Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phát triển cộng đồng đối với người nghèo từ thực tiễn huyện đức huệ, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 101 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CÙ NGỌC BÌNH

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐỨC HUỆ, TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HỮU MINH

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
các quý thầy cô đang giảng dạy và công tác tại Học viện Khoa học xã hội Việt
Nam (GASS) và các quý thầy cô Học viện xã hội Châu Á (ASIA) đã giảng
dạy cho chúng tôi trong suốt chương trình học ngành cao học CTXH của Học
viện Khoa học xã hội. Những kiến thức nhận được từ sự truyền đạt của quý
thầy cô qua nhiều môn học là nền tảng triết lý cho tôi học tập và thực hiện
nghiên cứu luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các nhà lãnh đạo,
quản lý, phòng ban và đội ngũ Cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ở xã,
thị trấn, huyện Đức Huệ đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin và hỗ trợ


tôi trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Hữu Minh đã
tận tình hướng dẫn và có nhiều góp ý rất hữu ích giúp tôi hoàn thành và
nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài
“Phát triển Cộng đồng đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Đức Huệ, tỉnh
Long An” là do tôi viết và chưa công bố. Trong quá trình viết luận văn này,
tôi đã thừa kế những nguồn tư liệu của các tác giả đi trước và có trích dẫn đầy
đủ trong luận văn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI
VỚI NGƯỜI NGHÈO ................................................................................................... 11
1.1. Khái niệm Phát triển cộng đồng ................................................................ 11
1.2. Một số vấn đề về phát triển cộng đồng ...................................................... 15
1.3. Các phương pháp trong phát triển cộng đồng............................................ 19
1.4. Phát triển cộng đồng trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam hiện nay và
vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng tại huyện Đức Huệ........................ 29
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI NGHÈO ............................................................................................................ 34
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu..................................... 34
2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo trong phát
triển cộng đồng.................................................................................................. 37
2.3. Thực trạng vận dụng phương pháp trong phát triển cộng đồng.................... 47
2.4. Một số thực trạng nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thông qua

phát triển cộng đồng.......................................................................................... 54
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHÁT TRIỂN CỘNG
ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐỨC HUỆ,
TỈNH LONG AN ............................................................................................................ 66
3.1. Định hướng chiến lược quốc gia ................................................................ 66
3.2. Giải pháp nâng cao phát triển cộng đồng .................................................. 70
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 77
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABCD

Asset Based Community Development
(Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực)

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BTXH

Bảo trợ xã hội



Cộng đồng

CTV

Cộng tác viên

CTXH

Công tác xã hội

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

KH-XH

Khoa học - Xã hội

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LĐTBXH


Lao động - Thương binh và Xã hội

LKH

Lập kế hoạch

MTQGGN

Mục tiêu quốc gia giảm nghèo

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

PRA

Participatory Rural Appraisal
(Đánh giá nhanh có sự tham gia)

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy Ban nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mô hình nuôi bò vỗ béo qua khảo sát trên địa bàn huyện ....... 36
Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện trong năm 2014-2015 .. 37
Bảng 2.3. Thực trạng“tâm lý muốn nghèo” và không mong muốn các
chính sách giảm nghèo theo đánh giá phương pháp PRA (khảo sát 85
người) ........................................................................................................ 38
Hình 2.1. Nguyên nhân, khái niệm dẫn đến nghèo ................................... 42
Hình 2.2. Quy trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo của NHCSXH...... 44
Bảng 2.4. Đổi mới công tác kế hoạch hóa cấp xã .................................... 49
Bảng 2.5. Các xã tham gia theo phương pháp ABCD .............................. 51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới
đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân trên khắp các
quốc gia đã được nâng lên rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó nghèo đói vẫn còn tồn tại
thậm chí quy mô, mức độ ngày càng lớn, phạm vi càng mở rộng kể cả những
quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu mà
xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, tình trạng đói nghèo hiện
nay vẫn đang diễn ra khá cao ở các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt ở các
tỉnh thành có tỷ lệ nghèo cao và vẫn còn tình trạng nghèo dai dẳng nhất là ở
các dân tộc thiểu số và các nhóm người dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ.
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào
năm 2004 chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng 41 trên 95 nước. Cho đến năm
2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ

nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số.
Nghèo đói ở các quốc gia đang là vấn đề có tính toàn cầu. Nó hiện tồn
tại phổ biến ở các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và châu
Mỹ La Tinh. Việc giải quyết nghèo đói ở các quốc gia còn là quá trình lâu dài
và khó khăn ở ngay chính các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất, chẳng
hạn Mỹ và Canada. Do tác động mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên và dân
cư mới, nghèo đói ở các dân tộc đã và đang là thách thức lớn đối với CĐ các
nước thế giới thứ ba và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và các
nước Đông Nam Á láng giềng.
Huyện Đức Huệ, có diện tích tự nhiên 43.162,9 ha, bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, đông giáp huyện Đức Hoà theo ranh giới sông Vàm Cỏ Đông, nam giáp

1


huyện Thủ Thừa, tây giáp tỉnh SvâyRiêng (Campuchia). Đường biên giới Việt
Nam - Campuchia thuộc phần đất Đức Huệ dài gần 30 km. Tính đến tháng 12
năm 2014 dân số Đức Huệ khoảng 60.197 người. Là huyện khó khăn và
nghèo nhất của tỉnh Long An, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoàn thiện nên
khả năng giao lưu đường bộ còn hạn chế. Vùng đất bị nhiễm phèn, phân bố
không đều đang xen giữa giồng, bưng, trũng nên sẽ gây khó khăn cho phát
triển nông nghiệp theo vùng. Đặc biệt huyện là vùng có nguồn nước ngầm rất
thấp và có độ khoáng cao. Do đó, khi phát triển cần tận dụng nguồn nước mặt
từ Hồ dầu tiếng. Trong huyện có 16.739 hộ/60.197 nhân khẩu, cuộc sống của
người nhân sống chủ yếu bằng nghề làm thuê và công việc không ổn định, hộ
nghèo chiếm 1.985 hộ/6.347 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 11,86%, hộ cận nghèo
chiếm 1.467hộ/5.460 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 8,76%. Mặc dù địa phương đã
có những chính sách và các giải pháp nhưng kết quả giảm nghèo vẫn còn thấp
trong CĐ có những nét văn hóa phong tục tập quán có lối sống khác nhau,
nên công tác thoát nghèo ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về giảm nghèo, nhưng
PTCĐ, dựa vào nội lực CĐ của người dân là chủ đạo để phát huy tối đa sức
mạnh, nội lực sẵn có, đảm bảo sự phát triển bền vững cho CĐ là lý do chọn
đề tài “Phát triển cộng đồng đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Đức
Huệ, tỉnh Long An” để nghiên cứu và tìm hiểu các khía cạnh từ nghèo đa
chiều, tìm hiểu về các giá trị văn hóa –xã hội của CĐ, cũng như tìm hiểu sự
ảnh hưởng của một số yếu tố PTCĐ đến việc thoát nghèo của huyện Đức Huệ
như thế nào?
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, cũng như những báo cáo, những dự
án về vấn đề nghèo khổ. Chẳng hạn như: Báo cáo Phát Triển Việt Nam
(VDR) (2012); Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Lê Xuân Bá

2


(cùng tập thể tác giả) (2001); Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xóa đói, giảm nghèo
ở nông thôn nước ta hiện nay (1997). Cuốn sách đã đánh giá khá đầy đủ về
thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông
thôn nước ta đến năm 2000; Việt Nam đánh giá về sự nghèo đói và chiến lược
(Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, vụ khu vực 1,
tháng 1-1995). Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam,
Bùi Minh Đạo (2003); Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu
phân tích vấn đề xóa đói giảm nghèo ở các địa bàn, phạm vi và dưới nhiều
góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Anh
Dũng (2013), PTCĐ dựa vào nguồn lực và tài sản CĐ, đã nổi bật phương
pháp ABCD được xem như là một trong những phương pháp tiếp cận nhằm
tìm kiếm, khám phá và làm rõ những mặt mạnh trong CĐ. Nó như là một
phương tiện cho sự phát triển bền vững, phương pháp này là nhắm vào năng

lực, có khả năng hay chắc chắn làm tăng năng lực cho CĐ và thúc đẩy người
dân tạo ra sự thay đổi đầy ý nghĩa từ bên trong CĐ, thay vì nhắm vào nhu cầu
của CĐ những mặt thiếu sót, khiếm khuyết và các vấn đề khác, cách tiếp cận
ABCD giúp CĐ trở nên mạnh mẽ hơn và tự lực tự cường hơn qua việc khám
phá, liệt kê, nhận dạng và huy động tất cả nguồn lực tại chỗ của CĐ. Phương
pháp ABCD tăng năng lực của cá nhân về mối quan hệ và mối quan hệ xã hội
mà nó truyền lửa cho các hội đoàn thể địa phương nhận thức về vai trò khả
năng của CĐ trong việc lèo lái tiến trình phát triển huy động những nguồn lực
hiện có nhưng không được nhận ra và không được tận dụng, vì thế không đáp
ứng và tạo cơ hội cho người dân điạ phương.
Bên cạnh đó tác giả Hồ Thanh Mỹ Phương (2006),Câu chuyện về huy
động nội lực để phát triển CĐ, cũng đã đề cập tới thực trạng về PTCĐ đang
diễn ra như thế nào. Bằng việc kết hợp sử dụng lồng ghép giữa phương pháp

3


nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp bảng hỏi, phương pháp
phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, tác giả đã tìm hiểu và phân tích về thực
trạng đói nghèo: về thu nhập, mức chi tiêu của hộ gia đình và về điều kiện
sinh hoạt của hộ gia đình.
Cùng với những nghiên cứu trên, còn có những tổ chức các hội thảo
báo cáo về vấn đề như “Nghiên cứu tiếp cận và thử nghiệm phương pháp đo
lường nghèo đa chiều tại thành phố Hồ Chí Minh” về thu thập thông tin về
nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh - kinh nghiệm và tương lai của tác
giả Nguyễn Bùi Linh, Phạm Minh Thu, Richard Colin Marshall và “ Nghiên
cứu tiếp cận giảm nghèo đa chiều và các lựa chọn chính sách của thành phố
Hồ Chí Minh, Nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh phát hiện từ các
cuộc điều tra cho đề xuất chính sách và hỗ trợ trong tương lai” của tác giả Lê
Thanh Sang, Nguyễn Tiên Phong, Nguyễn Bùi Linh, Richard Colin Marshall,

Mihika Chatterjee. Bằng việc sử dụng phương pháp Alkire và Foster -(AF)
xác định người nghèo bằng cách xem xét nhiều khía cạnh họ đang gặp vấn đề
và kết hợp lại từ tất cả người nghèo trong xã hội để đạt được một số so sánh
tóm tắt có thể so sánh giữa các vùng và thời gian xây dựng để phân tích
những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình đói nghèo của các hộ ngư dân khu vực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân ảnh hưởng tới đói nghèo ở
khu vực này bao gồm việc làm, đất đai, vốn và vấn đề giới tính trong đó quan
trọng nhất là tình trạng việc làm.
Đó là những nghiên cứu về hiện trạng và các nguyên nhân dẫn tới vấn
đề đói nghèo ở Việt Nam cũng như các tỉnh. Việc chuyển đổi tiếp cận đo
lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của
chính sách hỗ trợ, giúp cho cơ quan quản lý nhìn nhận rõ hơn các khu vực có
mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách vĩ mô, chính sách
ngành để từng bước giảm dần mức độ thiếu hụt giũa các vùng, nhóm dân cư.

4


Một số nghiên cứu khác như “Nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của
các đối tác Quốc tế ở Việt Nam”; “Mô hình giảm nghèo tại một số CĐ dân tộc
thiểu số điển hình ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ
An và Đăk Nông”, v.v. cũng đã góp phần nêu lên được những thực trạng
nghèo của một số dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam, đưa ra các mô hình
cụ thể để giảm nghèo. Nguồn lực cấp cho các chương trình dự án thấp hơn
nhiều so với phê duyệt, nguồn lực chồng chéo khó lồng ghép, ở cấp vĩ mô,
nguyên nhân chính khó lồng ghép nguồn lực giảm nghèo là do ở cấp Trung
ương ban hành quá nhiều chính sách theo ngành dọc. Giải pháp đơn giản thiết
kế chính sách hỗ trợ “gộp theo địa bàn” thay vì các chính sách hỗ trợ riêng lẻ
theo ngành dọc. Còn ở cấp vi mô đổi mới phát triển KT-XH cấp xã theo
phương pháp có sự tham gia làm nền tảng chung cho việc lồng ghép can thiệp

cụ thể từ các nguồn vốn chưa có quy định thể chế hóa, nguồn lực chủ yếu tập
trung vào xây dựng cơ bản mà ít chú trọng đến hợp phần sản xuất. Công tác
giám sát đánh giá sử dụng nguồn lực vẫn còn nhiều hạn chế, tất cả các yếu tố
trên dẫn đến công tác giảm nghèo chưa đạt hiệu quả như mong muốn, người
dân được hưởng nhiều chương trình hỗ trợ giảm nghèo, thoát nghèo nhưng
thực tế không cải thiện
Như vậy thông qua những công trình nghiên cứu đánh giá về vấn đề
xóa đói giảm nghèo ở nước ta thấy được những thành tựu trong công cuộc
xóa đói giảm nghèo mà Đảng và nhà nước đã đạt được trong suốt thời gian
qua. Đời sống của người dân nhất là nguời nghèo, người dân tộc thiểu số đã
được cải thiện theo hướng tốt lên, song vẫn còn tồn tại những bất hợp lý từ
những chính sách đang hỗ trợ, những bất cập, rào cản khiến người nghèo khó
vươn lên. Qua các nghiên cứu đã khái quát về hiện trạng nghèo của nước ta và
những cơ hội thách thức trong thời gian tới là nền tảng và tiền đề cho tác giả

5


trong việc nghiên cứu về “Phát triển cộng đồng đối với người nghèo từ thực
tiễn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” đạt được tốt hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nghèo, nguyên nhân cản trở, nắm
rõ được thực trạng nghèo của huyện. Những điểm nổi bật trong việc áp dụng
phương pháp PTCĐ trong hỗ trợ đối với người nghèo. Đánh giá tác động của
việc vận dụng phương pháp PTCĐ đối với người nghèo, cũng như chính
quyền địa phương, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, giúp CĐ
giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giảm nghèo phù hợp với
địa phương nhằm hướng đến giải quyết thoát nghèo một cách bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến PTCĐ dựa vào nội lực CĐ.
- Xác định phương pháp PTCĐ sử dụng trong nghiên cứu.
- Thu thập thông tin liên quan đến địa bàn nghiên cứu, thực trạng nghèo
của huyện
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng vai trò của cộng tác viên cũng như
việc áp dụng PTCĐ trong hỗ trợ giảm nghèo của huyện Đức Huệ.
- Đưa ra một vài giải pháp góp phần thoát nghèo ở địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp PTCĐ trong hỗ trợ người nghèo dựa vào nội
lực CĐ, chính quyền hoặc sự hỗ trợ những tổ chức nước ngoài CĐ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu từ năm 2013- 2015.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu ở phạm vi trên các hộ
nghèo các xã của huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

6


Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về giảm nghèo và PTCĐ có rất nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức đề tài chỉ tập
trung đi sâu vào nghiên cứu một số nội dung lý luận về phương pháp PTCĐ
và giải pháp vận dụng phương pháp PTCĐ liên quan đến những vấn đề thoát
nghèo bền vững tại cộng đồng huyện.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghèo đói là vấn đề xã hội đa dạng và phức tạp liên quan đến nhiều
yếu tố, thành phần xã hội, điều kiện kinh tế-văn hóa- xã hội và bối cảnh lịch
sử khác nhau. Việt Nam là một trong những trường hợp đặc biệt của sự
chuyển hóa xã hội phức tạp bởi sự tác động giữa các chính sách tăng trưởng

và chính sách xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này có hiệu
quả, tác giả đã vận dụng một số quan điểm của triết học làm cơ sở phương
pháp luận khoa học cho đề tài nghiên cứu đó là phương pháp duy vật biện
chứng. Phương pháp duy vật biện chứng được coi là một sự vật hay một hiện
tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ các sự
vật hiện tượng khác.
Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu vấn đề thoát nghèo phải đặt
chúng trong những bối cảnh lịch sử cụ thể và trên những địa bàn, vùng lãnh
thổ cụ thể, nghèo chỉ được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ khi chúng đặt
trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể với những địa phương nhất định. Đối với
Việt Nam những chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo đặt trong bối
cảnh đất nước đang quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thách thức đặt
ra. Trong khuôn khổ nghiên cứu tiếp cận đánh giá về vận dụng phương pháp
PTCĐ cần đứng trên một góc độ thực hiện để thấy được đặc điểm cũng như
vai trò của PTCĐ

7


5.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu liên quan đến như các báo cáo xóa
đói giảm nghèo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An, báo
cáo tình hình phát triển kinh tế -xã hội của huyện Đức Huệ qua các năm, báo
cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực giải
quyết việc làm, giảm nghèo, dạy nghề của huyện, các văn bản pháp lý. Đọc và
tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH và Phát triển cộng
đồng, Hành vi con người và môi trường xã hội, tài liệu từ các nguồn sách báo,
điện tử, công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu.v.v.

 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp nghiên cứu
chính của đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên các khái
niệm đã được thao tác hóa. Bảng hỏi là công cụ thu thập thông tin chủ yếu
trong cuộc điều tra này, bao gồm những câu hỏi được xây dựng xoay quanh
vấn đề như: thực hiện CTXH, PTCĐ trong hoạt động giảm nghèo. Thông qua
việc thu thập và phân tích các thông tin định lượng giúp đo lường một cách hệ
thống các vấn đề mà cuộc nghiên cứu đặt ra phù hợp với nội dung nghiên cứu.
 Phương pháp phỏng vấn sâu: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp
thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu một số đối tượng với một số
nội dung mà bảng hỏi không đáp ứng được trong nghiên cứu. Phỏng vấn sâu
cũng nhằm thu thập thông tin nhiều chiều hoặc trái chiều để làm rõ những vấn
đề nghiên cứu.
- Trong phạm vi đề tài này, dự kiến sẽ phỏng vấn sâu một số người
nghèo có khả năng trả lời các vấn đề liên quan đến nội dung PTCĐ, để đánh
giá mức độ tác động của công tác này, cán bộ cấp xã để đánh giá nhận thức về
PTCĐ và CTXH ở cơ sở, cán bộ cấp huyện để đánh giá công tác PTCĐ đối

8


với người nghèo và cán bộ cấp huyện trực tiếp quản lý điều hành chương
trình giảm nghèo của huyện.
- Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên
cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn thực tế để
thu thập các thông tin từ cộng đồng nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
 Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu và đánh giá vận dụng phương pháp PTCĐ đối với
người nghèo tại huyện Đức Huệ, đồng thời bổ sung và làm phong phú thêm

kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ thêm một số luận điểm của lý
thuyết PTCĐ và lý thuyết CTXH được áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu về
xóa đói giảm nghèo hiện nay ở một CĐ nói chung và áp dụng phương pháp
PTCĐ nói riêng trong các hoạt động hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quôc gia
giảm nghèo bền vững từ thực tiễn đó có thể bổ sung cho lý luận ngày càng
hoàn thiện hơn với mong muốn đóng góp thêm vào chuyên ngành CTXH.
 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà chuyên môn xây
dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chương trình hoạt động có hiệu quả
trong xóa đói giảm nghèo và nhận thấy cách tiếp cận phương pháp PTCĐ là
cần thiết và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, đưa ra những giải pháp,
chính sách điều chỉnh phù hợp, nhằm giúp người nghèo thoát nghèo. Mặt
khác, hy vọng đề tài sẽ trở thành một tài liệu tham khảo giúp ích được trong
việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành CTXH cũng như phục
vụ phần nào cho công tác giảng dạy và học tập liên quan đền phương pháp
PTCĐ và các môn chuyên ngành CTXH.

9


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận phát triển cộng đồng đối với người
nghèo
Chương 2. Thực trạng phát triển cộng đồng đối với người nghèo
Chương 3. Định hướng giải pháp nâng cao phát triển cộng đồng đối với
người nghèo từ thực tiễn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

10



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO
1.1. Khái niệm Phát triển cộng đồng
1.1.1. Một số khái niệm
Phát triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức
dân trong các CĐ làm tăng quyền lực cho CĐ, là sự thúc đẩy cho quyền lực
thật sự của nhân dân thông qua hoạt động PTCĐ, người dân từ những đối
tượng thụ động của sự phát triển có thể tự chuyển hóa thành những người tự
chăm sóc cho sự phát triển của chính họ. PTCĐ là những tiến trình, qua đó sự
nỗ lực của dân chúng trong CĐ kết hợp với nỗ lực của chính quyền nhằm cải
thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của CĐ và giúp đỡ CĐ ngày hội
nhập góp phần vào sự phát triển của quốc gia.
Theo Ths. Nguyễn Thị Oanh (1995) “PTCĐ là một tiến trình làm
chuyển biến CĐ nghèo thiếu tự tin thành CĐ tự lực thông qua việc giáo dục
gây nhận thức về tinh hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và
tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động chung tự giúp, bồi dưỡng và củng cố
tổ chức để tiến tới tự lực và phát triển” [3, tr.87]. Tác giả nghiên cứu xoáy sâu
vào sự PTCĐ thông qua các chuỗi hoạt động tác động tích cực lên CĐ dân cư,
khiến cho CĐ nhận thức về vấn đề của mình, phát huy khả năng tiến tới tự
lực, tự vận động theo chiều hướng đi lên về nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân trong CĐ.
 Khái niệm công tác xã hội đối với người nghèo
Hiện nay có một số khái niệm đề cập đến Công tác xã hội với người
nghèo như sau:
Công tác xã hội với người nghèo là quá trình tổ chức tổ chức, hoạt
động của nhân viên công tác xã hội đối với người nghèo và cộng đồng của họ


11


bằng việc thúc đẩy nhận thức, nâng cao năng lực, khả năng tự vươn lên của
người nghèo trong việc tìm ra nguyên nhân của sự nghèo đói, xác định ý thức
trách nhiệm, khả năng và tự lựa chọn giải pháp của bản thân và khai thác các
yếu tố sẵn sàng giúp đỡ của cộng đồng để thoát nghèo. Mặt khác nhân viên
phải huy động tài nguyên, tính sẵn sàng của cộng đồng giúp đỡ người nghèo
thoát nghèo, tạo ra sự hài hòa của quan hệ giữa người nghèo với cộng đồng.
“Công tác xã hội với gia đình nghèo (người nghèo) là cách tiếp cận giúp đỡ
gia đình khó khăn về kinh tế, khó khăn trong duy trì cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày có nguy cơ rơi vào tình trạng khó có thể duy trì trạng thái cân bằng trong
gia đình”. Từ những quan điểm trên, có thể hiểu Công tác xã hội với người
nghèo là quá trình thúc đẩy nhận thức, tăng năng lực và tự lực cho người
nghèo. Giúp họ tìm ra nguyên nhân của nghèo đói, xác định ý thức trách
nhiệm, khả năng, ý chí để cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
 Mục tiêu công tác xã hội với người nghèo
Mục tiêu Công tác xã hội với người nghèo là giúp thành viên học cách
thực hiện chức năng của mình để đáp ứng các nhu cầu về phát triển cả về mặt
tâm lý, tình cảm và xã hội cho tất cả các thành viên trong gia đình các mục
tiêu cụ thể:
- Tăng cường sức mạnh của cá nhân và gia đình để mọi người sẵn sàng
cho những thay đổi tốt hơn.
- Cung cấp thêm những dịch vụ can thiệp cá nhân và gia đình để duy trì
và thực hiện chức năng một cách hiệu quả.
- Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia
đình nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo tốt cuộc sống hàng ngày của mọi
thành viên trong gia đình.

12



1.1.2. Mục đích phát triển cộng đồng
Theo quan điểm của Liên hiệp Quốc (UN,1956) cho rằng: PTCĐ là một
tiến trình qua đó nỗ lực của chính dân chúng hợp nhất với nỗ lực của chính
quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của CĐ, để các CĐ
này có điều kiện hội nhập và đóng góp tích cực vào đời sống quốc gia (UNDESA, 1977) [3,tr.87].
Theo Murray G.Ross (1955) cho rằng “PTCĐ là một diễn tiến qua đó
CĐ nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của CĐ; biết sắp xếp ưu tiên các
nhu cầu và mục tiêu này; phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng; biết
tìm đến tài nguyên bên trong và ngoài CĐ để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ
phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong CĐ” [3,tr.87].
Phát triển CĐ có thể tự chuyển hóa thành những người chăm sóc cho
sự phát triển của chính họ với nhiều các yếu tố như nghèo về trình độ học vấn,
nghèo về y tế, nghèo về kinh tế, ...khi các yếu tố trên không phát triển đồng
đều, hoặc một yếu tố nào bị triệt tiêu thì CĐ không phát triển được toàn diện.
Trên cơ sở đó, khi áp dụng vào nghiên cứu đề tài này tác giả sẽ có cái nhìn rõ
nét về công tác PTCĐ làm tăng quyền lực cho CĐ, là sự thúc đẩy cho quyền
lực thật sự của nhân dân. Cải thiện cân đối các điều kiện sống về vật chất tinh
thần, xây dựng củng cố các nhóm, các tổ chức hợp tác trong CĐ để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc cải thiện CĐ, phát huy tối đa sự tham gia của người
dân trong tiến trình phát triển, thực hiện công bằng xã hội bằng cách tạo điều
kiện cho các nhóm thiệt thòi nêu lên nguyện vọng của mình và tham gia tích
cực vào các hoạt động phát triển.
1.1.3. Nguyên lý của phát triển cộng đồng
Nguyên lý PTCĐ được đề cập chủ yếu 3 khía cạnh [11, tr.23]
Nguyên lý thứ nhất, tính tương đối: Điều này được hiểu không nên
tuyệt đối hóa mọi sự vật hiện tượng theo một quan điểm nào cả. Phát triển và

13



kém phát triển là quy ước theo một hệ quy chiếu với một số khái niệm khác.
Phát triển và kém phát triển đặt trong mối quan hệ tương đối với nhau bởi cái
này phát triển thì cái kia kém phát triển và ngược lại.
Nguyên lý thứ hai, tính đa dạng: CĐ được biểu hiện đa dạng phong phú
nên PTCĐ cũng mang tính đa dạng phong phú.
Nguyên lý thứ ba, tính bền vững: CĐ luôn có tính bền vững, mặc dù có thể
biến đổi tính chất khi một CĐ cũ giải thể và tan rã thì một cộng đồng mới lại hình
thành và qua đó sẽ được thay đổi về trình độ phát triển mà không biến mất.
1.1.4. Vị trí của phát triển cộng đồng trong công tác xã hội
Phương pháp CTXH gồm có 3 phương pháp chính là CTXH cá nhân,
CTXH nhóm và CTXH với CĐ. Trong đó phương pháp PTCĐ là một phương
pháp thực hành CTXH phổ biến đã được vận dụng và triển khai tại nhiều địa
bàn trên cả nước trong nhiều thập kỷ. Trải qua quá trình biến đổi phức tạp của
bối cảnh lịch sử, cách tiếp cận PTCĐ cũng có những chuyển biến song PTCĐ
vẫn hướng tới mục đích giúp CĐ phát triển bền vững thông qua nội lực và các
nguồn lực hỗ trợ khác.
Phát triển cộng đồng có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực CTXH
nhất là đối với CĐ có vấn đề như CĐ nghèo đói, CĐ gặp rủi ro thiên tai, dịch
bệnh… Việc áp dụng các cách tiếp cận mới đã đem lại thành công trong
PTCĐ. Cách tiếp cận theo phương pháp ABCD là một phương pháp tiếp cận
nhằm tìm kiếm, khám phá làm rõ những mặt mạnh trong CĐ, phát hiện ra các
nguồn vốn xã hội, tầm quan trọng của nó như một tài sản của CĐ nó làm cho
sự phát triển bền vững đã giúp cho người dân có tiếng nói quan trọng hơn
trong các chương trình dự án, hỗ trợ vai trò của CĐ cũng lớn hơn.

14



1.2. Một số vấn đề về phát triển cộng đồng
1.2.1. Đặc điểm về phát triển cộng đồng
Trong các CĐ nghèo thường tập trung những điều kiện không thuận lợi
cho sự phát triển cản trở và ảnh hưởng trực tiếp tới người dân trong CĐ, có
thể khái quát những đặc điểm như sau:
- Về nhu cầu cơ bản: những CĐ kém phát triển, CĐ nghèo không được
đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc nhà ở... đây là những đặc
điểm phổ biến đối với CĐ người nghèo, người dân tộc.
- Về kinh tế nghèo nàn: phương tiện sản xuất lạc hậu, mô hình sản xuất
không phù hợp, hệ thống tiêu thụ hàng hóa hạn chế không hiệu quả. Thu nhập
của người dân trong CĐ thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều.
- Về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội: thiếu trang thiết bị, các dịch vụ,
nước sạch, điện, đường, trường và trạm y tế chưa đạt chuẩn vẫn còn thiếu.
- Về tinh thần: thiếu nhu cầu cơ bản về sinh hoạt giải trí còn yếu kém,
tâm lý người nghèo thiếu tự tin còn chông chờ, ỷ lại.
- Người dân thiếu cơ hội tiếp cận. Các nguồn tài nguyên khoáng sản
chưa được khai thác triệt để, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề
chưa đúng nghề, đất đai…
1.2.2. Các nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng
Khi thực hiện các tiến trình trong PTCĐ thì cần lưu ý một số nguyên
tắc hành động như sau:
- Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng. Cần chú ý đôi khi nhu
cầu người dân khác với nhu cầu của nhà tài trợ, hoặc chính quyền địa phương
như CĐ đang cần có nhu cầu hỗ trợ về nước sạch sinh hoạt, nhưng dự án lại
đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng khác như các điểm sinh hoạt CĐ… Như
vậy ta nên vận dụng những tài nguyên sẵn có trong CĐ như vật liệu sẵn có và
sức người trong CĐ.

15



- Tin tưởng vào dân, khả năng thay đổi và phát triển của họ. Cộng
đồng người dân cư nghèo hoặc khó khăn nhưng họ cũng có đầu óc tính sáng
tạo và gắn bó mật thiết, mong muốn thay đổi cuộc sống được khá hơn và cả
CĐ được tốt hơn.
- Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của họ. Trong CĐ
nghèo có rất nhiều vấn đề cần cải thiện nhưng phải chọn vấn đề nào là ưu tiên để
giải quyết và cần đáp ứng trước, không nên làm nhiều công việc cùng một lúc.
- Khuyến khích người dân cùng thảo luận, lấy quyết định chung, hành
động chung để họ đồng hòa mình với những chương trình hành động đó.
Nguyên tắc này nhằm xây dựng, củng cố tăng năng lực của CĐ, đồng thời
giúp CĐ này làm chủ những hoạt động của mình ngay từ ban đầu tiến trình
giải quyết các vấn đề của cộng đồng.
- Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để dẫn đến thành công nhỏ: Từ
những công việc thực tế trong CĐ về việc bê tông hóa đường giao thông nông
thôn, cho vay vốn tín dụng với một số thành viên trong các tổ hội và những
hoạt động vừa và nhỏ được người dân tập dần cách điều hành quản lý các
hoạt động để dẫn đến thành công.
- Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải
quyết được một vấn đề cụ thể, mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự
nguyện của người dân. Để phát huy những hành động trong CĐ, tất cả các
hoạt động trong CĐ phải thông qua hình thức nhóm nhỏ từ 5-7 thành
viên/một nhóm, để họ đại diện cho CĐ nhóm nhỏ đó họ có tiếng nói.
- Tạo cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau, qua đó các thành viên
vừa cảm thấy hoàn thành nhiệm vụ vừa góp phần cải thiện an sinh xã hội cho
nhóm, cả hai điều này đều quan trọng như nhau. Trong CĐ này sẽ phân công
một người có tay nghề và sẽ hướng dẫn những người trong CĐ học nghề hoặc
tổ chức các buổi họp, thảo luận và giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc

16



sống của họ để người dân tự bàn bạc tự tìm cách giúp đỡ những người có
hoàn cảnh neo đơn, bệnh hiểm nghèo, người đơn thân trong CĐ của họ.
- Quy trình “Hành động-suy ngẫm rút kinh nghiệm-Hành động mới”
cần được áp dụng để tiến tới những chương trình hành động chung lớn hơn,
trình độ quản lý cao hơn. Trong bất kỳ hoạt động nào nên áp dụng quy trình
này, cho dù là tổ chức một buổi sinh hoạt hay ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong sản xuất, thực hiện một dự án, xây dựng công trình giao thông nông
thôn…
- Giải quyết mâu thuẫn theo nhóm là cách điều hành có hiệu quả và
giúp đỡ cho tổ chức nhóm trưởng thành. Trong cộng đồng có thể xảy ra
những mâu thuẩn. Việc cùng nhau giải quyết những mâu thuẩn trong nhóm
hay những vấn đề xảy ra trong CĐ có thể giúp họ hiểu nhau nhiều hơn và
trong tổ chức hay nhóm rút ra được những bài học quý báu và đồng thời có kỹ
năng quản lý.
- Thiết lập mối liên kết với các tổ chức khác để có thêm hỗ trợ và hợp
tác với nhau. Chẳng hạn, tuyên truyền những mô hình chăn nuôi có hiệu quả
hoặc các nhóm liên kết cho vay tiết kiệm tín dụng trong CĐ này với CĐ kia
tạo mối quan hệ mật thiết tạo thành thành trung tâm CĐ lớn để tạo thêm sức
mạnh mang lại hiệu quả cao và sử dụng các nguồn lực của nhau, đồng thời
tăng thêm tiếng nói của người dân trong cộng đồng.

17


1.2.3.Mô hình trong phát triển cộng đồng
CĐ yếu kém

Tự

tìm hiểu
phân tích

CĐ tăng năng
lực

CĐ thức tỉnh

Huấn
luyện

Phát huy
tiềm
năng

Hình thành
các nhóm
liên kết

CĐ tự lực

Tăng
cường
động lực
tự
nguyện

Mô hình hành động chung có lượng giá
Từ thấp đến cao
Sơ đồ 1: Các bước phát triển của cộng đồng và hoạt động PTCĐ phù

hợp với năng lực của cộng đồng - Nguyễn Thị Oanh (2007).
Mô hình PTCĐ với mục tiêu giúp CĐ chuyển biến từ tình trạng yếu
kém sang tự lực, trải qua các bước sau:
- Bước một là thức tỉnh CĐ: Là giai đoạn đầu của PTCĐ, giúp hiểu rõ,
đánh giá đúng và đầy đủ các nguồn lực của CĐ. CĐ cần hiểu thực trạng người
dân cần biết hiểu rõ những vấn đề của CĐ, cuối cùng chính người dân trong
cộng CĐ thấy cần thay đổi tình trạng hiện tại của họ.
- Bước hai là tăng năng lực CĐ: Là tăng năng lực khả năng hoạt động
của CĐ về kinh tế thể hiện người dân có ý thức thực hành tiết kiệm tích lũy
vốn và biết cách khai thác huy động các nguồn lực sẵn có trong CĐ và nguồn
lực từ bên ngoài với mục đích tăng cường các nguồn lực của CĐ để vượt qua
các khó khăn và điều kiện sinh hoạt trong gia đình, phát triển năng lực người
dân tiếp cận cơ hội nhiều nguồn thông tin kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh

18


vực khác biết cách tổ chức làm ăn, quản lý trong CĐ, có tiếng nói và biết bảo
vệ quyền lợi một cách chính đáng.
Có tinh thần trách nhiệm với CĐ, người dân hiểu và biết thông cảm
hoàn cảnh khó khăn lẫn nhau, có ý thức tương trợ với người nghèo hay lúc
gặp hoạn nạn, khó khăn. Có tinh thần tự nguyện tham gia vào các hoạt động
CĐ vì lợi ích của CĐ, giữ gìn giá trị tích cực của cộng đồng hay những công
trình phúc lợi do chính họ làm ra.
- Bước ba là cộng đồng tự lực: Cộng đồng có khả năng tự quản lý các
hoạt động phát triển, biết khai thác và sử dụng tài nguyên bên trong và bên
ngoài một cách hợp lý, hiệu quả. Mục đích của tiến trình không phải để giải
quyết vấn đề của họ mà thông qua các nguồn lực.
1.3. Các phương pháp trong phát triển cộng đồng
1.3.1. Phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực-ABCD

Khái niệm cách tiếp cận ABCD
Trong thuật ngữ chuyên môn, ABCD là bốn chữ viết tắt của Assetbased Community Development, trong đó:
A: Asset là tài sản, nguồn lực
B: Based là Cơ sở nền tảng
C: Community là CĐ
D: Development là Phát triển
Nói một cách đơn giản, ABCD tạm dịch là “PTCĐ dựa vào tài sản,
nguồn lực tai chỗ” hay “PTCĐ dựa vào tiềm năng cộng đồng”.
ABCD là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm kiếm, khám phá và làm
rõ những mặt mạnh trong CĐ. Nó như là một phương tiện cho sự phát triển
bền vững. Nguyên lý cơ bản là của phương pháp này là cách tiếp cận nhắm
vào năng lực, có khả năng hay chắc chắn tăng năng lực cho CĐ, thúc đẩy
người dân tạo ra sự thay đổi ý nghĩa và tích cực từ bên trong CĐ. Thay vì

19


×