Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Nghiên cứu thực trạng trồng dâu nuôi tằm và ảnh hưởng của nó đến thu nhập của nông hộ tại xã đặng sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 93 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khuyến nông và phát triển nông thôn
cùng các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Huế
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
Th.S Nguyễn Trọng Dũng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các cấp lãnh đạo và toàn thể bà con nông
dân xã Đặng Sơn đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho tôi có
thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành đến toàn thể gia đình, bạn bè tôi,
những người luôn ở bên tôi, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp.
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên đề tài không tránh khỏi thiếu
sót, hạn chế kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp để tôi hòan
thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 26 tháng 5 năm 2016
Sinh Viên
Trần Thị Nhàn


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
-Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng trồng dâu nuôi tằm và ảnh hưởng của

nó đến thu nhập của nông hộ tại xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ
An
- Mục tiêu nghiên cứu:

+ Tìm hiểu thực trạng trồng dâu nuôi tằm tại xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương,


tỉnh Nghệ An;
+ Đánh giá hiệu quả mang lại từ hoạt động trồng dâu nuôi tằm đối với các nông
hộ;
+ Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ từ trồng dâu nuôi
tằm.
- Sinh viên thực hiện: Trần Thị Nhàn
- Giáo viên hướng dẫn: Th.S: Nguyễn Trọng Dũng
- Phần tóm tắt đề tài:

Xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An là một xã thuần nông, thu nhập
của các hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp là chính và vẫn còn thấp, lao động
nhàn rỗi dư thừa nhiều. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có mặt tại xã từ lâu đời.Là
một xã có truyền thống trồng dâu nuôi tằm cũng như ươm tơ dệt lụa có tiếng
trong huyện và trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm đã
giúp các hộ nông dân trong xã nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần. Trong TDNT thì cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
các hộ như lao động, kinh nghiệm, đất đai, đầu tư thâm canh…..Xuất phát từ
thực tế đó em xin chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng trồng dâu nuôi tằm và ảnh
hưởng của nó đến thu nhập của nông hộ tại xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An” để tiến hành nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Đặng Sơn từ tháng 1 – tháng 5 năm 2016. Dựa
vào thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn 45 hộ tại 5 xóm trên địa bàn
xã Đặng Sơn về tình hình sản xuất và tiêu thu dâu tằm năm 2015 và thông tin
thứ cấp từ sách, báo, internet, …. Phương pháp xử lý thông tin bằng công cụ
bảng tính excel và phần mềm spss20, từ đó tổng hợp và phân tích thông tin bằng
phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng
tới thu nhập của hộ từ trồng dâu nuôi tằm.
Có hơn 250hộ trên toàn xã Đặng Sơn tham gia vào sản xuất dâu tằm. Trung bình
mỗi gia đình có 5 nhân khẩu với 3 lao động thì có 2 lao động tham gia sản xuất



TDNT, hầu hết những lao động này đều có trình độ văn hóa chỉ cấp 2 và cấp 3.
Diện tích đất TDNT của các hộ vẫn rất ít chỉ 2,12 sào đối với nhóm hộ khá; 1,47
sào đối với hộ TB và 0,97 sào đối với nhóm hộ Nghèo. Đất trồng dâu manh mún
được trồng xen với những cây trồng khác là chủ yếu chưa được quy hoạch theo
vùng chuyên canh. Chi phí đầu tư trên sào dâu của nhóm hộ khá là 1,78
triệu/năm, hộ TB và hộ Nghèo lần lượt là 1,72 triệu đồng và 1,56 triệu đồng; Chi
phí đầu tư nuôi tằm cho một vòng trứng các nhóm hộ trung bình là 168,85 nghìn
đồng. Thu nhập từ TDNT năm 2015 của nhóm hộ khá là 27,30 triệu đồng chiếm
31 % trong tổng thu nhập hộ cao hơn so với nhóm hộ TB là 16,95 triệu đồng
chiếm 28 % tổng thu nhập của hộ và hộ Nghèo là 6,92 triệu đồng chiếm 18%
tổng thu nhập của hộ.
Kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của hộ TDNT chủ yếu là cơ sở ươm tơ trong
xã, 95% số hộ tiêu thụ kén tằm thông qua cơ sở ươm tơ, hộ hoàn toàn bị động
trong việc nhận giống và bán sản phẩm cho cơ sở ươm tơ. Do vậy việc hộ bị ép
giá xảy ra thường xuyên, theo kết quả điều tra năm 2015giá kén trắng dao động
từ 95.000đ – 100.000 đ/kg và giá kén vàng dao động từ 55.000đ – 60.000đ/kg
thấp hơn so với thị trường.
Thu nhập của hộ từ TDNT chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong đó số lứa nuôi
và tổng chi phí là những nhân tố ảnh hưởng mạnh tới thu nhập từ TDNT. Ngoài
ra, các hộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ như vốn đầu tư, tổn
thất do dịch bệnh, giá bán…

Giáo viên hướng dẫn
Th.S. Nguyễn Trọng Dũng

Sinh viên
Trần Thị Nhàn



DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

TCTổng chi phí
FCChi phí cố định
VC Chi phí biến đổi
GO Tổng giá trị sản xuất
MIThu nhập hỗn hợp
TDNT Thu nhập hỗn hợp
NN Nông nghiệp
TBTrung bình
HQKT Hiệu quả kinh tế
TLSX Tư liệu sản xuất


Lao động


MỤC LỤC


PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là một nghề sản xuất truyền thống và
có lịch sử phát triển từ lâu đời ở Việt Nam. Nghề trồng dâu nuôi tằm so với một
số ngành sản xuất nông nghiệp khác có nhiều ưu thế bởi vì:
Thứ nhất, mức đầu tư cho trồng dâu nuôi tằm không cao nhưng giá trị
kinh tế thu được tương đối cao.
Thứ hai, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu hoạch nhanh, trời ấm thì 18-20
ngày, trời lạnh thì 25-30 ngày là cho thu hoạch.
Thứ ba, cây dâu không thuộc loại cây kén đất, nó có thể sinh trưởng trên
nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa ven sông đến đất vùng trũng thấp, đất khô
cằn vùng đồi núi, mặt khác cây dâu không đòi hỏi nhiều về đầu tư chăm sóc, nhà
cửa để nuôi tằm đơn giản, tận dụng được những nguyên liệu rẻ tiền.
Thứ tư, nghề trồng dâu nuôi tằm còn tạo công ăn việc làm cho người dân
lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân nông
thôn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 30%
nhu cầu về tơ tằm trong nước và chừng đó nhu cầu về xuất khẩu. Như thế có
nghĩa là khả năng mở rộng ngành sản xuất này ở nước ta còn lớn, nhu cầu của
thị trường về sản phẩm tơ tằm chúng ta chưa khai thác hết. Vì thế, phát triển
trồng dâu nuôi tằm sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng có hiệu quả nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của cư dân nông
thôn.
Xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An là một xã thuần nông, thu
nhập của các hộ nông dân từ sản xuất nông nghiệp là chính và vẫn còn thấp, lao
động nhàn rỗi dư thừa nhiều. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có mặt tại xã từ lâu
đời. Là một xã có truyền thống trồng dâu nuôi tằm cũng như ươm tơ dệt lụa có
tiếng trong huyện và trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm
đã giúp các hộ nông dân trong xã nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần. Trong TDNT thì cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của

các hộ như lao động, kinh nghiệm, đất đai, đầu tư thâm canh…


Xuất phát từ thực tế đó em xin chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng trồng
dâu nuôi tằm và ảnh hưởng của nó đến thu nhập của nông hộ tại xã Đặng Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng trồng dâu nuôi tằm tại xã Đặng Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An;
- Đánh giá hiệu quả mang lại từ hoạt động trồng dâu nuôi tằm đối với các
nông hộ;
- Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ từ trồng
dâu nuôi tằm.


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao
gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa
họ có mối lên kết về kinh tế , xã hội và văn hóa.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn
trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác
như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo
với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường
(cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên
tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng

thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng
và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị
trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước
ngoài”
Theo thời gian và sự biến đổi về kinh tế văn hóa… ta lại có khái niệm về
làng nghề như sau:Những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông
2.1.2. Khái niệm về trồng dâu nuôi tằm
- Nghề tằm
Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng “nghề tằm gồm cả
các khâu công nghiệp, thủ công và mỹ nghệ. Trồng dâu là tổng hợp các thao tác
của nghề nông. Nuôi tằm là tổng hợp trình độ kỹ thuật cao được tạo nên bởi bàn
tay người nông dân. Ươm tơ là ngành công nghiệp có lợi nhuận. Khoa học kỹ
thuật về ngành dâu tằm tơ là sự hội ngộ của các ngành nông nghiệp, công
nghiệp và nghệ thuật; là sự kết hợp giữa nền văn hoá lâu đời và nền văn minh
hiện đại, giữa cái giàu, cái nghèo và là sự phản ảnh tương phản giữa chúng”.
Nghề tằm có 4 công đoạn hoàn toàn khác nhau nhưng lại gắn bó với nhau
rất chặt chẽ là : Trồng dâu; nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Tơ tằm đã tô điểm thêm


cho vẻ đẹp con người và dệt nên những câu ca dao, những bài thơ trữ tình tuyệt
tác. Ở nước ta nghề tằm là nghề truyền thống lâu đời và hiện nay vẫn là sinh kế,
là công ăn việc làm của hàng trăm ngàn lao động và làm giàu cho đất nước nhờ
những giá trị to lớn của nó.
- Sản xuất dâu tằm (Trồng dâu nuôi tằm)
Một hiện tượng có từ thời xưa là những nước nuôi tằm không phải tất cả
đều dệt lụa. Để nuôi tằm và ươm tơ, cần một lực lượng lao động nhiều và rẻ,
không có sự huấn luyện chuyên môn đặc biệt. Kỹ nghệ dệt lụa yêu cầu, trái lại,
một loại nhân công khéo léo và có chất lượng. Người ta thấy có những nước vừa
nuôi tằm vừa dệt lụa như Nhật bản, Trung quốc, Italia, Pháp; những nước chỉ

nuôi tằm như Trung Á; những nước dệt lụa mà không nuôi tằm như Anh, Mỹ,
Đức, Thụy sỹ. Ở nước ta có những làng dệt lụa rất nổi tiếng nằm ở những vùng
trồng dâu nuôi tằm lớn, nhưng đa số người nông dân trồng dâu nuôi tằm không
ươm tơ mà bán kén cho các cơ sở ươm tơ trong và ngoài vùng.
Như vậy có thể thấy rằng “Trồng dâu nuôi tằm” là một hoạt động sản xuất
mang lại thu nhập cho người nông dân thông qua việc trồng dâu, nuôi tằm bán
kén ươm.
- Đặc điểm của sản xuất dâu tằm
Đặc điểm 1: Sản xuất dâu tằm là một hoạt động sản xuất kết hợp giữa
chăn nuôi và trồng trọt. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn trồng dâu và nuôi
tằm. Hai giai đoạn này có quan hệ mật thiết với nhau. Giai đoạn trồng dâu là giai
đoạn trung gian của quá trình sản xuất dâu tằm vì nó cung cấp sản phẩm là lá
dâu cho giai đoạn nuôi tằm. Người dân tổ chức sản xuất thường là một quá trình
được khép kín trong các hộ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng lá dâu có ảnh
hưởng rất lớn tới kết quả nuôi tằm. [4]
Đặc điểm 2: Cây dâu là đối tượng sản xuất của ngành trồng trọt, còn con
tằm là đối tượng sản xuất của ngành chăn nuôi, chúng là những sinh vật sống có
những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật
chăm sóc và tác động khác nhau trong từng giai đoạn, từng vùng, miền và từng
giống khác nhau.[4]
Đặc điểm 3: Sản xuất dâu tằm sử dụng rất nhiều lao động. Trung bình cần
từ 7-8 lao động trên mỗi hecta dâu. Sản xuất mang tính thủ công là chính do yêu
cầu công việc tỷ mỉ. Tỷ lệ cơ giới hóa còn rất thấp. Do đặc điểm này nên sản
xuất dâu tằm chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đông dân, ít đất, nhiều lao
động và giá nhân công rẻ.[4]


Đặc điểm 4: Sản xuất dâu tằm có tính thời vụ rất cao. Một lứa tằm kể cả
thời gian gỡ kén kéo dài từ 26-28 ngày. Trong đó khoảng 8 ngày là lao động cật
lực, chủ yếu là hái dâu nuôi tằm tuổi 4, tuổi 5, bắt tằm lên né và thu hoạch kén

(Sơ đồ 2.1).[4]
Đặc điểm 5: Sản xuất dâu tằm mang tính hàng hóa cao. Sản phẩm là kén tằm
được bán ngay cho tư thương thu mua kén lấy tiền trang trải cho chi phí sản xuất
và sinh hoạt của gia đình. Chỉ ở vùng các dân tộc miền núi, một bộ phân người
dân trồng dâu nuôi tằm, tự ươm tơ dệt vải và may trang phục và các vật dụng
truyền thống của dân tộc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình.[4]
Đặc điểm 6: Số lượng cá thể tằm trong một lứa nuôi là rất lớn. Nguy cơ
dịch bệnh là rất cao, đặt ra yêu cầu công tác phòng trị bệnh nghiêm ngặt. Thời
gian của một lứa tằm lại rất ngắn chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng cho nên
phòng bệnh là chủ yếu và tích cực.[4]
Đặc điểm 7: Thời gian nuôi tằm dài hay ngắn trong năm tùy từng khu
vực, từng nước, song về cơ bản là không có hộ nông dân chỉ hoàn toàn nuôi tằm.
Người ta thường nhìn nhận nuôi tằm như một hoạt động sản xuất phụ để kiếm
thêm thu nhập cho gia đình vào những lúc rảnh rỗi.[4]

Sơ đồ 2.1. Vòng đời con tằm


2.1.3. Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phí cần tiết khác mà doanh nghiệp chỉ ra để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.chế tạo sản phẩm
hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
Tổng chi phí (TC: Total cost):là giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên
được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó trong một khoản thời gian nhất định.
Tổng chi phí của việc sản xuất ra một sản phẩm trong nghiên cứu ngắn hạn (thời
kỳ mà trong đó một số đầu vào dành cho sản xuất của doanh nghiệp, nông hộ,…
là cố định. Chẳng hạn quy mô của nhà máy, diện tích đất sản xuất,… được coi là
không thay đổi), người ta chia tổng chi phí sản xuất ra là 2 loại là chi phí cố định
và chi phí biến đổi. [1]

Chi phí cố định (FC: Fiexd cost): là những chi phí không thay đổi khi sản
lượng thay đổi, nói cách khác chi phí cố định là những chi phí mà nhà sản xuất
phải thanh toán dù chưa sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nào như tiền thuê nhà
xưởng, chi bảo dưỡng máy móc, mua bảo hiểm sản xuất, chi phí để duy trì một
số lượng nhân viên tối thiểu, tiền mua giấy phép sản xuất, lương bảo vệ,…. [1]
Chi phí biến đổi (VC: Variable cost): là những chi phí phụ thuộc vào các
mức sản lượng, tăng giảm cùng với sự tăng giảm của sản lượng, chẳng hạn như
tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân,… [1]
Tổng chi phí (TC): TC= FC + VC
2.1.4. Khái niệm và các chỉ tiêu của hiệu quả kinh tế
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tiến sĩ
Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác định”. [2]
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp với
nền sản xuất hàng hóa và với tất cả phạm trù và các quy luật kinh tế khác. [3]
Để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế cần phân biệt rõ 3 phạm trù: hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội.
Hệ thống các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế nông hộ [3]:
Tổng giá trị sản xuất (GO): GO=∑ QiPi
Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = GO – C; Trong đó: Chi phí sản xuất: C= TT + i +
De


Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): NB = GO – C – TC; NB = MI – TC
Trong đó chi phí sản xuất trực tiếp (TT); Chi phí tự có (TC)
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình trồng dâu nuôi tằm trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình chung
Nghề trồng dâu nuôi tằm vốn có từ lâu đời, song cho đến nay chưa ai
khẳng định chắc chắn nó bắt nguồn từ Trung Quốc hay Ấn Độ. Theo truyền

thuyết vào năm trước công nguyên nàng công chúa Tây Linh Chi Trung Quốc là
người đầu tiên kéo được sợi tơ từ con kén đã tình cờ rơi vào cốc nước trà của
nàng. Kể từ khoảng khắc ấy nghề nuôi tằm bằng lá dâu, ươm tơ, dệt lụa đã ra
đời.
Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vải lụa tơ tằm của Trung Quốc đã bắt
đầu được đưa đến khắp vùng châu Á và được vận chuyển bằng đường bộ sang
phương tây theo các lộ trình dài được gọi là con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa
dài trên 10.000 km là một con đường cho tình hữu nghị và trao đổi văn hóa giữa
Trung Quốc và các nước khác ở châu Á, châu Âu, và Bắc Phi thời cổ xưa.
Suốt một thời gian dài nghề trồng dâu, nuôi tằm được giữ bí mật độc quyền
của Trung Quốc rồi sau đó là các nuớc phương đông. Theo một số nguồn tài liệu
nghề dâu tằm được truyền bá đầu tiên từ Trung Quốc sang Triều Tiên, Nhật
Bản, sau đó đến Ấn Độ và bán đảo Đông Dương rồi đến Indonesia.
Vào năm 552 sau công nguyên, hoàng đế Justinien củ 2 giáo sĩ sang công cán
tại châu Á và khi trở về Byzance họ đã mang theo nhưng trứng tằm được cất dấu
trong những cây gậy trúc. Kể từ đó nghề dâu tằm đã lan rộng đến vùng Tiểu Á
và Hy Lạp, Italia và đến năm 1340 truyền bá vào Pháp.
Năm 1552 nghề dâu tăm được đưa tới châu Mỹ. Khi người Bồ Đào Nha xâm
chiếm Mexico họ đã khuyến khích nhân dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm
ở vùng này. Sau đó ngành nghề này lan truyền nhanh chóng lên phía bắc và
phía nam châu Mỹ.
Trong suốt thế kỷ 18 ngành tơ tằm tiếp tục hưng thịnh tại Châu Âu, Nhật,
Trung Quốc. Thế kỷ 19 đánh dấu hai tình hình trái ngược nhau,một là sự cơ giới
hóa dẫn đến việc tăng năng suất trong ngành công nghiệp tơ tằm và mặt khác là
sự suy giảm của ngành dâu tằm tơ châu Âu ở cuối thế kỷ 19. Sau khi khai thông
kênh đào Suez vào năm 1872 giá tơ nhập khẩu của Nhật đã trở nên rẻ hơn. Sụ
công nghiệp hóa tại các nước sản xuất tơ tằm châu Âu đã làm chuyển dịch


nguồn lao đông nông nghiệp về thành phố. Thêm vào đó sự bùng phát của bệnh

tằm gai (Nosema Bobycis Nagelli) đã quét sạch nghề nuôi tằm ở Pháp, hầu hết
các nước châu Âu và Trung Đông. Mặc dù về sau Louis Paster đã tìm ra biện
pháp phòng bệnh gai tích cực bằng cách kiểm tra ngài mẹ dưới kính hiển vi
nhưng nghề dâu tằm tại Châu lục này không thể phục hồi như trước.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến cuối thập niên 1970, Nhật Bản là nước sản
xuất tơ tằm hàng đầu thế giới. Sau đó Trung Quốc với những nỗ lực đáng kể
trong công tác tổ chức và kế hoạch đã chiếm lại vị trí lịch sử của mình là nước
sản xuất và xuất khẩu tơ lớn nhất thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có tất cả 31 nước tham gia sản xuất dâu tằm.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất dâu tằm lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 là Ấn Độ.
Việc sản xuất lụa các nước lớn trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan,
Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân
Dân Triều Tiên, Iran,…vv. Rất ít quốc gia khác cũng đang tham gia vào việc sản
xuất kén tằm và tơ thô với số lượng không đáng kể; Kenya, Botswana, Nigeria,
Zambia, Zimbabwe, Bangladesh, Colombia, Ai Cập, Nhật Bản, Nepal, Bulgaria,
Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda, Malaysia, Romania, Bolivia, vv
Biến động về sản lượng tơ lụa từ năm 2008 đến năm 2014 được biểu thị
trên bảng 2.1:
Bảng 2.1. Sản lượng tơ lụa toàn cầu từ 2008-2014
Đơn vị: tấn
Năm

Sản lượng

Năm

Sản lượng

2008


120396,80

2012

152845,64

2009

106169,54

2013

159737,10

2010

139100,020

2014

178057,620

2011

129661,80

(Nguồn: Hiệp hội dâu tằm quốc tế)
Từ năm 2008 đến năm 2009, sản xuất tơ lụa bị giảm xuống. Cụ thể năm 2008
sản xuất tơ lụa đạt 120396,8 tấn, nhưng năm 2009 chỉ đạt 106169,54 tấn.
Nguyên nhân của sự tụt giảm này là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế

toàn cầu. Từ năm 2010-2014 sản xuất tơ lụa đã tăng trở lại và phát triển với tốc
độ khá đều qua các năm.
2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất dâu tằm của các nước
Sản xuất dâu tằm có bề dày thời gian và mang tính hàng hóa rất cao. Ngay
từ hàng ngàn năm trước, thông qua con đường tơ lụa các sản phẩm tơ tằm đã
được giao thương từ Á sang Âu. Bằng trao đổi thương mại và liên kết kinh tế


quốc tế đã hình thành nên tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và các tổ chức hợp tác
trên toàn thế giới. Những khó khăn mà sản xuất dâu tằm gặp phải không phải là
của từng nước mà tất cả các nước đều gặp phải. Những kinh nghiệm, những
thành tựu đạt được trong nghiên cứu và phát triển có tác động không chỉ một
nước mà còn tác động đến hoạt động sản xuất của nhiều nước.
+ Nước Pháp: Vai trò của nước Pháp về phương diện phát triển, sử dụng
và trong những thời kỳ khủng hoảng về dâu tằm là quan trọng và thường là
quyết định. Năm 1850, nước Pháp trở thành nước dẫn đầu về tơ lụa ở Châu Âu.
Sau đó bệnh Gai phát sinh và lan truyền khắp các nước đến tận Nhật bản. Ở đây
đánh dấu nhiệm vụ cứu tinh của Luis Pasteur, người đã phát hiện ra phương
pháp chiếu kính kiểm tra ngài mẹ. Tiếp đó là cuộc đấu tranh tơ lụa trong nhiều
năm tại Nghị viên Pháp đã giúp cho sản xuất dâu tằm vượt qua khủng hoảng lần
thứ 2.
Từ năm 1939, người ta đã đề xuất ý kiến nuôi tằm liên tiếp nhiều lứa ở vụ
Xuân ở Châu Âu. Họ không ngừng mở rộng việc nuôi này và rải ra suốt thời
gian sinh trưởng của cây dâu trong năm bằng những phương tiện kỹ thuật mới.
Chỉ có bằng cách nhân lên nhiều lần các lứa tằm trong năm mới có thể hình
thành nên được một nền kinh tế dâu tằm thật sự vững chắc mang tính chất sản
xuất nông nghiệp lớn mà nghề dâu tằm vốn không có ngay từ thủa ban đầu.
Cũng trên quan điểm đó mà từ năm 1929 đã thành lập ở Pháp buồng ấp
trứng tằm tập thể đầu tiên và đến năm 1942 đã thành lập buồng nuôi tập trung
tằm con đến tuổi 3. Khắp trên thế giới đã có sự chuyển biến tư tưởng về việc tập

thể hóa những công việc của thời kỳ đầu chăn nuôi tằm cũng như sự cần thiết
của một màng lưới các kỹ thuật viên để kiểm tra các lứa tằm và để bảo đảm vệ
sinh phòng bệnh.
+ Nhật Bản : Các phái đoàn Pháp đã giúp đỡ Nhật Bản chống đỡ lại dịch
bệnh tằm Gai và 100 năm sau đã đưa nước Nhật lên địa vị dẫn đầu trên thế giới.
Giữa thế kỷ 20, ảnh hưởng của Nhật Bản đã có tác dụng quyết định về mặt kinh
tế do chất lượng và số lượng xuất khẩu tơ. Người Nhật có vai trò to lớn trong
việc phát triển khoa học kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm như giống dâu, giống
tằm, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, máy nấu kén, ươm tơ... được đại bộ phận các
nước dâu tằm áp dụng hiện nay. Sản xuất dâu tằm đã có tác động rất sâu sắc đến
xã hội Nhật Bản. Thứ nhất là sự cơ giới hóa và tự động hóa cao độ trong ngành
dâu tằm là tiền đề về mặt kỹ thuật để cơ giới hóa và tự động hóa các ngành sản


xuất khác. Thứ hai, sản xuất tơ tằm quy mô lớn giúp cho Nhật Bản tích lũy được
vốn để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa về sau.
Chính do quá trình công nghiệp hóa sớm hơn so với các nước sản xuất
dâu tằm khác nên Nhật Bản phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động sớm và rất
gay gắt. Do vậy, sự cải tiến về kỹ thuật nuôi tằm mang đậm nét của việc tiết
kiệm nhân công.
+ Trung Quốc: Cái nôi của nghề dâu tằm đã đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nghề dâu tằm và số lượng những kinh nghiệm tích lũy
qua nhiều thế kỷ ở Trung Quốc đã rất lớn nhưng ít được phổ biến. Vai trò của
Trung Quốc đối với sản xuất dâu tằm trên thế giới hiện nay là vô cùng to lớn.
Sản lượng kén tằm của Trung Quốc vẫn đang dần tăng, nhưng có một sự dịch
chuyển từ Đông sang Tây. Ở các tỉnh phía Đông, kinh tế phát triển mạnh nên
sản xuất dâu tằm thu hẹp lại, còn các tỉnh phía Tây còn nhiều khó khăn nên quy
mô sản xuất dâu tằm đang được mở rộng.
Về chính sách chỉ đạo sản xuất dâu tằm, chính phủ Trung Quốc đề ra mục
tiêu là đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật, quản lý và kinh doanh để thích ứng

không ngừng với sự thay đổi của kinh tế thị trường. Trước đây sản phẩm kén
tằm được ươm tại các xí nghiệp ươm tơ của các tỉnh, thì nay được thu mua và
chuyển đến Triết giang nơi có kỹ thuật và công nghệ ươm tơ ở trình độ cao nhất.
Chất lượng tơ ở đây đều đạt cấp 4A trở lên. Trung Quốc có chủ trương hạn chế
xuất khẩu tơ sống, tăng cường xuất khẩu hàng hóa thành phẩm chế biến từ tơ
tằm.
Trung Quốc có hệ thống các trại giống tằm tốt, chất lượng trứng giống
đảm bảo, năng suất cao, chất lượng tơ tốt. Cả hai tỉnh Quảng Đông và Quảng
Tây sử dụng phổ biến giống tằm Lưỡng quảng số 2. Do chất lượng trứng giống
tốt và số giống sử dụng trong sản xuất ít nên nguyên liệu kén đồng nhất, rất
thích hợp cho ươm tơ cấp cao. Phương thức tổ chức nuôi tằm con tập trung là
phổ biến. Người dân có nhà nuôi tằm riêng nên thuận lợi cho công tác vệ sinh
sát trùng phòng bệnh. Nuôi tằm lớn dưới nền nhà chiếm tỷ lệ rất cao trên 90%
nên rất tiết kiệm công thay phân san tằm, công bắt tằm lên né. Tỷ lệ tiêu hao dâu
thấp, chỉ từ 12-13kg dâu/1kg kén.
2.2.2. Trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam
2.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ lâu. Vào 1200 năm trước ở
nước ta đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Theo tài liệu ghi lại các đây 3 thế


kỷ tơ lụa Việt Nam đã xuất đi một số nước trên thế giới và lúc cao điểm diện
tích dâu đã đạt tới 100.000 ha. Năm 1900 nước ta đã xuất khẩu được 190 tấn
tơ.Năm 1989 Việt Nam đã gia nhập Hội tơ tằm quốc tế.
Thời kỳ trước năm 1986, cả nước có khoảng 5.000 ha dâu, hàng năm sản
xuất 1.200 tấn kén tằm, 175 tấn tơ và gần 1 triệu mét lụa. Sản phẩm chủ yếu là
tơ và lụa cấp thấp. Chế biến tơ chủ yếu là chế biến tơ cơ khí, xuất khẩu theo
Nghị định thư với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Từ năm 1986 đến 1993,
nhà nước chuyển đổi cơ chế hạch toán kinh doanh, người dân chủ động trong
việc sử dụng đất đai, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, áp dụng

kỹ thuật sản xuất tiên tiến nên sản xuất dâu tằm tăng nhanh từ 5.000ha dâu
(1986) lên 38.000ha dâu (1993). Các năm 1994 đến 1997 là thời kỳ khó khăn
của ngành tơ tằm nước ta. Giá tơ lụa trên thế giới giảm mạnh chỉ còn một nửa
so với giá thời kỳ 1989-1991 đã làm cho diện tích dâu giảm trên 50%. Tuy
nhiên, trong giai đoạn khó khăn này, sản xuất vẫn có nhiều tiến bộ đáng kể ,
chất lượng tơ được chú trọng, chi phí sản xuất giảm nhiều, thị trường trong
nước được mở rộng, các làng nghề truyền thống được khôi phục lại, đồng thời
ngành cũng đã mở rộng sản xuất kinh doanh tổng hợp theo hướng khai thác
chiều sâu, lợi thế và đi vào sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng từ thứ liệu tơ tằm
(sợi nái, đũi, thổ cẩm v.v...). Từ năm 1998 đến nay, thị trường tơ lụa thế giới
đang phục hồi dần đã góp phần thúc đẩy sản xuất dâu tằm trong nước phát
triển. Đặc biệt thị trường tiêu thụ tơ lụa trong nước đang tăng (khoảng 1,2 – 1,5
triệu mét/năm).
2.2.2.2. Thực trạng sản xuất dâu tằm ở Việt Nam.
Về trồng dâu: Hiện nay cả nước có 31 tỉnh tham gia sản xuất dâu tằm trên
toàn bộ 7 vùng sinh thái với tổng diện tích dâu là 7753ha. Dưới đây là bảng thế
hiện diễn biến diện tích đất trồng dâu qua các năm:
Bảng 2.2: Diễn biến diện tích dâu giai đoạn 2005-2014
Đơn vị: ha
Năm

Diện tích

Năm

Diện tích

2005

18500


2010

8550

2006

17200

2011

8268

2007

16000

2012

7795

2008

11357

2013

3353

2009


8382

2014

7753

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Diện tích dâu có xu hướng giảm qua các năm. Trong 10 năm diện tích dâu
giảm 60,4%. Trong đó đợt giảm mạnh nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008-2009. Từ năm 2010 đến nay giá kén tằm tương đối ôn định, người
dân nhiều nơi hăng hái mở rộng diện tích. Tuy nhiên nhiều vùng có tập quán
sản xuất nhỏ lẻ sản xuất không hiệu quả, diện tích dâu tiếp tục giảm mạnh nên
diện tích dâu cả nước vẫn có xu hướng giảm.
Vùng trồng dâu mang tính tập trung nhất là Tây Nguyên, chiếm 49,69%, Đồng
bằng sông Hồng chiếm 24,09%,Bắc Trung Bộ Chiếm 10,2%, Duyên hải Nam
Trung Bộ chiếm 6,35%, vùng Đông Bắc chiếm 4,54%, vùng Tây Bắc chiếm
2,78% và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 0,02%

Hình 2.1. Tỷ lệ diện tích dâu tằm phân theo vùng sinh thái
Về nuôi tằm:
Chất lượng giống tằm đang ngày càng tiến bộ. Nhờ áp dụng rộng rãi tiến
bộ khoa học và công nghệ như giống mới , thuốc phòng trừ bệnh, kỹ thuật nuôi
tằm…đã phần nào hạn chế bớt rủi ro về dịch bệnh góp phần đưa nắng suất kén
ổn định ở mức cao.
Cơ cấu giống tằm cũng thay đổi: Trước đây nông dân nuôi tằm kén vàng
là chủ yếu. Hiện nay vụ xuân, vụ thu nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng. Vụ hè nuôi
tằm đa hệ lai. Các vùng có khí hậu mát mẻ như Tây Bắc, Tây Nguyên thì 100%

là tằm lưỡng hệ kén trắng.
Đầu tư cho chăn nuôi ít được quan tâm. Hầu hết các hộ nuôi tằm chung
với nhà ở nên công tác vệ sinh phòng bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 2.3. Sản lượng kén tằm cả nước giai đoạn 2002-2010


Đơn vị: Tấn
Năm

Sản lượng

Năm

Sản lượng

2005

11475

2010

7107

2006

10413

2011

7057


2007

10110

2012

7517

2013

6359

2014

6761

2008
2009

7746
7367

(Nguồn : Tổng cục thống kê 2014)
Do diện tích có xu hướng giảm vì thế sản lượng kén cung vì vậy mà giảm
theo. Giai đoạn 2011-2014 sản lượng kén tằm tăng giản không ổn định. Cụ thể
năm 2011-2012 sản lượng kén tằm tăng 460 tấn, nhưng năm 2012-2013 lại
giảm 1158 tấn và đến năm 2014 tăng thêm 402 tấn. Người dân có nhu cầu mở
rộng quy mô diện tích trồng dâu nuôi tằm tuy nhiên lại gặp rất nhiều khó khăn,
nên sản lượng kén tăng giảm không ổn định. Một lý do nữa là hiện nay tình

hình thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi tằm của
người dân. Dưới đây là đồ thị thể hiện sự tăng giảm của sản lượng kén qua các
năm:
Tấn

Hình 2.2. Sản lượng kén tằm giai đoạn 2005-2014
Ươm tơ dệt lụa:
Cả nước hiện có 11 cơ sở ươm tơ thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ
(VISERI), 8 cơ sở thuộc các địa phương và hàng trăm cơ sở tư nhân, với tổng


sản lượng 2.100 tấn/năm. Mạng lưới tiêu thụ và chế biến kén chủ yếu do tư nhân
đảm nhiệm, theo cơ chế thị trường. Xu hướng chế biến tơ của việt nam là ươm
tơ chất lượng cao giảm, chất lượng thấp và trung bình cho dệt thủ công tăng.
Các nhà máy ươm tơ chuyển dần sang chập và xe sợi, công đoạn ươm tơ dần
dần do các cơ sở sản xuất tư nhân thực hiện.
Công nghệ sau tơ được đầu tư phát triển mỗi năm một tăng. Hiện nay,
công suất xe tơ của cả nước đạt trên 1.000 tấn tơ xe/năm. Sản lượng tơ xe đang
có xu hướng tăng dần do nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước ngày
một mở rộng.
Công nghệ dệt lụa toàn ngành hiện có công suất 5,5 triệu mét lụa/năm,
trình độ công nghệ dệt ở mức trung bình và thấp, cơ cấu mẫu mã sản phẩm dệt
còn chưa phong phú, chủ yếu phát triển ở các làng nghề theo công nghệ truyền
thống. Nghề dệt lụa của Việt Nam sẽ được mở rộng khi ngành dâu tằm tơ khắc
phục được vấn đề chất lượng và giá thành tơ.
Về sản xuất và cung ứng trứng:
Cả nước hiện có 5 đơn vị sản xuất trứng giống tằm dâu và 1 đơn vị sản
xuất trứng tằm sắn, công suất 600.000 hộp trứng tằm dâu/năm và 1000 kg trứng
tằm lá sắn/năm.
Thực tế, thời gian qua các cơ sở nhân giống cung ứng được 100% giống

cho vụ hè và khoảng 60% cho vụ xuân thu, còn lại 40% do tư nhân nhập lậu từ
Trung Quốc. Do phải vận chuyển xa và thiếu phương tiện chuyên dụng bảo quản
nên chất lượng trứng giống kém.
2.2.2.3. Một số chủ trương, chính sách của nhà nước.
Phát triển dâu tằm được Đảng và chính phủ hết sức quan tâm, điều đó
được thể hiện ở các quyết định, chỉ thị được thông qua cụ thể là:
Quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng số 1/HĐBT ngày 4 tháng 1 năm
1982 về phát triển dâu tằm. Theo quyết định chỉ rõ nước ta có điều kiện đất đai
khí hậu, lao động và truyền thống sản xuất tơ tằm để mặc và xuất khẩu để phát
huy những tiềm năm này HĐBT có chủ trương: “phát động phong trào trồng dâu
nuôi tằm để tự giải quyết nhu cầu về mặc; tích cưc xây dựng vùng sản xuất tơ
tằm tập trung để xuất khẩu; bổ sung một số chính sách khuyến khích sản xuất tơ
tằm; tổ chức thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả “.Từ khi có Quyết Định của
hội đồng bộ trưởng về phát triển dâu tằm diện tích, năng suất và sản lượng được
tăng nhanh trên cả nước.


Chỉ thị của hội đồng bộ trưởng về việc đẩy mạnh phát triển sản xuất dâu
tằm tơ ban hành ngày 12/07/1991(212/CT), mục tiêu đẩy mạnh sản xuất dâu tằm
tơ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, phát triển
dâu tằm tơ đến năm 2000 của nước ta là phấn đấu đạt từ 70.000 hécta đến
100.000 hécta dâu, chủ yếu ở vùng trung du, miền núi, đạt sản lượng từ 7.000 8.000 tấn tơ; nâng nhanh chất lượng tơ và sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm để
tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; giải quyết thêm việc làm cho khoảng 40-50
vạn lao động.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, Thành phố
và các ngành có liên quan Tổ chức thực hiện tốt những nội dung sau: “1- Xúc
tiến nhanh việc quy hoạch và xây dựng các vùng trồng dâu, nuôi tằm, hệ thống
Cơ sở giống tằm và các xí nghiệp chế biến tơ tằm trong phạm vi cả nước. Đặc
biệt, cần tập trung đầu tư để nhanh chóng mở rộng và định hình vùng dâu tằm và

công nghiệp tơ lụa trọng điểm ở Lâm Đồng; 2- Trồng dâu, nuôi tằm do dân làm
là chính. Các đơn vị kinh tế quốc doanh chủ yếu nắm các vùng dâu tằm trọng
điểm, tập trung mở rộng diện tích dâu, làm dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
cho nông dân, tổ chức công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm; 3- Củng cố
và tăng cường đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu khoa học dâu tằm tơ và các
Cơ sở sản xuất giống, bảo đảm tạo ra nhiều loại giống tốt, có năng suất, chất
lượng cao và cung cấp đủ giống cho nông dân sản xuất; 4 - Huy động nguồn vốn
trong dân, vay vốn Tín dụng, vay vốn nước ngoài v.v... để dầu tư cho sản xuất.
Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, khai thác khả năng lao động, vốn và
kinh nghiệm của dân; 5 - Uỷ ban Nhân dân các tỉnh cùng Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có
liên quan phải có kế hoạch tổ chức tốt việc đưa và nhận dân đến xây dựng các
vùng kinh tế dâu tằm và tổ chức tốt đời sống và phúc lợi xã hội; 6 - Mở rộng
việc đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật nuôi tằm, nhất là lao động kỹ thuật nuôi
tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tổ chức rộng rãi việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho
nông dân; 7 - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Uỷ ban Nhân dân
tỉnh, thành phố phải có cán bộ chuyên môn giúp Bộ và Uỷ ban thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về dâu tằm tơ.
Quyết Định của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Nghệ An về chính sách đầu tư hỗ
trợ khuyến khích phát triển một số cây công nghiệp và cây ăn quả: Căn cứ Nghị
quyết 17/NQ/TU ngày 20/9/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Chương trình


hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá 15. Quyết định có
nội dung cụ thể liên quan đến việc phát triển dâu tằm như sau:
Chính sách phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.
Hộ nông dân có điều kiện về đất đai lao động phát triển nghề trồng dâu
nuôi tằm để sản xuất kén bán nguyên liệu hoặc kết hợp với ươm tơ dệt lụa để
bán sản phẩm cho Công ty Dâu tằm tơ Nghệ An thì được hưởng các chính sách
sau đây:

Được trợ giá 30% giá giống dâu để trồng mới đối với các giống: Dâu Sa
Luân (Sa Luân 109) nhập nội từ Trung Quốc; giống dâu Việt Nam đa bội thể số
7; Số 12 và giống dâu lai VH9.
Được trợ giá 30% giá giống tằm (1 vòng trứng) đối với các giống tiến bộ
kỹ thuật nhập từ Trung Quốc như: Giống lai 932 x 7532 và 7532 x 932
Ngoài ra có một số chủ trương chính sách khác của nhà nước ta đó là “Chỉ
thị 408 – TTG ngày 14 – 8 - 1978 của thủ tướng chính phủ về phát triển mạnh
mẽ sản xuất dâu tơ tằm; Thông tư liên tịch 06 – TT – LN ngày 3 – 11 – 1982 về
việc phát động phong trào toàn dân đẩy mạnh sản xuất dâu tằm và bông giữa Bộ
Nông Nghiệp và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam; Quyết định 161/1998 QĐTTG ngày 1998 phê duyệt tổng ngành dệt may đến năm 2010 trong đó chỉ tiêu
đến năm 2010 diện tích dâu là 40.000 ha, sản lượng tơ là 4.000 tấn…
2.2.3. Tình hình trồng dâu nuôi tằm ở Nghệ An
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nghệ An hình thành và phát triển khá sớm
(giữa thế kỷ XVI), được du nhập từ tỉnh Hà Đông (cũ) vào, phát triển mạnh các
huyện Nam Đàn, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Trải qua thời gian, giá kén
tằm không ổn định, sản phẩm làm không tiêu thụ được nên người dân đã chặt bỏ
hết cây dâu chuyển sang trồng cây khác.
Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường tăng cao cùng với chính sách
hỗ trợ của Nhà nước, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghề trồng dâu nuôi tằm,
ươm tơ ở Nghệ An phát triển trở lại. Các huyện Diễn Châu, Anh Sơn, Thanh
Chương, Đô Lương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu tận dụng các vùng đất ven
sông, đất bạc màu, đất triền đồi quy hoạch, trồng dâu thâm canh.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, bà con nông dân đã lai tạo chọn lọc được
nhiều giống dâu, giống tằm năng suất cao, chất lượng cao hay công nghệ nhân
giống dâu trồng hạt, bón phân phối hợp, phòng trừ bệnh tổng hợp, nuôi tằm 2
giai đoạn, nâng cao năng suất kén đạt 1,5-2 tấn kén/ha. Đến nay, toàn tỉnh có


gần 500ha trồng dâu với trên 1500 hộ tham gia trồng dâu, nuôi tằm. Với giá kén
bình quân là 90.000 đồng/kg người trồng dâu nuôi tằm sẽ có thu nhập trên 12

triệu đồng/năm.
Tỉnh Nghệ An có 3 làng nghề ươm tơ là làng Tiền Tiến xã Diễn Kim,
Diễn Châu; làng Xuân Như xã Đặng Sơn, Đô Lương; xóm 6 xã Tường Sơn,
Anh Sơn.
Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành các cơ sở kinh doanh tơ tằm, điển
hình là doanh nghiệp tư nhân dâu tơ tằm Lam Giang ở xã Thanh Giang, huyện
Thanh Chương; Công ty cổ phần sản xuất Sợi tơ tằm Yarrn silk ở phường
Quang Tiến, thị xã Thái Hòa. Các Công ty này đã đầu tư thiết bị máy móc hiện
đại, sản xuất các sản phẩm sợi tơ tằm chất lượng cao. Công ty Lam Giang đã ký
các hợp đồng cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với các hộ
của huyện Thanh Chương, Nam Đàn. Công ty Yarrn silk thu mua kén và hỗ trợ
người trồng dâu, giá dâu giống và một năm đầu giống tằm. Trung tâm Khuyến
công tỉnh đã hỗ trợ 615 triệu đồng phát triển nghề ươm tơ như đào tạo nghề
ươm tơ, xây dựng thương hiệu, phát triển làng nghề.
Tơ tằm ở Nghệ An là loại sợi tự nhiên cao cấp có tính chất đặc biệt như
độ bóng cao, mềm mại, xốp. Quần áo, khăn được làm bằng chất liệu tơ tằm rất
được khách trong nước cũng như nước ngoài ưa chuộng.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu, có chính sách hỗ
trợ cho các hộ dân ở các địa phương nuôi tằm để tăng thu nhập. Song song đó,
tỉnh chú trọng mô hình liên kết “bốn nhà” đồng thời mời gọi và tạo mọi điều
kiện cho các doanh nghiệp đến đầu tư, cùng với nhân dân trồng dâu, nuôi tằm,
ươm tơ, tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ để quảng bá
sản phẩm làng nghề.


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ trồng dâu nuôi
tằm trên địa bàn xã Đặng Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An.

Thêm vào đó đề tài cũng tập trung nghiên cứu các tác nhân khác trong
quá trình tiêu thụ kén như người thu gom, các cơ sở ươm tơ…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện ở xã Đặng Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian:
 Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ trồng dâu nuôi tằm
trong khoảng thời gian 2011 – 2015
 Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng
5/2016
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.
- Đặc điểm về kinh tế-xã hội.
3.3.2. Thực trạng trồng dâu nuôi tằm của nhóm xã.
- Tổng quát tình hình trồng dâu nuôi tằm của xã.
- Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ điều tra
 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra.
 Tình hình lao động trồng dâu nuôi tằm của nhóm hộ điều tra.
 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra
 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra.
- Tình hình trồng dâu và nuôi tằm của các hộ.
- Tình hình tiêu thụ kén tằm của các hộ
3.3.3. Hiệu quả mang lại từ hoạt động trồng dâu nuôi tằm đối với các nông
hộ.
- Hiệu quả về kinh tế.


×