VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TIẾN TRUNG
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TIẾN TRUNG
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Phát triển cộng đồng đối
với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Trung
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn: “Phát triển cộng đồng với người
cao tuổi từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
nhiều mặt từ các thầy cô trong Khoa Công tác xã hội, Học viện Khoa học Xã
hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; sự giúp đỡ nhiệt thành của các
đồng nghiệp; sự hỗ trợ từ gia đình và các bạn sinh viên.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Hoa, Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi về mặt
chuyên môn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban Nhân dân, Hội Người cao tuổi, Người
cao tuổi phường Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Tam Hiệp, huyện Thành Trì,
thành phố Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu
một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến những góp ý của Hội đồng bảo
vệ luận văn. Những ý kiến của các thầy cô, chuyên gia giúp Luận văn của tôi có
thêm nhiều tính thuyết phục.
Tuy có nhiều nỗ lực nhưng do thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được các
đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn để Luận văn thêm hoàn thiện./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Tiến Trung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI ................................................................................................ 12
1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................................... 12
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................................ 15
1.3. Các chính sách liên quan đến người cao tuổi ..................................................... 20
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI VÀ PHÁT
TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI ............... 27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 27
2.2. Thực trạng đời sống người cao tuổi ................................................................... 29
2.3. Thực trạng các hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT ........................... 39
Chương 3. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI
VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................ 48
3.1. Nhu cầu và định hướng về các chương trình phát triển cộng đồng với người cao
tuổi ............................................................................................................................. 48
3.2. Định hướng vai trò của các tổ chức và gia đình trong phát triển cộng đồng đối
với người cao tuổi ..................................................................................................... 56
3.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội là tác viên cộng đồng ............................. 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 75
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLB
Câu lạc bộ
CTXH
Công tác xã hội
NCT
Người cao tuổi
PTCĐ
Phát triển cộng đồng
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1. Bảng cơ cấu mẫu khảo sát ........................................................................ 10
Bảng 2.1: Cơ cấu nghề nghiệp của người cao tuổi ................................................... 31
Bảng 2.2. Tỷ lệ NCT với các cảm giác cô đơn theo giới tính................................... 37
trong 2 tuần trước khảo sát (Đơn vị: %) ................................................................... 37
Bảng 2.3. Tỷ lệ NCT với cảm giác căng thẳng, stress theo giới tính trong 2 tuần
trước khảo sát ............................................................................................................ 38
Bảng 2.4: Đánh giá về hiệu quả của các loại hình CLB, hoạt động giải trí .............. 45
Bảng 2.5. Nhu cầu của NCT theo thang nhu cầu Maslow và đáp ứng của cộng đồng 46
Bảng 3.1: Nhu cầu của NCT đối với các loại hình hỗ trợ kinh tế ............................. 49
Bảng 3.2: Nhu cầu của NCT đối với loại hình chăm sóc sức khỏe .......................... 51
Bảng 3.3: Nhu cầu của NCT đối với hình thức chăm sóc sức khỏe ......................... 52
Bảng 3.4. Nhu cầu của NCT đối với một số hoạt động tinh thần, ............................ 54
Bảng 3.5: Nhu cầu của NCT đối với các hoạt động trợ giúp .................................... 55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người cao tuổi về mức sống của gia đình ....................... 33
so với các hộ gia đình khác ....................................................................................... 33
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các bệnh mắc phải ở NCT ........................................................... 35
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ mắc bệnh của NCT phân theo khu vực ....................................... 36
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của NCT về sự cần thiết hỗ trợ kinh tế và đáp ứng thực tế .. 41
Biều đồ 2.5: Cơ cấu các chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe do các tổ chức đã
thực hiện .................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của NCT về hiệu quả các chương trình hỗ trợ CSSK của cộng
đồng ........................................................................................................................... 43
Biểu đồ 3.1: Nhu cầu của NCT đối với các tổ chức điều phối chương trình vị ........ 57
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của NCT về vai trò của gia đình đối với hoạt động PTCĐ... 59
Biểu đồ 3.3. Nhu cầu của NCT về Câu lạc bộ Liên thế hệ trong hoạt động phát triển
cộng đồng đối với NCT ............................................................................................. 63
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các hệ thống có ảnh hưởng đến hoạt động PTCĐ đối với người cao tuổi 17
Hình 1.2: Thang nhu cầu Maslow ............................................................................. 18
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Già hóa dân số đã trở thành một vấn đề toàn cầu, đặt ra nhiều thách thức
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, già hóa dân số
và dân số già đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của cả xã hội. Thời kỳ
hưởng lợi từ dân số, với nhóm dân cư trong độ tuổi lao động cao đã bước vào
những năm cuối cùng.
Từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với dân số
trên 65 tuổi chiếm 7% và trên 60 tuổi chiếm hơn 10% dân số. Năm 2015, đánh
dấu bước ngoặt trong dân số khi Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đầu của
dân số già [12]. Dự báo của Ngân hàng thế giới chỉ ra, năm 2030, tỷ lệ người
trên 65 tuổi ở Việt Nam sẽ ở mức 14% và trên 60 tuổi là 21% dân số. Năm 2040,
tỷ lệ NCT sẽ ở mức trên 18%. Như vậy, có thể thấy, quá trình chuyển đổi từ già
hóa dân số sang dân số già ở Việt Nam chỉ vào khoảng 15 năm, một tốc độ rất
nhanh, nếu so sánh với 115 năm của Pháp, 69 năm của Hoa Kỳ, 25 năm của
Nhật Bản và 20 năm của Hàn Quốc. Điều này tạo ra những thách thức không nhỏ
trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho NCT hiện tại và tương lai [12].
Với những đặc trưng về tâm lý, sinh lý và xã hội của giai đoạn cuối cùng
của cuộc đời, NCT cũng được xếp vào nhóm có nhu cầu đặc biệt, cần sự trợ
giúp. Những khó khăn của NCT tập trung vào kinh tế, sức khỏe thể chất, tâm
thần, hoạt động tinh thần và sự hòa nhập với xã hội hiện đại.
Trên toàn thế giới, có 46% NCT từ 60 tuổi trở lên bị khuyết tật, có hơn
250 triệu NCT bị khuyết tật từ vừa đến nặng. Số người mất trí theo dự tính của
toàn thế giới là 35,6 triệu người và cứ 20 năm sẽ tăng gấp đôi. Đến năm 2030 dự
tính có 65,7 triệu người. Về chất lượng cuộc sống, theo khảo sát của Liên hợp
quốc, trong số 1300 người (cả nam và nữ) được khảo sát: 43% lo sợ bạo lực cá
nhân, 49% cho rằng mình được tôn trọng, 61% sử dụng điện thoại di động, 53%
cho biết gặp khó khăn trong việc chi trả các dịch vụ cơ bản, 34% gặp khó khăn
trong việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe khi cần [8, tr.53]
1
Ở Việt Nam, đời sống của NCT không ngừng được quan tâm nhưng nhìn
chung, chất lượng vẫn thấp. Theo Báo cáo Global AgeWatch Index (Chỉ số đánh
giá chất lượng cuộc sống của NCT) của Quỹ Dân số thế giới, trong số 91 quốc
gia được khảo sát, chất lượng cuộc sống của NCT Việt Nam đứng thứ 53 kém
Thái Lan 11 bậc, Trung Quốc 18 bậc. Báo cáo “Điều tra Quốc gia về NCT”
(VNAS) đã cho thấy những con số cụ thể về đời sống của NCT Việt Nam. Hơn
50% trong số 4000 NCT được khảo sát cho rằng sức khỏe của mình yếu hoặc rất
yếu, 30% NCT không tham gia bảo hiểm y tế, 40% NCT có cảm giác buồn hay
thất vọng vài lần/tuần. Như vậy, có thể thấy, đời sống vật chất, tinh thần của
NCT Việt Nam chưa cao [18].
Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn nhiều hạn chế trong việc trợ giúp
người cao tuổi, huy động nguồn lực truyền thống như gia đình, dòng họ, cộng đồng
càng phải được phát huy để nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Đặc
biệt, đã đến lúc phải phát triển những dịch vụ Công tác xã hội như một hướng tiếp
cận quan trọng để giải quyết những vấn đề mà già hóa dân số gây ra, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người cao tuổi, trong đó có các hoạt động phát triển cộng đồng
(PTCĐ). Để làm được điều đó, hiểu về thực trạng đời sống của NCT, các hoạt động
trợ giúp Người cao tuổi tại cộng đồng trong bối cảnh hiện tại là yêu cầu tiên quyết
đặt ra. Những tiền đề thực tiễn đó sẽ là những cơ sở để xây dựng, phát triển các hoạt
động phát triển cộng đồng vừa phù hợp với những giá trị, chuẩn mực của nghề công
tác xã hội, vừa phù hợp với thực tiễn ở thành phố Hà Nội. Đó là lý do chúng tôi lựa
chọn đề tài “Phát triển cộng đồng đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Hà
Nội” là Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Già hóa và NCT là một chủ đề nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm
trong giới nghiên cứu quốc tế. Trong các nghiên cứu được thực hiện, có thể nhận
rõ những xu hướng nghiên cứu chủ đạo: (1) Ý nghĩa của tuổi già và chất lượng
cuộc sống của NCT và (2) Các chính sách, dịch vụ trợ giúp NCT.
2
Ý nghĩa của tuổi già và chất lượng cuộc sống của NCT thu hút nghiên cứu
của các nhà khoa học đến từ nhiều khoa học khác nhau như Y học, Dược học,
Xã hội học, Chính sách xã hội, Công tác xã hội…Mỗi khoa học và các tác giả lại
có những quan điểm, lăng kính riêng, do đó, vấn đề này được phân tích khá toàn
diện, đa chiều.
Morag Farquhar (1995) trong Elderly people’s definitions of quality of
life đã định nghĩa và đo lường chất lượng cuộc sống của NCT. Nghiên cứu tập
trung vào NCT ở hai khu vực đối lập nhau tại vùng Đông Bắc nước Anh và đã
chỉ ra rằng, NCT không chỉ nghĩ, nói về chất lượng cuộc sống mà còn nhấn
mạnh, chất lượng cuộc sống không đơn thuần là về mặt sức khỏe mà còn có
những khía cạnh xã hội. Chất lượng cuộc sống ở mỗi lứa tuổi khác nhau cũng
khác nhau. Trong bối cảnh còn nhiều tranh luận về chất lượng cuộc sống của
NCT trong thời kỳ này, nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo đối với những nhà
nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách và cả những người làm việc trong
hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội dành cho NCT [22]
Gunilla Borglin, Anna-Karin Edberg và Ingalill Rahm Hallberg (2005)
thông qua một nghiên cứu định tính khi phỏng vấn sâu 11 NCT từ 80 tuổi trở
lên, trong đó có 6 nữ, 5 nam đã bổ sung những luận điểm về trải nghiệm chất
lượng cuộc sống của NCT và ý nghĩa thực sự của chất lượng cuộc sống đối với
họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chất lượng cuộc sống của tuổi già là sự bảo tồn
bản thân và sự tồn tại. Duy trì hình ảnh bản thân giúp người già trải nghiệm một
cuộc đời với ý nghĩa trọn vẹn. Nghiên cứu cũng phân tích ý nghĩa của gia đình,
sự hồi tưởng cuộc sống, những suy nghĩ về cái chết như những minh chứng về
chất lượng cuộc sống của NCT. Nghiên cứu trên đóng góp rất nhiều cho các
nhân viên điều dưỡng trong chăm sóc NCT vào những năm cuối đời [19].
Để giúp NCT khắc phục những khó khăn, hòa nhập cuộc sống và có một
tuổi già với chất lượng cuộc sống cao, các nước đã đưa ra những chính sách cụ
thể về y tế, xã hội cũng như phát triển hệ thống các dịch vụ xã hội. Do đó,
nghiên cứu về lĩnh vực này cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
3
Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản (Japanese Nursing Association - 2015)
đã phân tích khá đầy đủ những vấn đề sức khỏe, những chính sách y tế, các
nguồn lực cộng đồng, cũng như các nhu cầu của NCT của Nhật Bản trong sự so
sánh, đối chiếu với nhiều quốc gia khác. Trong báo cáo của mình, Hiệp hội này
nhấn mạnh đến tính chất dài hạn trong các chính sách phúc lợi, y tế, các hỗ trợ
dành cho NCT tại quốc gia mà già hóa dân số ở mức độ cao trên thế giới như
Nhật Bản [21].
Lok P Sharma Bhattarai (2013) đã phân tích khả năng tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe của NCT Nepal, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận này như nơi cư trú,
tình trạng kinh tế, nghèo, kỳ thị xã hội, bối cảnh chính sách hiện thời, các hỗ trợ
từ cộng đồng. Do đó, để nâng cao khả năng tiếp cận của NCT với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, tác giả đề xuất phải có sự quan tâm đến các yếu tố tác động kia ở
các cấp độ khác nhau [23].
Các trợ giúp xã hội có những tác động đến đời sống của người cao tuổi ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Dan Blazer (1981) có một hướng nghiên cứu khá
độc đáo khi tập trung phân tích mối liên hệ giữa hỗ trợ xã hội và tỷ lệ tử vong ở
NCT. 331 NCT từ 65 tuổi trở lên ở Durham, Bắc Carolina được nghiên cứu, tập
trung vào ba thông số: vai trò, các mối liên hệ hiện hữu, các hỗ trợ xã hội và tần
suất giao tiếp xã hội. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng hay giảm, chất lượng của
các chỉ số trên có ảnh hưởng rõ nét đến tỷ lệ tử vong của NCT [18].
Việc trợ giúp NCT không thể tách khỏi các hoạt động của cộng đồng,
nhất là các hệ thống gia đình, bạn bè, đoàn thể hay hội đoàn tôn giáo. Taylor và
Chatters (1986) đã nghiên cứu về các mô hình trợ giúp chính thức dành cho
NCT Mỹ da đen. Từ điều tra Quốc gia về người Mỹ da đen cho thấy, tám trong
số mười người được hỏi được nhận trợ giúp từ bạn bè, sáu trong số mười người
nhận được trợ giúp từ nhà thờ, trên 50% nhận được trợ giúp từ gia đình. Những
người không có bạn thân, không nhận được trợ giúp của nhà thờ hay gia đình có
4
cảm giác bị cô lập về mặt xã hội. Rõ ràng, những thiết chế ngoài nhà nước như
gia đình, cộng đồng, đoàn thể tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đảm
bảo đời sống vật chất và tinh thần cho NCT trong cả xã hội phương Tây [25].
Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu về NCT trên thế giới rất đa dạng, từ
những đặc trưng xã hội của NCT đến chất lượng cuộc sống, từ các chính sách,
mô hình trợ giúp đến những tác động của chính sách, mô hình trợ giúp đó đến
cuộc sống của NCT đều trở thành những chủ đề học thuật quen thuộc, thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng cho
thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của già hóa dân số và người cao tuổi trong xã
hội hiện đại.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Xu hướng nghiên cứu về NCT ở Việt Nam cũng có những nét tương đồng
so với thế giới. Các lĩnh vực được tập trung như già hóa dân số và tác động xã
hội, đặc điểm xã hội và chất lượng cuộc sống của NCT, các chính sách, mô hình
dịch vụ dành cho NCT.
Rõ ràng, tốc độ già hóa dân số nhanh chóng so với thế giới đặt ra nhiều áp
lực kinh tế xã hội mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai. Ngân hàng thế giới,
Quỹ Dân số thế giới liên tục đưa ra những cảnh báo về già hóa dân số ở Việt
Nam, trong đó nhấn mạnh, với 15 năm chuyển đổi từ già hóa dân số sang dân số
già, Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới.
Những đặc trưng nhân khẩu, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là
những vấn đề được quan tâm trong bối cảnh các nghiên cứu về người cao tuổi
được đặt ra từ thực tế. Trong “Vấn đề về NCT Việt Nam hiện nay”, Lê Văn
Khảm (2015) phân tích những đặc trưng nhân khẩu, chất lượng cuộc sống của
NCT Việt Nam qua các năm, đồng thời đi sâu phân tích việc chăm sóc sức khỏe
của NCT từ tình hình sức khỏe đến hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám và chữa
bệnh. Tác giả cũng làm rõ vai trò của môi trường xã hội đối với NCT như vai trò
của gia đình, hệ thống y tế đến vai trò của nhà nước, cộng đồng thông qua hệ
thống an sinh xã hội [7]
5
Lê Thị Hoàn và cộng sự (2015) trong “Một số yếu tố liên quan đến chất
lượng cuộc sống của NCT tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
năm 2014” thông qua khảo sát 229 NCT từ 60 tuổi đến 70 tuổi đã phác họa sơ
lược bức tranh về chất lượng cuộc sống của NCT tại nông thôn. 25,3% NCT
được khảo sát thuộc các hộ nghèo, 79,9% có mắc ít nhất một bệnh mạn tính.
Theo thang đo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khảo sát cho thấy, điểm trung
bình về khía cạnh xã hội là cao nhất với 62,1 điểm/100 điểm, khía cạnh thể chất
thấp nhất với 50,1/100 điểm [10]
Hướng nghiên cứu lớn thứ hai về NCT tập trung vào các chính sách, mô
hình, dịch vụ hỗ trợ dành cho NCT. Đây là những nghiên cứu hướng đến việc
nâng cao hiệu quả của các hệ thống hỗ trợ trong đảm bảo an sinh xã hội dành
cho người cao tuổi.
Để thúc đẩy quyền và an sinh dành cho NCT tại Việt Nam, nhiều nghiên
cứu về NCT được tiến hành ở tầm quốc gia để phuc vụ cho vận động chính sách.
“Điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam (VNAS)” do Viện nghiên cứu Y - Xã hội
học, Công ty nghiên cứu và tư vấn Đông Dương thông qua điều tra cắt ngang
mang tính đại diện quốc gia với 4.000 người trên 50 tuổi tại 12 tỉnh thành phố đã
tập trung vào phân tích 4 mảng sau: Đặc điểm kinh tế xã hội, tình trạng sức
khỏe, điều kiện sống và sự sắp xếp cuộc sống, vai trò và đóng góp cho gia đình,
cộng đồng và xã hội của NCT. Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở
thực tế với những số liệu đáng tin cậy cho Dự án “Thúc đẩy quyền của NCT
thiệt thòi ở Việt Nam” [18].
Tác giả Đàm Hữu Đắc (2010) trong đề tài: Nghiên cứu chính sách phúc
lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội chăm sóc NCT trong kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập”, mã số: ĐTĐL.2007G/51 đã tập trung
nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn của hệ thống chính sách phúc lợi xã
hội và dịch vụ xã hội chăm sóc NCT Việt Nam. Nghiên cứu còn tìm hiểu những
kinh nghiệm quốc tế để từ đó đề xuất định hướng phát triển hệ thống chính sách
6
phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản chăm sóc người cao tuổi hiện đại phù
hợp với bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
qua từng giai đoạn [6].
Nghiên cứu về trợ giúp xã hội dành cho NCT, tác giả Đồng Thị Minh
Phúc (2013) trong “Trợ giúp xã hội đối với NCT tại cộng đồng (Nghiên cứu tại
xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)” lại sử dụng các phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng để chỉ ra rằng, trong tất cả các nguồn trợ
giúp, NCT đánh giá cao nhất sự trợ giúp từ con cháu, gia đình và coi đây là chỗ
dựa an toàn và quan trọng nhất. Các hoạt động hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe; lao
động việc làm, tiếp cận các thông tin chính sách… dành cho người cao tuổi đã
nhận được sự quan tâm của chính quyền và các đối tác xã hội nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế [13]
Phùng Văn Nam (2014) lại có cách tiếp cận cụ thể hơn về các dịch vụ
dành cho NCT tại cộng đồng, đặc biệt là dịch vụ y tế. Tác giả nhận thấy sự phát
triển về cả chất lượng và số lượng dịch vụ y tế cho NCT ở xã Lưu Sơn, huyện
Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, các hoạt động y tế dự phòng chưa được
thực hiện thường xuyên; chất lượng hoạt động khám chữa bệnh chưa cao; việc
phục hồi chức năng cho NCT chưa được triển khai một cách có bài bản; số
lượng, chủng loại thuốc cung ứng ngoài chưa nhiều, chất lượng chưa được quản
lý chặt chẽ là những hạn chế cần phải khắc phục trong việc cung cấp dịch vụ y tế
dành cho NCT. Từ thực tiễn đó, dưới lăng kính công tác xã hội, tác giả đã đề
xuất những giải pháp, trong đó tập trung vào các hướng tiếp cận để huy động
nguồn lực cộng đồng trong phát triển, nâng cao dịch vụ y tế dành cho NCT tại
địa phương [11].
Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu về NCT rất phong phú, đa dạng với
nhiều lăng kính phân tích khác nhau, tập trung khai thác mọi khía cạnh trong đời
sống của NCT. Tuy nhiên, một mảng nghiên cứu mang tính ứng dụng để cải tạo
thực tiễn chưa được chú ý, các chính sách được khuyến nghị đều ở tầm vĩ mô,
7
mang tính lý thuyết. Trong khi đó, rõ ràng là, việc trợ giúp NCT cần phải dựa
trên những đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng thì mới có kết quả
bền vững. Do đó, nghiên cứu “Phát triển cộng đồng đối với NCT từ thực tiễn
thành phố Hà Nội” đảm bảo tính mới, tính thực tiễn và tính khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ đi sâu mô tả về đời sống NCT và các dịch vụ trợ giúp tại
cộng đồng dành cho NCT. Từ thực trạng cuộc sống của NCT và các chính sách,
dịch vụ trợ giúp đó, dưới lăng kính của công tác xã hội, tác giả sẽ định hướng
nội dung hoạt động phát triển cộng đồng dành cho NCT tại thành phố Hà Nội
phù hợp với mục tiêu của công tác xã hội và sát thực với điều kiện thực tế, nhu
cầu của nhóm thụ hưởng và các nhóm liên quan, từ đó, góp phần đảm bảo chất
lượng cuộc sống của NCT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:
- Mô tả thực trạng đời sống của người cao tuổi tại Hà Nội, so sánh giữa
thành thị và nông thôn.
- Phân tích nhu cầu của người cao tuổi tại Hà Nội, so sánh giữa thành thị
và nông thôn.
- Mô tả thực trạng và nhu cầu các chính sách, dịch vụ trợ giúp và phát
triển cộng đồng dành cho người cao tuổi.
- Định hướng các nội dung hoạt động phát triển cộng đồng dành cho
người cao tuổi theo đánh giá thực trạng và nhu cầu của người cao tuổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển cộng đồng với NCT từ thực tiễn thành phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Thời gian: Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 6 năm 2016
8
4.2.2. Không gian:
- Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
4.2.3. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào 4 nội dung chính:
(1) Mô tả đời sống, đặc trưng xã hội của NCT,
(2) Phân tích nhu cầu của NCT,
(3) Phân tích, đánh giá các dịch vụ trợ giúp NCT tại cộng đồng,
(4) Đề xuất giải pháp, các nội dung trong phát triển cộng đồng với
NCT từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu cũng tập trung so sánh các nội
dung trên với hai biến độc lập là vùng nông thôn và đô thị tại Hà Nội.
4.3. Khách thể nghiên cứu
- Người cao tuổi tại 2 xã/phường nghiên cứu.
- Cán bộ Hội NCT, cán bộ thuộc 2 xã/phường nghiên cứu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Vận dụng các quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và biện chứng để
xem xét, đánh giá các hiện tượng xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phân tích tài liệu
Thu thập và phân tích các tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của
các địa phương, báo cáo kinh tế xã hội năm 2015 và các năm trước, báo cáo hoạt
động của hội NCT, của ngành Lao động - Thương binh xã hội Hà Nội và hai địa
phương. Đồng thời, phân tích các nghiên cứu khác nhằm củng cố những cơ sở lý
luận và thực tiễn của đề tài.
5.2.2. Phỏng vấn sâu
Mục đích phỏng vấn sâu là để thu thập các thông tin chính xác, cụ thể, có
tính chiều sâu. Để có những thông tin cụ thể, chính xác làm căn cứ phân tích đời
sống, nhu cầu, thực trạng các dịch vụ và các giải pháp, nghiên cứu tiến hành
9
phỏng vấn sâu 20 NCT, trong đó 10 NCT ở Kiến Hưng, đại diện cho thành thị,
10 NCT tại Tam Hiệp, đại diện cho nông thôn Hà Nội.
5.2.3. Khảo sát bằng bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với NCT
tại hai địa phương là phường Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Tam Hiệp, huyện
Thanh Trì, Hà Nội.
Dung lượng mẫu khảo sát: 240 người.
Cách thức chọn mẫu: ngẫu nhiên
Cơ cấu mẫu:
Bảng 0.1. Bảng cơ cấu mẫu khảo sát
Nơi cư trú
Tiêu chí
Giới tính
Số lượng
Tỷ lệ
(người)
(%)
Tiêu chí
Số lượng
Tỷ lệ
(người)
(%)
Thành thị
120
50
Nữ
121
50.4
Nông thôn
120
50
Nam
119
49.6
240
100
240
100
Tổng
Nội dung thông tin cần điều tra là các thông tin về đời sống, chất lượng
cuộc sống của NCT, nhu cầu cũng như các dịch vụ đáp ứng, các đề xuất đối với
hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT. Các thông tin thu được từ khảo sát
sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu vận dụng những lý thuyết, quan điểm của công tác xã hội để
tìm hiểu, phân tích nhu cầu của NCT và các hoạt động trợ giúp. Thông qua
nghiên cứu, các lý thuyết, quan điểm trong Công tác xã hội sẽ được kiểm nghiệm
và nâng cao hiệu quả ứng dụng trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
10
Nghiên cứu cũng góp phần cung cấp những thông tin mang tính khoa học,
đóng góp vào hệ thống các quan điểm, cách thức nghiên cứu, cách thức vận dụng
các quan điểm của phát triển cộng đồng vào thực tiễn Việt Nam, bổ sung một
cách nhìn, một hướng tiếp cận mang tính thực tiễn cao trong việc đối phó, giải
quyết những vấn đề xã hội do già hóa gây ra, góp phần đảm bảo và nâng cao
chất lượng cuộc sống của NCT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn về đời sống
cũng như nhu cầu của NCT để các tổ chức đoàn thể, chính quyền nắm rõ và ứng
dụng trong việc xây dựng các hoạt động hỗ trợ NCT.
Đồng thời, với cách tiếp cận từ nhu cầu của đối tượng thụ hưởng, nghiên
cứu cũng đưa ra các gợi ý để các nhà khoa học, các nhà quản lý hay thực hành
trong lĩnh vực công tác xã hội trong việc xây dựng chính sách, mô hình trợ giúp,
dịch vụ phù hợp với thực tiễn xã hội và nhu cầu của nhóm thụ hưởng.
Nghiên cứu cũng góp phần vào việc xây dựng và phát triển các nội dung
trong phát triển cộng đồng với NCT, từ đó, lồng ghép tinh thần, giá trị và cách
thức thực hành của công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng
trong đảm bảo chất lượng cuộc sống của một nhóm đối tượng có nhu cầu đặc
biệt như NCT.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận văn được kết cấu thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển cộng đồng đối với người cao tuổi.
Chương 2: Thực trạng đời sống người cao tuổi và hoạt động phát triển
cộng đồng đối với người cao tuổi tại Hà Nội.
Chương 3: Nhu cầu và định hướng phát triển cộng đồng đối với người
cao tuổi từ thực tiễn thành phố Hà Nội.
11
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NCT. Trước đây, người ta thường
dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi”
ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về
mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực
và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009 quy định:
NCT là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [14].
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là
những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự
khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác
nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức
khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già
thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của người cao tuổi ở nước đó
cũng khác nhau.
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã
hội, công tác xã hội nhìn nhận về NCT như sau: Người cao tuổi với những thay
đổi về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn,
vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối
tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội [8].
12
Trong nghiên cứu này, NCT được nhìn nhận là tất cả các công dân Việt
Nam từ 60 tuổi trở lên theo Luật NCT. Đồng thời, NCT cũng được nhìn nhận
như một nhóm có nhu cầu đặc biệt trong công tác xã hội.
1.1.2. Công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, một khoa học đã xuất hiện trên
thế giới hàng trăm năm. Tùy vào những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, văn
hóa cũng như nền tảng tư tưởng mà công tác xã hội tại mỗi khu vực, mỗi quốc
gia trên thế giới lại có những đặc điểm riêng biệt. Do đó có rất nhiều định nghĩa
về công tác xã hội.
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
"Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng
tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo
những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua
tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng
lực và giải phóng cho NCT nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải
mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội,
Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của
họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
Nguyễn Hồi Loan và Nguyễn Thị Kim Hoa (2015) căn cứ trên những giá
trị chuẩn mực của công tác xã hội quốc tế trong điều kiện đặc thù tại Việt Nam
đã nhấn mạnh đến tính dân tộc trong định nghĩa của mình về công tác xã hội:
“Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện những
nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành dựa trên cơ sở văn hóa
truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp các cá nhân và nhóm người trong việc
giải quyết các nan đề trong đời sống của họ vì phúc lợi và hạnh phúc con người
và tiến bộ xã hội” [9, 11].
13
Trong Luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa của Nguyễn Hồi Loan và
Nguyễn Thị Kim Hoa vì rõ ràng, hoạt động công tác xã hội dù chuyên nghiệp
hay chưa chuyên nghiệp, vẫn phải dựa trên những đặc thù kinh tế, văn hóa, xã
hội của cộng đồng.
1.1.3. Phát triển cộng đồng
PTCĐ là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng
đồng nông thôn cũng như đô thị phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải
thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng. Khái niệm PTCĐ
được Chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940.
Trong kỷ nguyên PTCĐ của Liên hợp quốc, “Phát triển cộng đồng là
những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền
để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các
cộng đồng này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia” [9, 162].
Định nghĩa này nhấn mạnh hai yếu tố: Sự tham gia của người dân với sự
tự lực tối đa, và sự hỗ trợ về kỹ thuật và dịch vụ của nhà nước để khuyến khích
sáng kiến, sự tự giúp, những cố gắng của người dân. Tác viên cộng đồng là một
khái niệm chung để chỉ những nhân viên làm việc để cố gắng nâng cao đời sống
của cộng đồng.
Có một số loại phát triển cộng đồng khác nhau nhưng luôn luôn chỉ có 2
mục đích: (1) Hoàn thành nhiệm vụ thay đổi môi trường của người dân trở nên
hữu dụng và thuận lợi hơn cho họ ; (2) Phát triển những điểm mạnh và những
khả năng của các thành viên cộng đồng trong quá trình liên kết họ với những kết
quả đạt được của sự thay đổi.
Phát triển cộng đồng có những nguyên lý nhất định, cần được vận dụng trong
suốt tiến trình để đạt được hiệu quả cao nhất trong đó nhấn mạnh đến sự tham gia
của người dân. Theo Trần Tuấn (2007), phát triển cộng đồng có các nguyên lý sau:
Phát triển tổng thể, phát triển bền vững, phát triển công bằng, sự tham gia của người
dân, học tập và làm việc cùng cộng đồng, phối hợp các tổ chức trong cộng đồng.
14
Phát triển tổng thể là sự chú trọng đến không chỉ yếu tố kinh tế mà còn về mọi
mặt của cộng đồng như văn hóa, xã hội, trong đó, trọng tâm là phát triển con người.
Phát triển bền vững là sự phát triển ổn định, có sự duy trì và kế thừa. Trong
phát triển cộng đồng, sự tham gia của người dân sẽ quyết định sự bền vững trong
phát triển của cộng đồng.
Phát triển công bằng là tạo ra sự công bằng trong việc tham gia đóng góp và
hưởng lợi của mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt có sự ưu tiên và quan tâm
đến các nhóm yếu thế.
Sự tham gia của người dân: Đây là yếu tố quan trọng, quyết định sự bền vững
cũng như tính hiệu quả của tiến trình. Người dân cần được biết, được bàn bạc, được
kiếm tra và giám sát cũng như thụ hưởng. Người dân chính là trung tâm của quá
trình phát triền, vừa là động lực, vừa là mục tiêu.
Học tập và làm việc cùng cộng đồng: Nguyên lý này nói về vị trí và vai trò
của tác viên cộng đồng. Các tác viên cộng đồng không được phép áp đặt ý kiến và
quan điểm lên người dân mà cần xuất phát từ quan điểm học tập và làm cùng người
dân để thay đổi. Trong thực hành phát triển cộng đồng, tác viên cộng đồng cần phải
thực hiện ba cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” để học tập từ người dân. Tác viên
cộng đồng phải hiểu biết văn hóa của cộng đồng và tôn trọng các giá trị đó.
Phối hợp các tổ chức trong cộng đồng: Phát triển cộng đồng khác phát triển xã
hội. Nếu như phát triển xã hội hướng đến sự thay đổi thiết chế, tổ chức thì phát triển
cộng đồng không hướng đến mục tiêu đó mà chỉ tập trung tăng cường sự phối hợp
của cộng đồng để tạo ra các nguồn lực tốt hơn cho quá trình phát triển.
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong
công tác xã hội. Khởi nguồn từ lý thuyết tổng quát của Bertalaffy cho rằng mọi
tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và bản
thân các hệ thống này cũng là một phần của các hệ thống lớn hơn. Lý thuyết hệ
15
thống được Pincus và Minahan và các đồng sự áp dụng vào thực tiễn công tác xã
hội và nó được phát triển và hoàn thiện trong công tác thực hành công tác xã hội
bởi Germain và Giterman [24].
Trong công tác xã hội, hai loại thuyết hệ thống nổi bật và quan trọng nhất
là thuyết hệ thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái. Nghiên cứu này sử
dụng thuyết hệ thống sinh thái mà đại diện của nó là Hearn, Siporin, Germain và
Gitterman. Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác của con người
vào môi trường sinh thái mà mình sinh sống. Sự can thiệp vào một điểm bất kì
trong hệ thống sẽ tạo ra sự thay đổi của cả hệ thống.
Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”:
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ
với nhau để hoạt đông thống nhất.” Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào
những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. Công tác xã hội chú ý
đến 3 hệ thống: (1) Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè,
người thân hay đồng nghiệp; (2) Các hệ thống chính thức như cá nhóm bạn bè,
đồng nghiệp, hay các tổ chức công đoàn; (3) Các hệ thống tập trung như của các
tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học…
Các hệ thống luôn có sự tác động lên cá nhân. Có thể đó là sự tác động
tiêu cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó không phải tất cả mọi cá nhân đều có khả
năng tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung
quanh. Như vậy mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ
tồn tại. Các nhóm đối tượng yếu thế chịu sự tác động của nhiều hệ thống và mỗi
cá nhân, mỗi nhóm đặc thù lại có khả năng tiếp cận khác nhau.
Dựa trên những quan điểm của lý thuyết hệ thống, nghiên cứu đi sâu phân
tích mối liên hệ giữa phát triển cộng đồng đối với những đặc trưng về kinh tế,
văn hóa, xã hội của địa phương. Nghiên cứu cũng phân tích sự phù hợp giữa nhu
cầu của nhóm NCT với các dịch vụ đang được đáp ứng, từ đó, xem xét những
kết quả (out put) có tương thích với các nguồn lực (in-put), từ đó, phân tích các
16
nội dung, cách thức mà hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương nên tập
trung để có hiệu quả cao nhất trong trợ giúp NCT.
Nghiên cứu cũng tập trung đi sâu vào các thể chế phi nhà nước trong hỗ
trợ NCT, đó là các hệ thống như gia đình, dòng họ, đoàn thể địa phương, xem
xét sự huy động các nguồn lực từ các hệ thống này và hiệu quả của nó, từ đó đề
xuất các giải pháp tương ứng để phát huy vai trò của cộng đồng trong các hoạt
động trợ giúp NCT. Đây là một đặc thù quan trọng, cần phát huy trong văn hóa
Việt Nam để huy động nguồn lực trợ giúp các nhóm có nhu cầu nói chung và
nhóm NCT nói riêng.
Hình 1.1: Các hệ thống có ảnh hưởng đến hoạt động PTCĐ
đối với người cao tuổi
Đời sống
của NCT
Đặc trưng KT,
VH, XH của CĐ
Chính quyền
địa phương
Hoạt động
PTCĐ
với NCT
Hội NCT
địa phương
Các tổ chức
CTXH
Luật pháp, chính
sách về NCT
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic
psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế
17