Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Dự kiến các dự án triển khai từ năm 2016 đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.46 KB, 17 trang )

CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020
(23 dự án)
1. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (Giai đoạn hoàn thiện)

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA 2.
- Phạm vi dự án: Điểm đầu tại nút giao Ninh Hiệp (giao với QL 1 mới về
phía Bắc cầu Phù Đổng), thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội; điểm cuối
(Km63+800) tại nút giao Tân Lập (nối vào tuyến tránh TP. Thái Nguyên) thuộc TP.
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tổng chiều dài tuyến khoảng 63,8 km.
- Quy mô đầu tư: Thảm BTN tạo nhám; xây dựng 06 nút giao khác mức; 01
trạm dừng nghỉ và trạm quản lý điều hành giao thông tại Km36+100.
- TMĐT: khoảng 3.250 tỷ đồng (bao gồm cả khoản trả nợ khối lượng XDCB
ở giai đoạn 1 khoảng 873 tỷ đông, chưa bao gồm 10% thuế VAT, lãi vay huy động
vốn).
- Phương án tài chính: thu phí kín, mức thu phí dự kiến khởi điểm là 1.500
đồng/PCU.km; lộ trình tăng phí phù hợp với quy định. Hiện chưa có thỏa thuận với
địa phương và Bộ Tài chính về vị trí trạm thu phí. Thời gian thu phí dự kiến dưới
20 năm.
b) Tình hình thực hiện
- Trên cơ sở hồ sơ Đề xuất dự án của Nhà đầu tư Liên danh Nhà đầu tư Việt
Xuân Mới - Imico - Yên Khánh và ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Hồng
Trường tại các cuộc họp nghe báo cáo về ĐXDA, Ban PPP đã tham mưu các văn
bản báo cáo TTgCP xin chủ trương thực hiện dự án theo hình thức BOT (văn bản
số 1278/BGTVT-ĐTCT ngày 29/01/2015) và báo cáo giải trình làm rõ các nguyên
nhân tăng vốn giai đoạn 1 của dự án, trách nhiệm xử lý, sơ bộ hiệu quả kinh tế,
thống nhất với nhà tài trợ JICA điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn (văn bản số
9803/BGTVT-ĐTCT ngày 28/7/2015).
Ngày 24/8/2015, TTgCP đã đồng ý về nguyên tắc đầu tư theo hình thức BOT
đối với phần đầu tư hoàn chỉnh QL 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đáp ứng quy mô
cao tốc (văn bản số 1501/TTg-KTN), Bộ GTVT quyết định đầu tư theo quy định.


- JICA đã thống nhất về chủ trương thực hiện Dự án QL3 giai đoạn hoàn
thiện theo hình thức BOT tại công thư số (1R)-8-28002 ngày 01/9/2015 của JICA;
đồng thời, đề nghị Bộ GTVT xác nhận một số điều kiện khi thực hiện dự án BOT.
Bộ đã có văn bản số 14182/BTGVT-ĐTCT ngày 23/10/2015 xác nhận các điều
kiện theo đề nghị của JICA.
- Về hồ sơ ĐXDA: ngày 21/9/2015, Bộ đã tổ chức cuộc họp nghe NĐT và
Tư vấn báo cáo nội dung ĐXDA, TTr. Nguyễn Hồng Trường có kết luận chỉ đạo
(TBKL số 864/TB-GTVT ngày 24/9/2015):
1


+ Giao Ban QLDA2, Cục QLXD làm rõ nguyên nhân tăng vốn, xử lý trách
nhiệm (nếu có), chuẩn xác số vốn thiếu, báo cáo TTgCP để xử lý số nợ XDCB này
theo hướng sử dụng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam thông qua thu phí của dự
án BOT giai đoạn hoàn thiện dự án.
+ Yêu cầu NĐT hoàn thiện hồ sơ ĐXDA theo hướng: về quy mô dự án cần
sắp xếp thứ tự ưu tiên (số làn, chiều rộng các làn, hệ thống ITS, tạo nhám, hệ thống
báo hiệu, trạm dừng nghỉ, đường gom…) các hạng mục để đạt quy mô cao tốc; đảm
bảo khai thác với vận tốc Vtk = 100÷120km/h.
Phân tích phương án tài chính theo hai hướng: hoàn trả phần kinh phí còn
thiếu cho các gói thầu xây lắp (giai đoạn I dự án) bằng vốn của nhà đầu tư và hoàn
trả từ nguồn thu phí của dự án BOT để giảm bớt phần lãi vay khi thực hiện dự án.
+ Về tiến độ thực hiện dự án: Yêu cầu Ban QLDA2 khẩn trương chỉ đạo tư
vấn, nhà thầu và các đơn vị có liên quan hoàn thiện ĐXDA trong tháng 10/2015.
Phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2016.
Đến nay, NĐT chưa hoàn thiện hồ sơ ĐXDA báo cáo Bộ, tiến độ thực hiện là
rất chậm do chưa khẳng định được giá trị nợ vốn XDCB, chưa có phương án trả nợ
cụ thể để đưa vào phương án tài chính của Dự án BOT.
c) Kế hoạch
- Dự kiến phê duyệt Đề xuất dự án trong Quý I/2016 (nếu được TTgCP chấp

thuận chủ trương thu phí trả nợ XDCB giai đoạn 1);
- Phê duyệt BCNCKT trong Quý II/2016 và hoàn thành lựa chọn Nhà đầu tư
trong năm 2016 (nếu chỉ định thầu).
d) Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị
- Chưa có quyết toán Giai đoạn I, kiến nghị Lãnh đạo Bộ chỉ đạo sớm thực
hiện việc quyết toán (Giai đoạn I) làm cơ sở triển khai Giai đoạn 2. Trước mắt, kiến
nghị Ban QLDA2 và Cục QLXD&CLCTGT khẩn trương tham mưu sớm phê duyệt
dự toán điều chỉnh các gói thầu xây lắp của giai đoạn 1 để có giá trị nợ XDCB đưa
vào phương án tài chính dự án BOT.
- Đề nghị Ban QLDA2 đề xuất phương án trả nợ các Nhà thầu xây lắp GĐ1
trên cơ sở đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà thầu, ký phụ lục hợp đồng thỏa thuận
với nhà thầu về phương án trả nợ.
- Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kiến nghị cân nhắc việc có tiếp tục báo cáo
TTgCP về phương án trả nợ hay không.
- Ban QLDA2 chỉ đạo NĐT và Tư vấn sớm hoàn thiện phương án tài chính
và hồ sơ ĐXDA, báo cáo Bộ trước 20/02/2016.
đ) NĐT đăng ký: có 03 đơn vị, gồm Liên danh Việt Xuân Mới - IMICO Yên Khánh; Công ty cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Việt Vương. NĐT lập
ĐXDA là Liên danh Việt Xuân Mới - IMICO - Yên Khánh và TEDI.
2. Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

a) Thông tin chung về Dự án
2


- Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án Thăng Long.
- Chiều dài dự án 23,6km; điểm đầu giao với QL.80 (sau cầu Mỹ Thuận, tiếp
nối với cầu Mỹ Thuận 2), điểm cuối tại nút giao Chà Và (Km2062+700 trên QL.1).
- Quy mô mặt cắt ngang: phân kỳ theo phương án bố trí cách quãng dải dừng
xe khẩn cấp. Nền đường đoạn không bố trí dải dừng xe rộng 17,0m; phần xe chạy
gồm 4 làn xe thiết kế với vận tốc Vtk = 80km/h (rộng 4x3,5m); dải phân cách giữa

và dải an toàn rộng 1,5m, phần còn lại là lề đường 1,5m.
- TMĐT giai đoạn 1 (đã bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) khoảng
6.618 tỷ đồng (trong đó GPMB thực hiện theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn
xe).
- Phương án đầu tư kiến nghị: Thu phí đoạn tuyến thuộc dự án trong khoảng
20 năm 11 tháng, Nhà nước hỗ trợ thông qua sử dụng quyền thu phí đoạn cao tốc
Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương khoảng 4 năm 11 tháng (bắt đầu từ năm 2030,
ngay sau khi kết thúc thu phí hỗ trợ hoàn vốn dự án đường cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận).
b) Tình hình thực hiện
Bộ GTVT đã trình TTgCP chủ trương đầu tư và xin hỗ trợ của Nhà nước để
đảm bảo khả thi về mặt tài chính; tuy nhiên, tại văn bản số 8206/VPCP-KTN ngày
09/10/2015 của VPCP, Phó TTgCP Hoàng Trung Hải có ý kiến chỉ đạo giao Bộ
GTVT quyết định theo thẩm quyền. Do có hỗ trợ của Nhà nước, nên Bộ GTVT đã
có văn bản báo cáo lại với TTgCP tại văn bản số 17648/BGTVT-ĐTCT ngày
31/12/2015. Hiện VPCP đang lấy ý kiến Bộ KH&ĐT và Bộ TC.
c) Kế hoạch
- Sau khi có ý kiến chấp thuận của TTgCP về chủ trương hỗ trợ của Nhà
nước, Bộ GTVT sẽ phê duyệt Đề xuất dự án và Báo cáo NCKT. Phấn đấu phê
duyệt Đề xuất dự án và Báo cáo NCKT trong Quý I/2016 (nếu được TTgCP chấp
thuận nguồn hỗ trợ của Nhà nước).
- Phấn đấu hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư, ký thoả thuận đầu tư trong
Quý III/2016 (nếu chỉ định thầu lựa chọn NĐT). Trường hợp sau công bố dự án,
kêu gọi đầu tư có nhiều NĐT đăng ký và vượt qua sơ tuyển, đặc biệt là có NĐT
nước ngoài, việc lựa chọn NĐT sẽ kéo dài đến Quý IV/2016.
d) Khó khăn, vướng mắc
Để có thể phê duyệt Đề xuất dự án, Báo cáo NCKT cần có ý kiến chấp thuận
của TTgCP đặc biệt là phần hỗ trợ của Nhà nước (kiến nghị sử dụng quyền thu phí
đoạn cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương).
đ) NĐT đăng ký (Bộ đã nhận được công văn đăng ký của 09 đơn vị): Liên
danh Phát Đạt + 620 + 168; Liên danh SOVICO + IMICO + PACIFIC + CIENCO

5; Liên danh Thái Sơn Bộ Q.P + Yên Khánh + CIENCO 1; Liên danh FECON +
COTECCONS; C.ty CPĐT kinh doanh Golf Long Thành; C.ty TNHH Tư vấn
ĐTPT Nguyễn Phan; C.ty CPĐT phát triển hạ tầng và năng lượng (liên danh với
C.ty IL&FS - Ấn Độ); Tổng công ty Cửu Long; Tổng công ty Bạch Đằng.
3


3. Dự án QL6 đoạn tuyến tránh TP. Sơn La

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA ATGT.
- Chiều dài khoảng 24km, gồm 19km tuyến tránh (đường cấp IV - Miền núi)
và nâng cấp 5km QL 6 hiện tại (đường cấp III - Miền núi). TMĐT 1.177 tỷ. Thời
gian hoàn vốn dự án khoảng 22 năm 6 tháng; trạm thu phí đặt trên QL6.
b) Tình hình thực hiện: Hiện nay, dự án đang tiến hành tổ chức đấu thầu rộng
rãi để lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án (có 02 Nhà nhà đầu tư mua HSMT là
Liên danh Công ty CP Việt Dũng - Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Sông Lam Tổng công ty Xây dựng CTGT 4 - CTCP; Liên danh Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại 299 - Công ty cổ phần phát triển Đại Dương).
c) Kế hoạch triển khai: Hoàn thành lựa chọn Nhà đầu tư và động thổ dự án
trong Quý II/2016.
4. Dự án cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Cao Phong - Tân Lạc và QL12B

đoạn nối đường Hồ Chí Minh với QL6
a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA đường HCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ QL6: Điểm đầu tuyến từ Km84+400, điểm cuối tuyến tại Km113+000
thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, bao gồm các đoạn tuyến sau: Tuyến tránh Cao
Phong từ Km84+400-Km94+800; Đoạn nối Cao Phong - ngã ba Mãn Đức:
Km94+800-Km101+100; Tuyến tránh Mường Khến: Km99+600-Km106+000 và

cải tạo nâng cấp đoạn tuyến Km106+100-Km113+000.
+ QL12B: Tuyến tránh Vụ Bản (điểm đầu tuyến Km66+000, điểm cuối tuyến
Km70+500); đoạn nối Lạc Sơn - Tân Lạc từ Km80+000 - Km94+000
+ Tổng chiều dài xây dựng mới (tuyến tránh) và cải tạo khoảng 49km
+ Trong đó các đoạn tuyến đề xuất cải tạo trên QL6 các đoạn Km Km94+800
- Km101+100 và Km106+100 - Km113, chiều dài khoảng 13,2km đi trùng với Dự
án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) đã thực hiện đấu thầu xây lắp và
đang triển khai thi công.
- Quy mô đầu tư: các đoạn tuyến tránh (QL6 và QL12B) với quy mô đường
cấp III miền núi Bnền=9m; các đoạn Km94+800÷Km99+600 và
Km106+100÷Km113 trên QL6; Km80÷Km94 trên QL12B giữ nguyên quy mô
hiện tại, chỉ cải tạo, tăng cường nền mặt đường và công trình. Đoạn
Km99+600÷Km101+100 trên QL6 dài khoảng 1,5km nâng cấp đồng bộ quy mô
với đoạn thị trấn Mường Khến (Km101+100 ÷ Km104+700), quy mô B nền = 21m;
trong đó Bmặt = 14m, Bhe = 2x3,5m.
- Tổng mức đầu tư: khoảng 1.988,25 tỷ đồng.
- Phương án hoàn vốn: Dự kiến đặt 01 trạm thu phí trên QL6 (tại
4


Km112+730) và 01 trạm thu phí phụ trên QL12B (tại Km83+300), các trạm thu phí
này đảm bảo khoảng cách 70km so với trạm thu phí liền kề (trạm thu phí gần nhất
đặt tại Km42+730, QL6 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà
Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình) và chỉ thu phí một lần
đối với mỗi phương tiện (đã thu phí ở trạm trên QL6 rồi không thu phí ở trạm trên
QL12B và ngược lại). Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 22 năm 3 tháng.
b) Tình hình triển khai dự án: Bộ GTVT đã phê duyệt Đề xuất dự án, hiên
nay Nhà đầu tư đang tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
c) Kế hoạch triển khai
- Phê duyệt Dự án đầu tư: Quý I-II/2016;

- Công tác lựa chọn NĐT: Quý III-IV/2016;
- Động thổ dự án: Quý IV/2016.
d) Vướng mắc - Kiến nghị
- Tại Thông báo số 748/TB-BGTVT ngày 19/8/2015, Bộ GTVT đã đồng ý bổ
sung từ Km109+000 đến Km113+000 của Dự án VRAMP vào Dự án BOT QL6 và
chuyển phạm vi chồng lấn sang dự án BOT thực hiện trong trường hợp Dự án BOT
QL6 phải thi công trước ngày 28/02/2016.
- Theo các quy định hiện hành, Dự án sẽ hoàn thành công tác lựa chọn NĐT
dự kiến vào tháng 7/2016 (trong trường hợp chỉ định Nhà đầu tư). Điều kiện cần
thiết để phê duyệt BCNCKT: Bộ Tài chính cần thống nhất mức phí, lộ trình tăng
phí để làm cơ sở phê duyệt phương án tài chính Dự án để đảm bảo tính khả thi và
hiệu quả tài chính. Do vậy, việc thực hiện thi công trước ngày 28/02/2016 là khó
khả thi.
đ) Nhà đầu tư đề xuất: Công ty CPĐT XD-NL-TM Hoàng Sơn.
5. Dự án QL37 đoạn nối cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn với Hà Nội - Thái

Nguyên
a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA 6.
- Phạm vi: Điểm đầu tại Km70 (giao với QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang đang
triển khai theo hình thức BOT) KCN Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang; điểm cuối
tại Km103 (nút giao Yên Bình, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên); Tổng chiều
dài nghiên cứu khoảng 34km, trong đó QL37 dài 17km, đoạn đường tỉnh Bắc
Giang dài 9km, đoạn đường qua tỉnh Thái Nguyên dài 8km.
- Quy mô: Đường cấp III đồng bằng. Tổng mức đầu tư khoảng 960 tỷ đồng
(bao gồm cả lãi vay), thời gian hoàn vốn dự khoảng 18 năm. Trạm thu phí dự kiến
đặt trên QL37, trước thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa.
b) Tình hình thực hiện: TTgCP đã đồng ý về nguyên tắc chủ trương đầu tư
tại văn bản số 4826/VPCP-KTN ngày 25/6/2015. Bộ GTVT đã phê duyệt Đề xuất
dự án tại Quyết định số 4329/QĐ-BGTVT ngày 08/12/2015 và đã ký Thỏa thuận

5


lập Báo cáo NCKT với Nhà đầu tư Liên danh Phú Mỹ và T&T. Nhà đầu tư đang tổ
chức triển khai lập Báo cáo NCKT.
c) Kế hoạch
- Phê duyệt Báo cáo NCKT: Quý I/2016;
- Tổ chức lựa chọn NĐT từ tháng 4/2016 và kết thúc trong Quý III/2016.
d) NĐT đăng ký: Liên danh Phú Mỹ và T&T.
6. Dự án cải tạo, nâng cấp QL.1B đoạn từ thị trấn Đình Cả đến Tân

Long, tỉnh Thái Nguyên
a) Thông tin chung về Dự án
- Phạm vi, quy mô đầu tư: Đoạn Km107+150÷Km124+150 đường cấp III
Miền núi, Bn/m=9/8m; Đoạn Km124+150÷Km144+700 đường cấp III Đồng bằng,
Bn/m=12/11m; đoạn qua Thị trấn Đình Cả và đoạn Hóa Thượng - Tân Long
(Km139÷Km144+700) chỉ tiến hành sửa chữa, thảm tăng cường mặt đường.
- Tổng chiều dài: khoảng 39km;
- TMĐT khoảng 1.118 tỷ đồng.
- Phương án tài chính: Xây dựng mới 01 trạm thu phí tại Km137+300; mức
thu dự kiến 30.000 đồng/PCU; lộ trình tăng giá vé 3 năm 1 lần, mỗi lần tăng 9%;
thời gian hoàn vốn khoảng 22 năm.
b) Tình hình thực hiện
- Dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên thống nhất về chủ trương, quy mô
đầu tư và vị trí trạm thu phí tại các văn bản số 2658/UBND-KTN ngày 25/9/2015
và số 3577/UBND-KTN ngày 08/12/2015.
- Bộ GTVT đã có văn bản số 16496/BGTVT-ĐTCT ngày 11/12/2015 báo cáo
TTgCP; ngày 25/12/2015, VPCP có văn bản số 10816/VPCP-KTN truyền đạt ý
kiến của Phó TTgCP Hoàng Trung Hải: “Bộ GTVT thực hiện theo thẩm quyền và
trình tự thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày

14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP và các quy định của pháp
luật hiện hành.”
c) Khó khăn vướng mắc
Nội dung chỉ đạo của Phó TTgCP Hoàng Trung Hải tại văn bản nêu trên dẫn
đến khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai tiếp theo của dự án cụ thể như sau:
- Về thẩm quyền: Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính
phủ, các dự án thỏa mãn điều kiện lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công
tư theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và thuộc dự án nhóm A, B, C thì Bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án. Tuy nhiên, đối với các
dự án đầu tư theo hình thức BOT trên quốc lộ, tại văn bản số 3874/VPCP-KTN
ngày 28/5/2015 của VPCP, Phó TTgCP Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Bộ GTVT khẩn
trương lập quy hoạch tổng thể các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ trên
phạm vi toàn quốc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm căn cứ triển khai đặt
6


các trạm thu phí các dự án BOT trong thời gian tới.
- Về quy hoạch trạm thu phí của Dự án cải tạo, nâng cấp QL 1B: Do quá trình
lập Quy hoạch trạm thu phí trên quốc lộ chưa dự kiến bố trí trạm trên QL1B nên tại
Tờ trình số 9921/TTr-BGTVT ngày 30/7/2015 báo cáo TTgCP xin phê duyệt Quy
hoạch các trạm thu phí chưa có trạm thu phí trên QL1B. Để có cơ sở triển khai, tại
văn bản số 16496/BGTVT-ĐTCT ngày 11/12/2015 gửi TTgCP về chấp thuận chủ
trương đầu tư Dự án theo hình thức BOT, Bộ đã đề nghị cho phép bổ sung trạm thu
phí trên QL1B vào Quy hoạch các trạm thu phí BOT tại Tờ trình số 9921/TTrBGTVT ngày 30/7/2015. Tuy nhiên, trong văn bản trả lời của VPCP thông báo ý
kiến của Phó TTgCP Hoàng Trung Hải không đề cập đến việc bổ sung trạm thu phí
trên QL1B vào Quy hoạch các trạm thu phí.
- Về vị trí đặt trạm thu phí Dự án (dự kiến tại Km137+300): Đã được UBND
tỉnh Thái Nguyên thống nhất tại văn bản số 3577/UBND-KTN ngày 08/12/2015.
Hiện tại, trên QL1B không có trạm thu phí đường bộ nào, do vậy vị trí đặt trạm
thỏa mãn quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các trạm thu phí trên cùng tuyến

đường theo quy định tại Thông tư 159/2013/TT-BTC. Đối với khoảng cách đến các
trạm thu phí khác: Vị trí trạm thu phí dự kiến đặt trên QL1B cách vị trí đặt trạm thu
phí của Dự án BOT đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở
rộng QL3 đoạn Km75÷Km100 khoảng 10km.
d) Đề xuất, kiến nghị
- Mặc dù theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP thì thẩm quyền lựa
chọn, phê duyệt đề xuất các dự án đầu tư theo hình thức PPP được giao cho các Bộ,
ngành, UBND cấp tỉnh; tuy nhiên, do vướng mắc về quy hoạch trạm thu phí như đã
nêu trên nên để có thể triển khai được dự án, Ban PPP kiến nghị Lãnh đạo Bộ chỉ
đạo Viện Chiến lược GTVT khẩn trương rà soát, bổ sung trạm thu phí của Dự án
vào Phụ lục các trạm thu phí trong Quy hoạch để báo cáo TTgCP chấp thuận.
- Đối với vị trí trạm thu phí của dự án: Sau khi TTgCP phê duyệt Quy hoạch
trạm thu phí sẽ triển khai thủ tục thỏa thuận với Bộ Tài chính vị trí trạm thu phí,
phương án thu phí hoàn vốn dự án để làm cơ sở thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án
và triển khai các bước tiếp theo theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
đ) Kế hoạch
- Phê duyệt Đề xuất dự án trong tháng 3/2016 (nếu được TTgCP chấp thuận
về trạm thu phí); phê duyệt Báo cáo NCKT trong Quý II/2016;
- Tổ chức lựa chọn NĐT từ Quý II/2016 và kết thúc trong Quý IV/2016.
e) Nhà đầu tư đề xuất: Liên danh Trung Tiến - Đại Kim - Anh Sinh.
7. Dự án QL31 đoạn Bắc Giang - Chũ

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA 6.
- Chiều dài tuyến khoảng 36,2km đi trùng QL31 từ TP. Bắc Giang đến Thị
trấn Chũ, huyện Lục Ngạn. Quy mô đường cấp III đồng bằng, B nền = 12m. TMĐT
7


khoảng 1.200 tỷ đồng; đặt trạm thu phí tại Km7+250, QL31 hiện tại; thu phí hoàn

vốn dự án 19 năm 8 tháng.
b) Tình hình thực hiện: Ngày 25/01/2016, Bộ đã phê duyệt kết quả lựa chọn
NĐT tại Quyết định số 256/QĐ-BGTVT; Nhà đầu tư trúng thầu: Liên danh Công ty
CPĐT khai thác cảng và Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Đông Á.
c) Kế hoạch: Đàm phán và Ký thoả thuận đầu tư trong tháng 02/2016.
8. Dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL45 tỉnh Thanh Hóa

a) Thông tin chung về Dự án
- QLDA: Dự kiến Ban QLDA 1.
- Phạm vi, quy mô đầu tư: Dài khoảng 30km; TMĐT khoảng 1.550 tỷ đồng.
b) Tình hình thực hiện
Nhà đầu tư đã trình Đề xuất dự án, Ban PPP đã tham mưu văn bản số
17272/BGTVT-ĐTCT ngày 28/12/2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
chủ trương đầu tư. TTgCP đã đồng ý chủ trương đầu tư theo hình thức hợp đồng
BOT và trạm thu phí tại văn bản số 238/TTg-KTN ngày 04/02/2016.
c) Kế hoạch triển khai
- Phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo NCKT: Dự kiến hoàn thành tháng 4/2016.
- Lựa chọn Nhà đầu tư, khởi công: Dự kiến tháng 8/2016 (nếu chỉ định thầu).
d) Nhà đầu tư đề xuất: Liên danh Công ty cổ phần Nhân lực Việt Nam Công ty cổ phần Sông Đà 505.
9. Dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL47 tỉnh Thanh Hóa

a) Thông tin chung
- Quản lý dự án: Ban QLDA 2.
- Phạm vi, quy mô đầu tư: Chiều dài 30km; TMĐT khoảng 2.050 tỷ đồng.
b) Tình hình triển khai
Nhà đầu tư đã trình Đề xuất dự án; Bộ đã có văn bản số 17272/BGTVTĐTCT ngày 28/12/2015 báo cáo TTgCP chấp thuận chủ trương đầu tư. TTgCP đã
đồng ý chủ trương đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT và trạm thu phí tại văn bản
số 238/TTg-KTN ngày 04/02/2016.
c) Tiến độ, kế hoạch triển khai
- Phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo NCKT: Dự kiến hoàn thành tháng 4/2016.

- Lựa chọn Nhà đầu tư, khởi công: Dự kiến tháng 8/2016 (nếu chỉ định thầu).
d) Nhà đầu tư đề xuất: Liên danh Tổng công ty CTGT I Thanh Hóa - Công
ty cổ phần - Tổng công ty CPĐT xây dựng Minh Tuấn - Công ty Đô Thị.
10. Dự án mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang

a) Thông tin về dự án
8


- Nhà đầu tư đề xuất: Tổng công ty Sông Đà.
- Nội dung đầu tư: Xây dựng bổ sung 01 ống hầm dài 495m đảm bảo khai
thác 04 làn xe. TMĐT khoảng 750 tỷ đồng.
b) Tình hình thực hiện: Tư vấn đã cơ bản hoàn thiện dự án đầu tư, đang lấy ý
kiến các cơ quan có liên quan.
c) Vướng mắc, kiến nghị
- Về chủ trương đầu tư: Tại văn bản số 159/TTg-KTN ngày 27/01/2016,
TTgCP "Đồng ý bổ sung hạng mục mở rộng hầm đường bộ qua đèo Ngang vào Dự
án đầu tư xây dựng hầm đường bộ đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT, vẫn giữ
trạm thu phí Đèo Ngang để thu phí hoàn vốn"
- Về năng lực Nhà đầu tư: Theo báo cáo tài chính năm 2014, Tổng công ty
Sông Đà hiện không còn vốn CSH để đầu tư bổ sung mở rộng hầm Đeo Ngang. Tại
văn bản số 2721/TCT-CLĐT ngày 09/12/2015, Tổng công ty Sông Đà đã báo cáo
Bộ Xây dựng và đề nghị cho phép liên kết với một công ty con (trực thuộcTổng
công ty Sông Đà) để thực hiện bổ sung hạng mục nêu trên. Theo đó, phần góp vốn
của Sông Đà là dự án cũ đã thực hiện, công ty liên kết sẽ góp vốn để thực hiện hạng
mục bổ sung. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ý kiến của Bộ Xây dựng.
d) Kế hoạch triển khai
- Phê duyệt báo cáo NCKT: Dự kiến tháng 3/2016.
- Lựa chọn Nhà đầu tư: Tháng 5/2016 (nếu phương án liên kết đầu tư của
Tổng công ty Sông Đà được cấp có thẩm quyền chấp thuận).

11. Dự án QL14B đoạn Tuý Loan - cầu Hà Nha, Đà Nẵng và Quảng Nam

a) Thông tin về dự án
- Ban QLDA: Ban QLDA đường Hồ Chí Minh.
- Chiều dài khoảng 26km; TMĐT 1.200 tỷ đồng.
b) Tình hình thực hiện: TTgCP đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Bộ
GTVT đã phê duyệt đề xuất dự án, Nhà đầu tư đang lập NCKT trình Bộ GTVT phê
duyệt theo quy định.
c) Kế hoạch thực hiện: Dự kiến phê duyệt dự án trong Quý I/2016; khởi công
dự án trong Quý IV/2016.
d) Nhà đầu tư đề xuất dự án: Công ty TNHH Trùng Phương.
12. Bổ sung hạng mục cầu vượt nút giao Dầu Giây và tuyến tránh TP. Bảo

Lộc vào Dự án khôi phục cải tạo QL20 đoạn Km0+000 - Km123+105,17 trên địa
phận hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng theo hình thức Hợp đồng BT.
a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA 7.
- Phạm vi, quy mô đầu tư:
9


+ Phạm vi tuyến tránh: Điểm đầu tuyến: Km0 (Km113+680,52, QL20) thuộc
địa phận xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc và Điểm cuối tuyến: Km15+363,17
(Km128+800, QL20) thuộc địa phận xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc.
+ Phạm vi nút giao: Điểm đầu khoảng lý trình Km1831+970 QL1, thuộc địa
phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai; điểm cuối khoảng lý
trình Km1832+967,71 QL1 thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây.
+ Quy mô: Tuyến tránh TP. Bảo Lộc Bn=12m và phần cầu vượt nút giao
Dầu Giây: B=16m, gồm 4 làn xe cơ giới.
- Tổng chi phí đầu tư: khoảng 1.140 tỷ đồng (nút giao Dầu Giây 826,4 tỷ

đồng và tuyến tránh TP Bảo Lộc 313,98 tỷ đồng).
- Nguồn vốn đầu tư: Sử dụng nguồn vốn còn dư của Dự án BT 20.
b) Tình hình triển khai
- TTgCP đã “Đồng ý về nguyên tắc bổ sung hạng mục xây dựng nút giao
Dầu Giây và tuyến tránh TP. Bảo Lộc vào Dự án BT QL20 Km0-Km123 từ nguồn
vốn vay còn dư của dự án) tại văn bản số 1009/TTg-KTN ngày 10/7/2015.
- Bộ đã duyệt đề cương nhiệm vụ, dự toán; chấp thuận bổ sung kế hoạch lựa
chọn tư vấn; chấp thuận tư vấn thực hiện dự án; Bộ đã thông qua báo cáo phương
án đầu tư; Bộ TN&MT đã phê duyệt ĐTM tại Quyết định số 241/QĐ-BTNMT
ngày 29/01/2016.
- NĐT đã rà soát, làm rõ nguyên nhân vốn dư của dự án; KTNN đã có kết
quả kiểm toán. NĐT đang thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
c) Kế hoạch
- Phê duyệt đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc và cầu vượt nút giao
Dầu Giây: Dự kiến phê duyệt trong tháng 02/2016.
- Điều chỉnh dự án: Hoàn tất điều chỉnh FS và giao nhiệm vụ cho NĐT:
tháng 02/2016; khởi công tháng 3/2016.
d) Khó khăn, vướng mắc
- Cầu vượt nút giao Dầu Giây: Do vướng mắc còn khiếu kiện của người dân
về việc đầu tư nút giao, Ban PPP đã có văn bản đề nghị Ban 7, NĐT khẩn trương
tiếp tục làm việc với cá nhân có đơn phản ánh (Ông Phạm Xuân Thời) kiến nghị để
giải thích, làm rõ nội dung và có sự đồng thuận (VB số 16888/BGTVT-ĐTCT ngày
18/12/2015); Ban QLDA 7 đang hoàn tất thủ tục.
- Mặc dù, Bên cho vay và MIGA đã chấp thuận nguyên tắc việc sử dụng vốn
dư để đầu tư bổ sung hai hạng mục nói trên nhưng chưa có chấp thuận cuối cùng;
hiện đang chờ ý kiến của cố vấn pháp lý của Bên cho vay (SMBC).
đ) Nhà đầu tư dự án: LD Công ty TNHH DVTM - SX XD Đông Mê Kông,
TCT ĐTPT & QL hạ tầng giao thông Cửu Long CIPM và Tổng Công ty vật liệu
XD số 1 - TNHH Một thành viên - BXD, Công ty cổ phần Việt Ren.
10



13. Dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Tổng công ty Cửu Long.
- Tổng chiều dài tuyến khoảng 34,28 km (28,4 km tuyến chính và 5,88 km
đường nối đến nút giao Thủ Đức). Phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 chia làm 2 phân
đoạn (1A và 1B) với tổng chiều dài 17,85 km; quy mô mặt cắt ngang đường Vành
đai 3 Bnền = 19,5m, nhánh nối về nút Thủ Đức Bnền= 20,0m.
- TMĐT: Phân đoạn 1A khoảng 5.331 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn EDCF do
Chính phủ cấp phát, kinh phí GPMB do tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh bố trí.
Phân đoạn 1B khoảng 4.400 tỷ đồng đầu tư theo hình thức BOT với phương án thu
phí hoàn vốn trên cả hai phân đoạn 1A và 1B.
- Phương án đầu tư: Đầu tư đoạn 1B theo hình thức hợp đồng BOT, phần vốn
hỗ trợ của Nhà nước bằng nguồn thu phí trên phân đoạn 1A. Trạm thu phí dự kiến
xây dựng 02 trạm thu phí gồm 01 trạm tại chân cầu Nhơn Trạch và 01 trạm phía
Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh. Hình thức thu phí hở, chỉ thu phí 01 lần trên tuyến.
b) Tình hình thực hiện
Bộ đã có Quyết định số 2811/QĐ-BGTVT ngày 5/8/2015 phê duyệt đề xuất
dự án. Hồ sơ dự án đầu tư tổng thể (gồm DATP 1A và DATP 1B) đang được Vụ
KHĐT chủ trì thẩm định để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ban PPP đã
thẩm định và có BCTĐ số 37/ĐTCT ngày 19/01/2016 gửi Vụ KHĐT tổng hợp,
trình Lãnh đạo Bộ. Hồ sơ mời sơ tuyển đã hoàn thành lấy ý kiến các Bộ (KHĐT,
Tài chính, Xây dựng, Tư pháp), Tổng công ty Cửu Long đang hoàn thiện theo các ý
kiến để có thể trình Bộ phê duyệt ngay sau khi F/S được duyệt.
c) Kế hoạch: Dự kiến phê duyệt tổng thể dự án đầu tư trong tháng 02/2016;
thực hiện các bước sơ tuyển và đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư từ Quý I/2016 đến
Quý IV/2016.
d) Nhà đầu tư quan tâm, đăng ký: Liên danh Cửu Long CIPM và Công ty

TNHH XDĐT CSHT Phú Thọ; Tổng công ty LICOGI; Tổ hợp KEC-KUMHO
(Hàn Quốc); Công ty SamSung Everland (chưa có văn bản chính thức); Công ty
Tuấn Lộc (do Bộ GTVT đề xuất).
14. Dự án xây dựng 02 nút giao tuyến Tân Tạo - Chợ Đệm với TL 10 và

đường Trần Đại Nghĩa.
a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Tổng công ty Cửu Long.
- Phạm vi, quy mô dự án: Nút giao TL 10B với tuyến Tân Tạo - Chợ Đệm và
nút giao đường Trần Đại Nghĩa với tuyến Tân Tạo - Chợ Đệm thuộc địa phận TP.
HCM. Quy mô: Đối với nút giao Tỉnh lộ 10B cầu vượt dài Lc=363.6m, mặt cắt
ngang Bc=23,5m. Đối với nút giao Trần Đại Nghĩa cầu vượt dài Lc=413.6m, mặt
cắt ngang Bc=23,5m. TMĐT khoảng 895 tỷ đồng.
11


- Phương án đầu tư: Thu phí hoàn vốn thông qua phần doanh thu tăng thêm
do điều chỉnh mức thu phí tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương và
hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn thu của Hợp đồng bán quyền thu phí đường cao tốc
thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Thời gian hoàn vốn khoảng 1 năm 9 tháng.
b) Tình hình triển khai: Bộ đã có Quyết định số 4534/QĐ-BGTVT ngày
20/1/2016 phê duyệt BCNCKT dự án; đồng thời có Quyết định số 194/QĐ-BGTVT
ngày 20/1/2016 phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn Nhà đầu tư dự án. Hiện
Tổng công ty Cửu Long đã phát hành hồ sơ mời sơ tuyển làm cơ sở tiến hành công
tác lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án và triển khai các bước tiếp theo.
c) Kế hoạch: Thực hiện sơ tuyển trong Quý I/2016; thực hiện các bước lựa
chọn Nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015
của Chính phủ từ Quý I/2016 đến Quý II/2016 và dự kiến khởi công trong năm
2016.
d) NĐT quan tâm đăng ký: Công ty TNHH Yên Khánh.

15. Dự án QL60 nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA 7.
- Phạm vi, quy mô dự án gồm 4 đoạn như sau: Đoạn 1 (dài 4,18km) thiết kế
theo đường phố chính đô thị, Vtk=60Km/h, Bn=24m. Đoạn 2 ( tuyến tránh thị trấn
Mỏ Cày, dài 3,78km): Bn=12m, Bm=11m. Đoạn 3 (Tuyến tránh thị trấn Mỏ Cày
tỉnh Bến Tre đến điểm đầu dự án cầu Cổ Chiên, dài 5,84km) quy mô B=12/11m.
Đoạn 4 (đường dẫn vào cầu Cổ Chiên, dài 8,34km): Bn=12m; riêng quy mô mặt
đường, hiện đang nghiên cứu 2 phương án Bm= 8m và Bm=9m để giảm chi phí.
- TMĐT khoảng 1.750 tỷ đồng.
- Phương án tài chính: Thu phí tại Trạm thu phí cầu Rạch Miễu. Thời gian
thu phí hoàn vốn 23 năm (thu sau khi dự án BOT cầu Rạch Miễu dừng thu).
b) Tình hình triển khai thực hiện: Bộ đã phê duyệt BCNCKT tại Quyết định
số 168/QĐ-BGTVT ngày 19/01/2016; tổ chức khởi động dự án vào ngày
20/01/2016.
c) Khó khăn, vướng mắc
- Theo nội dung đánh giá về năng lực tài chính Nhà đầu tư của Vụ Tài chính
tại văn bản số 48/TC ngày 19/01/2016, Nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính
(phần vốn CSH đến thời điểm tháng 9/2015 không đủ để thực hiện dự án). Do vậy
để có thể triển khai thực hiện Nhà đầu tư phải có các biện pháp huy động vốn, thu
hồi công nợ, các khoản phải thu, bán tài sản… để có nguồn tiền góp vốn đầu tư dự
án.
- Đề xuất, kiến nghị: Đề nghị Nhà đầu tư khẩn trương có các biện pháp huy
động vốn báo cáo Bộ GTVT xem xét, đánh giá năng lực tài chính làm cơ sở triển
khai các bước tiếp theo.
12


d) Nhà đầu tư đăng ký: Liên danh Công ty CP đầu tư cầu đường CII; Công ty

CP TM nước giải khát Khánh An.
16. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA đường Hồ Chí Minh.
- Phạm vi và quy mô đầu tư: Đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự
án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, dài khoảng 72km,
- TMĐT khoảng 2.051 tỷ đồng.
b) Tình hình thực hiện:
- Tư vấn đã cơ bản hoàn thiện đề xuất dự án.
- Ban PPP đã tham mưu văn bản thống nhất với Bộ Tài chính về mức phí
(tăng 5%/năm) và vị trí trạm thu phí. Tuy nhiên, đến nay Bộ Tài chính chưa có ý
kiến.
c) Kế hoạch triển khai
- Phê duyệt đề xuất dự án: Dự kiến tháng 02/2016 (nếu được Bộ Tài chính
thống nhất vị trí trạm thu phí và mức thu phí).
- Phê duyệt báo cáo NCKT: Dự kiến tháng 3/2016.
- Lựa chọn Nhà đầu tư: Dự kiến xong trong tháng 7/2016 (nếu chỉ định thầu).
17. Dự án xây dựng cầu Châu Đốc, tỉnh An Giang

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA 7.
- Cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu trên tuyến N1 nối TP. Châu Đốc với TX.
Tân Châu, tỉnh An Giang; kết nối các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang vùng
đồng bằng sông Cửu Long dọc hành lang biên giới Tây Nam.
- Quy mô: Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 3,26km; đường cấp III, 2 làn
xe, V=60Km/h; mặt cắt ngang đường, cầu: Bmặt=12m. TMĐT khoảng 1.200 tỷ.
- Phương án đầu tư: Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT; trạm thu phí dự
kiến xây dựng mới phía Tân Châu (An Giang).
b) Tình hình thực hiện: Bộ đã phê duyệt báo cáo NCKT.

c) Dự kiến tiến độ: Hoàn thành lựa chọn NĐT trong Quý III/2016.
d) Nhà đầu tư đề xuất dự án: Liên danh Công ty CPPT BĐS Phát Đạt - Công
ty CPĐT và phát triển hạ tầng 620 - Công ty CPĐT phát triển xây dựng 168.
18. Dự án QL62 đoạn Km3+900 - Km42+400, tỉnh Long An

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA Thăng Long.
- Phạm vi, quy mô đầu tư:
13


+ Đoạn Km7+00÷Km44+400 (thị trấn Tân Thạnh), dài 37,4km: Cải tạo, nâng
cấp mở rộng theo quy mô và quy hoạch đã được phê duyệt (đường cấp III, đồng
bằng), với Bnền=12m, Bmặt=11m; đảm bảo Eyc ≥ 140 Mpa.
+ Đoạn Km44+400÷Km76 (cửa khẩu Bình Hiệp), dài 31,6km: Giữ nguyên
bề rộng mặt đường hiện tại, thảm tăng cường trên mặt đường cũ đảm bảo Eyc ≥
140Mpa.
+ Tổng chiều dài dự án: Khoảng 69,0 km.
- TMĐT: khoảng 1.169 tỷ đồng.
- Phương án tài chính: Dự kiến đặt trạm thu phí tại Km10+500; thời gian thu
phí hoàn vốn khoảng 21 năm; mức thu phí theo Thông tư số 159/2013/TT-BTC.
b) Tình hình thực hiện: UBND tỉnh Long An đã có văn bản số 2547/UBNDKT ngày 10/7/2015; theo đó thống nhất chủ trương đầu tư QL62 đoạn từ đường cao
tốc đến cửa khẩu Bình Hiệp theo hình thức BOT và kiến nghị đầu tư nền đường
rộng 12m đối với đoạn từ Km43+300 đến cửa khẩu Bình Hiệp, nâng cấp cầu Kinh
79 (hoặc bố trí Ngân sách để thực hiện đoạn tuyến này); Bộ Tài chính đã có ý về
phương án thu phí hoàn vốn Dự án. Hiện Bộ đang giao Ban QLDA Thăng Long
đánh giá các Đề xuất dự án để lựa chọn Đề xuất dự án tốt nhất trình Bộ GTVT phê
duyệt. Trên cơ sở đó sẽ giao Nhà đầu tư lập báo cáo NCKT.
c) Kế hoạch: Dự kiến phê duyệt Đề xuất dự án trong tháng 02/2016; phê
duyệt Báo cáo NCKT trong tháng 4/2016 (sau khi được TTgCP chấp thuận trạm

thu phí); lựa chọn xong NĐT trong Quý IV/2016.
d) Vướng mắc: việc bố trí trạm thu phí phải chờ quy hoạch Trạm được
TTgCP phê duyệt.
đ) Nhà đầu tư đăng ký: Hiện có 04 đơn vị đề xuất dự án, gồm (1) Công ty CP
PTHT và BĐS Thái Bình Dương (01 văn bản liên danh với CIENCO 1 và 01 văn
bản liên danh với CIENCO 5); (2) Liên danh Công ty CP tập đoàn Đức Bình +
Công ty CPTM nước giải khát Khánh An; (3) Liên danh Công ty CPTM DV&XD
Đại Kim + Công ty TNHH xây dựng Trung Tiến; (4) Liên danh C.ty cổ phần cơ
giới Thăng Long + Cty.TNHH ĐTXD xuất nhập khẩu Hải Châu.
19. Dự án xây dựng cầu Đại Ngãi, QL 60

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA 7.
- Quy mô xây dựng và hương tuyến của Dự án: Cầu Đại Ngãi và đường 2
đầu cầu có tổng chiều dài khoảng 15,2km; vị trí cầu Đại Ngãi nằm ở phía hạ lưu
Trung tâm nhiệt điện Long Phú và có đoạn tuyến kết nối Cù Lao Dung; trong đó:
cầu Đại Ngãi 1 khoảng 2,24km (vượt qua luồng Định An đảm bảo cho tàu 10.000
tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải ra vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, vòng
qua Cù Lao Dung nếu vào cảng Sóc Trăng), cầu Đại Ngãi 2 dài khoảng 0,86km
vượt qua luồng Trần Đề phía hạ lưu Trung tâm nhiệt điện Long Phú, đảm bảo tĩnh
không sông cấp 1, tàu tải trọng 2.000 tấn; Bcầu = 16m, phần đường giai đoạn trước
mắt đầu tư Bnền=9m, Bmặt = 7m, khi có đủ nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh theo quy
14


mô 4 làn xe. TMĐT 5.726 tỷ đồng (Hợp phần 1: 2.754 tỷ đồng, Hợp phần 2: 2.972
tỷ đồng).
b) Tình hình thực hiện: Bộ GTVT đã thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu khả thi Hợp phần 1 tại Quyết định số 4315/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2015.
c) Kế hoạch: Dự kiến hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư vào ngày 15/7/2016.

d) Vướng mắc: Đối với Hợp phần 2: Đề nghị TTgCP chấp thuận nội dung
báo cáo NCTKT và trình Quốc hội thông qua phê duyệt chủ trương về nguồn Trái
phiếu Chính phủ cho giai đoạn 2016-2020 là cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
đ) Nhà đầu tư đề xuất: Công ty CPĐT xây dựng Tuấn Lộc.
20. Dự án QL53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn

a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án : Ban QLDA 7.
- Dự án đã được phê duyệt tại QĐ 3046/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2009, sử
dụng nguồn vốn TPCP và giao Cục ĐBVN làm chủ đầu tư: Điểm đầu Km67, điểm
cuối Km114, dài 43,14 km. Đường cấp III đồng bằng, Bnền=12m và Bmặt=11m.
TMĐT 1.014 tỷ. Dự án đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư, chia thành 7 gói
thầu XL (05 gói đường và 2 gói cầu), đang triển khai xây dựng nhưng tạm dừng
theo NQ11 của CP, giãn tiến độ và triển khai thi công sau 2015.
- Tổng giá trị đã thực hiện của dự án khoảng 412,24 tỷ đồng trong đó phần
xây lắp 42,86 tỷ đồng, công tác GPMB đã được tỉnh Trà Vinh cơ bản thực hiện
xong trên toàn tuyến với kinh phí 349,36 tỷ đồng.
- Phương án tài chính: Dự kiến xây dựng mới trạm thu phí tại vị trí Km
84+300 (cách trạm thu phí đoạn Long Hồ - Ba Si là 72km); thời gian thu phí hoàn
vốn khoảng 22 năm.
b) Tình hình thực hiện
- TTgCP đã đồng ý cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư Dự án sang đầu tư
theo hình thức Hợp đồng BOT tại văn bản số 1202/TTg-KTN ngày 28/7/2015.
UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh thống nhất chủ trương đầu
tư, quy mô đầu tư và vị trí trạm thu phí tại các văn bản số 238/UBND-KTKH ngày
23/01/2015, số 1872/UBND-KTKT ngày 15/6/2015, số 122/HĐND-VP ngày
15/6/2015 và số 59/ĐBQH-VP ngày 15/6/2015.
- Thỏa thuận với Bộ Tài chính về Trạm thu phí: Bộ Tài chính đã có ý kiến
tại văn bản số 11616/BTC-HCSN ngày 24/8/2015 và số 13891/BTC-HCSN ngày
05/10/2015 trong đó đồng ý vị trí đặt trạm thu phí tại Km84+300 nhưng không

đồng ý lộ trình tăng phí 18%/3năm.
c) Kế hoạch: Dự kiến phê duyệt ĐXDA tháng 3/2016 ; Báo cáo NCKT tháng
4/2016; tổ chức lựa chọn NĐT từ tháng 5/2016 và hoàn thành lựa chọn NĐT cuối
Quý III/2016.
d) Khó khăn, vướng mắc
15


- Bộ Tài chính không đồng thuận với phương án thu phí hoàn vốn dự kiến.
Ngoài ra, hiện Quy hoạch trạm thu phí được phê duyệt.
- Hiện Ban QLDA7 đã gửi văn bản lên Bộ đề nghị chuyển đổi về hình thức
đầu tư công theo kế hoạch trung hạn 2016-2020.
- Tại cuộc họp ngày 25/01/2016, TTr. Nguyễn Nhật đã chỉ đạo: Tiếp tục
nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BOT, Ban PPP nghiên
cứu lại các thông số tài chính dự án và dự thảo văn bản gửi Bộ Tài chính để thông
snhaats lại mức tăng phí cho phù hợp hơn. (Theo kết quả tính toán với phương án
mức phí khởi điểm 30.000 đồng/lượt/xe con thì việc đầu tư dự án theo hình thức
BOT có tính khả thi thấp do có thời gian hoàn vốn quá dài (>24 năm), khó thu hút
các tổ chức tín dụng cho vay trong bối cảnh hiện nay Ngân hàng Nhà nước vừa có
chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 15/7/2015 về việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong
hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông. Dự án có tính khả
thi với mức phí khởi điểm 35.000 đồng/lượt/xe con và lộ trình tăng phí 3%/ năm,
thời gian hoàn vốn khoảng 21 năm.)
- Dự án cần hoàn thiện các thủ tục đầu tư: Thỏa thuận với Bộ TC về vị trí
trạm thu phí làm cơ sở triển khai.
đ) NĐT quan tâm (có 04 đơn vị): Tổng công ty xây dựng số 1 TNHH MTV;
C.ty CPĐT xây dựng Lương Tài ; Công ty CP Tùng Trường Sơn; Liên danh Công
ty TNHH Trung Tiến - Công ty CPTMDV Đại Kim.
21. Dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn


quốc – giai đoạn 1 áp dụng cho QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây
Nguyên theo hình thức hợp đồng BOO
a) Thông tin chung về Dự án
- Quản lý dự án: Ban QLDA ATGT.
- Nội dung đầu tư: Đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng theo công
nghệ RFID tiêu chuẩn ISO/IEC 18000-63: 2013 có tích hợp chức năng kiểm soát
tải trọng xe. TMĐT khoảng 1.544 tỷ đồng.
b) Tình hình thực hiện: Trước đây, NĐT trình dự án gồm 37 trạm thu phí; tuy
nhiên, có 09 trạm thu phí thuộc dự án do Viettinbank tài trợ vốn không được sự
đồng thuận của Viettinbank. Bộ GTVT và Ban PPP đã nhiều lần và mất nhiều thời
gian làm việc với Viettinbank nhưng Viettinbank vẫn tiến hành lập dự án riêng. Do
vậy, dự án chỉ duyệt với 28 trạm thu phí đủ điều kiện. Hiện nay, đã phát hành
HSYC cho Nhà đầu tư Liên danh TASCO-VETC; NĐT đã nộp HSĐX và Ban
QLDA ATGT đang đánh giá HSĐX.
c) Kế hoạch triển khai
- Phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư trong tháng 02/2016;
- Cấp GCNĐT và triển khai thực hiện dự án từ tháng 3/2016.
22. Nhượng quyền khai thác đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát.

a) Tình hình triển khai dự án
16


- Bộ đã có văn bản số 14706/BGTVT- ĐTCT ngày 04/11/2015 giao cho Cục
ĐSVN chủ trì xây dựng phương án, kế hoạch cho thuê và cùng các nhà đầu tư quan
tâm xây dựng đề xuất phương án.
- Ngày 30/11/2015, Cục ĐSVN và UBND tỉnh Lâm Đồng họp bàn về tình
hình triển khai thực hiện XHH tuyến đường sắt ĐL-TM (Thông báo số 283/TBUBND ngày 03/12/2015). Hiện nay Cục ĐSVN đang gửi hồ sơ xin thỏa thuận với
UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án tổng mặt
bằng sử dụng đất tại khu ga Đà Lạt làm cơ sở để lập đề xuất phương án.

- Kế hoạch: Xây dựng đề xuất, thống nhất chủ trương đầu tư và phê duyệt
Báo cáo NCKT trong Quý IV/2016.
b) Một số khó khăn, vướng mắc
- Việc tính toán giá thuê sử dụng KCHT đường sắt còn bất cập (mới quy định
tính phí sử dụng KCHT bằng 8% doanh thu vận tải). Ngoài ra, cần có quy định cụ thể
tách biệt giữa phí và giá thuê để xây dựng phương án tài chính, hoàn vốn cho Nhà đầu
tư.
- Quy hoạch chi tiết khu ga Đà Lạt chưa có, nên việc tổ chức nghiên cứu đầu
tư phương án xây dựng mới tại các nhà ga cần phải chờ.
c) Nhà đầu tư quan tâm: Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Khách sạn
Bạch Đằng và Công ty TNHH MTV vận tải Đường sắt Sài Gòn và Công ty CPĐT
Thương mại Đường sắt Đông Dương.
23. Dự án đầu tư nâng cấp tuyến luồng kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2).

a) Thông tin chung về Dự án
- CQNNCTQ: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
- Địa điểm xây dựng: Tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
- Quy mô dự án: Chiều dài khoảng 11km, TMĐT 1.272 tỷ đồng.
b) Tình hình triển khai dự án: Bộ GTVT đã phê duyệt Đề xuất dự án; đã
đăng Danh mục dự án (ngày 28/01/2016).
c) Kế hoạch: Dự kiến phê duyệt dự án đầu tư tháng 3/2016; hoàn thành lựa
chọn Nhà đầu tư tháng 8/2016 (nếu chỉ định thầu).
d) Nhà đầu tư quan tâm: Tổng công ty 319 - Bộ Quốc phòng; Công ty CPĐT
khai thác cảng (IMPORT); Công ty Nam Phương (Ninh Bình).

17




×