Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân TP Móng Cái Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.97 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
5. Kết cấu đề tài.............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................5
Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác xóa đói giảm nghèo.............................5
1.1. Quan niệm về đói nghèo.........................................................................5
1.1.1. Quan niệm chung.................................................................................5
1.1.2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam.......................................................5
1.2. Xóa đói giảm nghèo................................................................................6
1.2.1. Khái niệm............................................................................................6
1.2.2. Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo............................................6
1.3. Các chuẩn đói nghèo..............................................................................8
1.3.1. Chuẩn đói nghèo Quốc tế....................................................................8
1.3.2. Chuẩn đói nghèo ở Việt Nam..............................................................9
1.3.3. Chuẩn đói nghèo của xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh............10
1.4. Một số khái niệm khác.........................................................................11
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo........................................................12
1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội............12
1.5.2. Thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu cán bộ, chính sách..........................13
1.6. Sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo.....................................13
Chương 2. Thực trạng của công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải XuânTP Móng Cái- Quảng Ninh...............................................................................15


2.1. Khái quát chung về Xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Quảng Ninh...........15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xã Hải Xuân...........................15
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND......16
2.1.2. Khái quát thực trạng công tác quản trị nhân lực của UBND xã Hải
Xuân- TP Móng Cái- Quảng Ninh..............................................................21
2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, Quốc phòng an ninh của xã Hải
Xuân- TP Móng Cái- tỉnh Quảng Ninh.......................................................23
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................23
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội, Quốc phòng an ninh................................24
2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh.............................................................24
2.3. Thực trạng công tác XĐGN của xã Hải Xuân......................................25
2.3.1. Thực trạng đói nghèo của xã Hải Xuân.............................................25
2.3.2. Thực trạng công tác XĐGN chung của xã Hải Xuân........................29
2.4. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại xã Hải Xuân................................31
2.4.1.Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình.................31


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.4.2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên...................................................33
2.4.3. Các yếu tố xã hội tác động................................................................33
2.5. Những mặt tích cực, tồn tại và hạn chế trong công tác xóa đói giảm
nghèo tại xã Hải Xuân.................................................................................34
2.5.1. Mặt tích cực và nguyên nhân.............................................................34
2.5.2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân........................................................36
Chương 3. Một số định hướng, giải pháp và khuyến nghị của công tác......39
xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân................................................................39
3.1. Định hướng đến năm 2020...................................................................39
3.2. Giải pháp của công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân...............40
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.......................................................40

3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở xã Hải Xuân..........................................40
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho lao động nghèo...............................................................................41
3.2.4. Huy động các nguồn lực tham gia xoá đói giảm nghèo....................42
3.2.5. Thực hiện lồng ghép các chương trình quốc gia trên địa bàn, phát
triển mạng lưới ASXH................................................................................43
3.2.6. Nâng cao hiệu quả Ban xoá đói giảm nghèo.....................................44
3.2.7. Hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển, vay vốn sản xuất kinh doanh..........44
3.2.8. Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ mới thoát nghèo, kế hoạch hóa
gia đình........................................................................................................45
3.3. Một số khuyến nghị..............................................................................46
3.3.1. Đối với UBND xã Hải Xuân.............................................................46
3.3.2. Đối với người dân nghèo...................................................................46
Kết luận..............................................................................................................48
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................49


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU

“Hãy quan sát ngôi nhà và đếm xem có bao nhiêu lỗ thủng trên đó. Hãy
nhìn những đồ đạc trong nhà và quần áo tôi đang mặc trên người. Hãy quan sát tất
cả và ghi lại những gì mọi người thấy. Cái mà mọi người thấy chính là nghèo đói”.
Nghèo đói chính là một hiện tượng xã hội, là một rào cản lớn, là nguyên
nhân của tình trạng thất học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và
mất ổn định an ninh chính trị. Vì thế mà, xóa đói giảm nghèo là vấn đề có tính
chất toàn cầu là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, của bất cứ chế

độ nào trên thế giới.
Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó thời gian học tại
trường cũng như trong thời gian thực tập tại xã Hải Xuân, bản thân tôi chọn đề tài
này phần nào đưa ra một số giải pháp để mong muốn góp thêm một phần trách
nhiệm nhỏ bé của mình vào công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện
đại hóa đất nước để trang bị cho chúng ta hành trang vào thiên niên kỷ mới.
Để hoàn thành bài báo cáo này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Hoàng Thị Công – giảng viên khoa Tổ chức và Quản lý Nhân lực, đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản trị Nhân lực,
Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3 năm học
tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu bài báo cáo mà còn là hành trang quí báu để tôi bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Hải Xuân đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại cơ quan. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
chú Phạm Ngọc Thành công chức Lao động Thương binh và Xã hôi đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu, và toàn thể bà con nhân dân xã Hải Xuân đã luôn
luôn sát cánh, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại địa phương.
Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong cơ quan
luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

1
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
TP
UBND
ĐN
XĐGN
TT
CB CCVC
CNH-HĐH
MTTQVN
HĐND
NHCS

NGHĨA ĐẦY ĐỦ
Thành phố
Ủy ban Nhân dân
Đói nghèo
Xóa đói giảm nghèo
Thường trực
Cán bộ công chức viên chức
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hội đồng nhân dân
Ngân hàng chính sách

SVTH: Cung Thị Thu Huyền


2
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc
gia, nghèo khổ luôn song hành với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật
phát triển, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ lệ người đang sống trong cảnh đói nghèo,
kể cả nước có thu nhập cao nhất, trong xu hướng CNH- HĐH, thì vấn đề xóa đói
giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia mà trở thành mối quan
tâm của cả cộng đồng Quốc tế.
Việt Nam là một nước có thu nhập thấp so với các nước trên thế giới, do
vậy XĐGN là một chiến lược lâu dài cần sự quan tâm của cả cộng đồng người
giúp đỡ, để đẩy lùi đói nghèo, để kịp phát triển sánh vai cùng cường quốc năm
châu.
Xã Hải Xuân (thuộc xã loại II) có diện tích tự nhiên 15,3 km2, diện tích
đất canh tác là 500 ha; dân số 2273 hộ với 8787 nhân khẩu, số hộ nghèo là
3,87% tuy nhiên xã vẫn là xã nghèo, có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất và thu nhập trung
bình thấp nhất so với các xã, thị trấn trong thành phố.
Vậy để nắm rõ vấn đề đói nghèo, công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách
giải pháp XĐGN để tùng bước ổn định cuộc sống, mà tôi một sinh viên năm
cuối thấy đây là vấn đề vô cùng bức thiết đối với xã Hải Xuân, nên tôi nghiên
cứu đề tài “Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh
Quảng Ninh” .

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác XĐGN tại
Xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
- Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo tại Xã Hải
Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo tại Xã Hải
Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

3
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Đề xuất định hướng, giải pháp và khuyến nghị để xóa đói giảm nghèo tại
Xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Số liệu nghiên cứu đề tài từ năm 2012- 2015, định
hướng, giải pháp đến năm 2020
- Về mặt không gian: Địa phận Xã Hải Xuân- TP Móng Cái -Tỉnh Quảng
Ninh
- Về mặt nội dung: Công tác xóa đói giảm nghèo tại Xã Hải Xuân - TP
Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Về phía cán bộ xã, tôi đã tiến hành phỏng
vấn các đồng chí:+ Hoàng Hải long, Phó Bí thư TT Đảng ủy ; + Đồng chí
Dương Trí Tuệ, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; + Đồng chí Phạm Ngọc Thành,
Công chức thương binh xã hội; + Các đồng chí là Hội trưởng Hội nông dân, Hội
phụ nữ, Hội cựu chiến binh; Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn đối với 30 hộ

thuộc diện gia đình nghèo ở 9/13 thôn trong xã.
- Phương pháp quan sát: Khi tiếp xúc với các gia đình thuộc diện nghèo
trên địa bàn xã, tôi đã hiểu được phần nào sự nghèo khó và nguyện vọng của
người dân.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tôi đã tiến hành phân tích, thống kê
những tài liệu đã thu thập được tại địa bàn nghiên cứu như: báo cáo tổng kết,
danh sách thống kê hộ nghèo, cận nghèo, danh sách hộ nghèo được vay vốn…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài còn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của Công tác xóa đói giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng của Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân
Chương 3: Một số định hướng, giải pháp và khuyến nghị của công tác xóa
đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

4
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác xóa đói giảm nghèo
1.1. Quan niệm về đói nghèo
1.1.1. Quan niệm chung
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại

ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà
tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau.
Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ
nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới
hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để
người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể
mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu
cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc
Thái Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu
cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh
tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương.
Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân làm
hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
1.1.2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một
phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

5
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống.
Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay
mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không
đáng kể, nhà ở dột nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg
gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).
 “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều
kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được
tham gia vào các quyết định của cộng đồng”.
1.2. Xóa đói giảm nghèo
1.2.1. Khái niệm
Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu
nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước
nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về
vật chất để duy trì cuộc sống.
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số
lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận
dân cư nghèo lên mức sống cao hơn.
 Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp của Nhà nước và xã hội,
của chính những diện thuộc đói nghèo nhằm tạo ra các điều kiện để họ tăng thu
nhập, thoát khỏi tình trạng không đáp ứng nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn
nghèo được quy định theo từng địa phương và từng giai đoạn. Hay xóa đói giảm
nghèo là: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu
thì giàu thêm”.
1.2.2. Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội, cần khẳng định một
cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

6
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành
khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn
Đảng, toàn dân. Chính vì vậy, XĐGN đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất
cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:
a) Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự
phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong tạo
điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững
chắc. Ngược lại sự phát triển kinh tế là nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong
công tác XĐGN.
b) Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội
Để làm nổi bật những cản trở của nghèo đói đối với sự phát triển xã hội
các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói:
Biểu1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói
Nghèo đói

`
Bệnh tật
Ô nhiễm môi
trường

Tệ nạn xã hội


Gia tăng dân số
Suy dinh dưỡng

Thất học

Như vậy, từ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói lại kéo theo cái vòng
luẩn quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một vùng. Vì vậy muốn
cho đất nước, vùng phát triển chúng ta phải phá vỡ các mắt xích cơ bản như hạn
chế gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân, hạn chế sự
thất học, nâng cao trình độ dân trí. Để đảm bảo phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn
đó thì chúng ta phải có những chính sách vô cùng hữu dụng

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

7
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
c) Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội.
Hầu hết hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh với
nước bạn, vùng sâu, vùng xa. Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập về kinh tế, chính
trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an
ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, đi
chệch đường lối của Đảng và Nhà nước ta từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội
như trộm, cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội.
Do đó thực hiện tốt XĐGN giúp người dân an tâm trong sản xuất và đời
sống, góp phần giữ vững được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước.

d) Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá
Đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn
hoá xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình,
từng người trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá. Ở một trình độ văn hoá thấp, đói
nghèo luôn là nỗi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm
thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti sùng bái những tư
tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hoá và
nhân cách con người.
Chính vì vậy, đầy nhanh công tác XĐGN là việc vô cùng cấp bách để
nâng cao đời sống người dân, làm cho nền văn hoá sánh vai cùng cường quốc
năm châu.
1.3. Các chuẩn đói nghèo
1.3.1. Chuẩn đói nghèo Quốc tế
Nghèo đói lương thực, thực phẩm: là những người có mức thu nhập
không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu (bù đắp 2100 Kcal/người/ngày).
Nghèo đói chung: Được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương thực
thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% còn lại
là nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là những người không đảm
bảo thu nhập để đáp ứng cả hai yêu cầu trên.
Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam cho thấy: năm
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

8
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1998 nghèo đói chung có mức chi tiêu là là 1,79 triệu triệu đồng/năm/người (cao
hơn đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này,

tỷ lệ đói nghèo chung năm 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương
ứng là 15%.
1.3.2. Chuẩn đói nghèo ở Việt Nam
Bảng 1: Mức chuẩn nghèo tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2005
Giai
đoạn
19951997

Thành thị
Hộ đói
Hộ nghèo
Dưới 13 kg
Dưới 20 kg

Nông thôn
Hộ đói
Hộ nghèo
Dưới 8 kg
Dưới 15kg

gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng
Dưới 15 kg
gạo/người/tháng

1998-

Dưới 13kg

Dưới 25 kg


Dưới 13kg

Dưới 13kg

2000

gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng
đối với đồng
bằng, trung du
Dưới 80.000 đồng /người/tháng

20012005

Dưới 150.000 đồng /người/tháng

đối với miền núi, hải đảo
Dưới 100.000 đồng /người/tháng
đối với đồng bằng, trung du

Năm
2005

Dưới 260.000 đồng /người/tháng

Dưới 200.000 đồng /người/tháng

(Nguồn: Văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia Xóa đói giảm nghèo)
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên
chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn
còn cách quá xa so với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1

USD/người/ngày. Do đó Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.
Ngày 30/01/2011, dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương
binh và xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số 09/2011/QĐ
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

9
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011 - 2015. Theo quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Bảng 2: Mức chuẩn nghèo tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015
Giai

Thành thị
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo

Nông thôn
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo

đoạn
2011-

Có mức thu


Có mức thu

Có mức thu

Có mức thu

2015

nhập từ 500.000

nhập từ

nhập từ 400.000

nhập từ 401.000

đồng/người/

501.000 -

đồng/người

- 520.000

tháng trở xuống

650.000

/tháng trở xuống đồng/người


đồng/người

/tháng.

/tháng
1.3.3. Chuẩn đói nghèo của xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính
phủ “về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020”.
Bảng 3: Mức chuẩn nghèo của xã Hải Xuân
Khu vực

Chuẩn hộ nghèo
Chuẩn hộ cận nghèo
Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí Là hộ có thu nhập bình
sau:
-



quân đầu người/tháng
thu

nhập

bình

quân


đầu trên 700.000 đồng đến

Nông

người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở 1.000.000 đồng và thiếu

thôn

xuống;

(gồm các xã)



hụt dưới 03 chỉ số đo
thu

nhập

bình

quân

đầu lường mức độ thiếu hụt

người/tháng trên 700.000 đồng đến tiếp cận các dịch vụ xã
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số hội cơ bản.
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các

Thành


dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí Là hộ có thu nhập bình

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

10
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

sau:

quân đầu người/tháng

- Có thu nhập bình quân đầu người/ trên 900.000 đồng đến
tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

thị
(gồm các
phường)

-



thu


nhập

bình

quân

1.300.000 đồng và thiếu
đầu hụt dưới 03 chỉ số đo

người/tháng trên 900.000 đồng đến lường mức độ thiếu hụt
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các hội cơ bản.
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Việc đánh giá đói nghèo ở xã Hải Xuân hiện nay sử dụng chuẩn nghèo
của Bộ LĐTBXH.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội và kết quả thực hiện công
tác XĐGN ở xã Hải Xuân những năm qua:
- Thu nhập bình quân đầu người của xã ta còn thấp, thua so với mức thu
nhập bỉnh quân đầu người của tỉnh.
- Tỷ lệ đói nghèo xã còn cao hơn mức bình quân đói nghèo tỉnh
- Nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động XĐGN còn nhiều hạn chế.
1.4. Một số khái niệm khác
Tại Việt Nam, An sinh xã hội: “Là một hệ thống các cơ chế, chính sách,
biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội
đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế xã hội làm cho họ có nguy cơ bị suy
giảm mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, già cả và
không có sức lao động hoặc do những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn
cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ

thống mạng lưới về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội”.
Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới
ngưỡng đói nghèo.
Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người gần ngưỡng đói
nghèo
Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một qúa trình
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

11
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu
nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói
Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau: Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40%
số hộ của xã. Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như:
Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau
hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không
thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm
bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
- Điều kiên tự nhiên( vị trí địa lý) không thuận lợi cản trở phát triển kinh
tế xã hội, khan hiếm nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Tác hại của bão lụt, hạn hán là rất lớn, nó luôn là kẻ thù đồng hành với
những người nghèo đói, nó có thể cướp đi cả tính mạng sống và tiền của con người
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém: Hệ thống đê điều chưa được đảm

bảo cho việc bảo vệ người dân, mùa màng trong mùa mưa lũ, cơ sở dịch vụ
thương mại, chăm sóc sức khỏe còn yếu kém. Chính vì vậy việc đầu tư của các
nhà xí nghiệp lớn vào địa bàn xã còn rất hạn chế.
- Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý:
+ Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chiếm
tỷ trọng chưa lớn trong GDP, biểu hiện một cơ cấu kinh tế thuần nông, chưa tiến
bộ so với nhiều nơi khác
+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn nặng về trồng trọt mà trong đó sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn,tỷ trọng chăn nuôi trong GDP chỉ chiếm
khoảng 30%. Với cơ cấu sản xuất như vậy tỷ suất hàng hóa của nghành nông
nghiệp đang còn thấp
+ Công nghiệp chưa phát triển chủ yếu là sản xuất gạch ngói, đồ mộc gia
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

12
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
công, đóng thuyền bè... sản xuất khối lượng ít, sản phẩm làm ra chất lượng
không cao, kém khả năng cạnh tranh.
- Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng
vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và
tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có.
1.5.2. Thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu cán bộ, chính sách
- Mặc dù nguồn vốn trong công tác XĐGN ( huy động tại địa phương và
ngân sách Nhà nước) tương đối lớn nhưng số hộ nghèo còn thiếu vốn sản xuấn
kinh doanh còn khá lớn.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, thiếu vật liệu và trình độ chuyên
môn nghề nghiệp là một nguyên nhân hạn chế sự phát triển kinh tế của toàn xã
nói chung và mức thu nhập của từng hộ gia đình nói riêng.
- Công tác chỉ đạo thực hiện XĐGN , số cán bộ được tăng cường nhưng
vẫn còn hạn chế về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Số cán bộ được đào tạo chính
quy về XĐGN rất ít, chủ yếu là từ bộ phận khác chuyển sang hoặc kiêm nhiệm.
- Các chính sách, dự án đối với người nghèo thực hiện với tiến độ chậm,
thủ tục rườm rà, chưa đúng đối tượng.
1.6. Sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo
Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân
hoà giàu nghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải
quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một
cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của
thời đại.
Phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh
sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách
mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

13
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo
việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông

thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là 1 giải pháp
hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo
ở nông thôn hiện nay.
Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại
ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn
định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn
là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế bền vững,
góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn
về mặt chính trị xã hội.
Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức
khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập
vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh,
giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định
tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ
trương của đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã
hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái.
Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ
không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung.
Như thế mục tiêu phát triển sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ
lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề
để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNHHĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với
quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

14
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chương 2. Thực trạng của công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải XuânTP Móng Cái- Quảng Ninh
2.1. Khái quát chung về Xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Quảng Ninh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xã Hải Xuân
Hải Xuân là một xã nông nghiệp trung du, ven đô. Trong lịch sử nghìn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hải Xuân ngày nay đã trải qua những biến đổi
thăng trầm của lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau. Tên Hải Xuân được bắt nguồn
từ Xuân Lạn Nùng- Xuân Lạn Nam- Xuân Lan- Vạn Xuân- Xuân Ninh.
Hòa bình lập lại ngày 2-7-1964 Xuân Lạn Nam, Xuân Lạn Nùng được đổi
thành xã Xuân Lan gồm thôn Nam, thôn Hồ Viết, thôn Trung, thôn Đông, thôn Bắc.
Xã Vạn Xuân trước đây có thôn Đông Thịnh, thôn Vườn Trầu, thôn
Nam Thọ.
Xã Xuân Ninh trước đây có thôn Đông, thôn Nam, thôn Thượng.
Ngày 16-1-1979, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 17-CP hợp nhất xã
Xuân Lan- Vạn Xuân- Xuân Ninh lấy tên là Hải Xuân ngày nay.
Hải Xuân từ xa xưa đến nay có truyền thống yêu nước và cách mạng, có
truyền thống chống giặc ngoại xâm thời phong kiến, thời chống Pháp, Mỹ. Xã
Hải Xuân là địa bàn giáp ranh với Thành phố Móng Cái có vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh.
Hải Xuân là xã đủ các điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa dạng
nhiều thành phần, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vận tải, trồng trọt,
chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản.
Xã Hải Xuân cũng là nơi quần tụ của các thế hệ dân cư thuần Việt sinh
sống lâu đời, tạo nên hệ di tích văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú đa dạng.
Theo các cơ quan chức năng Hải Xuân hiện có 01 di tích lịch sử văn hóa Quốc
gia; 04 di tích đã được xếp hạng và có quyết định bảo tồn.
Sau những năm thực hiện chủ trương mở cửa của Nhà nước Hải Xuân đã
có những bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, Quốc phòng,
An ninh. Hải Xuân là xã nghèo nhưng trong những năm 70-80-90 năng xuất cây
SVTH: Cung Thị Thu Huyền


15
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trồng, vật nuôi được tăng lên, thương mại dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Từ một
xã nghèo chiếm 40-45% nay đã giảm xuống rõ rệt, đời sống nhân dân được ổn
định, trình độ dân trí cũng được nâng cao.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
xã Hải Xuân
a) Vị trí chức năng
Theo luật tổ chức của HĐND và UBND nêu rõ: “ UBND xã do HĐND
bầu ra, gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên”.
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Đồng thời có nhiệm vụ quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để
phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với nhà nước
UBND xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước HĐND xã, chịu sự lãnh đạo
của Đảng bộ và lãnh đạo, sự chỉ đạo của UBND Thành phố.
UBND xã hoạt động theo nguyên tắc tập chung dân chủ, thực hiện quyền
hạn của mình theo hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội.
UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ

trung ương đến địa phương,
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
Thực hiện theo luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 và quy chế
làm việc của UBND khóa XIX (nhiệm kỳ 2011-2016)
Trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùng
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

16
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ
quan tài chính cấp trên trực tiếp;…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu
thủ công nghiệp
-Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;…
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải

- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm
dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ
các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính
sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;…
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

17
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi
hành pháp luật ở địa phương
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây
dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn
luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;…
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
- Tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính

sách tôn giáo ; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo
quy định của pháp luật.
Trong việc thi hành pháp luật
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền;…
c) Cơ cấu tổ chức
Bảng 4: Cơ cấu tổ chức của xã Hải Xuân
HĐND
Đ/c:
Nguyễn Chủ tịch
Thanh

HĐND

Tùng
Đ/c:
Cung
Văn
Tân

Phó Chủ
tịch
HĐND

Nhiệm vụ
Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của HĐND, giám sát, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, tổ chức tiếp dân, đôn
đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố

cáo, giữ mối quan hệ với đại biểu HĐND, báo cáo hoạt
động của HĐND lên cấp huyện…
Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch
HĐND tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐND
phân công cụ thể và thay mặt Chủ tịch HĐND giải quyết
công việc khi Chủ tịch HĐND vắng mặt.

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

18
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

UBND
Nhiệm vụ
Đ/c:
Chủ tịch Lãnh đạo phân công công tác của UBND ,các thành viên,
Dương

UBND công tác chuyên môn thuộc UBND xã, gồm:Tổ chức chỉ

Trí Tuệ

đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với côngtác chuyên môn, quyết
định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, áp dụng các
biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ

máy hành chính, báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và
UBND cấp trên…

Đ/c:

Phó Chủ

Nguyễn

tịch

Văn

UBND

Lập
Đ/c:

Phó Chủ

Nguyễn

tịch

Thị

UBND

Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công
việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội...) của

UBND do Chủ tịch UBND phân công và những công việc
do Chủ tịch UBND ủy nhiệm khi Chủ tịch UBND đi vắng.

Thơ
( Trích Quyết định 04/2004/QĐ-BNV)

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

19
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Hải Xuân
Đảng Bộ Xã
Hội Đồng Nhân Dân
Ủy Ban Nhân Dân xã

Chủ Tịch Xã

Phó Chủ Tịch Xã

Địa

Tài

chính

chính


Xây

Kế

dựng

toán

Nông
nghiệp
Giao
thông
thủy lợi

Phó Chủ Tịch Xã

Công
an
Quân
sự



Văn

Văn

pháp


hóa

phòng

Hộ

Xã hội

thống

tịch



Mọi mệnh lệnh, chỉ thị công tác Chủ tịch UBND đều phải được các
trưởng phòng, ban, cán bộ xã nghiêm chỉnh chấp hành đảm bảo nghiêm túc.

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

20
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Bảng 5: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban UBND xã Hải Xuân
Phòng ban

Chức năng nhiệm vụ
Chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, địa giới;


Địa chính

chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện quy hoạch kế hoạch phát triển

Xây dựng

mạng lưới giao thông; Thực hiện quản lý đầu tư khai thác sử
dụng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng; Quản lý thực hiện
chính sách nhà ở đất ở….
Lập dự toán thu ngân sách, lập dự toán thu chi ngân sách địa

Tài chính

phương; Quyết toán ngân sách, xây dựng đề án phân cấp đầu tư;

Kế toán
Nông

Chịu trách nhiệm trích quỹ trả lương, tính lương cho CBCC xã…
Giúp việc cho UBND vấn đề liên quan đến sản xuất, nuôi trồng

nghiệp

chăn nuôi gia súc gia cầm, phát triển những giống cây trồng mới;

Giao thông

xây dựng đê điều, mương máng thuận lợi cho sản xuất….


thủy lợi
Chịu trách nhiệm về công tác quốc phòng an ninh chính trị trật
Công an

tự xã hội ở địa phương. Thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang

Quân sự
Tư pháp hộ

quốc phòng, vũ trang công an, tập huấn dân sự…
Chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, Luật các văn bản quy phạm

tịch

pháp luật…Cung cấp, chỉnh sửa các giấy liên quan đến hộ khẩu,

Văn phòng

chứng minh, hộ tịch….
Là bộ máy chuyên môn giúp việc vho UBND xã, chịu trách

thống kê

nhiệm quản lý nghiệp vụ Văn phòng UBND TP; Tham mưa tổng
hợp vấn đề quản lý xây dựng các chương trình công tác, kiểm

Văn hóa xã

soát các thủ tục hành chính….
Quản lý các hoạt động VH-XH xã, tổ chức về văn hóa, thông tin,


hội- LĐTB

thể dục thể thao…Thực hiện các chính sách xã hội, chăm lo sức

và XH

khỏe cho người dân; Tham mưu cho UBND dạy nghề đào tạo
nghề; Quản lý đối tượng hưởng chính sách; Các lĩnh vực xóa đói

giảm nghèo….
2.1.2. Khái quát thực trạng công tác quản trị nhân lực của UBND xã
Hải Xuân- TP Móng Cái- Quảng Ninh
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

21
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Công tác phân tích công việc của Phòng còn nhiều hạn chế. Vì phân
tích công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng CB
cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc từ đó làm cơ sở cho các công tác
tiếp theo: tuyển dụng, bố trí, đào tạo, …
- Quan hệ LĐ
Về hoạt động Công đoàn:
Công đoàn là chiếc cầu nối giữa Đảng, Chính quyền, và là chỗ dựa
vững chắc, chăm lo đời sống văn hoá, vật chất tinh thần cho CB CCVC như:

Quà tặng công đoàn như những sản phẩm thiết yếu hàng ngày vào các dịp lễ, tết
hàng năm.
Tổ chức các buổi giao lưu vào các ngày lễ 8/3, 2/9, 20/10… cho CB
giao lưu chia sẻ với nhau với các hình thức: nấu ăn, văn nghệ, vui chơi giải trí.
Trong những năm qua, UBND xã luôn quan tâm, thực hiện đầy đủ kịp
thời chế độ lương, thưởng, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho 100% CB,
trợ cấp đau ốm, thai sản được hưỡng các chế độ do Bộ Luật lao động quy định
và các chế độ chính sách khác như: tổ chức thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, ma
chay…
- Công tác đào tạo và phát triển: Công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC
được tăng cường, nhất là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thwusc về lý
luận chính trị, quản lý nhà nước cho CBCC để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo
các ngạch công chức quy định
- Công tác lập kế hoạch (hoạch định nhân lực) : Là một xã đang phát
triển UBND giữ vai trò quan trọng đảm bảo sự phát triển đó. Vì vậy nguồn nhân
lực vừa đảm bảo cả số lượng và chất lượng, do đó công tác lập kế hoạch là
không thể thiếu. UBND xã Hải Xuân phân thành 3 giai đoạn
+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực dài hạn(5-7 năm)
+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực trung hạn(2-3 năm)
+ Kế hoạch hóa nguồn nhân lực ngắn hạn(5-6 tháng)
SVTH: Cung Thị Thu Huyền

22
Lớp: 1311 QTNA


Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Lương thưởng cho cán bộ: Được thực hiện theo quy định chung của
Nhà nước. Tính theo hệ số lương, mặt bằng lương chung của xã hội, của ngành

và khu vực. Thực hiện các chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương
trước kỳ hạn. Ngoài ra phong tặng các danh hiệu như: Chiến sỹ thi đua cấp cơ
sở, cấp thành phố đối với cá nhân, tập thể hoàn thành tốt công việc…
2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, Quốc phòng an ninh của xã
Hải Xuân- TP Móng Cái- tỉnh Quảng Ninh.
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Hải Xuân (thuộc xã loại II) có tọa độ là 21º29’35”B 107º59’15”, có
diện tích tự nhiên 15,3 km2, diện tích đất canh tác là 500 ha; dân số 2273 hộ với
8787 nhân khẩu, gồm có 6 dân tộc (Kinh, Hoa, Thái, Tày, Dao…). Là xã giáp
danh: phía đông giáp phường Hải Hòa, phường Trà Cổ; Phía nam giáp phường
Bình Ngọc, xã Vạn ninh, phường Ninh Dương; phía bắc giáp phường Hải Hoà,
phường Trần Phú, phía tây giáp phường Hoà Lạc; có hệ thống giao thông thuỷ
bộ liên xã đi qua địa bàn.
b) Địa hình
Phía bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển với có 50 km đường bờ
biển. Địa hình có dạng đồi núi, trung du và ven biển, bị chia cắt khá phức tạp,
hình thành ba vùng rõ rệt là vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và
vùng hải đảo.
c) Khí hậu
Nhiệt đói gió mùa chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều.
Xã có 2 con sông chính là sông Ka Long và sông Tràng Vinh. Trong đó, sông
Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc ở độ cao 700 mét, có dộ dài 700 km đổ
ra biển Đông, sông Tràng Vinh dài trên 20 km, chảy qua Hồ Tràng Vinh rồi đổ
ra biển.

SVTH: Cung Thị Thu Huyền

23
Lớp: 1311 QTNA



×