VẬN DỤNG THYẾT Z TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ở VIỆT NAM
TIỂU SỬ CỦA TÁC GIẢ
William Ouchi (1943) là người Mỹ gốc Nhật sinh ra tại Honolulu, Hawaii. Ông
từng theo học đại học tại Williams College, thạc sĩ tại Stanford University và tiến
sĩ tại University of Chicago. Ông nhiều năm là giảng viên University of California,
Los Angeles cũng như cố vấn cho nhiều tổ chức, đặc biệt là giáo dục và chính phủ.
Ông là người phát triển học thuyết Z về quản lí trong thời hiện đại. Ông xuất bản
nhiều cuốn sách về quản lí như: Theory Z: How American Management Can Meet
the Japanese Challenge. Hay The M Form Society: How American Teamwork Can
Recapture the Competitive Edge. Giáo sư Ouchi kết luận có ba cách tiếp cận để
quản lí một tổ chức: Quản lí thị trường, Quản lí tập trung và quản lí thị tộc.
1.
SỰ RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT
Vào những năm 1950, 1960, McGregor đưa ra một định nghĩa tiêu cực về tập hợp
các giả định bản chất tự nhiên của con người, học thuyết X. Ông cho rằng những
giả định này giới hạn khả năng phát triển của nhiều lao động. Cùng với đó,
McGregor đưa ra một tập hợp các giả định khác mà ông gọi đó là học thuyết Y.
Học thuyết Y lạc quan hơn về bản chất của con người khi mà nó liên hệ tới người
lao động. Trong cái nhìn của McGregor, nhà quản lí sử dụng học thuyết Y thể hiện
được nhiều phong cách hơn, nhân văn hơn, và cuối cùng là hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, đến những năm 1970, 1980, ngành công nghiệp của Mỹ mất thị trường
vào tay những đối thủ quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản. Sự quan tâm về cạnh tranh ở
Mỹ làm cho một vài công ti phải phân tích cách quản lí thành công của Nhật Bản.
Chính điều này đã dẫn đến nhiều cuốn sách ra đời nhằm lí giải sự thành công này.
Học thuyết Z đầu tiên được định nghĩa bởi sự tiếp cận độc đáo của giáo sư Ouchi.
Ouchi cho rằng, ghép hai phương thức quản lí vào làm một, phương thức Z sẽ tạo
ra nhiều lợi ích. Ông chính thức trình bày hoàn chỉnh nó trong cuốn sách xuất bản
năm 1981.
2.
3.
NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT
1
−
Thể chế quản lý phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới
một cách đầy đủ. Duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm tập thể
bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp thời
phản ánh tình hình cho cấp trên. Để nhân viên đưa ra những lời để nghị của họ
rồi sau đó cấp trên mới quyết định.(1)
−
Nhà quản lý cấp trung gian phải thực hiện được những vai trò thống nhất tư
tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời
báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình.(2)
−
Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và tăng thêm tinh thần
trách nhiệm, cùng doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn, gắn bó vận
mệnh của họ vào vận mệnh của họ vào vận mệnh của doanh nghiệp.(3)
−
Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao
động, kể cả gia đình họ. Từ đó tạo thành sự hòa hợp, thân ái, không cách biệt
giữa cấp trên và cấp dưới.(4)
−
Làm cho công việc hấp dẫn thu hút nhân viên vào công việc.(5)
−
Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên.(6)
−
Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và có biện pháp kiểm soát
tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.(7)
Tóm lại, học thuyết Z chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao
động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao
động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia
tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng
trong công việc.
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT Z
4.1.
Ưu điểm
Thuyết Z chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với
công ty bằng cách tạo ra sự an tâm, mãn nguyện.
Quan tâm, tôn trọng người lao động.
4.2.
Nhược điểm
Thuyết Z tạo ra sức ỳ trong nhân viên.
4.
−
−
−
2
VẬN DỤNG THUYẾT Z TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
Trong quản lý giáo dục cần phải tạo điều kiện cho việc cán bộ nhân viên, học
sinh, sinh viên tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng tập thể, nâng cao
chất lượng giáo dục.
Ví dụ: Vào những buổi sinh hoạt cuối tuần, cuối tháng, giáo viên chủ nhiệm sẽ
nắm bắt tình hình của tập thể lớp, đồng thời có thể tiếp nhận thông tin phản hồi
từ phía người học về những vấn đề liên quan đến tập thể lớp, từ đó báo cáo lên
cấp trên.
Hỗ trợ tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên yên tâm làm việc lâu dài.
Ví dụ: nhân viên được hưởng chế độ bảo hiểm, vào dịp lễ tết sẽ tặng quà cho
nhân viên.
Tạo mối quan hệ mật thiết giữa các nhà quản lý với cán bộ nhân viên,học sinh,
sinh viên.
Ví dụ: tổ chức những buổi giao lưu, tọa đàm, tổ chức những cuộc thi vào những
ngày lễ …
Có những tổ chức trung gian gắn kết giữa nhà quản lý với nhân viên, gia đình
của nhân viên để kịp thời nắm bắt tình hình và kịp thời giúp đỡ nhân viên.
Ví dụ: Tổ chức công đoàn ở nhà trường giúp bảo vệ quyền lợi của giáo viên,
công nhân viên chức.
Nhà quản lý cần dựa vào chuyên môn và hứng thú của nhân viên để phân công
công việc. Thực hiện các chế độ khen thưởng phù hợp, kịp thời và công bằng.
Thường xuyên cử nhân viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong quá trình đánh giá, xếp loại nhân viên cần phải toàn diện, rõ ràng, công
bằng, khách quan, tôn trọng nhân viên.
5.
−
−
−
−
−
−
−
3