Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng việt từ góc độ dụng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 181 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ DỤNG HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số

: 62.22.02.40

LUẬN ÁN TIỄN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. VŨ THỊ SAO CHI
2. TS. ĐỖ THỊ HIÊN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Đỗ Thị Thanh Nga



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, lãnh
đạo Khoa Ngôn ngữ học cùng toàn thể các cán bộ, các Thầy giáo, Cô giáo của Học
viện đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu trong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Sao Chi và TS. Đỗ
Thị Hiên – tập thể người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình, nghiêm túc và định
hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của
mình.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã quan
tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn đồng hành, động viên để
tôi thực hiện luận án được đúng tiến độ.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.. 7
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 7
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 48
CHƯƠNG 2: HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
TIẾNG VIỆT (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HÀNH VI TÁI HIỆN) ................... 50
2.1. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 50
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUNG ...................................................................... 52
2.3. HÀNH VI NGÔN NGỮ TÁI HIỆN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
TIẾNG VIỆT ............................................................................................................. 54
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 90
CHƯƠNG 3: LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT ........ 93
3.1. CẤU TRÚC LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 93
3.2. CÁC CHỈ DẪN LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG

VIỆT .......................................................................................................................... 115
3.3. KHẢO SÁT LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN TỜ TRÌNH ............................. 132
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 147
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 150
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ........................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 155
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 165


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

HVNN

Hành vi ngôn ngữ

TTr

Tờ trình

HVTH

Hành vi tái hiện

HP

Hiến pháp

HVĐK


Hành vi điều khiển

Lt

Luật

HVTB

Hành vi tuyên bố

L

Lệnh

HVCK

Hành vi cam kết



Nghị định

VBHC

Văn bản hành chính

TT

Thông tư


VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

CT

Chỉ thị

Văn bản cá biệt



Quyết định

ĐTNVTH Động từ ngữ vi tái hiện

CV

Công văn

BTNVTH Biểu thức ngữ vi tái hiện

BC

Báo cáo

PNNVTH Phát ngôn ngữ vi tái hiện

TB

Thông báo


VBCB

LC

Luận cứ

BB

Biên bản

KL

Kết luận

Đ

Đơn

LCPL

Luận cứ pháp lí



Hợp đồng

LCTT

Luận cứ thực tế


VB

Văn bản


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Tên bảng biểu, sơ đồ

STT

Trang

1

Bảng 1: Thống kê các HVNN trong VBHC

52

2

Bảng 2: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp1 trong

58

HVTH tường minh
3

Bảng 3: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp1 trong HVTH tường

59


minh
4

Bảng 4: Thống kê các động từ ngữ vi tái hiện trong HVTH

61

tường minh
5

Bảng 5: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp2 trong

64

HVTH tường minh
6

Bảng 6: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp2 trong HVTH tường

65

minh
7

Bảng 7: Thống kê các loại PNNVTH trong VBHC

71

8


Bảng 8: Thống kê các nhóm HVTH trong VBHC

77

9

Bảng 9: Thống kê tần số tác tử lập luận trong VBHC

115

10

Bảng 10: Thống kê kết tử lập luận 2 vị trí trong VBHC thông

121

thường
11

Bảng 11: Thống kê kết tử lập luận 3 vị trí trong VBHC thông

121

thường
12

Bảng 12: Thống kê các kết tử trong TTr

147



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Tên biểu đồ

STT

Trang

1

Biểu đồ 1: Thống kê các HVNN trong VBHC

52

2

Biểu đồ 2: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp1

58

trong HVTH tường minh
3

Biểu đồ 3: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp1 trong

59

HVTH tường minh
4


Biểu đồ 4: Thống kê phương tiện ngôn ngữ biểu hiện Sp2

64

trong HVTH tường minh
5

Biểu đồ 5: Thống kê sự có mặt - lược bỏ Sp2 trong

65

HVTH tường minh
6

Biểu đồ 6: Thống kê các loại PNNVTH trong VBHC

71

7

Biểu đồ 7: Thống kê các nhóm HVTH trong VBHC

77


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Văn bản hành chính tiếng Việt (VBHC) là loại văn bản được sử dụng trong hoạt
động quản lí, tổ chức và điều hành xã hội để truyền đạt thông tin quản lí như các quy

định, quyết định, mệnh lệnh, ý kiến trao đổi, giao dịch, cam kết, thỏa thuận về công
việc…, thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan, tổ chức, công dân với đối tác liên
quan trên cơ sở pháp lí. VBHC vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của quá trình quản
lý, là hình thức để cụ thể hoá pháp luật, điều chỉnh những quan hệ thuộc phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Nội dung chủ yếu của VBHC là phản ánh các thông tin mang tính pháp lí, quản lí
và những thông tin này có sự ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cơ quan, đơn
vị, tổ chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Do đó, việc truyền tải thông
tin trong VBHC phải đảm bảo sự chính xác, rõ ràng, chặt chẽ.
Để biểu đạt thông tin trong VBHC, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng. Muốn
VBHC đạt hiệu quả giao tiếp thì ngôn ngữ sử dụng phải phản ánh đúng mục đích giao
tiếp của văn bản; ngôn ngữ phải đạt tính trang trọng, lịch sự, tuân thủ đúng tôn ti, trật
tự hành chính; phải trình bày vấn đề có lí lẽ, mạch lạc hay nói cách khác là phải lập
luận chặt chẽ và nội dung thông tin của văn bản phải được diễn đạt một cách tường
minh…
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, ngôn ngữ VBHC đã được quan tâm từ nhiều
phía: Nhà nước, chủ thể soạn thảo, đối tượng tiếp nhận và các nhà nghiên cứu. Chẳng
hạn, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã có những quy định về ngôn ngữ trong VBHC
tại các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật
2008, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân, Thông tư liên tịch số 55/TTLT- VPCP-BNV ngày 06/5/2005 của Văn phòng
Chính phủ và Bộ Nội vụ Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Thông
tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn thể
thức và kĩ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch,

1


Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 09/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể

thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính. Hoặc các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật
soạn thảo văn bản của các cơ sở đào tạo nghiệp vụ hành chính cũng dành một phần
nhất định hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản để đảm bảo tính chính xác, phổ
thông, nhất quán. Riêng đối với các nhà nghiên cứu, ngôn ngữ hành chính đã được
quan tâm từ phương diện phong cách học. Các kết quả nghiên cứu đã phần nào làm
sáng tỏ đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ hành chính hoặc yêu cầu về cách sử dụng ngôn
ngữ trong VBHC nhằm đạt hiệu quả giao tiếp.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, sâu sắc về ngôn ngữ VBHC trên phương diện dụng học. Chúng tôi cho rằng,
lí thuyết dụng học – lí thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người dùng nếu
được soi chiếu vào VBHC thì sẽ làm sáng tỏ được nhiều nội dung của ngôn ngữ
VBHC. Chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy được trong VBHC, hành vi ngôn ngữ nào là hành
vi chủ đạo, các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện hành vi đó như thế
nào…; hoặc lập luận được tổ chức như thế nào, có khác biệt gì so với lập luận đời
thường để đạt hiệu quả giao tiếp hành chính… Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn
đề tài: “Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt từ góc độ dụng
học” với mong muốn làm sáng tỏ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ hành chính trên một số
phương diện chủ yếu của dụng học như: hành vi ngôn ngữ (HVNN); cấu trúc, cách
thức lập luận và ngữ cảnh sử dụng chúng trong VBHC để đạt hiệu quả giao tiếp.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ một số đặc điểm
của ngôn ngữ hành chính trên phương diện dụng học như: HVNN, cách thức lập luận,
ngữ cảnh chi phối tới cách thức sử dụng HVNN và lập luận… để từ đó giúp cho việc
định hướng trong việc sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo VBHC.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

2



- Hệ thống hóa một số vấn đề nằm trong lí thuyết đại cương của dụng học về
HVNN, lập luận và một số vấn đề lí thuyết cơ bản về VBHC... để làm cơ sở lí luận cho
nghiên cứu của đề tài.
- Khảo sát các HVNN có trong VBHC, xác định HVNN chủ đạo trong VBHC.
Nghiên cứu trường hợp hành vi tái hiện (HVTH) trong VBHC.
- Nhận diện, phân loại các dạng lập luận trong VBHC; xác định, miêu tả cấu trúc,
quan hệ lập luận, hiệu lực lập luận trong VBHC; các chỉ dẫn lập luận (tác tử, kết tử, ...)
thường dùng trong VBHC. Khảo sát lập luận trong thể loại tờ trình (TTr).
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ VBHC tiếng Việt hiện đại trên
phương diện dụng học.
3.2 Phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu
Dụng học là khoa học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là
cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ
thể. Theo Nguyễn Thiện Giáp, ngữ dụng học nghiên cứu những mối quan hệ giữa các
hình thức ngôn ngữ và những người sử dụng các hình thức ấy; nghiên cứu cái nghĩa
ngữ cảnh, nghiên cứu hiện tượng cái được thông báo lớn hơn cái được nói như thế nào
và nghiên cứu sự thể hiện của khoảng cách tương đối giữa người nói và người nghe
[34, Tr.14,15,16].
Độ bao phủ của lí thuyết dụng học rất rộng, gồm nhiều nội dung như: hội thoại,
quy chiếu và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn và lập luận.
Do đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ trong VBHC – ngôn ngữ được sử
dụng trong giao tiếp gián tiếp bằng văn bản viết với yêu cầu khắt khe về sự chính xác,
tường minh, không dung chứa nghĩa hàm ẩn, cho nên phạm vi nghiên cứu được chúng
tôi giới hạn, tập trung vào hai phương diện chính yếu là HVNN (nghiên cứu trường
hợp HVTH) và lập luận.
Để đảm bảo tính hiện đại, thời sự, nguồn ngữ liệu khảo sát được chúng tôi lựa
chọn là một số thể loại VBHC của các cơ quan, tổ chức từ cấp Trung ương đến địa

phương được ban hành từ năm 2005 đến nay. Số lượng là 129 VBHC (1067 trang A4)

3


thuộc các thể loại: Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định, báo cáo, tờ
trình, biên bản, công văn, thông báo, hợp đồng, đơn và một số loại giấy như giấy giới
thiệu, giấy xác nhận…
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó có một số
phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp miêu tả: phương pháp này được sử dụng để miêu tả các HVNN
chủ đạo, miêu tả các dạng lập luận được sử dụng trong VBHC tiếng Việt.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: phương pháp này sẽ giúp cho việc nhận diện,
phân tích đặc điểm, đánh giá vai trò của một số HVNN chủ đạo trong VBHC; đồng
thời phương pháp này không chỉ giúp cho việc tìm hiểu lập luận bộ phận mà còn tìm
hiểu cấu trúc, đặc điểm của đại lập luận trong VBHC.
- Thủ pháp thống kê: giúp thống kê, xử lí tư liệu ngôn ngữ. Nhờ phương pháp
này mà luận án có được các bảng thống kê về tần số xuất hiện các HVNN trong
VBHC, tần số xuất hiện từng HVNN trong từng thể loại văn bản và tần suất sử dụng
chúng; tần suất sử dụng các cấu trúc lập luận, tần suất sử dụng các tác tử, kết tử lập
luận...trong VBHC làm cơ sở để phát hiện ra những đặc điểm sử dụng các HVNN, cấu
trúc lập luận hay các tác tử, kết tử lập luận trong VBHC.
- Thủ pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh đặc điểm của HVTH với đặc điểm
của một số hành vi khác như hành vi điều khiển (HVĐK), hành vi cam kết (HVCK)
trong VBHC để tìm ra một số đặc trưng chung của HVNN trong loại hình văn bản
này... Hoặc để tìm sự tương đồng, khác biệt của các thành phần lập luận trong văn bản
quy phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản cá biệt (VBCB) và VBHC thông thường...

5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ trong VBHC tiếng Việt từ góc độ dụng
học, luận án đã xác định HVĐK và HVTH là hai HVNN chủ đạo trong VBHC tiếng
Việt. Do đặc điểm và hoàn cảnh sử dụng nên hành vi tuyên bố (HVTB), HVCK xuất

4


hiện với tần số thấp hơn. Riêng hành vi biểu cảm (HVBC) rất ít được sử dụng do đặc
trưng của VBHC quy định.
Khảo sát trường hợp HVTH trong VBHC, luận án đã chỉ ra được: Dấu hiệu để
nhận diện HVTH; đưa ra khái niệm HVTH trong VBHC; chỉ ra đặc điểm biểu thức
ngữ vi, phát ngôn ngữ vi của HVTH trong VBHC; phân loại HVTH trong VBHC và
đặc biệt là xác định được ngữ cảnh sử dụng HVTH trong VBHC.
Về phương diện lập luận, luận án đã chỉ ra những điểm riêng biệt của lập luận
trong VBHC là luôn dùng luận cứ pháp lí (LCPL) và luận cứ thực tế (LCTT) để làm
cơ sở lập luận; lập luận trong VBHC có sự hồi chiếu, liên kết với các văn bản bên
ngoài và với những sự việc, vấn đề của thực tế quản lí, thực tế hoạt động có liên quan
tới cơ quan, đơn vị, tổ chức. Luận án xác định được mô hình lập luận trong VBQPPL,
VBCB và trong VBHC thông thường; chỉ ra cách trình bày luận cứ để có kết luận
tường minh cho VBHC. Kết luận trong VBHC phải đúng quy định về pháp lí, phù hợp
thực tiễn thì văn bản mới có tính khả thi. Luận án xác định được các loại tác tử, kết tử
dùng cho VBHC. Ngoài những tác tử thông thường, VBHC dùng một loại tác tử đặc
biệt, đó là sử dụng thành phần tên loại, cơ quan ban hành, thời gian ban hành văn bản
để tăng hiệu lực lập luận. VBHC thông thường dùng nhiều kết tử lập luận, VBQPPL
không dùng kết tử vì cả văn bản là một lập luận đơn.
Trên cơ sở lập luận của VBHC nói chung, luận án khảo sát lập luận trong tờ trình
(TTr). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc lập luận điển hình, đặc điểm và cách trình
bày luận cứ, kết luận trong TTr để giúp cho việc đệ trình lên cấp có thẩm quyền đạt
hiệu quả cao nhất.

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Ý nghĩa lý luận: Luận án đóng góp một phần vào việc làm sáng tỏ những đặc
điểm của ngôn ngữ hành chính trên phương diện dụng học, cụ thể là về HVTH và về
lập luận trong một dạng văn bản cụ thể - VBHC.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể trở thành tài liệu tham
khảo cho việc soạn thảo VBHC tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức hiện nay và cho công
tác giảng dạy bộ môn Kỹ thuật soạn thảo VBHC và Tiếng Việt thực hành trong các
trường đại học, cao đẳng đào tạo về nghiệp vụ hành chính.

5


7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung nghiên cứu của luận án được tổ chức thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Hành vi ngôn ngữ trong văn bản hành chính tiếng Việt (Nghiên cứu
trường hợp hành vi tái hiện)
Chương 3: Lập luận trong văn bản hành chính tiếng Việt.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu về ngữ dụng học
Trên thế giới, trong khoảng 30 năm qua, ngữ dụng học đã phát triển mạnh mẽ và
ngày càng có một vị trí đặc biệt trong ngôn ngữ học. Số lượng các chuyên khảo về ngữ
dụng học cũng như các công trình đề cập tới những phương diện khác nhau của ngành

này ngày một tăng.
Ở Việt Nam, ngữ dụng học cũng được quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh việc tìm
hiểu sâu về mặt lý luận thì các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới việc ứng dụng các lý
thuyết này vào nghiên cứu từng kiểu loại văn bản để nâng cao hiệu quả giao tiếp, hiệu
quả tác động của văn bản cũng như chỉ ra các đặc điểm về chiếu vật, chỉ xuất; về lập
luận, về hội thoại, về các HVNN đang tồn tại trong các thể loại văn bản/diễn ngôn.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu các công trình
nghiên cứu về ngôn ngữ VBHC.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ hành chính
1.1.2.1. Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hành chính từ góc độ phong cách học
Nghiên cứu ngôn ngữ hành chính dưới góc độ phong cách học có các tác giả
nước ngoài tiêu biểu: V. K. Bhatia [140], N.M. Cogina [16], V.M. Bugôxơlapxki [8],
L.G.Báclát [5]. Các tác giả cho rằng phong cách hành chính công vụ luôn có hiện
tượng dùng lặp đi, lặp lại những câu, những từ, những cấu trúc có sẵn và đó chính là
“khuôn sáo hành chính”; màu sắc phong cách đặc biệt của văn bản hành chính - công
vụ là yêu cầu phải thực hiện, bắt buộc phải thi hành điều đã được thông báo; những
quy luật của phong cách hành chính - công vụ không cho phép những sự thay đổi về
hình thức của tài liệu theo cá tính của tác giả.
Ở Việt Nam các nhà phong cách học khi nghiên cứu đã thật sự quan tâm đến
phong cách hành chính công vụ và VBHC. Điển hình là Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù
Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa [9], Nguyễn Hữu Đạt [26], Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái
Hòa [65]; Cù Đình Tú [115]. Trong công trình của mình, các tác giả đều đưa ra khái

7


niệm, chức năng, đặc trưng của phong cách hành chính – công vụ và phân loại các văn
bản hành chính – công vụ. Các nhà phong cách học Việt Nam đều cho rằng, phong
cách ngôn ngữ hành chính công vụ có tính chính xác, mạch lạc, tính nghiêm túc khách
quan và tính khuôn mẫu. Ngôn ngữ hành chính mang tính lí trí, khô khan, lạnh lùng,

không biểu cảm…
Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học
tiếng Việt [9] khi bàn về phong cách hành chính – công vụ đã cho rằng, ngôn ngữ hành
chính – công vụ thực hiện chức năng thông báo và làm nhiệm vụ giao dịch giữa nhân
dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, giữa cơ quan này với
cơ quan khác, giữa nước này với nước khác. Tuy nhiên, tác giả chưa bàn tới sự chi
phối của ngữ cảnh giao tiếp hành chính tới việc sử dụng ngôn ngữ mà chỉ đơn thuần
chỉ ra bốn đặc trưng của phong cách này là tính khuôn mẫu, tính có hiệu lực, tính ngắn
gọn và tính chính xác.
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt [65] đã bàn khá
cụ thể về phong cách hành chính – công vụ. Theo đó, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về
phong cách hành chính – công vụ là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong
đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính – công vụ. Nói một
cách cụ thể hơn, đó là vai của nhà luật pháp, người quản lí, người làm đơn, người xin thị
thực, người làm biên bản, người kí hợp đồng…tất cả những ai tham gia vào guồng máy tổ
chức, điều hành các mặt của đời sống xã hội. Tác giả cũng cho rằng, phong cách hành
chính – công vụ được sử dụng trong những hoàn cảnh theo nghi thức, trong tình thế vai
bằng nhau hay không bằng nhau giữa những người giao tiếp.
Dựa vào hai tiêu chí là nội dung ý nghĩa sự vật – logic và đặc điểm về kết cấu, về
tu từ các tác giả đã phân loại văn bản hành chính – công vụ thành các kiểu/thể loại cụ
thể. Đặc biệt, các tác giả đã xác định chức năng của ngôn ngữ trong phong cách hành
chính – công vụ là chức năng giao tiếp lí trí (thông báo) và chức năng ý chí (sai khiến).
Đặc trưng của phong cách này là tính chính xác – minh bạch, tính nghiêm túc –
khách quan và tính khuôn mẫu đã chi phối đặc điểm của việc dùng từ ngữ trong văn
bản hành chính – công vụ là màu sắc tu từ học sách vở vừa phải; tỉ lệ phần trăm cao
của các phương tiện khuôn mẫu; hệ thống thuật ngữ ít trừu tượng hơn so với phong

8



cách khoa học; khuôn sáo hành chính luôn luôn được tái hiện; từ Hán Việt chiếm tỉ lệ
khá lớn; từ ngữ được lựa chọn khắt khe, không thể có những từ ngữ chung chung, mơ
hồ, mang tính hình ảnh, biểu tượng…Cú pháp sách vở, rập khuôn; chủ yếu sử dụng
câu tường thuật, cầu khiến, không sử dụng câu hỏi, cảm thán; dùng nhiều câu phức với
các thành phần đồng chức; dùng câu tỉnh lược, câu tách biệt cú pháp…
Như vậy, khi đề cập tới vai giao tiếp của văn bản hành chính – công vụ, các tác
giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa đã tiếp cận VBHC ở góc độ dụng học. Điều
này có nghĩa là vai giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp sẽ chi phối việc sử dụng ngôn ngữ
trong VBHC.
Còn Hữu Đạt, khi bàn về phong cách hành chính – công vụ trong [26], tuy không
gọi tên vai giao tiếp như Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, nhưng tác giả đã chỉ ra
đặc điểm về quan hệ của người tham gia giao tiếp trong phong cách này là tính không
bình đẳng trong quan hệ của người tham gia giao tiếp. Tính không bình đẳng này thể
hiện ở tính trên – dưới, tổ chức – cá nhân với mục đích nhằm thực thi công việc sự vụ.
Tác giả cho rằng, tính chất của văn bản phụ thuộc trực tiếp vào các vai giao tiếp và
phạm vi giao tiếp, trong đó phạm vi giao tiếp đóng vai trò quyết định. Trong phong
cách hành chính – công vụ, ngôn ngữ hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện chức năng
thông báo. Tính khuôn mẫu; tính phi biểu cảm; tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất;
tính ngắn gọn, súc tích, không đa nghĩa; tính trang trọng và tính quốc tế; tính quy ước
và khả biến theo thời gian là những đặc trưng của phong cách hành chính – công vụ.
Như vậy, nhìn một cách tổng quan, các tác giả đều thống nhất cho rằng, chức
năng thông báo là chức năng cơ bản của phong cách hành chính – công vụ. Các công
trình nghiên cứu về sau của Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa và của Hữu Đạt ngoài
việc đưa ra khái niệm, phân loại văn bản hành chính – công vụ đã đứng trên góc nhìn
của dụng học để chỉ ra vai giao tiếp, đặc điểm về quan hệ của người tham gia giao tiếp.
Nói cách khác, vấn đề ngữ cảnh và sự chi phối của nó tới việc sử dụng ngôn ngữ trong
VBHC đã bắt đầu được các tác giả đề cập tới.
1.1.2.2. Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trong văn bản hành chính
Nếu như có rất nhiều công trình nghiên cứu về các HVNN trong các tác phẩm
văn chương hay văn bản quảng cáo thì đến nay chưa có nhiều công trình chuyên sâu


9


nghiên cứu về HVNN trong VBHC. Hai công trình tiêu biểu là Hành động ngôn từ cầu
khiến trong văn bản hành chính của Vũ Ngọc Hoa [47], Hành động cam kết trong văn
bản hành chính của Đoàn Diễm Hường [57].
Vũ Ngọc Hoa [47] với đề tài: “Hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành
chính” đã chỉ ra đặc điểm của biểu thức ngôn hành cầu khiến trong VBHC là mang
tính bao trùm, tính khuôn mẫu, tính lặp lại nhiều lần một động từ ngôn hành cầu khiến,
một phụ từ cầu khiến trong một biểu thức ngôn hành cầu khiến và tính trực tiếp của
biểu thức ngôn hành cầu khiến. Ngoài sự mô tả các đặc trưng, tác giả còn chỉ ra
nguyên nhân dẫn đến tính bao trùm, tính khuôn mẫu, tính lặp lại...của biểu thức ngôn
hành cầu khiến. Dựa theo dấu hiệu chỉ dẫn lực ngôn trung, tác giả phân loại biểu thức
ngôn hành cầu khiến trong VBHC được phân loại thành: biểu thức ngôn hành cầu
khiến tường minh là là các biểu thức ngôn hành có các động từ ngôn hành cầu khiến:
xin, kiến nghị, đề nghị, yêu cầu, chỉ thị… dùng ở chức năng ngôn hành; và biểu thức
ngôn hành nguyên cấp là những biểu thức ngôn hành cầu khiến không có động từ ngôn
hành cầu khiến mà có động từ tình thái nên/cần/phải/(không) được/mong, các cụm từ
có trách nhiệm/có nhiệm vụ/có nghĩa vụ/có bổn phận/chịu trách nhiệm/có quyền/có thể
hoặc quan hệ của biểu thức ngôn hành với ngữ cảnh. Tác giả đã phân tích khá kĩ
cường độ lực ngôn trung cầu khiến phụ thuộc vào các yếu tố: loại BTNH cầu khiến, vị
thế của người phát ngôn và người tiếp nhận, phần mở rộng của BTNH cầu khiến,
những phát ngôn trước hoặc sau phát ngôn cầu khiến và loại VBHC. Như vậy, yếu tố
ngữ cảnh đã chi phối rất mạnh tới việc lựa chọn và sử dụng hành động ngôn từ cầu
khiến trong VBHC. Tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu đặc điểm của lịch sự ở hành
động ngôn từ cầu khiến trong VBHC và miêu tả hai nhóm biện pháp thể hiện phép lịch
sự khi cầu khiến trong VBHC: Những biện pháp thể hiện sự thừa nhận, tuân thủ các
chuẩn mực luật pháp và các chuẩn mực xã hội khác; những biện pháp trang trọng hóa
HĐNTCK.

Đoàn Diễm Hường [57] khi nghiên cứu về HVCK trong VBHC đã phân loại biểu
thức ngữ vi cam kết thành biểu thức ngữ vi cam kết tường minh trong VBHC là biểu
thức ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện hành động ngôn ngữ cam kết, trong đó,
động từ ngữ vi của nhóm cam kết được dùng đúng theo hiệu lực ngữ vi; biểu thức ngữ

10


vi cam kết nguyên cấp trong VBHC là những cách thức nói năng có hiệu lực ở lời cam
kết mà không dùng động từ ngữ vi. Ngoài ra, tác giả cũng bàn khá kĩ về phát ngôn cam
kết trong VBHC với việc chỉ ra vai trò của hành động cam kết trong VBHC là trong
nhiều trường hợp bộc lộ trực tiếp mục đích tạo văn bản của chủ thể và chi phối toàn bộ
đích ở lời của hầu hết các phát ngôn trong văn bản, hoàn cảnh nảy sinh lời cam kết
trong VBHC và phân chia phát ngôn cam kết trong VBHC thành 3 loại: i) phát ngôn
cam kết nảy sinh từ thỏa thuận giữa hai bên, ii) phát ngôn cam kết nảy sinh từ yêu cầu,
đề nghị hoặc khai báo của chủ thể, iii) phát ngôn cam kết nảy sinh từ yêu cầu chính
thức của người đọc. Với việc chỉ ra hoàn cảnh phát sinh lời cam kết trong VBHC, tác
giả đã gắn ngữ cảnh với việc lựa chọn và sử dụng phát ngôn cam kết trong VBHC để
tạo hiệu quả giao tiếp và đạt mục đích ban hành văn bản.
Như vậy, trong số 5 hành vi ngôn ngữ theo sự phân loại của J.R. Searle thì
HVĐK, HVCK trong VBHC đã được quan tâm nghiên cứu. Còn các hành vi như
HVTH, HVTB và HVBC trong loại văn bản này cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, chưa
được tác giả nào nghiên cứu.
1.1.2.3. Nghiên cứu lập luận trong văn bản hành chính
Đã có nhiều nghiên cứu về lập luận trong các tác phẩm văn học, chính luận hay
quảng cáo. Tuy nhiên, bàn về lập luận trong VBHC, mới chỉ có Nguyễn Thị Hường
khi nghiên cứu Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ trình thuộc VBHC
– công vụ [59] đã bàn đến quan hệ lập luận trong các văn bản tờ trình và tìm ra các
quan hệ lập luận xuất hiện phổ biến trong loại văn bản này bao gồm: i) Quan hệ lập
luận giản đơn với hai dạng: dạng lập luận chứa quan hệ đồng hướng giữa các luận cứ

với kết luận, dạng lập luận chứa quan hệ nghịch hướng giữa các luận cứ với kết luận;
ii) Quan hệ lập luận phức tạp (tam đoạn luận) với hai dạng: dạng tam đoạn luận hoàn
chỉnh, dạng tam đoạn luận giản ước. Trong đó dạng tam đoạn luận hoàn chỉnh hầu như
không xuất hiện trong các văn bản tờ trình được khảo sát; iii) Mạng quan hệ lập luận
rất ít được dùng trong tờ trình. Tác giả cũng chỉ ra một số lỗi như chưa đảm bảo chặt

chẽ quan hệ giữa tiền đề và kết luận, dùng từ không chính xác dẫn đễn cách hiểu
không chính xác về nội dung của tờ trình.

11


Tuy nhiên, tác giả chỉ nêu ra những kiểu cấu trúc lập luận dùng trong tờ trình để
làm cơ sở phân tích mạch lạc trong loại văn bản này mà ít hoặc chưa nghiên cứu kĩ các
thành phần lập luận, chỉ dẫn lập luận trong tờ trình, từ đó rút ra đặc điểm, cách trình
bày luận cứ và trình bày kết luận trong tờ trình như thế nào.
Xem xét tổng thể các công trình nghiên cứu như vừa kể trên, chúng tôi chưa thấy
có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về lập luận trong VBHC, đặc biệt là
các thành phần luận cứ, kết luận, tác tử, kết tử trong VBHC. Đây là cơ sở để chúng tôi
hướng đề tài nghiên cứu về lập luận trong VBHC.
1.1.2.4. Nghiên cứu ngôn ngữ hành chính ở phương diện ứng dụng thực tế
Ở phương diện này, ngôn ngữ hành chính được nghiên cứu gắn với sự hành chức
của nó trong giao tiếp công sở và đặc biệt là trong tạo lập VBHC.
Về phía Nhà nước, ngôn ngữ trong VBHC đã được đề cập đến trong Điều 5 Luật
Ban hành VBQPPL, Điều 6 Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân [76], [77], Điều 18 Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011
[110], Điều 11 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ hướng dẫn kĩ thuật trình bày văn bản hành chính [111] đều đặt ra quy định về ngôn
ngữ trong VBHC.
Các tác giả nghiên cứu về thể thức, thẩm quyền, kĩ thuật soạn thảo văn bản quản

lí nhà nước, VBHC như Tạ Hữu Ánh [4], Vương Đình Quyền [97], Nguyễn Văn
Thâm [106]; Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam, Bùi Xuân Lự với
[106], Nguyễn Thế Truyền [126], Bùi Khắc Việt [136]… đã lồng ghép một số nhận
xét về vai trò của ngôn ngữ trong VBHC, sơ lược nêu ra những yêu cầu về việc dùng
ngôn ngữ để soạn thảo văn bản nhằm diễn đạt chính xác nội dung pháp lí, quản lí.
Dương Thị Hiền [43], Lê Hùng Tiến [112] khi phân tích đặc điểm ngôn ngữ văn
bản luật pháp tiếng Việt theo đường hướng phân tích diễn ngôn đã đề cập đến vai trò
của các phương tiện từ vựng, ngữ pháp trong việc thể hiện chức năng của văn bản luật
pháp là “chỉ dẫn, đặt ra nghĩa vụ, ban phát quyền hành và các hình phạt”.
Vũ Thị Sao Chi [14] đã nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống các vấn đề lí
luận về ngôn ngữ hành chính, khảo sát và đánh giá ngôn ngữ trong các VBHC được
ban hành trong thời gian gần đây. Nguyễn Văn Khang [62] đã chỉ ra các đặc điểm

12


khác biệt của tiếng Việt trong giao tiếp hành chính so với các lĩnh vực giao tiếp khác.
Đối với giao tiếp hành chính thì mục đích luôn rõ ràng, cụ thể. Nói cách khác, dường
như, không có giao tiếp nào có mục đích rõ ràng như giao tiếp hành chính. Vì thế, hiệu
quả của giao tiếp hành chính luôn đặt lên hang đầu, thậm chí luôn “có sẵn” để định
hướng giao tiếp.
Nhìn chung: ngôn ngữ VBHC đã dành được sự quan tâm nghiên cứu đáng kể,
Riêng về góc độ hành vi ngôn ngữ, đã có sự nghiên cứu sâu về HVCK hoặc bước đầu
về HVCK trong VBHC. Tuy nhiên, tìm kiếm thêm các hành vi khác tồn tại trong
VBHC, xác định hành vi nào là hành vi chủ đạo trong VBHC nào thì chưa có công
tŕnh nào bàn đến.
Về phương diện lập luận, mới chỉ có Nguyễn Thị Hường khi nghiên cứu về mạch
lạc trong VBHC có trình bày một phần về lập luận trong thể loại báo cáo và tờ trình để
làm rõ sự mạch lạc trong văn bản. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện về lập luận trong VBHC.

Từ lịch sử nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, về lập luận và về ngôn ngữ VBHC
như trình bày ở trên, chúng tôi thấy cần có sự nghiên cứu sâu về HVTH tái hiện và
tìm hiểu kĩ về các phương diện của lập luận trong loại văn bản này. Qua đó, tìm hiểu
ngữ cảnh xuất hiện HVTH trong VBHC và sự lập luận trong VBHC.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như đã trình bày ở trên, dụng học bao gồm rất nhiều lĩnh vực. Song, trong phạm
vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các HVNN trong VBHC để
xác định những HVNN nào được dùng phổ biến trong loại văn bản này; trên cơ sở đó,
khảo sát một trong số về một số HVNN chủ đạo và lập luận trong VBHC. Vì vậy,
những cơ sở lí luận tiền đề của luận án là lí thuyết về HVNN và lập luận. Ngoài ra,
VBHC chính là ngữ cảnh mà ở đó diễn ra các hành vi ngôn ngữ mang tính đặc thù,
tiêu biểu của giao tiếp hành chính. Chức năng, đặc điểm, thể loại, đặc thù của giao tiếp
ngôn ngữ trong lĩnh vực hành chính sẽ chi phối tới việc lựa chọn loại hành vi ngôn
ngữ, chi phối tới tỉ lệ, đặc điểm, biểu thức ngôn hành, lực ngôn trung của từng hành vi;
chi phối tới cách thức, cấu trúc lập luận trong VBHC sao cho chặt chẽ, logic, phù hợp

13


với phong cách văn bản. Do đó, luận án cũng sẽ tìm hiểu khái quát về giao tiếp trong
lĩnh vực hành chính, phong cách ngôn ngữ hành chính và các thể loại VBHC.
1.2.1. Khái quát về hành vi ngôn ngữ
1.2.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Các nhà ngữ dụng học cho rằng, hành động được thực hiện bằng ngôn ngữ được
gọi là hành vi ngôn ngữ (còn gọi là hành động ngôn từ, hành động nói).
Austin cho rằng có 3 loại HVNN lớn: hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi
mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte illcutoire) (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu
[11, Tr. 88]).
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các
kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.

Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng
hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người
nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.
Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả
của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng
ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
O. Ducrot nói rõ thêm về hành vi ở lời. Theo ông, hành vi ở lời khác với hành vi tạo
lời và hành vi mượn lời ở chỗ chúng thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại.
Chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình
trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, Tr. 90]).
Trong luận án này, HVNN được hiểu theo nghĩa hẹp là hành động ở lời bởi trong
số ba HVNN nêu trên, hành động ở lời là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học.
1.2.1.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ
Phân loại của J.R. Searle:
Trong Speech Acts, J.R.Searle tiến hành phân loại các động từ ngôn hành. Ông
chỉ ra những hạn chế trong bảng phân loại của J. L.Austin vì ông cho rằng J.L.Austin
không định ra các tiêu chí phân loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau
– dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, Tr.123].

14


Dựa vào 4 tiêu chí: đích ngôn trung, hướng khớp ghép giữa lời với hiện thực,
trạng thái tâm lí được thể hiện và tiêu chí nội dung mệnh đề, J.R. Searle đã phân lập
thành năm phạm trù HVNN (phạm trù - chữ dùng của Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng
(2012), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học sư phạm). Mỗi phạm trù lại gồm
những nhóm từ lớn đến nhỏ khác nhau. Đó là các phạm trù:
1) Tái hiện: Có đích ngôn trung là miêu tả sự tình; hướng khớp ghép là làm cho
từ ngữ khớp với thực tại; trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều được miêu tả; nội dung
mệnh đề biểu đạt một sự tình. Phạm trù tái hiện gồm nhiều hành vi ngôn ngữ như:

trình bày, giải thích, miêu tả, mách, tường thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản,
tường trình, tố cáo, khai, khai báo, tổng kết…
2) Điều khiển: Có đích ngôn trung là đặt người tiếp nhận vào trách nhiệm thực
hiện hành vi nào đó trong tương lai; hướng khớp ghép là làm cho thực tại khớp với từ
ngữ; trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người phát ngôn; nội dung mệnh đề biểu
đạt hành vi trong tương lai của người tiếp nhận. Phạm trù này có các hành vi ngôn ngữ
như: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, cho phép, cấm buộc, chỉ thị, khuyên, khuyến nghị, chỉ
định…
3) Cam kết: Có đích ngôn trung là đặt người phát ngôn vào trách nhiệm thực hiện
một hành vi nào đó; hướng khớp ghép là làm từ ngữ khớp với thực tại; trạng thái tâm lí
là ý định của người phát ngôn; nội dung mệnh đề biểu đạt hành vi trong tương lai của
người phát ngôn. Thuộc phạm trù này là các hành vi: cam đoan, cam kết, hứa, hứa
hẹn, thề, bảo đảm, thỏa thuận…
4) Biểu cảm (bộc lộ): Đích ngôn trung là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với
hành vi ngôn ngữ (vui thích/khó chịu, mong muốn/ rẫy bỏ,v.v…); trạng thái tâm lí
thay đổi tùy theo từng loại hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay trạng
thái, tính chất nào đó của Sp1 hay của Sp2. Phạm trù này gồm các hành vi như: vui
thích/khó chịu, mong muốn, rẫy bỏ, xin lỗi, chúc mừng, hoan nghênh, cảm ơn, tán
thưởng, khen, chê, thán phục, trầm trồ…
5) Tuyên bố: Đích ngôn trung là làm thay đổi sự việc qua phát ngôn; hướng
khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thưc – lời; nội dung mệnh đề biểu đạt

15


một sự tình. Phạm trù này gồm các hành vi như: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ,
buộc tội…
Trong luận án, chúng tôi sử dụng cách phân loại HVNN của J.R.Searle. Tức là,
có 5 phạm trù HVNN: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm và tuyên bố.
1.2.1.3. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi

Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành
vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu
lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi gọi là biểu thức ngữ vi.
Phát ngôn ngữ vi tối thiểu là phát ngôn chỉ có biểu thức ngữ vi. Trong giao tiếp hàng
ngày, phát ngôn ngữ vi thường mở rộng, có biểu thức ngữ vi và thành phần mở rộng.
Biểu thức ngôn ngữ được dùng để thực hiện hành vi ở lời là biểu thức ngữ vi.
Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời. Như
vậy, về nguyên tắc, trừ những trường hợp được sử dụng gián tiếp, thì có bao nhiêu
hành vi ở lời thì có bấy nhiêu kiểu biểu thức ngữ vi. Biểu thức ngữ vi là dấu hiệu ngữ
pháp – ngữ nghĩa của các hành vi ở lời. Nhờ các biểu thức ngữ vi, chúng ta nhận biết
được các hành vi ở lời.
Đỗ Hữu Châu cho rằng, mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng các dấu hiệu
chỉ dẫn. Nhờ những dấu hiệu này mà biểu thức ngữ vi được phân biệt với nhau.
J.R.Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs).
Đóng vai trò IFIDs là:
- Các kiểu kết cấu/cấu trúc: các cấu trúc khác nhau ứng với một hành vi ngôn
ngữ khác nhau. Ví dụ: Có X không?, X phải không? Thực hiện hành vi ngôn ngữ hỏi;
không được X, cấm X ! lại thực hiện hành vi ngôn ngữ cấm đoán;
- Những từ chuyên dụng cho biểu thức ngữ vi. Thí dụ: các từ ngữ chuyên dùng
trong các biểu thức hỏi như: thế nào, tại sao…;
- Ngữ điệu: Cùng là một cấu trúc cú pháp hoặc cùng các từ ngữ được sắp xếp
giống nhau nhưng nếu phát âm với những ngữ điệu khác nhau /hoặc viết với dấu câu
khác nhau thì biểu thức ngữ vi sẽ ứng với hành động ngôn từ khác nhau.
- Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh
đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh.

16


- Các động từ chỉ HVNN (động từ ngôn hành): là những động từ “khi được dùng

trong những điều kiện nhất định thì ngay việc sử dụng nó cũng chính là cái hành động
mà nó biểu hiện” [88, Tr. 224]. Còn Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Động từ ngữ vi – động
từ ngôn hành là những động từ mà khi phát âm ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi
không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng
biểu thị” [11, Tr.97].
Austin cho rằng động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (hiệu lực
ngữ vi) khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói Sp1) thời hiện tại
thể chủ động và thức thực thi.
Biểu thức ngữ vi thực chất là những kiểu câu cụ thể, thực có trong tất cả các
ngôn ngữ. Các loại biểu thức ngữ vi: biểu thức ngữ vi tường minh và biểu thức ngữ vi
nguyên cấp.
Austin trong How to do things with words đã gọi các biểu thức ngữ vi có động từ
ngữ vi là biểu thức ngữ vi tường minh và gọi những biểu thức tuy vẫn có hiệu lực ở lời
nhưng không có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi nguyên cấp hay biểu thức ngữ vi
hàm ẩn (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, Tr.101]). Theo Đỗ Hữu Châu, để xác định một
phát ngôn nào đó thực hiện hành vi nào, tức xác định phát ngôn đó là biểu thức ngữ vi
nguyên cấp nào, chúng ta phải dựa vào:
- Ngữ cảnh;
- Khả năng tái lập hoặc bổ sung các dấu hiệu chỉ dẫn ở lời IFIDs cho phát ngôn đó;
- Phát ngôn hồi đáp của người nghe (Sp2).
Thí dụ phát ngôn: Mai tôi sẽ đến trở thành biểu thức hứa hẹn nếu chúng ta có thể
tường minh hóa nó thành: Tôi hứa mai tôi sẽ đến. Và nếu Sp2 hồi đáp, Thí dụ: Tốt
quá, tôi sẽ đón anh ở bến xe.
Nhưng sẽ trở thành biểu thức đe dọa nếu Sp1 bổ sung thêm: Liệu chừng! Mai tôi
sẽ đến.
Trong thực tế ngôn ngữ, phổ biến và thường xuyên là các biểu thức ngữ vi
nguyên cấp. Như thế, các biểu thức ngữ vi nguyên cấp và năng lực làm chủ được các
biểu thức ngữ vi nguyên cấp – với các IFIDs đặc trưng tương ứng với hành vi ở lời là
cơ sở để lí giải các phát ngôn nghe được, đọc được.


17


Trong luận án, chúng tôi thống nhất với các tác giả về quan điểm biểu thức ngữ
vi tường minh là biểu thức chứa động từ ngôn hành; biểu thức ngữ vi nguyên cấp là
biểu thức không chứa động từ ngôn hành.
1.2.1.4. Điều kiện thực hiện hành vi ngôn ngữ
Theo Đỗ Hữu Châu, “điều kiện sử dụng các hành động ở lời (HVNN) là những
điều kiện mà một hành động ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ
cảnh của sự phát ngôn ra nó” [11, Tr.111] còn gọi là những “quy tắc để cho việc thực
hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó”. [11, Tr.116]
Mỗi HVNN đòi hỏi có những điều kiện nhất định để nó thực hiện. Muốn nói điều
gì đó thì cần có người nghe và hiểu điều mình nói. Thí dụ người ra lệnh phải ở thế
trên, bậc trên của người nhận lệnh. Đó là điều kiện để thực hiện có hiệu quả một
HVNN, mà cụ thể là hành vi ở lời, được gọi là điều kiện dùng của nó.
Searle cho rằng có 4 điều kiện, mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tuỳ
theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi ở lời cụ thể. Đó là:
1) Điều kiện nội dung mệnh đề: chỉ ra bản chất nội dung của hành vi. Nội dung
mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín,
miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín, tức là những câu hỏi chỉ
có hai khả năng trả lời có hoặc không; phải, không phải... Gọi là hàm mệnh đề vì phát
ngôn ngữ vi tương ứng với hành vi hỏi đưa ra hai khả năng (tương tự như hai biến, hai
nghiệm trong một hàm toán học), người trả lời phải chọn lấy một mà trả lời. Nội dung
mệnh đề có thể là một hành động của người nói (như hứa hẹn) hay một hành động của
người nghe (lệnh, yêu cầu).
2) Điều kiện chuẩn bị: Đây là điều kiện liên quan tới những hiểu biết của người
thực hiện hành động về những tri thức nền của người tiếp nhận hành động, về quyền
lợi, về trách nhiệm, về năng lực tinh thần và vật chất của người tiếp nhận hành động.
Cũng thuộc điều kiện chuẩn bị là lợi ích, trách nhiệm, năng lực vật chất, tinh thần cũng
như quyền lực của người nói đối với hành động ở lời mà mình đưa ra.

3) Điều kiện chân thành (điều kiện tâm lí): Đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm
lí của người thực hiện hành động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình đưa ra.

18


×