Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Nghiên cứu giá trị sống của người già việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.07 MB, 237 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

NGUYỄN ĐẮC TUÂN

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SỐNG CỦA
NGƢỜI GIÀ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

NGUYỄN ĐẮC TUÂN

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SỐNG CỦA
NGƢỜI GIÀ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tâm lí học xã hội
Mã số: thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC
Chủ tịch hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

GS.TS. Vũ Dũng



PGS.TS. Lê Khanh

PGS.TS. Võ Thị Minh Chí

HÀ NỘI - 2016


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả

Nguyễn Đắc Tuân


Lời cảm ơn!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Khanh và PGS.TS Võ Thị
Minh Chí - Những người Thầy đã tận tâm dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn!
- Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
- Ban Chủ nhiệm và toàn thể các Thầy/Cô Khoa Tâm lí học;
- Các Thầy/Cô là thành viên của các Hội đồng đánh giá luận án;
- Đồng nghiệp đang sống và làm việc ở các tỉnh trong cả nước;

- Đồng nghiệp, sinh viên đang công tác và học tập tại Trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội;
- Các khách thể tham gia nghiên cứu;
- Gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình làm
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Đắc Tuân


Mục lục
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ SỐNG
CỦA NGƢỜI GIÀ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ........................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị, giá trị sống .................................. 7
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới.................................................................................. 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 13

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu giá trị sống của ngƣời già ......................... 17
1.2.1. Hướng nghiên cứu nhu cầu khẳng định giá trị bản thân của người già
khi được tiếp tục tham gia các hoạt động, lao động. .............................................. 17
1.2.2. Hướng nghiên cứu đề cập đến một số giá trị sống của người già trong
các mối quan hệ với gia đình và xã hội ................................................................... 18
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................... 22
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ SỐNG CỦA NGƢỜI GIÀ VIỆT
NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ................................................................ 23
2.1. Một số vấn đề lí luận về giá trị ......................................................................... 23
2.1.1. Khái niệm giá trị ........................................................................................... 23
2.1.2. Giá trị vật chất và giá trị tinh thần ................................................................ 26
2.1.3. Giá trị xã hội và giá trị cá nhân ..................................................................... 27
2.1.4. Mối quan hệ giữa giá trị với nhu cầu và động cơ ......................................... 28
2.1.5. Trải nghiệm - cơ chế hình thành giá trị ......................................................... 29
2.2. Một số vấn đề lí luận về giá trị sống ................................................................ 31
2.2.1. Khái niệm giá trị sống ................................................................................... 31
2.2.2. Phân loại giá tri sống ..................................................................................... 33
2.2.3. Một số đặc điểm của giá trị sống .................................................................. 34
2.2.4. Một số chức năng chủ yếu của giá trị sống ................................................... 40
2.3. Một số vấn đề lí luận về giá trị sống của ngƣời già Việt Nam ....................... 43
2.3.1. Khái niệm người già Việt Nam ..................................................................... 43
2.3.2. Một số đặc điểm tâm - sinh lí, xã hội của người già Việt Nam .................... 45
2.3.3. Vai trò của người già ..................................................................................... 47
2.3.4. Khái niệm giá trị sống của người già Việt Nam ........................................... 48
2.3.5. Các mặt biểu hiện giá trị sống của người già Việt Nam ............................... 52


2.3.6. Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của người già Việt Nam ........................ 60
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 63
Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 64

3.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................... 64
3.1.1. Tiến trình nghiên cứu .................................................................................... 64
3.1.2. Địa bàn tổ chức nghiên cứu .......................................................................... 64
3.1.3. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 64
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 65
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ................................................................... 65
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................... 65
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 75
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ SỐNG CỦA
NGƢỜI GIÀ VIỆT NAM ............................................................................................. 76
4.1. Đánh giá chung về giá trị sống của ngƣời già Việt Nam ................................ 76
4.2. Thực trạng các giá trị sống cụ thể của ngƣời già Việt Nam .......................... 78
4.2.1. Giá trị sống hạnh phúc của người già Việt Nam ........................................... 79
4.2.2. Giá trị sống tình yêu thương của người già Việt Nam .................................. 87
4.2.3. Giá trị sống tôn trọng của người già Việt Nam............................................. 94
4.2.4. Giá trị sống tự do của người già Việt Nam ................................................. 100
4.2.5. Giá trị sống trách nhiệm của người già Việt Nam ...................................... 107
4.2.6. Giá trị sống hòa bình của người già Việt Nam ........................................... 115
4.2.7. Giá trị sống đoàn kết của người già Việt Nam ........................................... 121
4.3. So sánh sự khác biệt về giá trị sống của ngƣời già theo nhân khẩu học .... 128
4.3.1. Theo vùng kinh tế ....................................................................................... 128
4.3.2. Theo giới tính .............................................................................................. 128
4.3.3. Theo độ tuổi ................................................................................................ 128
4.3.4. Theo trình độ học vấn ................................................................................. 128
4.3.5. Theo nghề nghiệp ........................................................................................ 129
4.3.6. Theo số con ................................................................................................. 129
4.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị sống của ngƣời già Việt Nam ....................... 129
4.5. Phân tích chân dung tâm lí điển hình ............................................................ 134
4.5.1. Chân dung tâm lí điển hình của bà Nguyễn Thị Kh (Ng.Th.Kh) ............... 134
4.5.2. Chân dung tâm lí điển hình của bà Phạm Thị B (Ph.Th.B) ........................ 137

4.5.3. Chân dung tâm lí điển hình của ông Nguyễn Danh T (Ng.D.T) ................. 141
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................... 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 146
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án ........................ 149
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Stt

Kí hiệu

Xin đọc là

1

ĐLC

Độ lệch chuẩn

2

ĐTB

Điểm trung bình

3

ĐTBC


Điểm trung bình chung

4

KMO

Độ phù hợp

5

SPSS

Statistical Products for the Social Services

6

Stt

Số thứ tự

7

TL

Tỉ lệ

8

p


Mức ý nghĩa

9

r

Hệ số tương quan

10

α

Độ tin cậy

11

ß

Hệ số hồi quy

12



Độ lệch chuẩn

13




Tổng

14

X

Điểm trung bình

15

%

Phần trăm


Danh mục bảng
Bảng 3.1. Mẫu khách thể nghiên cứu ............................................................................ 64
Bảng 3.2. Ý kiến lựa chọn và mức độ quan trọng của các giá trị sống ......................... 66
Bảng 3.3. Chỉ số độ hiệu lực - KMO của các giá trị sống và yếu tố ảnh hưởng ........... 69
Bảng 3.4. Chỉ số độ tin cậy - α của các giá trị sống và yếu tố ảnh hưởng ..................... 70
Bảng 4.1. Mức độ thống nhất ý kiến của người già đối với từng giá trị sống ............... 76
Bảng 4.2. Tương quan giữa ba mặt biểu hiện trong từng giá trị sống của người già .... 77
Bảng 4.3. Tương quan giữa các giá trị sống cụ thể của người già ................................ 78
Bảng 4.4. Dự báo sự ảnh hưởng của các mặt biểu hiện đến giá trị sống của người già 78
Bảng 4.5. Giá trị sống hạnh phúc của người già biểu hiện qua nhận thức .................... 79
Bảng 4.6. Giá trị sống hạnh phúc của người già biểu hiện qua thái độ ......................... 81
Bảng 4.7. Giá trị sống hạnh phúc của người già biểu hiện qua hành vi ........................ 83
Bảng 4.8. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong giá trị sống hạnh phúc ................ 86
Bảng 4.9. Giá trị sống tình yêu thương của người già biểu hiện qua nhận thức ........... 87

Bảng 4.10. Giá trị sống tình yêu thương của người già biểu hiện qua thái độ .............. 89
Bảng 4.11. Giá trị sống tình yêu thương của người già biểu hiện qua hành vi ............. 91
Bảng 4.12. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong giá trị sống tình yêu thương ..... 93
Bảng 4.13. Giá trị sống tôn trọng của người già biểu hiện qua nhận thức .................... 94
Bảng 4.14. Giá trị sống tôn trọng của người già biểu hiện qua thái độ ......................... 96
Bảng 4.15. Giá trị sống tôn trọng của người già biểu hiện qua hành vi ........................ 98
Bảng 4.16. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong giá trị sống tôn trọng .............. 100
Bảng 4.17. Giá trị sống tự do của người già biểu hiện qua nhận thức ........................ 101
Bảng 4.18. Giá trị sống tự do của người già biểu hiện qua thái độ ............................. 103
Bảng 4.19. Giá trị sống tự do của người già biểu hiện qua hành vi ............................ 104
Bảng 4.20. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong giá trị sống tự do .................... 106
Bảng 4.21. Giá trị sống trách nhiệm của người già biểu hiện qua nhận thức .............. 107
Bảng 4.22. Giá trị sống trách nhiệm của người già biểu hiện qua thái độ................... 110
Bảng 4.23. Giá trị sống trách nhiệm của người già biểu hiện qua hành vi .................. 112


Bảng 4.24. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong giá trị sống trách nhiệm .......... 114
Bảng 4.25. Giá trị sống hòa bình của người già biểu hiện qua nhận thức ................... 115
Bảng 4.26. Giá trị sống hòa bình của người già biểu hiện qua thái độ ........................ 117
Bảng 4.27. Giá trị sống hòa bình của người già biểu hiện qua hành vi ....................... 119
Bảng 4.28. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong giá trị sống hòa bình ............... 121
Bảng 4.29. Giá trị sống đoàn kết của người già biểu hiện qua nhận thức ................... 122
Bảng 4.30. Giá trị sống đoàn kết của người già biểu hiện qua thái độ ........................ 124
Bảng 4.31. Giá trị sống đoàn kết của người già biểu hiện qua hành vi ....................... 125
Bảng 4.32. Tương quan giữa các mặt biểu hiện trong giá trị sống đoàn kết ............... 127
Bảng 4.33. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giá trị sống của người già ............ 129
Bảng 4.34. Dự báo sự ảnh hưởng của các yếu tố đến giá trị sống của người già ........ 131


Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 4.1. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống hạnh phúc ........................... 86
Biểu đồ 4.2. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống tình yêu thương .................. 93
Biểu đồ 4.3. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống tôn trọng ........................... 100
Biểu đồ 4.4. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống tự do ................................. 107
Biểu đồ 4.5. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống trách nhiệm ...................... 115
Biểu đồ 4.6. Phân bố ý kiến của người già về giá trị hòa bình .................................... 121
Biểu đồ 4.7. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống đoàn kết ............................ 128


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngày nay, hiện tượng già hóa dân số diễn ra với tốc độ ngày càng gia tăng ở
hầu khắp các nước trên thế giới, trong đó có nước ta.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam1:
- Tính đến năm 2011 nước ta có trên 8,25 triệu người trong độ tuổi từ 60 trở lên
chiếm 9,9% tổng dân số. Tỉ lệ người có độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 6,6% và trên 100
tuổi là 7.200 người (chiếm 0,0084% tổng dân số cả nước); Việt Nam chính thức bước
vào giai đoạn già hóa dân số.
- Người già Việt Nam chủ yếu sống ở các vùng nông thôn (chiếm 72,9%);
không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, tự tạo công ăn việc làm với thu nhập thấp,
không ổn định, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu thốn, không có tích lũy về vật chất.
- Tuổi thọ trung bình của người dân nước ta khá cao (đạt 73 tuổi), nhưng có
khoảng 95,0% người già có từ một đến hai bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính cần phải
điều trị lâu dài với chi phí cao; 67,2% người già có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu,
chỉ có khoảng 5,0% người già có sức khỏe tốt.
- Dự báo đến năm 2029 người già trong dân số nước ta sẽ đạt 17,3 triệu chiếm
16,8%; năm 2049 sẽ là 25,5 triệu người chiếm 23,5% tổng dân số cả nước.
Đứng trước thực trạng trên, nhu cầu chăm sóc người già không ngừng gia tăng
vì việc thỏa mãn nó không hề đơn giản đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Nếu thiếu
một chiến lược đúng đắn, thấm đậm tính nhân văn nhằm giảm thiểu những hệ lụy do

“già hóa dân số” thì khó đảm bảo cho người già sống khỏe, sống vui, sống có ích.
1.2. Xu thế toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế diễn ra rất mạnh mẽ, tạo ra
những điều kiện thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn đối với sự phát
triển nói chung của mỗi quốc gia, đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi giá trị, hệ giá
trị của xã hội, trong đó có người già.
Người già Việt Nam hôm nay là chủ thể của các cuộc kháng chiến trường kì
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ – những kẻ thù xâm lược hung bạo vào bậc nhất
thế giới, giành lại độc lập tự do, thu giang sơn về một mối và chính họ cũng là những
người đã làm nên công cuộc đổi mới đưa đất nước ta, dân tộc ta hội nhập thế giới văn
minh, hiện đại. Được kết tinh từ những sự kiện vĩ đại đó của lịch sử dân tộc, người già
Việt Nam hôm nay còn tiềm ẩn nhiều giá trị quý báu cần được khai thác nhằm giáo dục

1

Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2010, 2011 và Điều tra Quốc gia về Người cao tuổi
Việt Nam năm 2011.

1


thế hệ trẻ tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng
như xây dựng gia đình hạnh phúc trong tình hình mới hiện nay.
Trong sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa,
mở cửa và hội nhập quốc tế, người già Việt Nam hiện đang sống với những giá trị nào
và những giá trị sống này được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống của họ. Đây là
mảng đề tài cần được quan tâm nghiên cứu.
1.3. Nghiên cứu giá trị sống có ý nghĩa to lớn đối với người già, đối với gia đình,
xã hội và đối với khoa học tâm lí. Cụ thể là:
- Đối với người già: thông qua đề tài nghiên cứu giúp người già tự phát hiện ra
những giá trị sống của bản thân, trên cơ sở đó, tích cực vận dụng và phát huy những giá

trị này trong cuộc sống thực; giúp định hướng, điều khiển, điều chỉnh, thúc đẩy hành
động của người già trong các mối quan hệ với bản thân, với gia đình và với cộng đồng
xã hội. Đặc biệt, giúp người già có được cuộc sống khỏe, sống vui, sống có ích.
- Đối với gia đình, xã hội: thông qua kết quả nghiên cứu, những giá trị truyền
thống tốt đẹp, nhân văn trong hệ giá trị của người già có vai trò giáo dục thế hệ trẻ, bảo
lưu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời, giúp các thế hệ con cháu
hiểu chính xác, đầy đủ, sâu sắc về giá trị sống của cha mẹ, từ đó, tự điều khiển, điều
chỉnh hành vi ứng xử sao cho phù hợp với những giá trị sống của họ và truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Kết quả nghiên cứu giá trị sống của người già là tài liệu
tham khảo bổ ích để các nhà hoạch định chính sách của Đảng và Nhà Nước, những nhà
hoạt động xã hội của các Hội, Đoàn thể quần chúng suy nghĩ, cân nhắc khi đề xuất
những chính sách đối với người già. Một mặt, thể hiện sự tri ân của xã hội đối với
những đóng góp to lớn của người già trong những năm trước đây; mặt khác, tìm cách
khai thác hợp lí mọi tiềm năng to lớn của họ với những vốn tri thức, kinh nghiệm sống
phong phú và đa dạng, nhằm khắc phục những hệ lụy do “già hóa dân số”.
- Đối với khoa học tâm lí: kết quả nghiên cứu giá trị sống của người già góp
phần bổ sung thêm cơ sở lí luận cũng như thực tiễn về đời sống tâm lí của người già nói
chung, giá trị sống của họ nói riêng. Trong khoa học tâm lí, giá trị sống của người già
Việt Nam cho tới nay chưa được quan tâm nghiên cứu hoặc hầu như rất hiếm, chưa đáp
ứng yêu cầu chăm sóc, phát huy vai trò của người già trong điều kiện hội nhập khu vực,
quốc tế và già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta như hiện nay.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, nghiên cứu sinh mạnh dạn lựa chọn vấn đề
“Nghiên cứu giá trị sống của người già Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ tâm lí
học của mình, mặc dù đây là một thách thức không nhỏ đối với bản thân.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng biểu hiện giá trị sống ở người già Việt Nam và phân tích

một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của họ tại thời điểm nghiên cứu. Trên cơ sở
đó, đề xuất một số kiến nghị giúp người già Việt Nam có được cuộc sống khỏe, sống
vui, sống có ích.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện giá trị sống ở người già Việt Nam hiện nay thông qua nhận thức, thái
độ và hành vi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: gồm 586 người già Việt Nam.
- Khách thể nghiên cứu phụ: gồm 10 người con ruột của người già trong diện
điều tra.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giá trị sống của người già Việt Nam: khái niệm giá
trị, giá trị sống, người già Việt Nam, giá trị sống của người già Việt Nam; những giá trị
sống đặc trưng của người già Việt Nam, các biểu hiện cụ thể ở từng mặt biểu hiện nhận
thức, thái độ, hành vi của mỗi giá trị sống đó và những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị
sống của họ.
- Nghiên cứu thực trạng biểu hiện giá trị sống ở người già Việt Nam và những
yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của họ tại thời điểm nghiên cứu.
- Phân tích ba chân dung tâm lí điển hình.
- Đề xuất một số kiến nghị giúp người già Việt Nam có được cuộc sống khỏe,
sống vui, sống có ích.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Các biểu hiện cụ thể của 7 giá trị sống đặc trưng: hạnh phúc, tình yêu thương,
tôn trọng, tự do, trách nhiệm, hòa bình và đoàn kết ở người già Việt Nam thông qua
nhận thức, thái độ, hành vi.
5.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu:

Luận án triển khai nghiên cứu trên 7 vùng kinh tế của cả nước.

3


Lí do chọn theo tiêu chí “vùng kinh tế” vì kinh tế, theo nghĩa rộng, là yếu tố then
chốt, ảnh hưởng có ý nghĩa quyết định đến chế độ chính trị, văn hóa, xã hội, do đó, ảnh
hưởng mạnh đến sự hình thành và phát triển giá trị sống của con người.
5.3. Phạm vi khách thể nghiên cứu:
Luận án tiến hành nghiên cứu người già Việt Nam thỏa mãn những tiêu chí sau:
- Trong độ tuổi từ 60 đến 742;
- Sống trong các hộ gia đình ở nông thôn, miền núi và thành thị;
- Có thể giao tiếp bình thường và còn khả năng tham gia những công việc trong
gia đình và ngoài xã hội.
5.4. Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2016.
6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Giá trị sống của người già Việt Nam thể hiện ở mức cao. Trong 7 giá trị sống:
hạnh phúc, tình yêu thương, tôn trọng, tự do, trách nhiệm, hòa bình, đoàn kết thì giá trị
sống hạnh phúc được người già thể hiện rõ nhất, giá trị sống tự do được họ thể hiện ít nhất.
Còn xét theo tỉ lệ ý kiến lựa chọn ở mức cao và rất cao thì giá trị sống tình yêu thương
được người già lựa chọn cao nhất, giá trị sống hòa bình được họ lựa chọn thấp nhất.
6.2. Giá trị sống được người già Việt Nam thể hiện trong các mối quan hệ xã
hội, nhưng mối quan hệ với con cháu và với người bạn đời được họ thể hiện rõ nét
nhất. Ba mặt biểu hiện giá trị sống của người già có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
6.3. Trong 11 yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố tinh thần trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình và xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị sống của người già Việt
Nam tại thời điểm nghiên cứu.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Luận án triển khai dựa vào các nguyên tắc phương pháp luận dưới đây:

7.1.1. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành
Giá trị sống là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, do đó, nó được
xem xét và phân tích trong mối liên hệ giữa các ngành khoa học khác nhau. Trong
nghiên cứu này, chủ yếu dựa vào các quyết định luận trong tâm lí học, nhưng nó sẽ
được nhìn nhận trong mối quan hệ với những ngành khoa học: triết học, xã hội học,
giáo dục học, giá trị học, v.v...
7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
Các hiện tượng tâm lí của con người không tồn tại một cách biệt lập mà có mối
quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống, bổ sung, chuyển hóa và chi phối lẫn nhau.
2

Độ tuổi của người già theo quy định của Tổ chức y tế thế giới.

4


Với tư cách là một hiện tượng tâm lí cấp cao, giá trị sống của con người cũng
không tồn tại một cách biệt lập mà hiện diện trong mối quan hệ đã nêu trên và chịu sự
tác động, chi phối của các hiện tượng tâm lí cấp cao khác như: nhu cầu, hứng thú, tình
cảm, thế giới quan, niềm tin, động cơ, chuẩn mực, v.v... tạo nên bản chất nhân cách của
con người.
7.1.3. Nguyên tắc tiếp cận lịch sử và nguồn gốc xã hội của các hiện tượng tâm lí
cấp cao
Khi nghiên cứu một hiện tượng tâm lí cần phải nghiên cứu lịch sử hình thành và
phát triển của chúng trong một cộng đồng, xã hội nhất định vì tâm lí của con người
mang bản chất xã hội – lịch sử. (theo L.X Vưtgôtxki)
Với tư cách là một hiện tượng tâm lí, thì giá trị sống của con người có lịch sử
hình thành và phát triển của nó (trên cả bình diện xã hội và bình diện cá nhân).
7.1.4. Nguyên tắc tiếp cận thống nhất giữa hoạt động và sự hình thành, phát
triển nhân cách của cá nhân

Giá trị sống của mỗi người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt
động thực tiễn và giao tiếp (với đồ vật và với những người xung quanh). Chính trong
quá trình đó, con người tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, lịch sử của nhân loại
chuyển thành kinh nghiệm của bản thân, từ đó, nhân cách và các giá trị sống của họ
được hình thành, phát triển và hoàn thiện.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đưa ra, luận án sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; chuyên gia;
điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu; thảo luận nhóm; phân tích chân dung tâm lí điển
hình; xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. Mục đích và cách thức sử dụng
các phương pháp nghiên cứu nêu trên được luận án trình bày cụ thể ở chương 3.
8. Những đóng góp của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề tài đã tìm ra những cái mới sau:
- Luận án đã xác định được 7 giá trị sống đặc trưng của người già Việt Nam, đó
là: hạnh phúc, tình yêu thương, tôn trọng, tự do, trách nhiệm, hòa bình, đoàn kết.
- Ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi có ảnh hưởng (theo hệ số ß) đến từng giá trị
sống của người già Việt Nam không đồng đều. Trong đó, các giá trị sống hạnh phúc,
tình yêu thương, tôn trọng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của mặt nhận thức; giá trị sống tự
do, trách nhiệm và đoàn kết chịu ảnh hưởng mạnh nhất của mặt thái độ; giá trị sống hòa
bình chịu ảnh hưởng mạnh nhất của mặt hành vi.

5


- Luận án đã xác định được, trong 11 yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố tinh thần trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến giá trị sống của
người già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm các phần:
- Mở đầu

- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị sống của người già Việt
Nam và những vấn đề liên quan.
- Chương 2. Cơ sở lí luận về giá trị sống của người già Việt Nam và những vấn đề
liên quan.
- Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực trạng giá trị sống của người già Việt Nam.
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục công trình công bố
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
GIÁ TRỊ SỐNG CỦA NGƢỜI GIÀ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Để tiến hành nghiên cứu giá trị sống của người già Việt Nam, luận án xin được
tổng quan nghiên cứu về một số vấn đề sau đây:
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị, giá trị sống
Giá trị, giá trị sống là những khái niệm mang tính liên ngành, được nhiều nhà
khoa học trong các lĩnh vực triết học, kinh tế, chính trị, nhân chủng học, giáo dục học,
xã hội học, giá trị học, tâm lí học, v.v... quan tâm nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án xin trình bày khái quát những công trình
nghiên cứu về giá trị, giá trị sống trên bình diện lí luận và thực tiễn của một số tác giả
trên thế giới và trong nước. Cụ thể như sau:
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu giá trị
Ngay từ khi khoa học tâm lí ra đời, khái niệm giá trị đã chiếm một vị trí quan
trọng và được nghiên cứu theo các hướng khác nhau, luận án xin tổng quan tình hình

nghiên cứu giá trị theo một số hướng dưới đây:
- Nghiên cứu giá trị trong mối quan hệ với văn hóa và xã hội:
Giá trị là đối tượng “cao cấp” của tâm lí học (theo Wundt). Chính vì vậy mà
không ít đề tài nghiên cứu về giá trị ở các khía cạnh khác nhau của đời sống con người
đã được triển khai. Do đó, giá trị ngày càng trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều
cuốn sách và tạp chí của các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là tạp chí tâm lí học xuyên
văn hóa (Journal Cross Cultural Psychology – JCCP).
Những thập kỉ cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu giá trị như: Inglehart, Williams, Strodtbeck, Dorfman, Baker,
Minkov, Smith, Dugan, v.v... đều khẳng định, giá trị giữ một vai trò quan trọng đối với
con người trong việc nhận thức sâu sắc bản chất của những nền văn hóa. Giá trị được
tập trung nghiên cứu về mảng đề tài dưới góc độ tâm lí học xuyên văn hóa, đăng trên
JCCP; số bài đăng tải liên quan đến giá trị ngày càng tăng: nếu trong những năm 1970
và 1980 chỉ có khoảng 8,0%, thì vào những năm 2007, 2009 đã có trên 20,0% bài viết
liên quan đến vấn đề này được đăng tải. [101]
Năm 1986 – 1987, tổ chức Liên hợp Quốc đã tiến hành điều tra quốc tế về giá trị
đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI, nhằm mục đích: đưa ra chương
trình giáo dục đạo đức và hệ thống giáo dục ở các nước. Dựa vào kết quả nghiên cứu,

7


tổ chức này đã chia hệ thống giá trị thành 3 nhóm: 1) nhóm giá trị cốt lõi, gồm: hòa
bình, tự do, việc làm, sức khỏe, gia đình, an ninh, tự trọng, công lí, tình nghĩa, sống có
mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn; 2) nhóm các giá trị cơ bản, gồm: sáng
tạo, tình yêu và cái đẹp; 3) nhóm các giá trị không đặc trưng, gồm: địa vị xã hội.
Tác giả Shalom Schwartz (1999) và Sagiv (2007) đều khẳng định: “Giá trị xã
hội là những mục tiêu hay mục đích; các thành viên trong xã hội được khuyến khích để
xem xét, phục vụ cho việc biện minh những hành động trong việc theo đuổi mục tiêu;
giá trị xã hội được phản ánh trong các thể chế xã hội, các biểu tượng nghi lễ, chuẩn

mực xã hội và được chia sẻ, thực hiện, phát triển, củng cố trong những thể chế xã hội
đó. Giá trị cá nhân là sản phẩm của quá trình xã hội hóa, các thành viên được xã hội
hóa cần phải thích nghi với nhóm, cộng đồng và xã hội”. Sau đó, các tác giả Knafo và
Spinath, Schermer, Feather, Zhu và Martin (2008) khẳng định: “Giá trị cá nhân là kết
quả của sự trải nghiệm xã hội”.
Như vậy, nhóm các tác giả nêu trên đã đề cập đến: mối quan hệ biện chứng giữa
giá trị cá nhân với giá trị xã hội; giá trị cá nhân là sản phẩm của quá trình xã hội hóa, là
kết quả của sự trải nghiệm xã hội.
Các tác giả Milton Rokeach (1973), Shalom Schwartz (1992), Rohan (2000) và
Greert Hofstede (2001) đã thống nhất rằng, trên bình diện xã hội, giá trị phản ánh những
nhóm giải pháp, phát triển để đáp ứng với những thách thức hiện hữu, có một vai trò rất
quan trọng đối với phương thức hành động và những chức năng của các tổ chức xã hội,
các quốc gia, cộng đồng. Trên cơ sở đi tìm để hiểu được giá trị con người ở những nền
văn hóa khác nhau, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa giá trị
với văn hóa nhằm phân tích các nền văn hóa khác nhau cũng như giá trị liên cá nhân ở
mỗi nền văn hóa; tìm hiểu sâu sắc về những giá trị đã được thừa nhận và đã được sử
dụng trong các nền văn hóa ấy. Qua đó, các tác giả khẳng định, có nhiều thành tố ảnh
hưởng đến quá trình giao thoa văn hóa như: ngôn ngữ, sự đa dạng sinh học, lịch sử - văn
hóa, xã hội hóa, vị trí địa lí, trong đó, ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất để phân biệt
giá trị giữa các cá nhân, giữa hai hay nhiều nhóm người.
Các nhà khoa học Clyde Kluckhohn, Henry Murray, Gross, Baner và Spinger
khẳng định: “Giá trị là một nhân tố xã hội quan trọng đối với chất lượng sống của con
người”. Các tác giả này đã tiến hành so sánh giá trị xuyên văn hóa giữa các nước Mĩ,
Úc, Canada và Iszael. Kết quả cho thấy, sự lựa chọn khác nhau về giá trị giữa các giới,
giữa những người được giáo dục tốt và không được giáo dục tốt, giữa người da đen và
da trắng, giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người sống ở các
thể chế chính trị khác nhau. Đặc biệt, nhận thấy trong công trình nghiên cứu này, các

8



tác giả đã đề cập đến một số giá trị cốt lõi của con người như: thành đạt, gia đình, tình
yêu thương, tự do, trách nhiệm, trung thực, lợi ích, khoan dung, tham vọng, sự an toàn
gia đình, an ninh quốc gia, hòa bình, cuộc sống đầy đủ sung túc, sự trợ giúp, vị tha,
bình đẳng, vâng lời, v.v... [107]
Các tác giả Clyde Kluckhohn, Florence, Strodtbeck, Fred và Milton Rokeach
(1961) tiến hành nghiên cứu định hướng giá trị của người dân ở 5 cộng đồng dân cư tại
phía Tây Nam nước Mĩ, đã đưa ra một số định hướng giá trị cơ bản của nhóm khách thể
này, đó là: bản chất con người, thời gian, hoạt động và các mối quan hệ xã hội.
Năm 1968, trung tâm nghiên cứu quốc gia của Mĩ, do Martin Luther King đứng
đầu đã tiến hành một số đợt điều tra ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 21 trở lên,
tập trung nghiên cứu các khía cạnh: quyền công dân, thái độ đối với những người
nghèo, sự phản kháng của sinh viên, giải quyết tôn giáo trong chính trị và những vấn đề
trong xã hội, v.v... đã sử dụng 36 giá trị được đề cập trong nghiên cứu của Milton
Rokeach, tập trung đánh giá những nhân tố xã hội đối với chất lượng sống của người
dân Mĩ có tính đến sự khác biệt giới tính, liên quan đến các vấn đề xã hội, giữa người
nghèo và người giàu, giữa những người được giáo dục và người không được giáo dục
đến nơi đến chốn, giữa những người da đen và da trắng, giữa người già và người trẻ,
giữa người theo và không theo tôn giáo, giữa người bảo thủ và ít bảo thủ.
Những năm 1981, 1990, 1998, 2000, 2006, 2010 các cuộc điều tra thu hút 85,0%
dân số thế giới, được tiến hành bởi một mạng lưới các nhà khoa học xã hội ở hơn 80
vùng thuộc 6 lục địa cư dân sinh sống, trong đó, có Việt Nam. Các công trình nghiên
cứu đã khẳng định, con người trong các môi trường xã hội, thể chế chính trị, xã hội
khác nhau nhìn nhận thế giới rất khác nhau, do đó, có những chuẩn mực, giá trị khác
nhau. Ví dụ, ở một số nước, 95,0% người dân cho rằng, Chúa rất quan trọng đối với đời
sống của họ; ở các quốc gia khác, quan điểm này chưa đến 5,0%. Hoặc như, 90,0% dân
số một số nơi trả lời: khi công việc khan hiếm, nam giới có quyền có việc làm nhiều
hơn, so với nữ giới; cùng ý kiến này ở một số nước khác chỉ có 8,0% khách thể cho là
đúng. Trên cơ sở kết quả thu được, các tác giả nhận định: những khác biệt trên đóng
góp nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế và hoạch định chính sách phát triển

trong tương lai, những giá trị văn hóa truyền thống, chính trị, tôn giáo, sắc tộc đang dần
biến đổi, sự khác biệt này diễn ra ở nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới;
những biến đổi và phát triển về kinh tế cũng kéo theo sự hình thành những giá trị mới
trong xã hội, chúng trở thành hệ quả của nhau. Những biến đổi này đang định hình lại
niềm tin tôn giáo, động cơ nghề nghiệp, tỉ lệ sinh, vai trò và chuẩn mực hành vi giới,
v.v... trong xã hội. [33]

9


A. Demidov (1996, 1999, 2001, 2008) nghiên cứu sự khác nhau giữa các giá trị
xã hội và giá trị cá nhân cũng như sự biến đổi những giá trị này trong các giai đoạn
khác nhau ở các nước Bungari, Hungari, Ba Lan, Nga, Romania, Slovakia, Cộng hòa
Séc, đã đề cập đến một số giá trị như: công việc, tài chính, giải trí, nguyên tắc cuộc
sống, thái độ xã hội.
Như vậy, những nghiên cứu giá trị trong mối quan hệ với văn hóa và xã hội đã
chỉ ra rằng:
- Giá trị là một nhân tố xã hội quan trọng đối với chất lượng sống, nguyên tắc
cuộc sống, thái độ xã hội của con người;
- Ngôn ngữ, đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa, xã hội hóa, vị trí địa lí là các
thành tố để phân biệt giữa các cá nhân, giữa hai hay nhiều nhóm người, giữa các nền
văn hóa khác nhau, trong đó, ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất;
- Giới tính, sắc tộc, tôn giáo, giáo dục, chính trị, độ tuổi ảnh hưởng đến sự lựa
chọn giá trị; sự lựa chọn này cũng khác nhau giữa các nền văn hóa. Do đó, con người
trong các môi trường xã hội, thể chế chính trị, xã hội khác nhau nhìn nhận thế giới rất
khác nhau, do đó, có những chuẩn mực, giá trị khác nhau;
- Giá trị của con người luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát
triển văn hóa. Ở những nền văn hóa khác nhau con người có quan niệm khác nhau về
giá trị (quan niệm về giá trị phản ánh trình độ văn hóa của họ). Giá trị và văn hóa, do
đó, là những cái không thể tách rời nhau;

- Con người có một số giá trị cơ bản như: công việc, thành đạt, tài chính, gia
đình, tình yêu thương, tự do, trách nhiệm, trung thực, lợi ích, khoan dung, tham vọng,
an toàn, an ninh quốc gia, hòa bình, hợp tác, cuộc sống đầy đủ sung túc, sự trợ giúp, vị
tha, bình đẳng, vâng lời.
- Nghiên cứu giá trị trong mối quan hệ với xu hướng nhân cách:
Từ giữa thập kỉ 60 của thế kỉ XX, các nhà khoa học đã đi đến thống nhất: "Giá
trị là chuẩn mực để đánh giá bản chất nhân cách và hành vi của con người, cũng như
khẳng định thang đo nhân cách là thành tố chung đại diện cho các giá trị".
Theo W.Dilthey, những cảm xúc, tình cảm chứa đựng các biểu hiện nhân cách
của giá trị là nội dung của đời sống tinh thần; chỉ có những cái được trải nghiệm cảm
xúc mới có giá trị, do đó, giá trị không tách rời khỏi tình cảm.
Còn theo X.Ehrenfels, giá trị của một đối tượng được xác định bởi mong muốn
có nó của chủ thể, mà mong muốn này lại được xác định bằng khả năng đạt được sự
thỏa mãn ở chủ thể đó, hay, giá trị không tách rời khỏi nhu cầu.

10


Trong những công trình nghiên cứu về giá trị, các tác giả De Dreu & Boles
(1998), Van Lange & Liebrand (1989), Sagiv, Sverdlik, Schwartz, Bardi (2003),
Feather (1995), Knafo Daniel & Khoury - Kassabri (2008), Maio, Pakizeh, Cheung và
Rees (2009) Sagiv, Sverdlik, Verplanken và Holland (2002) đều cho rằng: "Giá trị là
một khái niệm cốt lõi của nhân cách, có ảnh hưởng đến cách nhận thức sáng tỏ những
sự kiện, những tình huống, cũng như thái độ, sự quyết định, sự lựa chọn và hành vi
của cá nhân. Như vậy, theo các tác giả, giá trị không tách rời khỏi nhân cách, nó gắn
liền với tính tích cực của nhân cách, hay, giá trị được biểu hiện thông qua các mặt
nhận thức, thái độ và hành vi của nhân cách".
Những thập kỉ cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI các tác giả
Inglehart, Williams, Strodtbeck, Dorfman, Baker, Minkov, Smith, Dugan, v.v... đều
đưa ra nhận định: "Giá trị thường được nhóm vào và khó tách biệt với các khái niệm

khác như: niềm tin, thái độ, thế giới quan, động cơ, v.v... Nói cách khác, theo quan
niệm của các tác giả, giá trị có mối quan hệ chặt chẽ với xu hướng nhân cách". [101]
Trong tác phẩm: "Bản chất của những giá trị con người", Milton Rokeach đã khẳng
định: "Giá trị là một khái niệm động, phân biệt rõ ràng nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với
những khái niệm thái độ, quy tắc xã hội và nhu cầu, vì giá trị có mối liên hệ hệ thống với
những khái niệm này". Cũng trong tác phẩm này, tác giả đưa ra 5 giả thuyết về bản chất
của những giá trị con người, cụ thể là: 1) tổng giá trị mà một người lĩnh hội, tiếp thu được
là tương đối hạn chế; 2) con người ở bất kì đâu trên thế giới đều tiếp thu, lĩnh hội những
giá trị giống nhau, nhưng ở mức độ khác nhau; 3) các giá trị được sắp xếp thành hệ thống
giá trị; 4) những giá trị của con người có thể được chia thành những giá trị văn hóa, giá trị
xã hội và những thể chế của nó và nhân cách; 5) kết quả nghiên cứu về những giá trị của
con người được xuất hiện trong hầu hết các hiện tượng, do vậy, các nhà khoa học xã hội có
thể tiến hành những cuộc điều tra liên quan đến giá trị cũng như nhận thức về nó. [107]
Milton Rokeach cũng đã đề cập đến hai loại giá trị, đó là: giá trị công cụ (gồm
những giá trị cá nhân và giá trị xã hội) và giá trị định danh (gồm những giá trị năng lực
và giá trị đạo đức). Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm giá trị như là niềm tin sâu sắc vào
cách thức thể hiện hành vi hoặc kết thúc một trạng thái hiện hữu của cá nhân hay xã
hội, tương thích với biến đổi của chuẩn mực do xã hội đặt ra. [107]
Như vậy, giá trị có mối quan hệ khó tách biệt với chuẩn mực, chất lượng sống,
nhu cầu, niềm tin, thái độ, thế giới quan, động cơ, v.v... của con người.
- Nghiên cứu tính ổn định tương đối của giá trị:
Khi tiến hành nghiên cứu về giá trị, có khá nhiều tác giả quan tâm đến tính ổn
định tương đối của nó:

11


Milton Rokeach (1973), Shalom Schwartz và Sagiv (1995) khẳng định, giá trị
mang tính ổn định tương đối, tuy nhiên, giá trị có thể thay đổi trong từng quãng đời của
con người.

Bardi và Goodwin đã khẳng định: "Giá trị có thể thay đổi theo hai hướng chính
hoặc theo hướng tự động hóa hoặc theo một sự cố gắng có ý thức". Từ đó các tác giả đã
đưa ra 5 thành tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi giá trị, đó là: sự chỉ dẫn, sự
thích nghi, sự đồng nhất hóa, sự cưu mang - cung phụng, sự tin tưởng tuyệt đối. Bên
cạnh đó, các tác giả cũng đặt ra câu hỏi, giá trị văn hóa nào đã làm giảm sự ảnh hưởng
của từng thành tố trên.
Các tác giả Danis, Liu và Vacek khảo sát những ảnh hưởng của hoàn cảnh xã
hội đối với sự thay đổi giá trị giữa các cá nhân trong Cộng hòa Séc ở các thời kì khác
nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoàn cảnh lịch sử có vai trò quan trọng trong việc
giải thích sự khác nhau về giá trị giữa các thế hệ trong xã hội; người dân đề cao những
giá trị hướng tới sự duy trì và tự đề cao bản thân. [101]
Alan Tonkin (2009) cho ra đời tác phẩm: "Các giá trị trong thế kỉ XXI", tác
phẩm này, đã đề cập đến các giá trị mang tính toàn cầu, nhằm giải quyết các vấn đề
phức tạp ngày nay, đó là: giá trị tập thể; giá trị cá nhân và giá trị cùng hành động.
Như vậy, giá trị của con người, xã hội cộng đồng, dân tộc không nhất thành bất
biến mà có thể thay đổi trong từng thời kì lịch sử - xã hội khác nhau.
1.1.1.2. Nghiên cứu giá trị sống
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về giá trị, giá trị sống dần dần được quan
tâm nghiên cứu, cụ thể dưới đây:
Những công trình nghiên cứu về giá trị sống được các tác giả trường Đại học
tâm linh thế giới mang tên Brahma Kumaris (Ấn Độ) nghiên cứu từ những năm 1937,
chủ yếu đề cập đến giá trị tinh thần và giá trị đạo đức, đây là những giá trị nền tảng đối
với cuộc sống của mỗi người. [90]
Khi đề cập đến giá trị sống, Hiến chương Liên hợp Quốc khẳng định: nghiên
cứu giá trị sống là đi xác nhận lòng tin vào những quyền cơ bản của con người, về
phẩm chất và giá trị của con người, đi sâu tìm hiểu mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và
trí tuệ của con người.
Nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập, trong bản Hiến chương của mình tổ chức
UNESCO đã thừa nhận 12 giá trị sống chung, nền tảng của loài người trên toàn thế
giới, đó là: hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, tình yêu thương, hòa bình,

tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, đoàn kết.

12


Tổ chức này cũng khẳng định: 12 giá trị sống nêu trên có những đóng góp vào
sự thay đổi tích cực đối với từng cá nhân và toàn thế giới: hình thành và duy trì một thế
giới hòa bình, an ninh và tiến bộ xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo
quyền con người trên thế giới; giúp cho mỗi người hiểu sâu sắc giá trị đích thực của
bản thân để tự lựa chọn, tìm ra cách thức trở về với những giá trị cội nguồn, gốc rễ, qua
đó vun đắp tâm hồn và giáo dục những giá trị đạo đức; có cơ hội nhận ra tính có ích, có
ý nghĩa, tầm quan trọng và suy ngẫm, hiểu biết, thực hành, đánh giá, đối chiếu chúng
trong các khía cạnh của cuộc sống. Do đó, chúng có ảnh hưởng mạnh đến phương thức
sống của mỗi người, nó trở thành động lực thúc đẩy hành vi của con người. [90]
Tác giả Diane Tillman kết hợp cùng với Liên hợp Quốc và Ủy Ban quốc gia
UNICEF của Tây Ban Nha cùng các chuyên gia giáo dục UNICEF của New York sử
dụng 12 giá trị sống của loài người được UNESCO công bố đã xuất bản tác phẩm:
"Những giá trị sống - một chương trình giáo dục" dành cho trẻ từ 3 đến 14 tuổi. Qua
chương trình này, mỗi trẻ có cơ hội được thực hành, trải nghiệm, phát hiện, phát triển
những giá trị sống khác nhau, giúp trẻ suy nghĩ, xem xét và tạo điều kiện để chúng liên
hệ với chính mình, với người khác và với cộng đồng, xã hội. Ngoài ra, khi tham gia
chương trình giáo dục giá trị sống, trẻ có thể hiểu biết sâu sắc về động cơ và trách
nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của bản thân và xã hội một cách tích cực.
Bên cạnh đó, giúp các trẻ hiểu biết và lựa chọn những phương pháp thực hành để khắc
sâu và phát triển những giá trị sống của bản thân và của người khác, hướng tới những
triết lí của cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ sự phát triển toàn diện, hòa nhập vào cộng
đồng một cách tự tin và có mục đích. [12, 95]
Như vậy, khi đề cập đến giá trị sống của con người, các nhà khoa học đều nhấn
mạnh tính tích cực của chủ thể, không chỉ thông qua việc suy nghĩ, xem xét, đánh giá,
thực hành, trải nghiệm những giá trị sống, mà còn phát hiện, phát triển giá trị sống của

bản thân và của những người khác, nhằm khắc sâu những giá trị sống trong cuộc sống
thực của họ với những người xung quanh.
Trên cơ sở quan điểm của các nhà khoa học đưa ra nêu trên về các khía cạnh giá
trị sống của con người nói chung, để tìm hiểu thực trạng giá trị sống của người già Việt
Nam tại thời điểm nghiên cứu.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Giá trị cũng được khá nhiều tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu, trong đó,
Phạm Minh Hạc là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị, giá trị
sống của con người:

13


- Từ những năm 1973 đến 1977, trong Luận án Tiến sĩ Khoa học với đề tài:
"Hành vi và hoạt động", tác giả đã quan tâm đến khoa học về giá trị.
- Năm 1978, trong báo cáo khoa học: "Tâm lí học và Khoa học nghiên cứu con
người", tác giả khẳng định, tâm lí học phải coi trọng giá trị và quy luật giá trị, coi đó là
nội dung cơ bản của cuộc sống thực, trong trường tác động của quy luật giá trị, còn con
đường nghiên cứu nó là nhân cách. Tâm lí, giá trị được hình thành từ hiện thực khách
quan, nhưng hiện thực khách quan luôn luôn vận động và phát triển nên tâm lí, giá trị
của con người cũng được phát triển. Thông qua các nghiên cứu, ông đã đề xuất mối
quan hệ giữa hoạt động - giao lưu - nhân cách - giá trị.
- Năm 2007 trong công trình: "Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp
Neo Pi-R cải biên, khảo sát trên học sinh, sinh viên, lao động trẻ, doanh nhân, nông dân
và trí thức thành đạt, người Việt Nam ở nước ngoài, đã đưa ra một số giá trị truyền thống
của người Việt Nam, đó là: lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng xã hội chủ nghĩa,
niềm tin, bản lĩnh, thái độ đối với đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà Nước.
- Trong cuốn: "Giá trị học - cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung
của người Việt Nam thời nay", tác giả đã khẳng định, giá trị chung của loài người chính là
giá trị con người, tình người, tính người, các giá trị "chân, thiện, mĩ", giá trị sống, giá trị

lao động, quan hệ người - người, giá trị trách nhiệm xã hội, v.v... Qua đây, tác giả đề xuất
hướng xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam trong thời kì hiện nay, bao gồm:
kế thừa các giá trị truyền thống, hướng dẫn tạo lập các giá trị hiện đại; giữ gìn các giá trị
truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; đa dạng và thống nhất trong các hệ giá trị
của quốc gia, dân tộc và các tộc người cư trú trên đất nước Việt Nam, cũng như của từng
người, từng tập thể, cơ quan, ban ngành, v.v... [28]
- Trong hai năm 2009 và 2010 trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước:
"Những luận cứ khoa học của việc xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập dưới tác động của toàn cầu
hóa", tác giả đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ giá trị chuug của người Việt Nam thời
nay. Đặc biệt, giáo dục thế hệ trẻ, để mỗi người tự mình kiến tạo nên những giá trị bản
thân - giá trị nhân cách, tự bản thân phát huy tác dụng của các giá trị, góp phần tạo dựng
hạnh phúc gia đình và phồn vinh của xã hội.
Xã hội, cộng đồng giúp cho mỗi cá nhân phát huy tâm lực, trí lực, thể lực - giá trị
học thức, giá trị sống, giá trị tay nghề và lương tâm nghề, giá trị đóng góp, giá trị tự
khẳng định bản thân để xây dựng đất nước hiện đại, văn minh. Công trình nghiên cứu
cũng khẳng định, để đưa đất nước thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên cuộc sống bình an, hạnh phúc cần phải có chính

14


sách trọng dụng nhân tài một cách phù hợp, phát huy được những giá trị con người Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. [21]
- Để khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị của người Việt Nam thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả đề xuất: giá trị cần phải
được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, xây dựng và truyền bá rộng rãi.
Trần Văn Giàu (1980) trong công trình: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân
tộc Việt Nam” đã đưa ra một bảng giá trị khái quát của dân tộc Việt Nam, gồm: yêu
nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa và ông coi đó là

những giá trị truyền thống chứ không phải là những giá trị đương đại.
Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) ra Nghị quyết về xây dựng và phát
triển văn hóa, trong phần về xây dựng con người đã đưa ra một số giá trị, xuất phát từ
hoàn cảnh lúc bấy giờ như: yêu nước, tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết cộng đồng;
nhân ái, bao dung; có đầu óc thực tế; cần cù, sáng tạo; giản dị.
Nhóm các tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn Quang Uẩn, Lê
Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Mạc Văn Trang (1995, 2007) tiến hành nghiên cứu hệ giá
trị, định hướng giá trị của người Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, kinh tế thị trường, đổi mới và mở cửa đã làm sáng tỏ những giá trị nhân cách nổi
bật cần có ở người Việt Nam, đó là: trình độ học vấn rộng, sống có tình nghĩa, có khả
năng tổ chức quản lí, làm việc tận tâm, có trách nhiệm, sáng tạo trong học tập và lao
động, biết nhiều nghề, thạo một nghề.
Tác giả Đặng Cảnh Khanh (2003) với công trình nghiên cứu: "Gia đình, trẻ em
và sự kế thừa các giá trị truyền thống" nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với giáo dục
giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ; sự thay đổi các điều kiện kinh tế, xã hội đã làm thay
đổi vị thế của gia đình và các chuẩn mực gia đình trong cuộc sống hiện nay. [37]
Tác giả Đào Thị Oanh (2005) thực hiện đề tài: "Nghiên cứu định hướng giá trị
của học sinh trung học hiện nay" khẳng định, phần lớn học sinh vẫn định hướng vào
các giá trị truyền thống, như: lễ phép, lịch sự, chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời, lương
thiện, nhân ái, tương trợ, trách nhiệm; một số giá trị mục đích cũng được khách thể lựa
chọn cao, đó là: gia đình êm ấm, an ninh quốc gia, thế giới hòa bình, tình bạn chân
chính, hạnh phúc, bình đẳng.
Tác giả cũng đưa ra đề xuất: nhà trường, gia đình và xã hội cần giáo dục những
giá trị quan trọng và cần thiết trong xã hội hiện đại cho học sinh, giúp chúng thích nghi
tốt hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. [63]
Ngô Công Hoàn (2006) nghiên cứu: "Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức
cho trẻ em lứa tuổi mầm non" đã khẳng định, giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan

15



×