Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

11 ôn tập CHƯƠNG i IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.03 KB, 2 trang )

ÔN TẬP CHƯƠNG I – ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG
*THUYÊT ELECTRON:
Câu 1. Một vật mang điện tích âm là do ...
A. nó thiếu electron.
B. nó có dư electron.
C. hạt nhân nguyên tử của nó có số proton nhiều hơn số nơtron.
D. hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtron nhiều hơn số proton.
Câu 2. Ion dương là ...
A. nguyên tử nhận được electron.
B. nguyên tử mất electron.
C. nguyên tử nhận được điện tích dương.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 3. Khi đưa quả cầu kim loại A trung hòa điện tiếp xúc với vật B nhiễm điện âm thì ...
A. electron di chuyển từ vật B sang quả cầu A.
B. điện tích dương di chuyển từ quả cầu A sang vật B.
C. electron di chuyển từ quả cầu A sang vật B.
D. điện tích dương di chuyển từ vật B sang quả cầu A.
Câu 4. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
B. Electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác.
C. Vật thừa electron là vật nhiễm điện âm.
D. Vật thiếu electron gọi là ion dương.
Câu 5. Hai quả cầu kim loại giống nhau tích điện quả cầu A có điện tích q 1 = -4 pC và quả cầu B có điện tích q2 = +20pC.
Khi cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì mỗi quả cầu có điện tích …
A. +8pC là do điện tích dương di chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A.
B. +8pC là do electron di chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B.
C. +12pC là do điện tích dương di chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A.
D. +12pC là do electron di chuyển từ quả cầu A sang quả cầu B.
*LỰC ĐIỆN VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
Câu 6. Một điện tích điểm có điện tích -4 nC đặt tại một điểm có cường độ điện trường 200 V/m. Lực do điện trường tác
dụng lên điện tích ...


A. cùng hướng với véc tơ cường độ điện trường, có độ lớn bằng 8.10 -7 N.
B. ngược hướng với véc tơ cường độ điện trường, có độ lớn bằng 8.10 -7 N.
C. cùng hướng với véc tơ cường độ điện trường, có độ lớn bằng 2.10 -7 N.
D. ngược hướng với véc tơ cường độ điện trường, có độ lớn bằng 2.10 -7 N.
Câu 7. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Điện trường tồn tại xung quanh vật tích điện.
B. Điện trường tồn tại xung quanh mọi vật.
C. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích âm.
D. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích dương.
Câu 8. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Vôn trên mét.
B. Vôn nhân mét.
C. Culông.
D. Niutơn.
Câu 9. Điểm A trong chân không cách điện tích Q = 8 pC có điện trường 20 V/m. Điểm A cách điện tích Q một khoảng
A. 2,5 cm.
B. 1,6 cm.
C. 4 cm.
D. 6 cm.
Câu 10. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về ...
A. khả năng tạo ra thế năng cho điện tích khí nó ở giữa hai điểm đó.
B. khả năng tạo ra vận tốc cho điện tích của điện trường khi nó di chuyển giữa hai điểm đó.
C. khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó.
D. mặt tác dụng lực lên điện tích khi nó ở giữa hai điểm đó.
Câu 11. Một điện tích thử đặt tại một điểm có cường độ điện trường 16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 0,2 mN.
Độ lớn của điện tích bằng
A. 1,25.10-2C. B. 1,25.10-5C. C. 8.10-2C.
D. 8.10-5C.
-9
-9

Câu 12. Cho hai điện tích điểm q1= -6.10 C và q2 = 4.10 C đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Hai điện tích hút
nhau một lực 0,24 mN. Hai điện tích ở cách nhau …
A. 4cm.B. 1cm. C. 2cm.D. 3cm.
Câu 13. Hai điện tích điểm q1 = +9 nC và q2 = -1 nC đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm. Điểm M không có điện
trường khi điểm M
A. nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài A và B, cách A một khoảng 5 cm.
B. nằm giữa A và B, cách A một khoảng 2,5 cm.
C. nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài A và B, cách B một khoảng 5 cm.
D. nằm giữa A và B, cách A một khoảng 7,5 cm.
Câu 14. Hai điện tích điểm q1 = +1 nC và q2 = +4 nC đặt tại hai điểm A và B cách nhau 6 cm. Điểm M không có điện
trường khi điểm M
A. nằm giữa A và B, cách A một khoảng 2 cm.
B. nằm giữa A và B, cách B một khoảng 2 cm.
C. nằm trên đường trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng 2 cm.


D. nằm trên đường trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng 4 cm.
Câu 15. Điện tích điểm Q = 10-9 C được đặt tại điểm A trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm B cách A một
khoảng 10 cm có độ lớn bằng
A. 10 V/m.
B. 0,09 V/m.
C. 900 V/m
D. 10-8 V/m.
Câu 16. Hai điện tích điểm q1 = 3 pC và q2 = 4 pC đặt tại hai điểm A và B cách nhau 5 cm trong chân không. Cường độ
điện trường do hai điện tích gây ra tại điểm M cách A một khoảng 3 cm, cách B một khoảng 2 cm bằng
A. 120 V/m.
B. 60 V/m.
C. 30 V/m.
D. 10 V/m.
Câu 17. Một electrôn chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường

E = 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electrôn bằng 300 km/s. Hỏi electrôn chuyển động được quãng đường dài bao nhiêu
thì vận tốc của nó bằng không? Cho biết khối lượng me = 9,1.10-31 kg
A. 2,56 cm
B. 2,56 mm
C. 2,56 m
D. 25,6 cm
*CÔNG CỦA LỰC ĐIÊN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
Câu 18. Công của điện trường ...
A. âm khi điện tích di chuyển ngược chiều chiều với đường sức điện.
B. luôn dương.
C. bằng không khi điện tích di chuyển vuông góc với đường sức điện.
D. dương khi điện tích di chuyển cùng chiều với đường sức điện.
Câu 19. Một điện tích q di chuyển trong một điện trường theo một đường cong kín thì công của lực điện trong chuyển
động đó ...
A. lớn hơn không khi q >0.
B. tỉ lệ với diện tích của hình tạo bởi quĩ đạo của điện tích.
C. bằng không.
D. lớn hơn không khi q <0.
Câu 20. Một electron chuyển động từ M đến N có hiệu điện thế UMN = 50 V. Tính công của lực điện trong sự dịch
chuyển ấy?
A. +8.10-18 J.
B. -8.10-18 J.
C. +3,2.10-21 J.
D. -3,2.10-21 J.
Câu 21. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 0,5 V. Một điện tích q = -1 C di chuyển từ M đến N thì công của lực
điện bằng bao nhiêu?
A. -0,5 J.
B. -3 J.
C. +1,5 J.
D. +2 J.

Câu 22. Điện tích q = 5.10-10 C di chuyển dọc theo một đường sức điện trong một điện trường đều từ M đến N cách nhau
2 cm. Lực điện thực hiện một công A = 2.10-9 J. Cường độ điện trường bằng bao nhiêu?
A. 20 V/m.
B. 200 V/m.
C. 1000 V/m.
D. 50 V/m.
*TỤ ĐIỆN
Câu 23. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện dung?
A. Culông.
B. Fara.
C. Vôn trên mét.
D. Vôn.
Câu 24. Tụ điện là một hệ gồm hai vật ...
A. dẫn đặt gần nhau, được nối với nhau bằng một dây dẫn.
B. bằng điện môi đặt gần nhau được nối với nhau bằng một dây dẫn.
C. bằng điện môi đặt tiếp xúc với cùng một vật dẫn mỏng.
D. dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau.
Câu 25. Điện dung của tụ điện ...
A. không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ.
B. tỉ lệ nghịch với điện tích của tụ.
C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ.
D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ.
Câu 26. Điện tích của của một tụ điện ...
A. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ.
B. không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ.
C. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ.
D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ.
Câu 27. Một tụ điện có điện dung 20 µC được tích điện đến hiệu điện thế 10 V. Tính điện tích của tụ?
A. 500 µC.
B. 5.105 C.

C. 2.10-6 C.
D. 200 µC.
-4
Câu 28. Một tụ điện được tích điện đến hiệu điện thế 100 V có điện tích 4.10 C. Tính điện dung của tụ?
A. 0,25 F.
B. 25 µF.
C. 0,04 F.
D. 4 µF.
Câu 29. Một tụ điện có điện dung 5.10-6F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng
A. U = 47,2V B. U = 27,2V C. U = 17,2V D. U = 37,2V



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×