Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò nông hộ tại xã tây trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.02 KB, 39 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là một ngành chiếm vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong
lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi bò là một
phần quan trọng trong ngành chăn nuôi nước ta và có truyền thống lâu đời của
dân tộc Việt Nam.
Ngành chăn nuôi bò không những cung cấp sức kéo, phân bón cho sản
xuất nông nghiệp và cung cấp phụ phẩm ( da, lông, sừng, móng…) làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng, mà còn góp phần tạo
công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Chúng ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững bởi khả năng sử dụng tốt
các nguồn tài nguyên sẵn có, đặc biệt là các thức ăn ít cạnh tranh và mang lại
các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Chăn nuôi bò ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng còn
gặp nhiều khó khăn do một số nguyên nhân sau: Người dân chủ yếu vẫn chăn
nuôi theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ không tập trung nên khi xảy ra bệnh dịch
khó kiểm soát. Nguồn thức ăn cho bò gía trị dinh dưỡng thấp, mang tính mùa
vụ. Người chăn nuôi chưa thật sự quan tâm đến khẩu phần ăn đúng và đủ cho bò
do đó hiệu quả chăn nuôi còn thấp. Mặt khác thị trường tiêu thụ chưa ổn định
cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Xã Tây Trạch là một xã thuần nông ở phía Đông Nam huyện Bố Trạch
tỉnh Quảng Bình. Nghề chăn nuôi bò ở xã Tây Trạch đã có và phát triển từ lâu,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân. Nông dân chăn nuôi bò chủ yếu để
phục vụ vào công việc sản xuất, làm đồng. Nguồn thức ăn cho bò chủ yếu là cỏ
tự nhiên, rơm, cây chuối, trong khi một lượng lớn phụ phẩm lớn như ngọn sắn,
thân lá lạc, chưa được người dân sử dụng. Chăn nuôi bò tại xã Tây Trạch còn
gặp nhiều khó khăn liên quan tới các vấn đề như thức ăn, thuốc thú y, vốn đầu
tư, các yếu tố kỹ thuật, rủi ro bệnh tật. Đồng thời với việc khắc phục các yếu tố
trên cần tận dụng triệt để tiềm năng sẵn có của địa phương, thay đổi ý thức của
người dân về chăn nuôi để từng bước nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò tại xã,
hướng tới chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.


Xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững của ngành chăn nuôi bò. Chúng
tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò nông hộ tại xã Tây
1


Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” nhằm tìm hiểu những khó khăn, tồn
tại, xác định tiềm năng phát triển chăn nuôi toàn xã. Từ đó tìm ra phương hướng
phát triển cho ngành chăn nuôi bò tại địa phương.
Mục đích của đề tài
Từ kết quả thu được để có những đánh giá về hiện trạng chăn nuôi bò ở nông
hộ tại xã Tây Trạch làm cơ sở cho việc phát triển chăn nuôi bò tại xã Tây Trạch.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của xã Tây Trạch
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nó là yếu tố
quyết định đến việc lựa chọn, bố trí cây trồng và sử dụng đất đai, cũng như
hướng thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm hàng hóa.
Tây Trạch là một xã thuộc vùng đồng bằng phía Tây huyện Bố Trạch, có
địa hình tương đối bằng phẳng.Trên địa bàn có nhiều sông suối, hồ.
Có địa giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp với xã Vạn Trạch và xã Hoàn Trạch huyện Bố Trạch
Phía Nam giáp với xã Hòa Trạch huyện Bố Trạch
Phía Đông giáp với Thị Trấn Hoàn Lão huyện Bố Trạch
Phía Tây giáp với xã Phú Định huyện Bố Trạch
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Xã Tây Trạch nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu mang tính
nhiệt đới ẩm, gió mùa. Hằng năm có hai mùa rỏ rệt, mùa mưa và mùa khô (mùa
khô từ tháng 2 - 9, mùa mưa từ tháng 10 - 1 năm sau).
Nhiệt độ: Trung bình nhiệt độ hàng năm từ 24 – 25 oC, tháng thấp nhất là
18,90C (tháng 1, 2), tháng cao nhất 30,30 C (tháng 6, 7), biên độ nhiệt độ ngày đêm 6,5 – 7oC. Thường nhiệt độ thấp dần từ tháng 10 đến tháng 1 và cao dần từ
tháng 2 đến tháng 9.
Thời tiết: Có những lúc rét đậm và kéo dài có khi nhiệt độ xuống dưới
10oC. Nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, có khi nhiệt độ lên đến 38 – 39 oC. Nhiệt độ
khắc nghiệt đã ảnh hưởng lớn đến quá trính sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, vật nuôi làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.
Độ ẩm: Do mang đặc điểm khí hậu duyên hải miền trung nên độ ẩm tăng
cao về mùa đông, xuân và thấp về mùa hè.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2000 –
3500mm, nhưng phân bố không đều mưa thường tập trung vào các tháng 10, 11,
12, 1 chiếm tới 70 - 80% lượng mưa trong năm các tháng mưa ít là 5, 6, 7. Các
năm khác nhau thì lượng mưa khác nhau có năm đạt 3800mm cũng có năm chỉ
3


1500mm. Có khi mỗi tháng mưa có đến 17-18 ngày, ảnh hưởng đến việc bố trí
thời vụ sản xuất nông nghiệp.
Gió: Hằng năm xã Tây Trạch chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa, gió mùa
mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào tháng 10
và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Gió mùa tây nam từ xuất hiện từ tháng 4 và kết
thúc vào tháng 9. Do đi qua dãy Trường Sơn nên gió Tây Nam bị thay đổi tính
chất (từ nóng ẩm sang khô nóng), cộng thêm bức xạ mặt trời làm cho nhiệt độ
tăng cao và thường cao nhất vào lúc giữa trưa bình thường có thể lên đến 370C.
Khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật bị chi phối bởi
điều kiện địa hình và địa lý. Khí hậu có mối liên quan chặt chẽ với các hoạt
động sống của con người cũng như động vật, thực vật trên Trái Đất. Đối với sản

xuất nông nghiệp, khí hậu thời tiết ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng và vật
nuôi. Vì vậy hiểu biết và nghiên cứu các quy luật của khí hậu, thời tiết có ý
nghĩa kinh tế to lớn và rất thiết thực cho việc quy hoạch vùng trồng trọt và lựa
chọn loại cây trồng thích hợp.
2.1.1.3. Thủy văn
Hệ thống thủy lợi trong những năm qua đã được xã chú trọng đầu tư, sửa
chửa và nâng cấp, tuy nhiên vẫn còn khó khăn.
2.1.2. Tình hình kinh tế -xã hội của xã Tây Trạch
2.1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
2.1.2.1.1. Tình hình phát triển nông nghiệp
+ Trồng trọt
Đây là hoạt động sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, đem lại nguồn kinh
tế lớn cho địa phương. Năng suất vụ lúa Đông Xuân ước đạt 50 tạ/ha, vụ Hè Thu
đạt 45 tạ/ha. Theo số liệu thống kê của xã năm 2015 diện tích trồng lúa là 417.2
ha, sản lượng đạt 2086 tấn.
Bên cạnh trồng lúa, xã còn trồng thêm một số cây hoa màu.Diện tích và
năng suất cụ thể như sau: Ngô gieo trồng 19 ha, năng suất đạt 45 tạ/ha. Khoai
(đông xuân): trồng 25.4 ha, đạt 80 tạ/ha. Sắn trồng 322.8 ha, đạt 240 tạ/ha.
Nhìn chung kinh tế nông nghiệp của địa phương đang còn tính chất tự sản
tự tiêu là chính, chưa tiến đến việc sản xuất dạng hàng hóa, tìm thị trường tiêu
thụ. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế,

4


việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, chế biến và cơ giới
hóa nông nghiệp chưa cao.
+ Chăn nuôi
Bảng 2.1. Số lượng các loài nuôi tại xã Tây Trạch
Vật nuôi


Đơn vị(con)

Trâu,bò

2.067

Lợn

4.500

Gia cầm

40.780
(Nguồn: Báo cáo nông nghiệp Xã Tây Trạch, năm 2015)

Số liệu bảng trên cho ta thấy hệ thống chăn nuôi ở đây là chăn nuôi tổng
hợp đa mục đích với nhiều loài gia súc trong gia đình với mục đích khác nhau
như lấy thịt, sức kéo, lấy phân. Đa số nông hộ đang muốn mở rộng chăn nuôi kết
hợp với phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập.
Lợn và gia cầm vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với 4.500 con và 40.780
con. Tuy nhiên phần lớn các hộ đề nuôi với quy mô nhỏ và vừa. Số lượng trâu,
bò toàn xã vẫn còn thấp với 2.067 con.
2.1.2.1.2. Tình hình phát triển các nghành phi nông nghiệp
+Công nghiệp, xây dựng
Người dân ở xã Tây Trạch đa số hoạt động nông nghiệp, hoạt động công
nghiệp, xây dựng chưa phát triển nhiều.
+ Tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn có
chuyển biến tích cực. Để phục vụ các hoạt động dân sinh và sản xuất nông

nghiệp, xã có các hoạt động xay xát, sửa chửa cơ khí nhỏ đáp ứng cho việc sản
xuất gò hàn, nghề mộc.
+ Thương mại, vận tải, du lịch
Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ vận tải đạt tăng trưởng khá.
+ Thông tin liên lạc
Hệ thống liên lạc trên địa bàn xã ngày càng phát triển.

5


2.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn
+ Thuận lợi
- Kinh tế xã trong những năm qua có bước chuyển biến tích cực và liên
tục tăng trưởng, tổng sản phẩm của xã ngày càng tăng, đời sống nhân dân ngày
càng ổn định.
- Sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị, nhân dân lao động cần cù, sớm
thích nghi với cơ chế mới.
- Diện tích đất nông nghiệp, đất gò đồi nhiều phù hợp trồng cây công nghiêp
lâu năm (cây cao su) đồng thời với việc tận dụng làm bãi chăn thả cho gia súc.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, cho nên xã Tây Trạch có
điều kiện phát triển một hệ sinh thái thực vật, cây trồng phong phú: rau, đậu,
sắn, ngô,…
+ Khó khăn
- Thời tiết diễn biến phức tạp, xã chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô
nóng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Lạm phát, suy thoái kinh tế vẫn chưa kết thúc đã tác động tiêu cực đến
đời sống và sản xuất của người dân.
- Các nhân tố tiềm ẩn về trật tự an toàn xã hội, dịch bệnh, gia súc, gia
cầm.
-Chăn nuôi phát triển chậm,kiểm soát giết mổ,kiểm soát gia súc từ ngoài

địa phương nhập về còn sơ hở.
2.3. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam
Theo Tổng cục thống kê (2014) đàn bò năm 2005 là 4,907.7 triệu con, có
xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2005 - 2007, đến năm 2007 đạt 6,724.7 triệu
con. Sau đó giảm dần từ năm 2008 - 2014, đạt 5,134 triệu con vào năm 2014.
Năm 2015 có tăng, đạt 5,367,078 triệu con tính tới thời điểm tháng 10 năm
2015.Sự tăng này là do đàn bò sữa tăng mạnh do một số doanh nghiệp tăng
cường đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi, người dân chú trọng đến chăn nuôi bò
lấy thịt theo hướng tập trung hơn.

6


Bảng 2.2. Tổng đàn bò Việt Nam (2005-2015)

Tổng số

Sản lượng
thịt xuất
chuồng

Đơn vị
tính

2005

2010

con


5,540.7

5,808.
3

Tấn

142,2

2011

2012

2013

2014

2015

5,436.6 5,194.178 5,156,727 5,234,298 5,367,078

278,9 287,169.3 293,969 285,442.1 292,901

299,324

Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
Từ số liệu thống kê ta thấy số lượng đàn bò cả nước tính đến năm 2015 là
hơn 5 triệu con, số lượng đàn bò tăng dần từ năm 2005 - 2010 (tăng 2680 con)
và đạt 5,808.3 con vào năm 2010, tuy nhiên giai đoạn năm 2010 - 2013 số lượng
đàn bò có xu hướng giảm dần, xuống còn 5,156,727 con vào năm 2013.Giai

đoạn từ năm 2014 - 2015 số lượng đàn bò có tăng nhưng tăng chậm, đạt
5,367,078 con vào năm 2015, tăng 132780 con so với năm 2014. Sự tăng số
lượng này là do người dân đã chú trọng tới việc chăn nuôi bò thịt theo hướng
hàng hóa để nâng cao thu nhập, đồng thời với chính sách khuyến khích phát
triển chăn nuôi của nước ta.
Qua bảng số liệu thống kê trên, cho thấy ngành chăn nuôi của nước ta nói
chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng nhìn chung đang trên đà phát triển, tăng cả
về số lượng và sản lượng thịt xuất chuồng,tuy nhiên vẩn còn nhiều bất ổn.Từ đó
mở ra một định hướng mới cho ngành chăn nuôi nước ta là cần thúc đẩy phát
triển chăn nuôi bò thịt để nước ta trở thành một nước chăn nuôi bò thịt đúng
nghĩa. Do vậy, cần có những nhận định đúng về hiện trạng chăn nuôi bò để đưa
ra chiến lược phát triển phù hợp cho từng giai đoạn.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn
nuôi bò nói riêng gặp không ít khó khăn như điều kiện tự nhiên bất lợi, mưa lũ,
hạn hán, rét hại, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra cho thấy số lượng đàn
bò giảm rõ rệt. Bảng 2.2 cho thấy diễn biến số lượng đàn bò ở các vùng nước ta.

7


Bảng 2.3. Số lượng đàn bò theo khu vực từ năm2011-2015
(Đơn vị tính: triệu con)
Khu vực

2011

2012

2013


2014

2015

Cả nước

5436,6

5194,2

5156,7

5234,3

5367,1

Đồng bằng sông hồng

603,4

517,2

496,6

492,7

496,7

924,7


904,6

896,8

909,0

943,0

Bắc trung bộ và duyên hải
2144,9
miền Trung

2103,6

2092,7

2119,7

2185,7

Tây nguyên

689,0

657,2

662,8

673,7


685,6

Đông Nam Bộ

408,9

382,5

364,1

361,3

367,1

Đồng bằng sông Cửu Long 665,7

629,1

643,9

677,9

689,0

Trung du và miền núi
phía Bắc

Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
2.4. Tình hình chăn nuôi bò ở Quảng Bình
Bảng 2.4. Tổng đàn bò Quảng Bình (2010-2014)

Đơn vị: Nghìn con
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Số lượng

110,2

100,6

95

87

89,2

Nguồn: Tổng cục thống kê (2014)
Số lượng đàn bò tại tỉnh Quảng Bình có xu hướng giảm, năm 2010 tổng
đàn bò là 110,200 con giảm xuống còn 89,000 con vào năm 2014. Sự giảm sút
này là do diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp, dịch bệnh, mặt khác việc phát
triển các khu công nghiệp trong nước đã thu hút một lượng lớn lao động trẻ, do

thiếu lao động chăn dắt nên người chăn nuôi không tăng quy mô đàn.Định
hướng phát triển chăn nuôi bò hiện nay của Quảng Bình là đẩy nhanh tiến độ
chương trình cải tạo đàn bò địa phương theo hướng Zebu hóa gồm các giống
Red Sindhi, Brahman, Sahiwal đỏ... chủ yếu bằng phương pháp thụ tinh nhân
tạo, tăng tỷ lệ bò lai trong cơ cấu đàn, đặc biệt là đàn bò cái nền làm cơ sở để
tiếp tục cho lai tạo với các giống bò chuyên thịt.

2.5. Một số giống bò hiện có ở Việt Nam
8


2.5.1. Các giống bò nội
+ Bò Vàng Việt Nam
Bò nội ở nước ta phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa phương
như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn. Mặc dù có sự khác nhau nhất
định về một vài đặc điểm màu lông, thể vóc nhưng chưa có cơ sở nào khẳng
định đó là những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi chung các loại bò nội
của ta là bò Vàng Việt Nam. Bò nội thường có sắc lông màu vàng vàng
nhạt,vàng cánh dán và không có thiên hướng sản xuất rõ rệt.
Ngoại hình bò Vàng cân xứng. Con cái đầu thanh, sừng ngắn; con đực đầu
to, sừng dài chĩa về phía trước, mạch máu và gân mặt nổi rõ. Mắt tinh, lanh
lợi.Cổ con cái thanh, cổ con đực to, lông thường đen. Yếm kéo dài từ hầu đến
xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai con đực cao,con cái không có. Lưng và
hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát
triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh,
cứng cáp, hai chân trước thẳng, hai chân sau đi chạm khoeo.
Bò nội có nhược điểm tầm vóc nhỏ. Khối lượng lúc sơ sinh khoảng 14 15 kg, lúc trưởng thành con cái nặng khoảng 160 - 200kg, con đực 250280kg.Tuổi phối giống lần đầu khoảng 20 - 24 tháng.Tỷ lệ đẻ hằng năm là 5080%. Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2kg/con/ngày.Tuy nhiên, tỷ lệ mở sữa khá
cao (5-5.5%). Năng suất thịt thấp, tỷ lệ thịt xẻ 40-44%. Sức kéo trung bình của
con cái là 380 - 400N, đực là 440 - 490N. Sức kéo tối đa cuả con cái là 1000 1500N, con đực 1200 - 1800N.
Bò vàng có ưu điểm chịu kham khổ, bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện

khí hậu nước ta.
+ Bò Lai Sin
Bò Lai Sin là kết quả tạp giao giữa bò Red Shindhi hoặc bò Sahiwal với
bò Vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò Lai Sin thay đổi lớn giữa các cà thể nên
sức sản xuất và ngoại hình cũng thay đổi tương ứng.
Ngoại hình bò Lai Sin trung gian giữa bò Sin và bò Vàng Việt Nam.Đầu
hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài từ hầu đến
rốn, có nhiều nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Bầu vú phát triển.
Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. Màu lông thường vàng hoặc sẫm,
một ít con có vá trắng.

9


Khối lượng sơ sinh khoảng 17 – 19kg, khoảng 250 - 350kg đối với con cái
và 400 - 450kg đối với con đực. Tuổi phối giống lần đầu lúc 18 - 24 tháng tuổi.
Khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng. Năng suất sữa khoảng 1200 1400kg/240-270 ngày, mỡ sữa 5-5,5%. Tỷ lệ thịt xẻ 48-49%. Sức kéo trung bình
560 - 600N, tối đa con cái 1300-2500N, con đực 2000 - 3000N.
Bò Lai Sin chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống chịu bệnh tật cao và
thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm.
2.5.2. Các giống bò ngoại
a. Bò kiêm dụng
+ Bò Sin (Red Sinhi)
Bò Sin có nguồn gốc từ vùng Sinhi (Pakistan). Đây là giống bò kiêm
dụng, thường được nuôi theo phương thức chăn thả tự do.
Bò có màu lông đỏ cánh dán hay nâu thẫm. Bò có thân hình ngắn, chân
cao, mình lép, tai to rũ xuống, yếm và nếp gấp dưới rốn rất phát triển. Bò đực có
u vai cao, đầu to, gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, ngực sâu nhưng không nở. Bò
cái đầu và cổ nhỏ hơn, phần trước phát triển hơn phần trước, bầu vú phát triển,
núm vú to và dài, tĩnh mạch vú nổi rõ. Âm hộ có nhiều nếp nhăn.

Khối lượng con đực khoảng 450 - 500kg, con cái 350 - 380kg. Sản lượng
sữa trung bình từ 1400 - 2100kg/270 - 290 ngày, mỡ sữa 5-5,5%.
+ Bò Sahiwal
Bò Sahiwal thuộc giống bò u của Pakistan.Bò có màu lông đỏ vàng hay
vàng thẫm, bò có kết cấu ngoại hình giống bò Red Sinhid, nhưng bầu vú phát
triển hơn. Khi trưởng thành con cái nặng 360 - 380kg, con đực nặng 470-500kg.
Sản lượng sữa 2100 - 2300kg/9 tháng, mỡ sữa 5-5,5%.
b. Bò sữa
+ Bò Holstein Friesian (HF)
Đây là giông bò chuyên sữa nổi tiếng trên thế giới được tạo ra từ thế kỷ
XIV ở tỉnh Fulixon của Hà Lan. Bò HF có 3 dạng màu lông chính: lang trắng
đen (chiếm ưu thế), lang trắng đỏ (ít), toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi
trắng. Các điểm trắng đặc trưng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuông
bụng, 4 chân và chót đuôi trắng.
Về hình dáng, bò HF có thân dạng hình nêm đặc trưng của bò sữa. Đầu
con cái dài, nhỏ, thanh; đầu con đực thô. Sừng nhỏ, ngắn, chĩa vê phía trước.
10


Trán phẳng hoặc hơi lõm. Cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm. Vai-lưng-hông
- mông thẳng hàng. Bốn chân thẳng, hai chân sau doãng. Bâu vú rât phát triển;
tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ.
Tâm vóc bò HF khá lớn: khôi lượng sơ sinh khoảng 35-45 kg, trưởng
thành 450-750kg/cái, 750-1100kg/đực. Bò này thành thục sớm, có thể phối
giống lúc 15-20 tháng tuổi.
Khoảng cách lứa đẻ khoảng 12-13 tháng. Năng suất sữa trung bình
khoảng 5000 - 8000 kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ sữa thấp, bình quân 3,3-3,6
%.
+ Bò Jersey
Bò Jersey là giống bò sữa của Anh. Nó là kêt quả tạp giao giữa giống bò

Bretagne (Pháp) với bò địa phương, về sau có thêm máu bò Normandie (Pháp).
Bò có màu vàng sáng hoặc cam. Có những con có đốm trắng ở bụng,
chân và đầu. Bò có kết cấu ngoại hình đẹp, đặc thù của bò hướng sữa. Đầu nhẹ,
mặt cong, mắt lồi, cổ thanh dài và có yêm khá phát triển. Vai cao và dài. Ngực
sâu, xương sườn dài. Lưng dài, rộng. Mông dài, rộng và phẳng. Bụng to, tròn.
Bôn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng. Đuôi nhỏ. Bầu vú phát triển
tôt cả phía trước và phía sau, tĩnh mạch vú to và dài.
Khối lượng sơ sinh 25 - 30kg, khôi lượng trưởng thành của bò cái là 300400kg, của bò đực 450 - 550kg. Năng suất sữa bình quân đạt 3000 - 5000kg/chu
kỳ 305 ngày. Đặc biệt bò Jersey có tỷ lệ mỡ sữa rất cao (4,5-5,5%), mỡ sữa màu
vàng. Bò Jersey thành thục sớm, 16-18 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu, có
khả năng đẻ 1năm 1 lứa.
c. Các giống bò thịt
+ Bò Brahman
Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Mỹ bằng cách lai 4
giống bò Zebu với nhau. Bò Brahman có màu lông trắng gio hoặc đỏ.
Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 680-900kg, bò cái nặng 450-630kg.
Lúc 1 năm tuổi con đực nặng khoảng 375kg, con cái nặng 260kg. Tăng trưởng của
bê đực từ 6 - 12 tháng. Tuổi khoảng 900 - 1000g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 5258%.
+ Bò Drought Master

11


Bò Drought Master là một giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Australia
bằng cách lai giữa bò Shorthorn với bò Brahman. Bò có màu lông đỏ. Lúc
trưởng thành bò đực nặng 820-1000kg, bò cái nặng 550-680kg. Lúc 1 năm tuổi
con đực nặng 450kg, con cái nặng 325kg. Bê đực 6-12 tháng tuổi được nuôi
dưỡng tốt cho tăng trọng 1000-1200g/ngày và cho tỷ lệ thịt xẻ 55-60% khi giết
thịtt lúc 14-16 tháng tuổi.
+ Bò Hereford

Bò Hereford là một giống bò thịt của Anh, được tạo ra từ thế kỷ 18 ở đảo
Hereford bằng phương pháp nhân giống thuần chủng, chọn lọc và tăng cường
dinh dưỡng. Giống bò này có ngoại hình tiêu biểu của bò chuyên dụng hướng
thịt. Đầu không to nhưng rộng. Cổ ngắn và rộng. Ngực sâu và rộng, lưng dài và
rộng. Cơ bắp rất phát triển. Chân thấp. Da dày hơi thô. Bộ xương vững chắc. Bò
Hereford có màu lông đỏ, riêng ở đầu, ngực, phần dưới bụng, bốn chân và đuôi
có đốm trắng.
Bò cái trưởng thành nặng 750-800kg, bò đực 1000-1200kg. Bê đực 1 năm
tuổi có thể nặng 520kg, bê cái 364kg. Bê 6-12 tháng tuổi tăng trọng 13001500g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ lúc 14-16 tháng tuổi đạt 67-68%. Chât lương thịt tốt,
thịt ngon, mềm, thường có lớp mỡ kẻ giữa lớp cơ bắp.
+ Bò Charolais
Bò Charolais là giống bò chuyên dụng thịt của Pháp, được hình thành ở
vùng Charolais. Bò có sắc lông màu trắng ánh kem.
Ngoại hình phát triển cân đối. Thân rộng, mình dày, mông không dốc. Đùi
phát triển.Khi trưởng thành bò đực có khôi lượng 1000-1400kg, bò cái 700900kg. Lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt 450-540kg, bê cái 380kg.
Từ 6-12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1450-1550g/ngày. Giết thịt lúc
14-16 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65-69%.
2.6.Lợi ích của chăn nuôi bò
- Cung cấp thực phẩm:
Gia súc nhai lại cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người
là sữa và thịt. Thịt trâu bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao.
Thịt trâu béo cung cấp 2558 Kcal/kg, loại trung bình là 2080 Kcal/kg. Sữa được
xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu
hoá. Trâu bò là những gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn rẻ tiền như cây
cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phần khác nhau của thịt và sữa. Mức sống
12


càng được cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và sữa trâu bò càng tăng
lên.

-Cung cấp sức kéo:
Trâu bò được sử dụng từ lâu đời vào mục đích cung cấp sức kéo để làm
đất phục vụ trồng trọt. Ngoài việc làm đất, trâu bò còn được sử dụng để kéo xe
vận chuyển hàng hoá và các mục đích lao tác khác như kéo gỗ, kéo nước, kéo
cối xay, v.v... Lợi thế của sức kéo trâu bò là có thể hoạt động ở bất kỳ địa bàn
nào và sử dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông
nghiệp làm nguồn cung cấp năng lượng
- Cung cấp phân bón:
Phân bò là loại phân hữu cơ có giá trị và khối lượng đáng kể.Hằng ngày
một con bò trưởng thành thải ra từ 10-15 kg phân.Phân bò chứa 78% nước, 5,4%
khoáng, 1,06% axit photphorix, 0,1% kali, 0,2% caxi.Mặc dù chất lượng không
cao nhưng nhờ khối lượng lớn nên phân trâu,bò đã đáp ứng tới 50% nhu cầu
phân hữu cơ cho nông nghiệp nước ta.
- Cung cấp nguyên liệu chế biến:
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho
nông nghiệp, các loài gia súc nhai lại (GSNL) còn sản xuất ra một số sản phẩm
khác có thể sử dụng cho các ngành sản xuất khác. Da bò có thể dung làm áo da,
găng tay, bao sung, giày, dép, cặp. Lông bò được dung làm bàn chải mỹ nghệ và
lau chùi máy móc quang học.
- Ý nghĩa kinh tế-xã hội:
Đối với nhiều vùng nông thôn và miền núi bò được coi như một loại tài
sản cố định hay một “ ngân hàng sống” để đảm bảo an ninh kinh tế cho hộ gia
đình. Gia súc nhai lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tích lũy tài
chính và cung cấp tiền mặt cho nhu cầu tiêu dung của những hộ nông dân
nghèo.Chăn nuôi GSNL là kế sinh nhai, là một phương tiện xóa đói giảm nghèo
góp phần phát triển nông thôn bền vững.
2.7. Sinh lý tiêu hóa của bò
2.7.1. Bộ máy tiêu hóa của bò
Đặc điểm nổi bật của bộ máy tiêu hóa của tất cả động vật ăn cỏ là những
khoang phình lớn để tạo ra môi trường giúp cho vi sinh vật lên men


13


Carbohydrate và các sản phẩm cây trồng khác, để sinh ra chủ yếu là axit béo bay
hơi, khí methan, khí cacbonic và ATP cho sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.
- Miệng có vai trò lấy thức ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại. Tham gia vào
quá trình lấy và nhai nghiền thức ăn có môi, hàm răng và lưỡi. Bò không có răng
cửa hàm trên, có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm. Răng có vai trò nghiền
nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Lưỡi có có 3 loại gai thịt là
gai hình đài hoa, gai hình nấm (có vai trò vị giác) và gai thịt hình sợi (có vai trò
xúc giác). Các gai thịt này giúp bò biết được vị của thức ăn. Lưỡi còn giúp cho
việc lấy thức ăn và nhào trộn thức ăn trong miệng. Bò có ba đôi tuyến nước bọt
(dưới tai, dưới lưỡi và dưới hàm) rất phát triển, hàng ngày tiết ra một lượng
nước bọt rất lớn (130-180 lít). Nước bọt ở bò được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ
tương đối liên tục. Muối cácbônát và phốtphát trong nuớc bọt có tác dụng trung
hoà các sản phẩm axit sinh ra trong dạ cỏ để duy trì pH ở mức thuận lợi cho vi
sinh vật phân giải xơ hoạt động. Nước bọt còn có tác dụng quan trọng trong việc
thấm ướt thức ăn, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại được dễ dàng. Nước bọt
còn cung cấp cho môi trường dạ cỏ các chất Điện giải như Na+, K+, Ca++, Mg+
+. Đặc biệt trong nước bọt còn có urê và phốt-pho, có tác dụng Điều hoà dinh
dưỡng N và P cho nhu cầu của VSV dạ cỏ. Sự phân tiết nước bọt chịu tác động
bởi bản chất vật lí của thức ăn, hàm lượng vật chất khô trong khẩu phần, dung
tích đường tiêu hóa và trạng thái tâm - sinh lý. Ngược lại, gia súc ăn nhiều thức
ăn tinh, thức ăn nghiền quá nhỏ sẽ giảm tiết nước bọt nên tác dụng đệm đối với
dịch dạ cỏ sẽ kém và kết quả là tiêu hóa thức ăn xơ sẽ giảm xuống
Khác với những gia súc khác, dạ dày của GSNL (trâu, bò, dê, cừu..) là dạ
dày kép, gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
-Dạ cỏ: là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xong bụng, từ cơ hoành
đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường

tiêu hóa. Có chức năng dự trữ, nhào trộn và chuyển hóa thức ăn. Dạ cỏ không có
tuyến tiêu hóa mà niêm mạc có nhiều núm hình gai. Sự tiêu hóa thức ăn trong đó
là nhờ hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh
vật lên men yếm khí. Các khí được thải ra ngoài qua phản xạ ợ hơi. Trong dạ cỏ
còn có sự tổng hợp các vitamin nhóm B và vitamin K. Sinh khối VSV và các
thành phần không lên men được chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hóa.
-Dạ tổ ong: là túi nối liền với dạ cỏ, niêm mạc có cấu tạo giống như tổ ong.
Dạ tổ ong có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và những thức ăn chưa được
nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ
14


ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men và
hấp thu các chất dinh dưỡng trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ.
-Dạ lá sách: là túi thứ ba, niêm mạc được cấu tạo thành nhiều nếp gấp
(tương tự các tờ giấy của quyển sách). Dạ lá sách có nhiệm vụ chính là nghiền
ép các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, muối khoáng và các axit béo bay hơi
trong dưỡng chất đi qua.
-Dạ múi khế: là dạ dày tuyến gồm có thân vị và hạ vị. Các dịch tuyến múi
khế được tiết liên tục vì dưỡng chất từ dạ dày trước thường xuyên được chuyển
xuống. Dạ múi khế có chức năng tiêu hóa men tương tự như dạ dày đơn nhờ có
HCl, pepsin, kimozin và lipaza.
-Ruột non: Ruột non của bò có cấu tạo và chức năng như gia súc dạ dày
đơn. Trong ruột non có các men tiêu hóa để tiêu hóa các loại tinh bột, đường,
protein và lipid. Những phần thức ăn chưa được lên men ở dạ cỏ và sinh khối vi
sinh vật được đưa xuống ruột non để tiếp tục tiêu hóa bằng men. Ruột non còn
làm nhiệm vụ hấp thu nước, khoáng và vitamin.
-Ruột già: có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong phần manh
tràng có hệ VSV tương tự dạ cỏ, có vai trò lên men các sản phẩm đưa từ trên
xuống. Các acid béo bay hơi sinh ra từ quá trình lên men trong ruột già được hấp

thu tương tự như dạ cỏ, nhưng các VSV không được tiêu hóa tiếp mà theo phân
ra ngoài. Trực tràng có tác dụng hấp thu nước, tạo khuôn và tích trữ phân.
2.7.2. Đặc điểm tiêu hóa thức ăn của bò.
+ Tiêu hóa cơ học:
Khi bò lấy thức ăn vào miệng, thức ăn được nhai sơ bộ qua rồi được nuốt
xuống dạ cỏ. Tại đây, thức ăn được nhào bóp và làm nát, trộn đều với thức ăn cũ
nhờ sự co bóp của dạ cỏ. Những phần thức ăn nhỏ, mịn chìm dần xuống đáy dạ
cỏ và di chuyển dần sang dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế, phần thức ăn thô
và nhẹ được ợ lên miệng để nhai lại. Quá trình tiêu hóa diễn ra như vậy, làm cho
thức ăn trong dạ cỏ vơi dần và bò lại tiếp nhận những nguồn thức ăn mới.
+ Tiêu hóa vi sinh vật học:
Tại dạ cỏ diển ra quá trình tiêu hóa nhờ lên men vi sinh vật. Chủng loại vi
sinh vật ở dạ cỏ rất đa dạng và phong phú, chúng thuộc về 3 nhóm chính là vi
khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm. Những vi sinh vật trong dạ cỏ là những vi
sinh vật có lợi, không gây độc hại cho bò, chúng được cảm nhiểm từ bên ngoài
vào (qua thức ăn, nước uống, từ con trưởng thành sang con non). Hệ vi sinh vât
15


sống và phát triển mạnh trong dạ cỏ la nhờ tại đây có các điều kiện thích hợp về
nhiệt độ, độ ẩm, môi trường yếm khí và nguồn dinh dưởng dồi dào.
Vi sinh vật giúp bò có thể tiêu hóa thức ăn thô và chất xơ. Chúng biến đổi
chất xơ ( chủ yếu là xenluloza) và các chất bột đường thành các axit hửu cơ (các
axit béo bay hơi) như: axit axetic, axit propionic, axit butyric. Các axit này
nhanh chóng hấp thu qua thành dạ cỏ và cung cấu 60-80% năng lượng cho hoạt
động sống của bò.
Vi sinh vật tổng hợp các chất dinh dưởng cho trâu trong mối qua hệ cộng
sinh hết sức chặt chẻ. Sản phẩm phân giải của các chất trong thức ăn của loại
này lại là chất dinh dưởng của loại khác. Chính vì vậy nếu một nhóm vi sinh vật
nào đó không có được những điều kiện thích hợp để phát triển (như khẩu phần

mất cân đối các chất dinh dưởng) thì chúng sẽ chết dần đi. Điều đó dẩn đến sự
thay đổi thành phần của nhiều nhóm vi sinh vật khác. Kết quả là các quá trình
tiêu hóa thức ăn bị rối loạn và chắc chắn ảnh hưởng xấu đến tình trạng sưc khỏe
cũng như năng suất nuôi.
Như vậy thực chất việc nuôi dưởng bò là nuôi dưởng các khu hệ vi sinh
vật dạ cỏ, là cung cấp và tạo cho chúng những điều kiện tối ưu để sinh sôi nảy
nở và phát triển.
+Sự nhai lại:
Thức ăn sau khi ăn được nuốt xuống dạ cỏ và lên men ở đó. Phần thức ăn
chưa được nhai kỹ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng lại được ợ lên xoang
miệng với những miếng không lớn và được nhai kỹ lại ở miệng. Khi thức ăn đã
được nhai lại kỹ và thấm nướcbọt lại được nuốt trở lại dạ cỏ.Sự nhai lại được diễn
ra 5-6 lần trong ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 50 phút. Thời gian nhai lại phụ thuộc
vào bản chất vật lý của thức ăn, trạng thái sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần,
nhiệt độ môi trường v.v... Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại
càng ngắn. Trong điều kiện yên tĩnh gia súc sẽ bắt đầu nhai lại (sau khi ăn) nhanh
hơn. Cường độ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều.
+ Sự ợ hơi:
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, một lượng các chất khí (chủ yếu là khí
CH4 và khí CO2) được hình thành ở dạ cỏ. Các chất khí này được tích lũy và đến
một mức độ nào đó thì được thải ra, quá trình đó gọi là quá trình ợ hơi.
Ợ hơi là một phản xạ thải khí nhờ sự co bóp của thành dạ cỏ.

16


Các chất khí chủ yếu là CO2 cũng có thể được hấp thụ qua thành dạ cỏ vào
máu và sau đó được thải qua đường hô hấp.

2.7.3. Môi trường sinh thái dạ cỏ

Môi trường dạ cỏ có những đặc điểm thiết yếu cho sự lên men của vi sinh
vật cộng sinh như sau: độ ẩm cao (85-90%), pH trong khoảng 6,4-7,0, nhiệt độ
khá ổn định (38-420C), áp suất thẩm thấu ổn định và là môi trường yếm khí
(nồng độ ôxy < 1%).
Bên trong dạ cỏ các chất chứa luôn luôn được nhào trộn bởi sự co bóp của
vách dạ cỏ, phần thức ăn không lên men thường xuyên được giải phóng ra khỏi
dạ cỏ xuống phần dưới của đường tiêu hoá và các cơ chất mới lại được nạp vào
thông qua thức ăn, nhờ vậy dòng dinh dưỡng được liên tục lưu thông. Sự vận
chuyển các sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ cỏ và nạp mới cơ chất có ảnh hưởng
lớn đến sự cân bằng sinh thái trong dạ cỏ và nhờ đó mà dạ cỏ trở thành một môi
trường lên men liên tục. Các vật liệu đã được biến hóa và sinh khối VSV được
chuyển xuống phần dưới ống tiêu hóa. Vì vậy, số lượng VSV luôn luôn duy trì ở
mức ổn định.
2.7.4. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ VSV dạ cỏ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào khẩu phần. Có 4 loại
VSV đã được phát hiện (Vi khuẩn, Protozoa, nấm và virus). Tất cả đều là vi sinh
vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các
chất dinh dưỡng.
+ Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn có mặt trong dạ cỏ có số lượng lớn nhất so với các VSV khác.
Hầu hết các tài liệu cho biết số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ dao động từ 10 10 -1011
tế bào /1g dạ cỏ. Tính đến nay đã có tới 200 loài vi khuẩn dạ cỏ được mô tả
(Dorou và France, 1993).
Theo Preston và Leng (1987) chia vi khuẩn thành 4 nhóm:
-Nhóm vi khuẩn tự do trong dạ cỏ (chiếm khoảng 30% so với tổng số)
-Nhóm vi khuẩn kết dính vào các mẫu thức ăn (khoảng 70%)
-Nhóm vi khuẩn trú ngụ vào các nếp gấp biểu mô.
-Nhóm vi khuẩn bám vào Protozoa (chủ yếu là loại sinh khí CH4)
17



Ngoài ra, sự phân loại vi khuẩn có thể tiến hành dựa vào cơ chất mà vi
khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng.
Theo Hungate (1966) vi khuẩn dạ cỏ có thể phân thành 10 nhóm như sau:
-Nhóm phân hủy cellulose
-Nhóm tiêu hóa Hemicellulose
-Nhóm tiêu hóa amylose
-Nhóm tiêu hóa đường
-Nhóm sử dụng acid
-Nhóm tiêu hóa lipid
-Nhóm tiêu hóa protid
-Nhóm sản sinh amoniac
-Nhóm sản sinh khí metan
-Nhóm tổng hợp vitamin
+Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc nhai lại ăn thức ăn thô và là
nhóm có kích thước lớn nhất trong hệ vi sinh vật dạ cỏ. Trong dạ cỏ thì số lượng
protozoa khoảng 105-106/ 1g chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn nhưng với kích
thước lớn hơn thì chúng cũng tương đương về mặt sinh khối.
Một số tác dụng chính của protozoa như sau:
-Tiêu hóa tinh bột và đường. Tuy có một số loại protozoa có khả năng
phân giải cellulose nhưng cơ chất chính vẫn là đường và tinh bột nên số lượng
protozoa sẽ tăng lên nếu gia súc ăn nhiều bôt đường.
-Xé rách màng tế bào thực vật, điều này sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của
thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào khối thức ăn.
-Tích lũy polysaccharite. Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi
ăn. Polysaccharite có thể được phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ cỏ
mà bị phân giải thành đường dơn rồi hấp thu ở ruột.
-Bảo tồn mạch nối đôi của các acid béo không no. Các acid béo mạch dài
như a.linoleic, a.linoleic được protozoa nuốt đưa xuống ruột tránh quá trình no

hóa từ vi khuẩn.
Tuy vậy, protozoa cũng có một số tác hại nhất định:
18


-Không có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn. Chúng chỉ sử dụng các
mảnh protein thức ăn và vi khuẩn nên khi số lượng protozoa tăng lên thì số
lượng vi khuẩn sẽ giảm xuống, đồng thời làm tăng nồng độ amonia trong dạ cỏ.
-Không có khả năng tổng hợp vitamin mà sử dụng vitamin do vi khuẩn
tổng hợp nên làm giảm lượng vitamin cho vật chủ.
Tóm lại, đối với những khẩu phần sử dụng thức ăn thô nghèo protein thì
hoạt động của protozoa là không có lợi cho vật chủ nhưng đối với khẩu phần
thức ăn tinh giàu protein thì sự có mặt của protozoa là có lợi.
+ Nấm (Fungi)
Nấm xâm nhập vào cơ thể gia súc từ rất sớm và có mặt hầu hết trong
đường tiêu hóa của gia súc. Ở cừu, nấm được tìm thấy trong vòng 2 tuần sau khi
đẻ (Orpin, 1988). Nấm là vi sinh vật đầu tiên xâm nhập và tiêu hóa các thành
phần cấu trúc thực vật từ bên trong.
Nấm có một số vai trò quan trọng như:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, góp phần phá vỡ các
mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Sự phá vỡ nàytạo điều kiện cho vi khuẩn
bám vào cấu trúc thực vật và tiếp tục phân giải xơ.
- Nấm tiết ra các loại men phân giải hầu hết các loại carbohydrate. Nấm
có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men với tốc độ
nhanh hơn vi khuẩn do phức hợp men tiêu hóa của nấm dễ hòa tan hơn của vi
khuẩn.
Sự tương tác giữa các loại VSV dạ cỏ
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ cỏ thì VSV dạ cỏ, thức ăn và biểu
mô dạ cỏ tương tác qua lại lẫn nhau. Sự tương tác này có tác dụng giải phóng
sản phẩm cuối cùng của một loài nào đó và tái sử dụng những yếu tố cần thiết

cho loài sau. Tuy nhiên, giữa các nhóm vi khuẩn cũng có sự cạnh tranh sinh tồn
với nhau phụ thuộc vào cơ chất của thức ăn.
Tác động qua lại thấy rõ nhất là ở protozoa và vi khuẩn. Protozoa ăn và
tiêu hóa vi khuẩn nên làm giảm số lượng vi khuẩn. Do đó, sẽ làm giảm hiệu quả
sử dụng thức ăn. Thí nghiệm cho thấy tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô tăng 18% khi
không có protozoa trong dạ cỏ (Preston và Leng, 1991).
Mặc dù vậy, vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh có lợi, đặc biệt là
trong tiêu hóa xơ. Một số vi khuẩn được protozoa nuốt vào có tác dụng lên men
tốt hơn. Đồng thời, protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh acid
lactic, hạn chế giảm pH đột ngột nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ.
19


Tóm lại cấu trúc của khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự tương tác
của hệ VSV dạ cỏ. Khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng sẽ không gây cạnh tranh giữa
các nhóm VSV và ngược lại khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh
tranh gay gắt giữa các nhóm VSV gây bất lợi cho quá trình lên men.
PHẦN 3.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
50 hộ chăn nuôi bò thuộc 6 xóm đại diện cho các khu vực khác nhau
trong toàn xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được điều tra thu
thập thông tin. Đây là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa, đã có kinh
nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi bò.
Các cán bộ thôn, xã, chi cục thú y xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình.

Thời gian nghiên cứu: 18/1/2015-24/4/2016
3.2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò nông hộ tại xã Tây Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Các nội dung đánh giá:
- Số lượng và tốc độ tăng đàn hằng năm
- Cơ cấu đàn bò ở xã Tây Trạch
- Cơ cấu giống bò ở xã Tây Trạch
- Một số thông tin về nguồn lực chăn nuôi nông hộ tại xã Tây Trạch
- Nguồn thức ăn cho bò
- Phương thức chăn nuôi bò
- Các kiểu chuồng trại ở xã Tây Trạch
- Một số khó khăn trong chăn nuôi bò
20


- Hình thức chăm sóc, quản lý
- Bệnh thường gặp ở bò

21


3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.
- Thu thập thông tin thứ cấp: liên hệ cán bộ cấp xã, huyện xin các báo cáo
tổng kết sản xuất nông nghiệp, tài liệu liên quan đến tình hình chăn nuôi bò tại xã
Tây Trạch, các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội năm 2015.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Phương pháp điều tra nông thôn với sự tham
gia của người dân được áp dụng để thu thập số liệu. Để hạn chế ảnh hưởng của
những ý kiến mang tính cá nhân của những người ngoài cuộc áp đặt vào tiến

trình điều tra.Trong quá trình điều tra chúng tôi có tham khảo ý kiến của các bộ
kỹ thuật và quản lý địa phương trong khu vực điều tra để xác minh tính trung
thực của những phản hồi của người dân.
Phương pháp thu nhập số liệu được tiến hành thông qua phiếu điều tra và
phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi.Số liệu sơ cấp được xử lý thống kê và tập
hợp thành biểu bảng theo các tiêu chí cần phân tích. Công cụ đánh giá nông thôn
với sự tham gia của nông hộ được tôn trọng để có được phản hồi trung thực của
người dân về những vấn đề trong chăn nuôi để mà họ đang gặp phải. Thông qua
phỏng vấn nông hộ các thông tin liên quan đến kinh nghiệm chăn nuôi, thị
trường những vấn đề liên quan đến chăn nuôi để thu nhập, góp phần cho kết quả
phân tích hợp với sản xuất thực tế.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm
Microsoft Excel.

22


PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Số lượng đàn bò tại xã Tây Trạch
Tốc độ tăng đàn bò qua từ năm 2012 đến năm 2015 tại xã Tây Trạch được
trình bày ở bảng 4.1:
Bảng 4.1. Số lượng đàn bò tại xã Tây Trạch (2012-2015)
Năm

2012

2013


2014

2015

Số lượng

1420

1500

1710

1967

Nguồn: Trạm thú y xã Tây Trạch
Kết quả cho thấy số lượng đàn bò tại xã tăng qua các năm, 1420 con năm
2012 đến năm 2015 đạt 1967 con; tăng 138,5% so với cùng kì. Sự tăng đàn này
là do chính sách hỗ trợ thụ tinh nhân tạo của chính quyền địa phương theo
chương trình Sind hóa đàn bò. Người dân được chính quyền xã hỗ trợ về tinh
giống, sau khi bê lai ra đời còn được hỗ trợ thêm mỗi bê lai 200 nghìn đồng, nhờ
đó mà đàn bò trong các hộ dân tăng lên rõ rệt.
4.2. Cơ cấu đàn bò tại xã Tây Trạch
Cơ cấu đàn là một trong các chỉ số phản ánh phương thức sản xuất nà trình
độ thâm canh trong chăn nuôi. Cơ cấu đàn bò xã Tây Trạch được thể hiện ở
bảng 4.2:
Bảng 4.2. Cơ cấu đàn bò tại xã Tây Trạch
Loại bò

N (=160)


%

Bò cái đã đẻ

40

25

Bò cái tơ < 12 tháng

10

6.25

Bò đực tơ <12 tháng

18

11.25

Bò cái tơ (12-24 tháng)

11

6.88

Bò đực tơ (12-24 tháng)

19


11.88

Bò cái tơ > 24 tháng

7

4.37

Bò đực > 24 tháng

55

34.37

23


Qua bảng ta thấy bò đực ( > 24 tháng) chiếm tỷ lệ cao nhất 34.37% trong cơ
cấu đàn. Điều này phần nào phản ánh được hoạt động sản xuất nông nghiệp của
người dân chưa được cơ khí hóa, công việc làm đất, cày kéo vẫn còn phụ thuộc
vào bò do đó mà bò đực ( > 24 tháng) vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu. Bò cái
đã đẻ chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu đàn (34.37%), điều này chứng tỏ người
dân đang chú trọng tới việc phát triển đàn bò.Bò đực tơ (< 12 tháng) và bò đực
tơ (12-24 tháng) có tỷ lệ cao hơn so với bò cái tơ (< 12 tháng) và bò cái tơ (1224 tháng). Bò cái >24 tháng có tỷ lệ thấp nhất (4.37%).
4.3. Cơ cấu giống bò tại xã Tây trạch
Cơ cấu giống bò tại xã Tây Trạch được thể hiện ở đồ thị 4.1:

Đồ thị 4.1. Cơ cấu giống bò tại xã Tây Trạch
Kết quả điều tra cho thấy bò lai nuôi ở nông chiếm tỷ lệ cao 68.13%,bò vàng
chiếm tỷ lệ 31.87%. Điều đó cho thấy giống bò lai chiếm ưu thế trong cơ cấu

giống, thể hiện được hiệu quả của chương trình Sin hóa đàn bò.
Hiện nay rất nhiều hộ tham gia vào chương trình Sin hóa đàn bò, các hộ sử
dụng bò cái Vàng cho thụ tinh nhân tạo để tạo ra các con lai (F1: Bò Vàng x bò
Brahman; F1: Bò Vàng x bò Sahiwal), một số hộ sử dụng bò cái F1 tiếp tục cho
lai tạo. Tuy nhiên vẫn có những hộ sử dụng bò đực nhà cho cho phối giống vừa
không cải thiện được tầm vóc đàn bò vừa làm tăng khả năng đồng huyết. Bò lai
chiếm ưu thế trong cơ cấu giống tại xã là do bò lai F1 có những ưu điểm như
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu địa phương, tận dụng tốt nguồn thức ăn,

24


chuồng trại và khả năng sản xuất được cải thiện hơn so với giống bò nội, nhờ đó
đem lại hiệu quả cao hơn cho người chăn nuôi.
4.4. Một số thông tin chung về nguồn lực chăn nuôi tại xã Tây Trạch
Trong quá trình điều tra chúng tôi đã tiến hành thu thập những thông tin về
số người/hộ, diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cỏ, nguồn thu nhập của gia
đình. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3
Bảng 4.3. Một số thông tin chung về nguồn lực chăn nuôi của nông hộ tại xã Tây Trạch
Tiêu chí

%

Trung bình

Trung vị

Dao động

SD


Số người/hộ(người)

100

4.5

5

2-7

1.3

Số lao động(người)

100

3.2

3

1-6

1.3

Đất nông nghiệp(m2/hộ)

100

4268


4500

1500-8000

1455.8

Đất trồng cỏ(m2/hộ)

50

594

500

100-1000

239.5

Qua điều tra 50 hộ cho thấy số nhân khẩu trung bình là 5 người trên hộ
nhưng chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào 2-3 lao động chính. Diện tích đất nông
nghiệp (đất trồng lúa và cây hoa màu khác) trung bình là 4268m2/hộ. Diện tích
đất trồng cỏ còn rất ít, chỉ có 50% số hộ được phỏng vấn có trồng cỏ nuôi bò,
trung bình đạt 594m2/hộ.

Đồ thị 4.2. Nguồn thu nhập của các hộ dân tại xã Tây Trạch
Theo đồ thị 4.2 nguồn thu nhập của gia đình từ trồng trọt chiếm tỷ lệcao
nhất với 41%;từ chăn nuôi là 29% và từ các ngành nghề khác là 30%. Thu nhập
từ trồng trọt cao hơn so với chăn nuôi, cho thấy cuộc sống người dân vẫn dựa
25



×