Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã hướng đạo, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.15 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ TUYẾT

NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN XÃ HƢỚNG ĐẠO,
HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN
NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học
Th.S Phạm Thị Thúy Vân

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, và sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn Th.S Phạm Thị Thúy Vân tôi
đã thực hiện đề tài “Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã
Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Th.S Phạm Thị Thúy Vân, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Giáo dục chính trị,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và
truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập, nghiên cứu và rèn luyện


tại trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất
mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này, đước hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô
Th.S Phạm Thị Thúy Vân. Tôi xin cam đoan đây là công trình ngiên cứu
của riêng tôi.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC .................................... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 6
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ............................................... 10

Chƣơng 2. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC NÂNG CAO
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CÁC CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN XÃ HƢỚNG ĐẠO,
HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY ............................... 28
2.1. Đặc điểm và nhân tố tác động đến cán bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................. 28
2.2. Thực trạng đạo đức trong cán bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay ........................................................................ 32
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 44
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền
tảng của người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách
sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong
suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng
đạo đức do mình đặt ra.
Khi bàn về vai trò quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng, đạo
đức là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người và đối với cá
nhân con người xã hội. Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng đạo
đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và Người yêu cầu phải luôn xây dựng
Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức là văn minh. Như Người
thường nói: Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông,
tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì
không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất và thiếu một đức thì
không thành người. Do đó, Người thường xuyên chăm lo, giáo dục đạo đức

cho cán bộ đảng viên. Người căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền, do đó
mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thực
sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân
dân” [12, tr.498]. Qua đó, Người đã khẳng định vai trò quan trọng của đạo
đức, của lối sống đối với các cán bộ, đảng viên. Người coi đạo đức của người
cán bộ, đảng viên chính là gốc, là nền tảng của cách mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đã luôn
ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới
Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà yếu tố hàng đầu đó là nâng cao đạo đức cách

1


mạng. Đa số cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong, năng động, sáng
tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của sự nghiệp đổi mới của nước ta trong hơn 20 năm qua.
Tuy nhiên nước ta cũng đang chịu nhiều thách thức, yếu kém cần phải
vượt qua. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI đã chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau
về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng,
chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy
tiện, vô nguyên tắc…” [3, tr.22]. Những suy thoái này còn kéo theo những
suy thoái về đạo đức trong gia đình, nhà trường và trong xã hội. Những suy
thoái đó đang là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Và góp phần chung vào sự phát triển của đất nước. Cán bộ, đảng viên xã
Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã được những thành tích to
lớn trong công tác quản lý và phát triển các tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên, bên

cạnh đó vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình để chiếm của công, làm lợi cho cá nhân, làm giảm sút niềm tin của dân
vào bộ máy lãnh đạo của Đảng bộ.
Vì vậy, việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên cả nước
nói chung và cán bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Nâng
cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.

2


2.Tình hình nghiên cứu
Vấn đề đạo đức, lối sống đã được đặt ra từ lâu và được nhiều tác giả đi
vào nghiên cứu, trong đó có một số công trình tiêu biểu như:
Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống đạo đức,
chuẩn giá trị xã hội; Nguyễn Duy Quý, (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta
hiện nay: vấn đề và giải pháp; Phạm Đình Nghiệp (2001), Giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thanh niên hiện nay; Trình Duy Huy (2009), Xây dựng đạo
đức mới trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; Giáo sư Vũ Khiêu
(chủ biên) (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - truyền thống dân tộc và
nhân loại; Đỗ Huy (2003), “Cán bộ, đảng viên học tập và rèn luyện đạo đức
theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 10; Đặng Sỹ Lộc
(1992), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, giáo dục thanh niên”, Tạp chí
Triết học, số 2.
Các công trình trên đã nghiên cứu về vấn đề đạo đức nhưng chưa đi sâu
vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và các biện pháp để phòng
chống suy thoái đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu nói trên đều chỉ đề cập đến việc vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên toàn xã hội nói chung. Do vậy, với việc nghiên cứu vấn đề nâng cao đạo
đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài đã không trùng lặp với
các công trình đó. Những tài liệu nêu trên có giá trị tham khảo giúp cho việc
nghiên cứu đề tài của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài có mục đích nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

3


xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
- Đánh giá thực trạng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên xã
Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, nêu rõ nguyên
nhân thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng
cho cán bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng của cán
bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nhiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nhằm nâng cao đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến năm 2015.
5. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần khẳng định giá trị của Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức đối với công tác xây dựng cán bộ, đảng viên ở nước ta
hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận góp phần đề cao giá trị tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; đối với công tác
xây dựng Đảng hiện nay.

4


6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1.Cơ sở lý luận
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
6.2.Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của phương
pháp biện chứng duy vật lịch sử để chứng minh đạo đức cách mạng của Hồ
Chí Minh, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra, thống kê…
7. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương,
5 tiết.

5


Chƣơng 1

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Đạo đức
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Đạo đức là một hiện tượng lịch sử,
và xét cho cùng, là sự phản ánh các quan hệ xã hội” [20, tr.289].
Từ Điển Tiếng Việt cũng định nghĩa: “Đạo đức là những phép tắc căn cứ
vào chế độ chính trị mà đặt ra để quy định quan hệ giữa người với người, giữa
cá nhân và xã hội cốt để bảo vệ chế độ kinh tế và chế độ xã hội” [21, tr.421].
Theo Xã Hội Học thì định nghĩa: “Đạo đức là một từ Hán Việt mà trong
đó đạo có nghĩa con đường để theo đó ta đi, và cũng có nghĩa là lẽ phải là đạo
lí để theo đó hành động. Còn “Đức” thì có nghĩa là toàn bộ những phẩm chất
và hành vi hành động đối nhân xử thế của con người, mà những phẩm chất và
hành vi hành động đó tốt hay xấu là do con người chúng ta đã biết mà hành
theo” [14, tr.67].
Theo nghĩa triết học: “Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội có
chức năng định hướng, đánh giá và điều tiết hành vi đối nhân xử thế của mỗi
người, giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích giữa cá nhân với tập thể và xã
hội, giữa tập thể với tập thể và giữa tập thể với xã hội, củng cố những quan hệ
Xã Hội” [13, tr.10].
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: “Đạo đức là sản phẩm tổng hợp
của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn
và nhận thức của con người. Những quan hệ người - người, cá nhân - xã hội
càng có ý thức tự giác, ý nghĩa và hiệu quả của chúng càng có tính chất xã hội
rộng lớn thì hoạt động của con người càng có đạo đức. Đạo đức đã là một sản
phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” [15, tr.43].

6


Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các giá trị đạo đức phổ

biến của nhân loại sẽ không ngừng được sáng tạo và phát triển qua mọi thời
đại và được kế thừa trong đạo đức cộng sản - một nền đạo đức mang tính
nhân loại phổ biến của xã hội tương lai.
Về vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét một cách toàn
diện trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việc
công, từ lao động sản xuất ở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ
hoạt động, công tác đến sinh hoạt hàng ngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo
đức ở mọi phạm vi từ gia đình tới xã hội, từ giai cấp đến dân tộc. Với Hồ Chí
Minh xem xét vấn đề đạo đức một cách toàn diện là một cách nhìn mang tính
khách quan, phù hợp với hoạt động phong phú, đa dạng của đời sống xã hội
và của mỗi con người.
Hồ Chí Minh không đưa ra định nghĩa đạo đức là gì, nhưng trong sử
dụng, thuật ngữ đạo đức được dùng với hai nghĩa: rộng và hẹp.
Nghĩa rộng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính
người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị tư tưởng.
Nghĩa hẹp: Đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi
con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống.
Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về đạo đức theo nghĩa hẹp với ba mối
quan hệ cơ bản của mỗi người (với mình, với người và với việc).
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ
đó con người tự giác điều chỉnh hành vi và cách ứng xử trong quan hệ với
nhau và quan hệ với xã hội nhằm bảo đảm quan hệ lợi ích của cá nhân và
cộng đồng xã hội.
1.1.2. Đạo đức cách mạng
Đạo đức là một trong những quan hệ chủ yếu của đời sống xã hội và ý

7



thức đạo đức là một hình thái giá trị tinh thần cơ bản của con người và xã hội.
Là yếu tố cốt lõi của tính cách con người, đạo đức đóng vai trò rất quan trọng
trong đời sống xã hội và đời sống của mỗi người.
Tuy nhiên sự hình thành đạo đức mới - đạo đức cộng sản là một quá
trình lâu dài. Thắng lợi của cách mạng vô sản chỉ là nền móng đầu tiên cho sự
xác lập đạo đức cộng sản. Sự nghiệp xây dựng đạo đức mới, đạo đức cộng sản
là một quá trình lâu dài, phức tạp và là một quá trình tự giác.
V.I.Lênin là người đầu tiên lĩnh sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa cộng sản và đạo đức cộng sản. Từ lập trường của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, ông đã khẳng đinh rằng: Đạo đức cộng sản “là những gì góp phần phá
hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao
động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới” và “cơ sở của
đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hoàn thành công cuộc xây
dựng chủ nghĩa cộng sản”.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung và lý luận về đạo
đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trở thành
nhà lý luận lỗi lạc, thành tấm gương đạo đức sáng ngời soi sáng cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Theo
Người, đạo đức mới - đạo đức cộng sản, không những khác mà còn đối lập
với đạo đức của giai cấp bóc lột. Đạo đức mới này được nảy sinh và củng cố
trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Nó được hình thành và
phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta. Đồng thời nó kế thừa và phát triển những tinh hoa đạo đức
truyền thống của dân tộc ta và của nhân loại.
Người đã định nghĩa đạo đức cách mạng là “tuyệt đối trung thành với
nhân dân”, “ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu của Đảng”, “quyết tâm đấu
trang chống mọi kẻ địch”, “đặt lợi ích của Đảng lên trên hết” và luôn hòa

8



mình với quần chúng. Người dạy rằng, nói tóm lại đạo đức cách mạng là:
“Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ
chốt nhất.
Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt
đường lối, chính sách của Đảng.
Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích
riêng của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân
mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự
phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí
mình tiến bộ”.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới được thể hiện ở tinh thần
chiến đấu dũng cảm chống kẻ thù chung, trong lao động sáng tạo xây dựng
đất nước, trong tình hữu ái giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trong
chủ nghĩa quốc tế vô sản và trong sự ngiệp xây dựng những con người mới
phát triển toàn diện.
Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là “gốc”, là “nền tảng” của người
cách mạng. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân” [9, tr.636]. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng
làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Đạo đức cách mạng
là cái phải được chuyển hóa thành phẩm chất, nhân cách của người cách
mạng, là yếu tố cốt lõi của nhân cách và chỉ có như vậy, đạo đức cách mạng
mới thể hiện vai trò cải tạo xã hội thông qua hoạt động của con người - chủ
thể cách mạng.
Như vậy, đạo đức mới là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo

9



đức của xã hội mới mà người cách mạng nói riêng, người Việt Nam nói chung
phải nhận thức và hành động theo.
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.2.1. Vai trò và sức mạnh của đạo đức
Đạo đức được hiểu theo nghĩa chung nhất là hình thái ý thức xã hội, bao
gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận;
có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người
khác và toàn xã hội. Đạo đức được cấu thành từ 3 yếu tố cơ bản là: ý thức đạo
đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức. Vai trò của đạo đức được thể hiện
trong chức năng của đạo đức.
Ngay từ những năm tháng đầu hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã
khẳng định đạo đức chính là gốc của con người cách mạng. Điều này không
chỉ thể hiện trong suốt cuộc đời thực hành đạo đức cách mạng mẫu mực của
người mà còn được nhận thấy rất rõ qua các tác phẩm người giữ lại cho chúng
ta. Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” in lần đầu tại Quảng Châu năm
1927, Người đã nêu lên 23 điểm về “Tư cách người cách mạng” trong đó chủ
yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức được phân tích rõ ràng trong 3 mối quan hệ
“tự mình”, “đối với người” và “đối với công việc”.
Với mỗi người, Bác so sánh đạo đức là người nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Bác viết “cũng như sông
thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức
thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [9, tr.636].
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là
nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của
sông suối. Theo Người, đạo đức cách mạng giúp con người vững vàng trong
mọi thử thách vì đạo đức là nền tảng tạo ra sức mạnh: “có đạo đức cách mạng


10


thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè lùi bước”, “khi gặp thuận lợi,
thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn” với “lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không
kém cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu
ngạo, không tha hóa.
Đạo đức là gốc, là nền tảng và liên quan tới Đảng cầm quyền lãnh đạo
toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước. Nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu
dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa
con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn
minh”. Người thường nhắc lại lời của Lênin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu
cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Người nói cán bộ,
đảng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì không phải “viết lên trán
chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách đạo đức” [6, tr.252-253].
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng
cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có
công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ
những ai giữ được đạo đức cách mạng là người cao thượng.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, không phải một chiều phụ thuộc
vào tồn tại xã hội và những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có khả năng tác
động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh thần một khi
được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật chất.
Chính vì vậy, Người luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục
đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải
thực sự thầm nhuần đạo đức cách mạng. Đảng phải quan tâm chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.


11


Ngoài ra quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là
tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng, người có tài năng mà
không có đạo đức thì đó là người vô dụng, nhưng ngược lại, người có đạo đức
mà không có tài năng thì trong bất kể công việc nào cũng gặp nhiều khó khăn.
Cho nên phải lấy đức làm gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng. Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã
xuất phát từ thực tiễn Việt Nam thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc,
thuần hóa những giá trị đạo đức của quá khứ đề xuất những tư tưởng đạo đức
mới phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Hồ Chí
Minh xem xét tới đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về
mặt lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và
toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một
khâu không thể thiếu của cán bộ và đảng viên. Cũng như Lênin, Hồ Chí Minh
đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ bằng chiến lược, sách lược mà còn
bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng của mình.
Vị trí, vai trò đạo đức trong đời sống, sự nghiệp của người cán bộ, đảng
viên.
Trước hết, theo Người, cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây
chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng
tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi
hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách dù hay cũng không thể
thực hiện được.
Theo Người, đối với bản thân người cán bộ không được tự mãn vì tự
mãn rồi thì không có động cơ để tiến bộ. Người cán bộ cũng phải học hỏi tiến
bộ, không được kiêu ngạo và phải siêng năng tiết kiệm. Có như vậy mới đảm
bảo được cuộc sống cho chính bản thân mình và gia đình mình. Đối với đồng

chí, đồng nghiệp, cán bộ, đảng viên, phải thân ái với nhau nhưng không che

12


đạy những điều dở mà phải học những cái hay để sửa những điều dở. Đối với
đồng nghiệp trong môi trường công việc hoặc đối với bạn bè không nên tranh
giành ảnh hưởng của nhau, bỏ lợi hiển danh, hiển vị, biết “nâng một người
đứng dậy không dẫm lên chân người đó”. Trong công việc, cán bộ, đảng viên,
phải suy nghĩ cho kĩ, cân nhắc thành công trước mắt và tác động lâu dài. Phải
chủ động và sáng tạo trong công việc, biết những điều phải làm, phương pháp
phù hợp, biết trù liệu trước những thành quả và rủi ro để lúc nào cũng giữ
được bản lĩnh và thế chủ động. Đối với nhân dân, người cán bộ, đảng viên
phải tận tụy phục vụ người dân, hiểu rằng “dân nghe theo là mình mạnh” phải
hiểu nguyện vọng tâm lý của dân. Có như vậy mới giúp dân hoàn thành
những nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao phó “muốn cho dân phục phải
được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết”. Đối với đoàn thể, phải
trung thành tuyệt đối, bỏ những ham muốn cá nhân đi ngược lại lợi ích của
đoàn thể. Thêm vào đó, theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì “sức có mạnh
mới gánh được việc nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [11,
tr.283]. Do đó, có thể thấy các phẩm chất đạo đức có vị trí nền tảng và đóng
vai trò quyết định trong đời sống tự thân, đời sống xã hội và công việc của
người cán bộ đảng viên.
Chính vì vậy sinh thời quan tâm lớn nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với đội ngũ cán bộ, đảng viên là làm sao giáo dục để đội ngũ cán bộ này dù
hoạt động trong ngành nghề lĩnh vực nào cũng thấm nhuần đạo đức cách
mạng. Người đặc biệt chú trọng đến giáo dục những phẩm chất: cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Người yêu cầu người đảng viên phải luôn trau dồi
đức tính khiêm tốn, giản dị, cần kiệm trong lao động, học tập, công tác, có đời

tư trong sáng. Giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên phải chú trọng cả
rèn đức luyện tài để họ vừa có đạo đức, vừa có tài, vừa có phẩm chất, vừa có

13


năng lực. Có tài, có đức “có tài không có đức tham ô có hại cho Nhà nước. Có
đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì cho ai”
Người là tấm gương tiêu biểu nhất về rèn luyện đạo đức cách mạng, suốt
đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, chịu đựng và chấp nhận mọi nguy
nan để tìm đường cứu nước, cứu dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân trong
kháng chiến cứu quốc, giành độc lập cho Tổ quốc, mưu cầu hạnh phúc cho
đồng bào. Từ tấm gương rèn luyện đạo đức cách mạng của Bác Hồ, chúng ta
thấy rằng việc rèn luyện bền bỉ và luôn có ý thức trau dồi đạo đức cách mạng
là việc làm cần thiết và quan trọng bậc nhất đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì,
đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. nó do đấu tranh bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong.
Người đã chỉ ra rằng, nếu mắc phải bệnh tham lam, người cán bộ, đảng
viên không được đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên tự tư, tự lợi dùng
của công làm việc tư, dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng
của mình, chỉ vun vén cho quyền lợi của bản thân, không cần quan tâm xem
điều đó có hại cho dân, cho nước hay không thậm chí còn chà đạp lên lợi ích
của dân tộc, của nhân dân một khi bị đụng chạm vào quyền lợi của cá nhân.
Tác hại của bệnh tham lam rất lớn. Nó làm cho công quỹ nhà nước bị hao
mòn, nhân dân căm ghét cán bộ, dân mất lòng tin với Đảng, Nhà nước. Vì
vậy, người có đạo đức cách mạng phải quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí.
Cán bộ, đảng viên, người có cương vị giữ các trọng trách càng phải nêu
gương chống tham nhũng, lãng phí. Biến quyết tâm chính trị chống tham
nhũng thành hành động, việc làm thiết thực và cần thiết cho mỗi đảng viên,

đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ,công chức nhằm góp phần xây dựng Đảng,
nhà nước trong sạch, củng cố sức mạnh của đất nước.
Ngoài bệnh tham lam, cần đặc biệt chú trọng phê bình và tự phê bình đối

14


với đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng nhằm ngăn ngừa và chống lại những
biểu hiện tiêu cực về đạo đức. Nếu không thực hiện tốt phê bình và tự phê
bình, cán bộ, đảng viên rất dễ trở thành vô kỉ luật. Bệnh thiếu kỉ luật cũng là
căn bệnh hết sức nguy hiểm, do cán bộ, đảng viên đó không chịu rèn luyện
trong tổ chức, không đặt mình vào guồng máy hoạt động của tổ chức, vi phạm
điều lệ Đảng, quy định nguyên tắc Đảng. Theo Hồ Chi Minh, tất cả bệnh đó là
biểu hiện của việc cá nhân chủ nghĩa. Người còn nhấn mạnh, nếu cán bộ,
đảng viên mà mắc phải một trong các bệnh này tức là đồng nghĩa với sự thất
bại, tức là hỏng việc, họ sẽ bị nhân dân xa rời. Để thực hiện tốt phê bình và tự
phê bình, người cán bộ, đảng viên cần phát huy và thực hành dân chủ rộng rãi
trong sinh hoạt Đảng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp
ủy và chi bộ. Thực hiện tốt việc phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viên
chấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác,
học tập và lối sống, giữ mối liên hệ với quần chúng nơi công tác với chi bộ và
nhân dân nơi cư trú.
Như vậy, có thể thấy vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách
toàn diện. Người yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm
xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã
hội, trong cả ba mối quan hệ với con người, đối với mình, đối với người và
đối với công việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh
vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm
quyền. Trong bản Di chúc bất hủ Người viết “Đảng ta là một đảng cầm
quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,

thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
1.2.2. Một số chuẩn mực đạo đức cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh
1.2.2.1. Trung với nước, hiếu với dân

15


Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm
chất khác. Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến
phương Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Việt Nam, khắc phục vượt qua những hạn chế đó, Hồ Chí Minh khẳng định
trung với nước, hiếu với dân là một trong những phẩm chất đạo đức cách
mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ “trung, hiếu” đã ăn sâu, bám rễ trong
con người Việt Nam với một ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân,
người con. Với khái niệm cũ, Người đưa vào đây một nội dung mới cách
mạng, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải trung với vua và
chỉ hiếu với cha mẹ, mà “Trung với nước, hiếu với dân”. “Trung với nước,
hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ
nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành
động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không
phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau. Đó
là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
Bàn cụ thể hơn, chúng ta có thể thấy rằng: về quan hệ đạo đức thì mối
quan hệ của mỗi người đối với đất nước, nhân dân và dân tộc mình là mối
quan hệ hơn nhất.Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo
đức truyền thống và phương Đông. Trước kia, “trung” là trung quân, là trung
thành với nước, nhà vua, trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với

nước, vì vua với nước là một, nước là vua. Còn “ Hiếu” nghĩa là hiếu thảo với
cha mẹ, những người có ơn sinh thành, nuôi dưỡng mình.
Kế thừa giá trị chủ nghĩa yêu nước truyền thống vượt qua những hạn chế
của truyền thống đó, Hồ Chí Minh đã sử dụng “trung”, “hiếu” và đưa vào nội
dung mới, đó là trung với nước, hiếu với dân.

16


Trong đó, trung với nước có nghĩa là trung thành với sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Khái niệm “nước” ở đây là quốc gia dân tộc độc lập của
dân và dân là chủ nhân của đất nước, khác với khái niệm trước kia cho rằng
“nước” là của vua, chỉ riêng một cá nhân là thiên tử mới có quyền định đoạt
vận mệnh của đất nước.
Hiếu với dân là phải thương dân, gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và
học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Người lãnh đạo phải nắm
vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện cuộc sống cho người dân và giúp
người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình. Như vậy, hiếu với dân thì
người cán bộ, đảng viên phải xứng đáng là người “đầy tớ” trung thành của
nhân dân.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là chủ
của đất nước. Vì vậy, trung với nước, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm với
sự nghiệp dựng nước và giữ nước với con đường đi lên và phát triển đất nước.
1.2.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương pháp công tác của người cán bộ,
đảng viên là “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Sự gương mẫu đi đầu, lời
nói đi đôi với việc làm mẫu mực là sự thuyết phục, cảm hóa để lôi cuốn nhân
dân vào các phong trào cách mạng. Bởi vậy, đảng viên phải làm gương cho nhân
dân cả về lời nói và việc làm để cho dân tin dân phục, từ đó làm cho dân tin
Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và Chính phủ. “Cái gì lợi cho

dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh [8, tr.56].
Nếu không tự mình làm gương cho dân, không có được lòng tin của dân,
không vừa ý dân, thì khi xảy ra những biến động chính trị, nhân dân có còn
tin yêu và bảo vệ Đảng không?. Người xưa từng nói: “chở thuyền là dân, lật
thuyền cũng là dân” (Ngôn ngữ trung quốc) lịch sử ta còn ghi: vua nhà Hồ
không kém phần thông minh tài giỏi, có nhiều tư tưởng cải cách, nhưng

17


không thuận lòng dân nên cuối cùng chịu mất nước. Bài học thực tiễn đó luôn
cảnh báo chúng ta vì mối quan hệ hữu cơ giữa người cầm quyền và nhân dân,
đối với chúng ta ngày nay là mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức
trung tâm gắn liền với mọi hoạt động hàng ngày của con người.
“Cần” tức là cần cù siêng năng, cố gắng dẻo dai, làm việc có năng suất,
hiệu quả, không lười biếng, không dựa dẫm, phải thấy rõ “lao động là nghĩa
vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của chúng ta”.
“Kiệm” là tiết kiệm sức lao động tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của
dân của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “không
xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” [6, tr.263], không phô trương hình
thức, không liên hoan chè chen lu bù. Vì theo Người hoang phí là một tội ác.
“Liêm” là liêm khiết, trong sạch, không công quyền, công thế mà đục
khoét của dân, luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; “không xâm
phạm một đồng xu hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”, “phải trong sạch,
không tham lam”. Không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại.
“Chính” nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, không tự
cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển
điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót

người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm
tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên
trên, lên trước việc tư, việc nhà.
“Chí công vô tư” là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham
địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý. Người nói “Đem lòng chí
công vô tư mà đối với người với việc”, “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng
nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải “lo trước thiên

18


hạ, vui sau thiên hạ”. Người chí công vô tư thì lòng dạ thảnh thơi, đầu óc tỉnh
táo, sáng suốt. Có chí công vô tư mới nêu cao được chủ nghĩa tập thể, từ bỏ
được chủ nghĩa cá nhân.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư có mối quan hệ mật thiết với
nhau, Cần, Kiệm, Liêm, Chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại, chí
công vô tư một lòng vì nước, vì dân thì nhất định sẽ được cần, kiệm, liêm ,
chính.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ
được Hồ Chí Minh tiếp thu chọn lọc và đưa vào những yêu cầu, nội dung
mới. Người chỉ ra rằng: Phong kiến đưa ra Cần, Kiệm, Liêm, Chính, nhưng
không thực hiện, ngày nay ta đề ra Cần, Kiệm, Liêm, Chính, cho cán bộ thực
hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân. Cần, Kiệm,
Liêm, Chính, Chí công vô tư là một biểu hiện sinh động cho phẩm chất
“Trung với nước, hiếu với dân”. Theo Hồ Chí Minh chỉ rõ “Cần, Kiệm, Liêm,
Chính”, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người. Hồ Chí Minh chỉ rõ
“Cần, Kiệm, Liêm, Chính, là nền tảng của đời sống mới”, là những đức tính
không thể thiếu được của mỗi con người cũng như bốn mùa của trời, bốn
phương của đất. Cần, Kiệm, Liêm, Chính, là bốn đức tạo nên chất người của
mỗi chúng ta. Người viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính” [10, tr.631].
Hồ Chí Minh không chỉ giải thích nội dung của Cần, Kiệm, Liêm, Chính,
mà Người còn chỉ ra mối quan hệ của bốn điều đó. “Cần, kiệm, liêm, chính là
gốc rễ của chính. Nhưng một cây có gốc rễ lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là
hoàn toàn. Một người cần phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng phải Chính mới là
hoàn toàn.

19


Cần, Kiệm, Liêm, Chính còn là thước đo trình độ văn minh tiến bộ của
một dân tộc: “Một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính, là một dân tộc giàu
về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, vì vậy là nền tảng của đời sống mới, của thi
đua ái quốc, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể,
giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Cần, Kiệm, Liêm, Chính là đặc
điểm của một xã hội hưng thịnh và ngược lại đó là biểu hiện của sự suy thoái
xã hội. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng muốn công việc đổi mới đất
nước tiếp tục giành thắng lợi thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu
là mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương thật sự Cần, Kiệm,
Liêm, Chính, Chí công vô tư.
1.2.2.3. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa
Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những
phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho
những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Người viết:
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Yêu thương con người được thể hiện trong mối quan hệ gia đình, anh
em, họ hàng, bạn bè; trong quan hệ với đồng bào cả nước và cả nhân loại.
Chuẩn mực này đòi hỏi mỗi người phải nghiêm khắc với bản thân mình và
rộng rãi, độ lượng với người khác “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân” như người
xưa răn dạy. Ngoài ra, phẩm chất này còn đòi hỏi thái độ tôn trọng con người,
phải biết cách nâng con người lên, chứ không hạ thấp vùi dập nhau vì lợi ích
cá nhân hoặc một lợi ích của nhóm người nhất định. Yêu thương con người
còn được thể hiện ở chỗ đối với những người có sai lầm, khuyết điểm nhưng
đã nhận ra khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa; đối với những người

20


lầm đướng lạc lối đã hối cải, đối với những kẻ thù bị bắt, bị thương hoặc đã
chịu quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp trong
mỗi con người.
Trong thực tế cuộc đời mình, Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng
chí của Người không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già,
là trai hay gái. Không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt
Nam yêu nước thì đều có trong tấm lòng nhân ái của Người. Tình yêu thương
của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm. Với tấm
lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn chúng ta: “Mỗi con người
đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm sao cho lòng tốt ở trong mỗi
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, nó là thái độ của
người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người
phản lại Tổ quốc và Nhân dân ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho
cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi cái ác chứ không phải đập
cho tơi bời”. Với tư cách một người đồng chí, người nhắc nhở cán bộ, đảng
viên phải yêu thương, đùm bọc, giúp nhau cùng tiến bộ. Một khi đã hoàn
thành nhiệm vụ thì phải quay sang hỗ trợ đồng chí của mình. Và để giúp đỡ

nhau, cần “suy nghĩ kĩ càng trước khi hành động”. Giúp người như tự giúp
mình, suy nghĩ cho người kĩ lưỡng như suy nghĩ cho mình, có như vậy mới
giúp đỡ nhau cùng tiến tới thành công.
Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt là từ thực
tiễn đấu tranh cách mạng của dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng trên đời này có
nhiều người, nhiều công việc nhưng có thể chia thành hai hạng người thiện và
ác và hai thứ việc chính và tà. Làm việc chính là người lương thiện, làm việc
tà là người ác. Từ đó, Người kết luận: Những người bị áp bức bóc lột, những
người làm điều thiện dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo khác nhau, vẫn
có thể thực hành chữ “bác ái”, vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau

21


×