Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SINH 10CB.T23- 24.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.63 KB, 4 trang )

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 23
DINH DƯỠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I/ Mục tiêu :
1/Kiến thức:
-Trình bày được cách dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn các bon và năng lượng.
- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật
- Nêu được các loại môi trường nuôi cấy cơ bản vi sinh vật..
2/ Kĩ năng:Rèn một số kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa kiến thức và vận dụng vào thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: Phiếu học tập Phân biệt hô hấo hiếu khí và hô hấp kị khí
Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí
Khái niệm
Chất nhận
diện tử cuối
cùng
Sản phẩm
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao đặt
ra:.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Phân biệt nguyên phân và giảm phân
2/ Trọng tâm: phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật, phân biệt được các kiểu hô hấp và
lên men ở vi sinh vật.
3/ Bài mới: Vi sao dưa muối lại chua, ăn ngon, và để được lâu hơn? Để hiểu hơn vấn đề này chúng
ta nghiên cứu bài “ DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH
VẬT”
Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung


- HS nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các
câu hỏi.
- GV hỏi: Em hày nêu các hiểu biết của mình
về vi sinh vật.
- Vi sinh vật có những đặc điểm gì?
- Vi sinh vật sống ở những môi trường nào?
- HS thảo luận nhóm, nêu được:
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường nuôi cấy.
Đại diện trình bày các nhóm khác bổ sung
nhận xét.
- GV yêu câu khái quát kiến thức.
- Có những loại môi trường nào?
- Thế nào là môi trường tự nhiên
- Thế nào là môi trường tổng hợp?
- Thế nào là môi trường bán tổng hợp?
- Hãy phân biệt các môi trường nuôi cấy.
- Kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật khác gì ở động
vật và thực vật?
- Người ta đã phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở
vi sinh vật dựa trên thông số nào?
I/ Khái niệm vi sinh vật:
Là những cơ thể rất nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng
dưới kính hiển vi. Phần lớn chúng là những sinh
vật đơn bào nhân thực hoặc nhân sơ, một số là
tập hợp đơn bào. Vi sinh vật có rất nhiều nhóm
phân loại khác nhau nhưng chúng có chung đặc
điểm là hấp thu chất dinh dưỡng nhanh, sinh
trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng.
II/ Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:

1/ Các loại môi trường cơ bản:
Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất
dinh dưỡng môi trường nuôi cấy vi sinh vật được
chia làm ba loại môi trường cơ bản:
+ Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên chứa
các chất tự nhiên không xác định được số lượng,
thành phần các chất có trong môi trường.
+ Môi trường tổng hợp: Môi trường mà trong đó,
các chất đều được biết số lượng, thành phần hóa
học.
+ Môi trường bán tổng hợp: Môi trường trong đó
một số chất biết được số lượng, thành phần và
một số chất tự nhiên không biết được số lượng,
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
- Ở vi sinh vật có những kiểu dinh dưỡng nào?
- HS nghiên cứu sách giáo khoa và thảo luận
nhóm cho biết:
- Vì sao các phản ứng xảy ra trong cơ thể vi
sinh vật được gọi là chuyển hóa vật chất?
- Các phản ứng chuyển hóa vật chất trong cơ
thể vi sinh vật bao gồm những phản ứng nào?
- Các phản kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật khác
nhau ở những điểm nào?
- Hô hấp là gì?
- Ơ vi khuẩn có những kiểu hô hấp nào?
- Vì sao gọi đây là hô hấp hiếu khí?
- Trong hô hấp hiếu khí, chất nhận điện tử cuối
cùng là gì?
- Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân sơ và vi

sinh vật nhân thực có gì khác nhau?
- Thế nào là hô hấp kị khí?
- Trong hô hấp kị khí, quá trình này diễn ra ở
đâu?
- Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối
cùng là chất nào?
- Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí có gì giống
và khác nhau?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và cho
biết:
- Thế nào là sự lên men?
- Trong sự lên men có sự tham gia của các chất
nhận electron từ bên ngoài không?
- Chất nhận electron trong phản ứng lên men
khác gì với chất nhận electron trong các kiểu
hô hấp trên?
- Ơ vi khuẩn hóa tự dưỡng đã sử dụng chất
cho electron ban đầu là chất gì?
thành phần.
2/ Các kiểu dinh dưỡng: Khác với thực vật và
động vật, dinh dưỡng ở vi sinh vật có tính đa
dạng hơn. Vì vật để phân biệt các kiểu dinh
dưỡng người ta phải dựa vào hai thông số: nguồn
năng lượng và nguồn các bon. Theo đó, vi sinh
vật đều thuộc vào một trong bốn kiểu dinh dưỡng
sau(bảng SGK).
III/ Hô hấp và lên men:
Trong môi trường có ỗy phân tử thì vi sinh vật
tiến hành hô hấp hiếu khí. Còn khi môi trường
không có ỗy phân tử vi sinh vật tiến hành lên

men hoặc hô hấp kị khí.
1/ Hô Hấp:
+ Hô hấp hiếu khí: Hô hấp hiếu khí là quá trình
ỗy hoá các phân tử hữu cơ, mà chất nhận điện tử
cuối cùng là ô xyphân tử. Tuy nhiên, chú ý: ở
nấm và tảo( vi sinh vật nhân thực) hô hấp hiếu
khí diễn ra ở màng trong của ty thể, còn ở vi
khuẩn (vi sinh vật nhân sơ) hô hấp hiếu khí diễn
ra ở màng sinh chất.
+ Hô hấp kị khí: Là quá trình phân giải
cacbonhyđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất
nhận êlectron của chuỗi chuyển hoá êlectron là
một phân tử hữu cơ không phải là ô xy phân tử.
2/ Lên men: Là sự quá trình chuyển hoá kị khí
diễn ra trong tế bào chất, trong đó chất cho
electron và chất nhận electron là các phân tử hữu
cơ.
VD:vi khuẩn lên men êtylíc từ glucô
C
6
H
12
O
6
Lmen 2C
2
H
5
OH + 2Co
2

+ Q
VD:vi khuẩn lên men lactit từ glucô
C
6
H
12
O
6
Lmen 2 CH
3
CHOHCOOH + Q
c. Củng cố: Phân biệt ba loại môi trường nuôi cấy. Nêu định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng.
Phân biệt giữa: lên men, hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.
Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa.
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI
CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT”

Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
TIẾT 24
QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP
VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- Nắm được quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật, đồng thời thấy được mối quan
hệ giữa quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
2/ Kĩ năng:
Rèn một số kĩ năng ứng dụng những hiểu biết của mình vào thực tế để nuôi trồng một số vi sinh vật

có ích nhằm thu nhận sinh khối hoặc sản phẩm chuyển hóa của chúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: viết các sơ đồ phân giải pôlisacarit trên giấy khổ A
0
.
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao
đặt ra:.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Phân biệt ba loại môi trường nuôi cấy. Nêu định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu
dinh dưỡng. Phân biệt giữa: lên men, hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.
2/ Trọng tâm: Đặc điểm quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
3/ Bài mới: Để VSV sinh trưởng vầ phát triển, VSV phải thực hiện phản ứng tổng hợp các chất,
nhưng những chất đó được tổng hợp bằng cơ chế nào? Và con người đã ứng dụng những khả năng đó
của VSV như thế nào? Để hiểu hơn vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài “ QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP
VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT”
Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- HS đọc sách giáo khoa, nghiên cứu,
thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Sự tổng hợp các thành phần chủ yếu
của tế bào ở cơ thể vi sinh vật so với các
sinh vật khác có gì giống và khác nhau?
- Vì sao vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng,
phát triển nhanh hơn các sinh vật khác?
- Quá trình tổng hợp Prôtêin ở vi sinh vật
diễn ra như thế nào?
- Pôlisaccarit được tổng hợp từ đâu? Quá
trình đó được thực hiện như thế nào?
- HS nghiên cứu sách giáo khoa và thảo
luận nhóm trả lời.

- GV nhận xét đánh giá và rút ra kết luận
chung.
- VSV đã tổng hợp lipit bằng cách nào?
- Khi tổng hợp lipit , vi sinh vật cần có
những nguyên liệu nào?
- Các axit béo được tổng hợp từ đâu?
- HS nghiên cứu sách giáo khoa, thảo
luận nhóm cho biết:
- Trong thực tế, để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của con người trong cuộc sống,
con người đã ứng dụng những khả năng
của sinh vật như thế nào?
- Trong một số loại thức ăn chứa nhiều
prôtêin có nguồn gốc từ thực vật còn
thiếu một số axít amin không thay thế
I/ Quá trình tổng hợp:
Vi sinh vật sinh trưởng nhanh, do quá trình hấp thụ
chất dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất diễn ra trong tế
bào với tốc độ rất nhanh. Phần lớn các vi sinh vật đều
có khả năng tự tổng hợp các loại Axitamin. Vi sinh vật
sử dụng các loại enzim nội bào để tổng hợp các chất.
1. Sự tổng hợp prôtêin:
Sự tổng hợp prôtêin là do các Axitamin liên kết với
nhau bằng các liên kết peptit
2. Tổng hợp Pôlisaccarit Sự tổng hợp pôlisacarit nhờ
chất khởi đầu là ADP – Glucôzơ (Ađênôzin điphôtphat
– glucô).
(glucôzơ)
n
+

[ ]
ADP Glucozo−
(glucôzơ)
n +1
+ ADP.
Một số vi sinh vật còn tổng hợp được kitin và
xenlulôzơ.
3. Tổng hợp lipit: VSV tổng hợp lipit bằng cách liên
kết glyxêrol và axitbéo
* Con người sử dụng các vi sinh vật để tạo ra các loại
Axitamin quý như gluta mic (nhờ vi khuẩn
corynebacterium), Lizin (nhờ các vi khuẩn
Brevibacterium) và tạo prôtêin đơn bào(nhờ nấm men –
loai vi sinh vật đơn bào giàu prôtêin)
II/ Quá trình phân giải:
1. Phân giải prôtêin và ứng dụng:
Quá trình phân giải prôtêin phức tạp thành các
Axitamin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vi sinh vật tiết ra
prôtêaza ra môi trường. Các Axitamin này được vi sinh
vật hấp thụ và phân giải tiếp để tạo ra năng lượng cho
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
vậy người ta phải làm gì để có nguồn
axítamin để bổ sung vào đó?
- Khi môi trường thiếu các bon và thừa
nitơ, vi sinh vật sẽ sử dụng chất nào để
làm nguồn các bon?
- Nhờ đâu các vi sinh vật có khả năng
phân giải ngoại bào pôlisacarit?
- Các enzim ngoại bào của vi sinh vật

được ứng dụng như thế nào trong đời
sống của con người và trong nền kinh tế
quốc dân ?
- Cho biết ứng dụng của một số enzim là
en zim ngoại bào của vi sinh vật?
- Gôm sinh học là gì?
- Người ta ứng dụng gôm sinh học để
làm gì?
- Viết sơ đò quá trình lên men êtylic.
- Viết sơ đò quá trình lên men lactic.
- Quá trình lên men lactic diễn ra như thế
nào?
- Vi sinh vật phân giải xellulôzơ có khả
năng phân giải xellulôzơ như thế nào?
- Vì sao người ta thường cấy thêm vi sinh
vật vào để phân giải xác thực vật?
- Bên cạnh các ứng dụng của vi sinh vật,
chúng còn có các tác hại như thế nào?
- Quá trình tổng hợp có thể xem như là
quá trình đồng hoá không?
- Quá trình phân giải có thể được xem
như là quá trình dị hoá được không?
- Nếu vậy 2 quá trình tổng hợp và phân
giải các chất ở vi sinh vật có mối quan hệ
với nhau như thế nào?
hoạt động sống của tế bào.
- Khi môi trường thiếu các bon và thừa nitơ, vi sinh vật
sẽ khử amin của Axitamin và sử dụng axit hữu cơ làm
nguồn các bon, do đó có các amôniac bay ra. Nhờ
prôtêaza của vi sinh vật mà các prôtêin của cá, đậu

tương được phân giait thành các Axitamin , dùng nước
muối chiết các Axitamin này ta được các loại nước
mắm, nước chấm…
2. Phân giải pôlisacarit và ứng dụng:
Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào
các pôlisacarit (tinh bột xellulô) thành đường đơn
(mônôsacarit), sau đó các đường đơn này được các vi
sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp theo con đường hô
hấp hiếu khí, kị khí hay lên men.
* Con người sử dụng các enzim ngoại bào như amilaza
thuỷ phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu…
a/ Lên men êtylic:
TB + Nấm (đường hoá) Glucôzơ
Etanol + CO
2
b/ lên men lactic: là quá trình chuyển hoá đường thành
sản phẩm chủ yếu là axit láctic, có 2 loại lên men là lên
men đồng hình và lên men dị hình.
c/ Phân giải xellulôzơ: Vi sinh vật tiết enzim xellulôza
để phân giải xellulôzơ làm cho đất giàu dinh dưỡng và
tránh ô nhiễm môi trường.người ta thường chủ động
cấy vi sinh vật để phân giải nhanh các xác thực vật.
Mặt khác do quá trình phân giải tinh bột, prôtêin,… mà
vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ nướng, thiết bị có
xellulôzơ.
II/ Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải: Tổng hợp
(đồng hoá) và phân giải (dị hoá), là 2 quá trình ngược
chiều nhau nhưng tốn nhất và song song tồn tại trong
hoạt động sống của tế bào. Đồng hoá tổng hợp các chất
cung cấp nguyên liệu cho quá trình dị hoá, dị hoá phân

giải các chất cung cấp năng lượng cho quá trình đồng
hoá.
c. Củng cố: Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào như thế nào?Nêu các ứng
dụng của sự tổng hợp các chất ở vi sinh vật trong cuộc sống và công nghệ sản xuất của con người.
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTYLIC VÀ
LÊN MEN LACTIC”

Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×