Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Theo dõi bước đầu khả năng sử dụng nguồn thức ăn tinh, thô của bê lai brahman trong giai đoạn bú sữa ở mô hình chăn nuôi trang trại tại xã nhơn tân – TX an nhơn – bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.34 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn Nuôi – Thú Y

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
Tên đề tài :

Theo dõi bước đầu khả năng sử dụng nguồn thức ăn tinh, thô
của bê lai Brahman trong giai đoạn bú sữa ở mô hình chăn nuôi
trang trại tại xã Nhơn Tân – TX An Nhơn – Bình Định.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Sanh
Lớp: Cao đẳng chăn nuôi 47
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Văn
Bộ môn: Chăn nuôi chuyên khoa

Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau một khoảng thời gian dài ngần ấy 3 năm học tập và rèn luyện trên mảnh
đất yêu thương của xứ Huế, trong sự đùm bọc, dạy dỗ và đỡ đần của mái trường
Đại Học Nông Lâm Huế, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và tiếp
thu được một lượng kiến thức nhất định. Để đạt được những thành quả đó trong
học tập của mình, ngoài sự phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự động
viên của gia đình, sự hướng dẫn giảng dạy của thầy cô giáo trong nhà trường và
sự giúp đỡ chia sẽ của bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi tới Ban giám hiệu Trường Đại Học
Nông Lâm Huế, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi-thú y cùng các thầy cô giáo đã


tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong
nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Hữu Văn-người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến trình đề tài và
hoàn thành bài báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị, bạn bè ở trong trại bò đã
động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt đợt
thực tập cũng như quá trình viết bài báo cáo này.
Tuy đã có nhiều cố gắng song kinh nghiệm, năng lực, kiến thức còn nhiều
hạn chế nên trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành nội dung bài báo cáo
này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp của
thầy cô, bạn bè để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 23 tháng 05 năm
2016
Sinh viên
Nguyễn Xuân Sanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân tôi.
Các số liệu, kết quả trong bản Báo cáo tốt nghiệp là trung thực khách quan và
chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Các tài liệu tham khảo được trích dẫn chính xác theo tài liệu gốc hay chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên.
Nguyễn Xuân Sanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................................................5
BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................6
MỤC LỤC................................................................................................................................................7
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................25
PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................................................28
Biểu đồ 4.4.a. Biểu diễn số đo vòng ngực của bê thí nghiệm...............................................................30
Biểu đồ 4.4.b. Biểu diễn số đo dài thân chéo của bê thí nghiệm..........................................................31
Biểu đồ 4.5.Diễn biến khối lượng của bò me từ sơ sinh đến 3 tháng...................................................32
Biểu đồ 4.6. Diễn biến điểm thể trạng của bò mẹ từ sơ sinh đến 3 tháng............................................33
Biểu đồ 4.7. Diễn biến sản lượng sữa của con mẹ................................................................................34
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................37


BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
UBND

:Uỷ ban nhân dân

TX

: Thị xã

NN-PTNT

: Nông nghiệp-Phát triển nông thôn


Hb

: Hemoglobin


MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................................................5
BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................6
MỤC LỤC................................................................................................................................................7
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
2.1 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam và tỉnh Bình Định..................................................................2
2.1.1 tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam.......................................................................2
2.1.1. Định hướng phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam..................................................................5
2.1.2 Tình hình chăn nuôi và định hướng phát triển chăn nuôi bò tỉnh Bình Định.........................5
2.2 Vai trò và ý nghĩa của chăn nuôi trâu bò trong sản xuất và đời sống............................................7
2.2.1 Cung cấp thực phẩm..............................................................................................................7
2.2.2 Cung cấp sức kéo...................................................................................................................7
2.2.3 Cung cấp phân bón và chất đốt.............................................................................................8
2.2.4 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ.................................8
2.2.5 Chăn nuôi trâu bò làm giảm cạnh tranh lương thực giữa con người và vật nuôi...................8
2.2.6 Ý nghĩa kinh tế- xã hội và văn hóa của chăn nuôi trâu bò......................................................9
2.3 Một số giống bò tai Vệt Nam........................................................................................................9
2.31 Giống bò vàng.........................................................................................................................9
2.3.2 Một số bò Zebu phổ biến ở nước ta....................................................................................10
2.3.3 Giống bò Brahman...............................................................................................................12
2.4 Một số đặc điểm sinh lý máu cần chú ý của bê...........................................................................13
2.4.1 Đặc điểm sinh lý...................................................................................................................13
2.4.2 Đặc điểm tiêu hóa................................................................................................................13
2.4.3 Sinh lý điều hòa thân nhiệt..................................................................................................14

2.4.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của bê nghé...................................................................14
2.5 Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bê..........................................................................................15
2.5.1 Nuôi dưỡng..........................................................................................................................15
2.5.2. Các loại hình thức ăn và mức dinh dưỡng cho bê nghé......................................................16
2.6 Nuôi dưỡng bê nghé...................................................................................................................18
26.1 Nhu cầu dinh dưỡng của bê nghé.........................................................................................18
2.5.2 Chăm sóc.............................................................................................................................19
2.7 Tình hình cơ bản của vùng nghiên cứu.......................................................................................20
2.7.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã An Nhơn............................................................20
2.7.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Nhơn Tân...............................................................23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................25


3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................25
3.2 Thời gian và địa diểm nghiên cứu...............................................................................................25
3.3 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................................25
3.3.1. phương pháp nghiên cứu...................................................................................................25
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................................26
3.4. Phương pháp xử lí số liệu..........................................................................................................27
PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................................................28
4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn trong giai đoạn bú sữa đến tốc độ sinh trưởng của bê...28
4.3. Diễn biến khối lượng của bê tại trang trại và hộ dân từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi ....................29
4.4. Diễn biến số đo vòng ngực và dài thân chéo của bê thí nghiệm từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi....30
4.5.Diễn biến khối lượng của bò mẹ từ sơ sinh đến 3 tháng............................................................31
4.6. Diễn biến điểm thể trạng của con mẹ từ sơ sinh đến 3 tháng...................................................32
4.7. Diễn biến sản lượng sữa của bò mẹ...........................................................................................33
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................35
5.1 Kết luận.......................................................................................................................................35
5.2 Kiến nghị.....................................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................37



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây chăn nuôi phát triển trên toàn thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng đặc biệt là chăn nuôi bò. Hiện nay trong nền kinh tế nông
nghiệp Việt Nam thì chăn nuôi bò đóng góp vai trò hét sức quan trọng, nó cung
cấp cho con người nhiều mặt hàng có giá trị cao không những thế chăn nuôi bò
còn cung cấp cho con người nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung
cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt. Ngoài ra chăn nuôi bò còn cung cấp
các nguyên liệu cho ngành công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. Càng ngày chúng
càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững bởi khả
năng sử dụng tất cả các nguồn nguyên liệu sẵn có, đặc biệt là thức ăn ít cạnh
tranh lương thực với con người và mang lại các thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao.
Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò cần khai thác tối đa các nguồn nguyên liệu
sẵn có, cũng như các phụ phẩm nông nghiệp là điều hết sức cần thiết nhằm
mang lại giá trị cao cho xã hội.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, chăn nuôi bò sẽ ngày càng phát
triển cho đến nay vẫn chưa có ngành nào thay thế được nó trong việc sản xuất và
cung cấp thực phẩm. Không những thế trong xu hướng phát triển của nền nông
nghiệp hiện nay, ngành trồng trọt giảm dần và ngành chăn nuôi sẽ tang lên về
quy mô đặc biệt là chăn nuôi bò.
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ với tổng diện tích
tự nhiên 605.058 ha, trong đó đất nông nghiệp442.939 ha, đát trồng cỏ dùng vào
chăn nuôi 37 ha, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò. Trong
những năm qua cùng với các chủ trương, chính sách cua đảng và nhà nước về
phát triển kinh tế của tỉnh nhà UBND tỉnh có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư
khuyến khíchphát triển chăn nuôi tạo động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi
trang trại, gia trại, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất chăn nuôi hành

hóa tập trung là tiền đề cần và đủ phát triển ngành chăn nuôi Bình Định trong đó
có sự đóng góp của ngành chăn nuôi bò. Đối vói ngành nông nghiệp tỉnh Bình
Định, chăn nuôi là ngành sản xuất có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất
nông nghiệp của tỉnh trong năm 2012 chiếm 49,5%. Tổng đàn bò Bình Định có
đến 1/10/2013 là 246.723 con, tăng 0,2% so với thời điểm 1/10/2012, là năm
đàn bò có sự tăng nhẹ sau 6 năm giảm liên tục (2007-2012), tốc độ giảm bình
quân giai đoạn 2008-2013 là 5% . Trong đó đàn bò lai175.086 con chiếm 71%,
tăng 4,5% so với cùng kỳ, tăng 19,7% so với năm 2007. Nhơn Tân là một trong
1


những xã có truyền thống chăn nuôi bò lân đời của tỉnh Bình Định, ở đây cũng
là nơi tập trung nhiều gia trại và trang trại phát triển chăn nuôi bò khà phát triển.
Hiện nay diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diễn biến khí hậu
ngày càng phức tạp và chất lượng thức ăn xanh kém không cung cấp đủ dinh
dưỡng cho bò và sự phát triển của bê con với các thế hệ đàn bò tương lai để đưa
vào sinh sản, cải tạo giống và tăng khả năng phẩm chất của giống. Vì vậy chúng
tôi tiến hành đề tài:“Theo dõi bước đầu khả năng sử dụng nguồn thức ăn
tinh, thô của bê lai Brahman trong giai đoạn bú sữa ở mô hình trang trại tại
xã Nhơn Tân-An Nhơn-Bình Định”
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
Với đề tài này chúng tôi muốn hướng tới đó là đánh giá thực trạng và đề xuất
các giải pháp phù hợp đẻ nâng cao khả năng sinh trưởng của bê con, nhằm tìm
ra các giai đoạn bổ sung, cũng như khẩu phần ăn thích hợp nhằm tăng hiệu quả
chăn nuôi bò cho người dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Trả lời câu hỏi bổ sung thức ăn tinh cho bê trong giai đoạn bú sữa có tăng
được khả năng sinh trưởng của bê, nhằm tăng năng suất với hiệu quả cao có thể.


PHẦN 2.TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam và tỉnh Bình Định
2.1.1 tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam
Tình hình kinh tế của nhân dân hiện nay không những thu nhập từ các
ngành công nghiệp màcòn phụ thuộc rất lớn vào ngành chăn nuôi. Hiện nay
chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng là ngành hết sức quan trọng
và đẵ có từ lâu đời đối với ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi trâu bò ở nước ta
chủ yếu khai thác sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay
2


cơ khí hóa ngành nông nghiệp nông thôn đang dần dần thay thế sức kéo trâu bò,
vì vậy số lượng, cơ cấu đàn và mục đích sử dụng đàn trâu bò cũng thay đổi.
Trong khi đàn trâu bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi trâu bò lấy thịt và
sữa ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của
nhân dân.
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi bò của nước ta có nhiều
biến động, số lượng đàn bò luôn thay đổi, điều đó được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Số lượng đàn bò và sản lượng thịt của nước ta qua các năm từ 2008-2014
Năm

2008

2009

2010

2011

2012


2013

2014

Số lượng ( nghìn con)

6337,
7

6103,3

5808,3 5543,6 5194,2

5156,7 5234,3

Sản lượng thịt ( tấn)

227,20 257,78

278,91 287,17 293,97

285,44 292,90

Nguồn: [Tổng cục thống kê]
Qua kết quả từ bảng trên cho thấy, đàn bò nước ta có xu hướng giảm dần
qua các năm (2008-2013), tổng đàn bò năm 2013 là 5156,7 nghìn con, giảm
0,72% so với năm 2012 và giảm 18,63% so với 2008.Tuy nhiên, gần đây số
lượng đần bò trên cả nước có xu hướng tăng trở lại, tổng đàn bò trên cả nước
năm 2014 là 5234,3 nghìn con, tăng 1,5% so với năm 2013. Điều đó, cho thấy

ngành chăn nuôi bò nước ta đang ngày càng được người dân quan tâm hơn. Với
sự phát triển không ngừng của ngành chăn nuôi, thì chăn nuôi bò thịt đã và đang
có vai trò lớn trong ngành chăn nuôi của nước ta.
Mặc dù số lượng đàn bò có xu hướng giảm, tuy nhiên chất lượng đàn bò của
nước ta ngày càng được nâng cao, đều được thể hiện qua sản lượng thịt xuất
chuồng. Theo số liệu điiều tra hàng năm của Tổng Cục Thống Kê, sản lượng thịt
bò xuất chuồng ở nước ta những năm gần đây có xu hướng tăng dần từ năm
2008 đến năm 2012, từ năm 2012 đến 2014 ổn định. Sản lượng thịt xuất chuồng
năm 2014 tăng 2,61% so với năm 2013 và tăng 28,91% so với năm 2008. Tuy
nhiên, bình quân số gia súc bao gồm cả trâu và bò trênđầu người vẫn còn rất
thấp, trong khi đó khôi lượng gia súc nhỏ nên sản lượng thịt cũng không cao.
Mỗi năm nước ta giết thịt trên 700 ngàn con bò. Tổng khối lượng thịt bò hơi mỗi
năm cũng chỉ đạt trên dưới 250 ngàn tấn, năm 2012 đạt 294 ngàn tấn, như vậy
bình quân đầu người trong một năm thịt bò cũng mới đạt 3,3 kg thịt hơi. Nếu tỷ
lệ thịt tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình mỗi người dân nước ta được
3


hơn 1,32 kg thịt tinh mỗi năm, nghĩa là vẫn còn thấp hơn các nước trong khu
vực. Nhu cầu thịt bò trong nước rất lớn, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi
ngày bình quân tiêu thụ 170 tấn thịt bò các loại trong khi đó sản lượng thịt bò
xuất chuồng hàng năm từ chăn nuôi trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu
thụ. Hàng năm nước ta pahỉ nhập khẩu một số lượng lớn thịt bò ở nước ngoài để
tiêu thụ, theo hiệp hội chăn nuôi bảy tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập
150,5 nghìn con bò , trị giá 130,6 triệu USD. Tất cả số liệu trên cho thấy tiềm
năng thị trường to lớn của ngành chăn nuôi bò thịt ở nước ta trong tương lai.
Bảng 2.2 Số lượng đàn bò các vùng ở nước ta giai đoạn 2007-2012
(Đơn vị: nghìn con)
Năm


2007

2008

2009

2010

2011

2012

Cả nước

6724,7

6337,7

6103,
3

5808,3

5436,
6

5194,2

Đông bằng sông Hồng


822,9

729,9

695,0

651,7

603,4

517,2

Trung du và miền núi Bắc Bộ

1088,8

1058,9

1031,
7

993,7

924,7

904,6

Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền 2825,5
Trung


2619,0

2489,7 2336,9

2144,9 2103,6

Tây Nguyên

756,3

721,3

716,9

694,9

689,0

657,2

Đông Nam Bộ

541,6

495,1

473,4

440,0


408,9

382,5

Đông bằng sông Cửu Long

689,6

713,5

696,6

691,1

665,7

629,1

Nguồn:[Tổng cục thống kê]
Sự phân bố đàn bò của nước ta được thể hiện ở bảng 2.2. Khoảng
40,50% tổng số đàn bò của cả nước tập trung ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Khoảng 42% số lượng đàn bò được phân bố trên 5 vùng sinh thái khác nhau của
đất nước, là nguồn sức kéo của nông nghiệp cho các vùng trên. Tây Nguyên là
vùng đất rộng lớn, có nhiều đất đai và đồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi bò nhưng
tại đây số lượng bò chỉ chiếm khoảng 11,2% tổng số bò của cả nước. Tuy nhiên
điều kiên tự nhiên bất lợi,mưa lũ, hạn hán, rét hại, tình hình dịch bệnh thường
xuyên xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố cũng như số lượng đàn bò
trên cả nước giảm rõ rệt. Đặc biệt từ 6724,7 nghìn con ( năm 2007) xuống còn
4



5194,2 nghìn con ( năm 2012). Tốc độ giảm đàn hàng năm trung bình khoảng
5,03%. Đồng bằng sông Hồng và Đong NamBộ là hai vùng sinh thái có tốc đọ
giảm đàn mạnh nhất với tỷ lệ tuóng ứng 8,8% và6,71%.
2.1.1. Định hướng phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam
Trước xu hướng tiêu dùng thịt bò trong nước ngày một càng cao, nhưng
sản lượng thịt bò mới chiếm hơn5,2% tổng sản lượng thịt hơi, trong khi đó tại
các nước trên thế giới từ 25-30%. Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định phê
duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đưa ra quan điểm, định
hướng và mục têu phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng.
Trong đó xác định chuyển hướng chăn nuôi bò truyền thống sang bán thâm canh và
thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao( Thủ tướng chính phủ, 2008)
Tại hội nghị triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ
NN và PTNT đã xác định tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm trên 42% vào năm
2020, như vậy ngành chăn nuôi phải tăng trọng hàng năm đạt bình quân từ 57%. Phấn đầu từ nay đến năm 2020, đàn bò thịt tăng 4%, đạt 12,46 triệu con với
tỷ lệ bò lai trên 50%, sản lượng thịt bò đạt 424,9 ngàn tấn/năm.
Chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp đẻ trồng cỏ thâm canh và các
loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bằng các giống năng suất cao, giàu đạm (
Đinh Văn Cải, 2007). Đinh hướng trong thời gian tới phải chọn lọc nhiều giống
cỏ có chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà để người dân có thể lựa chọn
giống cỏ phù hợp với điều kiện của mình.
2.1.2 Tình hình chăn nuôi và định hướng phát triển chăn nuôi bò tỉnh Bình Định
a.Hiện trạng
Đàn bò tỉnh Bình Định hiện có 246723 con; trong đó , bò lai 175086 con,
tăng 4,5% so với năm 2012, tăng 19,7% so với năm 2007 ( Tổng cục thống kê,
2013)
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với tổng diện
tích tự nhiên 605058 ha; trong đó đất nông nghiệp 442939 ha, đất trồng cỏ dùng
vào chăn nuôi 37 ha, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò.
Đối với ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định, chăn nuôi là ngành sản xuất

có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh ( năm 2012
chiếm 49,5%). Trong đó ngành chăn nuôi của tỉnh, chăn nuôi bò chiếm vị trí số
2 chie sau chăn nuôi lợn . Huyện có tỷ lệ đàn bò cao nhất là: Vĩnh Thạch 87,2%;
tiếp là huyện Tây Sơn 85,0%; thị xã An Nhơn 79,0%; Hoài Nhơn 77,1%; Phù
5


Mỹ 76,7%. Đó là kết quả đáng khích lệ của chương trình cải tạo đang bò cỏ “
Sind hóa” và “Zebu hóa”.
Đàn bò lai Zebu của tỉnh chủ yếu là lai Brahman và lai Sind được tạo ra
do thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò Zebu và sử dụng bò đực lai Zebu ( từ 75%
máu bò Zebu trở lên) phối giống trực tiếp có khả năng tăng trọng nhanh, thích
nghi tốt với điều kiện khí hậu và hình thức chăn nuôi bán chăn thả của tỉnh. Đàn
bò Zebu là nguyên liệu quý để chọn lọc và tiếp tục lai tạo bò thịt chất lượng
cao. Đây cũng là nền tảng để phát triển chăn nuôi bò thịt vỗ béo tại Bình Định.
Bảng 2.3 Đàn bò tỉnh Bình Định qua các năm
(Đơn vị tính: Con)
Chỉ tiêu

2007

2008

Tổng đàn

335618

Trong đó: bò lai
Tỷ lệ bò lai (%)


2011

2012

2013

307477 288372 276848

251811

246253

246723

172283

169112 173023 179951

156196

163708

175086

51,1

55,0

60,0


65,0

62,0

66,5

71,0

91,6

93,8

96,0

91,0

97,8

100,2

Tốc độ phát triển tổng 100,0
đàn

2009

2010

( Năm trước = 100)(%)

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013)

Tổng đàn bò Bình Định có đến2013 là 246723 con, tăng 0,2% so với thời
điểm 2012 là năm đàn bò có sự tăng nhẹ sau 6 năm giảm liên tục (2007-2012);
tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2008-2013 là 5%/năm. Trong đó bò lai 175086
con, chiếm 71%, tăng 4,5% so với cùng kỳ, tăng 19,7% so với năm 2007.
Giai đoạn 2001-2005 đàn bò tăng liên tục, tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 3,9%/năm; song giai đoạn 2006-2013 dàn bò có xu hướng giảm dần, năm
2013 (246723 con). Đàn bò có số lượng lớn nhất vào năm 2006 (34028 con) và
giảm dần từ năm 2007. Tốc độ giảm đàn bình quân giai đoạn 2006-2010 là
0,89%/năm. Nguyên nhân đàn bò giảm do diện tích trồng rừng tăng nhanh nên
bãi chăn thả này càng bị thu hẹp, dịch LML, mặt khác sự phát triển các khu ,
cum công nghiệp trong và ngoài tỉnh đã thu hút một lượng lớn lao động trẻ, do
thiếu lao động chăn dắt nên người chăn nuôi không tăng quy mô đàn.
a. Định hướng phát triển
Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt tỉnh Bình Định giai đoạn20142020 là tận dụng tối đa các tiềm năng, phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên,
huy động tối đa các nguồn lực, đưa chăn nuôi bò thịt thành vật nuôi sản xuất
6


hàng hóa trong ngành chăn nuôi của tỉnh nhà, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao về số lượng và chất lượng cho tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất
khẩu. Muốn làm được điều đó, cần phải tổ chức chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải
thiện điều kiện an sinh xã hội, hình thành các vùng chăn nuôi bò trang trại, gia
trại với quy mô hợp lý. Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò theo hướng trang
trại công nghiệp với quy mô sản xuất hàng hóa đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện
cho hộ chăn nuôi bò chuyển dần phương thức chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi
sản xuất hàng hóa. Cùng với việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu bò
thịt Bình Định góp phần quan trọng nâng cao giá trị cạnh tranh bò Bình Định và
tạ thế ổn định bền vững cho chăn nuôi tỉnh nhà, có tác động trực tiếp đến việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, xóa

đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân ở tỉnh nhà.
2.2 Vai trò và ý nghĩa của chăn nuôi trâu bò trong sản xuất và đời sống
2.2.1 Cung cấp thực phẩm
Trâu bò cung cấp 2 loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt
và sữa. Thịt trâu bò được xếp vào loại thịt đỏgiá trị dinh dưỡng cao.Thịt trâu béo
cung cấp 2558 kcal/kg, loại trung bình là 2080 kcal/kg. Sữa được xếp vào loại
thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hóa. Năm 2004
toàn thế giới sản xuất trên 62 trệu tấn thịt trâu bò và khoảng 620 triệu tấn sữa,
trong đó 80-90% là từ trâu bò. Trâu bò là loại gia súc nhai lại có khả năng biến
thức ăn rẻ tiền như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phần khác nhau của
thịt và sữa. Mức sống càng được cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và
sữa của trâu bò càng được tăng lên.
2.2.2 Cung cấp sức kéo
Trâu bò được sử dụng từ lâu đời với mục đích chính là cung cấp sức kéo
để làm đất phục vụ trông trọt. Ngoài việc làm đất, trâu bò còn được sử dụng để
kéo xe vận chuyển hàng hóa và các mục đích lao tác khác như kéo gỗ, kéo
nước, kéo cối xay…vv…Lợi thế của sức kéo trâu bò là có thể hoạt động ở bất cứ
địa bàn nào và sử dụng tối đa các nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ
phẩm nông nghiệp làm nguồn cung cấp năng lượng. Do vậy sử dụng sức kéo
trâu bò giúp trành được các cuộc khủng hoảng gây ra bởi các nguồn năng lượng
hóa thạch đang được khai thác cạn kiệt dần. Thực tế tăng giá dầu ngày càng tăng
cao như hiện nay thì sức kéo trâu bò lại trở nên có nhiều ưu thế so với sức kéo
cơ giới và viêc khai thác trâu bò cày kéo sẽ có tính bền vững cao.
7


2.2.3 Cung cấp phân bón và chất đốt
Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể. Khoảng 1/3 khối
lượng vật chất khô trâu bò ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân. Hàng ngày
mỗi trâu bò trưởng thành thải ra từ 15-20 kg phân, bò trưởng thành 10-15 kg.

Phân trâu bò chứa khoảng 75-80 nước, 5-5,5% khoáng, 10% axit photphoric,
0,1% kali, 0,2% canxi. Mặc dù chất lượng không cao bằng phân lợn, nhưng nhờ
có khối lượng lớn phân trâu bò đã đáp ứng một phần lớn nhu cầu phân hữu cơ
cho nền nông nghiệp hữu cơ. Hiệnnay có nhiều vùng, nhất là những vùng trồng
cà phê phân trâu bò được bán với giá khá cao để làm phân bón. Nhiều nơi người
ta nuôi trâu bò với mục đích lấy phân là chính. Ngoài việc dùng làm phân bón
trên thế giới phan trâu bò còn được dùng làm chất đốt. Tại một số nước Tây
Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, phân được trộn với rơm băm nắn thanh bánh phơi
khô, dự trữ và sử dụng làm chất đôt quanh năm.
2.2.4 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con nguời , sức kéo và phân bón cho
công nghiệp, ngành chăn nuôi trâu bò có sản xuất một số phụ phẩm mà con
người cò thể khai thác sử dụng. Sừng trâu nêu được gia công chế biến cẩn thận
có thể trở thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau. Da trâu bò là nguồn nguyên
liệu cho nhà máy thuộc da. Da trâu bò có thể dùng làm áo da, găng tay, bao
sung, dây lung, dày, dép…Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng làm da
trâu làm thực phẩm. Nhờ độ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của nó mà lông
trâu thích hợp cho viêc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc
quang học.
2.2.5 Chăn nuôi trâu bò làm giảm cạnh tranh lương thực giữa con người và
vật nuôi
Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, trâu bò và gia súc nhai lại nói
chung có hai đặc thù sinh học nổi bật là khả năng phân giải thức ăn xơ chứa liên
kết Bêta-1,4 glucozit và sử dụng nitơ phi protein (NPN). Vi sinh vật dạ cỏ có
khả năng phân giải liên kết Bêta-1,4 glucozit trong đại phân tử xenluloza và
hemixenluloza của vách tế bào thức ăn thực vật. Chính nhờ khả năng đặc thù
này mà gia súc nhai lại có khả năng sử dụng các loại thức ăn xơ thô mà người và
các loại dạ dày đơn không sử dụng làm thức ăn được. Điều này có ý nghĩa sinh
thái rất lớn, cho phép chăn nuôi gia súc nhai lại trên những nguồn thức ăn ít
cạnh tranh như cây cỏ và phụ phẩm nông nghiệp và do vậy mà có thể phát triển

bền vững. Vi khuẩn công sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ NPN.
8


Protein vi sinh vật dạ cỏ là nguồn cung cấp protein quan trọng cho vật chủ. Nhờ
khả năng khai thác NPN này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại thức ăn protein
chất lượng cao có thành phần axit amin cân đối như các loại dạ dày đơn. Trái lại,
người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn NPN công nghiệp như urê để thỏa
mãn một phần quan trọng nhu cầu protein của gia súc nhai lại. Điều này cũng có
ý nghĩa kinh tế và sinh thái rất quan trọng do giảm được giá thành và sự canh
tranh thức ăn trong chăn nuôi.
2.2.6 Ý nghĩa kinh tế- xã hội và văn hóa của chăn nuôi trâu bò
Với việc khaithác những vai trò nói trên của trâu bò thì chăn nuôi trâu bò
trước hết là một hoạt động kinh tế. Trong hoạt động kinh tế này trâu bò có thể
coi như là “ nhà máy sinh học” với nguyên liệu là cây cỏ và sản phẩm là thịt,
sữa, sức kéo, phân bón kèm theo các phụ phẩm khác.Nguyên liệu cho hoạt động
này dễ sản xuất còn thị trường sản phẩm thì hết sức rộng lớn. Đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi trâu bò cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có, kể cả những nguồn năng lượng có thể tái tạo đang bị bỏ phí gây ô
nhiễm môi trường như rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác để tạo ra những
sản phẩm có giá trị cao cho xã hội.
Đối với nhiều vùng nông thôn và miền núi trâu bò còn được coi như một
tài sản cố định, là phương tiện tích lũy tài chính hay một ngân hàng sống để đảm
bảo an ninh kinh tế cho hộ gia đình có thể chuyển thành tiền mặt bất cứ lúc nào
gia đình cần cho những nhu cầu lớn như xây nhà, ma chay, cưới xin, chữa
bệnh…vv…Cũng chính vì vậy mà uy tín và vị thế của một người trong thôn bản
nhiều khi phụ thuộc vào số lượng trâu bò mà họ có được.
Bên cạnh kinh tế-xã hội như trên, trâu bò đã từng gắn bó với đời sống văn
hóa và tâm linh của người dân nông thôn Việt Nam cũng như nhiều nước khác.
Con trâu cùng với cây tre đã làm nên biểu tượng của làng quê Việt tự lực tự

cường. Các hội thi trâu, chọi trâu, đâm trâu, các chợ trâu bò..vv…là những sinh
hoạt mang tính văn hóa truyền thống sâu sắc của cả dân tộc Việt Nam.
2.3 Một số giống bò tai Vệt Nam
2.31 Giống bò vàng
Bò nội ở nước ta được phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa
phương như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên,.v..Mặc dù
có sự khác nhau nhất định về một số đặc điểm màu lông và thể vóc nhưng chưa
có cơ sở nào để khẳng định đó là những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi
chung các loại bò nội của ta là bò vàng Việt Nam. Bò nội thường có sắc lông
9


màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh dán và không có thiên hướng sản xuất rõ
rệt.
Ngoại hình bò Vàng cân xứng. Đầu con cái thanh, sừng ngắn; con đực
đầu to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch màu và gân mặt nổi rõ. Mắt tinh , lanh
lợi. Cổ con cái thanh, cổ con đực to; long màu đen. Yếm kéo dài từ hầu đến
xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai con đực cao, con cái không có. Lưng và
hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát
triển tốt , sâu nhưng hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh,
cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường cham khoeo.
Bò nội có nhược điểm là tầm vóc nhỏ. Khối lượng sơ sinh 14-15kg, lúc
trưởng thành bò cái nặng 160-200 kg, con đực nặng 250-280 kg. Tuổi phối
giống lần đầu vào khoảng 20-24 tháng tuổi. Tỷ lệ đẻ hàng năm khoảng 50-80%.
Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2 kg/ngày trong thời gian 4-5 tháng, tuy nhiên,
tỷ lệ mỡ sữa cao (5-5,5%). Năng suất thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ 40-44%. Sức
kéo trung bình của bò cái 380-400N, con đực 440-490N. Sức kéo tối đacon đực
1200-1800N. Bò Vàng có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có
tốc độ đi khá nhanh.
Bò Vàng có ưu điểm nổi bật là chịu đựng kham khổ tốt, có khả năng

chống bệnh tật cao, thích nghi nhều vùng khí hậu trong nước.
2.3.2 Một số bò Zebu phổ biến ở nước ta
2.3.2.1 Bò sind ( Red sindhi)
Bò sind là một giống bò có nguồn gốc từ vùng sindhi (Pakistan). Bò sind
là một giống bò kiêm dụng sữa-thịt-lao tác, thường được nuôi theo phương thức
chăn thả tự do.
Bò có màulông đỏ cánh dán hay nâu thẩm. Bò này có thân hình ngắn,
chân cao, mình lép, tai to, rủ xuống, có yếm, và nếp gấp da dưới rốn rất phát
triển. Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ,
ngực sâu nhưng không nở. Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát triển hơn
phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ.
Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450-500 kg, bò cái 350-380 kg. Sản
lượng sữa trung bình khoảng1400-2100 kg/chu kỳ 270-290 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa
5-5,5%.

10


2.3.2.2 Bò Sahiwal
Bò Sahiwal là giống bò u của Pakistan. Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng
thẫm. Bò này có than hình ngắn, chân cao, mình lép, tai to, rủ xuống, có yếm và
nếp gấp da dưới rốn rất phát triển . Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ,
rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ... Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát
triển hơn phần trước , vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ.
Khi trưởng thành bò cái có khối lượng 360-380 kg, bò đực 470-500 kg. Sản
lượng sữa khoảng 2100-2300 kg/chu kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%.
2.3.2.3 Bò Drought Master
Bò Drought Master là một giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Australia
bằng cách lai giữa bò Shorthorn với bò Brahman. Bò có màu lông đỏ. Lúc
trưởng thành bò đực nặng 820-1000kg, bò cai nặng 550-680kg. Lúc một năm

tuổi con đực nặng 450kg, con cái nặng 325kg. Bê đực 6-12 tháng tuổi được nuôi
dưỡng tốt cho tăng trọng 1000-1200 g/ngày và cho tỷ lệ thịt xẻ 55-60%khi giết
thịt lúc 14-16 tháng tuổi.
2.3.2.4 Bò Lymosin
Bò Lymosin là giống bò chuyên dụng thịt của Pháp. Bò có sắc lông màu
đỏ sẫm.
Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000-1300kg , bò cái 650-800kg.
Nếu nuôi dưỡng bê tốt, bê đực 12 tháng nặng 500kg, bê cái 350 kg. Bê 6-12
tháng tuổi tăng trọng 1300-1400 g/ngày. Bê đực nuôi tốt giết thịt lúc 14-16
tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 68-71%.
2.3.2.5 Bò Santa Gentrudis
Bò Santa Gentrudis là giống bò chuyên dụng thịt được tạo ra ở vùng
Santa Gentrudis thuộc bang taxas của Mỹ là nơi có khí hậu khắc nghiệt, nóng và
khô. Bò được tạo ra giữa bò Shorthorn và bò Brahman với tỷ lệ bò Brahman 3/8
và bò Shorthorn 5/8.
Bò có màu lông đỏ sẫm. Kết cấu ngoại hình vững chắc, ngực sâu, có yếm
to, dày nhiều nếp gấp. Lưng thẳng, phẳng. Da mỏng, lông mịn.
Khi trưởng thành bò đực cò khối lượng 850-900 kg, bò cái 630-720 kg.
Nuôi tốt bê đực 12 tháng tuổi nặng 480 kg, bê cái 335 kg. Bê 6-12 tháng tuổi
cho tăng trọng 1000-1300 kg. Nuôi chăn thả trên đồng cỏ bê đực một năm tuổi

11


nặng 300-350 kg. Bê đực nuôi nhốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ
55-60%.
2.3.3 Giống bò Brahman
Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn
Độ (Bos primigenius indicus). Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính
của tôn giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước

nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.
– Ðặc điểm bò Brahman:
+ Màu sắc: trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, đực trưởng
thành màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng
khác. Ở ÚC, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt,
còn nuôi Brahman màu đỏ chủ yếu để xuất cho các nước Châu Á do các nước
này chuộng màu đỏ.
+ Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm
phát triển.
+ Trọng lượng bê Brahman sơ sinh: 20 – 30 kg.
+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 – 150 kg.
– Bò Brahman đực trưởng thành: 700 – 1000 kg.
– Bò Brahman cái trưởng thành: 450 – 600 kg.
– Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày.
– Giai đoạn vỗ béo bò Brahman tăng trưởng: 1200 – 1500 gram/ngày.
– Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 – 14 tháng.
– Bò Brahman Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi.
– Tính mắn đẻ, bò Brahman dễ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi.
– Bò Brahman kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh
về mắt, móng.
– Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô
hạn. Khả năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt
cũng như vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất.
Việc đầu tư chăm sóc ở mức tối thiểu.

12


2.4 Một số đặc điểm sinh lý máu cần chú ý của bê
2.4.1 Đặc điểm sinh lý

- Khi sinh ra trong máu của gia súc non không có thành phần Gama
globulin, chỉ sau khi được uống sữa đầu thì thành phần mới xuất hiện. Bởi
vậy,cho uống sữa đầu ngay sau khi bê được sinh ra là giúp cho bê tăng khả năng
chống bệnh tật.
- Giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi số lượng hồng cầu và huyết sắc tố tăng, tuy
nhiên hồng cầu đang ở dạng non và dạng lưới do đó khả năng vận chuyển khí và
chất dinh dưỡng rất kém; đến giai đoạn 4-6 tháng tuổi thì số lượng hồng cầu có
xu hướng giảm và đi vào ổn định lúc 6 tháng tuổi.
- Số lượng bạch cầu cũng có nhiều chuyển biến phức tạp, sau khi sinh
bạch cầu có tổng số thấp, đặc biệt là bạch cầu đa nhân và bạch cầu trung tính.
- Khả năng thực bào của bạch cầu yếu vì vậy bê rất dễ nhiễm
trùng.Trong chăm sóc nuôi dưỡng bê cần phải chú ý tránh gây tổn thương cho
bê, hạn chế bê bị nhiễm trùng.
2.4.2 Đặc điểm tiêu hóa
- Đặc điểm nổi bật nhất trong thời kỳ đầu là quá trình tiêu hóa của bê
nghé xảy ra chủ yếu ở dạ múi khế theo phương thức tiêu hóa hóa học bằng
men. Sau khi cai sữa bê nghé ăn thức ăn thực vật là chủ yếu, loại thức ăn giàu
cellulose thì quá trình tiêu hóa xảy ra chủ yếu ở dạ cỏ theo phương thức lên men
vi sinh vật
- Cùng với qúa trình chuyển đổi này có liên quan mật thiết với sự phát triển
và tương quan giữa các túi của dạ dày.
Bảng 2.4. Tỷ lệ của các túi dạ dày của bê theo các giai đoạn tuổi (%)
Tuần tuổi

0

4

8


12

16

20-26

34-38

Dạ cỏ

38

52

60

64

67

64

64

Dạ lá sách

13

12


13

14

18

22

25

Dạ múi khế

49

36

27

22

15

14

11

( Nguồn: Becker và Arnold, 1952; Godfrey, 1961; Tamatc và cộng sự, 1964;
Warner và cộng sự, 1956)
Các số liệu ở bảng 3.1 cho chúng ta thấy rằng , sự phát triển nhanh chóng
của dạ tổ ong và dạ cỏ càng nhanh khi gia súc bắt đầu ăn thực vật. Và vì vậy


13


đểtránh khủng hoảng dinh dưỡng sau thời kỳ cai sữa thì việc kích thích dạ cỏ,
dạ tổong phát triển nhanh để đạt tỷ lệ 70% là điều rất cần thiết.
Nhiều tác giả chỉ ra rằng thức ăn cứng là nhân tố kích thích dạ cỏ, dạ tổ
ong phát triển sớm hơn cả về trọng lượng, dung tích và sự phát triển nhung mao.
Ở bê khi đạt 12 tuần tuổi có thể sống hoàn toàn (100%) bằng thức ăn giàu
xơ vì lúc này dạ cỏ đã phát triển hoàn thiện .
Ở dạ múi khế thức ăn lỏng ( sữa hoặc thức ăn giống sữa ) được đưa xuống
thẳng qua rảnh thực quản và tại đây quá trình tiêu hóa xẩy ra theo phương thức
tiêu hóa bằng men.
2.4.3 Sinh lý điều hòa thân nhiệt
Trong thời kỳ của bê nghé nhất là giai đoạn sơ sinh, hệ thống điều hòa
thân nhiệt phát triển chưa hoàn thiện khả năng phản ứng lại với các thay đổi
của môi trường ngoài rất kém, điều đó có thể ở chỗ: Thân nhiệt của bê nghé
thường cao hơn thân nhiệt của trâu bò trưởng thành từ 1-1,50C và còn phụ
thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Vì vậy chăm sóc bê nghé, đặc biệt là thời
tiết thay đổi là rất quan trọng. Trong giai đoạn sơ sinh tốt nhất là nên nhất
trong chuồng không nên cho bê nghé ra ngoài khi thời tiết thay đổi.
2.4.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của bê nghé
2.4.4.1 Con vật từ trạng thái dị dưỡng chuyển qua trạng thái tự dưỡng.
Trong quá trình là bào thai con vật được mẹ nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ.
Khi ra ngoài cơ thể mẹ thì sự phụ thuộc vào con mẹ chỉ là mức độ thấp ( chỉ
thông qua quá trình bú sữa).
Nguồn dinh dưỡng trong cơ thể mẹ là do máu cung cấp thông qua hệ
thống nhau thai còn khi ra ngoài con vật phải tìm kiếm và thu nhận lấy thức ăn
( kể cả quá trình bú sữa ) cho nên trong thời kì này bê nghé phải trải qua cuộc
khủng hoảng dinh dưỡng. Cuộc khủng hoảng này thể hiện rõ ở bê nghé giai đoạn

cai sữa chuyển từ tiêu hóa bằng men qua tiêu hóa lên men vi sinh vật dạ cỏ.
Sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh của cơ thể bê nghé trong thời kì
bào thai là gián tiếp, các tác nhân này khi đến bào thai sẽ là giảm nhiều về
cường độ và hoạt lực do được mẹ che chắn bảo vệ. Còn khi ra ngoài các tác
nhân ngoại cảnh là trực tiếp, ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống con vật.
Mọi sự kích thích của ngoại cảnh dù nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng lớn và có thể
gây ra hậu quả xấu cho bê nghé.
14


Trong các tác nhân của ngoại cảnh cần chú ý đến các mầm bệnh và trong
giai đoạn này khả năng bảo vệ của bê nghé còn kém, độ mẫn cảm với bệnh tật
cao đặc biệt các bệnh liên quan đến tiêu hóa và hô hấp. Trong thực tế thời gian
từ 0-3 tháng tuổi bê nghé bị chết cũng do các bệnh này gây ra.
Vì vậy trong giai đoạn sơ sinh việc chăm sóc nuôi dưỡng bê nghé phải yêu
cầu chặt chẽ, nghiêm túc giúp con vật thích nghi dần với điều kiện sống mới.
2.4.4.2 Bê nghé có tốc độ phát triển rất nhanh
Trong thời kì bê nghé quá trình đồng hóa luôn luôn cao hơn quá tình dị
hóa, quá trình phát triển rất nhanh trong suốt thời kì bê nghé. Quy luật phát triển
đó là “ tuổi càng nhỏ thì khả năng phát triển cang nhanh” quy luật này được thể
hiện ở hai khía cạnh là “khả năng đồng hóa vật chất và khả năng tích lũy vật
chất trong cơ thể”.
Do đó, nguyên tắc chăn nuôi bê nghé là đầu tư các loại thức ăn, nhất là
các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao càng sớm càng tốt. Đầu tư thức
ăn lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao vì thông qua việc đầu tư sẽ làm giảm quá
trình rút ngắn nuôi lấy thịt, hạ giá thành sản phẩm.
Bê nghé tăng 1 kg thể trọng chỉ với 4-5 đơn vị thức ăn, trong khi đó trâu
bò trưởng thành phải mất tới 21 đơn vị thức ăn mới có được 1 kg tăng trọng.
Trong thời kì bê nghé hầu hết các cơ quan bộ phận đã hình thành, hoạt
động nhưng vì chưa hoàn chỉnh về mặt cấu tạo nên việc thực hiện các chức năng

của chúng chưa đảm bảo tốt, thành thục như lúc trưởng thành, lợi dụng đặc điểm
này mà chúng ta có thể tác động vào đó để điều chỉnh theo hướng có lợi cho
mục đích sản xuất của con người.
2.5 Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bê
2.5.1 Nuôi dưỡng
Đây là giai đoạn đầu tiên khi bê tiếp xúc với môi trường ngoài cơ thể mẹ,
được tính từ khi bê sinh ra đến khi bê được 10 ngày tuổi. Tùy thuộc vào giống,
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ mà khi bê sinh ra có trọng lượng cao hay
thấp.
- Kỹ thuật cho bú sữa đầu và cách cho bú
+Kỹ thuật cho bú sữa đầu
+ Sữa đầu là sữa của bò mẹ tiết ra trong những ngày đầu sau khi đẻ, thông
thường là trong 3 ngày đầu.Sữa đầu đáp ứng được yêu cầu của bê nghé trong
15


giai đoạn này. Vì nó có thành phần hóa học và bản chất sinh học đặc thù mà
không thể thay thế bằng thức ăn nào khác.
+ So với sữa thường sữa đầu trội hơn hẳn về thành phần mỡ (1,5 lần),
protein (5 lần), khoáng (2 lần), carotene (5 lần). Trong sữa đầu tỷ lệ albumin
cao(2-3%) nên dễ tiêu hóa, phù hợp với bê. Sữa đầu có độ chua cao có tác dụng
kích thích tuyến tiêu hóa, ức chế vi khuẩn, kích thích tiết dịch mật.
+ Trong sữa đầu có hàm lượng Gama globulin cao (5% so với 0,1%) có
tác dụng làm tăng sức đề kháng của bê lên vì trước khi bú sữa đầu trong máu bê
hầu như không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu thì loại protein này và
kháng thể xuất hiện. Đó là do bê sơ sinh có khả năng hấp thu nguyên vẹn Gama
globulin từ sữa đầu vào máu. Khả năng này càng lâu càng giảm xuống.
+ Trong sữa đầu còn có hàm lượng MgSO 4 cao tạo thành chất tẩy nhẹ để
tẩy cứt su ra ngoài.
+ Do các yếu tố trên mà bê nghé cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt

và tỷ lệ mắc bệnh càng thấp.
+ Như vậy sữa đầu là thức ăn quan trọng của bê sơ sinh và nó nâng cao
sức sống của bê nghé sơ sinh nhờ.
+Dinh dưỡng cao và dễ đồng hóa.
+Tăng khả năng đề kháng nhờ Gama globulin, MgSO4 và độ chua cao.
- Cách cho bê bú
+ Cho bê bú sữa đầu bằng cách cho bú trực tiếp, nghĩa là sau khi đẻ bê
được trực tiếp bú mẹ hàng ngày, nhưng trước khi bú cần phải đảm bảo được vệ sinh
chuồng trại cũng như bầu vú của mẹ phải được lau sạch để dảm bảo vệ sinh.
+ Sử dụng cách bú này đối với bê con sau khi sinh nhằm: tăng tỷ lệ sống
của bê cao nhằm tạo cho bê tiền đề khả năng sinh trưởng phát triển tốt, để phòng
viêm vú ở bò mới đẻ, không ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và sức sản
xuất.
2.5.2. Các loại hình thức ăn và mức dinh dưỡng cho bê nghé
- Các loại hình thức ăn
Nếu bê được tập thức ăn thực vật sớm thì sẽ tạo điều kiện phát triển nhanh
các cơ quan tiêu hoá và khi trưởng thành sẽ có khả năng tiêu hoá và sử dụng
được tốt hơn các loại thức ăn thô. Mức độ tiếp nhận thức ăn thực vật sớm của bê
phụ thuộc vào lượng sữa cho ăn và số lần cho ăn. Nếu cho bê ăn quá nhiều sữa
thì sự phát triển của cơ quan tiêu hoá bị hạn chế, chúng bắt ñầu ăn thức ăn thực
16


vật chậm hơn và khả năng lợi dụng thức ăn thô về sau sẽ kém. Nuôi bò sữa với
lượng thức ăn tinh cao sẽ không hợp lý và không kinh tế vì nó sẽ gây ra những
rôí loạn về trao đổi chất và chức năng sinh sản, làm rút ngắn thời gian sử dụng
bò. Sử dụng thức ăn tinh nhiều sẽ cản trở sự hình thành sức sản xuất sữa và tạo
điều kiện cho sự tích luỹ nhiều mỡ ở trong cơ thể.
- Mức dinh dưỡng
Nếu nuôi dưỡng bê quá thấp hoặc quá cao trong một thời gian dài sẽ gây

ra những rối loạn nghiêm trọng trong sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng đến sự
phát triển và hoàn thiện các cơ quan chức năng cũng như sức sản xuất về sau.
Sự hình thành sức sản xuất thịt cao ở bê nuôi lấy thịt chỉ đạt được khi
dinh dưỡng dồi dào vì chỉ khi đó mô cơ và mỡ mới tích luỹ mạnh được. Tuy
nhiên, người ta đã xác định rằng bê có khả năng bù đắp lại sự đình trệ sinh
trưởng tạm thời (do nuôi dưỡng hạn chế gây ra) sau khi được cải thiện điều kiện
nuôi dưỡng và chăm sóc. Mức độ và thời gian để bù đắp lại phụ thuộc vào tuổi
của con vật và mức độ rối loạn sự phát triển bình thường của cơ thể và sự hình
thành các cơ quan mô bào. Nếu như mức nuôi dưỡng thấp và diễn ra trong một
thời gian dài thì về sau dù cho nuôi dưỡng chăm sóc tốt cũng không bù đắp lại
được và khi trưởng thành con vật có dấu hiệu phát triển không hoàn chỉnh và có
sức sản xuất thấp. Khả năng bù đắp này được giải thích là trong cơ thể sau khi bị
kìm hãm sinh trưởng ở một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra những điều kiện để tổng
hợp chất mạnh hơn. Sự bù đắp sinh trưởng là một đặc tính tự nhiên của tất cả
các gia súc bắt nguồn từ các quy luật phát triển cá thể cơ bản của chúng và chịu
sự chi phối bởi các yếu tố di truyền. Đặc tính này đã được ứng dụng trong thực
tiễn ngành chăn nuôi của nhiều nước. Ví dụ trong khi nuôi bê cái trong những
tháng đầu cho tăng trọng thấp thì về sau có sự bù đắp laị. Tuy nhiên, nếu nuôi bê
đực giống mà tăng trọng trong những tháng đầu thấp sẽ gây ra những rối loạn
sâu sắc về sự phát triển. Mức nuôi dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến sự tích luỹ
protein và mỡ trong cơ thể bê. Nếu nuôi dưỡng ở mức thấp thì tỷ lệ giữa protein
và mỡ ít bị thay đổi theo tuổi. Ngược lại, nếu cho bê ăn dồi dào trong cơ thể tích
luỹ nhiều mỡ ngay cả lúc còn non. Tăng tích luỹ mỡ ở tuổi còn non sẽ không có
lợi cho sự hình thành sức sản xuất sữa và hoạt động sinh sản của chúng, trong
khi đó lại tạo ra khả năng phát triển thịt tốt hơn. Do đó mà nuôi bê cái ở mức
quá cao là không nên.
Nuôi dưõng bê ở mức cao sẽ làm tăng mức độ thành thục về sinh lý và
cho phép đưa vào sử dụng sớm hơn. Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng quá cao sẽ gây
ra hiện tượng nân sổi nên khó thụ thai.
17



×