Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721 KB, 57 trang )

Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

CHƯƠNG I: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH CHUNG _______________
PHẦN 1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ __________________________________________
PHẦN 2 CÁC QUI ĐỊNH CHUNG __________________________________________
PHẦN 3 HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN _______________________________________
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TVGS __________________________
GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG THI CÔNG KÈ BỜ _______________
MỤC 1- YÊU CẦU CHUNG
MỤC 2- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
MỤC 3- GIÁM SÁT CÁC HẠNG MỤC
MỤC 4- NGHIỆM THU VÀ THANH TOÁN
MỤC 5- CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VÀ THAM KHẢO
MỤC 6- TRÌNH TỰ NGHIỆM THU
CHƯƠNG III: HỒ SƠ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH _________________________
A. YÊU CẦU CHUNG CỦA HỒ SƠ HOÀN CÔNG _____________________________
B. LẬP HỒ SƠ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH _________________________________
C. SỐ LƯỢNG BỘ HỒ SƠ HOÀN CÔNG ____________________________________
D. TRÁCH NHIỆM LẬP HỒ SƠ HOÀN CÔNG _______________________________
E. QUY CÁCH __________________________________________________________
CHƯƠNG IV : NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý - KIẾN NGHỊ ____________________
A. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ____________________________________________
B. KIẾN NGHỊ __________________________________________________________


CHƯƠNG V : LƯU ĐỒ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC___________________________
CHƯƠNG VI : DANH MỤC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ______________________
CHƯƠNG VII: CÁC MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU _______________________
PHẦN KÈ BỜ
CÁC MẪU BIÊN BẢN:
1. PHIẾU YÊU CẦU KIỂM TRA
2. BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
3. BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

1


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

4. BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP HOÀN THÀNH
CÁC MẪU BIÊN BẢN KÈM THEO
1.1.1- BIÊN BẢN KIỂM TRA VẬT LIỆU ĐẦU VÀO
1.1.2- BIÊN BẢN LẤY MẪU VẬT LIỆU
1.1.3- BIÊN BẢN KIỂM TRA TỶ LỆ XI MĂNG/NƯỚC
1.1.4- BIÊN BẢN NGHIỆM THU TRẮC ĐẠC
2- BIÊN BẢN ĐẮP CÁT
2.1- DANH MỤC BBKTNT ĐẮP CÁT
2.2- BÁO CÁO KIỂM TRA CAO ĐỘ VÀ KÍCH THƯỚC SAU KHI ĐẮP
2.3- PHIẾU KIỂM TRA ĐỘ CHẶT
3- BIÊN BẢN KIỂM TRA CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP (HOẶC ỐNG CỐNG)
3.1- DANH MỤC CÁC BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH

3.2- KIỂM TRA VÁN KHUÔN
3.3- KIỂM TRA BỐ TRÍ CỐT THÉP
3.4- KIỂM TRA CHUẨN BỊ ĐỔ BÊ TÔNG
3.5- KIỂM TRA ĐỔ BÊ TÔNG
3.6- KIỂM TRA HOÀN THÀNH ĐÚC CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP
4- CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC
4.1- BIÊN BẢN NGHIỆM THU CỌC ĐƯA VÀO CÔNG TRƯỜNG
4.2- BIÊN BẢN NGHIỆM THU CỌC TRƯỚC KHI ĐÓNG
4.3- BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC
4.4- TỔNG HỢP BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC
5- CÔNG TÁC VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
5.1- BIÊN BẢN NGHIỆM THU VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
5.2- TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG THI CÔNG
6- BIÊN BẢN NGHIỆM THU LAN CAN
6.1- DANH MỤC CÁC BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH LAN CAN
6.2- BÁO CÁO KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LẮP ĐẶT LAN CAN
6.3- BÁO CÁO KIỂM TRA HOÀN THÀNH LAN CAN
7- BIÊN BẢN NGHIỆM THU DẦM MŨ CỌC
7.1- DANH MỤC CÁC BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH
7.2- KIỂM TRA VÁN KHUÔN
7.3- KIỂM TRA BỐ TRÍ CỐT THÉP
7.4- KIỂM TRA CHUẨN BỊ ĐỔ BÊ TÔNG
7.5- KIỂM TRA ĐỔ BÊ TÔNG
7.5- KIỂM TRA HOÀN THÀNH DẦM MŨ
7.6- THÍ NGHIỆM CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN MẪU BÊ TÔNG
8- BIÊN BẢN NGHIỆM THU CỌC BTCT DỰ ỨNG LỰC

2



Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

8.1- DANH MỤC CÁC BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH
8.2- CHUẨN BỊ CÔNG TÁC CĂNG KÉO
8.3- GIÁM SÁT CĂNG KÉO
8.4- BỐ TRÍ CỐT THÉP
8.5- KIỂM TRA CHUẨN BỊ ĐỔ BÊ TÔNG
8.6- CHUẨN BỊ THI CÔNG CẮT CÁP
8.7- KIỂM TRA HOÀN THÀNH CỌC BTCT DƯL
9- BIÊN BẢN NGHIỆM THU BÊ TÔNG LÓT
9.1- DANH MỤC CÁC BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH BT ĐỆM MÓNG
9.2- KIỂM TRA VÁN KHUÔN
9.3- KIỂM TRA CHUẨN BỊ ĐỔ BÊ TÔNG
9.4- KIỂM TRA ĐỔ BÊ TÔNG
9.5- BÁO CÁO KIỂM TRA HOÀN THÀNH
10- BIÊN BẢN NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG
10.1- DANH MỤC CÁC BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH
10.2- KIỂM TRA VÁN KHUÔN
10.3- KIỂM TRA CHUẨN BỊ ĐỔ BÊ TÔNG
10.4- KIỂM TRA ĐỔ BÊ TÔNG
10.5- BÁO CÁO KIỂM TRA HOÀN THÀNH

3


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project


TEDI

Manual on Supervision Procedures

ĐỀ CƯƠNG
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHƯƠNG I- CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUI ĐỊNH CHUNG
PHẦN I: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

-

Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

-

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 V/v sửa
đổi một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;

-

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong
hoạt động xây dựng; Thông tư 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;


-

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng; Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây
dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng Quy định thẩm tra,
thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

-

Quyết định số 741/QĐ-BGTVT ngày 6/4/2007 của Bộ Giao thông vận tải V/v
đầu tư Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (Dự án
WB5); Quyết định số 2992/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2012 của Bộ GTVT V/v phê
duyệt điều chỉnh Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu
Long (Dự án WB5);

-

Quyết định số 2406/QĐ-BGTVT ngày 9/11/2006 của Bộ Giao thông vận tải V/v
phê duyệt Khung tiêu chuẩn áp dụng cho khảo sát thiết kế, dự án WB5; Quyết định
số 23/QĐ-BGTVT ngày 7/01/2011; Quyết định số 3043/QĐ-BGTVT ngày
30/12/2011 và Quyết định số 210/QĐ-BGTVT ngày 20/01/2014 V/v thay thế, bổ
sung một số tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án WB5;

-

Quyết định số 706/QĐ-CĐTNĐ ngày 22/8/2011 của Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam về việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban Quản lý các dự án đường thuỷ nội
địa phía Nam quản lý, thực hiện một số hợp phần thuộc Dự án Phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long do Cục Đường thuỷ nội đia Việt Nam

làm chủ đầu tư và Quyết định số 853/QĐ-CĐTNĐ ngày 30/9/2011 V/v bổ sung
4


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban Quản lý các dự án đường thuỷ nội địa phía Nam
quản lý, thực hiện một số hợp phần thuộc Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đồng bằng sông Cửu Long do Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư;
-

-

-

-

-

Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
về Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình.
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng và nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa
đổi bổ sung một số điều nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Căn cứ thông tư 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ trưởng bộ xây dựng về
việc “Quy định áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng”.

Căn cứ Quyết định 25/2005/QĐ-BGTVT ngày 13/5/2005 của Bộ GTVT về việc
ban hành “Quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn trong xd công trình giao thông”.
Căn cứ Quyết định 741/QĐ-BGTVT ngày 6/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT về
việc duyệt đầu tư dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu
Long”.
Quy chế về công tác tư vấn giám sát công trình xây dựng giao thông của Bộ Giao
thông Vận tải ban hành theo quyết định số : 1562/1999/QĐ-BGTVT ngày
29/06/1999 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, các cá nhân khi vi phạm
về quản lý, bảo đảm chất lượng các dự án xây dựng giao thông - ban hành theo
quyết định số 4391/2002/QĐ-BGTVT.
Căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế các hợp đồng về thi công cầu và đường đã
được Bộ GTVT phê duyệt và các quy trình, quy định hiện hành.
Quy định và chỉ dẫn kỹ thuật được Bộ GTVT duyệt.

PHẦN II: CÁC QUI ĐỊNH CHUNG

1. Mối quan hệ giữa Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư
Mối quan hệ tuân thủ theo nội dung các điều khoản hợp đồng đã ký kết và quyết
định TVGS 3173/QD-BGTVT ngày 11/10/2013 của Bộ GTVT.
Tư vấn Giám sát thực hiện báo cáo hàng tuần, hàng tháng cho Chủ đầu tư về
tiến độ, chất lượng, các sự cố, tình hình bất thường khi thi công của công
trường bằng văn bản.
2. Qui định chung
2.1. Đề cương này qui định thống nhất nội dung, phương pháp đánh giá kiểm tra chất
lượng công trình trong thi công đối với từng hạng mục công trình đã hoàn thành để
nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác.
2.2. Qui định này áp dụng cho tất cả các phần việc, các hạng mục công trình: Kè bờ.

5



Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

2.3. Trước khi thi công hạng mục công trình yêu cầu Nhà thầu phải tập trung máy móc
thiết bị và nhân lực cần thiết. TVGS kiểm tra nếu đáp ứng được mới cho triển khai
thi công.
2.4. Các tài liệu về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng công trình là các văn bản pháp
lí không thể thiếu trong hồ sơ hoàn công là căn cứ để tiến hành nghiệm thu chất
lượng và thanh quyết toán công trình.
2.5. Các biện pháp kiểm tra chất lượng phải làm đúng thủ tục trong đó nêu rõ đối tượng
và thời gian kiểm tra, phần việc đã thực hiện, nội dung, khối lượng đã kiểm tra, kết
quả kiểm tra và kết luận. Không chấp nhận các loại văn bản kiểm tra chỉ nêu chung
chung khái quát, không có số liệu để minh chứng làm căn cứ cho việc kết luận.
2.6. Căn cứ để tiến hành việc kiểm tra, đánh giá chất lượng:
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được duyệt: Các tiêu chuẩn qui trình qui phạm kĩ thuật thi
công của nhà nước và các ngành; Các văn bản được xác lập trong quá trình thi công
đã được cấp có thẩm quyền duyệt; Các văn bản pháp qui của nhà nước và các
ngành về chế độ quản lí chất lượng, về nghiệm thu và bàn giao công trình, các tiêu
chuẩn kỹ thuật riêng của dự án.
2.7. Nhà thầu phải có phòng thí nghiệm và các thiết bị chủ yếu để tự kiểm tra trong quá
ttrình thi công. Nhà thầu có thể đi thuê thuê các đơn vị có tư cách pháp nhân để
thực hiện các công tác thí nghiệm mà nhà thầu không thể thực hiện được và phải
thông qua Trưởng TVGS. TVGS sẽ gửi thông báo đề nghị Chủ đầu tư chấp thuận
đơn vị thí nghiệm. Mọi thí nghiệm khác của Nhà thầu chỉ là số liệu tham khảo
không có giá trị dùng để nghiệm thu thanh toán.

Tư vấn giám sát chỉ kiểm tra kết quả và kết luận trên cơ sở thí nghiệm của Phòng
thí nghiệm có tư cách pháp nhân được trưởng TVGS chấp thuận.
2.8. Chỉ được phép thi công chuyển giai đoạn cho các phần việc tiếp theo, hoặc tiến
hành nghiệm thu bàn giao công trình khi chất lượng thi công của các phần việc
hoặc hạng mục công trình đã được kiểm tra đầy đủ, đúng thủ tục và chất lượng
được đánh giá là đạt yêu cầu.
(Những khiếm khuyết về mặt chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu về chất
lượng, mỹ thuật nhất thiết phải sửa chữa hoặc làm lại, và sau đó cũng phải được
TVGS kiểm tra đánh giá lại, khi đạt yêu cầu mới được chuyển giai đoạn thi công).
2.9. Khi báo cáo đánh giá chất lượng, tổ chức TVGS sẽ báo cáo đầy đủ đúng thứ tự
các hạng mục công tác kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, các sai số đạt được so với
yêu cầu, đối chiếu với qui trình, qui phạm và đồ án thiết kế bản vẽ thi công được
duyệt để kết luận.
2.10. Công tác nghiệm thu trong quá trình thi công tuân thủ theo các qui định hiện hành
về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

6


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

PHẦN III: HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT

A.1.

Phạm vi công việc tư vấn giám sát

Phạm vi công việc của tư vấn giám bao gồm những công việc:

1. Giám sát chất lượng thi công;
2. Quản lý, giám sát thực hiện tiến độ thi công;
3. Giám sát về khối lượng và giá thành thi công xây dựng công trình;
4. Giám sát thực hiện công tác đảm bảo ATGT, ATLĐ, PCCN và VSMT;
5. Giám sát môi trường DTM;
6. Các nội dung khác trong quá trình thi công: xác nhận khối lượng, hồ sơ thanh
toán
7. Giám sát trong giai đoạn bảo hành.
A.2.

Sơ đồ tổ chức
Để đảm bảo dịch vụ tư vấn giám sát hoạt động hiệu quả phù hợp với tình hình
thực tế, Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) đã thành lập Ban điều hành
tư vấn giám sát. Ban điều hành sẽ thay mặt Tổng công ty điều hành hoạt động tư
vấn giám sát theo chức năng và nhiệm vụ được quy định trong “quy chế tổ chức
và hoạt động Ban điều hành” và được đính kèm các phụ lục:

- Công văn số 2769/TEDI-TVGS ngày 28/6/2014 của Tổng công ty TVTK GTVT
báo cáo về việc thành lập Ban điều hành TVGS hợp phần B dự án phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (WB5)
- Quyết định 233/QĐ-TCCB-LĐ ngày 19/06/2014 của Tổng công ty TVTK
GTVT về việc thành lập Ban điều hành tư vấn giám sát hợp phần B dự án phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (WB5)
- Quy chế số 236/QĐ-TCCB-LĐ ngày 20/06/2014 của Tổng công ty TVTK
GTVT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động ban điều hành tư vấn giám sát hợp
phần B dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long
(WB5)
- Quyết định số 234/QĐ-TCCB-LĐ ngày 20/06/2014 của Tổng công ty TVTK

GTVT về việc bổ nhiệm giám đốc ban điều hành.
- Quyết định số 235/QĐ-TCCB-LĐ ngày 20/06/2014 của Tổng công ty TVTK
7


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

GTVT về việc Tổng giám đốc ủy quyền cho giám đốc Ban điều hành TVGS Hợp
phần B dự án WB5 thực hiện một số nhiệm vụ.
- Công văn số 2763/TEDI-TVGS ngày 28/6/2014 của Tổng công ty TVTK GTVT
về việc danh sách các kỹ sư tham gia TVGS dự án WB5.
- Quyết định ủy quyền số ...../QĐ-BĐH-GSW5 ngày 2/7/2014 của Giám đốc Ban
điều hành ủy quyền cho phó giám đốc ban điều hành-Tư vấn giám sát trưởng .
Căn cứ các công văn, quyết định trên, sơ đồ tổ chức thực hiện tư vấn giám sát
dự án WB5 được thể hiện dưới đây:

Nhà thầu Tư vấn giám sát
TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT

Trung tâm Tư
Vấn Giám Sát

BAN ĐIỀU HÀNH TƯ VẤN GIÁM SÁT
(VĂN PHÒNG TVGS WB5)

Văn phòng hiện

trường 1:
Âu Rạch Chanh

1. Nhóm giám sát Âu Rạch
Chanh NW14
2. Nhóm giám sát nạo vét: HĐ
NW8, NW9, NW10
3. Nhóm giám sát cầu 1: HĐ
NW16, NW17, NW18

Văn phòng hiện
trường 2:
Thị Trấn Mỹ An

1. Nhóm giám sát cầu 2: HĐ
NW15, NW7.1a, NW7.1b.
2. Nhóm giám sát Phong Mỹ:
HĐ NW2, NW7.1c, NW7.2b,
NW5, NW1.

Văn phòng hiện
trường 3

Hành lang 3:
1. Nạo vét nâng cấp NW11
2. Nạo vét nâng cấp NW12
3. Nạo vét nâng cấp NW13
4. Cung cấp lắp đặt thiết bị
NW6


Ghi chú:
: Chỉ đạo trực tiếp; :

: Quan hệ công tác;

: Chế độ báo cáo

8


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

Tổ chức nhân sự ban điều hành tư vấn giám sát được thể hiện dưới đây:

GIÁM ĐỐC
BAN ĐIỀU HÀNH

Phó Giám đốc Ban điều hành Tư vấn giám sát Trưởng

Các kỹ sư giám sát thuộc
VPTVGS hiện trường số 1

Nhân sự thuộc Văn
phòng chính:
1. Kỹ sư thường trú
2. Kỹ sư chuyên ngành


Các kỹ sư giám sát thuộc
VPTVGS hiện trường số 2

3. Kỹ sư chuyên môn
4. Văn thư
5. Dịch thuật

Các kỹ sư giám sát thuộc
VPTVGS hiện trường số 3

Với mô hình thực hiện và tổ chức nhân sự như trên, nhân sự cho văn phòng hiện trường
được thể hiện như sau:
Kỹ sư thường trú

Tổ giám sát

Tổ giám sát

Tổ giám sát

cụm gói thầu 1

cụm gói thầu 2

cụm gói thầu 3

Tổ trưởng giám sát
hiện trường 1


Tổ trưởng giám sát
hiện trường 2

Tổ trưởng giám sát
hiện trường 3

Các giám sát viên hiện
trường gói thầu

Các giám sát viên hiện
trường gói thầu

Các giám sát viên hiện
trường gói thầu

9


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

Nhân sự Tư vấn giám sát sẽ huy động căn cứ yêu cầu công việc, tiến độ thực
hiện thi công dự án, đồng thời dựa trên hồ sơ đề xuất của Nhà thầu tư vấn giám
sát. Trong quá trình thực hiện, Ban điều hành TVGS sẽ báo cáo kịp thời Ban
QLDA kế hoạch huy động nhân sự cho từng giai đoạn triển khai thi công.
A.3.


Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Ban điều hành TVGS

a) Chức năng nhiệm vụ
Thay mặt Nhà thầu Tư vấn giám sát thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp ủy
quyền của Tổng giám đốc, quy định trong “Quy chế tổ chức và hoạt động Ban
điều hành Tư vấn giám sát Hợp phần B, Dự án WB5”.
Cụ thể một số nhiệm vụ cơ bản dưới đây:
- Tổ chức soạn thảo đề cương chi tiết thực hiện nhiệm vụ TVGS;
- Bố trí, phân công và điều chỉnh nhân sự thực hiện giám sát thi công xây dựng
công trình;
- Làm việc trực tiếp với Ban QLDA và các phòng tham mưu, giúp việc của Ban
QLDA về các vấn đề kỹ thuật và tình hình công trường;
- Chịu trách nhiệm chính báo cáo chủ đầu tư về các nội dung sau:
 Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định.
 Kiểm tra năng lực các nhà thầu phụ mà tổng thầu hoặc nhà thầu chính chọn.
 Kiểm tra và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công giai đoạn 2, thiết kế tổ chức thi
công, phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch tiến độ thi công.
 Thẩm tra danh mục vật liệu, thiết bị cùng quy cách và chất lượng mà nhà thầu
thi công xây dựng đưa ra trong hợp đồng thi công xây dựng.
- Tổ chức kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng thi công; nghiệm thu công việc
hoàn thành giai đoạn xây dựng; ký chứng từ thanh toán.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các nhóm, các thành viên tư vấn giám sát.
- Đề xuất chủ trương hoặc báo cáo nhà thầu tư vấn để đề xuất đối với các vấn đề
kỹ thuật phức tạp, quan trọng.
- Xem xét và phê chuẩn báo cáo của kỹ sư thường trú.
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
- Tổng hợp và lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo quy định
hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư.
10



Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

- Cung cấp cho chủ đầu tư tất cả tài liệu phân tích về đền bù, tranh chấp chất
lượng; đề xuất ý kiến có tính quyết định về phía người giám sát.
b) Quyền hạn:
- Phủ quyết các ý kiến, kết quả giám sát của các thành viên khi không thực hiện
đúng quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật hồ sơ thiết
kế được duyệt.
- Phủ quyết các kiến nghị bất hợp lý của nhà thầu thi công xây dựng.
- Bố trí, sắp xếp, điều chỉnh (khi thấy cần thiết) về cơ cấu và thành phần nhân sự
các bộ phận, nhóm TVGS hiện trường trong phạm vi dự án, công trình được giao
thực hiện giám sát xây dựng.
A.4.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Văn phòng TVGS hiện trường

- Thay mặt Tư vấn giám sát trưởng thực hiện công tác giám sát hiện trường;
- Thực hiện một số nội dung ủy quyền cụ thể do Tư vấn giám sát trưởng giao
nhiệm vụ;
- Báo cáo tuần, báo cáo tháng về tình hình các công trường đang triển khai thi
công;
- Nghiệm thu hạng mục, bộ phận công trình;
- Kiểm tra biện pháp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trên công trường
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu ngoài hiện trường theo biện pháp thi

công đã được phê duyệt.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị công trình, cấu kiện, bán thành phẩm
đưa vào công trường; yêu cầu sửa chữa, khắc phục các khuyết tật của các sản
phẩm này (nếu có).
- Kiểm tra sự phù hợp vị trí, cao độ, mạng, mốc, bố cục các công trình với thiết kế
tổng mặt bằng.
- Kiểm tra việc thực hiện của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các yêu cầu
của tư vấn giám sát trưởng hoặc kỹ sư chuyên ngành.
- Xử lý những vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình thi công; báo cáo tư vấn
giám sát trưởng những công việc thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết
trước khi ra quyết định.
- Nghiệm thu chất lượng, khối lượng và ký xác nhận theo phân công của tư vấn
giám sát trưởng khi nhà thầu thi công xây dựng có phiếu yêu cầu.
- Các nhiệm vụ khác do tư vấn giám sát trưởng phân công.
11


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

- Bảo quản tất cả các ghi chép về trắc đạc, thí nghiệm, theo dõi tiến độ thực tế.
- Báo cáo TVGS trưởng thường xuyên và định kỳ.
A.5.

Chức năng nhiệm vụ của các chức danh tư vấn giám sát

a) Giám đốc Ban điều hành tư vấn giám sát

Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo Quyết định ủy quyền của Tổng giám đốc:
- Thay mặt Tổng Giám đốc Tổng công ty điều hành hoạt động Ban điều hành Tư
vấn giám sát Hợp phần B dự án WB5;
- Nhận các văn bản, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các đơn vị gửi Tổng công ty
TVTK GTVT liên quan đến Tư vấn giám sát tại Dự án;
- Ký các văn bản giao dịch, tài liệu, hồ sơ, báo cáo trong quá trình thực thi nhiệm
vụ điều hành hoạt động Ban điều hành;
- Được đóng dấu Ban điều hành Tư vấn giám sát Hợp phần B dự án WB5 trên
toàn bộ các văn bản, tài liệu, hồ sơ, báo cáo do mình ký.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật.
b) Phó giám đốc Ban điều hành – Trưởng tư vấn giám sát
- Giúp việc và thay mặt cho Giám đốc Ban điều hành theo sự phân công; Chịu
trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Quản lý, điều hành Văn phòng chính tư vấn giám sát;
- Thực hiện nhiệm vụ của Tư vấn giám sát trưởng theo quy định hiện hành (quy
định chi tiết tại Quy chế tạm thời hoạt động TVGS ban hành theo Quyết định số
3173/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2013 của Bộ GTVT).
c) Kỹ sư thường trú
- Thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền của Tư vấn giám sát trưởng;
- Quản lý và điều hành chung văn phòng tư vấn giám sát hiện trường;
- Chịu trách nhiệm toàn bộ các nội dung trong điều hành, thực thi chức năng,
nhiệm vụ của văn phòng tư vấn giám sát hiện trường.
d) Kỹ sư chuyên ngành
- Giúp cho tư vấn giám sát trưởng theo công việc chuyên ngành đảm nhiệm và
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nghiệp vụ;
- Theo dõi các hồ sơ theo chuyên ngành đã được phân công;
12



Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

- Thực hiện các công việc khác do Tư vấn giám sát trưởng giao nhiệm vụ.
e) Giám sát viên hiện trường
- Lập nhật ký giám sát công trường;
- Ký xác nhận nhật ký công trường cho nhà thầu;
- Lập các báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần, báo cáo tháng tình hình thực hiện công
trường mình phụ trách về văn phòng giám sát hiện trường;
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại
công trường mình phụ trách;
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị công trình, cấu kiện, bán thành phẩm
đưa vào công trường; yêu cầu sửa chữa, khắc phục các khuyết tật của các sản
phẩm này (nếu có).
- Kiểm tra sự phù hợp vị trí, cao độ, mạng, mốc, bố cục các công trình với thiết kế
tổng mặt bằng.
- Kiểm tra việc thực hiện của các nhà thầu thi công xây dựng đối với các yêu cầu
của tư vấn giám sát trưởng hoặc kỹ sư chuyên ngành.
- Xử lý những vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình thi công; báo cáo tư vấn
giám sát trưởng những công việc thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết
trước khi ra quyết định.
- Nghiệm thu chất lượng, khối lượng và ký xác nhận các công việc hàng ngày trên
công trường mình phụ trách khi có phiếu yêu cầu.
- Các nhiệm vụ khác do Tư vấn giám sát trưởng hoặc Kỹ sư thường trú phân công.
- Bảo quản tất cả các ghi chép về trắc đạc, thí nghiệm, theo dõi tiến độ thực tế.
- Báo cáo TVGS trưởng thường xuyên và định kỳ.

A.6.

Kế hoạch thực hiện

a) Hệ thống quản lý chất lượng
Ban điều hành Tư vấn giám sát là bộ phận phải trực tiếp thụ lý, giải quyết cơ bản
các nhiệm vụ của Tư vấn giám sát tại dự án như đề cập chức năng, nhiệm vụ ở
trên. Để xử lý công việc kịp thời, đạt chất lượng, Phó Giám đốc Ban điều hành –
Tư vấn giám sát trưởng trực tiếp điều hành thường nhật Văn phòng chính tư vấn
giám sát, trên cơ sở tuân thủ quy trình xử lý thông tin, công việc theo sơ đồ thể
hiện tại hình dưới đây.

13


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

LƯU ĐỒ DÒNG CHẢY QUY TRÌNH XỬ LÝ
Trách nhiệm

Sơ đồ dòng chảy

Tài liệu

Bắt đầu


- Nơi gửi: Đối tác, Tổng công ty
hoặc nội bộ
- Tiếp nhận: Ban Giám đốc Ban
điều hành TVGS, Tư vấn giám
sát trưởng.

Các tài liệu cần thiết,
văn bản

Các yêu cầu giải
quyết công việc

Không cần xử lý
tiếp

- Giải quyết:

Phân công thực
hiện

Phiếu, bút phê giao
nhiệm vụ thực hiện

- Lãnh đạo Ban điều hành;
- Tư vấn giám sát trưởng

Cần xử lý tiếp
- Thực hiện: Kỹ sư Văn phòng
chính TVGS hoặc VP TVGS
hiện trường.


Kiểm tra tài liệu, thực
địa và giải quyết

- Phối hợp: Các chuyên gia (nếu
cần thiết)

- Hồ sơ liên quan;
- Kết quả theo dõi
thực địa (đã thực
hiện).
- Kiểm tra lại thực địa
nếu cần thiết

- Thực hiện: Kỹ sư TVGS
- Chấp thuận: Tư vấn giám sát
trưởng

Báo cáo kết quả
Lưu trữ hồ sơ

- Ký ban hành: Lãnh đạo Ban
điều hành

Văn bản, hồ sơ, báo
cáo kết quả giải
quyết

Phúc đáp kết quả cho
bên yêu cầu


14


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

Ghi chú: Theo phân cấp trách nhiệm, các yêu cầu kiểm tra, nghiệm thu công việc
hằng ngày của các nhà thầu thi công xây dựng gửi đến Văn phòng Tư vấn giám
sát hiện trường. Kỹ sư thường trú sẽ xử lý thông tin, tuân thủ theo hướng dẫn
dòng chảy quy trình trong bảng trên.
b) Liên hệ và điều phối
Tùy theo loại tài liệu, thông tin trao đổi với tư vấn giám sát trên từng công
trường (đã phân cấp xử lý đề cập ở trên), các tài liệu, thông tin được gửi về Ban
điều hành tư vấn giám sát tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng tư vấn
giám sát hiện trường. Địa chỉ liên hệ trong các trường hợp, như sau:
 Công tác ngoài hiện trường cần xử lý gấp (hoặc chưa có điều kiện liên hệ
được với văn phòng chính TVGS):
- Liên hệ với ông Hoàng Phú Kỳ - Chức vụ: Kỹ sư thường trú.
Các giao dịch thông thường liên hệ với:
 Ban điều hành Tư vấn giám sát
- Đ/C: Tầng 2, số 1041/80 Trần Xuân Soạn, P.Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí
Minh
- Email:
- Phụ trách: Ông Nguyễn Khánh Giang – chức vụ: Giám đốc ban điều hành
- Thường trực phụ trách: Hà Thế Hùng - chức vụ: PGĐ - Tư vấn giám sát trưởng
 Văn phòng tư vấn giám sát hiện trường 1

- Địa chỉ: Âu Rạch Chanh.
- Email:
- Phụ trách: Đoàn Trí Chung
trường 1

- chức vụ: Tổ trưởng giám sát hiện

 Văn phòng tư vấn giám sát hiện trường 2
- Địa chỉ: Khóm 3, đường Lý Thường Kiệt, Thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười,
tỉnh Đồng Tháp
- Email:
- Phụ trách: Nguyễn Trọng Hiếu

- chức vụ: Tổ trưởng giám sát hiện trường 2

c) Kế hoạch thực hiện
 Giao ban phối hợp
15


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

Thành phần tham dự:
- Trong trường hợp thông thường chỉ gồm 3 bên: Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và
đơn vị thi công.
- Trong những trường hợp cần có sự tham gia của các đơn vị liên quan khác (thiết

kế, khảo sát, thí nghiệm, cơ quan quản lý có liên quan) đơn vị tư vấn giám sát sẽ
dự kiến trước và thông báo với chủ đầu tư để gửi thông báo mời họp đến các đơn
vị đó.
- Nội dung họp giao ban:
- Kiểm điểm lại nội dung các công tác đã và đang thực hiện tại công trường.
- Giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh còn tồn đọng.
- Xây dựng kế hoạch và kiểm tra công tác chuẩn bị của các công việc sẽ thực hiện
tiếp theo.
- Các vấn đề liên quan đến thực hiện dự án.
 Giao ban tuần: (định kỳ vào thứ 6 hàng tuần)
Thành phần gồm có:
- Tư vấn giám sát WB5.
- Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư.
- Chỉ huy trưởng công trình của các nhà thầu.
Chủ trì: Đại diện ban quản lý hoặc đại diện tư vấn giám sát WB5
Nội dung: Giải quyết các công tác kỹ thuật cụ thể trong quản lý về chất lượng,
khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, hồ sơ và kế hoạch của
tuần tiếp theo. Toàn bộ những nội dung cuộc họp được thể hiện bằng biên bản
cuộc họp.
 Giao ban tháng: (định kỳ 1 lần/tháng, vào tuần đầu tiên của tháng)
Thành phần: gồm có
- Đại diện ban quản lý dự án và cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư.
- Giám sát trưởng và các kỹ sư tư vấn hiện trường.
- Lãnh đạo các nhà thầu và chỉ huy trưởng của các nhà thầu.
- Chủ nhiệm thiết kế của đơn vị tư vấn thiết kế.
- Các đơn vị liên quan (nếu cần thiết).
Chủ trì: Đại diện ban quản lý thông báo và điều hành hoặc tư vấn giám sát WB5.
16



Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

Nội dung:
- Đại diện ban quản lý dự án báo cáo tình hình công việc trong tháng, kế hoạch
thực hiện công tác tháng tiếp theo và toàn bộ dự án, những đề xuất và kiến nghị.
- Giải quyết các công tác trong quản lý về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn
lao động, vệ sinh môi trường, hồ sơ mà các cấp kỹ thuật chưa đủ thẩm quyền
thực hiện.
- Những công tác liên quan.
- Thông báo kết quả cuộc họp tháng do tư vấn giám sát soạn thảo trình chủ đầu tư
phê duyệt và thông báo đến các đơn vị là cơ sở để thực hiện.
 Chế độ báo cáo:
Tư vấn giám sát WB5 thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng với chủ đầu
tư. Thời gian nộp báo cáo trước 5 ngày trước lịch giao ban công tác tháng.
Nội dung báo cáo công tác định kỳ của tư vấn quản lý giám sát thể hiện các nội
dung chính sau đây:
 Chất lượng, khối lượng thi công xây dựng.
 Tiến độ thi công.
 An toàn lao động.
 Vệ sinh môi trường.
 Các hồ sơ pháp lý về quản lý công trình xây dựng.
 Hồ sơ thanh toán.
 Các công việc khác liên quan.
Trong trường hợp có các vấn đề phát sinh đột xuất, tư vấn giám sát sẽ chủ động
báo cáo trực tiếp, kịp thời đến chủ đầu tư đồng thời với việc gửi đến chủ đầu tư
báo cáo công tác đột xuất trong đó thể hiện :

 Vấn đề phát sinh
 Nguyên nhân và trách nhiệm
 Đề xuất với chủ đầu tư biện pháp giải quyết.
Để phục vụ công tác nghiệm thu và hoàn tất hồ sơ pháp lý của công trình, tư vấn
giám sát sẽ thực hiện lập và gửi đến chủ đầu tư các báo cáo giai đoạn hoàn thành
công trình theo đúng các quy định trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày
06/20/2013 của Chính phủ và thông tư số 10/2013/ TT-BXD ngày 25/7/2013 của
Bộ xây dựng. Báo cáo được lập thành 05 bộ thường xuyên, liên tục cập nhật
17


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

trong quá trình thực hiện dự án.
 Quy trình thực hiện
Đặc thù của công tác giám sát giai đoạn còn lại hợp phần B là tiếp quản lại các
công tác giám sát của Tư vấn trước đã thực hiện, do vậy cần có tính kế thừa trên
nguyên tắc sử dụng các tài liệu hướng dẫn giám sát, hệ thống biên bản đã thực
hiện và nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với các quy định khác của Việt Nam
về:
- Hướng dẫn giám sát thi công;
- Chỉ dẫn kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn tham chiếu cho chỉ dẫn kỹ thuật được
ban hành trong khung tiêu chuẩn đã được phê duyệt;
- Quy trình kiểm soát chất lượng;
- Quy trình kiểm tra, nghiệm thu;
- Các mẫu biên bản hiện trường;

- Các nội dung khác liên quan đến tư vấn giám sát xây dựng dựng công trình;
d) Nhân sự thực hiện
 Khối văn phòng điều hành
Trên cơ sở sơ đồ tổ chức nhân sự thực hiện dự án được phân thành khối văn
phòng và khối hiện trường.
Nhân sự khối văn phòng bao gồm 10 thành viên được thể hiện ở bảng trang sau
 Khối hiện trường
Hiện tại, một số gói thầu thuộc giai đoạn 2 của dự án đang triển khai thiết kế bản vẽ
thi công do vậy, nhân sự khối hiện trường được đề cập theo các gói thầu đang
triển khai, khi các gói thầu giai đoạn 2 được thực hiện, nhân sự tư vấn giám sát
sẽ được điều động hoặc huy động đảm bảo cho công tác giám sát hiện trường
tuân thủ theo các quy định hiện hành của Việt Nam.

18


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

CHƯƠNG II - NỘI DUNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG KÈ BỜ

MỤC 1- YÊU CẦU CHUNG

Các móng cọc bê tông cốt thép được đúc sẵn, sắp xếp nhân sự, thiết bị, vật liệu,
dịch vụ; nhà thầu phụ; nhân sự thực hiện và công tác để sắp xếp các cọc đóng, bê tông,

cốt thép và bất kỳ vật liệu khác cần thiết cho cọc tuân thủ theo các Bản vẽ thi công.
Cũng bao gồm các thí nghiệm tải trọng cọc, loại bỏ các cọc không được chấp thuận, vật
liệu đào được và tất cả công tác liên quan khác khi được TVGS yêu cầu.
Phương pháp chế tạo và trước khi kiểm tra phải tuân theo các yêu cầu của sơ đồ
và Bản vẽ Thi công đã được phê duyệt. Trước khi bắt đầu đổ cọc bê tông, Nhà thầu phải
trình TVGS vị trí đúc cọc tại hiện trường và ngày bắt đầu khởi công.
Chi tiết chế tạo. Hoàn thành thông tin cần thiết cho việc chế tạo sẽ được đệ trình
phê duyệt. Trong dự án yêu cầu các kích thước của cọc, một bảng chú thích chỉ ra độ
dài đúc, cường độ bê tông, dữ liệu cáp dự ứng lực…phải được cung cấp. Nhà thầu sẽ đệ
trình 6 bản sao để phê duyệt xem xét cần một hay nhiều bãi đúc bê tông. Bảng danh
mục sẽ thể hiện vị trí sản xuất nơi mà mỗi cọc được chế tạo.
Chi tiết thử nghiệm trước. Hoàn thành các chi tiết trước thí nghiệm sẽ được đệ
trình chi tiết cọc, ván khuôn, các thiết bị giằng cốt thép khi đổ, các phương pháp và chi
tiết sắp xếp của cáp, neo, chi tiết …độ giãn dài, áp lực bệ đỡ và tất cả các đặc tính
khác….Các tính toán sẽ bao gồm căn chỉnh hệ thống và phương phá.
Phương pháp xử lý và vận chuyển. Chi tiết việc vận chuyển và chuyên chở
không cần đệ trình phê duyệt, ngoại trừ các thiết bị đặc biệt được sử dụng để tiếp nhận
phải được chỉ ra trong Bản vẽ thi công.
Tất cả các bản vẽ và chi tiết phải được kiểm tra bởi Nhà sản xuất trước khi đệ trình.
Tiến trình đúc cọc phải được chuẩn bị trên khuôn chuẩn và được đệ trình cho
TVGS trước khi kéo căng.
Tất cả các cọc phải được đóng với sự hiện diện của Kỹ sư TVGS. Các cọc phải
được định vị cẩn trọng theo đúng tuyến và khoảng cách như được chỉ định trong Bản vẽ
và được đóng theo phương thẳng đứng hoặc theo phương xiên như được chỉ định.
Nếu trong quá trình đóng cọc, các điều kiện cho thấy rằng cọc đang chạm vào
chướng ngại vật trước khi đạt đến địa tầng yêu cầu. Nhà thầu sẽ đóng xuyên qua
chướng ngại hoặc sử dụng các phương tiện cần thiết để di dời hoặc phá hủy chướng
ngại mà không tăng thêm chi phí cho Chủ đầu tư.
Tất cả công tác đào tại vị trí thiết kế cọc phải được thực hiện trước khi đóng cọc.
Công tác đào phải được thực hiện đến cao độ để đền bù cho chỗ đất trồi lên hoặc sự sụt

lún của đất xung quanh.
19


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

Mỗi bề mặt của cấu trúc cọc sẽ không chệch hơn 6mm từ bất kỳ đường thẳng
nào dài 3m liên kết 2 điểm trên bề mặt đó, cũng không phải tại trung tâm của khu vực
cọc tại bất kỳ mặt cắt ngang dọc theo chiều dài của nó chệch hơn 1/500 chiều dài cọc từ
đường nối trung tâm của khu vực tại điểm cuối cùng của cao độ.
Các cọc sẽ không được đóng đến khi 28 ngày trôi qua tính từ thời gian đúc hoặc
được kỹ sư cho phép giảm thời gian (Nếu sử dụng phụ gia).
Trước khi thực hiện bất kỳ công tác cọc nào trong Hợp đồng, Nhà thầu sẽ hoàn
thành thí nghiệm tải trọng cọc bao gồm việc đóng cọc thí nghiệm tải trọng và hoàn
thành các thí nghiệm tải trọng tại vị trí như được yêu cầu bởi Kỹ sư TVGS.
MỤC 2- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Trước khi khởi công các công tác cọc Nhà thầu phải đệ trình phương pháp đóng
cọc chi tiết được đề xuất để TVGS chấp thuận bao gồm:
- Kế hoạch thi công chi tiết.
- Phương pháp và trình tự đóng cọc, bao gồm các phương pháp tránh gây thiệt
hại cho các cọc lân cận, các công cụ và kết cấu, phương pháp để dọn dẹp bệ của cọc
khoan nhồi.
- Tính toán sức căng của cọc.
- Các phương pháp của mối nối và chiều dài cọc.
- Các phương pháp kiểm tra mực nước ngầm.

- Biến động của đất có thể tiên liệu được, sự di chuyển của đất và hạ thấp mực
nước ngầm và các phương pháp đo và giám sát.
- Phương pháp và trình tự của công tác đào.
- Phương pháp đổ bê tông.
- Chi tiết mặt đạt được của các cọc thí điểm bao gồm những tính toán cuối cùng
và chiều cao búa rơi cho công tác đóng cọc được đề xuất, để hỗ trợ tải trọng tối đa của
cọc thí điểm tuân thủ theo tiêu chuẩn được quy định trong “Thí nghiệm tải trọng trong
các công tác cọc”.
- Sắp xếp cho thí nghiệm cọc bao gồm thí nghiệm động lực cọc, tải trọng theo
phương thẳng đứng và chương trình thí nghiệm cọc riêng biệt.
MỤC 3- GIÁM SÁT CÁC HẠNG MỤC

3.1 Bê tông và kết cấu bê tông:
3.1.1 Vật liệu:
3.1.1.1 Nước:
Nước sử dụng cho hỗn hợp trộn xi măng, bảo dưỡng bê tông và các sản phẩm
khác chứa xi măng phải là nước sạch, không chứa dầu, muối, axit, đường, thực vật hoặc
20


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

bất chứ chất nào ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn
TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa- Yêu cầu kỹ thuật.
3.1.1.2 Cát:
Cốt liệu mịn bao gồm cát tự nhiên có độ bền, cứng hoặc là bất cứ vật liệu nào

mất hoạt tính có tính chất tương tự. Cốt liệu mịn phải sạch sẽ và không chứa vật liệu lạ,
hạt đất sét, chất hữu cơ hoặc vật liệu có hại khác theo tiêu chuẩn TCVN 7275:2006 –
Cốt liệu dùng cho bê tông và vữa. Nồng độ clo và sun phát hòa tan kết hợp mức tối đa
không được quá 1,000 ppm.
Theo mô đun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra thành 2 nhóm chính:
- Cát thô khi môđun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2.0 đến 3.3;
- Cát mịn khi môđun độ lớn trong khoảng từ 0.7 đến 2.0
Cốt liệu phải được phân loại hợp lý và phải đáp ứng các yêu cầu về phân loại đề
cập trong bảng sau:
Kích thước lỗ sàng (mm)

Tỉ lệ lọt sàng theo trọng lượng (%)

9,5

100

4,75

95 - 100

2,36

80 - 100

1,18

50 - 85

0.600


25 - 60

0,300
0,150

5 - 30
2 - 10

Tần suất thí nghiệm: Mỗi lô cát với khối lượng không quá 500T (350m3).
3.1.1.3 Đá các loại:
Cốt liệu phải là cốt liệu được nghiền, đồng nhất, sạch sẽ và không chứa các vật
liệu tạp chất, đất sét, chất hữu cơ và các chất gây hại khác. Cốt liệu thô phải đáp ứng
các yêu cầu của TCVN 7275:2006 – Cốt liệu dùng cho bê tông và vữa.
Tần suất thí nghiệm: Mỗi lô đá dăm với khối lượng không quá 300T (hoặc 200m3).
3.1.1.4 Phụ gia:
Bất cứ chất phụ gia nào được sử dụng đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Kỹ sư.
Mỗi loại chất phụ gia, vị trí sử dụng và mục đích sử dụng phải được phê duyệt riêng
biệt, tùy thuộc vào bằng chứng của thiết kế hỗn hợp và hỗn hợp thử nghiệm có chứng tỏ
được chức năng của chất phụ gia đó hay không.
3.1.1.5 Cấp phối bê tông:
Cường độ yêu cầu cho mỗi loại bê tông như được xác định bằng các mẫu bê tông
hình trụ vào ngày 28
21


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI


Manual on Supervision Procedures

Cốt liệu và thành phần cấp phối bê tông phải được cấp phối hợp lý và phải đáp
ứng các yêu cầu cấp phối trong bảng:
C50
Cường độ chịu kéo
tổi thiểu 28 ngày
(150x300mm)
(MPa)

C45

C40

C35

C30

C30
(Tremie
Mix)

C25

C20

C10

P


50

45

40

35

30

30

25

20

10

5
(Cường
độ chịu
uốn nhỏ
nhất)

20

20

20


20

20

20

20

25

40

25

450

450

420

380

350

350

330

280


175

350

30

35

37,5

39,5

45

49,4

50

55

76

40

25-75

0-50

Kích thước lớn nhất
của cốt liệu khô

(mm)
Hàm lượng xi măng
3
nhỏ nhất (kg/m )
Tỉ lệ W/C lớn nhất
(%)
Độ sụt (mm)

50-100

125-175

Cấp phối hạt

50-100

Tỉ lệ lọt sàn theo trọng lượng (%)

Kích thước lổ sàng
37,5mm

---

100

25,0mm

100

90-100


95-100

19,0mm

90-100

---

---

12,5mm

30-70

25-60

25-60

4,75mm (No.4)

0-10

0-10

0-10

3.1.1.6 Thiết kế cấp phối được phê duyệt:
Thiết kế cấp phối phải bao gồm cường độ trung bình mục tiêu cho hỗn hợp và
phải nộp cùng với kết quả thí nghiệm được phê duyệt đối với hỗn hợp thí nghiệm. Thiết

kế cấp phối và cấp phối thử nghiệm chỉ sử dụng những vật liệu có nguồn gốc trước đó
được Kỹ sư thông qua.
*)Mỗi thiết kế cấp phối cần phải bao gồm nhưng không giới hạn trong phạm vi
những hạng mục dưới đây:
Thông tin về dự án;
Tên và địa chỉ của nhà thầu, của đơn vị sản xuất bê tông;
Thiết kế hỗn hợp;
Loại bê tông và mục đích sử dụng;
Tỷ lệ nguyên vật liệu;
Tên và vị trí nguồn vật liệu sử dụng cho cốt liệu, xi măng, phụ gia và nước;
Hàm lượng xi măng trong bê tông tính bằng kg/m3;
Khối lượng mẻ trộn khô của cốt liệu mịn và cốt liệu thô của bê tông tính bằng kg/m3;

22


Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

Hàm lượng nước(bao gồm độ ẩm tự do trong cốt liệu và nước trong trống trộn,
không tính độ ẩm trong cốt liệu) trong bê tông tính bằng kg/m3;
Tỷ lệ xi măng và nước mục đích;
Tỷ lệ xi măng và nước đối với bê tông sửa đổi là tỷ lệ nước so với khối
lượng xi măng porland và chất thay thế xi măng đã được trộn trước đó;
Hàm lượng phụ gia;
Phân tích cỡ hạt cốt liệu thô và cốt liệu mịn;
Độ hấp thụ cốt liệu thô và cốt liệu mịn;

Khối lượng riêng (khô và khô bề mặt bão hòa) của cốt liệu thô và mịn;
Khối lượng đơn vị khô của cốt liệu thô tính bằng kg/m3;
Độ mịn của cốt liệu mịn;
Chứng nhận chất lượng vật liệu xi măng, phụ gia và cốt liệu (nếu áp dụng);
Giá trị mục tiêu đối với độ sụt bê tông có sử dụng và không sử dụng phụ gia
giảm nước có biên độ cao;
Giá trị mục tiêu đối với hàm lượng khí trong bê tông (nếu có yêu cầu);
Khối lượng đơn vị bê tông;
Cường độ chịu nén của bê tông 28 ngày
3.1.1.7 Hàm lượng clo và sunphat:
Hàm lượng clo trong khối bê tông không được vượt quá 1,000 ppm trong tổng
khối lượng bê tông hoặc không quá 6,000 ppm khối lượng xi măng trong hỗn hợp.
Khối lượng sun phát trong bê tông không được vượt quá 800 ppm trong tổng
khối bê tông hoặc không được quá 5,000 trong tổng lượng xi măng trong hỗn hợp.
Lượng Clo và Sunphat phải được xác định bằng phương pháp phân tích thí
nghiệm xi măng, cốt liệu, nước và phụ gia.
3.1.1.8 Cốt thép:
Các tiêu chuẩn dưới đây được áp dụng đối với công trình:
TCVN 1651:2008 Thép gia cố bê tông;
AASHTO M31 Thanh thép biến dạng hoặc phẳng đối với cốt thép bê tông;
AASHTO M164M Bu lông cường độ cao cho mối nối thép kết cấu;
AASHTO M232 Mạ kẽm (nóng) đối với thép và sắt;
ASTM A82 Dây thép kéo lạnh cho cốt thép bê tông;
ASTM A153 Mạ kẽm (nóng) đối với thép và sắt;
ASTM A615 Thanh thép biến dạng hoặc phẳng đối với cốt thép bê tông;
ASTM A185 Sợi dây thép hàn cho cốt thép;
ASTM A615 Thanh thép biến dạng hoặc phẳng đối với cốt thép bê tông;
23



Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

ACI 315 Chi tiết cốt thép;
ACI 318 Yêu cầu quy chuẩn thi công đối với bê tông kết cấu và thuyết minh;
ASTM A722M-07 Không lớp phủ cho thép cường độ cao cho dầm dự ứng lực.
Bảng thành phần thép:
Thành phần hoá học

%

Carbon (C)

0,30

Mangan

1,50
0,55

(MA)

Bảng trọng lượng và sai số đường kính thép:
Theo TCVN 1561-1:2008 (Thép gia cố Bê tông – phần 1: Thanh bằng đồng)

Đường kính (mm)


Tiết diện (mm2)

Khối lượng (kg/1m)

Dung sai (%)

6

28,3

0,222

±8

8

50,3

0,395

±8

10

78,5

0,617

±6


12

113

0,888

±6

14

154

1,21

±5

16

201

1,58

±5

18

254,5

2,00


±5

20

314

2,47

±5

22

380

2,98

±5

25

490,9

3,85

±4

28

615,8


4,83

±4

32

804,2

6,31

±4

36

1017,9

7,99

±4

40

1256,6

9,86

±4

24



Mekong Delta Transport Infrastructure Development Project

TEDI

Manual on Supervision Procedures

TCVN 1561-2:2008 (Thép gia cố Bê tông – phần 2: Thanh bằng gan)

Đường kính (mm)

Tiết diện (mm2)

Khối lượng (kg/1m)

Dung sai (%)

6

28,3

0,222

±8

8

50,3

0,395


±8

10

78,5

0,617

±6

12

113

0,888

±6

14

154

1,21

±5

16

201


1,58

±5

18

254,5

2,00

±5

20

314

2,47

±5

22

380,1

2,98

±5

25


491

3,85

±4

28

616

4,84

±4

32

804

6,31

±4

36

1017,9

7,99

±4


40

1257

9,86

±4

50

1964

15,42

±4

3.1.1.9 Ván khuôn và giàn giáo:
Ván khuôn phải được dựng chính xác để đảm bảo hình dáng của kết cấu như
được trình bày trong bản vẽ. Ván khuôn phải được thiết kế phù hợp và được Kỹ sư phê
duyệt. Nhà thầu phải điều chỉnh khi cần thiết nhằm đảm bảo co giản, co ngót, độ võng
có khả năng xảy ra trong quá trình thi công để các bộ phận bê tông hoàn thiện tuân thủ
một cách chính xác kích thước đã được xác định trước đó về đường nét, bề mặt, cao độ,
vị trí và độ võng.
Phải cắt ván gỗ một cách chính xác để định hình và ghép vào đảm bảo không có
chỗ hở sau khi làm ẩm ván khuôn trước khi đổ bê tông.
Sai số cho phép của ván khuôn:
TT
1


Tên các sai lệch

Mức cho phép, mm

Khảong cách giữa các cột chống ván khuôn, cấu
kiện chịu uốn và khỏang cách giữa các trụ đỡ
giằng ổn định, neo và cột chống so với khỏang
cách thiết kế:
a) Trên mỗi mét dài

± 25

b) Trên tòan bộ khẩu độ

± 75

25


×