Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.36 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ NGA

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành

: Chính sách công

Mã số

: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Thực hiện
chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội” mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ là trung thực. Trong công trình nghiên cứu không hề có bất kỳ sự sao chép


nào mà không có trích dẫn nguồn, tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thực và tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC
TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...... 9
1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận .................................................................................. 9
1.2. Nguyên tắc, chức năng, vai trò của chính sách nông thôn mới trong phát
triển kinh tế-xã hội ..................................................................................................... 10
1.3. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới.............................................. 13
1.4. Mục tiêu và nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới ................................ 18
1.5. Công cụ thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ..................................... 22
1.6. Các bước xây dựng nông thôn mới ..................................................................... 23
1.7. Cơ sở thực tiễn của chính sách xây dựng nông thôn mới ................................... 24
1.8. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ........................................ 29
Chương 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................ 31
2.1. Bối cảnh chung thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện
Đông Anh ................................................................................................................... 31
2.2. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Anh .................. 32
2.3. Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân hạn
chế .............................................................................................................................. 46
2.4. Những bài học kinh nghiệm ................................................................................ 52

Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH ĐẾN NĂM 2020 ................................... 55
3.1. Bối cảnh chung ................................................................................................... 55
3.2. Quan điểm, định hướng xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 ..................... 55
3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu ................................................................................................ 57
3.4. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại
huyện Đông Anh ....................................................................................................... 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 72


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANTT

: An ninh trật tự

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BCH

: Ban chấp hành

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BQL


: Ban quản lý

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CT NTM

: Chương trình nông thôn mới

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTXDVNN

: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

HTXDVTH

: Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

GPMB

: Giải phóng mặt bằng


GTVT

: Giao thông vận tải

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 20102015
Bảng 2.2. Kết quả 19 tiêu chí quốc gia về XD NTM tại huyện Đông Anh đến
cuối năm 2015


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã
sớm nhận định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những nhân tố
quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được cụ thể
hóa thành những chủ trương, chính sách trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết

các kỳ Đại hội Đảng và các văn bản của Chính phủ.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định
“Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội phát triển ngày càng hiện đại”. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8
năm 2008 của BCH Trung ương Đảng ( khóa X) đã nêu rõ quan điểm và mục
tiêu “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo
vệ môi trường sinh thái của đất nước”, “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo
quy hoạch”.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm
2011) định hướng: “Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông
thôn”, “Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, “Tiếp tục triển khai chương trình xây
dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể,

1


vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của
nông thôn Việt Nam”.
Nghị quyết Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “…đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”, “Thu hút, phát huy mạnh

mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát
triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội,
nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.”, và “Phát huy nhân tố
con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người
về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi
trường văn hoá lành mạnh”.
Cụ thể hóa đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 về chương trình hành động của
Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận
thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16
tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và
Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
là: Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô
thị, thị trấn, thị tứ.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những
năm qua phong trào xây dựng nông thôn mới đã được triển khai sâu rộng trên
khắp cả nước nói chung và huyện Đông Anh nói riêng đã thu hút sự tham gia

2


của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội, tạo sự chuyển biến về
mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng
sống của người dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị. Tuy

nhiên bên cạnh những mặt đạt được còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập ngay
trong bản thân chính sách và khâu tổ chức thực hiện; việc định lượng các tiêu
chí chưa thực hiện được, một số tiêu chí chưa đảm bảo tính bền vững, còn hình
thức chạy theo chỉ tiêu, thành tích, chất lượng chưa cao; tình trạng nợ đọng xây
dựng cơ bản, nợ tiêu chí còn xảy ra ở nhiều địa phương; nguồn nhân lực thực
hiện chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế.
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với những kiến thức đã tiếp thu được
trong quá trình nghiên cứu học tập, tác giả chọn đề tài “ Thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công với mong muốn đề tài này góp
một phần nhỏ cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới của huyện Đông Anh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và chính
sách xây dựng nông thôn nói riêng đã có nhiều nghiên cứu ở các quốc gia như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan… Còn ở Việt Nam cũng có nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau, đã góp phần đưa
Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn vào cuộc sống từ năm 2010 đến nay.
Cuốn sách ”Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển“ của
Frans Elltis đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các
nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, khảo cứu thực tiễn ở
nhiều quốc gia Châu Á, Châu Mỹ la tinh, Châu Phi.
Công trình “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước
và Việt Nam“ của Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn Ngọc và Đỗ

3


Đức Thịnh sưu tầm và giới thiệu đã nghiên cứ về vai trò, đặc điểm của nông

dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới.
Các bài viết “Hội nông dân Việt Nam thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới” (của Nguyễn Quốc Cường, Tạp chí Cộng sản, 2012, số 10).
“Xây dựng nông thôn mới: Những bài học rút ra từ thực tiễn” của Nguyễn Thị
Bích Diệp (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2012, số 17). Bài nghiên cứu “Một số
giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay”( của Lê Ngọc Đức,
Tạp chí Quản lý nhà nước, 2012, số 9). Đỗ Phú Hải (2013), Tập bài giảng Tổng
quan về chính sách công. Tác giả Lê Vĩnh Tân, Tạp chí Cộng sản 2011, số 6 với
bài nghiên cứu “Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển mô hình nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Bài viết “ Xây dựng nông thôn mới qua thực
tế ở Hà Tĩnh” của Nguyễn Quốc Thái (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2012, số
18); “Vai trò và những đóng góp chủ yếu của các tổ chức xã hội tự nguyện
trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam”(Dương Chí Thiên, Tạp chí xã hội
học, 2012, số 2).
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình
phát triển đất nước theo hướng hiện đại” do PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn chủ
biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2010).
“Xây dựng nông thôn mới: Khảo sát bước đầu” đề tài khoa học cấp Bộ
của tác giả Trần Minh Yến ( Viện Kinh tế Việt Nam, 2012). Khảo sát và đánh
giá bước đầu về thực trạng xây dựng nông thôn mới sau 3 năm triển khai (20092012) tại ba xã: Xã Tân Thịnh ( Bắc Giang), xã Tam Phước ( Quảng Nam), xã
Mỹ Long Nam ( Trà Vinh).

Những công trình, nghiên cứu, bài viết

nêu trên đã đề cấp đến thực trạng ở nông thôn Việt Nam hiện nay với nhiều địa
phương, góc độ, vấn đề khác nhau nhưng đều đưa ra các giải pháp khá sát thực,
hiệu quả nhằm giúp cho chính sách xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương
trên cả nước ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên
cứu về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Anh, thành


4


phố Hà Nội, một huyện cửa ngõ phía bắc, đô thị lõi của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy
sau hai năm học tập chuyên ngành chính sách công và sự định hướng của các
thầy cô giáo tại Học viện khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ
chính sách công.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ khảo sát thực trạng về việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội, nhất là sau 5 năm thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới tại huyện, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong thời gian tới và nhằm thực hiện
tốt hơn nội dung của chương trình nông thôn mới ở huyện Đông Anh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới ở Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng nông thôn ở các
nước trong khu vực và một số địa phương ở Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở
huyện Đông Anh từ đó chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân của chính sách xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

5


- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đế năm 2015
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc thực hiện
chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Anh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận liên ngành và vận dụng triệt để các kiến
thức của môn chính sách công. Đó là cách tiếp cận về chu trình hoạch định, xây
dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của chủ thể chính
sách. Lý thuyết chính sách công do Học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam giảng
dạy được ứng dụng vào thực tiễn của chính sách công đã giúp hình thành
phương pháp luận để triển khai nghiên cứu.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính
thức của cơ quan nhà nước, các bài nghiên cứu của tập thể tác giả và cá nhân về
thực trạng xây dựng nông thôn mới ở các nước trong khu vực và Việt Nam. Các
tài liệu báo cáo tổng kết về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại
thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh, cụ thể Văn phòng Ban chỉ đạo nông thôn
mới huyện Đông Anh, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đông
Anh (NN&PTNT) và Ủy ban nhân dân (UBND) các xã trong huyện.
5.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả luận văn đã làm việc trực tiếp với các cán bộ, công chức đang
công tác tại Phòng NN&PTNT huyện, UBND các xã, các Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp (HTXDVNN), một số người dân có kinh nghiệm trong công tác
xây dựng nông thôn mới để thu thập các tư liệu cần thiết. Nội dung quan tâm

của việc thu thập số liệu này chủ yếu là các thông tin liên quan đến quá trình
thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

6


Các số liệu thu thập được thống kê, tổng hợp, lựa chọn và phân tích, đánh
giá đồng thời sử dụng các bảng biểu để minh họa cho các nội dung phân tích.
Qua đó tổng hợp lại để đưa ra những kết luận nhằm chỉ rõ bản chất của các số
liệu thu thập được đảm bảo độ tin cậy, khoa học cho các kết quả nghiên cứu.
Các số liệu lấy từ số liệu thứ cấp sẽ được phân tích bằng mẫu biểu đơn giản, dễ
kiểm tra. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành
với khoa học chính sách công.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
* Ý nghĩa lý luận
- Luận văn vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công để làm
rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể: Chính sách xây dựng
nông thôn mới tại huyện Đông Anh.
- Luận văn cung cấp những nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại huyện
Đông Anh qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học
chính sách công.
* Ý nghĩa thực tiễn
Qua thực tiễn chính sách xây dựng nông thôn mới của Việt Nam nói
chung và của huyện Đông Anh nói riêng chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn,
hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ đó đưa ra những giải pháp thực
hiện chính sách xây dựng nông thôn mới phù hợp, hiệu quả hơn, góp phần đẩy
nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội về đích sớm hơn dự định. Đồng thời có kiến nghị điều chỉnh, bổ
sung một số chính sách để việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở

Việt Nam tốt hơn trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận
văn còn được bố trí theo 3 chương sau:

7


Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực tiễn chính sách xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội từ 2010 đến 2015
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đến năm 2020.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của cộng đồng bao gồm chủ yếu
là nông dân, sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có kết cấu hạ tầng, trình
độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
Ở Việt Nam khái niệm về nông thôn mới đã được nêu rõ tại Thông tư số
54/TT-BNN-PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và PTNT là: “Nông
thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị
trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”.
Phát triển nông thôn là một khái niệm rất rộng và đa dạng, thay đổi theo

từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và phụ thuộc vào đặc điểm chính trị,
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nhìn chung phát triển nông thôn bao hàm
chuyển biến và tiến bộ của các vùng nông thôn trên tất cả các phương diện kinh
tế - xã hội, văn hóa, nội lực…
Nông thôn mới là gì? Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8
năm 2008 của BCH Trung ương Đảng ( khóa X) đã nêu rõ: “Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Chính sách xây dựng nông thôn mới là tập hợp các chủ trương và hành
động của chính phủ nhằm tạo cho nông nghiệp phát triển bằng cách tác động
vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào ( đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác
động tới giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ

9


chức, trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện tác động vào
chuyển giao công nghệ.
Chính sách xây dựng NTM là cuộc cách mạng để cộng đồng dân cư nông
thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp;
phát triển sản xuất toàn diện ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; có nếp sống
văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân được nâng cao).
Xây dựng NTM giúp cho người dân nông thôn có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.
Thực hiện chính sách xây dựng NTM là làm sao đạt được 19 tiêu chí của

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM quy định trong Quyết định số 491/QĐTTg ngày 16/4/2009, Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 và Quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Năm mục tiêu cơ bản là:
xây dựng làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phải phát triển
bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống về vật chất tinh thần của người
dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn
và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
1.2. Nguyên tắc, chức năng, vai trò của chính sách nông thôn mới
trong phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Nguyên tắc
Trong Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giải đoạn 2010-2020” đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng nông thôn
mới như sau:
(1) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới
phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông

10


thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ.
(2) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và
tổ chức.
(3) Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa
bàn nông thôn.

(4) Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo
thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền
xây dựng.
(5) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
(6) Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch,và tổ chức triển khai thực hiện. Mặt trận tổ quốc
và các tổ chức chính trị-xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò
chủ thể trong xây dựng nông thôn mới bằng việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân
chung sức xây dựng nông thôn mới”.
1.2.2. Chức năng
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp: Nông thôn mới là nơi sản xuất ra sản
phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa,

11


không phải là tự cung, tự cấp, phát huy được đặc sắc của địa phương (đặc sản).
Đồng thời với việc này là phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết là ngành
nghề truyền thống của địa phương. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố
văn hóa vật thể và phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho cư dân nông thôn…
Thứ hai, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc: Nông thôn là nơi
ghi nhiều dấu ấn văn hóa truyền thống tinh hoa của dân tộc. Bản sắc văn hóa
làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa

truyền thống đa dạng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Xây dựng nông thôn mới
theo hướng hiện đại nhưng không phá vỡ những nét truyền thống ấy.
Thứ ba, chức năng sinh thái: Nếu như nền văn minh công nghiệp phá vỡ
mối quan hệ hài hòa vốn có của con người và thiên nhiên, thì thuộc tính ( chức
năng) sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Một
thực tế hiện nay ở nước ta là nhiều làng quê cũng đã dành nhiều quỹ đất xây
dựng các khu công nghiệp, nhà máy và bị bê tông hóa, phá vỡ môi trường sinh
thái, gây ô nhiễm môi trường sống ở khu vực nông thôn. Để nông thôn phát triển
một cách bền vững cần phải gắn sự phát triển với việc bảo vệ môi trường sinh
thái. Và hơn lúc nào hết, chức năng sinh thái phải được dùng làm thước đo sự
hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam.
Chức năng của nông thôn mới phải nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển nông
thôn là nâng cao mức sống và chất lượng sống về vật chất và tinh thần của người
dân nông thôn, xóa bỏ sự cách biệt về mọi mặt giữa thành thị và nông thôn.
1.2.3. Vai trò
Chính sách xây dựng nông thôn mới có vai trò to lớn trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:
Một là, xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản
xuất tiên tiến;

12


Hai là, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du
lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Ba là, xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ.
Bốn là, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và

nâng cao.
Năm là, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để sản xuất ra nông
sản ngày càng nhiều, chất lượng cao đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Qua đó, người dân có điều kiện nâng cao thu nhập, tích
lũy vật chất, ổn định cuộc sống và góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều
khởi sắc, tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1.3. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới trước Đại
hội VI
Từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng
của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Năm 1960, hai miền nam, bắc đất nước ta bị chia cắt, cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ cứu nước ngày càng ác liệt. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng
lần thứ III đã xác định: “…xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và
hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền
tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ…” ( Văn kiện Đại hội, Ban chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, xuất bản tháng 9 - 1960, tr. 182-183).
Tại hội nghị Trung ương 5 khóa III ( năm 1961) đã ra Nghị quyết về vấn
đề phát triển nông nghiệp, trong đó nêu lên phương hướng cải tiến công cụ và cơ
giới hóa nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

13


- Đại hội IV( năm 1976): Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Đảng ta
đã xác định chủ trương: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đưa nền
kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa…kết hợp
xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công –
nông nghiệp”; Thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1980 là: “Tập trung cao độ lực

lượng của cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước phát triển vượt bậc
về nông nghiệp…nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về lương
thực, thực phẩm và một phần hàng hóa tiêu dùng thông thường…” ( Báo cáo
chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
tháng 12 năm 1976, tr.68).
- Đại hội V đã chỉ rõ “ Trong 5 năm 1981-1985 và những năm 90 cần tập
trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh
sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng
quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp
nặng trong một cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp hợp lý”.
Có thể khẳng định rằng từ Đại hội III đến Đại hội V của Đảng tuy chưa đề
cập đến cụm từ “Nông thôn mới” nhưng Đảng ta luôn xác định nông nghiệp có
một vị trí rất quan trọng, là mặt trận hàng đầu, đồng thời đã đề ra nhiều chủ
trương, đường lối để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.
1.3.2. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới từ Đại hội
VI đến nay
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra những quan điểm, đường lối
và chính sách đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế; phấn đấu đưa nông nghiệp
trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa; bảo đảm cho
nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu. Đại hội
chỉ rõ: “ …nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế-xã hội, tiếp tục xây

14


dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa trong chặng đường tiếp theo” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb sự thật, Hà Nội, 1987, tr.20).

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đề ra: “ Phát triển nông, lâm, ngư
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và
xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình
kinh tế - xã hội…phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết để phục vụ
cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp…” ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr .67).
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng chỉ rõ phải đặc
biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát
triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông – lâm
– thủy sản…
- Đại hội IX của Đảng có quan điểm: “Ưu tiên phát triển lực lượng sản
xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội, tăng cường các
nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn
với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy
lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ
sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất
nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của
nông sản hàng hóa trên thị trường”.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Phải luôn
coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…Gắn
phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ
giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định
chính trị - xã hội”.

15


Đặc biệt, ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ bẩy BCH Trung

ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Nghị quyết đã đánh giá thành tựu và hạn chế vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời nêu rõ
những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như:
Về quan điểm: “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là
cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững
ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước...”
Về mục tiêu: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân
cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng
còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với
các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ
nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện
đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước
mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững
chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”
Trên cơ sở những quan điểm, mục tiêu, nghị quyết cũng nêu rõ những giải
pháp như:

16



- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát
triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn…
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển
các đô thị …
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng
khó khăn…
- Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả
ở nông thôn…
- Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công
nghiệp hoá nông thôn…
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực,
phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân…
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức
mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là Hội nông dân…
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đề ra chiến lực phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã định hướng rõ: “ Quy hoạch phát triển
nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh
công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai
chương trình nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi
cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa
đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông
nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút
nhiều lao động. ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.123).

17



Văn kiện Đại hội XII nêu rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ: “ Đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”, “cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng
nông thôn mới theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa
lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ”, đảm bảo an ninh xã
hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của
nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo” , “tập trung thực hiện có hiệu quả
Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 –
50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới”
Như vậy, kể từ Đại hội VI đến nay, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp về xây dựng nông thôn mới của Đảng ta ngày càng rõ và đến Đại hội X, XI,
XII thì hoàn chỉnh và thống nhất chỉ đạo trên phạm vi toàn quốc.
1.4. Mục tiêu và nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới
1.4.1. Mục tiêu của chính sách xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội
ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
- Khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân theo hướng bền
vững;

18



1.4.2. Nội dung của chính sách xây dựng nông thôn mới
Chính sách xây dựng nông thôn mới có nội dung rất rộng, thể hiện trong
Quyết định số 491/QĐ/TTg ngày 6/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia gồm 19 tiêu chí nông thôn mới: 1, Quy hoạch; 2, Giao
thông; 3, Thủy lợi; 4, Điện; 5, Trường học; 6, Cơ sở vật chất văn hóa; 7, Chợ; 8,
Bưu điện; 9, Nhà ở dân cư; 10, Thu nhập; 11, Tỷ lệ hộ nghèo; 12, Cơ cấu lao
động; 13, Hình thức tổ chức sản xuất; 14, Giáo dục; 15, Y tế; 16, Văn hóa; 17,
Môi trường; 18, Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh; 19, An ninh trật tự, xã hội
giữ vững.
Mười chín tiêu chí nông thôn mới được nhóm thành 11 nội dung cơ bản sau:
1.4.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới;
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp theo hướng
bền vững.
1.4.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội
- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao
thông trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn ( các trục đường
liên xã, liên thôn và xóm đều được rải nhựa và bê tông hóa) và đến 2020 có 70%
số xã đạt chuẩn.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn xã đến năm 2020 có 75% xã đạt chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về y tế, đến năm
2020 có 75% số xã đạt chuẩn;


19


- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ về giáo dục, đến năm 2020
có 75% xã đạt chuẩn;
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ, đến năm 2020 có 85% số
xã đạt chuẩn;
- Cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, đến năm 2020
có 77% số xã đạt chuẩn ( cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo
quy hoạch).
1.4.2.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công
nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động
nông thôn.
1.4.2.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho
62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao ( Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo;
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
1.4.2.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
ở nông thôn
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;


20


×