Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP HÓA SINH LÂM SÀNG tại Khoa Hóa sinh- Miễn dịch Bệnh viện Phổi Trung Ương, 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 63 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP HÓA SINH
LÂM SÀNG

Họ và Tên sinh viên: Đặng Minh Khoa
Tổ 36 – Lớp Y4K


Hà Nội, tháng 10 năm 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
KHOA KỸ THUẬT Y HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP HÓA SINH
LÂM SÀNG

Địa điểm thực tập: Khoa Hóa sinh- Miễn dịch Bệnh viện Phổi
Trung Ương.
Địa chỉ : Số 463, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Sinh viên thực tập: Đặng Minh Khoa
Tổ 36– Lớp Y4K
Hà Nội, tháng 10 năm 2015


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Cơ quan thực tập: Khoa Hóa Sinh - Miễn dịch, Bệnh viện Phổi Trung Ương.
Địa chỉ: Số 463, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.
Họ tên sinh viên thực tập: Đặng Minh Khoa
Đơn vị: Tổ 36, lớp Y4K, khóa học 2012– 2016.
Thời gian thực tập: 14/09/2015 - 16/10/2015.
Nội dung đánh giá:


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………........
Kết quả:
Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Xác nhận của Trưởng khoa


Lời cảm ơn
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới BS.CKI Nguyễn Thanh Hà, ThS.BS Lai
Thị Tố Uyên, CN Nguyễn Văn Thanh cùng toàn thể các anh chị nhân viên đã luôn
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và làm báo cáo thực tập tại khoa
Hóa sinh- Miễn dịch, bệnh viện Phổi Trung Ương.
Trong khoảng thời gian thực tập tại khoa,mặc dù đang trong quá trình nâng
cấp,mở rộng và sửa chữa phòng xét nghiệm,điều kiện về cơ sở vật chất và hoạt động
có nhiều thay đổi nhưng lãnh đạo khoa và các anh chị đã giúp đỡ nhiết tình,tạo cho
chúng em có môi trường thực tập tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Y Hà Nội, Khoa KTYH, Bộ môn Hóa
sinh lâm sàng đã giới thiệu để chúng em được học tập tại khoa Hóa sinh - Miễn dịch,
Bệnh viện Phổi Trung Ương cũng như trau dồi kiến thức cho chúng em trong suốt
quá trình học lý thuyết tại giảng đường. Đây là cơ hội quý báu để chúng em có thể áp
dụng những hiểu biết của mình vào thực tế cũng như phục vụ cho công việc sau này.

Dù rất cố gắng trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo song chắc hẳn
còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của
thầy cô, anh chị cùng toàn thể các bạn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Sinh Viên
Đặng Minh Khoa


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Được sự phân công của Bộ môn Hóa sinh lâm sàng, Khoa KTYH, Trường Đại
học Y Hà Nội , em đã vinh dự được thực hành học phần hóa sinh lâm sàng năm 4 tại
Khoa Hóa Sinh - Miễn dịch, Bệnh viện Phổi Trung Ương. Sau 5 tuần thực hành (từ
14/9/2015 đến 16/10/2015) em đã được các anh chị trong khoa cung cấp những kiến
thức cơ bản về hóa sinh lâm sàng. Sau đây em xin trình bày báo cáo về những gì em
đã học được tại khoa.
Báo cáo của em trình bày gồm những phần lớn sau đây:
-

Mục tiêu học tập

-

Giải quyết mục tiêu

-


Tổng kết

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nắm được cách tổ chức, quản lý một phòng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.
2. Trình bày được nguyên lý hoạt động của các máy phân tích hóa sinh thông thường
dùng trong các phòng xét nghiệm: máy hóa sinh tự động, máy miễn dịch tự động,
máy tổng phân tích nước tiểu.
3. Nắm được quy trình lấy, vận chuyển, xử lý bệnh phẩm, bảo quản và lưu trữ bệnh
phẩm.
4. Biết cách tiến hành thực hiện nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm và đánh giá kết
quả nội kiểm.
5. Hiểu biết và thực hành được các vấn đề về an toàn trong phòng xét nghiệm.
6. Viết được báo cáo thu hoạch sau khóa học thực hành bệnh viện, cán bộ bệnh
viện chấm và cho điểm dựa trên báo cáo thu hoạch và tinh thần thái độ học tập.


GIẢI QUYẾT MỤC TIÊU
1.Nắm được cách tổ chức, quản lý phòng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng
1.1.Quá trình thành lập và phát triển
Năm thành lập.
-

Khoa Hóa sinh miễn dịch được thành lập năm 1957.

Quá trình phát triển:
Từ những năm 1957-1959, khoa được trang bị các máy sinh hóa bán tự động, máy
quang phổ, phân tích điện di, kỹ thuật xét nghiệm tiến hành bán tự động.
Cho đến nay Khoa được trang bị hoàn toàn máy tự động với công suất lớn và độ
chính xác cao đáp ứng được với nhu cầu khám và điều trị của bệnh viện như: Máy
hóa sinh Au400, máy miễn dịch Architect plus i1000SR, máy điện giải Medica Easy

Electrolytes, máy khí máu Cobas b 121, máy khí máu Nova biomedical Stat profile
pHOx, máy phân tích nước tiểu tự động Clinitex status….
Lãnh đạo qua các thời kỳ:
-

Trưởng khoa:

+

DS. Nguyễn Kim Phát

+

DS. Đặng Vũ Xích.

+

DS. Nguyễn Viết Thọ.

+

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiều.

+

DS. Ngô Thị Thân.

+

ThS.BS. Nguyễn Thị Thúy Vinh.


-

Phó trưởng khoa:

+

KS. Nguyễn Chiến Thắng.


+

DS. Lê Thị Huệ.

+

CN. Nguyễn Ý Như.

+

ThS.BS. Nguyễn Thị Thúy Vinh

Lãnh đạo đương nhiệm
- Phó trưởng khoa, phụ trách khoa:

BS.CKI. Nguyễn Thanh Hà
-

Kỹ thuật viên trưởng:


CN. Nguyễn Thị Thu


Tổ chức nhân sự
Tổng số: 13 viên chức.
-

BS.CKI: 01

-

ThS.BS: 01

-

Cử nhân : 01

-

Cử nhân xét nghiệm: 01

-

Kỹ thuật viên cao đẳng: 01

-

Kỹ thuật viện trung cấp: 06

-


Hộ lý : 02


Tập thể cán bộ viên chức khoa Hóa sinh miễn dịch

1.2 Các hoạt động của khoa
- Thực hiện rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau từ xét nghiệm thông thường đến
xét nghiệm đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Hàng ngày thực hiện trên 2000 xét nghiệm nội trú và ngoại trú của bệnh viện.
- Đảm bảo 100% loại XN và máy xét nghiệm được kiểm tra chất lượng hàng
ngày.
- Tham gia ngoại kiểm chất lượng với Bio-rad (Mỹ) hàng tháng.
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại bệnh viện và tuyến dưới.


- Tham gia thực hiện kiểm tra chất lượng hóa sinh (nội kiểm và ngoại kiểm)
thường xuyên để đảm bảo độ chính xác của các XN.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài khoa học.
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, dự án 1816 khi được phân công.
Các xét nghiệm hiện đang được thực hiện tại khoa
- Xét nghiệm Hóa máu: AST, ALT, Urê, Creatinin, Glucose, Acid Uric,
BilirubinTP, Bilirubin TT, ProteinTP, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, LDH,
GGT, HDL-cholesterol, LDL-Cholesterol, Calci ion hóa, HbA1C, CRP, CEA, Cpeptid, Cyfra21-1, SCC, ProGRP, AFP, Insulin, Điện giải đồ (Na+, K+, CL),
Lactat, Khí máu, Alpha1 antitrypsin, IgA, IgG, IgM.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu,Định lượng các chất điện giải,
Định lượng Acid Uric, Định lượng Creatinin, Dưỡng chấp, Định lượng Glucose,
Định lượng Protein, Định lượng Urê.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Định lượng Clo, Định lượng Glucose, Định lượng
Protein, Phản ứng Pandy.

- Xét nghiệm dịch chọc dò: Định lượng Bilirubin TP, Cholesterol, Creatinin,
Glucose, LDH, Protein TP, Triglycerid, Urê, đo tỉ trọng, phản ứng Rivalta, ADA.


1.3. Về quản lý và phân công công tác
1.3.1. Trưởng khoa xét nghiệm
Nhiệm vụ:

- Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa xét nghiệm.
- Tổ chức tốt công tác lấy và nhận bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm
cấp cứu và phòng chống dịch liên tục 24 giờ.
- Định kì chuẩn thức các quy định kĩ thuật xét nghiệm để bảo đảm chính xác các
xét nghiệm.
- Liên hệ chặt chẽ với các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng thu nhận và
xử lý các thông lin về chuyên môn kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm.
- Có kế hoạch mua thiết bị xét nghiệm, các hoá chất, thuốc thử và các sinh phẩm
để phục vụ công tác xét nghiệm.
- Kí phiếu lĩnh hoá, chất sinh phẩm, dụng cụ và nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu
xét nghiệm.
- Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử công tác khử khuẩn, tẩy uế,
tiêu độc xử lí các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lí chất thải và quy
chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Quyền hạn:

- Có quyền hạn chung của trưởng khoa.
- Có quyền kí duyệt kết quả xét nghiệm.
1.3.2 Kỹ thuật viên trưởng khoa xét nghiệm
Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện các kĩ thuật chuyên môn, kiểm tra đôn đốc các kĩ thuật viên

và y công trong khoa thực hiện đúng Quy chế bệnh viện và quy định kĩ thuật bệnh
viện.
- Quản lí công tác hành chính, quản lí sổ sách. thống kê báo cáo, lập kế hoạch
công tác dựa vào kế hoạch được giao. Phân công công việc cho kĩ thuật viên, y


công. Chấm công hàng ngày, tổng hợp ngày công hàng tháng để trình trưởng khoa
kí duyệt.
- Tham gia thường trực và phân công trực trong khoa.
- Tiếp nhận và giải quyết những đề nghị của người bệnh, gia đình người bệnh,
trong trường hợp vượt quá khả năng, quyền hạn phải báo cáo trưởng khoa giải
quyết.
- Tham gia đào tạo cho kĩ thuật viên, y công trong khoa và học viên đến học tập
theo sự phân công của trưởng khoa.
- Lập dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao sử dụng cho khoa.Thường xuyên kiểm tra
việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản vật tư theo quy định. Viết phiếu sửa
chữa dụng cụ hỏng.
- Kiểm tra đôn đốc vệ sinh, sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện
và công tác bảo hộ lao động trong khoa.
- Tham gia nghiên cứu khoa học theo sự phân công của trưởng khoa.
Quyền hạn
-

Phân công công việc cho kĩ thuật, y công trong khoa.

1.3.3 Kỹ thuật viên xét nghiệm
Nhiệm vụ:

- Thực hiện các xét nghiệm được phân công.
- Pha chế các thuốc để kiểm nghiệm và thường xuyên kiểm tra các thuốc thử

đúng tiêu chuẩn quy định.
- Lấy bệnh phẩm tại giường cho người bệnh chăm sóc cấp 1 và các trường hợp
xét nghiệm đặc biệt.
- Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, thực hiện đúng quy định kĩ thuật
bệnh viện, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
-

Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, thuốc, hoá chất theo sự phân công và theo đúng

quy định.


- Thống kê, ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ và chuyển các kết quả xét
nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc
nghi ngờ phải báo cáo ngay Trưởng khoa.
- Hướng dẫn thực hành cho học viên đến học theo sự phân công của Trưởng
khoa.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa và Kĩ thuật
viên trưởng.
1.1.4. Y công
Nhiệm vụ:

+ Nhận bệnh phẩm và li tâm
+ Ghi vào sổ giao nhận bệnh phẩm
+ Trả kết quả xét nghiệm tới các khoa trong bệnh viện
+ Bỏ máu, nước tiểu vào rác y tế
+ Rửa sấy ống nghiệm mới
+ Một số công việc khác theo sự phân công của Khoa



1.5. Cơ sở vật chất trong khoa hóa sinh miễn dịch
1.5.1.

Các phòng trong khoa hóa sinh lâm sàng
Nhằm phục vụ công tác tiếp nhận mẫu, tiếp nhận bệnh nhân tốt hơn, sau đó tiến hành
các xét nghiệm một cách nhanh chóng và trả về các khoa lâm sàng. Các phòng trong
khoa được bố trí khoa học nhất trên cơ sở cho phép sao cho thực hiện quy tắc một
chiều. Với sơ đồ như sau:

WC

Phòng nghỉ
nhân viên

Phòng giao ban

Phòng nhận mẫu

Tầng 1

Phòng vận hành máy

Tầng 2

Tầng 2
Sơ đồ khối khoa hóa sinh miễn dịch – bệnh viện phổi trung ương.


+ Phòng giao ban: Là phòng sinh hoạt đầu giờ của nhân viên trong khoa cũng như khi
có công việc quan trọng. Nơi các nhân viên nhận phân công công việc, nơi mọi người

cũng cùng bàn bạc các vấn đề trong khoa…
+ Phòng vận hành máy: Nơi thực hiện các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng, kiểm tra kết
quả xét nghiệm, kiểm tra chất lượng xét nghiệm, in kết quả xét nghiệm…
+ Phòng nhận mẫu bệnh phẩm: Thực hiện nhận bệnh phẩm, bước đầu phân loại bệnh
phẩm trước xét nghiệm, và cũng là nơi trả kết quả xét nghiệm.
+ Phòng nghỉ của nhân viên: Kết thúc giờ làm, nhân viên có thể ở lại hoặc những buổi
trực nhân viên sử dụng.
+ Phòng xử lí, phân loại rác, rửa dụng cụ.


5.2.

Sơ đồ máy móc trong PXN
Khoa hóa sinh miễn dịch bệnh viện Phổi trung ương chỉ có một phòng để thực hiện các xét
nghiệm nên các thiết bị máy móc đều được bố trí sao cho khoa học và thuận tiện nhất

Máy xét
nghiệm
Miễn Dịch

Máy xét nghiệm hóa sinh Au40 (2
máy)

Bồn rửa tay

Bàn tiếp nhận mẫu

Khí máu

Khu vực hấp sấy


Tủ bảo
quản hóa
chất

Điện giải

Khu vực tiếp nhận thông tin, xác minh và
chuyển kết quả.

Sơ đồ trong phòng vận hành máy khoa hóa sinh miễn dịch


- Các thiết bị máy móc có trong khoa:
+ Máy li tâm: gồm 2 máy, trong đó 1 máy hãng Centrifuge 5415K; 1 máy hãng
KUBOTA 4000.
+ Máy miễn dịch: Architect plus i1000SR.
+ Máy nước tiểu 10 thông số hãng Clinitek Status Bayer health care.
+ Máy khí máu: gồm 1 máy khí máu Cobas b121, 1 máy khí máu Nova biomedical Stat
profile pHOx
+ Máy hóa sinh: gồm 2 máy Olympus AU 400.
+ Máy điện giải: 2 máy Medica Easy Electrolytes.
+ Hệ thống tủ lạnh …
+ Hệ thống máy tính, máy in phục vụ cho công tác nối mạng toàn khoa.


2.Nguyên lí hoạt động của các máy phân tích hóa sinh thông thường dùng
trong phòng xét nghiệm
2.1.Khái quát các xét nghiệm thường quy thực hiện ở khoa Hóa Sinh - Miễn
dịch, Bệnh viện Phổi Trung Ương.


- Xét nghiệm Hóa máu: AST, ALT, Urê, Creatinin, Glucose, Acid Uric, BilirubinTP,
Bilirubin TT, ProteinTP, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, LDH, GGT, HDL-cholesterol,
LDL-Cholesterol, Calci ion hóa, HbA1C, CRP, CEA, C-peptid, Cyfra21-1, SCC, ProGRP,
AFP, Insulin, Điện giải đồ (Na+, K+, CL), Lactat, Khí máu, Alpha1 antitrypsin, IgA, IgG,
IgM.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu,Định lượng các chất điện giải, Định
lượng Acid Uric, Định lượng Creatinin, Dưỡng chấp, Định lượng Glucose, Định lượng
Protein, Định lượng Urê.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Định lượng Clo, Định lượng Glucose, Định lượng Protein,
Phản ứng Pandy.
- Xét nghiệm dịch chọc dò: Định lượng Bilirubin TP, Cholesterol, Creatinin, Glucose,
LDH, Protein TP, Triglycerid, Urê, đo tỉ trọng, phản ứng Rivalta, ADA.


2.Máy hóa sinh tự động

Hình 2. Máy hóa sinh tự động Olympus AU400.

2.1 Nguyên lí hoạt động
Cũng như những máy xét nghiệm hóa sinh bán tự động, máy xét nghiệm hóa sinh tự
động là máy đo bằng quang kế có nguồn sáng là đèn halogen có nhiều bước sóng khác
nhau hay có thể nói là các máy hóa sinh hoạt động theo nguyên lý phương pháp đo
quang.
Mẫu bệnh phẩm được ly tâm tách huyết tương sau đó trộn với hóa chất,ủ với thời gian
thích hợp theo quy trình, kết quả hình thành 1 chất có độ hấp thụ cực đại ở 1 bước sóng
nào đó, bước sóng đó được sử dụng để đo mật độ quang học, từ đó tính ra nồng độ chất
khảo sát dựa vào định luật Lambert – Beer:



It= Io.10-aCL
Trong đó : Io là cường độ ánh sáng chiếu tới,
It là cường độ ánh sáng đã truyền qua môi trường,
a là hằng số hấp thụ,
C là nồng độ chất hấp thụ ,
L là chiều dày của môi trường.
Từ đó tính được:
Độ thấu quang:

T= It/Io = 10-aCL

Độ hấp thụ quang A (hay mật độ quang OD):
A= OD= lg 1/T= lg1/10-aCL= lg 10aCL= aCL
→ Nồng độ C tỷ lệ thuận với mật độ quang OD
- Xây dựng đồ thị chuẩn sự phụ thuộc nồng độ vào mật độ quang của một dung dịch bằng
cách đo mật độ quang của 2 nồng độ biết trước (chất chuẩn và nước cất), từ đó tính
được nồng độ của các mẫu có mật độ quang nằm trong khoảng tuyến tính (cần pha
loãng với NaCl 0,9% nếu nằm ngoài khoảng tuyến tính).
2.2 Đặc điểm máy xét nghiệm hóa sinh tự động AU400
Khoa Hóa sinh – Miễn dịch sử dụng các máy hóa sinh tự động AU 400 hoạt động theo
nguyên lí trình bày ở trên. Ở máy AU 400 có 13 bước sóng, thấp nhất là 340 nm và cao
nhất là 800 nm. Hệ thống cóng đo của máy AU 400 được làm bằng thủy tinh, đặt trong
khay thủy tinh riêng lẻ từng cái một. Hệ thống ổn định nhiệt độ cho cóng được thiết kế
theo kiểu khay nước có tấm chắn cách ly. Do cóng được làm bằng thủy tinh nên không
bị bào mòn, tấm chắn giúp cho dịch ủ không tiếp xúc trực tiếp với cóng giúp cho sự
chính các của xét nghiệm. Hệ thống cóng được rửa và sấy khô tự động sau mỗi lần sử
dụng.
Ngoài ra máy xét nghiệm hóa sinh tự động AU 400 còn có những hệ thống khác để
đảm bảo chức năng tự động hóa:



- Khay để hóa chất: Hóa chất được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 8 độ C, ở máy AU 400 có
vị trí cho 76 lọ hóa chất. Các hóa chất trong khay có thể được nhận biết qua màu sắc
hiển thị trên màn hình. Hóa chất lỏng ổn định máy có chức năng pha hóa chất tự động
và kiểm soát được chất lượng hóa chất tiêu dùng.
- Phân tích vi lượng: Công nghệ đo quang kế tại chỗ duy nhất của Olympus dựa trên
chùm sáng điểm cho phép thể tích thuốc thử là 150ul cho một mẫu thử.
- Trạm trộn thuốc thử bệnh phẩm ở máy AU 400 với 6 thanh trộn được thiết kế theo
kiểu xoắn mũi khoan có khả năng đồng thời trộn các mẫu thử phản ứng và làm sạch các
que trộn với công suất 400 test/ 1 giờ vận hành.
- Khay đựng mẫu bệnh phẩm ở máy AU 400 gồm giá để mẫu thích hợp cho quá trình
xử lí mẫu liên tục và khay STAT bảo quản lạnh được sử dụng trong trường hợp chạy
cấp cứu.
- Chức năng pha loãng mẫu thử
- Chức năng phát hiện đông kết mẫu thử
- Bộ phận đo quang kế ISE
- Chức năng thanh mã vạch
- Báo cáo kết quả xét nghiệm qua màn hình hiển thị, những kết quả này được lưu lại
- Cửa sổ NT
- Modem kết nỗi hỗ trợ chức năng quản lí dữ liệu
- Bộ phận hiệu chuẩn máy 7 đường thẳng, đường đa cạnh, đa điểm
- Kiểm tra chất lượng: Các thông số về QC được lưu trữ. Sự thay đôi trong ngày hoặc
hàng ngày được hiển thị qua đồ họa.
Với những chức năng nổi trội, tốc độ xét nghiệm nhanh, công nghệ tạo quang phổ tại chỗ
sử dụng cách tử kết hợp với công nghệ xử lí kỹ thuật sổ để đưa ra kết quả xét nghiệm
chính xác.Vì thế, máy xét nghiệm hóa sinh tự động ngày càng được sử dụng rộng rãi.
2.3. Nguyên tắc chung khi chạy máy AU 400
2.3.1. Chạy Blank





Đặt Test: Vào màn hình chính kích Routine chọn Test Requision, chọn Calibration,
kích vào Start Entry, chọn test cần chạy, lúc đó ô test chọn sẽ có màu vàng, bấm vào





Change Options ô sẽ chuyển sang màu xanh, lúc đó bấm Entry rồi bấm Exit.
Đặt Rack: Rach chạy Blank màu xanh da trời, cho nước muối 9‰ vào sample cup đặt ở
vị trí số 1 của rack.
Chạy Blank phải thực hiện sau những lần bổ sung thêm hóa chất.
2.3.2 Chạy Calibration
Đặt Test: Vào màn hình chính kích Routine chọn Test Requision, chọn Calibration,
kích vào Start Entry, chọn test cần chạy, lúc đó ô test chọn sẽ có màu vàng, lúc đó bấm
Entry, để biết vị trí của chất chuẩn đặt trên rack chuẩn bấm vào Cal, sau khi đã biết vị





trí bấm Exit
Đặt Rack: Rack chạy Calib màu vàng, cho chất chuẩn vào sample cup đặt ở vị trí (đã
xem phần đặt test) của rack.
Chạy Calib, theo định kỳ hoặc khi thay lô hóa chất.
2.3.3. Chạy QC
Đặt Test: Vào màn hình chính kích Routine chọn Test Requision, chọn QC, kích vào
Start Entry, chọn test cần chạy bằng cách kích vào những test không cần chạy những
test này sẽ mất màu xanh, sau đó bấm Entry, để biết vị trí đặt QC bấm vào QC xem vị




trí đặt, rồi bấm Exit.
Đặt Rack: Rach chạy QC màu xanh lá cây, cho QC vào sample cup đặt ở vị trí (đã xem



phần đặt Test) của rack.
Chạy QC hàng ngày theo 2 level

2.4. Quy trình bảo dưỡng máy AU400 hàng ngày và hàng tuần
2.4.1. Bảo dưỡng hàng ngày và tắt máy
 Đầu giờ
Ấn (M) Maitenance → ANL → F/Prime → Stat (Rotation) ấn nút trắng (giữ tay)
quan sát dòng chảy của 2 kim
Cuối mỗi ngày
Cho dung dịch rửa extran 1% vào vị trí W1 trong khay STAT.
Kích vào biểu tượng SYSTEM STATUS/W1/START. Máy sẽ tự động rửa cóng




trong vòng 9 phút.
• Sau khi rửa xong, đậy nắp lọ hóa chất.
• Sử dụng gạc sạch có thấm cồn, lau đầu kim.
• Vệ sinh máy sạch sẽ.
• Tắt máy như sau: ấn phím END - chọn YES- máy sẽ tự động tắt.
2.4.2. Bảo dưỡng máy hàng tuần
• Đặt dung dịch rửa: NaOCl (tuần 1 và 3)






HCl (tuần 2 và 4)
Vào vị trí W2 trong khay STAT và vị trí DILUTION
Kích vào biểu tượng SYSTEM STATUS/ W2/ START- Máy tự rửa trong vòng 25



phút
Sau đó chạy PHOTOCAL: vào SYSTEM/ STATUS/PHOTOCAL/START- Máy sẽ



chạy trong vòng 20 phút.
Kích vào CHECK START/ START → CUVETTE STATUS → SAVE.

3.Máy miễn dịch tự động

Hình 3. Máy miễn dịch tự động Architect plus i1000SR

Xét nghiệm miễn dịch là loại xét nghiệm có độ nhạy cao theo nguyên lý điện hóa miễn
dịch.
3.1Nguyên lý:
Kỹ thuật điện hóa phát quang( ECL: Electrode Chemical Luminescence) sử dụng chất
đánh dấu Ruthenium khời phát từ nguồn điện chứ không phải từ phản ứng hóa học, vì vậy
có khả năng phát hiện chất có nồng độ thấp và cho kết quả rất nhanh, chỉ trong vòng 18
đến 20 phút. Các kháng thể( hoặc kháng nguyên) gắn với Biotin và chất đánh dấu

Ruthenium cùng vi hạt phủ Streptavidin được ủ trong hỗn hợp phản ứng. Khi đặt 1 điện


thế lên điện cực vùng đo, phức hợp Ruthenium được kích hoạt và tín hiệu phát quang được
hình thành. Tín hiệu được đo và kết quả xét nghiệm được xác định qua đường chuẩn thiết
lập.
3.2 Nguyên tắc chung khi chạy máy Miễn dịch tự động Architect plus i1000SR
3.2.1 Đặt bệnh phẩm vào cửa lấy mẫu.
Từ màn hình Snapshot chọn Orders trên Menu bar, chọn Patient Order với các tham số
sau:
Order type: chạy một mẫu riêng lẻ hoặc từng mẻ nhiều mẫu (single/batch)
Sampling priority: chạy mẫu với chế độ thường hoặc cấp cứu (routine/stat)
C: carrier chứa mẫu cần test, P: vị trí của mẫu trên Carrier
SID: mã bệnh phẩm (mã số trên barcode)
Sample manual dilution factor: hệ số pha loãng của mẫu (nếu mẫu có pha loãng trước khi
test)
Chọn Sample detail để cung cấp thêm thông tin (họ tên bệnh nhân, tuổi, bác sỹ v.v)
3.2.2. Sau khi máy hiển thị kết quả, in kết quả:
Từ màn hình Snapshot chọn Results, chọn Results Review (hoặc stored results), chọn
kết quả cần in, chọn Print, chọn mẫu in, chọn Done.

Chú ý:
- Đèn hiển thị ở cửa lấy mẫu hiển thị:
Màu xanh: sẵn sàng đưa mẫu vào.
Màu vàng: cánh tay robot đã đưa mẫu lên vị trí hút mẫu
Màu vàng (nhấp nháy): đã thực hiện xong, bỏ mẫu ra ngoài.
- Khi mất điện quá 4 tiếng cần cất hóa chất vào tủ lạnh.



×