Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh thừa thiên huế và tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời
đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum

Sinh viên thực hiện
Lớp

: Lê Anh Văn

: QLR46

Giáo viên hướng dẫn : KS. Hoàng Phước Thôi
Địa điểm thực tập : Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Kon Tum
Bộ môn

: Chế Biến Lâm Sản

Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của
sinh viên năm 2016 về đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh
hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum” . Chúng
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo,


cùng những người bạn và gia đình. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành về sự giúp đỡ đó tới:
Ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tổ
chức ra các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên
nắm vững những kiến thức đã học vào trong thực tế, tiếp cận được kiến thức
chuyên môn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thầy giáo, K.s Hoàng Phước Thôi, người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ
chúng tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Nhờ sự giúp
đỡ, dạy bảo đó mà tôi mới có thể hoàn thành đề tài.
Cũng như sự quan tâm động viên, giúp đỡ nhóm nghiên cứu của các thầy
cô giáo bộ môn QLTNR, Khoa Lâm nghiệp trong khi chúng tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những thành viên trong nhóm đã hỗ trợ giúp
đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, do buổi đầu mới làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa
học, tiếp cận thực tiễn cùng với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài này
được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................7
PHẦN I.................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
PHẦN II................................................................................................................2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................2

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới.............................................2
2.1.1. Trên thế giới........................................................................................2
2.1.2. Trong nước..........................................................................................2
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG........................................4
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
3.2.1.Thời gian nghiên cứu............................................................................4
3.2.2. Không gian nghiên cứu.......................................................................4
3.2.3. Giới hạn nghiên cứu............................................................................4
3.3. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................4
3.3.1. Mục tiêu chung....................................................................................4
3.3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................4
3.4. Nội dung nghiên cứu..................................................................................5
3.4.1 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế....5
3.4.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế....5


3.4.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Kon Tum...............5
3.4.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum..............5
3.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................5
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................5
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................5
3.5.4. Phương pháp phân tích đất..................................................................5
PHẦN IV..............................................................................................................5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................6
4.1. Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của tỉnh Thừa
Thiên Huế và tỉnh Kon Tum..............................................................................6
4.1.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, khí hậu và thủy văn tại khu vực

nghiên cứu cây bời lời đỏ tại huyện A lưới tỉnh Thừa Thiên Huế................6
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................6
d. Thủy văn...............................................................................................9
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................9
4.1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thủy văn tại tỉnh Kon Tum...............10
4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................10
4.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội..............................................................14
4.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cây bời lời đỏ ở tỉnh Thừa
Thiên Huế và tỉnh Kon Tum............................................................................17
4.2.1. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế.17
4.2.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế.18
4.2.3. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Kon Tum............20
4.2.4. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum...........20
4.3. Tính toán mức độ sâu bệnh hại và các chỉ tiêu R(%)...............................23


4.3.1. Tính toán mức độ sâu bệnh hại và các chỉ tiêu sâu bệnh ở vườn ươm
cây giống bời lời đỏ.....................................................................................23
4.3.2. Tính toán mức độ sâu bệnh hại và các chỉ tiêu sâu bệnh ở rừng trồng
cây giống bời lời đỏ.....................................................................................26
4.4. Đề xuất các nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại,các phương pháp và
giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh
Kon Tum..........................................................................................................29
4.4.1. Các nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại........................................29
4.4.1.1. Nguyên tắc 1: Có hiệu quả kinh tế............................................29
4.4.1.2. Nguyên tắc 2 - Phòng là chính...................................................29
4.4.1.3. Nguyên tắc 3 - Phòng chống theo quy trình tổng hợp................29
4.4.1.4. Nguyên tắc 4 - Phải mang tính quần chúng và theo hướng xã hội
hóa công tác BVR....................................................................................30
4.4.2. Các phương pháp và giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại của cây bời lời

đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum.............................................30
4.4.2.1. Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ tại tỉnh
Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum..........................................................30
4.4.2.2. Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây bời lời đỏ tại tỉnh
Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum..........................................................38
* Đối với sâu bệnh hại vườn ươm bời lời đỏ..........................................38
* Đối sâu bệnh hại rừng trồng cây bời lời đỏ.........................................38
PHẦN V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.......................................40
5.1. Kết luận....................................................................................................40
5.2. Kiến nghị..................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Điều tra sơ bộ ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế.........................24
Bảng 4.2. Điều tra sơ bộ ở vườn ươm tỉnh Kon Tum.....................................24
Bảng 4.3. Các cấp độ gây hại lá........................................................................25
Bảng 4.4. Điều tra chỉ số sâu bệnh hại thân cành cây bời lời đỏ tại tỉnh Kon
Tum và Thừa Thiên Huế (R%)........................................................................26
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ sâu hại thân cành ở rừng trồng.........................27
Bảng 4.6. Điều tra chỉ số sâu bệnh hại thân cành cây bời lời đỏ tại tỉnh Kon
Tum.....................................................................................................................28
Bảng 4.7. Chỉ số sâu bệnh hại thân cành cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên
Huế......................................................................................................................28


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum phân theo ngành........................16
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế tỉnh Kon Tum.......16


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện A Lưới.....................................................7
Hình 4.2. Bệnh đốm lá trên cây bời lời đỏ.......................................................17
Hình 4.3. Hình ảnh dế mèn nâu lớn.................................................................18
Hình 4.4. Hình ảnh sâu đục thân trên cây bời lời đỏ.....................................20
Hình 4.5. Một số hình ảnh về mối hại thân cây bời lời đỏ.............................22


PHẦN I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước Việt Nam được thiên nhiên tạo nên một địa hình đa dạng. Rừng
là tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới.
Rừng không chỉ có tác dụng về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường mà rừng còn là
nơi sinh sống của con người và nhiều loài động vật. Rừng là một nguồn tài
nguyên vô cùng quan trọng đối với chúng ta với nhiều loài cây khác nhau.
Trong những năm gần đây, rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng này nhà nước đã tổ chức nhiều chương trình, dự án để
góp phần giải quyết vấn nạn trên. Trong đó, duy trì và gia tăng độ che phủ của
rừng được xác định là một hướng đi nhằm đảm bảo phát triển bền vững chiến
lược Quốc gia. Điển hình như phong trào trồng rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng và cả nước nói chung đã phát triển mạnh. Và bời lời đỏ là loài cây đã được
tiếp nhận và nghiên cứu trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bời lời đỏ có tên khoa học là Machilus odoratissima Nees còn gọi được gọi
bởi các tên khác là Rè vàng, Kháo thơm, Rè thơm, Kháo nhậm, Rố vàng, Bời lời
đẹc, là một loài thực vật thuộc chi Machilus của họ Long não(Lauraceae). Là
cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh, thích hợp đất sét pha,
ẩm, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn, được trồng nhiều ở các tỉnh
Tây Nguyên và đặc biệt là ở gia lai và kon tum .

Bời lời đỏ một loài cây có giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng, khả năng thích
nghi tốt và dễ chăm sóc nên hiện nay bời lời đỏ đang là loài cây trồng đem lại
nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người dân và được chính quyền địa
phương ở một số tỉnh chọn là loài cây với mục đích xoá đói giảm nghèo cho
đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Vì vậy, nhiều địa phương, nhiều hộ
gia đình đặc biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây trồng loài cây lâm sản ngoài
gỗ có giá trị cao này.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu
tình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ.
Thấy được tầm quan trọng đó, chúng tôi tiến hành “ Nghiên cứu, đánh giá
tình hình sâu bệnh hại loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon
Tum” để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lời bời lời đỏ, chọn những cây tốt
để tạo nguồn giống, xác định các loài sâu bệnh để chăm sóc bảo vệ.

1


PHẦN II.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
2.1.1. Trên thế giới
Bời lời đỏ là một cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều
các nước trên thế giới nghiên cứu và đưa vào trồng để phát triển kinh tế. Bời lời
đỏ phân bố ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam),Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka,
Malaysia, philippines, Australia.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về cây bời lời đỏ nhưng chủ yếu về
sinh trưởng, tăng trưởng, nhân giống,...., cây bời lời đỏ được quan tâm và phát
triển trên toàn thế giới về các hoạt động phục vụ cho nông, lâm nghiệp nhưng
vẫn có rất ít công trình nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ.

2.1.2. Trong nước
Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ
nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công
dụng của nó trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong danh mục
tài nguyên thực vật… Hầu như chưa có đi nghiên cứu chuyên sâu vào về loài
cây này. Cụ thể:
Ngoài ra hiện nay, cây Bời lời đỏ còn được sử dụng để chế tạo dầu sinh
học. Nguyễn Đình Hải, tác giả của đề án công nghệ sinh học từ cây Bời lời đỏ
cho biết, bình quân một mùa cây cho thu hoạch là 150 kg quả, khi sản xuất ra sẽ
thu hồi được hơn 100 lít dầu ứng với 2 triệu đồng (đã trừ kinh phí sản xuất 1 lít
dầu là 3.000 đồng). Công nghệ được Nguyễn Đình Hải chọn để sử dụng trong
việc sản xuất năng lượng từ cây Bời lời là công nghệ HTPM (High Temperature
and Pressured Methanol – Methanol) dưới nhiệt độ và áp lực cao đã được cấp
bằng phát minh sáng chế.
TS. Nguyễn Thanh Phương đang nghiên cứu phương pháp ứng dụng IPM
trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng tại vùng duyên hải Nam Trung
Bộ, trong phương pháp này nói về
TS. Ngô Vĩnh Viễn đang nghiên cứu và ứng xác định thành phần sâu, bệnh
hại và xây dựng các quy trình phòng trừ sâu bệnh hại trên một số cây lâm nghiệp
chủ lực tại Tây Nguyên như: bời lời đỏ và cây keo.dụng thực tế các giải pháp kỹ
thuât canh tác và quản lý tổng hợp một số sâu bệnh hại chủ yếu trên cây cao su
và bời lời đỏ tại tỉnh Đăk Nông .
TS. Phạm Quang Thu của phòng nghiên cứu bảo vệ thực vật rừng tại Viện
2


Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam đang nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại của
một số cây lâm nghiệp trong đó có nghiên cứu về cây bời lời đỏ và hồ tiêu.
KS. Kiều Văn Cang và KS. Đoàn Công Nghiêm thuộc Viện KHKT Nông
nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ đang nghiên cứu về phân tích tuyến trùng và

nấm cho xác định các tác nhân gây bệnh cây trồng lâm nghiệp chủ yếu của cây
cà phê và bời lời đỏ.
Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum hiện nay có KS. Đinh Quang San
đang làm về đề tài “Xây dựng sơ đồ sâu bệnh hại trên các loài cây trồng chính ở
địa bàn tỉnh Kon Tum và biện pháp phòng trừ” trong đó nghên cứu về nhóm cây
lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày ,cây ăn
quả....nhưng chủ yếu là về nhóm cây lâm nghiệp mà trong đó nghiên cứu chủ
yếu về cây bời lời đỏ. Các quy luật phát sinh, phát triển chung và mức độ gây
hại cho các loại sâu bệnh hại chính của cây bời lời đỏ trên địa bàn trong từng
huyện thị và toàn tỉnh.
Tại hai địa điểm nghiên cứu là tỉnh Thừa Thiên Huế và Kon Tum thì thời
tiết khí hậu ở các vùng trồng bời lời đỏ khá nóng và tình hình phân bố cây bời
lời đỏ là khá nhiều và trồng chủ yếu ở xã Hồng Thủy huyện A Lưới và huyện
Đăk Tô của tỉnh Kon Tum.
Từ những nghiên cứu trong nước và trên thế giới thì những nghiên cứu về
cây bời lời đỏ chủ yếu nghiên cứu về các sản phẩm thu được từ cây bời lời đỏ và
hầu như chỉ gây trồng cây bời lời trong điều kiện tự nhiên phù hợp với nó. Vẫn
còn quá ít nghiên cứu về trồng thử nghiệm cây bời lời và thử nghiệm các biện
pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bời lời đỏ. Cho nên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài và đánh giá tình hình sâu bệnh hại của loài cây bời lời đỏ vì nó
có giá trị kinh tế cao mà có rất ít đề tài nghiên cứu về bời lời đỏ và nghiên cứu
đề tài bời lời đỏ này giúp đề tài phát triển một hướng mới, giúp tìm hiểu các loài
sâu bệnh phục vụ cho công tác bảo tồn, nhân giống, chăm sóc loài bời lời đỏ.

3


PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tên Việt Nam: Bời lời đỏ
Tên khoa học: Machilus odoratissima Nees
Họ:Lauraceae (Họ Long não)
Bộ: Laurales (Bộ Long não)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1.Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 28/01/2015 đến 01/05/2016
3.2.2. Không gian nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
3.2.3. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu bệnh hại loài cây Bời lời đỏ tại tỉnh
Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
3.3. Mục tiêu của đề tài
3.3.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Bời lời đỏ
- Đề xuất giải pháp phòng, trừ có hiệu quả tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh
Kon Tum
3.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ ở vườn ươm tỉnh Thừa
Thiên Huế .
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ ở rừng trồng tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ ở vườn ươm tỉnh Kon
Tum.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây bời lời đỏ ở rừng trồng tỉnh Kon
Tum.
- Đề xuất các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây Bời lời đỏ tại tinh
Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon tum.

4



3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế
3.4.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế
3.4.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Kon Tum
3.4.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Kon Tum
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu, tôi vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin về sách báo, tivi, đề tài trong nước và quốc tế,...
Các loại bản đồ, chương trình, dự án liên quan đến trồng cây bời lời đã và
đang thực hiện trên địa bàn nghiên cứu;
Điều tra xác định một số kiến thức bản địa liên quan đến tình hình sâu bệnh
hại ở địa phương.
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phỏng vấn người dân địa phương: Sử dụng công cụ PRA với phương
pháp chọn hộ điển hình – bao gồm: trưởng thôn, già làng, những hộ tham gia
trồng Bời lời đỏ để điều tra tình hình sâu bệnh trên cây Bời lời đỏ
* Phương pháp lập ô tiêu chuẩn:
- xác định ô tiêu chuẩn để sử dụng phuơng pháp thống kê để đánh giá
chủng loại và mức đọ gây hại của sâu bệnh.
Sau đó chúng ta sẻ tiến hành tính toán mức độ sâu bệnh hại và đề xuất các
phương pháp phòng trừ ở rừng trồng.
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý dựa trên nền các phần mềm Excel,
SPSS và các phần mềm chuyên dụng khác;
3.5.4. Phương pháp phân tích đất
- Lấy mẩu phân tích

- Phơi khô mẫu
- Nghiền và rây mẫu
- Xác định lượng nước trong đất và hệ số khô kiệt.
* Phương pháp phân tích đất nhằm mục đích xem đất có tốt hay không để
có thể trồng cây bời lời đỏ tại khu vực đó.

PHẦN IV.
5


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của tỉnh Thừa
Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
4.1.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, khí hậu và thủy văn tại khu vực
nghiên cứu cây bời lời đỏ tại huyện A lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
A Lưới là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế và là một
huyện với gần 80 km chiều dài biên quốc gia, là địa bàn xung yếu về công tác
biên phòng của tỉnh. Huyện được giới hạn trong tọa độ địa lý từ:
- 16000’-16030’ Vĩ độ Bắc
- 107000’-107030’ Kinh độ Đông
Với tổng diện tích tự nhiên là 123.273,19 ha huyện A Lưới chiếm gần đến
¼ diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là huyện có đường ranh giới dài nhất
toàn tỉnh và tiếp giáp với nhiều lãnh thổ khác:
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Hương Trà.
- Phía Đông giáp huyện Hương Thủy và huyện Nam Đông.
- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
và huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).
- Phía Nam giáp huyện Hiên (tỉnh Quảng Nam).

A Lưới có đường Hồ Chí Minh chạy từ Bắc đến Nam nối liền tỉnh Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Tuyến quốc lộ 49 nối A Lưới với Huế, có
chiều dài 70 km tạo điều kiện cho A Lưới có khả năng lưu thông với bên ngoài.
Tóm lại, từ vị trí địa lý này A Lưới có nhiều thuận lợi và khó khăn trong
việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng nên
chúng ta có thể gây trồng nhiều loài cây có lợi như bời lời đỏ để nâng cao đời
sống người dân.Trong lúc gây trồng thì chúng ta củng phải chú ý đến cách
phòng và chửa bệnh cho các loại cây gây trồng.

6


Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện A Lưới
b. Địa hình, địa mạo
Khu vực A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình
bào mòn, xâm thực và chia cắt mạnh. Độ cao trung bình của lãnh thổ A Lưới là
800 đến 1000 m, độ dốc trung bình không quá 10 % nhưng địa hình có hệ thống
sông suối dày đặc nên cục bộ là sườn đồi dốc lớn. Trong đó một số đỉnh cao
vượt trên 1400m như động Ngại, động A So (1.528 m), động A Nôr (1.4835
m),... Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ở đây một thung lũng sụt
lún lớn A So-A Lưới có chiều dài 25-30 km, chiều rộng khoảng 2-4 km và chạy
theo hường Tây Bắc–Đông Nam, thung lũng sông A Sáp có chiều dài 6 km. Đây
là khu vực tập trung dân cư, sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở A
Lưới.
Huyện có 20 xã và một thị trấn, địa hình giữa các xã bị ngăn cách bởi khe
suối và các dãy núi cao.
Do điều kiện địa hình tương đối phức tạp, phân bổ ở độ cao trên 500 m so
với mặt nước biển và bị chia cắt mạnh nên giao thông đi lại và sản xuất lưu
thông gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, A Lưới có địa hình tương đối hiểm trở. Đây là vấn đề phức tạp

cho phát triển kinh tế cũng như giao thông đi lại với các lãnh thổ khác. Chính vì
vậy, A Lưới đòi hỏi phải được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng cũng như có mô hình
sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình trên địa bàn.
Tóm lại, từ vị trí địa lý này A Lưới có nhiều thuận lợi và khó khăn trong
7


việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng nên
chúng ta có thể gây trồng nhiều loài cây có lợi như bời lời đỏ để nâng cao đời
sống người dân
c. Khí hậu
A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có
mùa đông tương đối lạnh của miền Bắc.
- Nhiệt độ: A Lưới nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
không khí trung bình năm trên lưu vực thay đổi trong khoảng 210C – 250C,
nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 80C – 120C. Các tháng 12, 1, 2 là các tháng
lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 170C – 190C. Các tháng nóng nhất là 6, 7, 8
với nhiệt độ trung bình từ 240C – 290C, biên độ dao động ngày của nhiệt độ
trung bình là 80C.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 87 %, tháng có độ ẩm
cao nhất là các tháng 10, 11, 12 với chỉ số 92 % và tháng có độ ẩm thấp nhất là
các tháng 6, 7 với chỉ số 79 %. Vì vậy A Lưới thuộc kiểu khí hậu có nhiệt đới
ẩm trên núi. mùa hè mát, mùa đông hơi lạnh.
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm đạt 3.242 mm, số ngày mưa
trong năm là 218 ngày/năm. Đặc trưng của khí hậu ở đây là có tính chất chuyển
tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến sớm và kết
thúc muộn (tháng 5-12).
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Đông Bắc và Tây Nam,
tốc độ gió trung bình từ 1,6-3,6 m/s.
- Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.723 giờ/năm. Từ

tháng 7 có trên 175 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (197,5 giờ) và
tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 11 (77,9 giờ).
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 889 mm chiếm 27,1
% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 7 với
152 mm.
* Nhận xét: A lưới có khí hậu khá tốt để gây trồng cây bời lời đỏ, tại xã
Hồng Thủy thì bời lời đỏ được trồng rất nhiều vì khu vực này cao hơn và
nắng nóng hơn một số khu vực khác nên dể gây trồng và sâu bệnh hại củng
ít phát triển.

8


d. Thủy văn
A Lưới nhận được lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông suối khá
phát triển. Trong khu vực có các con sông chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ và
sông A Sáp. Trong đó sông Hữu Trạch và sông Bồ chảy về sông Hương rồi đổ
ra biển Đông, còn sông A Sáp chảy sang Lào. Phần lớn dân cư của huyện sống
tập trung trên lưu vực sông A Sáp và hàng chục con sông suối lớn nhỏ đã phục
vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Ở đây thảm thực vật rừng che phủ tốt và tầng đất dày, dễ thấm nước nên có
tác dụng điều tiết dòng chảy khu vực. Chính vì vậy về mùa khô nhờ có nước
ngầm cung cấp (khoảng 35-40 %) nên các sông suối ở đây ít khô cạn.
* Kết luận : Điều kiện thủy văn tốt nên cây bời lời đỏ dễ phát triển và ít sâu
bệnh hơn. Chưa có cơ sở khẳng định ít bệnh hay ko?
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- A Lưới là vùng rừng núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế với diện tích
107.869,16 ha đất lâm nghiệp, có các điểm cao là Động Ngai(1774m), động A
Tây (919m). Bên cạnh đó là hệ thống các con sông: sông Bồ chảy vào sông
Hương, sông A Sáp chảy sang Lào,sông Tả Trạch ngăn cách huyện A Lưới và

huyện Hương Trà.
- Hệ thống đường giao thông thuận lợi, đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy
dọc theo huyện với chiều dài hơn100 km từ xã Hồng Thuỷ đến A Roàng. Có
quốc lộ 49 nối từ tỉnh SaLavan của Lào qua cửa khẩu Hồng Vân thông với quốc
lộ 1A đến Huế. Đây là 2 tuyến giao thông chính rất thuận lợi cho A Lưới mở
rộng thông thương hàng hoá với toàn tỉnh và cả nước.
- Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã nhờ nguồn vốn 135 đã đầu tư gần
20 tỷ đồng với tổng chiều dài gần 70 km đã rãi nhựa, bê tông và đường cấp phối,
hệ thống cầu cống được quan tâm xây dựng ở một số nơi trọng điểm, góp phần
làm giảm ách tắc giao thông trong mùa mưa bão.
- Dân số trung bình năm 2014 là: 47.233 người. Mật độ dân số chung toàn
huyện là 39 người/km2. Dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04%. Có
nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%);
Ka tu (9,99%); Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%). Trải
qua bao nhiêu biến cố nhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn
được nhiều phong tục tập quán truyền thống của mình.

9


- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề đang phát triển đạt
tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 24,3% năm. Năng lực sản xuất công
nghiệp được mở rộng, một số ngành công nghiệp mới phát triển như: nhà máy
thủy điện A Lưới, A Lin, A Roàng với tổng công suất 249 MW; nhà máy tinh
lọc cao lanh công suất 33.000 tấn/năm; mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng; nhà
máy sơ chế cà phê công suất 4.000 tấn khô/năm.
- Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân
24,8 % năm. Đặc biệt, dịch vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ
nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu... tăng nhanh về số
lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống các dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻ

được phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của nhân dân.
- A Lưới còn sở hữu một nguồn tài nguyên và thảm thực vật lớn, tỷ lệ che
phủ cao, trữ lượng trung bình 6-7 triệu m3 với nhiều loại gỗ quý như kiền, gõ,
sến, lim, dổi, tùng... và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, lồ ô, mây. Động vật
rừng đa dạng với một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai ... thuộc nhóm
động vật quý hiếm được bảo vệ.
- Hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới có hai cửa khẩu Quốc gia là A Đớt Tà Vàng và Hồng Vân - Cu Tai. Hai cửa khẩu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi lại của nhân dân hai nước, trao đổi mua bán hàng hóa nâng kim ngạch
thương mại, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở khu vực biên giới
của hai nước, góp phần vào sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ
hữu nghị truyền thống, đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung và giữa tỉnh
Thừa Thiên Huế với tỉnh Sê Kông và tỉnh Salavan.
- Ngoài ra, A Lưới còn có các điểm du lịch hấp dẫn như: khu rừng nhiệt
đới, bản làng của đồng bào Pacô, Tà Ôi sinh sống với nhiều tập tục từ xưa
vẫn còn được lưu giữ; đường Hồ Chí Minh huyền thoại; “Đồi Thịt Băm”;
Thác A Nôr, Suối nước nóng A Roàng; các địa đạo trong chiến tranh chống
Mỹ cứu nước.
4.1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thủy văn tại tỉnh Kon Tum
4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây
Nguyên trong toạ độ địa lý từ 1070 20'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ
130 55'10" đến 15027'15" vĩ độ bắc.
10


Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn
quốc với vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km)
- Phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km)

- Phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km)
- Phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài
280,7 km).
b. Địa hình
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những
đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến
chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m)
- nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu
Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao
liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon
Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m);
ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các
thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có
dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy
núi Chưmomray.
- Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh,
có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn
sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành
phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về
phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằm giữa
dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên
nhỏ, chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
c. Khí hậu
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung
bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động
trong ngày 8 - 90C.
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình
11



khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234
mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng
đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm
không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng
3 (khoảng 66%).
d. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất
chính:
- Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa
loang lổ, đất phù sa ngoài suối.
- Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất
xám trên phù sa cổ.
- Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng trên mácma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá
bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.
- Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt
có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ
trên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít.
- Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản
phẩm dốc tụ.
Nhận xét: cây bời lời đỏ thích hợp với loại đất mùn vàng trên núi vì đây là
loại đất có thể giúp cây phát triển tốt và cải tạo được đất thì mức độ sâu bệnh sẻ
giảm đi đáng kể.
đ. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông
bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết,
bao gồm:

- Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô
Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng
bắc - nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía
nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh
Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.
12


- Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc
đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và
Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn
từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với
biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng,... của nguồn nước mặt thuận lợi
cho việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi.
- Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và
trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m
có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm
có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và
chữa bệnh.
e. Tài nguyên rừng
- Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn
300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5
chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19
chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất
là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan
và họ trám. Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại
rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai
cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay,
nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai

lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba
lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến
vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng
sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị
thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng. Nhưng
nhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao.
- Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim
có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ,
chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi,
bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng,... Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam
Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học
Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò
Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk
13


Tô, Konplong đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài
thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói.
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo
vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm
hại, việc săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh
hưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý
hiếm. Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa
vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng
thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động,
thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói chung.
4.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân số và thành phần dân tộc
- Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ. Đến năm 2009, dân số toàn tỉnh là 432.865
người (Niên giám thống kê 2009)

- Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm
trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm : Xơ Đăng, Bana,
Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,... Sau ngày thống nhất đất nước (năm
1975) một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến sinh sống, làm cho thành phần
dân tộc trong tỉnh ngày càng đa dạng.
- Đến năm 2009, số người trong độ tuổi lao động có khoảng 234.114
người làm việc trong các ngành kinh tế , trong đó lao động nông - lâm - thuỷ
sản có khoảng 162.470 người.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng.
- Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
b. Cơ cấu nền kinh tế
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bản
tiến bộ, công nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch
vụ 43%, GDP bình quân đầu người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ
476,6 triệu USD. Tình hình xuất nhập khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD.
Đồng thời năm 2010 có 50.000 lượt khách du lịch, trong đó có 10.000
khách nước ngoài.

14


Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Kon Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả
nước. Trong đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công
nghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu
dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so
với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%, đồng thời giải quyết việc
làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới
5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm

còn 22,77%.
Ước tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 so
với năm 2011. Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷ
đồng/HTX/Năm, Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệu
đồng/HTX/Năm. Thu nhập bình quân của các xã viên hợp tác xã ước đạt 18,26
triệu đồng/xã viên/năm. Thu nhập của lao độngthường xuyên trong các hợp tác
xã, Liên hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao động/năm.
Cùng với việc tăng trưởng mạnh và đều đặn của khu vực công nghiệp – xây
dựng và khu vực dịch vụ, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúng
hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông lâm
nghiệp song mức độ chuyển dịch còn chậm
Cơ cấu kinh tế theo thành phần của tỉnh có sự chuyển dịch theo đúng
hướng tăng dần tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, giảm dần tỉ trong đóng góp của khu vực
kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rất
khiêm tốn.

15


Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum phân theo ngành
Kết luận: cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum từ năm 2005 đến năm 2010 tăng
trưởng theo từng năm.

Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế tỉnh Kon Tum
Kết luận: Tốc độ tăng trưởng các nghành kinh tế từ năm 2001 đến năm
2010 tăng giảm tùy năm nhưng giảm thấp nhất vào năm 2005 và tăng cao nhất
năm 2010.

16



4.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cây bời lời đỏ ở tỉnh
Thừa Thiên Huế và tỉnh Kon Tum
4.2.1. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế
Cây bời lời đỏ ở vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế được nhân giống bằng
hạt vào mùa hè năm 2014, tính tời thời điểm điều tra và tiến hành xử lý thì cây
được 2 năm tuổi. Sau khi tiến hành điều tra và lập bảng tình hình sâu bệnh hại
cây bời lời tại vườn ươm tỉnh Thừa Thiên Huế cho ta thấy được tình hình sâu
bệnh hại ở vườn ươm đã phát triển và đang hình thành các loại sâu bệnh hại như
các loại bệnh đốm lá và các bệnh tuyến trùng đang phát triển và phá hủy rể cây
vì vậy ta sẻ điều tra sơ bộ vườn ươm và tiến hành điều tra tỷ mỹ để tính toán
mức độ sâu bệnh hại.
- Bệnh đốm lá cây lá rộng ( hại lá).
+ Triệu chứng: Trên lá xuất hiện những đốm, lúc đầu vàng, sau chuyển
thành màu nâu. Khi trời ẩm trên vết bệnh xuất hiện những chấm đen hoặc bột đỏ
vào mùa xuân tháng 2 đến tháng 4 năm 2016

Hình 4.2. Bệnh đốm lá trên cây bời lời đỏ
- Dế mèn nâu lớn (hại lá).
+ Thức ăn chủ yếu: dế là loại côn trùng tạp thực, nên chúng ăn tất cả các
loại cỏ(khô lẫn tươi), chồi non, rễ cây,…nhưng đôi khi cũng ăn các loại côn
trùng và các loại dế khác nhỏ hơn.

17


+ Môi trường sống: hầu hết các loại dế đều thích sống dưới những bụi cỏ,
trong các hang sâu dưới đất, hay dưới những đống đổ nát.
+ Tính cách: dế trống rất “nóng tính” thường hay “đánh nhau” với những

con trống khác còn dế mái lại “hiền” hơn.
+ Sinh sản: dế là loài côn trùng đẻ trứng, trứng được đẻ trong lòng đất, mỗi
lần đẻ rất nhiều và nở thành đàn khoảng 2000 con. Con non được nở ra vào mùa
xuân và trưởng thành sau vài tuần.
+ Tuổi thọ TB: theo kinh nghiệm thực tiễn thì tuổi thọ của dế là khoảng
dưới 2 năm.
+ Kẻ thù: hầu hết các loài chim đều là kẻ thù của dế, đồng thời bọ cạp,
rết…cũng là những mối nguy hiểm “chết người” đối với dế.
+ Tác hại: Phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Ban ngày chúng ở dưới
hang sâu khoảng 20 cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn, chúng cắn tất
cả các lá và các thân cây.

Hình 4.3. Hình ảnh dế mèn nâu lớn
4.2.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế
Sau khi tiến hành điều tra và lập bảng tình hình sâu bệnh hại cây bời lời đỏ
tại rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế thì ta thấy được tình hình sâu bệnh của rừng
trồng cũng đang bị nguy hại và đang mắc các bệnh do các loại sâu đục thân
cành phá hoại trên thân cây bời lời đỏ.

18


×