Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đường trường sơn trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước giai đoạn (1959 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

ĐỖ THỊ LOAN

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN (1959- 1975)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. BÙI NGỌC THẠCH

HÀ NỘI- 2016

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi Ngọc Thạch đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người
thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành tốt khóa
luận.


Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và
bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể
tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Đỗ Thị Loan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng, nỗ lực, tìm hiểu
nghiên cứu của bản thân tôi cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy
giáo TS. Bùi Ngọc Thạch.
Đề tài khóa luận này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác.
Người thực hiện

Đỗ Thị Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG
TRƯỜNG SƠN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,CỨU
NƯỚC ( 1959-1975) ......................................................................................... 6
1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA DÃY NÚI TRƯỜNG SƠN .................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 6
1.1.2. Địa hình ............................................................................................... 7
1.2. CÁC ĐƯỜNG MÒN HÌNH THÀNH TRÊN DÃY TRƯỜNG SƠN

TRƯỚC NĂM 1959......................................................................................... 9
1.2.1. Đường mòn giao lưu buôn bán giữa các đồng bào dân tộc. ............... 9
1.2.2. Đường mòn bí mật trong kháng chiến chống Pháp. ......................... 10
1.3. YÊU CẦU CHI VIỆN CỦA MIỀN BẮC ĐỐI VỚI MIỀN NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ( 1954- 1975)15
1.3.1. Đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Genevơ 1954 chia cắt Việt Nam. .. 15
1.3.2. Miền Bắc thực hiện vai trò, nghĩa vụ chi viện cho cách mạng
miền Nam ................................................................................................... 19
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA ĐƯỜNG
TRƯỜNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN (1959- 1975) ................................. 23
2.1. SỰ HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN ( 1959- 1965) ... 23
2.1.1. Thành lập Đoàn 559 xây Đường Trường Sơn ( 1959- 1965) ........... 23
2.1.2. Mở rộng các tuyến đường Trường Sơn ( 1959- 1965) ..................... 25
2.2. MỞ RỘNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (1965- 1968)... 32
2.3. THIẾT LẬP CON ĐƯỜNG KÍN VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG
DẪN DẦU ( 1968- 1972) ............................................................................... 37
2.3.1. Thiết lập con “đường kín” Trường Sơn ............................................ 37
2.3.2. Thiết lập hệ thống đường ống dẫn dầu từ Bắc vào Nam. ................. 38
2.3.3. Chống địch phá hoại, đẩy mạnh các hoạt động vận chuyển. ............ 49


2.4. ĐẦU TƯ NÂNG CẤP MỌI MẶT TUYẾN ĐƯỜNG CHIẾN LƯỢC
TRƯỜNG SƠN ( 1973- 1975)....................................................................... 53
2.4.1. Nâng cấp Bộ Tư lệnh Trường Sơn .................................................... 53
2.4.2. Nâng cấp hệ thống đường vận chuyển và đường ống dẫn dầu, đường
thông tin liên lạc .......................................................................................... 56
2.4.3. Nâng cao quy mô, phương tiện vận chuyển phục vụ tiền tuyến ....... 58
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
TRONG GIAI ĐOẠN ( 1959- 1975) ............................................................ 69
3.1. ĐẶC ĐIỂM ............................................................................................. 69

3.1.1. Đường Trường Sơn là con đường có độ cao nhất và dài nhất đồng
thời là con đường nằm trên dãy núi Trường Sơn qua lãnh thổ ba nước ..... 69
3.1.2. Đây là con đường có nhiệt độ thấp nhất, lượng mưa nhiều nhất và độ
bốc hơi ít nhất .............................................................................................. 70
3.1.3. Đường Trường Sơn là con đường có nhiều báo chí và văn thơ, ca
nhạc phản ánh nhiều nhất ............................................................................ 72
3.1.4. Đường Trường Sơn là con đường giữ vai trò chiến lược quan trọng
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ............................................... 77
3.1.5. Con đường “thực hiện” mệnh lệnh thần tốc, táo bạo nhất để giành
chiến thắng trong cuộc kháng chiến cứu nước............................................ 79
3.2. VAI TRÒ ................................................................................................. 80
3.2.1. Là con đường giao thông chiến lược Bắc- Nam nối liền hậu phương
và tiền tuyến ................................................................................................ 80
3.2.2. Là căn cứ chiến lược quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 83
3.2.3. Góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, một kỳ tích của quân đội nhân dân
Việt Nam ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; không chỉ là tuyến
vận tải chiến lược, một hướng chiến trường trọng yếu, mà còn là biểu tượng
của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí quyết chiến, quyết thắng và quyết
tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong 16 năm xây dựng và phát triển, đường Trường Sơn đã vươn xa
tới các chiến trường khu 5, Tây Nguyên, Nam Lào, Campuchia tiến vào miền
Đông Nam Bộ. Với các hệ trục dọc, trục ngang, đường Trường Sơn đã tạo

thành trận đồ bát quái xuyên rừng rậm, nối liền mạch máu giao thông giữa
hậu phương miền Bắc và tiền tuyến miền Nam.Việc mở đường Trường Sơn
vào miền Nam xuất phát từ ý chí, quyết tâm đấu tranh thống nhất nước nhà
của toàn thể dân tộc, một chiến lược sáng suốt của Bộ Chính trị, Trung ương
Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu về đường Trường Sơn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc. Không ngững làm sáng tỏ đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của Đảng ta, mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến mà còn nêu rõ
quá trình xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược đầy khó khăn, gian
lao đối với quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Kể từ sau ngày thống nhất đất nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu
đề cập tới con đường huyền thoại này ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên
chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về đường
Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn (1959- 1975).
Với những lí do đó, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “ Đường Trường
Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn ( 1959- 1975) làm
đề tài khóa luận của mình.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều công trình tổng kết, sách báo, hội thảo khoa
học trong và ngoài nước đề cập trực tiếp và gián tiếp ở nhiều khía cạnh khác
nhau liên quan đến tuyến đường chiến lược Trường Sơn. Đó là:
- “Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 1954-1975”, tâp 2, ( 1995), của
Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, đã
đề cập đến đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
- “Lịch sử thanh niên xung phong 1950- 2002” ( 1999), của Nhà xuất

bản Thanh niên, ( 1999), đã ghi lại những năm tháng mở đường, chiến đấu
của thanh niên xung phong, nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập tuyến vận tải
chiến lược Trường Sơn.
- “ Công tác vận tải quân sự chiến lược trên Đường Hồ Chí Minh trong
kháng chiến chống Mỹ, “ Lịch sử bộ đội Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh”
(1994), của Ban khoa học thuộc tổng cục hậu cần, NXB Quân đội nhân dân
Việt Nam, đã khái quát lịch sử hoạt động vận tải, mở đường chiến đấu của bộ
đội Trường Sơn.
- “ Lịch sử đoàn 559- Bộ đội Trường Sơn- Đường Hồ Chí
Minh”(1999), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, đã dựng lại khá chi tiết
những sự kiện lịch sử về cuộc sống, chiến đấu và công tác của cán bộ, chiến sĩ
đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Ngoài ra còn có các tập hồi ký của các tướng lĩnh tham gia xây dựng,
phát triển Đường Trường Sơn như: “ Những nẻo đường kháng chiến” Thiếu
tướng Võ Bẩm, “ Đường xuyên Trường Sơn” Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên,
NXB Quân đội nhân dân….
- Đồng thời một số tác giả nước ngoài đặc biệt là ở Mỹ đã đề cập tới
đường Trường Sơn như “ Tường trình của một quân nhân” William Childs

2


Westmoreland. “ Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam”
Macnamara. Các công trình này đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá giúp người
đọc thấy rõ hơn một số vấn đề liên quan đến tuyến đường Trường Sơn.
Các công trình này đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá giúp người đọc
thấy rõ hơn về một số vấn đề liên quan đến tuyến đường chiến lược Trường
Sơn. Do mục đích nghiên cứu cũng khác nhau nên các nhà khoa học có những
cách tiếp cận với những góc độ khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu về đường
Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn

(1959-1975), một cách đầy đủ và có hệ thống là yêu cầu rất cần thiết.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà Khoa học
trong và ngoài nước, tác giả khóa luận muốn trình bày một cách đầy đủ, có hệ
thống về Đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
( 1959-1975).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích
Làm rõ quá trình hình thành, phát triển của đường Trương Sơn cũng
như đặc điểm, vai trò của đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước giai đoạn 1959- 1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của đường Trường Sơn
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959- 1975).
- Rút ra những đặc điểm và vai trò của Đường Trường Sơn giai đoạn
1959- 1975.
4. Nguồn tài liệu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng các tài liệu:
- Các tài liệu văn kiện Đảng, phản ánh về đường lối kháng chiến chống

3


Mỹ, cứu nước của Đảng ta.
- Tài liệu thông sử do các nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Đại
học Sư phạm Hà Nội xuất bản.
- Tài liệu chuyên sâu viết về đường Trường Sơn.
- Tài liệu lưu trữ tại Thư viện quân đội.
- Các công trình khoa học đã công bố của các tác giả trong và ngoài
nước đã viết về đường Trường Sơn.

- Tài liệu mạng Internet viết về đường Trường Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu về đường Trường Sơn chạy từ Bắc vào Nam
- Thời gian: Nghiên cứu về đường Trường Sơn từ năm 1959 đến năm 1975.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu để
làm rõ mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp của khóa luận
- Góp phần dựng lại bức tranh lịch sử về con đường chiến lược Trường
Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước trong giai đoạn( 19591975).
- Nêu bật đặc điểm và vai trò của đường Trường Sơn trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước ( 1959- 1975).
- Tập hợp, thống kê được một nguồn tài liệu góp phần phục vụ, nghiên
cứu về đường Trường Sơn.

4


6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ
lục ảnh, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành và phát triển của đường Trường Sơn trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1959- 1975).
Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển của đường Trường Sơn
trong giai đoạn (1959- 1975).
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của đường Trường Sơn trong giai đoạn

(1959- 1975).

5


Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,CỨU NƯỚC (1959-1975)
1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA DÃY NÚI TRƯỜNG SƠN
1.1.1. Vị trí địa lý
Đường Trường Sơn (lấy tên của dãy Trường Sơn - dãy núi chạy dọc miền
Trung Việt Nam), là hệ thống các mạng đường trong căn cứ chiến lược Đông
và Tây Trường Sơn, đi qua lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Về
sau, “hệ thống này có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh, tên gọi này (Ho Chi
Minh trail) có nguồn gốc từ Mỹ” [14, tr. 28]
Dãy núi Trường Sơn dài 1100 km, là xương sống của bán đảo Đông
Dương, là đường phân thủy giữa lưu vực sông Mekong và các sông đổ vào
Biển Đông, kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào đến giáp miền
Đông Nam Bộ, gồm 2 vùng Nam và Bắc Trường Sơn phân cách bởi vùng
chuyển tiếp Quảng Nam – Đà Nẵng [10] .
Dãy Trường Sơn quyết định hình dạng chữ S của bán đảo này, tạo
thành đường tách biệt giữa một bên là các sông nhỏ đổ về sông Mekong (phía
tây) và một bên là các sông nhỏ đổ vào biển Đông (phía đông), vì vậy không
khó để nhận diện hai phần Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây.
Ở phần phía bắc, sông núi Trường Sơn gần trùng với biên giới LàoViệt, ở phần phía nam, sông núi Trường Sơn uốn cong vế phía biển Đông và
chạy sát biển tạo thành các dải núi Nam Trung bộ, nên có một phần khá rộng
của sườn Tây Trường Sơn nằm trên lãnh thổ Việt Nam (Tây Nguyên). Về
phía nam, dãy Trường Sơn kết thúc khi tiếp xúc với miền Đông Nam Bộ.
Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã thành vùng bỏ
hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm

2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt

6


đầu được xây dựng trên tuyến Đông Trường Sơn. Tuyến Đông Trường Sơn
nằm trên đất Việt Nam xuất phát từ Quảng Bình, một mảnh đất có chiều
ngang hẹp nhất nước, rộng khoảng 50km. Trên đoạn “ eo thắt” này có các
trọng điểm bị địch đánh phá ác liệt nhất: đó là các trục xuyên Bắc Nam,
đường ngang, đường vượt khẩu cắt ngang dãy Trường Sơn .Nơi đây còn có
các bãi tập kết tạo chân hàng cho toàn bộ tuyến chiến lược và là địa bàn quan
trọng mà Bộ Tư lệnh 559 trực tiếp đóng quân, chỉ huy toàn bộ hoạt động của
tuyến đường.
1.1.2. Địa hình
Trường Sơn là nơi có địa hình rất phức tạp, theo trục dọc, cứ khoảng 1
đến 2km có một suốt nhỏ, 20-30km có một sông và suối to với độ dốc cao cắt
ngang đường vận chuyển, mùa mưa, sông suối nước chảy siết gây khó khăn
lớn cho hoạt động mở đường vận tải của ta.
Dãy núi Trường Sơn được chia thành: Dãy núi Trường Sơn Bắc và dãy
núi Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã.
Dãy núi Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song nhau theo hướng tây bắc
- đông nam. Đầu đại Cổ sinh, nơi mà nay là Trường Sơn Bắc vốn chỉ là một
địa máng giữa khối nâng Kon Tum và khối Đông Bắc. Vận động uốn nếp
Hercynia (250 triệu đến 400 triệu năm trước) đã tạo ra nếp uốn Trường Sơn
Bắc dính liền vào khối Kontum. Trải qua những giai đoạn bóc mòn và xâm
thực khác nhau trong quá khứ, Trường Sơn Bắc trở thành dãy núi thấp và có
một số bề mặt san bằng [24].
Chạy từ thượng nguồn sông Cả vào đến Quảng Nam, theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, càng về phía Nam dãy Trường Sơn càng sát bờ biển, có

nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển như Hoành Sơn (giữa Hà
Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã (giữa Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng). Sườn

7


phía Đông dốc, sườn phía Tây thoai thoải. Độ cao trung bình của dãy núi
Trường Sơn Bắc khoảng 2.000 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500
m. Các đỉnh núi cao nhất là: Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt - Lào, Nghệ An)
2711 m, Pu Ma (Nghệ An) 2194 m, Pu Đen Đin (Nghệ An) 1540 m, Rào Cỏ
(biên giới Việt - Lào, Hà Tĩnh) 2235 m, Động Ngài (Thừa Thiên-Huế) 1774
m, Bạch Mã (ranh giới Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng) 1444 m. Các dãy núi
con của Trường Sơn Bắc là: dãy Phu Lai Leng, dãy Giăng Màn, dãy Bạch Mã
[24].
Dãy núi Trường Sơn Nam
Đỉnh núi Trường Sơn nam uốn cong sát biển tạo ra 2 sườn Đông và Tây
khác hẳn nhau: sườn phía Đông của Trường Sơn Nam rất dốc, đặc trưng bởi
các dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin. Sườn của các
dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng ven biển từ Quảng Nam
đến Bình Thuận. Các đỉnh núi của Trường Sơn Nam gồm: Ngọc Linh (2598
m) cao nhất Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc
khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng
Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian
(1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh
khác.
Tây Nguyên. Với các cao nguyên bazan như Kontum, Gialai, Đăklăk,
Đăk Nông, Lâm Đồng tạo thành sườn thoải phía Tây.
Trường Sơn Nam lại là nơi tập trung của nhiều đá hoa cương với các
sườn núi trơ trụi, đầy những tảng đá khổng lồ, hình tròn, tím xanh, nằm lô
nhô, ngổn ngang từ chân đến đỉnh núi. Sự phân chia mùa khô mùa mưa điển

hình làm xuất hiện một hệ sinh thái rừng khộp đặc biệt và duy nhất ở Đông
Nam Á, riêng Tây Nguyên diện tích rừng khộp tổng cộng đến 500.000 ngàn
ha.

8


Các vùng rừng núi và rừng pơ mu quanh các khu bảo tồn thiên
nhiên Kon Ka Kinh, Kon Cha Rang (Gia Lai), vùng rừng tự nhiên tại các
huyện Đắk Tô, Kon Plong, Đắk Glei (Kon Tum) [32].
1.2. CÁC ĐƯỜNG MÒN HÌNH THÀNH TRÊN DÃY TRƯỜNG
SƠN TRƯỚC NĂM 1959
1.2.1. Đường mòn giao lưu buôn bán giữa các đồng bào dân tộc.
Ngược dòng lịch sử thì tại Trường Sơn đã có những con đường xuyên
sơn Nam- Bắc, Đông- Tây mà vua chúa thời xa xưa như các con đường đánh
úp đối phương. Từ ngàn xưa Indonésien, thượng đạo Nam- Bắc nằm dọc phía
tây rặng Trường Sơn qua các cao nguyên sa thạch, gần hơn là đường phía
Đông nằm nổi theo ven biển. Mọi lộ trình nối liền Đông – Tây phải vượt qua
những đèo thiên nhiên và thuận tiện. Đèo Mụ Giạ không phải ngày nay mới
có mà được sử dụng từ thời xưa.
Lịch sử có ghi chép rằng vào thế kỷ thứ X, vua Lê Đại Hành mang
quân đánh Chiêm Thành, cũng dùng Thượng đạo Trường Sơn vào đánh
Quảng Nam là thủ phủ của vua Chiêm. Dân Chiêm phải kéo vào núi rừng ẩn
núp, đời này qua đời khác và lập thành từng bản, từng châu, liên lạc với nhau
qua các nẻo đường xuyên sơn. Cũng nhờ các Thượng đạo này mà quân Phù
Nam tức Khmer sau này vào đánh nước ta. Vào năm 1207, binh lực Phù Nam
phối hợp với các cánh quân Chiêm Thành, Xiêm La, Miến Điện kéo đại quân
vào đánh Đại Việt, cũng qua các nẻo đường xuyên sơn. Rồi đời Tây Sơn,
danh tướng Trần Quang Diệu đã có công khai phá, mở rộng thêm các thượng
đạo. Đường này từ thượng du Bình Định thông suốt tới Thượng du Nghệ An

rồi lại kéo dài tới Ranh Khánh Hòa, Phú Yên, để xuyên thẳng vào đất Gia
Định, người Pháp sau này có tu bổ lại con đường mà trước kia Trần Quang
Diệu đã khai phá và đặt tên là đường giáp danh số 14 hiện vẫn còn thấy ghi
trên bản đồ [18].

9


Quang Trung đã từng dùng con đường phía Tây thành Quảng Ngãi,
Quảng Nam để ra đánh thành Phú Xuân. Nhiều cánh quân của Quang Trung
đã dùng voi đi trên con đường này để tạo sự bất ngờ cho quân Nhà Nguyễn.
Từ Bắc vào, Lê Quí Đôn (năm 1775 với cương vị Hiệp trấn tham tán quân
cơ), cũng đã dùng còn đường phía Tây Quảng Trị rồi tràn qua đường số 9,
dùng voi đánh vào Thuận Hoá. Trong Phủ biên tạp lục ông cũng đã từng kể
đến nhiều đoạn gian truân của cuộc hành quân qua con đường này.
1.2.2. Đường mòn bí mật trong kháng chiến chống Pháp.
Cho đến nay, con đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được nhiều
người biết đến như là những huyền thoại của thời đánh Mỹ. Nhiều cuốn sách
và rất nhiều bài báo đã viết về hai con đường này. Nhưng thực ra, huyền thoại
ấy còn có một lịch sử xa hơn nữa, từ trước thời đánh Mỹ mà chúng ta còn ít
biết.
Nhưng thành một con đường xuyên suốt Bắc Nam, nhiều khi đứt đoạn
nhưng tạo nên những kỳ tích lớn, góp phần vào sự nghiệp các mạng của cả
dân tộc, thì phải kể đến từ sau Cách mạng tháng 8. Nhất là từ khi bùng nổ
kháng chiến Nam bộ, lúc này nhiều đoạn trên quốc lộ số 1 bị quân Pháp
chiếm đóng. Nhiều đoàn cán bộ của ta đã phải hoặc theo ngã Trường Sơn,
hoặc biển Đông ra Bắc vào Nam… Như thế cả hai tuyến đường Hồ Chí Minh
đã in dấu những chiến sĩ cách mạng từ năm 1946.
Giữa năm 1946, Đông Nam Bộ và một phần Nam Trung Bộ đã bị thực
dân Pháp chiếm đóng và kiểm soát hầu hết đoạn quốc lộ Bắc – Nam. Lực

lượng vũ trang của ta chỉ còn kiểm soát được phía Tây Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Đây là các vùng tự do ta có thể đi lại được.
Đầu năm 1947, Pháp đã chiếm được một phần đồng bằng Bắc bộ, Nam
Trung bộ, đoạn từ phía Nam đèo Ngang vào đến nam Đà Nẵng, phần lớn Tây
Nguyên và Nam bộ. Để chi viện cho chiến trường Nam bộ, Trung ương đã cử

10


nhiều cán bộ cấp cao, đồng thời chuyển một số lớn tiền và vàng để giúp
miền Nam mua sắm thêm vũ khí.
Ngay từ thời đó, con đường vào Nam đã có hai hướng mở đường: một
hướng trên bộ, một hướng trên biển.
Trong số đoàn vào Nam thời này có lẽ đoàn đầu tiên mở đường là đoàn
của các ông Ngô Tấn Nhơn Bộ trưởng Bộ Canh nông cùng bác sĩ Trần Hữu
Nghiệp, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành và ông Ca Văn Thỉnh Bộ trưởng Bộ giáo
dục, Tổng thư kí Đảng Dân chủ Việt Nam. Sau khi họp quốc hội đầu tiên vào
đầu năm 1946, các ông nhận chức vụ trong Chính phủ, sau đó tình nguyện
vào Nam tham gia chỉ đạo sự nghiệp kháng chiến Nam bộ. Ngoài nhiệm vụ
vào Nam tham gia kháng chiến các ông còn kết hợp mang theo tiền, vàng và
những tài liệu để xây dựng bộ máy kháng chiến Nam bộ thời đó. Từ Hà Nội
vào Nam Bộ, đoàn này chỉ đi được bằng tàu hoả một đoạn từ Hà Nội đến Hà
Tĩnh, sau đó phải đi bộ, nhờ dân địa phương vác hàng hoá, tài liệu và tiền.
Đoàn vào Quảng Bình bằng đường quốc lộ sau đó rẽ sang động Phong Nha để
lên núi Trường Sơn.
Đơn vị đầu tiên mở đường tiếp tế và dẫn đường cho các đoàn chính là
Phòng Liên lạc kiên khu 5. Đơn vị này được thành lập theo chỉ thị của đồng
chí Phạm Văn Đồng, lúc đó là đại diện của Chính phủ tại Nam Trung bộ.
Đơn vị này được thành lập theo chỉ thị của đồng chí Phạm Văn Đồng,
lúc đó là đại diện của Chính phủ tại Nam Trung bộ. Đoàn cán bộ của ông Ngô

Tấn Nhơn vào đến Quảng Ngãi rồi đi tàu hoả từ đó vào Phú Yên. Đến đây,
đoàn không đi tiếp được nữa vì liên lạc từ Bắc vào Nam bị tắc ở đoạn từ
Khánh Hoà vào đến Ninh Thuận. Mặc dù, Ủy ban kháng chiến miền Nam đã
cử ba đoàn đi mở đường nhưng vẫn không thành công. Đoàn thì bị lộ, phải rút
chạy vì bị biệt kích truy đuổi, đoàn thì bị giặc Pháp chặn đánh… mất mát, hi
sinh, số còn lại đói khát, thiếu thốn… Cuối cùng Ủy ban kháng chiến miền

11


Nam quyết định cử ông Nguyễn Đăng, Tham mưu trưởng khu 6 làm trưởng
đoàn để mở lối đi mới. Rút kinh nghiệm ba đoàn mở đường trước đây, ông
Nguyễn Đăng nghĩ ra cách là vượt núi rừng Trường Sơn ở đoạn giáp biên giới
Lào. Đoàn đã xuất phát từ Dốc Chanh (Phú Yên), đi đến hòn Dữ (Khánh Hoà)
và từ đây đi xuyên qua núi Ba Cụm, qua bản làng của người Thượng, đến Lý
Điềm, từ Lý Điềm xuống dốc để đến trạm Mã Đà và sau đó đến trạm Đội Lào
(Tà Lu). Đây là trạm cuối của đường dây liên lạc. Tính từ lúc xuất phát ở Dốc
Chanh đến đây mất 1 tháng 10 ngày, thế là đã thông suốt đường liên lạc bộ
trên dãy núi Trường Sơn: Lộ trình bắt đầu từ Hà Tĩnh, đến Quảng Bình, leo
núi sang phía Tây Trường Sơn, trở về vùng đồng bằng Quảng Trị, qua Thừa
Thiên, đến Quảng Nam, Quảng Ngãi… Sau đó đoàn của ông Ngô Tấn Nhơn
được chuyển giao cho Ủy ban kháng chiến miền Nam đóng tại Phú Yên dẫn
đường đi tiếp vào Nam.
Sau khi vào đến Nam bộ, ông Ngô Tấn Nhơn thấy được những khó
khăn của việc đi lại trên đường Trường Sơn, ông thành lập Ban tiếp tế miền
Nam Việt Nam và trực tiếp làm Trưởng Ban này. Hiểu được những thiếu thốn
của Liên khu 5 là thuốc chữa bệnh, ông tổ chức mua thuốc tây tại Sài Gòn,
đóng vào thùng kẽm, chuyển bằng đường bộ ra liên khu 5, mỗi năm chuyển
được hai chuyến.
Như vậy, sau hai đoàn của các ông Ngô Tấn Nhơn và Nguyễn Duy

Trinh, con đường bộ từ miền Bắc đi dọc Trường Sơn vào tới Nam Trung bộ
và tới các căn cứ của Nam bộ Kháng chiến thực sự đã được vạch ra, hầu hết là
đường mòn, khi thì đi trên núi, khi xuống ven đồng bằng, khi đi đò… Trên
con đường này cũng đã hình thành những trạm giao liên, những cung đoạn do
từng đơn vị phụ trách Bắc và Trung bộ có Phòng liên lạc liên khu V. Từ Phú
Yên trở vào do Ban liên lạc Ủy ban kháng chiến Nam bộ phụ trách. Kể từ đó
trở đi, việc liên lạc Bắc Nam tuy gian nan vất vả nhưng được thông suốt. Mỗi

12


năm có nhiều đoàn đi ra và nhiều đoàn đi vào. Số lượng vũ khí, tiền bạc,
vàng, tài liệu, thuốc men của Trung ương chi viện cho miền Nam cũng theo
con đường này cùng các phái đoàn để vào Nam.
Trong số những đoàn vào, có những đoàn quan trọng như đoàn của các
đồng chí: Lê Duẩn, Lê Hiến Mai, Hồ Sĩ Ngợi, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu,
Hoàng Anh, Trần Quí Hai, Lưu Quý Kỳ, Nhạc sĩ Lưu Cầu. Một trong những
đoàn rất quan trọng đã vào Nam năm 1948 là phái đoàn của Trung ương do
đồng chí Lê Đức Thọ (đại diện cho Trung ương Đảng) và đồng chí Phạm
Ngọc Thạch (đại diện cho Chính phủ). Đoàn khởi hành vào giữa tháng 9 năm
1948 và tới đầu tháng 9 năm 1949 thì tới Đồng Tháp Mười. Một trong những
người đi trong đoàn này, ông Lê Toàn Thư, thư ký riêng của đồng chí Lê Đức
Thọ, đã kể lại:
“Đồng chí Lê Đức Thọ giao cho tôi 3 gói riêng biệt, được niêm phong
kỹ lưỡng và cho biết: một là tài liệu chỉ thị, nghị quyết, văn kiện của Trung
ương, khi tới Nam bộ mới lấy ra làm việc. Hai là một số bạc Đông Dương.
Khi có lệnh mới được chi dùng. Ba là một số vàng gửi cho Xứ uỷ Nam bộ.
Đây là những vật bất ly thân, phải bảo vệ chúng như bảo vệ tính mạng của
mình” [2]
Trong số các đoàn từ Nam ra Trung ương công tác, học tập, có các

đoàn: đồng chí Phạm Văn Đồng, Lê Đình Thám, Phạm Hùng, Nguyễn Duy
Trinh, Nguyễn Chánh, Huỳnh Ngọc Huệ, Trần Văn Trà, Đàm Quang Trung,
Đoàn của Xứ uỷ Nam bộ ra họp Đại hội Đảng lần thứ II, đoàn Hoàng thân Xu
– pha – nu – vông, đoàn Sơn Ngọc Minh.
Một trong số thành viên của đoàn đại biểu ra họp Đại hội Đảng lần thứ
II, đồng chí Võ Văn Kiệt lúc đó là Phó bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, đã kể lại:
“Hồi kháng chiến chống Pháp, khi ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ hai,
tôi cùng một số đồng chí vượt núi Tà Lơn của Campuchia qua Thái Lan đi

13


Việt Bắc. Khi về Nam, tôi cùng đoàn cuốc bộ mất một năm (ăn tết năm 1951
ở Việt Bắc, ăn tết năm 1952 ở Đồng Tháp Mười). Hồi đó tôi chưa hiểu lắm về
địa lý Việt Nam, nhưng từ chiến khu Việt Bắc (Sơn Dương Tuyên Quang) về
đến khu căn cứ Bạc Liêu (Cà Mau), tôi đã thuộc khá nhiều địa danh trên
đường mòn và các tỉnh duyên hải khu 4, khu 5, miền Trung và cả
Cực Nam Trung bộ” [3]. Thực ra đi khoảng hơn 3 tháng, qua từng chặng phải
dừng một thời gian để chuẩn bị lương khô cho chặng tiếp theo, ngoài ra phải
dừng lại do địch hành quân phục kích… Bấy giờ bom pháo không dữ dội như
hồi chống Mỹ, nhưng anh chị em giao liên phải chiến đấu một cách lặng lẽ
trong thiếu ăn, thiếu thuốc nhất là sốt rét, để chống địch đốt phá, bảo vệ mạch
máu giao thông và bảo vệ an toàn cho các đoàn cán bộ đi qua. Bấy giờ lương
thực có được chủ yếu dành cho khách, còn anh chị em thì sống vô cùng gian
khổ. Tôi nghĩ mình đi như thế này đã là gian khổ lắm, nhưng so với các chiến
sĩ giao liên chỉ một lon bắp rang, phải chia bữa ra ăn với rau rừng nấu cùng
nước lã. . . thì chưa thấm vào đâu.
Ba trong số những đoạn đường mòn chính trên núi rừng Trường Sơn
thời kháng chiến chống Pháp:
1. Đường thượng (Tây Trường Sơn).

Lộ trình bắt đầu từ Chu Lễ (Hà Tĩnh) đi bộ theo đường sắt đến ga Tân
ấp (đầu Quảng Bình) leo nhiều núi qua nhiều đèo và thác, đến Phong Nha,
qua Khe Cóc đi đò (vì không có đường đi bộ) lên Khe Giữa, đến Bang Bụt là
hết đất Quảng Bình. Đến Cổ Kiềng (Quảng Trị) vào Xóm Mới Khe Sanh, qua
đường 9 đến Ba Lòng là chiến khu Quảng Trị.
2. Con đường Đông Trường Sơn:
Bắt đầu từ Chu Lễ (Hà Tĩnh) đi bộ, rồi đi goòng (goòng là toa xe lửa
nhưng không có đầu máy, 2 người chạy bộ hai bên kéo và hai người chạy sau
đẩy trên đường ray) qua Minh Cầm vào Bồng Lai đến Thuận Đức (Quảng

14


Bình). Từ đây có thể đi theo hai hướng qua đường số 9 đến chiến khu Quảng
Trị.
3. Từ chiến khu Quảng Trị vào liên khu V.
Từ Ba Lòng vượt qua nhiều thác của đất Bình Trị Thiên như Thác Mệ,
qua vùng đồng bào Vân Kiều, Phú Lộc, A Lưới về dốc Bút (Quảng Nam), đến
Bến Hiên là địa đầu của tỉnh Quảng Nam rồi đi tiếp vào Bồng Sơn – Bình
Định.
1.3. YÊU CẦU CHI VIỆN CỦA MIỀN BẮC ĐỐI VỚI MIỀN NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ( 19541975)
1.3.1. Đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Genevơ 1954 chia cắt Việt
Nam.
Xâm lược Việt Nam là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu phản
cách mạng của đế quốc Mỹ. Âm mưu của chúng là “ kéo dài biên giới Hoa
Kỳ đến vĩ tuyến 17”, tiêu diệt phong trào cách mạng của nhân dân ta, thôn
tính miền Nam, biến miền Nam thành quốc gia riêng biệt thân Mỹ, nằm trong
“ thế giới tự do”, đối lập với “ phe cộng sản”; làm bàn đạp tấn công chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, bao vây, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa từ phía Đông

Nam Á; lập phòng tuyến ngăn chặn không cho chủ nghĩa cộng sản tràn xuống
Đông Nam Á.
Để thực hiện âm mưu đó, trước khi Hiệp định Genevơ được ký kết,
ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng Chính
phủ bù nhìn thay Bảo Đại. Tháng 9- 1954, Mỹ cử tướng Colin sang làm Đại
sứ ở Sài Gòn và xây dựng kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam, được gọi
là “ Kế hoạch Colin. Đây là kế hoạch xâm lược đầu tiên của đế quốc Mỹ đối
với miền Nam Việt Nam, được thực hiện qua chính quyền và quân đội tay sai,
một hình thức thực dân trá hình, giấu mặt vô cùng nguy hiểm của đế quốc

15


Mỹ.
Ngày 9- 10- 1954, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã các chức Tổng Tham
Mưu trưởng Nguyễn Văn Hinh và một loạt tướng tá thân Pháp khác. Đồng
thời chúng chia rẽ các giáo phái khác. Đồng thời, chúng chia rẽ các giáo phái,
các lực lượng đối lập, dùng bạo lực để tiêu diệt các lực lượng vũ trang của các
giáo phái thân Pháp như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Với chiến thuật vừa
đánh, vừa dụ dỗ, mua chuộc, chưa đầy hai năm các lực lượng vũ trang, giáo
phái thân Pháp cơ bản bị tan rã.
Ngày 6 -7- 1955 phó tổng thống Mỹ Níchxơn đã nói rằng: “Mỹ hoàn
toàn ủng hộ chủ trương của Chính phủ Diệm không tham gia tổng tuyển cử
thống nhất đất nước” [27, tr. 24]. Tiếp đó, ngày 17-7-1955, với sự giúp đỡ và
chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại Hiệp Định
Genevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về
việc tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời
hạn hai năm theo hiệp định Genevơ.
Được sự giúp đỡ của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố “không có hiệp
thương tổng tuyển cử, chúng ta không ký Hiệp định Genevơ, bất cứ phương

diện nào, chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó” [27, tr. 24].
Để phục vụ cho mưu đồ phá hoại Hiệp định Genevơ, ngày 23- 101955, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành cuộc” trưng cầu dân ý” để phế
truất vua Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, đồng thời xây
dựng miền Nam thành một” quốc gia mạnh” để chống phá cách mạng, chống
phá cộng sản. Để tạo chỗ dựa, Diệm đã cho thành lập các tổ chức: Đảng Cần
lao nhân vị, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới từ trung ương đến các địa
phương nhằm tập hợp bọn phản động trong giai cấp địa chủ, tư sản, Thiên
chúa giáo và những phần tử có hận thù với cách mạng. Ngày 4- 3- 1956,
chúng tổ chức bầu “ Quốc Hội” riêng rẽ; ngày 26- 10- 1956, cho công bố

16


Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa. Đó là những việc làm hoàn toàn bất hợp pháp,
đi ngược lại với tinh thần Hiệp điịnh Genevơ. Ngoài ra, chúng còn liên tiếp
mở những cuộc hành quân để bình định, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới tại
miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, đặt nhân dân Việt Nam dưới
sự thống trị của chúng.
Chúng đã thử nghiệm một loạt chiến lước chiến tranh, sử dụng mọi loại
vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, trừ vũ khí hạt nhân, nhằm
giành phần thắng, với mưu đồ thiết lập một “ Vương quốc” thứ 2 của đế quốc
Mỹ tại Việt Nam. Chúng tiến hành đánh phá , tàn sát các cơ sở cách mạng của
ta, “ để triệt bố những người kháng chiến cũ mà chúng gọi là cộng sản hoặc
phần tử thân cộng sản” [1, tr 36- 37].
Để chuẩn bị chiến tranh xâm lược và tiêu diệt phong trào cách mạng
miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đặc biêt chú trọng khủng bố công
nhân và nông dân, chúng ra sức bần cùng hóa nhân dân. “ Ách bóc lột của
Mỹ- Diệm ngày càng đè nặng lên đầu lên cổ nhân dân miền Nam” [9 , tr. 517518]. Riêng “ công nhân và nhân dân lao động thành thị còn phải nai lưng
đóng góp cho chính quyền miền Nam không biết bao nhiêu sưu thuế, quyên
góp, phạt vạ. Mỹ- Diệm lại còn trắng trợn đốt nhà, đuổi nhà làm cho đời sống

nhân dân lao động miền Nam ngày càng điêu đứng thêm” [9 ,tr. 517- 518].
Tháng 3- 1959, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuyên bố đặt miền Nam
trong tình trạng chiến tranh. Tháng 5- 1959 chúng đưa ra đạo luật 10/59, thiết
lập tòa án quân sự đặc biệt, biến miến Nam thành nơi tràn ngập nhà tù, trại
giam, trại tập trung, công khai chém giết đồng bào ta, không chỉ nhằm tiêu
diệt cộng sản, tiêu diệt lực lượng cách mạng mà còn gây không khí sợ sệt,
nghi kỵ chia rẽ trong dân chúng, làm tê liệt ý chí chống lại chính quyền Sài
Gòn.
Đầu năm 1957, Việt Nam Cộng hòa nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp

17


Quốc. Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ việc này nhưng Liên Xô và một số
nước khác phản đối, đơn xin bị phủ quyết.
Tính ra, “ từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam
Cộng Hòa 7 tỷ đôla, trong đó viện trợ quân sự là 1.500 triệu đôla” [12, tr.43].
Trong những năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla giúp trang bị cho
các lực lượng thường trực quân Việt Nam Cộng hòa, gồm 170.000 quân và
lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của chế độ Ngô Đình
Diệm do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ
vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ
này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội
khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế
chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.
Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng như các sân
bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Sơn Trà, Vũng Tàu. Đến giữa năm 1956, Mỹ đã
đặt ở Sài Gòn bốn phái đoàn:MAAG, TRIM, CATO, TERM và đến năm 1960
thêm hai phái đoàn: MSU và USOM. Riêng phái đoàn quân sự MAAG, năm
1954 có 200 cố vấn và nhân viên, đến năm 1960, con số đó đã lên đến gần

2.000 trong đó có 800 cố vấn quân sự.
Đầu năm 1961, khi vào Nhà Trắng, chuẩn bị công bố chiến lược "phản
ứng linh hoạt", Tổng thống Kennedy tuyên bố: "Bây giờ đây, chúng ta có một
vấn đề là phải làm cho thế giới tin vào sức mạnh của chúng ta, mà Việt Nam
chính là nơi để thực hiện điều đó’’ [35].
Nhưng suốt trong một thời gian tương đối dài, trong quan hệ đồng
minh, Ngô Đình Diệm vẫn tìm mọi cách đấu tranh, hạn chế bớt sự lấn át của
Mỹ khi Mỹ tỏ ra thiếu thiện chí hay muốn can thiệp quá sâu vào nội bộ miền
nam Việt Nam. Năm 1963 xảy ra cuộc đảo chính của một nhóm tướng lĩnh
không hài lòng với cách điều hành đất nước của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

18


Đại sứ Mỹ hỗ trợ cho cuộc đảo chính này, bao gồm của vụ ám sát Diệm Nhu. Kết quả cả 2 anh em Diệm - Nhu bị quân đảo chính bắn chết, chế độ
Ngô Đình Diệm sụp đổ.
Từ năm 1962, các chính quyền Mỹ luôn tuyên bố rằng nguyên nhân Mỹ
có mặt tại Việt Nam chính là để "giúp miền Nam Việt Nam chống miền Bắc
xâm lược", trong khi không nhắc đến sự trợ giúp của chính Mỹ cho Pháp
trước đó. Số đông nhân dân Mỹ thường ghét áp bức, bất công và xâm lược,
cách tuyên truyền đó nhiều lúc kích động được tâm lý của người dân Mỹ,
đồng thời cũng làm cho nhiều người trong chính giới Mỹ ủng hộ các chính
sách của chính phủ Mỹ tại Việt Nam.
1.3.2. Miền Bắc thực hiện vai trò, nghĩa vụ chi viện cho cách mạng
miền Nam
Ngay từ rất sớm, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam đã chủ trương xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa
cách mạng, hậu phương lớn của cả nước. Tháng 3- 1955, tại Hội nghị lần thứ
bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa II, Đảng đã xác định miền Bắc có vai
trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống

nhất nước nhà. Tại hội nghị này, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Miền Bắc là
nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà
mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt” [13, tr.67]
10 năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1964) là
khoảng thời gian hòa bình mà miền Bắc đã tận dụng để tập trung khôi phục và
phát triển kinh tế. Những cơ sở vật chất và kỹ thuật được tạo ra trong - thời kỳ
này cùng với những thành công của Phong trào Hợp tác hóa đã tạo tiền đề và
khả năng để miền Bắc thể hiện vai trò hậu phương của mình với tiền tuyến
miền Nam. Nhiệm vụ chi viện trực tiếp cho cách mạng miền Nam được triển
khai ngay từ khi có Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương (1959).

19


Tuy vậy, phải đến tháng 1/1961, khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết về
“Phương hướng và công tác trước mắt của cách mạng miền Nam” thì công tác
chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam mới được triển khai
một cách đồng bộ và toàn diện theo hướng đáp ứng những yêu cầu cụ thể của
các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương ở miền Nam. Thời kỳ này, cùng
với tuyến vận tải chiến lược trên bộ được xây dựng từ năm 1959, tuyến vận
tải trên biển cũng bắt đầu được hình thành để đáp ứng yêu cầu chi viện sức
người, sức của cho cách mạng miền Nam đang tăng nhanh. Quân đội triển
khai tổ chức các đơn vị “đi B” và hình thành các trung tâm huấn luyện cho
lực lượng này. Cho đến năm 1964, hậu phương lớn miền Bắc đã chi viện cho
các chiến trường ở miền Nam trên 40.000 quân và 3.000 tấn vũ khí.
Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, đầu năm 1965, đế
quốc Mỹ chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ, ồ ạt đưa quân Mỹ vào
trực tiếp tham chiến ở miền Nam và leo thang chiến tranh ra phá hoại miền
Bắc. Lúc này, miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu, lại vừa phải dốc sức chi
viện cho các chiến trường miền Nam. Mọi hoạt động tại hậu phương lớn miền

Bắc đều được chuyển sang thời chiến theo tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất
cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Miền Bắc đã phải hai lần chuyển
hướng, tiến hành động viên quy mô lớn sức người, sức của để chi viện cho
cách mạng miền Nam; trong khi lại còn phải gồng mình chiến đấu chống lại
cuộc chiến tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ. Trong những năm 19651975, miền Bắc đã động viên hơn 2 triệu thanh niên tham gia lực lượng vũ
trang, tổng số lao động ở miền Bắc được động viên chiếm tới 11% dân số.
Thậm chí vào các năm 1968, 1972, 1975 số nhân lực được động viên
còn vượt quá số lao động xã hội tăng lên hằng năm. Thời kỳ cao điểm (từ năm
1965 đến năm 1972), hậu phương miền Bắc đã chi viện cho cách mạng miền
Nam trên 670.000 quân (chiếm 43% tổng số quân động viên ở hậu phương

20


×