Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN PHI HƢNG

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ NAM HÕA, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011- 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN PHI HƢNG

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ NAM HÕA, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Lớp

: K43-KHMT-N02

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học

: 2011- 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S. Nguyễn Duy Hải

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh
viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình
đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ
hoàn thành về kiến thưc, lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác,
nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường em được phân
công thực tập tại UBND xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, với
đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu
chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi
Trường đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Em xin chân
thành cảm ơn Đảng Ủy, HĐND, UBND cùng toàn thể cán bộ xã Nam Hòa ,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo ThS. Nguyễn Duy Hải
đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc
dù bản thân em có nhiều cố gắng, song do kiễn thức và thời gian có hạn, bước
đầu làm quen với các phương pháp nghiên cứu nên khóa luận của em
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè động viên để đề tài của em
được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Phi Hƣng


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Kết quả cấp nước theo vùng tính đến 2005 .................................... 13
Bảng 2.2: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng .......... 14
Bảng 3.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phong thí nghiệm ......... 24
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Nam Hòa........................................ 28
Bảng 4.2; Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Nam Hòa .. 34
Bảng 4.3: Bảng thể hiện chất lượng nước sinh hoạt xã Nam Hòa theo ý kiến
của người dân .................................................................................... 35
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nguồn nước sinh hoạt tại 04 xóm của xã Nam Hòa..... 36
Bảng 4.5: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải ................................ 37
Bảng 4.6: Tỷ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh................................................. 38
Bảng 4.7: Tỷ lệ lượng rác thải của các hộ gia đình ........................................ 41


iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Nam Hòa ... 35
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải .. 37
Hình 4.3: Tỷ lệ % đánh giá hiện trạng môi trường không khí theo ý kiến
người dân........................................................................................... 39
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân ....... 45

Hình 4.5: Tỷ lệ đạt được các tiêu chí xây dựng NTM xã Nam Hòa ............... 50


iv
DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

VSMT

Vệ sinh môi trường

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNEF

Môi trường Liên Hợp Quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

QCCP

Quy chuẩn cho phép

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTM

Nông thôn mới




Quyết định

CP

Chính Phủ

TT

Thông tư



Nghị định

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

BXD

Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

BNN

Bộ Nông nghiệp



v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu của đề tài. ........................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài. ................................................................................ 2
1.2.2. Mục đích của đề tài. ................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài. .................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. ..................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 8
2.2.1. Thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên thế giới .... 8
2.2.2. Thực trạng môi trường, công tác quản lý môi trường taị Việt Nam ..... 10
2.2.3. Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. ..................................................................................... 14
2.2.4. Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ........................................... 18



vi
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ........................................................... 21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ............................................................................ 21
3.2.1. Thời gian tiến hành. .............................................................................. 21
3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 21
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và nhận thức về môi trường
của người dân tại xã Nam Hòa, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. ............................... 22
3.3.3. Đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường tới xã Nam Hòa,
Đồng Hỷ, Thái Nguyên. .................................................................................. 22
3.3.4. Đánh giá những khó khăn, tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện tiêu
chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, huyện Đồng
Hỷ, tình Thái Nguyên. ..................................................................................... 22
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường và thực
hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ................................................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp ........................................................... 22
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu. .................................................. 23
3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp ......................................................... 25
3.4.5. Phương pháp so sánh............................................................................. 25



vii
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nam Hòa ................................ 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 26
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 28
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội. ..................................................................... 30
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng và nhận thức của người dân về môi
trường nông thôn tại xã Nam Hòa, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. .......................... 34
4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ................................................... 34
4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí theo ý kiến người dân ....... 39
4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại vùng nghiên cứu ..................... 40
4.2.4. Hiện trạng rác thải tại vùng nghiên cứu ................................................ 41
4.2.5. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ........................ 42
4.2.6. Vệ sinh môi trường và sự quản lý của các cấp chính quyền trong vấn đề
vệ sinh môi trường .......................................................................................... 43
4.2.7. Nhận thức của người dân về môi trường. ............................................. 44
4.2.8. Môi trường và sức khỏe người dân. ...................................................... 45
4.3. Đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường đến xã Nam Hòa ..... 46
4.3.1. Tác động đối với sức khỏe .................................................................... 46
4.3.2. Tác động tới các vấn đề kinh tế - xã hội ............................................... 47
4.3.3. Tác động đối với hệ sinh thái ................................................................ 48
4.4. Đánh giá khó khăn, tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên. ................................................................................................... 49
4.4.1. Hiện trạng .............................................................................................. 49
4.4.2. Những tiềm năng, lợi thế....................................................................... 51
4.4.3. Những khó khăn, hạn chế...................................................................... 51



viii
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường và thực
hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 52
4.5.1. Biện pháp chung. ................................................................................... 53
4.5.2. Biện pháp cụ thể .................................................................................... 54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
5.2.1. Trong vấn đề cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường địa phương. . 58
5.2.2. Biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
......................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước đang phát triển mạnh trong khu vực cũng như trên
thế giới. Sự phát triển thể hiện về mọi mặt công nghiệp, nông nghiệp, y tế,
dịch vụ, văn hóa – xã hội… và đang dần dần khẳng định là một nước Xã Hội
Chủ Nghĩa giàu mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó cũng phát sinh
không ít vẫn đề đặc biệt là vẫn đề ô nhiễm môi trường như là: Ô nhiễm nước,
ô nhiễm không khí, thoái hóa đất, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí
hậu…
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của
của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, Đồng Hỷ - Huyện miền núi phía Đông Bắc

của tỉnh Thái Nguyên cũng có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển đó là dấu hiệu của ô nhiễm môi trường. Xã Nam Hòa là
một ví dụ điển hình. Vậy phải làm sao để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế
xã hội và bền vững về môi trường? Trong những năm qua, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên nói chung và xã Nam Hòa nói riêng đã tiến hành thực hiện
chương trình “Nông thôn mới” với 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia [1]
nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nông thôn tại địa phương. Tuy nhiên
trong việc thực hiện bộ tiêu chí còn có nhiều vướng mắc. Đặc biệt là tiêu chí
17 là tiêu chí môi trường còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thực hiện.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và
dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Th.S Nguyễn Duy Hải, em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trƣờng và đề xuất biện pháp thực
hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.


2
1.2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ
môi trường tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên để từ đó làm cơ
sở khoa học và thực tiễn để hướng dẫn cộng đồng dân cư có ý thức, thói quen
bảo vệ môi trường và xây dựng các bước thực hiện tiêu chí môi trường trong
việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong
công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân và hoàn thành thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới.
1.2.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại địa phương nhằm tìm ra

những thuận lợi và khó khăn
- Đề xuất các giải pháp trong công tác thực hiện tiêu chí môi trường xây
dựng NTM tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là:
+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn đạt 85%
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
+ Không có các hoạt động làm suy thoái môi trường
+ Chất thải, nước thải được thu gom. Xử lý theo đúng quy định
+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập tài liệu một cách trung thực, chính xác, khách quan.
- Đưa ra những giải pháp và những ý kiến phù hợp, khách quan và có tính
khả thi.
- Phải có thái độ nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để học hỏi, nghiên
cứu, biết tận dụng sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập.


3
- Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt mọi
công việc một cách chính xác, kịp thời.
- Chủ động thu thập và chuẩn bị tài liệu để viết báo cáo sau đợt thực tập.
- Giữ mối quan hệ tốt với cán bộ, nhân viên trong đơn vị thực tập.
- Tham gia đầy đủ tích cực mọi hoạt động phong trào của đơn vị thực tập.
- Hoàn thành chuyên đề thực tập đúng thời gian quy định.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức,kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Tạo cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế, cách thức tiếp cận và thực
hiện một đề tài.
- Là nguồn tài liệu trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Nâng cao nhận thức của bản thân về môi trường
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng môi trường tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Nam Hòa, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về môi trường
* Môi trường là gì?
Theo chương I, điều 3, mục 1 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam
năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”.[6]
 Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo chương I, điều 3, mục 8 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam
năm 2014: “ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”.[6]
- Ô nhiễm môi trường không khí.
Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất
dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật,
gây hại đến sức khỏe con người và môi – bằng giữa các quá trình. Những hoạt
động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi
trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí.

(Hoàng Văn Hùng, giáo trình ô nhiễm môi trường – Trường Đại học Nông
Lâm – Đại học Thái Nguyên)[3]
- Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lý – hóa học – sinh học của nước. (Hoàng Văn Hùng, giáo trình ô nhiễm
môi trường – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên)[3]


5

- Ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động nông nghiệp và những
phương thức canh tác khác nhau, do thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc
và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô
nhiễm không khí lắng xuống.
- Ô nhiễm tiếng ồn:
Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất
lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao gồm:
đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. (Hoàng Văn Hùng,
giáo trình ô nhiễm môi trường – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái
Nguyên)[3]
 Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: mất nơi
cư trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: sự biến động của tự
nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá khả
năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế, sự gia
tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng.
 Tiêu chuẩn môi trường

Theo chương I, điều 3, khoản 6 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm
2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ
chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”[6]
* Các khái niệm chất rắn.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).


6

Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt, cá nhận, hộ
gia đình nơi công cộng.
b. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
1. Khái niệm nông thôn
Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
2. Khái niệm nông thôn mới
- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người
dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
3. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của

mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
c. Khái niệm về phát triển bền vững
Theo chương I, điều 3, khoản 4 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm
2014 thì: “ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường.”[6]


7
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ Ngày 14/02/2015 về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
26/12/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính Phủ về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính Phủ quy
định việc thi hành luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 11 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Nghị định 59/2007 NĐ – CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn.
- Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định số 366/ QĐ – TTg ngày 31 tháng 03 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chuong trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2010 – 2015.
- Chỉ thị số 36/2008/CT – BNN ngày 20/ 02/ 2008 của Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn về việc tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường trong
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Căn cứ vào các hệ thống TCVN như:


8

+ QCVN 02: 2009/ BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt.
+ QCVN 09: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
+ QCVN 14: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
+ QCVN 15: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng
hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
- Căn cứ các văn bản pháp lý của tỉnh Thái Nguyên:
+ Quyết định số 1282 /QĐ-UBND ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
+ Đề án số 56/ĐA- UBND ngày 15/12/2010 của UBND huyện Đồng Hỷ
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 2011-2015;
+ Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 30/3/2012 của Huyện ủy Đồng Hỷ về
xây dựng nông thôn mới huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2012-2015, định hướng đến
năm 2020.

+ Nghị quyết số 29 /2012/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2012 của
HĐND xã Nam Hòa về việc thông qua đồ án qui hoạch chung xây dựng nông
thôn mới xã Nam Hòa giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên thế giới
Khí hậu Toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng
Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã
nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 - 4,50C so với nhiệt độ
ở thế kỷ XX. Trái Đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và
sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất
nông nghiệp.


9
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, động
đất, phun trào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự
sống của loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà
còn gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng khác.
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công
nghiệp dẫn đến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển.
- Khai thác triệt để làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên rừng và đất rừng, nước là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà
khí hậu.
Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển
gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ
thuộc vào vĩ độ. Việc giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra
khoảng 30 - 50% lượng NOx ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi

(VOC) tạo ra Ôzôn mặt đất. Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự
nhiên thì môi trường bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khoẻ con người.
Các chất làm cạn kiệt tầng Ôzôn (ODS - Ozon Depletion Substances) bao gồm:
Cloruafluorocacbon (CFC); mêtan (CH4); các khí nitơ ôxit (NO2, NO, NOx) có
khả năng hoá hợp với O3 và biến đổi nó thành ôxy.
Tài nguyên bị suy thoái.
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá
mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc.
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng.
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất
thải vào đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng
rộng, đặc biệt là các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tác động tương tác với


10
nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất
thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành các
điểm nóng về môi trường.
Sự gia tăng dân số.
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927
tăng lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ; năm 1974: 4 tỷ; năm 1987: 5 tỷ và năm
1999 là 6 tỷ người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi. Mỗi
năm dân số Thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Đến năm 2015, dân số
Thế giới sẽ ở mức từ 6,9 - 7,4 tỷ người và đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và
năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người.
2.2.2. Thực trạng môi trường, công tác quản lý môi trường taị Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình chung
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện
nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực

tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế
hệ hiện tại và tương lai.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, tình trạng tách rời
công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến
ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra
phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ
yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động
làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại
chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa
đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó
làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.


11
Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công
nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường.
Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả
về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng
nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng
trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra
trong quá trình sản xuất khá cao. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề
rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do
sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt
bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít
được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề
còn kém. Bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan
chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ
làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ

những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các
ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn...
Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát
nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải
sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường
mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến
bãi chôn lấp.
2.2.2.2. Thực trạng về môi trường nông thôn hiện nay ở nước ta.
Cùng với quá trình đô thị hóa tăng nhanh, vấn đề môi trường tại các
vùng nông thôn cũng đang dần trở nên bức xúc. Có thể kể đến do chất thải rắn


12

từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450
làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và nhiều nhất là khu vực đồng bằng sông
Hồng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tây, Thái Bình và Bắc Ninh… Trong
đó phần lớn không được quy hoạch riêng mà nằm xen kẽ giữa các khu dân cư
các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ
lạc hậu chiếm phần lớn. Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường
nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và
sức khỏe của cộng đồng.
Rác thải ở nông thôn hiện nay cũng đang là một vấn đề. Nếu như ở các
đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì tại nông thôn, lượng
rác thải ra của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày. Như vậy,
với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày
sẽ có khoảng 30-35 nghìn tấn rác thải cần được xử lý, thu gom. Tuy vậy, do ý
thức của người dân còn kém, cho nên lượng rác thu gom mới chỉ đạt 50%,

hiện nay chủ yếu người dân tự xử lý rác bằng cách đào hố chôn, đốt, hoặc thải
bừa bãi ra các sông, ao, hồ.
Hiện nay ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn đang ở mức báo
động. Do việc xử lý chất thải, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật… làm cho môi
trường nước, không khí, môi trường đất bị ô nhiễm. đây chính là nguyên
nhân dẫn đến người dân các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với
dịch bệnh.
Theo Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ ( 2004) [5] nước ta là một nước
nông nghiệp, 74% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và miền núi với
khoảng 20% số hộ ở mức đói nghèo.
* Vấn đề nước sạch và VSMT:
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các
vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và
VSMT nông thôn.


13

Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa,
nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch
được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn nhất là khu vực
miền núi còn rất thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số
liệu sau:
Bảng 2.1 Kết quả cấp nƣớc theo vùng tính đến 2005
Vùng

Số dân đƣợc cấp nƣớc

Tỷ lệ %


( ngƣời )
Miền núi phía bắc

5.559.506

56

Đồng bằng sông Hồng

9.742.835

66

Bắc Trung Bộ

5.707.670

61

Duyên hải miền Trung

3.923.530

57

Tây Nguyên

1.593.730

52


Đông Nam Bộ

3.259.129

68

Đồng bằng sông Cửu Long

10.126.332

66

Toàn quốc

39.912.732

62

(Nguồn: báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và VSMT nông thôn giai đoạn 1999 – 2005)
Mặc dù đã có 62% dân số nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sinh
hoạt hợp vệ sinh, tuy nhiên chỉ có khoảng 20 – 30% được tiếp cận với nguồn
nước sạch ( tính theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế). Và đến nay vẫn còn 38% dân
số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng phần
lớn trong số này lại tập trung ở những khu vực, những địa bàn khó khăn nhất
về nguồn nước và kinh tế. Cụ thể là:


14

Bảng 2.2 Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng
STT

Vùng

Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn
đƣợc cấp nƣớc sạch (%)

1

Vùng núi phía Bắc

15

2

Trung du Bắc bộ và Tây Nguyên

18

3

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

36

4

Đông Nam Bộ


21

5

Đồng bằng sông Hồng

33

6

Đồng bằng sông Cửu Long

39

(Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), chuyên đề nông thôn Việt
Nam, trường ĐH Khoa học tự nhiên, Hà Nội)
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn
Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử
dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số
được cấp nước sạch.
2.2.3. Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3.1. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên
a. Hiện trạng môi trường nước
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu sản xuất công nghiệp, khu
dân cư và đô thị ngày càng gia tăng. Mỗi năm, các cơ sở sản xuất công nghiệp
của tỉnh thải ra khoảng 19 triệu m3/năm và được dự báo gia tăng 22% mỗi
năm, nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 90.000m3/ngày. 100% nước thải
sinh hoạt đang thải trực tiếp ra sông Cầu và các thủy vực tiếp cận.

Chất lượng nước đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua TP. Thái Nguyên
đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều


15

không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (TCVN 5942 -1995). Nhiều
nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt,
khi nước ở thượng nguồn ít.
Nhiều sông suối tiếp nhận nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản,
sinh hoạt đã bị nhiễm hợp chất hữu cơ và kim loại nặng trước khi hợp lưu với
sông Cầu, sông Công, kéo theo chất lượng môi trường nước của hai dòng
sông này sau các điểm hợp lưu và đoạn chảy qua TP.Thái Nguyên, thị xã
Sông Công bị ô nhiễm, không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chỉ
dùng cho tưới tiêu thủy lợi và các mục đích giao thông thủy.
b. Hiện trạng môi trường đất
Ô nhiễm đất bắt nguồn từ xói mòn tự nhiên, nước thải, chất phế thải,
sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp. Theo kết quả quan trắc mới
nhất cho thấy hiện trạng môi trường đất của Thái Nguyên đang bị ô nhiễm
nặng. Nguyên nhân chính là do khai thác khoáng sản.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú nhất nước. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc
hậu, đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai
khoáng đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp
ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.
Thái Nguyên hiện có 66 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với
tổng số mỏ được cấp phép khai thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác
than, 14 điểm khai thác quặng sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm
khai thác đá vôi, 3 điểm khai thác quặng titan…Trong quá trình khai thác, các

đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện
tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m 3
đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ
than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)…


×