Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.62 KB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TRANG

CƠ CẤU XÃ HỘI CÁN BỘ KHỐI ĐOÀN THỂ CẤP XÃ
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TRANG

CƠ CẤU XÃ HỘI CÁN BỘ KHỐI ĐOÀN THỂ CẤP XÃ
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI, 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực. Các số liệu và kết quả nghiên cứu công bố trong luận văn này là
công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Cá nhân tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về kết quả của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Trang


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tác giả đã hoàn thành luận
văn Thạc sĩ Xã hội học với đề tài: “Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã
huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội”
Trước tiên, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể Quý thầy,
cô đã và đang giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học xã hội, đặc biệt là Quý
thầy, cô trong khoa Xã hội học, những người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định
hướng cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Lê Ngoc Hùng, người đã
quan tâm, định hướng và có rất nhiều những góp ý hữu ích giúp tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn của mình. Cảm ơn Thầy vì đã cho tác giả có một góc nhìn
mới trong lĩnh vực nghiên cứu Xã hội học.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đoàn thể, tổ chức và các cá nhân đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin và các tài liệu liên quan.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp và cơ quan nơi tác giả đang công tác đã hết sức động viên, giúp đỡ,
tạo điều kiện về tinh thần, về vật chất và thời gian để tác giả có thể hoàn thành được

luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thường Tín, ngày 27 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CẤU XÃ HỘICỦA ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ ĐOÀN THỂ .............................................................................................. 12
1.1. Một số nội dung cơ bản ..................................................................................... 12
1.2. Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng hồ chí minh và quan điểm của đảng cộng sản
về cán bộ đoàn thể cấp xã ......................................................................................... 14
1.3. Một số cách tiếp cận lý thuyết xã hội học ......................................................... 22
Chương 2.THỰC TRẠNG CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHỐI
ĐOÀN THỂ CẤP XÃ HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI ...................................... 26
2.1. Vài nét về vị trí địa lý- lịch sử và kinh tế-xã hội huyện Thường Tín .................... 26
2.2. Thực trạng về cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã của huyện Thường Tín .. 30
Chương 3.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU XÃ
HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN THỂ CẤP XÃ Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ
NỘI ........................................................................................................................................... 54
3.1. Các yếu tố tác động đến cơ cấu xã hội của đội ngũi cán bộ đoàn thể cấp xã .... 54
3.2. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã .......... 71
KẾT LUẬN............................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 81



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu xã hội về hoàn cảnh xuất thân của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã
huyện Thường Tín …………………………………………………………………35
Bảng 2.2: Cơ cấu xã hội về số năm tham gia công tác hội của đội ngũ cán bộ đoàn
thể cấp xã…………………………………………………………………………...37
Bảng 2.3: Cơ cấu xã hội về trình độ học vấn theo từng hội, đoàn thể của đội ngũ cán
bộ đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín……………………………………………..41
Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở………42
Bảng 2.5: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng- đoàn thể của đội ngũ cán bộ đoàn
thể cấp cơ sở………………………………………………………………………..44
Bảng 2.6: Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được theo trình độ học vấn, trình độ lý
luận chính trị……………………………………………………………………….45
Bảng 2.7: Đánh giá về số lượng cán bộ so với công việc………………………….47
Bảng 2.8: Cơ cấu chức vụ của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở theo giới tính...48
Bảng 2.9: Đánh giá về sự phù hợp của cấu trúc xã hội-giới tính trong đội ngũ cán bộ
đoàn thể xã ..............................................................................................................51
Bảng 2.10: Đánh giá về cơ cấu xã hội - trình độ sử dụng các phần mềm tin học của
cán bộ đoàn thể xã....................................................................................................52
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn cán bộ đoàn thể cấp xã theo các vị trí, chức danh………….53
Bảng 3.2: Đánh giá của cán bộ đoàn thể xã về cơ sở vật chất làm việc……………65
Bảng 3.3: Đánh giá của cán bộ đoàn thể xã về phân công nhiệm vụ của lãnh đạo66


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
`
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính theo mỗi đoàn thể…………………………………..32
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tôn giáo của cán bộ đoàn thể cấp xã………………………... 35
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở…………….37
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ ý kiến đánh giá tác động tích cực của cơ chế chính sách trong

công tác đào tạo đến cơ cấu xã hội của cán bộ đoàn thể xã………………………..54
Biểu đồ 3.2: Đánh giá về sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đến phát triển đội
ngũ cán bộ đoàn thể………………………………………………………………...61
Biểu đồ 3.3: Đánh giá thái độ của cán bộ đoàn thể với chức năng, nhiệm vụ được
phân công…………………………………………………………………………..67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ
những người cốt cán,cán bộ đoàn thể có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò to lớn
đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc
có tốt thì ngọn mới tốt”. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII
cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Thực vậy,
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ
chức đoàn thể nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của
đội ngũ cán bộ đoàn thể.Với ý nghĩa đó, cán bộ là lực lượng tinh hoa của xã hội, có
vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và không những có vai trò cực kỳ
quan trọng của hệ thống chính trị mà còn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Do đó, công tác cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà
nước trong bối cảnh hiện nay. Thực hiện tinh thần đó, vị trí, vai trò của cán bộ và
công tác cán bộ được Đảng ta luôn coi trọng trong các kỳ đại hội. Tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khẳng định: xây dựng đội ngũcán bộ đoàn thể
trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ đoàn thể cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác;
có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ đoàn thể hoàn thành nhiệm
vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm
kỷ luật, mất uy tín với nhân dân [11]. Trước yêu cầu và áp lực của tình hình mới
hiện nay, Đảng ta xác định cần phải đổi mới trong công tác cán bộ. Một trong
những nội dung yêu cầu cần đổi mới được Đảng ta khẳng định tại Đại hội XI rằng,

xây dựng cơ cấuđội ngũ cán bộ hợp lý, các loại hình cán bộ, từ cán bộ lãnh đạo quản
lý cấp chiến lược, cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ khoa học, kỹ
thuật, trí thức lao động sáng tạo, cơ cấugiới và lứa tuổi, cơ cấudân tộc, bảo đảm có
đội ngũ cán bộ cho yêu cầu phát triển vùng, miền, địa phương, cơ sở trong toàn
quốc. Cơ cấu đội ngũ cán bộ phù hợp với cơ cấu xã hội ngày càng đa dạng với các
giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội - nghề nghiệp, giới, lứa tuổi, dân tộc bảo đảm tính

1


kế thừa và phát triển giữa các thế hệ cán bộ. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu góp
phần xây dựng xã hội của đội ngũ cán bộ hợp lý, hiệu lực, hiệu quả là rất cần thiết
và phù hợp nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Trong hệ thống đội ngũ cán bộ đoàn thể ở 4 cấp thì cấp cơ sở đang đặt ra nhiêu
vấn đề cần phải quan tâm về mặt hoạch định, thực hiện chính sách cũng như nghiên
cứu khoa học. Theo số liệu công bố của Bộ Nội vụ, tính đến năm 2015 cả nước có
11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.567 phường, 597 thị trấn và 9064 xã, với
tổng số trên 222.735 cán bộ đoàn thể và 317.766 cán bộ không chuyên trách cấp xã [2].
Đây là những người trực tiếp thực hiện và đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, tuyên truyền, vận động và
tổ chức nhân dân thực hiện. Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ đoàn thể có trình độ
chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp
phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao trình
độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, góp
phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo
an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trên địa bàn cấp xã. Tuy nhiên, đội
ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế. Đặc biệt là, hình
thành từ nhiều nguồn, xã hội chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực, kỹ năng giải
quyết công việc chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; trình độ, chất lượng các mặt
của một số cán bộ cấp xã còn quá thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ; một số chức danh cán

bộ cấp xã tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ, nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế
nhưng chưa thể bố trí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ để thay thế; nhiều cán bộ dù đã đạt
chuẩn nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số cán bộ đoàn thể cấp xã
hoạt động chưa thực sự dựa vào pháp luật, đôi khi còn giải quyết công việc theo ý
muốn chủ quan, việc ứng xử với nhân dân, với cộng đồng còn nặng về tập quán, thói
quen, tình cảm; một số cán bộ đoàn thể cấp xã (kể cả người đứng đầu cơ quan, đơn vị
chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính
có phần chưa nghiêm; trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của công chức là thủ
trưởng cơ quan, đơn vị chưa phát huy đúng mức...Chính vì vậy, việc nghiên cứu và

2


hoạch định chính sách đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở đang trở thành một
yêu cầu nhiệm vụ cần phải được quan tâm thực hiện trong công tác cán bộ ở nước ta
hiện nay.
Trong những năm gần đây, Thành phố Hà Nội nói chung, huyện Thường Tín nói
riêng đã rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn thể. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ huyện, đội ngũ cán bộ các cấp ở địa phương ngày càng tăng lên
cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, tỷ lệ cán bộ các cấp có trình độ chuyên môn
và trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước chiếm khá cao, góp phần nâng cao hiệu
quả trong công việc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó,
đội ngũ cán bộ đoàn thể các cấp cũng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay. Đặc biệt, muốn thúc đẩy phong trào đoàn thể huyện Thường
Tín phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhất thiết phải nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ đoàn thể năng động, nhiệt tình, trách nhiệm vững chắc với nhịp độ cao.
Một trong những mắt khâu quan trọng củacông tác này là phải xác lập một xã hội hợp
lý trong đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đảng, chính
quyền cấp cơ sở. Bởi lẽ, cán bộ cấp cơ sở là đội ngũ trực tiếp thực hiện các chủ trương,
chính sách và là đội ngũ cán bộ bám dân, gần dân; hiểu và nắm bắt tâm tư nguyện vọng

của dân, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương.
Từ những vấn đề như vừa nêu, chúng tôi cho rằng, việc phân tích, làm rõ thực
trạng cơ cấu xã hộicủa đội ngũ cán bộ cấp xã thông qua việc thực hiện đề tài: “Cơ cấu
xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội” là vấn
đề mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu đến đề tài
Thực tế cho thấy chủ đề cơ cấu xã hội hay còn gọi là cấu trúc xã hội, được nhiều
ngành khoa học nghiên cứu. Chẳng hạn, kinh tế học quan tâm đến cơ cấu kinh tế, triết
học Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học… quan tâm đến cơ cấu xã hội - giai cấp. Tuy
nhiên, xã hội học là ngành khoa học quan tâm nhiều nhất và có nhiều nhà khoa học với
những công trình nghiên cứu tiêu biểu về cơ cấuxã hội. Thật vậy, lịch sử lý thuyết xã
hội học cho biết, cơ cấu xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học (phần lớn các

3


cuốn sách nhập môn xã học trên thế giới đều dành 1 chương bàn về xã hội); và cách
tiếp cận cơ cấu xã hội thực chất là dựa trên nền tảng xã hội học của A. Comte (17981857-cha đẻ của khoa học xã hội học, người Pháp) đó là: tĩnh học xã hội và động học
xã hội. Về sau được các nhà xã hội học, nhất là những người theo trường phái - chức
năng tiếp tục bổ sung, vận dụng và phát triển (E. Durkheim; Ralph Linton; Talcott
Parsons; Robert Merton, Athony Giddens, Peter Blau…). Không những vậy, hướng
tiếp cận cơ cấu xã hội còn được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cơ cấu xã
hội-giai cấp với mối quan hệ chủ yếu là quan hệ đấu tranh giữa những giai cấp thống trị
và những giai cấp bị thống trị. Cơ cấu xã hội-giai cấp do phương thức sản xuất và trao
đổi quyết định, sự biến đổi cơ cấu xã hội do sự biến đổi về phương thức sản xuất và
trao đổi quy định.
Kế thừa tinh thần nghiên cứu về xã hội của các nhà xã hội học trên thế giới, tại
Việt Nam chủ đề cơ cấu xã hội/ xã hội cũng khá được quan tâm bởi các nhà khoa học.
Tuy nhiên, tại Việt Nam khi nghiên cứu cơ cấu xã hội thường được đặt dưới nhiều lát
cắt của các khoa học khác nhau, như: triết học, lịch sử, chính trị học, kinh tế học, nhân

học và đặc biệt là xã hội học... Đặc biệt nổi lên là các công trình nghiên cứu gắn liền
với tên tuổi của các tác giả: Vũ Khiêu, Phan Huy Lê, Phạm Xuân Nam, Tô Duy Hợp,
Lê Hữu Tầng, Tương Lai, Trịnh Duy Luân… đến từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam;
các tác giả: Đỗ Nguyên Phương, Phạm Ngọc Quang, Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo,
Trịnh Quốc Tuấn, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Đình Tấn,… thuộc Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Trong khoảng 30 năm trở lại đây có thể nêu ra một số sách, công
trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến cơ cấu xã hội của các tác giả như: Nguyễn Duy
Quý, Về quá trình vận động và biến đổi cơ cấu xã hội tầng lớp trí thức Việt Nam[41];
Tô Duy Hợp, Về thực trạng và xu hướng chuyển đổi cơ cấu xã hội nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay [61]; Tương Lai, Những nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội
và chính sách xã hội [63]; Đỗ Nguyên Phương, Sự phân tầng xã hội ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay[18]; Nguyễn Quang Ngọc, Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển
của lịch sử Việt Nam[39]; Đặng Nguyên Anh, hộ gia đình và sức khỏe trẻ em: những
phát hiện qua khảo sát nhân khẩu học và sức khỏe[15].

4


Trong đó, nổi bật lên việc khẳng định: cơ cấu xã hội là một khái niệm cơ bản và
đối tượng nghiên cứu quan trọng của xã hội học. Bên cạnh đó, thông qua các bài viết
này, chủ đề nghiên cứu cơ cấu xã hội đã có sự phát triển từ nghiên cứu thuần tuý lý
luận đến khảo sát thực nghiệm về cơ cấu xã hội. Đặc biệt, đã quan tâm làm rõ vấn đề
cơ cấu lao động - nghề nghiệp và cơ cấu phân tầng xã hội trong điều kiện đổi mới của
đất nước [31]. Cũng theo tác giả Lê Ngọc Hùng cho biết, vấn đề đặt ra ở đây không
đơn giản là tên gọi mà là nội hàm khái niệm và sự hình thành, phát triển quan niệm về
cơ cấu xã hội. Về phương pháp nghiên cứu, mỗi bài viết được phân tích nội dung theo
chiều lịch đại và được phân vào từng giai đoạn cụ thể. Khái niệm cơ cấu xã hội là một
khái niệm có tính lịch sử với nghĩa là nó cũng xuất hiện, vận động và biến đổi theo thời
gian, do vậy, có thể áp dụng cách tiếp cận của Max Weber để dần dần làm sáng tỏ nội
dung khái niệm này như nó đã xuất hiện, biến đổi trong 30 năm qua ở Việt Nam. Tuy

nhiên, theo tác giả Lê Ngọc Hùng, một trong những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu có
tính cơ bản của xã hội học ở Việt Nam hiện nay chính là cần phải tiếp cận thuật ngữ “
xã hội” thay vì thuật ngữ “cơ cấu xã hội”, và cần phải nâng tầm nghiên cứu lý luận và
thực nghiệm về xã hội cả ở trạng thái “tĩnh tại” của các thành phần và mối quan hệ của
chúng và cả trạng thái “sinh động” của sự hình thành, biến đổi, phát triển tức là qúa
trình hoá xã hội [31].
Mặc dù được đánh giá là chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên theo
thống kê sơ bộ của tác giả trong khoảng khoảng 20 năm vừa qua chủ đề cơ cấu xã hội
của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị chỉ tính riêng trong lĩnh vực xã hội học đã
có hàng chục công trình được công bố. Trong đó có thể kể đến, nghiên cứu của Phạm
Xuân Hảo “Cơ cấu xã hội của đội ngũ sĩ quan trung, sơ cấp trong Quân đội nhân dân
Việt Nam - Thực trạng và xu hướng biến đổi”[51]. Nghiên cứu này đã phân tích thực
trạng cơ cấu xã hội của đội ngũ sĩ quan trung và sơ cấp trong quân đội nhân dân Việt
Nam và chỉ rõ, cơ cấu xã hội của đội ngũ sĩ quan khá đa dạng về tuổi, trình độ học vấn,
khu vực sống; nhờ sự đa đa dạng đó đã tạo ra sự gắn kết về tình đồng chí trong quân
đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ rõ xu hướng biến đổi của

5


đội ngũ này theo xu hướng trẻ hóa và có trình độ chuyên môn ngày càng cao, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp phát triển quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về cơ cấu xã hội trong đội ngũ cán bộ Đảng, chính
quyền được quan tâm. Trong đó, có nghiên cứu về “Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ
đảng, chính quyền cấp tỉnh ở An Giang giai đoạn 1996-2006” của Huỳnh Đức Hiền
[20]. Nghiên cứu này cho thấy, cán bộ đảng, chính quyền cấp tỉnh ở An Giang đã có
những thay đổi nhất định trong khoảng thời gian 1996-2006; trong đó, đội ngũ cán bộ
chính quyền có thay đổi nhanh về trình độ chuyên môn cũng như các yếu tố khác. Có
thể nói, đóng góp của nghiên cứu này là cơ bản; song, do điều kiện nghiên cứu nên
nghiên cứu vẫn chưa khai thác ở nhóm đoàn thể chính trị.

Không những vậy, nghiên cứu về “Cơ cấu xã hội đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở
trực thuộc Công đoàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam- Thực
Trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay” của Đinh Thị Lê Thanh [19] đã khái quát tình
trạng cơ cấu xã hội về đội ngũ cán bộ công đoàn của các ngành Điện lực và Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Các nghiên cứu này phân tích thực trạng các phân hệ
cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ công đoàn và sự biến đổi cơ cấu xã hội. Đồng thời,
các nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở
vững mạnh và có cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của ngành.
Các công trình nghiên cứu cơ cấu xã hội của đội ngũ của các nhóm xã hội đã cho
thấy tính đa chiều của cơ cấu xã hội nhóm cán bộ trong hệ thống chính trị của đất nước.
Các nghiên cứu này bước đầu đã vận dụng các phương pháp, hệ khái niệm, lý thuyết và
cách tiếp cận xã hội học về cơ cấu/ xã hội để làm sáng tỏ những mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu được đặt ra. Thông qua các nghiên cứ này đã góp phần nhận diện về cơ cấu
xã hội của nhóm xã hội thuộc hệ thống chính trị ở Việt Nam (sĩ quan quân đội; cán bộ
đảng, chính quyền cấp tỉnh; cán bộ công đoàn, cán bộ khoa học…). Bên cạnh đó, qua
sưu tầm và tổng hợp tài liệu chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam trong những năm gần đây,
chủ đề nghiên cứu về bản thân đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã đã được đề cập khá nhiều
bởi các ngành khoa học: Kinh tế, Luật học, Xây dựng Đảng, Chính trị học, Triết học,

6


Chủ nghĩa xã hội khoa học… Tuy nhiên, nghiên cứu về đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp
xã theo hướng tiếp cận xã hội học dường như chưa được quan tâm một cách thỏa đáng
và tại huyện Thường Tín chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến
cán bộ khối đoàn thể cấp xã, do vậy việc nghiên cứu cơ cấu cán bộ khối đoàn thể
cấp xã là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của thủ đô. Do đó,
việc triển khai nghiên cứu“Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường
Tín, Thành phố Hà Nội”có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với công tác tổ chức xây

dựng, phát triển đội ngũ cán bộ khối đoàn thể của địa phương. Đồng thời, góp phần lấp
“khoảng trống” trong lĩnh vực nghiên cứu về cơ cấu xã hội trong các nhóm xã hội cán bộ
thuộc khối đoàn thể của đất nước hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng cơ cấu xã hội của cán bộ khối
đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất,
khuyến nghị một số giải pháp định hướng, điều chỉnh cơ cấu xã hội của cán bộ khối
đoàn thể cấp xã về chất lượng và hiệu quả hoạt động các phong trào để phát triển
kinh tế - xã hội ở huyện Thường Tín trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận khoa học, lý thuyết và các khái niệm xã hội học về cơ cấu
xã hội của đội ngũ cán bộ.
- Khảo sát để phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ
khối đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Khảo sát để nhận diện các yếu tố tác động đến cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ
xã ở huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy tính tích cực, kiểm soát
những tác động tiêu cực đối vớicơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã hiện
nay.

7


4.2. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín,
Hà Nội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2007-2016.
4.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

4.4.1.Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã ở Huyện
Thường Tín như thế nào ?
- Các yếu tố như sự quan tâm của cấp ủy, lãnh đạo địa phương, điều kiện kinh tếxã hội của xã, thị trấn, yếu tố bản thân của cán bộ có tác động như thế nào đến cơ
cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã?
4.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Cơ cấu xã hội - độ tuổi của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã có xu hướng trẻ
hóa và ngày càng đáp ứng nhiệm vụ đoàn thể cũng công tác đào tạo bồi dưỡng, quy
hoạch.
- Cơ cấu xã hội - trình độ của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã có sự khác nhau
về tỷ lệ và sự thay đổi của các loại trình độ và do đó, có sự khác nhau về mức độ
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đoàn thể của các loại trình độ.
- Các yếu tố như chính sách cán bộ; sự quan tâm của lãnh đạo sự nỗ lực phấn đấu
của bản thân và thâm niên công tác - kỹ năng vận động tuyên truyền ảnh hưởng
mạnh tới cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã.
- Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã sẽ biến đổi theo hướng
tăng cường năng lực chuyên môn nghề nghiệp và giảm bất bình đẳng xã hội nhằm
đáp ứng yêu cầu đặt ra.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Luận văn bám sát quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, các
quyết định, nghị quyết về công tác cán bộ là cơ sở lý luận trong quá trình nghiên cứu.

8


- Luận văn vận dụng phương pháp tiếp cận về cơ cấu xã hội trong nghiên cứu xã
hội học.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phân tích tài liệu có sẵn
Phân tích các tài liệu, sách báo trong và ngoài nước đã nghiên cứu về vấn đề mà
luận văn đề cập. Phương pháp này giúp có những thông tin tổng quát về vấn đề nghiên
cứu, trên cơ sở ghi nhận những đóng góp của các nghiên cứu đã có, đồng thời phát hiện
ra những khoảng trống cần được bổ sung nhằm làm phong phú thêm hiểu biết về chủ
đề nghiên cứu.
5.2.2. Khảo sát bằng bảng hỏi
Tác giả tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi cơ cấu với toàn bộ 232 cán bộ
đoàn thể của 29 phường, thị trấn, nhằm thu thập thông tin cá nhân về người trả lời;
Đánh giá thực trạng về cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã; Nhận
diện về các yếu tố tác động đến cơ cấu cán bộ đoàn thể cấp xã.
5.2.3. Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu đã thực hiện 19 cuộc phỏng vấn sâu, nhằm thu thập những thông tin
cụ thể, chi tiết về các mức độ, tần suất cũng như các yếu tố tác động đến sự biến đổi cơ
cấu của đội ngũ cán bộ.
Cách thức chọn mẫu: Toàn huyện Thường Tín có 01 thị trấn và 28 xã.Trong số
đó có 1 thị trấn và 28 xã được chọn làm địa bàn khảo sát. Mẫu nghiên cứu được chọn
theo phương pháp lấy mẫu toàn bộ cán bộ đoàn thể trong toàn huyện.
Tiếp cận đối tượng: Tác giả luận văn trực tiếp làm việc với đội ngũ cán bộ đoàn
thể tại 1 thị trấn và 18 xã được lựa chọn khảo sát. Thông qua việc liên hệ với lãnh đạo
xã/thị trấn xin lịch làm việc, danh sách cán bộ khối đoàn thể của xã và tiến hành hướng
dẫn, phát phiếu điều tra cho từng cán bộ. Khoảng 45-60phút phiếu điều tra được thu lại.
Tuy nhiên, có khoảng hơn 10 phiếu, chất lượng thông tin không đảm bảo nên được loại
ra trước khi nhập dữ liệu, như vậy số phiếu đảm bảo chất lượng là 220 phiếu.
Về phân tích dữ liệu thu thập từ bảng hỏi: Thông tin định lượng được xử lý và
phân tích bằng phầm mềm SPSS 16.0. Kết quả chủ yếu phân tích bằng các bảng tần

9



suất, bảng chéo tương quan.
5.2.3. Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu đã thực hiện 19 cuộc phỏng vấn sâu, nhằm thu thập những thông tin
cụ thể, chi tiết về các mức độ, tần suất cũng như các yếu tố tác động đến sự biến đổi cơ
cấu của đội ngũ cán bộ.
Các đối tượng phỏng vấn bao gồm: Cán bộ khối đoàn thể 15 cuộc/15 cán bộ; Cán
bộ làm công tác tổ chức, cán bộ lãnh đạo khối đoàn thể huyện: 4 cuộc/4cán bộ.
Về phân tích dữ liệu thu thập từ phỏng vấn sâu: Dữ liệu phỏng vấn sâu được
tổng hợp và phân tích theo các tiêu chí phỏng vấn sâu hóa nhờ sự hỗ trợ lưu giữ thông
tin bằng phần mềm Excel, giúp truy xuất thông tin của người trả lời (như đặc điểm cá
nhân, nội dung trả lời) một cách dễ dàng hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần áp dụng, chứng minh lý thuyết và khuynh hướng tiếp cận cơ cấu xã hội
trong nghiên cứu một vấn đề thực tiễn xã hội. Thông qua đó góp phần phát triển và phổ
biến tri thức, tư duy xã hội họctrong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ khối
đoàn thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực tiễn về thực trạng và đưa ra đề xuất,
phương hướng và giải pháp giúp các cơ quan chức năng tham khảo và vận dụng vào
định hướng, điều chỉnh cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể xã, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn
thể.

10



Chương 2: Thực trạng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã
huyện Thường Tín, Hà Nội.
Chương 3: Các yếu tố tác động và giải pháp điều chỉnh cơ cấu xã hội của đội
ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín, Hà Nội.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CẤU XÃ HỘI
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN THỂ
1.1. Một số nội dung cơ bản
1.1.1. Cán bộ là gì?
Cán bộ là một danh từ xuất hiện ở nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp, để chỉ một lớp người phấn đấu cho lợi ích của giai cấp,dân tộc. Danh từ cán
bộ ban đầu được dùng nhiều trong quân đội, sau đó dung cho tất cả những người đi
thoát ly, hưởng lương nhà nước, để phân biệt với nhân dân. Trong cuốn “Sửa đổi lối
làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là những người đem chính sách của
Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình
hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng”
[22, tr.296]
Có thể nói khái niệm“cán bộ” (cadres) được ra đời và sử dụng khá phổ biến gắn
liền với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trong thực tiễn cán bộ được xác định là
các loại nhân sự thuộc hệ thống chính trị bao gồm: chính đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh và gắn liền với thuật ngữ cán bộ là
thuật ngữ “cán bộ, công nhân, viên chức”. Khái niệm này được xác định bao gồm tất cả
những người làm công hưởng lương từ Nhà nước, từ cán bộ lãnh đạo, quản lý những
người đứng đầu một cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho tới nhân viên, công

nhân trực tiếp lao động sản xuất. Sự đánh đồng như vậy có ý nghĩa về lập trường chính
trị giai cấp nhiều hơn là khoa học và thực tiễn hành động. Một hệ quả dễ nhận thấy là
nó không phân định rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ, không phân biệt rõ những
người thực thi chức năng quản lý nhà nước và những người cung ứng dịch vụ công
trong bộ máy nhà nước, thậm chí gây nhầm lẫn trong hoạt động, hành xử công vụ.
Thực tiễn cho thấy, ngay cả nhiều quy định về kỷ luật cán bộ cũng khó thực thi bởi
chính sự mơ hồ và dễ gây lẫn lộn trong khái niệm này. Cùng với xu hướng đổi mới đất
nước và bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là trong những năm vừa qua mà nội hàm “cán bộ”
ở nước ta đã có sự thay đổi cơ bản. Pháp lệnh cán bộ đoàn thể năm 1998 bên cạnh khái

12


niệm “cán bộ” đã được xây dựng thêm và sử dụng ghép với “công chức”, “viên chức”
để khẳng định những người là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách [57].
Có thể nói Pháp lệnh Cán bộ đoàn thể năm 1998 mặc dù đã có sự thay đổi và
phát triển rõ rệt so với những qui định trước đó, tuy nhiên còn nhiều bất cập, trong đó
có vấn đề chưa làm rõ và phân tích được những đối tượng cán bộ và công chức. Đến
năm 2003, với việc ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Cán bộ đoàn thể, trong đó có sự phân định rõ hơn khái niệm công chức, viên chức, tuy
nhiên cũng chưa phân biệt một cách rõ ràng giữa cán bộ và công chức, chưa xác định
cụ thể cán bộ là gì. Và khoảng trống này chỉ được giải quyết khi Luật Cán bộ đoàn thể
năm 2008 xác lập. Tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ đoàn thể 2008 khẳng định: Cán bộ
là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã
hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt, Luật Cán bộ đoàn thể
cũng xác lập cụ thể cán bộ công tác tại cấp cơ sở, tại khoản 3 Điều 4: Cán bộ xã,

phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ
chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã
là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
[58].Như vậy, khái niệm cán bộ được quy định cho những người giữ những chức vụ
qua bầu cử của Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chính trị-xã hội từ cấp trung ương đến cơ
sở, những người được giao một trọng trách, làm việc trong các cơ quan đó.
1.1.2.Cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã.
Quan niệm cơ cấu xã hội :
Nhìn chung cơ cấu xã hội được hiểu theo hai nghĩa khác nhau, nhưng cùng nhấn
mạnh tính bền vững, tính khuôn mẫu của các quan hệ của các yếu tố, thành tố tạo nên

13


xã hội. Cụ thể, cơ cấu xã hội là (i) bất kỳ khuôn mẫu tương đối bền vững nào đó của
mối quan hệ lẫn nhau của các yếu tố xã hội, ví dụ như giai cấp. (ii) khuôn mẫu ít nhiều
bền vững của cách sắp xếp xã hội trong một xã hội, một nhóm hay một tổ chức nhất
định [33,tr.28]. Cũng theo tác giả cơ cấu xã hội có tác động tích cực theo hướng tạo
điều kiện, cơ hội và cả nguồn lực đối với hành động của cá nhân. Đồng thời, thông qua
hành động của con người cơ cấu xã hội được tái tạo, vận động, biến đổi, phát triển, tức
là cơ cấu xã hội được tái cơ cấu hóa [33, tr.30]. Như vậy, cơ cấu xã hội là khái niệm để
chỉ các thành phần cấu thành xã hội và các mối liên hệ của các thành phần đó. Từ đó,
nó tạo ra “bộ khung” chung cho nhóm, tổ chức và xã hội. Đồng thời, khái niệm cơ
cấuxã hội còn chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần xã hội, sự thay đổi của
thành phần này sẽ kéo theo các thành phần khác trong một cơ cấu xã hội.
Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã:
Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã là mối quan hệ tương đối bền
vững, quy định lẫn nhau của các yếu tố tạo nên nhóm xã hội cán bộ đoàn thể cấp xã.

Các yếu tố này được sắp xếp, thể hiện rõ qua các phân hệ cơ cấu xã hội như: phân hệ
cơ cấu xã hội - giới tính, phân hệ cơ cấuxã hội - lứa tuổi, phân hệ cơ cấuxã hội- học
vấn, phân hệ cơ cấu xã hội - trình độ lý luận chính trị…Đây là cơ sở quan trọng để xác
định, nhận diện và phân tích cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã ở
huyện Thường Tín, Hà Nội hiện nay.
1.2. Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản về cán bộ đoàn thể cấp xã
1.2.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, bất cứ giai cấp và chính đảng nào muốn giành và giữ
được chính quyền nhà nước thì trước hết phải có được đội ngũ những con người làm
đầu tàu, nồng cốt. Giai cấp vô sản và chính đảng của mình cũng vậy, phải đào tạo được
đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng; đó là đội ngũ cán bộ
chuyên nghiệp, như Mác đã khẳng định rằng, muốn thực hiện tư tưởng thì cần có
những con người sử dụng lực lượng thực tiễn[4]. V.I. Lênin cũng chỉ rõ, trong lịch sử
chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được

14


trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả
năng tổ chức và lãnh đạo phong trào. Chính vì thế, theo Lênin, bất kỳ đảng cầm quyền
nào đều có hai vấn đề hệ trọng là đường lối chính trị và vấn đề cán bộ, trong đó mấu
chốt là vấn đề con người và lựa chọn con người.
Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức rõ một cách sâu
sắc về vị trí, vai trò của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đặc
biệt đến vấn đề này, tìm cách giải quyết một cách linh hoạt và toàn diện vấn đề đó phù
hợp với điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam. Người luôn coi, cán bộ là gốc của
mọi công việc[23] và muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc
kém[23]. Vì thế, theo Bác điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp đi tới thắng lợi là phải
có cán bộ tốt. Bởi lẽ, cán bộ là người đem những chính sách của Đảng, của Chính phủ

giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đêm tình hình của dân chúng
báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng[23]. Điều này đã cho
thấy rằng, cán bộ chính là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, làm cho mối
liên hệ trở nên khăng khít, hiện thực mà kết quả là đường lối, chính sách của Đảng,
Chính phủ được thực thi bởi chính đội ngủ cán bộ và chính nhân dân. Không chỉ là
người giúp cho dân hiểu và thực thi chính sách mà còn là người phản ánh đời sống của
nhân dân với Đảng, Chính phủ để co những quyết sách đúng đắn và kịp thời.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định được vị trí, vai trò của người cán
bộ đối với đời sống của nhân dân và điều đó được khái quát rằng, cán bộ vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Để thực hiện đầy đủ vai
trò của người cán bộ, theo Hồ Chí Minh, công tác cán bộ cần phải được quan tâm một
cách sâu sắc.
Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến hoạt động lựa chọn và sử
dụng đúng cán bộ. Bởi lẽ, đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công
tác cán bộ. Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể
đề ra chính sách cán bộ một cách đúng đắn được. Lẽ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, cứ
mỗi lần xem xét lại cán bộ, một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì
những người yếu kém sẽ bị lòi ra. Hiểu và đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác

15


cán bộ phải có những yêu cầu riêng. Đồng thời, hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải có
có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, đánh
giá một cách hoàn toàn công minh, khách quan. Yêu cầu về mặt này cho chúng ta thấy
không thể đem cái thước đo chất lượng của cán bộ vùng thành thị để đo chất lượng cán
bộ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; không thể đem thước đo chất lượng cán
bộ lĩnh vực này vào đo chất lượng cán bộ ở lĩnh vực khác.
Ngoài ra, việc chú trọng đến công tác đề bạt cán bộ cũng được Người rất quan
tâm. Sinh thời,Hồ Chí Minh đã lưu ý việc phải xem xét thật kỹ trước khi đề bạt cán bộ,

sau khi đã đề bạt rồi thì phải theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra người cán bộ đó; nếu không
như thế thì hỏng việc. Hồ Chí Minh viết rõ: “cất nhắc cán bộ không nên làm theo lối
“giã gạo”, nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ, khi cất nhắc rồi thì không
giúp đỡ họ, khi họ sai lầm thì đẩy họ xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên; một
cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”. Hồ Chí Minh cũng đã bày
tỏ quan điểm quý trọng cán bộ khi cho rằng: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người
làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng
mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”[23].
Đồng thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng là một nội dung quan trọng
trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.Theo Bác, đây là công việc gốc
của Đảng khi đặt trong mối quan hệ với nội dung vai trò của cán bộ. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ là một công việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên. Ở
đây, có mấy điểm đáng chú ý mà Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng, Học phải thiết thực,
“lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”[23] và đầu tư cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kinh phí tương xứng với yêu cầu, “không nên bủn xỉn về
các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện” [23].
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa và thực
tiễn sâu sắc. Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo chung vào công tác đổi mới và
chỉnh đốn Đảng trong tất cả các thời kỳ hoạt động của Đảng, đặc biệt trong thời kỳ
cách mạng hiện nay, thời kỳ Đảng tiếp tục cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất
nước vì những mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

16


1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn xác định coi vấn đề cán bộ có tầm quan
trọng chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Từ đó, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây
dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, đó là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Xác định được tầm quan trọng đó,

trong mỗi giai đoạn cách mạng, qua mỗi lần Đại hội và Hội nghị Trung ương, Đảng ta
đều có chủ trương, nghị quyết xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình và nhiệm
vụ mới. Đảng ta khẳng định: “Vấn đề cán bộ là vấn đề rất quan trọng trong công tác tổ
chức của Đảng, bởi vì cán bộ là người có nhiệm vụ đem đường lối, chính sách, chủ
trương của Đảng tuyên truyền, giáo dục quần chúng và tổ chức quần chúng thực hiện”
[16]. Sở dĩ là vì, công tác cán bộ tốt sẽ “có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng
lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó
là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền” [12].
Trong bối cảnh hiện nay, công tác cán bộ của Đảng đã trở thành “khâu then chốt
của vấn đề then chốt”, bởi lẽ, nó góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, chủ động
nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức và nguy cơ, thực hiện thắng lợi mục tiêu
chiến lược và đường đối của Đảng đề ra trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định rằng: Cán bộ và công tác cán
bộ thật sự là yêu cần vừa cơ bản, vừa bức xúc, đòi hỏi phải đổi mới từ quan điểm cho
đến lập trường, chính sách và tổ chức, chẳng những để đáp ứng nhu cầu xây dựng đất
nước hiện nay mà còn phải chuẩn bị những thế hệ cách mạng kế tục sự nghiệp của
Đảng ta và dân tộc trong tương lai[12].
Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh rằng, “tình hình và nhiệm
vụ mới đòi hỏi toàn Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán
bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Sớm xây dựng cho được một
chiến lược cán bộ cho thời kỳ mới”[12]. Điều này được tiếp tục khẳng định ở Nghị
quyết Trung ương 3 khóa VIII rằng, phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
các cấp, trước hết là cấp chiến lược và cấp cơ sở. Bởi lẽ, “Cán bộ là nhân tố quyết định

17


sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ,
là khâu then chốt trong xây dựng Đảng”[13].
Như vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở có ý nghĩa

quyết định đối với thực hiện tốt các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp pháp luật của Nhà nước. Sở dĩ là vì, cán bộ cấp cơ sở là lực lượng gần
dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân một cách kịp thời nhất và đồng thời,
cũng là lực lượng phản ánh đời sống của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ để có thể
ban hành những quyết sách phù hợp và kịp thời.
Nhận thấy được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Hội nghị Trung
ương 5 khóa IX đã đưa ra Nghị quyết “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở”. Nghị quyết đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở trong
giai đoạn hiện nay là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức, vận động
nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc,
tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân”[14].
Đại hội XI, công tác cán bộ không chỉ quan tâm đến hoạt động tuyển chọn, đào
tạo bồi dưỡng mà còn đòi phải xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý. Điều này cho
thấy, trước yêu cầu của tình hình mới hiện nay, việc xác định đúng cơ cấu đội ngũ cán
bộ là nhiệm vụ cần thiết bởi vì nó có tác động trực tiếp đến việc sử dụng và bố trí cán
bộ, góp phần “bôi trơn” bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu quả công việc; đồng thời
hạn chế tình trạng lãng phí trong công tác cán bộ.
Như vây, cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất
bại của sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo, xây dựng đội ngũ
cán bộ gắn với giải quyết nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng. Nhìn lại
thực tiễn cách mạng Việt Nam và yêu cầu tình hình mới hiện nay, Đảng và Nhà nước
ta đã có những đổi mới về cán bộ và công tác cán bộ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ và công
tác cán bộ phải có những thay đổi theo hướng có cơ cấu xã hội hợp lý, có tính chuyên
nghiệp cao, có đủ năng lực, trình độ phẩm chất, thẩm quyền để thực thi vai trò lãnh đạo
và quản lý đất nước. Những nội dung cơ bản về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng ta
trong những năm đổi mới có thể khái quát như sau:

18



×