Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Hiện trạng nghề khai thác xa bờ tại xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy sản

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Hiện trạng nghề khai thác xa bờ tại xã Thạch Kim, huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương Thảo
Lớp: Quản lý nguồn lợi thủy sản 46
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Huệ
Thời gian thực tập: Từ 01/2016 đến 05/2016
Địa điểm thực tập: Xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Bộ môn: Quản lý nguồn lợi thủy sản

HUẾ, 05/2016
1


DANH MỤC CÁC BẢNG

2


DANH MỤC CÁC HÌNH

3



MỤC LỤC

4


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn
quý Thầy Cô giáo khoa Thủy Sản Đại học Nông Lâm Huế đã truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trờng.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo ThS. Nguyễn Văn
Huệ đã trực tiếp tận tình hớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngời thân, bạn bè đã
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt thời gian và khả năng của bản thân nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận đợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hu, thỏng 05 nm 2016
Sinh viờn

ng Th Phng Tho

5


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Hà Tĩnh là tỉnh duyên hải nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, có chiều dài bờ
biển khoảng 137 km chạy qua 43 xã của 4 huyện vùng bãi ngang Nghi Xuân,

Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, có 4 cửa lạch đổ ra biển là cửa Hội, cửa Sót,
cửa Nhượng và cửa Khẩu. Diện tích vùng biển Hà Tĩnh khoảng 18.400 km,
trong đó vùng ven bờ khoảng 1.800 km, vùng lộng khoảng 5.250 km và vùng
khơi khoảng 11.350 km, tạo thành một ngư trường rộng, trữ lượng thủy hải sản
lớn gồm nhiều loại thủy hải sản quý hiếm, có chất lượng, mang lại giá trị xuất
khẩu cao. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản, biển Hà Tĩnh có
trữ lượng các loài cá 8-9 vạn tấn, trong đó, cá nổi 44.000 tấn, cá đáy 41.000 tấn.
Nguồn lợi hải sản vùng biển Hà Tĩnh tập trung vào nhiều đối tượng thuộc các
nhóm sinh học, sinh thái khác nhau như nhóm cá nổi nhỏ (cá nục, cá trích, cá
cơm, cá khế…); nhóm cá nổi lớn (cá ngừ ồ, ngừ chù, cá thu vạch, cá thu
chấm…); nhóm cá đáy (cá mối, cá chim, cá hồng…); nhóm cá rạn san hô (cá
mú, cá song…); tôm và mực, bạch tuộc…
Do đó, ngành nghề khai thác hải sản cũng khá đa dạng. Nếu như trước đây,
việc khai thác thủy, hải sản chỉ dừng lại ở mức đánh bắt nhỏ lẻ ở ven bờ, phụ
thuộc nhiều vào kinh nghiệm và con nước, nuôi trồng theo lối quảng canh nên
hiệu quả thường rất thấp, đời sống của bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn, thì
hiện nay phương châm tập trung phát triển mạnh phương tiện khai thác xa bờ,
đánh bắt các loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao đang ngày càng phát triển, giúp
nâng cao đời sống cho nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 3.873 phương tiện đánh
bắt hải sản các loại với tổng công suất là 74.493 CV, với nhóm tàu thuyền có
công suất dưới 20 CV chiếm tỷ lệ lớn (2.998 chiếc, chiếm 77%), nhóm tàu 20
CV - 90 CV có 787 phương tiện và 88 tàu trên 90CV.Trong cơ cấu nghề đánh
bắt hải sản của tỉnh, nghề lưới rê chiếm tỷ lệ trội về số lượng phương tiện (2.828
chiếc), chủ yếu là tàu dưới 20 CV (2.769 chiếc), tiếp theo là nhóm nghề câu
mực, câu tay (628 chiếc), nghề lưới kéo (203 chiếc), nghề lưới vây (30 chiếc) và
còn lại là các nghề khác (173 chiếc).
Tổng sản lượng khai thác biển hàng năm của tỉnh không nhiều so với các
tỉnh khác, khoảng 25.000 tấn, tuy nhiên, giá trị sản phẩm khai thác đạt tương đối
lớn, khoảng 700 tỷ đồng, giá trị sản lượng đánh bắt trung bình khoảng 28 triệu
đồng/tấn. Theo số liệu thống kê hiện nay, toàn tỉnh có 12 cặp tàu lưới kéo đôi,

đóng góp vào sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 5.000 tấn. Năm 2010, toàn
tỉnh đạt 23.600 tấn sản lượng khai thác, thấp hơn 1000 tấn so với năm 2009.
6


Riêng năm 2011 đạt sản lượng đạt 27.036 tấn, trị giá 642 tỷ đồng đạt 105,6% so
với kế hoạch năm 2011, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm. Ngư dân đang chuyển
sang phương thức đánh bắt thủy sản có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu lớn, từ
đó, hình thành các tổ, đội, nghiệp đoàn nghề cá trên biển hỗ trợ phát triển kinh
tế, ngư trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản [16],[17].
Hoạt động đánh bắt xa bờ đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế lớn đồng thời
góp phần ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh hải Việt Nam, giữ
gìn trật tự và an ninh trên vùng biển. Từ lợi thế thiên nhiên và truyền thống nghề
cá lâu đời của nhân dân, ngành Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh đang thực hiện có hiệu
quả phương châm: lấy khai thác thủy sản làm chiến lược lâu dài, chú trọn đầu tư
phát triển vùng ven biển thành các trung tâm thủy sản như sản xuất con giống,
chế biến thủy, hải sản xuất khẩu. Đánh bắt và khai thác thủy sản xa bờ là tiềm
lực thúc đẩy ngành kinh tế biển phát triển.
Thạch Kim là 1 xã thuộc huyện Lộc Hà có ngư trường đánh bắt thủy hải sản
rộng lớn nằm ở vùng Cửa Sót, hiện cảng cá Thạch Kim có trên 300 tàu thuyền lớn
nhỏ. Đây là địa phương có đội tàu mạnh và hoạt động khá hiệu quả. Theo thống
kê của xã Thạch Kim, tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 127 tàu cá, trong đó
có hơn 20 chiếc trên 90CV, tức là có thể tham gia đánh bắt xa bờ. Số còn lại khai
thác từ vùng lộng trở vào. Kể từ khi có các chủ trương chính sách về khuyến
khích phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm cụ thể hóa tạo động lực trong thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trong vòng hai năm trở lại đây, hoạt
động hợp tác xã, tổ hợp tác đánh bắt xa bờ của Thạch Kim đã trở nên sôi động,
chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Theo đó, nhiều số ngư dân đã mạnh dạn đầu tư
nâng cấp phương tiện, thiết bị để phục vụ cho nghề đánh bắt khai thác trên biển.
Đây là ngành mang lại kinh tế chính của người dân tại xã, việc khai thác xa bờ

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân khi đi khai thác, giúp nâng cao đời
sống kinh tế của hộ gia đình. Trước những vai trò, nguồn lợi to lớn về cả hiện tại
và tương lai mà khai thác xa bờ mang lại và trước sự đồng ý của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm Huế tôi đã thực hiện đề tài “Hiện trạng nghề khai
thác xa bờ tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá tình hình khai thác xa bờ của xã
- Cung cấp những thông tin khách quan, chính xác cho các ban, ngành hay
là các ngư dân muốn tìm hiểu về vấn đề này.
- Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề khai thác xa bờ tại xã nghiên cứu.
7


PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình tổ chức khai thác hải sản ở Việt Nam
2.1.1. Nguồn lợi hải sản
Hiện nay tổng trữ lượng hải sản của Việt Nam ước khoảng 5,1 triệu tấn
(tương ứng với khả năng khai thác cho phép khoảng 2,1 triệu tấn), nhưng năng
lực đánh bắt của cả nước lên đến 2,27 triệu tấn/năm, vượt quá giới hạn khai thác
bền vững. Nguồn lợi hải sản đã có dấu hiệu tổn thương: cá nỗi nhỏ bị khai thác
vượt quá giới hạn 25 - 30%, đã và đang làm mất dần khả năng tái tạo, phục hồi
mật độ quần thể, ảnh hưởng đến nguồn lợi cá nổi lớn (thiếu thức ăn); hải sản
tầng đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt giới hạn cho phép 30 - 35%. Cá
nổi lớn mới khai thác khoảng 21 - 22% khả năng cho phép và khai thác nhiều
hải sản chưa trưởng thành [11].
Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của
các loại nghề. Tỉ lệ cá tạp trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40 - 80% sản
lượng đánh bắt tùy theo từng loại nghề khác nhau.
2.1.2. Năng lực khai thác hải sản
2.1.2.1. Tàu cá khai thác hải sản
Trong giai đoạn 2001 - 2010, tổng số tàu thuyền máy khai thác hải sản tăng

từ 74.495 chiếc lên 128.449 chiếc, với tổng công suất 6,5 triệu CV. Trong đó tàu
nhỏ hơn 90 CV có 101.488 chiếc chiếm 80,3% tàu lớn hơn 90 CV có 24.970
chiếc chiếm 19,7% trong tổng số tàu thuyền cả nước. Tóm lại trong tổng số tàu
khai thác thủy hải sản ở nước ta tỷ lệ số tàu thuyền khai thác xa bờ luôn chiếm
tỷ lệ không cao, nhưng có xu hướng tăng trong thời gian sắp tới [11].
ST
T
1
1.1
1.2
1.3
2

Bảng 2.1: Cơ cấu tàu khai thác hải sản
Hạng mục
Đơn vị
Năm 2001
Tổng số tàu cá
Loại < 20 CV
Tỷ lệ
Loại 20 – 90 CV
Tỷ lệ
Loại > 90 CV
Tỷ lệ
Tổng số công suất
CS đội tàu > 90CV

Chiếc
Chiếc
%

Chiếc
%
Chiếc
%
CV
CV

74.495
29.586
39,7
38.904
52,2
6.005
8,1
3.497.457
1.613.300

Năm 2010
128.449
64.802
50,4
45.584
35,5
18.063
14,1
6.500.000
3.215.214

(Nguồn: Cuc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2010)
8



2.1.2.2. Cơ cấu nghề khai thác
Hiện nay có 40 loại nghề khai thác hải sản, được xếp vào 7 họ nghề chủ
yếu như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu nghề khai thác hải sản theo công suất
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

< 20 CV
Chiếc
%
Lưới kéo
3.024 4,7
Lưới rê
35.05 54,1
3
Lưới vây
6.188
119
0,2
Nghề câu

21.896 8.865 13,7
Lưới vó, mành 9.872
4.613 7,1
Nghề cố định
4.240
2.568 4,0
Nghề khác
16.387 10.56 16,3
0
Tổng cộng
128.449 64.80 100
2
Họ nghề

Tổng
số
22.554
47.312

– 90 CV
> 90 CV
Chiếc
%
Chiếc
%
11.088 24.3 8.442
46.7
10.476 23,0 1.783
9,9
20


3.670
10.508
3.793
1.455
4.594

8,1
23,1
8,5
3,2
10,1

2.399
2.523
1.466
217
1.233

13,3
14,0
8,1
1,2
6,8

45.584

100

18.063


100

(Nguồn: Cuc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2010)
Năm 2010, nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nghề khai
thác của cả nước trên 17%, nghề lưới rê trên 36%, nghề câu 17%, các nghề khác
chiếm trên 12% và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu nghề khai thác là
nghề lưới vây chỉ trên 4%, nghề cố định trên 3% [2], [11].
2.1.2.3. Năng suất, sản lượng khai thác hải sản
Trong giai đoạn 2001 - 2010, sản lượng khai thác hải sản tăng trưởng bình
quân năm đạt 4,6%/năm (sản lượng khai thác hải sản năm 2001 là 1.481.200 tấn
đã tăng lên 2.226.600 tấn vào năm 2010). Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản,
sản lượng cá luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 75% tổng sản lượng. Tốc độ gia
tăng sản lượng cá biển trong giai đoạn 2001 - 2010 là 4,4%/năm. Sản lượng khai
thác xa bờ năm 2001 chiếm 456.000 tấn, chiếm 30,8% tổng sản lượng khai thác
hải sản. Đến năm 2010 đã tăng lên khoảng 1.100.000 tấn và chiếm gần 50%
tổng sản lượng khai thác hải sản [11].

9


Bảng 2.3: Sản lượng khai thác hải sản

T
T

Hạng mục

Đơ
n

vị

Năm
2001

I

Tổng sản lượng

Tấn

1.481.200

1

Sản lượng hải sản

Tấn

1.481.200

Sản lượng cá biển

Tấn

1.120.500

II

SLHS tuyến biển


Tấn

1.481.200

2

Sản lượng xa bờ

Tấn

456.000

3

Sản lượng ven bờ

Tấn

1.025.200

Tỷ
lệ
(%)
85,
9
85,
9
75,
6

100
30,
8
69,
2

Năm
2010

Tỷ
lệ
(%)

Tốc độ
tăng
trưởng
bình
quân
năm

2.226.600 100

3,8

2.226.600

4,6

1.648.200


4,4

2.226.600 100
49,
1.100.000
4
50,
1.126.000
6

4,6
10,3
1,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)
Từ năm 2001 - 2010, năng suất khai thác theo lao động có chiều hướng
tăng nhẹ (tăng 0,7%). Ngược lại năng suất theo tàu thuyền và công suất lại có xu
hướng giảm dần (từ 0,49 tấn/CV xuống 0,38 tấn/CV giảm 3,1%/năm). Điều này
chứng tỏ sự gia tăng công suất máy không tương xứng với gia tăng tổng sản
lượng khai thác [10], [11].
Bảng 2.4: Năng suất khai thác hải sản
ST
T

Hạng mục

1
2
3


Sản lượng/tàu thuyền
Sản lượng/lao động
Sản lượng/ công suất

Đơn vị

Năm
2001

Tấn/chiếc 23,15
Tấn/người 3,02
Tấn/CV 0,49

Năm
2010
18,85
3,22
0,37

Tốc độ
tăng trưởng
bình quân
-2,3
0,7
-3,1

(Nguồn: Cuc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2010)
2.2. Tình hình nghề khai thác hải sản ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển chạy qua 43 xã của 4 huyện vùng bãi ngang với
một ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn gồm nhiều loại hải sản quý hiếm, có

chất lượng, mang lại giá trị xuất khẩu cao. Thế nhưng, sản lượng khai thác hải
sản của Hà Tĩnh trong 5 năm qua chỉ đạt ở mức bình quân khoảng 22.000 tấn.
Trong khi đó, hai tỉnh lân cận là Quảng Bình và Nghệ An dù chiều dài bờ biển
10


ngắn hơn nhưng sản lượng của các tỉnh này lại đạt từ 35 - 55.000 tấn hải sản
phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Nguyên nhân chủ yếu là do cường lực
khai thác thủy sản ở Hà Tĩnh còn yếu. Công suất bình quân của đội tàu là 19,68
CV/tàu (công suất bình quân của cả nước là 57 CV/tàu). Khối tàu có công suất
20 CV chiếm gần 80% đội tàu của Hà Tĩnh, riêng khối tàu có công suất từ 90
CV trở lên khai thác vùng biển xa bờ chỉ có 0,84%. Chất lượng của các loại tàu
này đều được đóng theo mẫu truyền thống không có cabin, nấp hầm nên khả
năng bám biển dài ngày rất hạn chế. Vì vậy, ngư trường vùng khơi ở Hà Tĩnh
hầu như chưa được khai thác [17].
Giai đoạn 2014 đến 2015 phát triển 79 tàu cá công suất từ 90 CV/chiếc trở
lên, giảm 397 tàu cá công suất dưới 20 CV/chiếc. Đến 2015 tổng số tàu cá 3.616
chiếc trong đó tàu cá xa bờ 200 chiếc, tổng công suất 103.300 CV, công suất
bình quân là 28,567 CV/tàu [9].
Bảng 2.5: Cơ cấu đội tàu toàn tỉnh theo công suất từ năm 2013 – 2015
Năm

2013

2014

2015

2.940


2.713

2.543

20 – 90

831

855

873

≥90

121

160

200

Tổng số tàu

3.892

3.616

3.416

TổngCV


94.600 97.300

123.150

Công suất bình quân (CV/tàu)

24,306 26,099

36,050

Công suất (CV)
0 – 20

(Nguồn: Sở nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2015)
2.2.1. Ngư trường và nguồn lợi hải sản
Hà Tĩnh là tỉnh duyên hải nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, có chiều dài bờ biển
khoảng 137 km, có 4 cửa lạch đổ ra biển là cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa
Khẩu. Diện tích vùng biển Hà Tĩnh khoảng 18.400 km 2, trong đó vùng ven bờ
khoảng 1.800 km2, vùng lộng khoảng 5.250 km2và vùng khơi khoảng 11.350 km2.
Đây là ngư trường rộng lớn, là nơi kiếm sống của ngư dân từ bao đời.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản, biển Hà Tĩnh có trữ
lượng các loài cá 8-9 vạn tấn, trong đó, cá nổi 44.000 tấn, cá đáy 41.000 tấn.
Nguồn lợi hải sản vùng biển Hà Tĩnh tập trung vào nhiều đối tượng thuộc các
nhóm sinh học, sinh thái khác nhau như nhóm cá nổi nhỏ (cá nục, cá trích, cá
cơm, cá khế…); nhóm cá nổi lớn (cá ngừ ồ, ngừ chù, cá thu vạch, cá thu
chấm…); nhóm cá đáy (cá mối, cá chim, cá hồng…); nhóm cá rạn san hô (cá
11


mú, cá song…); tôm và mực, bạch tuộc,.. [18].

2.2.2. Tổng quát về ngư cụ khai thác hải sản
Trên vùng biển Hà Tĩnh ngư dân khai thác hải sản với nhiều loại ngư cụ,
nằm trong 6 nhóm nghề chính: nghề kéo, nghề vây, nghề rê, nghề câu, chụp
mực, lồng bẫy
Tăng số nghề khai thác có hiệu quả, giảm những nghề khai thác kém hiệu
quả đặc biệt là những nghề xâm hại đến nguồn lợi thủy sản bằng các chính sách
chuyển đổi, hỗ trợ đào tạo nghề, trong đó các nghề cần phải giảm: nghề lưới
kéo, nghề khác như te, xiệp. Các nghề đánh bắt vùng khơi được khuyến khích
phát triển: nghề lưới vây, nghề câu, lưới rê, lồng bẫy, chụp mực [9].
Bảng 2.6: Cơ cấu nghề khai thác qua các thời kỳ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nhóm nghề
Nghề kéo
Nghề vây
Nghề rê ven bờ
Nghề rê khơi
Nghề câu
Lồng bẫy
Chụp mực
Nghề khác
Tổng số


2013
Số tàu Tỷ lệ
222
5,7
34
0,9
2.616
67,2
204
5,2
640
16,4
72
1,8
30
0,8
74
2,0
3.892
100

2014
Số tàu
Tỷ lệ
190
5,1
29
0,9
2.480

66,5
215
5,7
625
16,7
86
2,4
30
0,9
73
2,0
3.728
100

2015
Số tàu Tỷ lệ
170
4,7
35
0,9
2.320 64,1
228
6,2
620
18,5
103
2,8
35
0,9
60

1,7
3.616
100

(Nguồn: Sở nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2015)
2.3. Giới thiệu sơ lược về xã Thạch Kim và huyện Lộc Hà
Lộc Hà là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp
Biển Đông, phía Tây giáp huyện Can Lộc, phía Nam giáp huyện Thạch Hà và
thành phố Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân.
Lộc Hà đường bờ biển dài trên 13km và diện tích mặt nước và cửa biển rộng
lớn. Tại xã Thạch Kim có cảng cá Cửa Sót là cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh, tạo điều
kiện cho tàu thuyền đánh bắt hải sản không chỉ của riêng tỉnh Hà Tĩnh, mà còn
nhiều tàu thuyền từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng
Bình, Bình Thuận,..giao thương buôn bán. Vì vậy huyện Lộc Hà là một vùng lý
tưởng và có đầy đủ tiềm năng lớn để đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Và
12


đây cũng chính là ngành kinh tế mũi nhọn và là thế mạnh của huyện nhà.
Lộc Hà đã có quyết sách đúng đắn bằng việc chú trọng phát triển khai thác,
NTTS, phát triển hậu cần nghề cá nên đã mang lại hiệu quả kinh tế khá. Cảng Cửa
Sót (Thạch Kim) nhộn nhịp tàu, thuyền vào ra giao thương buôn bán. Nơi đây
được xây dựng khu hậu cảng và quy hoạch âu tránh, trú bão. Để thuận lợi cho
người dân và các hộ kinh doanh, Lộc Hà xây dựng cụm công nghiệp chế biến hải
sản với quy mô trên 53.000 m2 ở xã Thạch Kim, nhằm tập trung các hộ tiểu
thương chế biến, buôn bán thủy, hải sản, đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn.
Năm 2015, được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong huyện đã đóng mới
6 tàu đánh bắt xa bờ công suất 400 CV trở lên, nâng số tàu thuyền toàn huyện lên
310 chiếc, trong đó, đội tàu đánh bắt xa bờ công suất trên 90 CV là 47 [16].
Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, trong đó có xã Thạch Kim là lá cờ

tiên phong trong phong trào đi đầu về khai thác hải sản xa bờ.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Thạch Kim
Thạch Kim là một xã thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có địa thế
18 27’33’’B, 105o55’6’’. Xã có diện tích 1,27km2, dân số năm 2011 là 10.697
người,mật độ dân số đạt 8.194 người/km2
o

+ Phía Đông giáp Biển Đông.
+ Phía Tây giáp xã Thạch Bằng.
+ Phía Nam giáp xã Thạch Châu và cảng Cửa Sót.
+ Phía Bắc giáp xã Xuân Hải và Biển Đông.
Chính vì có vị thuận lợi vừa giáp với Biển Đông vừa có cảng Cửa Sót nên
nền kinh tế của xã gắn liền với biển. Và khai thác hải sản là một nghề chính của
người dân nơi đây. Tại đây người đàn ông gánh trụ cột trong gia dìnhđi khai
thác trên biển, còn đa số phụ nữ nhà nội trợ, chăm con cái,... Chính vì thế nghề
khai thác hải sản ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống phần lớn của người dân ở
đây, biển có “yên” thì người dân nơi đây mới sống được.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, với sự thúc đẩy của Nhà nước
trong việc phát triển loại hình đánh bắt hải sản xa bờ, ngư dân ở đây đã chủ
động vươn ra khơi xa và đánh bắt hải sản.

13


2.4. Mô tả về khai thác hải sản bằng nghề lưới kéo và nghề câu
2.4.1. Nghề lưới kéo
2.4.1.1. Nguyên lý làm việc, phân loại lưới kéo và ký thuật đánh bắt hải sản
bằng nghề lưới kéo
2.4.1.1.1. Nguyên lý làm viêc
Lưới kéo đánh bắt theo nguyên lý: "Lọc nước, bắt cá". Cá bị lùa vào lưới

bởi sự di chuyển tới miệng lưới kéo và bị giữ lại ở đụt lưới. Do vậy lưới kéo là
ngư cụ khai thác mang tính chủ động, cá không thể thoát ra khỏi lưới nếu như
không có khả năng quay chạy ngược ra được miệng lưới.
2.4.1.1.2. Phân loại lưới kéo
Có nhiều cách phân loại lưới kéo, người ta có thể căn cứ: vào tầng nước
hoạt động; theo số tàu (thuyền) áp dụng; vào động lực được trang bị; dựa vào
kết cấu lưới; dựa theo phương tiện vật lý tăng cường đánh bắt; dự vào số miệng
lưới d0ược kéo; và dựa vào đối tượng khai thác,... mà phân loại lưới kéo. Ta có
phân loại theo bảng sau:
Bảng 2.7: Phân loại lưới kéo
Căn cứ vào
đối tượng
đánh bắt
- Lưới kéo tôm
- Lưới kéo cá
- Lưới cào sò,
điệp

Căn cứ vào
tầng nước
hoạt động
- Lưới kéo
tầng giữa
- Lưới kéo
tầng đáy

Căn cứ vào
số lượng tàu

Căn cứ vào

cấu trúc lưới

- Lưới kéo
đơn
- Lưới kéo
đôi

- Lưới kéo có
cánh
- Lưới kéo
không cánh
- Lưới kéo 2
thân (2 tấm)
- Lưới kéo 4
thân (4 tấm)
- Lưới kéo
dây

Căn cứ vào
hệ thống mở
miệng lưới
- Lưới kéo có
ván lưới
- Lưới cào
rường
- Lưới cào
khung

2.4.1.1.3. Kỹ thuật khai thác lưới kéo
Kỹ thuật khai thác lưới kéo liên quan đến một chu kỳ (một mẻ) khai

thác, bao gồm các bước: Chuẩn bị; thả lưới; kéo lưới (hay dắt lưới); và thu
lưới, bắt cá.
Mỗi bước trong tiến trình này cần phải được chuẩn bị và thao tác cẩn
14


thận, cần thực hành đúng kỹ thuật thì mới đem lại sản lượng cao cho một mẽ
khai thác.
Chuẩn bị
Bao gồm công tác chuẩn bị ở bờ và chuẩn bị ở ngư trường khi sắp thả lưới.
- Chuẩn bị ở bờ
Công tác chuẩn bị ở bờ bao gồm:
+ Tàu, máy, lưới,... phải được kiểm tra cẩn thận, nếu phát hiện ra sự cố
hoặc hư hỏng gì phải sửa chữa ngay. Luôn chuẩn bị thêm 1-2 vàng lưới kéo dự
phòng, bởi vì lưới rất dễ bị hư hỏng, rách nát hoặc mất lưới (do sự cố đứt cáp)
trong quá trình khai thác.
+Xăng dầu, nước đá, muối, thực phẩm,... phải chuẩn bị đầy đủ cho một
chuyến khai thác.
- Chuẩn bị ở ngư trường
Trước khi đến ngư trường thì phải tìm được nguồn cá. Để tìm được
nguồn cá thì phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của các ngư dân trên tàu và các
thiết bị dò cá.
Khi đã đến ngư trường rồi, trước khi thả lưới ta cần phải chuẩn bị một số
việc sau:
+ Lắp ráp lưới, các phụ tùng, ván lưới và cáp kéo thành một bộ ngư cụ khai
thác hoàn chỉnh. Sắp xếp lưới theo thứ tự và không để bị rối lưới trong quá trình
thả lưới xuống nước.
+ Xác định độ sâu ngư trường khai thác để định mức chiều dài dây cáp kéo
sẽ được thả ra. Việc xác định độ sâu có thể bằng dây dò hoặc máy đo độ sâu.
+ Xem xét tình hình tốc độ và hướng của gió, nước để chọn hướng thả lưới

thích hợp.
Sau khi chuẩn bị xong thì ta tiến hành bước tiếp theo là thả lưới.
Thả lưới
Tùy theo kiểu bố trí lưới là ở mạn tàu hay ở đuôi tàu mà ta có cách thả
15


khác nhau:
- Kiểu thả lưới ở đuôi.
Phương pháp này đơn giản và thường được áp dụng. Để thả lưới ở đuôi tàu
ta lần lượt thực hiện các thao tác sau:
Trước khi thả ta cho tàu chạy chậm lại, có thể cắt ly hợp chân vịt để cho tàu
tự do đi tới bằng trớn tới. Tiếp đến lần lượt thả đụt lưới, thân lưới rồi cánh lưới.
Xem xét tình trạng mở lưới, nếu thấy sự cố chéo lưới hay đụt lưới vướng vào
miệng lưới kéo thì phải sửa lại ngay.
Cho tàu chạy với tốc độ chậm rồi bắt đầu thả hai ván lưới ở 2 bên (cần có 2
người phụ trách việc thả 2 ván lưới), khi này ta xem xét tình trạng mở của 2 ván,
chú ý coi chừng 2 ván có thể làm chéo cánh lưới hoặc dây lèo bị kẹt, bị rối hoặc
2 ván khi thả xuống bị lực đạp của nước làm chéo ván. Nếu có sự cố thả ván
phải làm lại ngay. Sau đó để cho 2 ván rơi chìm từ từ xuống nền đáy. Tránh để 2
ván rơi chìm nhanh khi đó ván có thể bị cắm bùn. Nếu thấy 2 ván tiếp xúc đều,
êm với nền đáy không có sự cố gì thì ta tiếp tục thả dây cáp kéo.
Tiếp đến ta thả từ từ 2 dây cáp kéo, có thể thả từng đoạn rồi tạm cố định cáp
kéo lại để cho 2 ván kịp mở ra, rồi tiếp tục thả theo đúng với chiều dài cáp mà ta
định thả. Ta nên làm dấu trên từng đoạn chiều dài để biết được lượng chiều dài đã
thả ra. Khi đã thả đủ chiều dài cần thiết thì cố định lại không thả ra nữa.
Thông thường chiều dài cáp thả ra bằng 3-4 lần độ sâu ngư trường nếu độ
sâu dưới 30 m; và từ 2,5-3 lần nếu độ sâu lớn hơn 30 m. Sau đó tăng tốc độ tàu
lên dần theo đúng với yêu cầu tốc độ khai thác cần thiết (mỗi loại đối tượng
đánh bắt sẽ có tốc độ kéo lưới khác nhau), và điều khiển tàu đi theo hướng mà ta

dự định khai thác.
- Thả lưới bằng mạn tàu
Đối với việc thả lưới bằng mạn, yêu cầu công việc cơ bản cũng giống như
thả lưới ở đuôi, nhưng trong quá trình thả ta phải cho tàu quay vòng tròn nhằm
đưa lưới ra xa mạn tàu và tạo điều kiện thuận lợi cho 2 ván lưới dễ dàng mở ra.
Dắt lưới (hay kéo lưới)
Giai đoạn dắt lưới hay kéo lưới là thời gian đánh bắt cá (làm ra sản lượng).
Sản lượng khai thác cao hay thấp phụ thuộc vào thời gian dắt lưới, tốc độ dắt
lưới và hướng dắt lưới.
16


- Thời gian dắt lưới
Thời gian dắt lưới là thời gian lưới được kéo đi trong nước, nó có liên quan
trực tiếp đến sản lượng khai thác. Thời gian dắt lưới càng lâu sản lượng khai
thác càng nhiều, nhưng thời gian này cũng có giới hạn của nó, không thể dắt
lưới đến lúc nào cũng được mà thời gian này phải tính đến sức chứa của đụt lưới
và độ tươi tốt của đối tượng khai thác, bởi vì nếu cá nhiều quá có thể làm bể đụt
lưới hoặc cá để lâu quá trong đụt sẽ bị va đập làm giảm chất lượng cá. Thời gian
dắt lưới là từ 1-3 giờ. Tuy nhiên nếu chỉ khai thác thăm dò ta có thể chỉ cần dắt
khoảng từ 0,5 - 1 giờ
- Tốc độ dắt lưới
Mỗi đối tượng khai thác khác nhau cần có tốc độ dắt lưới tối ưu khác nhau,
cá đi với tốc độ nhanh cần tốc độ dắt lưới lớn. Tuy nhiên tốc độ dắt lưới còn phụ
thuộc vào sức kéo của tàu và sức chịu lực cản của lưới, do vậy ta cần chọn tốc
độ dắt lưới sao cho thỏa mãn các điều kiện trên. Thông thường tốc độ dắt lưới
đối với tôm là 2-3 km/giờ; và đối với cá là 6-8 km/giờ.
- Hướng dắt lưới
Khi dắt lưới nên chọn hướng dắt sao cho bám đúng luồng di chuyển của
đối tượng khai thác hoặc chọn đúng độ sâu đối tượng khai thác đang ở. Ngoài ra

hướng dắt lưới còn phải tính đến các chướng ngại vật trong quá trình dắt lưới,
tránh xảy ra sự cố cho tàu và lưới.
Trong thời gian dắt lưới chỉ cần cử người trực lái và theo dõi tình hình hoạt
động của lưới. Người có nhiệm vụ trực nên để ý tình hình trong khu vực đang
khai thác, để ý các tàu bè khác xung quanh và các ngư cụ khác như lưới rê, nghề
câu,... tránh xãy ra va chạm hoặc kéo cắt đứt các ngư cụ khác trên đường di
chuyển của tàu.
Thu lưới và bắt cá
- Thu lưới
Sau khi đủ thời gian mong muốn cho một mẽ lưới thì ta tiến hành thu lưới.
Khi thu lưới, trước hết, ta cần giảm tốc độ tàu. Tiếp đó, cho máy tời hoạt động
để thu cáp kéo, trong thời gian này cần cẩn thận xem xét coi hai ván có được
cuốn lên đều không, bởi có thể có một ván bị xúc bùn, dễ gây nguy hiểm lật tàu.
Đến khi nào hai ván đã lên hết trên mặt nước, ta tiến hành đưa ván lưới vào
đúng giá treo của nó. Cần lưu ý là đối với lưới kéo thả mạn thì trong quá trình
thu lưới cũng phải chạy vòng tròn ngược lại với quá trình thả lưới và theo
17


nguyên tắc là mạn làm việc của tàu phải nằm cuối gió, nếu có sóng gió to.
- Bắt cá
Sau khi thu lưới đến phần đụt thì cẩu đụt lên tàu, nếu sản lượng cao thì phải
dùng đến dây phân chia sản lượng để cẩu từng phần, xổ cá ra, rồi tiếp tục thu
phần còn lại.
Sau khi xổ tháo cá xong thì xem xét nếu thấy lưới bị rách một vài chổ nhỏ
cần phải vá lại ngay, rồi thắt miệng đụt lại và tiếp tục chuẩn bị thả mẽ tiếp theo.
Ưu điểm của tàu lưới kéo đuôi là ít tiêu hao công suất hơn so với tàu kéo
mạn. Thuận tiện cho việc thao tác lưới; ít làm hư hại cá, đảm bảo hướng dắt lưới
và không phải quay trở khi thả và thu lưới, nhất là trong điều kiện gặp phải sóng
to, gió lớn. Hiện nay tàu lưới kéo đuôi chiếm ưu thế trong nghề lưới kéo.

2.4.2. Nghề câu
2.4.2.1. Nguyên lý làm việc và phân loại nghề câu.
2.4.2.1.1. Nguyên lý làm việc
Thực tế ta thường thấy có hai dạng câu: câu có mồi và câu không có mồi,
nên nguyên lý đánh bắt cũng có hai dạng.


Câu có mồi
Nguyên lý đánh bắt đối với câu có mồi là mồi câu (được móc vào lưỡi câu)
được đưa đến gần khu vực có cá, cá ăn mồi sẽ mắc câu



Câu không mồi
Nguyên lý hoạt động của nghề câu không sử dụng mồi là dây câu có mật độ
lưỡi cao và sắc, được thả chặn ngang đường di chuyển của cá, cá đi qua vùng
thả câu có thể bị vướng câu.
2.4.2.1.2. Phân loại nghề câu
Người ta có thể dựa vào: mồi câu, phương thức câu, dạng ngư cụ câu, số
lượng lưỡi, tính vận động, khu vực câu,... để phân loại nghề câu.
Bảng 2.8: Phân loại nghề câu
18


Phân loại nghề câu theo mồi câu, phương thức câu, dạng ngư cụ câu,
số lượng lưỡi, hình thức câu, khu vực câu
Dựa vào
mồi
- Câu có
mồi

- Câu
không
mồi

19

Số lượng
lưỡi

Phương thức

Ngư cụ

Hình thức

Khu vực

- Câu trực tiếp

- Câu cần

- Câu 1 lưỡi

- Câu động - Câu ao,

- Câu gián tiếp

- Câu ống

- Câu nhiều


- Câu tĩnh

- Câu dây

lưỡi

ruộng
- Câu ở
sông
- Câu ở biển


2.4.2.2. Cấu tạo ngư cụ câu
Ngư cụ câu gồm có: Cần câu (hoặc ống câu), dây câu (nhợ câu), lưỡi câu,
chì câu.
 Cần câu (hoặc ống câu)

Trong thực tế, cần câu đôi khi không nhất thiết phải có nếu câu ở biển. Mục
đích của sử dụng cần câu là nhằm giúp người câu phát hiện ra thời điểm cá cắn
câu và giúp tạo xung lực và chiều hướng giựt dây câu.
 Dây câu (nhợ câu)

Dây câu nhằm giúp đưa mồi đến gần đối tượng câu. Yêu cầu đối với dây
câu là: mãnh, bền chắc, màu sắc dây câu phải phù hợp với màu nước, không để
cho cá phát hiện ra dây, chiều dài dây phải đủ dài để có thể đưa mồi đến gần đối
tượng câu.
 Lưỡi câu

Thực tế có rất nhiều dạng lưỡi câu (lưỡi đơn, lưỡi kép). Lưỡi câu thường

được làm bằng thép hay hợp kim. Cấu tạo gồm ba phần cơ bản sau: Đốc câu,
thân câu và ngạnh câu.
 Chì câu

Chì trong nghề câu không nhất thiết phải có, nếu câu trên ruộng. Tuy nhiên
nếu câu ở tầng sâu hoặc nơi có tốc độ dòng chảy mạnh thì cần phải có chì, nhằm
đảm bảo cho mồi chìm đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu. Trọng lượng của
chì tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy, nếu chì nhẹ sẽ làm cho mồi trôi dạt, khó
xuống đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu, nhưng nếu chì quá nặng sẽ khó phát
hiện ra thời điểm cá cắn câu.
2.4.2.3. Phân loại mồi câu
 Mồi dụ cá

Mồi dụ cá không phải là mồi trực tiếp mắc vào lưỡi câu. Mồi dụ cá nhằm
gây kích thích trạng thái sẵn sàng bắt mồi của cá và lôi cuốn cá đến khu vực thả
câu. Do vậy thông thường mồi dụ được đặc chế ở dạng bột hay nước. Mồi dụ
20


phải được rãi đều trong khu vực rộng gần nơi thả mồi câu. Cá bị kích thích bởi
mồi dụ sẽ tìm đến khu vực thả mồi câu, và bởi cá không thể ăn được mồi dụ khi
đó nếu cá phát hiện mồi câu sẽ ăn mồi câu và vướng câu.

 Mồi câu

Thực tế đánh bắt nghề câu thường thấy có 2 dạng mồi câu: mồi giả và
mồi thật.


Mồi giả

Mồi giả có hiệu suất khai thác không cao bằng mồi thật. Tuy vậy, mồi giả
cũng áp dụng được đối với các đối tượng cá tham ăn và phàm ăn, không có tính
kén chọn mồi. Yêu cầu đối với mồi giả là phải có hình dáng, màu sắc, mùi vị
phải gần giống như mồi thật, và phải gây được sự kích thích ham bắt mồi của cá.
Mồi giả có thể kết hợp thêm với các yếu tố vật lý (màu sắc, ánh sáng,...) để hấp
dẫn hoặc đánh lừa.
Ưu điểm của mồi giả là giá thành rẽ và có thể sử dụng được nhiều lần. Tuy
nhiên, mồi giả không phải lúc nào cũng áp dụng được, tùy theo đối tượng câu
mà ta có nên chọn mồi giả hay không.



Mồi thật
Trong thực tế nghề câu đôi khi mồi giả không thể đánh lừa được các loài cá
khôn ngoan và thận trọng, nên người ta phải dùng mồi thật. Mồi thật có 3 dạng:
Mồi sống, mồi tươi và mồi ướp.
+ Mồi sống: là thức ăn tự nhiên của đối tượng khai thác đạt hiệu quả cao
nhưng khó bảo quản, khó tìm và đắt tiền.
+ Mồi tươi: là những động vật đã chết nhưng ở trạng thái còn tươi. Để mồi
tươi có thể sử dụng lâu dài, ta nên giữ mồi luôn ở trạng thái lạnh hoặc ướp đá
nhằm ngăn sự phân hủy của vi sinh vật.
+ Mồi ướp: là mồi tươi đã được ướp muối hoặc ướp khô. Mồi ướp có thể sử
dụng lâu dài, phục vụ cho các chuyến khai thác xa, lâu ngày.
21


2.4.2.4. Quan hệ giữa mồi câu và tập tính cá
Các loài cá khác nhau thích các loại mồi khác nhau ngay trong cùng một
loài mà các giai đoạn sinh trưởng khác nhau chũng cũng chọn mồi khác. Thông
thường, đối với các loài cá dữ, háu ăn thích mồi sống do chúng dễ bị lừa phỉnh

bởi mồi giả. Khi cá nhận biết và phản ứng đối với mồi câu chúng sữ dụng đồng
thời qua các giác quan.
- Vì ánh sáng bị hấp thụ nhanh trong môi trường vì vậy cá phát hiện mồi
bằng thị giác kém, do đó để kích thích ta dùng mồi có nhiều màu sắc và di động.

22


- Nhìn chung các loài cá xương sụn có khả năng phát hiện bằng khưu giác
tốt hơn những loài cá xương cứng. Khả năng khứu giác của cá rất tinh mùi mà
chúng thích, phát hiện rất xa những mồi cá tính khuyếch tán mạnh nên dùng mồi
bền mùi.
- Thường vị giác của cá nhạy cảm nhưng chỉ có tác dụng phân biệt mồi. Cá
không thích mồi có vị chua, đắng hoặc quá mặn. Bằng vị giác cá phân biệt độ
tươi, độ nhớt, độ cứng của mồi.
- Về thính giác cá phát hiện ra mồi sống và qua tiếng kêu đồng loại, vì một
số động vật thủy sản có ngôn ngữ âm thanh riêng [7].

23


PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

- Các tàu khai thác xa bờ và ngư dân trong khu vực nghiên cứu.
- Sản lượng các loài cá khai thác trong khu vực nghiên cứu.
3.2.


Địa điểm nghiên cứu

- Xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3.3.

Thời gian nghiên cứu:

Từ 01/2016 đến 05/2016,
3.4.

Nội dung nghiên cứu

- Năng lực khai thác của nghề khai thác xa bờ tại xã nghiên cứu.
- Ngư trường và mùa vụ khai thác của nghề khai thác xa bờ tại xã nghiên
cứu.
- Tổ chức khai thác trên biển của hai đội tàu và dịch vụ hậu cần nghề cá của
địa phương xã nghiên cứu.
- Sản lượng cá và hiệu quả khai thác của nghề khai thác xa bờ trong tháng 3
và tháng 4 năm 2016 tại xã nghiên cứu.
- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngư dân tại xã nghiên cứu.
- Các khó khăn và kiến nghị của ngư dân đối với nghề khai thác xa bờ tại
xã nghiên cứu.
3.5.

Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.5.1.1. Thông tin thứ cấp
Thu thập các thông tin từ các tạp chí thuỷ sản, các nghiên cứu của các nhà
khoa hoc, các báo cáo khoa học, báo chí, báo mạng từ internet liên quan đến lĩnh

vực thực hiện đề tài.
Thu thập các tài liệu từ chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh
Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân xã Thạch Kim.
3.5.1.2.Thông tin sơ cấp
Thu thập thông tin bằng cách xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn trực tiếp cán
bộ quản lý thủy sản của xã nghiên cứu, các hộ ngư dân tham gia khai thác về
tình hình khai thác xa bờ tại xã, ghi chép những ý kiến của ngư dân.
Thu thập các số liệu, thông tin từ các đợt phân tích mẫu và khảo sát thực địa.
24


3.5.2. Phương pháp xây dựng bảng hỏi
3.5.2.1. Xây dựng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi dựa trên các nội dung của đề tài
Đưa ra các tình huống giả định có thể xảy ra trong quá trình điều tra để có
hướng điều tra đúng đắn nhất.
3.5.2.2. Điều tra thử
Tiến hành điều tra trong phạm vi hẹp hơn để biết những khó khăn gặp phải
và rút kinh nghiệm cho lần điều tra thật và điều chỉnh bảng hỏi phù hợp nhất.
3.5.2.3. Điều tra thực tế
Dựa vào các phiếu điều tra với các loại câu hỏi đóng, câu hỏi mở, hoặc loại
câu đóng - mở kết hợp, câu hỏi lựa chọn với phỏng vấn trực tiếp để đạt được độ
tin cậy cao. Tiến hành ghi chép lại những ý kiến xung quanh để đánh giá đúng
thực trạng theo một hướng khách quan nhất.
3.5.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Trao đổi với cán bộ của phòng Nông – Lâm – Ngư tại xã nơi thực tập về
các vấn đề liên quan và lấy danh sách các tàu khai thác thủy sản rồi chọn ra các
tàu khai thác xa bờ để tiến hành điều tra.
Từ danh sách lấy được tôi liên hệ với các chủ tàu để lấy thông tin và các hộ
của các thành viên trong tàu.

Tiến hành điều tra tất cả các mẫu đã được chọn.
3.5.4. Phương pháp thu mẫu và phân loại cá
3.5.4.1. Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu trên tàu cá sau mỗi chuyến đi khai thác
Mẫu phải đảm bảo các yêu cầu sau: nguyên hình, nguyên vẹn, tươi sáng
không bị trầy xước, tróc vảy hay rách đuôi.
Hỏi tên địa phương các loài cá và ghi chép
3.5.4.2. Phương pháp phân loại cá
Định danh các loài theo phương pháp so sánh hình thái bằng các tài liệu
phân loại cá biển của Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Hữu Phụng, giáo trình ngư
loại hai phân loại giáp xác và động vật thân mền của Tôn Thất Chất và Nguyễn
Văn Chung [1], [4], [5], [6], [8].
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 [3].
25


×