Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NHỮNG tác ĐỘNG của KHOA học CÔNG NGHỆ đén văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.41 KB, 6 trang )

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Toàn Thắng
1.Vấn đề phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định cùng với giáo dục đào tạo, khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”[1].
Khoa học và công nghệ có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là cơ sở để
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược con người, phát
triển văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm
động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế trí
thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”[2]. Như vậy, phát triển khoa
học - công nghệ phải là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá thắng lợi.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã
và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh
khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự
cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công
nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòi hỏi con người
phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Quá trình giáo dục phải được tiến


hành liên tục để người lao động có thể thích nghi được với những đổi mới của tiến
bộ khoa học - công nghệ. Vừa qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ được đẩy mạnh, quản lý khoa học - công nghệ có đổi mới, thị trường
khoa học - công nghệ được hình thành,đầu tư cho khoa học được nâng lên. Cùng
với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế xã hội,
là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH. Khoa học và công nghệ


là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh.
Phát triển khoa học công nghệ để tạo tiền đề cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát
huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Phát triển khoa học và công nghệ có tác dụng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ và
cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền
vững. “Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,
phát triển 2011)” nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức
mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát
triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Sự phát triển của
khoa học và công nghệ ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm thay đổi nền
sản xuất vật chất của xã hội”.
Trong thời đại chuyển dịch mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kiểu cũ dựa
vào bóc lột sức lao động và tàn phá môi trường tự nhiên là chính sang cuộc cách
mạng khoa học kiểu mới hướng tới nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường
sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, hàm lượng khoa học kết tinh
trong các sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Bất cứ quốc gia nào muốn làm được
điều đó thì đều cần phải phát triển khoa học và công nghệ.
Hiện nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng
hóa và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với
trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi công nghệ mới; Xu thế toàn cầu
hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các
quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo
hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Muốn thực
hiện được điều đó cần phải phát triển khoa học và công nghệ.
Hiện nay, khoa học và công nghệ đang có vai trò to lớn trong việc hình thành
nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin” , phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản



xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Vì vậy, đầu tư cho khoa học và công
nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết
kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đại hóa dân tộc. Cuộc chạy
đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về
khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ
sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Hiện nay khoa học và công nghệ giữ vai trò then
chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi
trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu qủa, tốc độ phát triển và sức cạnh
tranh của nền kinh tế
Khoa học và công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà
còn là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước không phải chỉ là quá trình đổi mới về khoa học công nghệ, hiện đại hóa, thị
trường hóa nền sản xuất xã hội mà còn là quá trình chuyển đổi về tâm lý, phong tục tập quán,
lối sống thích ứng với nhịp độ và tốc độ của xã hội công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển mạnh khoa học và công nghệ sẽ có tác dụng động lực đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh
năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển
nhanh, bền vững của đất nước, phát huy và sử dụng có hiệu qủa nguồn tri thức của
con người Việt Nam và tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát
triển kinh tế tri thức đến năm 2020.
2. Những tác động của khoa học công nghệ đối với sự phát triển văn hoá
2.1. Khoa học và công nghệ là một lĩnh vực trọng yếu của một nền văn hoá
Trong tiếng Việt, người ta thường có một cách kết hợp từ khá linh hoạt khi
diễn đạt khái niệm văn hoá. Đó là : văn hoá + .... = một lĩnh vực văn hoá. Chẳng
hạn như văn hoá giao thông, văn hoá học đường, văn hoá biển đảo, văn hoá công
sở, văn hoá ứng xử, văn hoá gia đình, văn hoá làng, văn hoá đô thị...Văn hoá khoa
học và công nghệ cũng không ngoại lệ với quan niệm trên. Có thể coi đây là những
mảnh ghép hình thành bức tranh tổng thể văn hoá nói chung.
Các phát minh sáng chế khoa học là kết quả hoạt động sáng tạo của con
người trong các mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, giữa con người

với xã hội. Đây là hoạt động “nhân hoá tự nhiên” bằng nhiều mức độ khác nhau của
con người. Hiện nay, cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh
mẽ với tốc độ chạy đua khủng khiếp trên phạm vi toàn cầu. hoá Công nghệ Gen,
công nghệ Nano đã phát huy tác dụng tích cực đối với cuộc sống con người, tạo ra


những bước nhảy vọt cho con người trong những can thiệp vào các quy trình sinh
hoá của tự nhiên, giúp con người có thể đạt được khát vọng hạnh phúc tốt hơn.
Trên cơ sở giao lưu và tiếp biến văn hoá khoa học công nghệ với thế giới, tại
Việt Nam, một nền khoa học công nghệ mới đang phát triển rất nhanh và được vận
thông chủ yếu bởi một thế hệ con người Việt Nam mới.
2.2. Khoa học và công nghệ đã và đang tăng cường khả năng truyền dẫn, lan
toả và khuyếch tán văn hoá trong quá trình phát triển
Cuộc cách mạng về khoa học công nghệ đang hàng ngày hàng giờ thay đổi
tư duy nhân loại. Các thành quả khoa học công nghệ đã làm cho loài người xích lại
gần nhau hơn để tiếp nhận những gì mới lạ đến từ ngoài lãnh thổ. Khoa học công
nghệ đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, dĩ nhiên là trên “đôi vai” của
khoa học công nghệ là các giá trị văn hoá ngoại sinh thường xuyên cùng đến với
các dân tộc trên thế giới. Với những thành tựu về công nghệ thông tin, phát thanh,
truyền hình, internet, văn hoá nhân loại được lan toả khắp hành tinh hết sức nhanh
chóng, ngoài sức tưởng tượng của con người.
3. Khoa học và công nghệ đang làm thay đổi căn bản đời sống văn hoá của
thế hệ trẻ hiện nay so với văn hoá truyền thống của dân tộc
Khi công nghệ tự động phát triển, Internet cùng với điện thoại di động và
truyền hình vô cùng phổ biến đã tạo ra đời sống văn hoá mới. Khái niệm không gian
và thời gian thay đổi. Trái đất như nhỏ bé hơn. Cảm thức thời gian giữa hai nửa bán
cầu đã đổi khác. Nghĩa là người ta thường xuyên gặp nhau hơn bằng kỹ thuật công
nghệ. Khái niệm “không gian” được mở thêm biên độ, nhất là khi người ta là cộng
đồng cư dân mạng cư trú trên những địa chỉ vô hình và “sống thật” trong một “thế
giới ảo”. Quan hệ xã hội chằng chéo phức tạp hơn thế kỷ trước. Người ta kết bạn vô

cùng vô tận trên xa lộ thông tin thế giới. Người ta cũng học được vô số tri thức trên
mạng thông tin toàn cầu. Các yếu tố văn hoá và các yếu tố phản văn hoá đan xen
dữ dội. Văn hoá cá nhân được đề cao trên các trang web riêng tư. Dường như có
một kiểu văn hoá nhiều tầng bậc đang hình thành. Hình như đó là kiểu văn hoá “bộc
lộ” không ngại ngần của hàng triệu cư dân mạng. Nghiên cứu tiếp cận các trạng thái
văn hoá của con người hiện nay có thể thuận lợi nhiều hơn so với thế kỷ trước.
Hoạt động sản xuất dây chuyền hàng loạt đã tạo ra quá nhiều sản phẩm và
tác động đến tâm lý xã hội. Đó là tâm lý tiêu dùng, tâm lý được phục vụ và “dịch vụ”
tất cả những nhu cầu cuộc sống. Người ta thay đổi lối sống, lẽ sống, nhịp sống theo
hướng nhanh dần, gấp gáp hơn. Thậm chí biến đêm thành ngày, biến ngày thành


đêm. Các đô thị sáng đèn suốt đêm. Người dân nông thôn thức khuya hơn và ít dậy
sớm, nhất là lớp trẻ. Khoa học công nghệ phát triển với tất cả các công cụ tiện ích
như: mua bán trên tivi, suốt ngày truy cập internet, đi lại bằng xe máy, ô tô định vị
vệ tinh, tàu hoả cao tốc, tàu thuỷ cánh ngầm, máy bay siêu thanh, chống nóng bằng
máy lạnh, lên nhà cao tầng bằng thang máy, lên núi bằng cáp treo, nhà cửa thông
minh điều khiển từ xa, nội trợ thì sử dụng máy xay, máy rửa bát, máy... máy.. và
máy đã khiến con người nảy sinh tâm lý dựa dẫm vào tất cả và ít vận động thân thể.
Dường như đời sống văn hoá sinh hoạt ở nước ta đã thay đổi quá nhiều so với thế
kỷ XX.
2.3. Khoa học và công nghệ tác động đến sự biến đổi văn hoá
Bước sang thế kỷ XXI, người ta đã chứng kiến cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ toàn cầu đang diễn ra như vũ bão. Khoa học và công nghệ đã rút ngắn
thời gian cho các quá trình sáng tạo, sản xuất, giúp con người làm việc nhanh chóng
hơn. Người kiến trúc sư giờ đây có thể không biết vẽ bằng bút chì khi sáng tạo bản
thiết kế như những năm 80 của thế kỷ trước, mà vẽ nhà bằng công nghệ 3D. Trẻ em
viết chữ xấu hơn trước và văn bản sẽ giống nhau đồng loạt khi gõ bàn máy vi tính.
Con người đã dựa vào máy tính điện tử để làm các thuật toán sơ cấp và có thể đã
không thuộc bảng cửu chương. Xét đến cùng, giá trị then chốt của văn hoá là trí tuệ,

hiểu biết phong phú của nhân loại. Khoa học công nghệ một mặt làm cho một nhóm
xã hội thông minh hơn, mặt khác lại có thể làm cho nhiều nhóm xã hội khác không
chịu tư duy nữa. Tất cả như có thể được “lập trình”, kể cả tình yêu và hạnh phúc gia
đình (!)
Khoa học và công nghệ với tính hai mặt của nó tác động một cách phức tạp
đến văn hoá: vừa thúc đẩy sáng tạo phát triển, lại vừa can thiệp thô bạo và cơ cấu
bên trong của văn hoá. Điều này sẽ được kiểm chứng trong một tương lai gần, khi
con người hoàn toàn lệ thuộc vào kỹ thuật, thì văn hoá và con người sẽ biến đổi dữ
dội (chủ nghĩa độc thân, hiện tương đồng tính, búp bê tình dục thủ dâm bệnh hoạn,
vấn đề ly hôn, ngoại tình, mại dâm, ma tuý, lừa gạt, gian lận thương mại, suy yếu
sức khoẻ, không biết và không muốn lao động...).
Tại sao khi kinh tế phát triển, khoa học công nghệ hiện đại, loài người lại
phải chịu nhiều thiên tai, nhân hoạ (chẳng hạn như biến đổi khí hậu toàn cầu, tội
phạm đủ loại gia tăng, đạo đức xã hội xuống cấp, hành vi xử của con người thiếu
nhân văn, vô cảm, vô thức tập thể) ?


Nếu con người chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, xa rời lao động cơ
bắp, không tập luyện (trong chờ vào thuốc và y tế hiện đại), thích lối sống hưởng
thụ, tiêu dùng thì cũng có nghĩa là văn hoá đang thay đổi từ quy luật sinh thành của
nó. Văn hoá là hoạt động thực tiễn của nhân loại. Văn hoá được sinh ra trong quá
trình hoạt động xã hội gắn với lao động của con người. Nếu hình thức lao động thay
đổi, con người sẽ thay đổi. Vấn đề là thay đổi như thế nào. Rõ ràng, ở một phương
diện nào đó, xã hội hiện đại với sự phát triển khoa học công nghệ đang làm thay đổi
dữ dội về văn hoá và con người.
2.4. Khoa học và công nghệ tác động đến sự hình thành và phát triển
của thị trường văn hoá phẩm
Với những đột biến của khoa học và công nghệ, thị trường văn hoá phẩm
được hình thành với sự đa dạng của các sản phẩm văn hoá đem đến cho con
người. Từ hoạt động tạo tác thủ công chuyển sang máy móc dây chuyền sản xuất,

công nghệ cao, chất liệu mới, các sản phẩm văn hoá thay đổi rất nhiều so với quá
khứ, tạo ra sự hưởng thụ văn hoá phong phú trong cộng đồng. Chỉ riêng về các sản
phẩm trò chơi cho trẻ em và các sản phẩm lưu niệm, trang trí, tranh ảnh, tượng, phù
điêu, vật phẩm trang trí nội thất... đã đem lại cho đời sống văn hoá nhiều cảm hứng
mới cho con người, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá xã hội.
2.5. Khoa học và công nghệ tạo ra bước nhảy vọt của ngành công
nghiệp văn hoá
Khoa học công nghệ phát triển đã đem sức mạnh đến cho ngành công
nghiệp điện ảnh những hình ảnh và âm thanh khác xa so với thế kỷ XX. Hiệu ứng
thị giác được công nghệ tiếp sức đã đạt những ấn tượng ảo giác phi thường cho
con người. Các lĩnh vực văn hoá vui chơi giải trí, văn hoá thông tin, phát thanh,
truyền hình, thông tin mạng toàn cầu... đang tác động mạnh mẽ đến con người và
cộng đồng xã hội, làm đổi thay văn hoá một cách toàn diện và đầy bất ngờ. Nhờ
khoa học và công nghệ mà thế giới tinh thần của con người trở nên phong phú hơn
bao giờ hết, làm nên sự đa dạng văn hoá vô cùng vô tận.
Tóm lại, khoa học và công nghệ hiện nay đã tác động nhiều chiều đến sự
phát triển văn hoá. Để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động
trái chiều của khoa học công nghệ, đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu sâu
sắc và cập nhật về từng lĩnh vực khoa học công nghệ và vận dụng phù hợp trong
phát triển văn hoá.



×