỉ thu một nửa tiền điện, nước và cước viễn thông đối với
Samsung.


VIII. Việt Nam được hưởng lợi gì từ Sam sung.
Hiện tại, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ thu hút đầu tư FDI
có giá trị gia tăng thấp sang FDI có giá trị gia tăng cao. Và không có nghi ngờ
gì khi nói rằng các công ty như Intel, Samsung, Nokia hay LG sẽ giúp điền tên
Việt Nam vào trong chuỗi cung ứng công nghệ cao, và cũng giúp Việt Nam thu
hút nhiều hơn nữa các công ty công nghệ trên thế giới.
Samsung là một ví dụ. Tính đến tháng 8/2012, dự án của Samsung tại Bắc
Ninh đã thu hút 53 công ty vệ tinh nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam nhằm
cung cấp sản phẩm thiết bị cho Samsung, với tổng mức đầu tư là 350 triệu USD,
theo một báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh. Tính đến năm 2015, tập đoàn này
dự kiến sẽ phải cần tới 96 công ty vệ tinh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp
thiết bị và một số lượng tương tự các công ty trong nước.
Ngoài ra, các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ sẽ giúp Việt Nam
chuyển đổi cấu trúc của nền kinh tế nhanh hơn. Năm ngoái, lần đầu tiên doanh
số xuất khẩu các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính, thiết bị
điện tử đạt mức 21,5 tỷ USD, cao hơn cả doanh số xuất khẩu của các sản phẩm
may mặc, giày dép và nông sản. Doanh số xuất khẩu các sản phẩm điện tử tăng
tới 97,7% so với năm 2011.
Một lợi ích nữa mà các dự án này mang lại đó là việc làm. Trong bối cảnh
kinh tế khó khăn và các DN trong nước đang phải vật lộn để duy trì sản xuất,
đây lại là một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ riêng nhà
máySamsung Bắc Ninh đã tạo ra 23.000 việc làm tính đến cuối năm ngoái. Tập
đoàn này cũng tuyên bố sẽ tuyển hàng chục nghìn lao động cho nhà máy tại
Thái Nguyên.
Trong khi đó Nokia cũng thông báo cần sử dụng tới 10.000 lao động cho

nhà máy tại Bắc Ninh khi nhà máy này đi vào hoạt động.
Năm 2013, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) là doanh nghiệp xuất
khẩu hàng đầu Việt Nam với kim ngạch đạt 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trước đó, năm 2012, SEV cũng đã xuất xưởng hơn 100 triệu sản
phẩm/năm, 97% được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, trong đó có các thị trường quan trọng như Bắc Mỹ, khối EU, Trung Đông,


Nga và các nước châu Á. Kim ngạch xuất khẩu 12,6 tỷ USD, chiếm 11% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong tương lai gần, tổng sản lượng sản xuất thiết bị di động tại
Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng thiết bị di động của
Samsung trên toàn cầu
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, tại cuộc làm việc với Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện Samsung Thái Nguyên (SEVT) cho biết, sau
gần 1 tháng hoạt động, đến hết tháng 3/2014, SEVT đã xuất khẩu được 90 triệu
USD các sản phẩm điện thoại di động.
Theo kế hoạch, đến cuối năm nay, công ty sẽ nâng công suất nâng từ 2
triệu sản phẩm/tháng lúc bắt đầu sản xuất lên 9 triệu sản phẩm/tháng. Hiện tại,
lượng cán bộ, công nhân ở SEVT đã tăng từ 5.000 người lên 10.500 người.
Ước tính, năm 2014, cả hai nhà máy của Samsung ở Việt Nam sẽ xuất
khẩu khoảng 35 tỷ USD sản phẩm điện thoại di động các loại.



×