Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Nghiên cứu tình trạng sử dụng nhiều thuốc ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Lão khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.55 KB, 108 trang )

LỜI CẢM ƠN

Bước vào con đường nghiên cứu khoa học, đối với tôi hay bất kỳ ai,
quả thực không dễ dàng. Được sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, tôi đã hết sức cố gắng
để có được kết quả hôm nay. Tình cảm của gia đình, tình thầy trò, tình đồng
nghiệp và tình bạn bè tốt đẹp sẽ luôn ở bên tôi trong suốt cuộc đời, động viên
tôi phải cố gắng học tập, làm việc và vươn lên. Tôi xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới:
- Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nội
khoa trường Đại học Y Hà Nội.
- Đảng uỷ, Ban giám đốc, các khoa phòng của Bệnh viện Lão khoa Trung
Ương đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại
bệnh viện.
- Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Đông Anh, các đồng nghiệp tại
đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.BS Vũ Thị
Thanh Huyền - người thầy đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Nội tổng hợp,
Trường Đại học Y Hà Nội đã đào tạo, trang bị kiến thức và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, những người thân trong gia
đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ để tôi có được kết quả như
ngày hôm nay.
Ngô Thị Giang


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATC


Anatomical Therapeutic Chemical

BMI

Body Mass Index

GTNN

Giá trị nhỏ nhất

GTLN

Giá trị lớn nhất

GOT

Glutamic oxaloacetic transaminase

GPT

Glutamate pyruvate transaminase

HCDBTT

Hội chứng dễ bị tổn thương

NSAID

Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs


OR

Odds Ratio: tỷ suất chênh

PTTH

Phổ thông trung học

SD

Standard deviation

SDNT

Sử dụng nhiều thuốc

WHO

World Health Organization


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các biến đổi sinh lý liên quan đến lão hóa.......................................6
Bảng 1.2. Ví dụ về tương tác thuốc – thuốc quan trọng..................................20
Bảng 3.1. Đặc trưng của đối tượng nghiên cứu...............................................39
Bảng 3.2. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo khoa điều trị.....................40
Bảng 3.3. Một số đặc điểm khi nằm viện........................................................41

Bảng 3.4. Đặc điểm số thuốc điều trị..............................................................44
Bảng 3.5. Các nhóm thuốc thường hay sử dụng.............................................46
Bảng 3.6. Liên quan đặc trưng cá nhân và tình trạng SDNT khi xuất viện....50
Bảng 3.7. Liên quan tình trạng bệnh lý và tình trạng SDNT..........................52
Bảng 3.8. Liên quan chỉ số đồng bệnh lý Charlson và tình trạng SDNT........53
Bảng 3.9. Liên quan HCDBTT và tình trạng SDNT.......................................53
Bảng 3.10. Liên quan một số xét nghiệm máu và tình trạng SDNT...............54
Bảng 3.11. Liên quan SDNT và một số yếu tố khác.......................................55
Bảng 3.12. Các yếu tố dự đoán SDNT qua phân tích hồi quy đa biến............56
Bảng 4.1. Các bệnh phổ biến ở người cao tuổi trong một số nghiên cứu.......62
Bảng 4.2. So sánh kết quả tỷ lệ các thành phần của HCDBTT.......................65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Các bệnh lý thường gặp..............................................................42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ HCDBTT...........................................................................43
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm các thành phần HCDBTT...........................................44
Biều đồ 3.4. Tỷ lệ tình trạng SDNT................................................................45
Biểu đồ 3.5. Các thuốc sử dụng nội trú ở bệnh nhân có SDNT .....................48
Biểu đồ 3.6. Các thuốc sử dụng khi xuất viện ở bệnh nhân có SDNT............49
Biểu đồ 3.7. Liên quan tình trạng SDNT với các khoa điều trị.......................51
Biểu đồ 3.8. Liên quan tình trạng SDNT và số ngày nằm viện.......................54
Sơ đồ 1.1. Bậc thang kê đơn tác dụng phụ của thuốc......................................17
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu...............................................................36


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay số người cao tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao và có xu hướng

ngày càng tăng. Theo ban Dân số Liên Hợp Quốc, số người từ 60 tuổi trở lên
tăng từ 672 triệu người năm 2005 lên gần 1,9 tỷ người vào năm 2050. Theo
dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với
tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số
nước ta chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” [1]. Tốc độ già hóa dân số
Việt Nam trong tốp cao nhất châu Á. Theo đó, số lượng bệnh nhân cao tuổi
cũng tăng cao, đặt ra yêu cầu phải phát triển, nghiên cứu đặc thù của chuyên
ngành Lão khoa.
Lão hóa đi kèm với suy giảm chức năng các hệ cơ quan, suy giảm khả
năng duy trì sự cân bằng và ổn định nội môi, suy giảm khả năng thích nghi
của cơ thể, giảm sự hấp thu, sử dụng và dự trữ các chất dinh dưỡng, suy giảm
sức đề kháng của cơ thể, tạo những yếu tố tiền đề cho nhiều bệnh dễ phát
sinh, tiến triển phức tạp, tiên lượng dè dặt. Do vậy người già phải sử dụng
nhiều thuốc trong một thời gian dài. Tình trạng sử dụng đồng thời nhiều loại
thuốc gọi là polypharmacy (tình trạng sử dụng nhiều thuốc – SDNT) [2].
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội – y tế, sự già hóa dân số và quá
trình lão hóa, việc sử dụng đồng thời nhiều thuốc ngày càng tăng, số lượng
thuốc trong các trường hợp SDNT cũng thay đổi từ 2 đến 10 thuốc [3-9]. Tuy
nhiên, tình trạng sử dụng từ năm loại thuốc trở lên đã trở thành một tiêu
chuẩn được công nhận rộng rãi cho tình trạng SDNT trên lâm sàng [5],[10],
[11]. Có nhiều nghiên cứu thống kê tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc ở người cao
tuổi là rất cao: từ 20-40% ở những người trên 65 tuổi [12], tỷ lệ này còn cao
hơn ở bệnh nhân phải điều trị nội trú. SDNT làm tăng tác dụng phụ của thuốc,
tăng tương tác thuốc, tăng sự té ngã, suy giảm chức năng và hàng loạt các hội


7
chứng lão khoa khác [13]. Ngoài ra, do chi phí lớn của việc SDNT dẫn đến
việc sử dụng các thuốc dư thừa giảm giá, gián tiếp làm tăng nguy cơ nhập
viện [14]. Đặc biệt ở người cao tuổi bị hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT

– Frailty Syndrome), hậu quả của các vấn đề liên quan đến thuốc thường phổ
biến và trầm trọng hơn, gây nhiều khó khăn cho việc kê đơn.
Trên thế giới, các các nghiên cứu đã cho thấy sự liên quan của SDNT
với nhiều yếu tố như tuổi [3], giới [10],[7], các tình trạng bệnh tật [15], thói
quen dùng thuốc [16]... của bệnh nhân, các yếu tố liên quan với thầy thuốc
[17], và hệ thống y tế [18]. Ở nước ta tốc độ già hóa nhanh, số người cao tuổi
chiếm tỷ lệ khá cao với nhiều bệnh lý mạn tính, việc mua bán thuốc chưa
kiểm soát được, vẫn tồn tại tình trạng tự điều trị… nên tình trạng SDNT đang
khá phổ biến; song vấn đề SDNT còn chưa được quan tâm thích đáng. Về tình
trạng SDNT, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở nước ta.
Do vậy, nhằm góp phần sáng tỏ thêm vấn đề sử dụng nhiều thuốc,
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nhận xét tình hình sử dụng nhiều thuốc ở
bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương” với hai
mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc ở bệnh nhân điều trị nội trú tại

Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2015.
2.
Nhận xét một số yếu tố liên quan và một số yếu tố dự đoán khả năng
dẫn đến tình trạng sử dụng nhiều thuốc ở nhóm đối tượng trên.


8

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương
1.1.1. Định nghĩa về tình trạng sử dụng nhiều thuốc
SDNT là vấn đề được quan tâm trong lão khoa, thường được phân loại

là một hội chứng lão khoa. SDNT được định nghĩa là việc sử dụng đồng thời
nhiều loại thuốc khác nhau hoặc sử dụng thuốc quá mức, ví dụ như việc sử
dụng một số lượng thuốc vượt quá chỉ định cần thiết, sử dụng một số lượng
lớn các loại thuốc không phù hợp [19].
Định nghĩa này thường không bao gồm các loại thuốc sử dụng tại chỗ,
thuốc thảo dược, các loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, SDNT nên bao
gồm tất cả các loại thuốc, như thuốc theo đơn, thuốc không cần kê đơn,
phương pháp bổ sung thay thế thuốc và chế độ ăn bổ sung.
1.1.2. Một số tiêu chuẩn xác định tình trạng sử dụng nhiều thuốc
Các tác giả đưa ra cách xác định tình trạng SDNT thường dựa trên số
lượng thuốc sử dụng đồng thời, các loại thuốc bao gồm (như thuốc theo đơn,
thuốc không cần đơn, thảo dược, vitamin…) và thời gian sử dụng.
Có nhiều ngưỡng được các tác giả đưa ra để xác định tình trạng SDNT như
≥2 thuốc [20],[3], ≥3 thuốc [4], ≥4 thuốc [5], ≥5 thuốc [6],[10],[11], ≥6 thuốc
[7], ≥7 thuốc [8], ≥9 thuốc [9], ≥10 thuốc [5],[12],[17]. Phần lớn các nghiên
cứu áp dụng ngưỡng sử dụng từ 5 thuốc được kê đơn trở lên là tiêu chuẩn xác
định tình trạng SDNT.
Theo thời gian, số lượng đồng thời sử dụng nhiều loại thuốc tăng lên,
do vậy tiêu chuẩn về số lượng các thuốc cũng thay đổi. Những nghiên cứu
ban đầu về tình trạng SDNT lấy tiêu chuẩn sử dụng đồng thời hai, ba, hoặc
bốn thuốc. Năm 1997, Bjerrum và cộng sự định nghĩa tình trạng sử dụng đồng
thời 2-4 loại thuốc là SDNT mức độ nhẹ, sử dụng từ 5 thuốc trở lên là SDNT
mức độ nặng [6]. Fillit (1999) định nghĩa SDNT là hậu quả không mong


9
muốn do điều trị và của việc sử dụng nhiều thuốc và tương tác thuốc [21].
Năm 2000, Veehof và cộng sự phân loại việc sử dụng từ 2 đến 3 loại thuốc là
SDNT mức độ nhẹ, từ 4 đến 5 thuốc là trung bình, từ 6 thuốc trở lên là nặng
[20]. Năm 2011, Jyrkkä và cộng sự phân loại từ 0 đến 5 thuốc là không có

SDNT, 6 đến 9 thuốc là có SDNT, từ 10 thuốc trở lên là SDNT quá mức [22].
Trong các nghiên cứu hiện nay, việc sử dụng từ 5 loại thuốc trở lên trở
thành ngưỡng tiêu chuẩn cho tình trạng SDNT có liên quan với lâm sàng; mặt
khác, phân loại mức độ sử dụng nhiều thuốc cũng được mở rộng và SDNT
quá mức (sử dụng đồng thời 10 thuốc trở lên) cũng đã được nghiên cứu [12],
[17].
1.1.3. Một số nghiên cứu về tình trạng sử dụng quá nhiều thuốc
1.1.3.1. Thế giới
Theo Berlin Aging Study (BASE) [23], một khảo sát của Đức phân tích
về dân cư sống ở thành thị từ 70 tuổi trở lên từ năm 1990-1993 có tỷ lệ sử
dụng từ 5 thuốc trở lên là 53,7%. Theo BASE, tỷ lệ thuốc bán không cần kê
đơn ở mức cao, làm tăng đáng kể tỷ lệ nguy cơ/lợi ích nói chung.
National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) là khảo
sát diễn ra trên quy mô lớn ở Hoa Kỳ, không chỉ tiến hành các cuộc phỏng
vấn cá nhân và đánh giá vấn đề sử dụng thuốc mà còn cung cấp các dữ liệu
dịch tễ học liên quan đến kê đơn. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ SDNT là 1216% [24]. NHANES III 1996, dựa trên một cuộc khảo sát dân số Hoa Kỳ,
phân nhóm từ 65-74 tuổi và từ 75 tuổi trở lên sử dụng từ 5 thuốc trở lên. Sự
khác biệt giữa hai nghiên cứu trên có thể do khác biệt về phương pháp nghiên
cứu và việc loại trừ vùng nông thôn trong nghiên cứu BASE.
Theo một khảo sát dân số ở Sao Paulo Saude, Bem Estar E
Envelhecimento (SABE), Brazil, nghiên cứu cắt ngang ở 2143 người từ 60
tuổi trở lên sử dụng trên 5 loại thuốc là 25,2% [25]. Theo The Odense


10
Pharmacoepidemiological Database (OPED), Đan Mạch tỷ lệ này là 10%
[26].
Theo Slabaugh (2010), nghiên cứu 887,165 bệnh nhân ngoại trú từ 65
tuổi trở lên, trong đó có 349.689 người (39,4%) ít nhất một lần sử dụng từ 5
thuốc trở lên trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ SDNT tăng lên đáng kể theo

tuổi và số các bệnh mãn tính. Hơn 35% những người SDNT có từ 101 ngày
sử dụng nhiều thuốc trở lên trong năm. Một số thuốc phổ biến là thuốc chống
đông 70,1%; loét trào ngược dạ dày thực quản 48,5%; ức chế men chuyển
angiotensin 37,5%; giảm lipid máu 37,4% [27].
Liên quan với giới, có ba nghiên cứu báo cáo sự khác biệt giữa nam
giới và phụ nữ về số lượng sử dụng thuốc theo đơn. Jo¨rgensen và cộng sự
(2001) báo cáo số thuốc phụ nữ sử dụng trung bình 4,8 và nam là 3,8 [28].
Trong một nghiên cứu dọc, Linjakumpu và cộng sự (2002) [7] cũng cho rằng
phụ nữ sử dụng thuốc kê toa nhiều hơn nam giới, với 81% phụ nữ sử dụng
thuốc so với 74% nam giới trong năm 1990; năm 1998, 93% phụ nữ sử dụng
thuốc so với 82% nam giới. Kaufman và cộng sự (2002) báo cáo rằng tổng số
thuốc sử dụng ở nữ là cao nhất; 12% phụ nữ ≥65 tuổi sử dụng ≥10 loại thuốc,
23% sử dụng ≥5 loại thuốc theo đơn [16].
1.1.3.2.

Việt Nam

Mặc dù tình trạng sử dụng nhiều thuốc rất phổ biến, đặc biệt trên đối
tượng người cao tuổi song ở Việt Nam chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu
về tỷ lệ tình trạng SDNT.
1.1.4. Các thuốc sử dụng phổ biến
Kaufman và cộng sự (2002) báo cáo: các thuốc phổ biến nhất ở những
bệnh nhân lớn tuổi cấp cứu là estrogen liên hợp, levothyroxine,
hydrochlorothiazide, atorvastatin và lisinopril [16]. Một nghiên cứu ở các
bệnh nhân cấp cứu theo Medicare cho thấy các loại thuốc phổ biến nhất được


11
kê đơn trong khoảng thời gian một năm là các thuốc tim mạch, kháng sinh,
thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc giảm lipid máu, và các thuốc tiêu hóa

[29]. Kết quả này có thể lý giải được vì các loại thuốc này phản ánh các bệnh
lý thường xảy ra ở người cao tuổi. Các loại thuốc thuộc nhóm không cần kê
đơn phổ biến nhất ở những người lớn tuổi là thuốc giảm đau (aspirin,
acetaminophen



ibuprofen),

thuốc

ho



thuốc

trị

cảm

lạnh

(diphenhydramine và pseudoephedrine), vitamin và khoáng chất (vitamin
tổng hợp, vitamin E và C, canxi), các sản phẩm thảo dược (sâm, chiết xuất
Ginkgo biloba) [29]. Các thuốc cần kê đơn khác bao gồm các thuốc kháng
acid và thuốc nhuận tràng [30]. Một khảo sát trên người cao tuổi cho kết luận:
các loại thuốc phổ biến nhất là thuốc về tiêu hóa, thuốc trên hệ thần kinh
trung ương (thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, chống hưng cảm)
và thuốc giảm đau (thuốc phiện và nonopioids) [31].

1.2.

Dược động học và dược lực học ở người cao tuổi
Thay đổi dược động học và dược lực học ở người lớn tuổi là những yếu

tố quan trọng cần xem xét khi bàn luận về SDNT. Phản ứng với thuốc khác
nhau theo tuổi, ảnh hưởng của thuốc có thể rất đa dạng và khó dự đoán hơn.
1.2.1. Dược động học
Dược động học liên quan đến sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải
trừ một loại thuốc của cơ thể [32]. Thay đổi sinh lý liên quan đến lão hóa tác
động đến dược động học (xem bảng 1.1). Lão hóa làm tăng nguy cơ tương tác
thuốc – thuốc khi sử dụng nhiều thuốc.
Bảng 1.1: Các biến đổi sinh lý liên quan đến lão hóa
Thay đổi
Tăng acid dịch vị
Giảm làm trống dạ dày
Giảm dòng máu đến các tạng
Tăng lượng mỡ cơ thể
Giảm lượng nạc cơ thể

Tác động
Hấp thu
Chuyển hóa lần thứ nhất
Phân phối


12
Tăng trọng lượng cơ thể
Giảm albumin huyết thanh
Giảm thể tích gan

Giảm dòng máu qua gan
Giảm mức lọc cầu thận
Giảm lượng huyết tương qua thận
Giảm chức năng ống thận

Sự gắn
Chuyển hóa thuốc
Bài tiết thận

Tuổi cao có nhiều liên quan đến sự thay đổi trong quá trình hấp thu
thuốc qua đường tiêu hóa, gắn protein huyết tương và phân phối thuốc; trong
khi những tác động do liều lượng thuốc là rất thấp [33].
Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan giảm ở người cao tuổi [34]. Mức độ
giảm thay đổi giữa các nhóm thuốc, nói chung giảm 30-50% thanh thải thuốc
ở phase I chuyển hóa tại gan [34]. Điều này có thể là do tuổi liên quan với
thay đổi dòng máu ở gan, khối lượng gan và các tế bào nội mô gan chứ không
phải do sự thay đổi các enzym chuyển hóa thuốc do lão hóa [33]. Ở người cao
tuổi, sự giảm thải trừ ở gan làm tăng sinh khả dụng của thuốc khi đã chuyển
hóa qua gan lần thứ nhất và giảm thanh thải thuốc qua gan, có thể gây các tác
dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, cũng có giảm sự hoạt động một số tiền chất,
dẫn tới giảm hoặc chậm tác dụng của thuốc ở bệnh nhân cao tuổi. Chuyển hóa
phase II thông qua con đường liên hợp được duy trì ở những người già khỏe
mạnh nhưng giảm ở người có HCDBTT. Ví dụ như giảm quá trình liên hợp
của paracetamol [35] hay giảm hoạt tính esterase [36] ở những người có
HCDBTT.
Các chất vận chuyển ở gan gần đây đã được cho là yếu tố quyết định
quan trọng trong việc phân phối thuốc, hấp thu và bài tiết mật. Sự thay đổi
biểu hiện và/hoặc chức năng của các chất tiện vận chuyển đã được mô tả cùng
với sự đa hình gen và bệnh tật. Chưa có nghiên cứu về sự biểu hiện của các
chất vận chuyển ở gan của người cao tuổi, nhưng có bằng chứng cho thấy



13
biểu hiện của P-glycoprotein gan tăng ở chuột già, dẫn đến tăng bài tiết mật
[37].
Trong khi hầu hết các thuốc chuyển hóa ở gan, một số thuốc khác lại
chuyển hóa qua các enzyme trong tế bào đường tiêu hóa, chẳng hạn như
Cytochrome P450 tham gia vào chuyển hóa lần thứ nhất của một số loại
thuốc. Sự thay đổi biểu hiện của các enzyme đường tiêu hóa liên quan đến
tuổi vẫn còn chưa được mô tả đầy đủ. Các nghiên cứu trên động vật có bằng
chứng cho thấy biểu hiện Cytochrome P3A tồn tại trong niêm mạc ruột non
của chuột già [38].
Ở người cao tuổi cũng giảm đáng kể độ thanh thải creatinin, ngay cả
khi nồng độ creatinin huyết thanh bình thường. Công thức Cockcroft Gault
thường được sử dụng để ước tính độ thanh thải creatinin ở người lớn tuổi để
điều chỉnh liều duy trì của các thuốc đào thải qua thận có giới hạn điều trị
hẹp, như amioglycoside, digoxin và lithium. Tuy nhiên, công thức Cockcroft
Gault xuất phát từ nghiên cứu những người bị bệnh thận. Xem xét lại các
nghiên cứu gần đây về người cao tuổi khỏe mạnh cho thấy: trong trường hợp
không có bệnh thận, mức lọc cầu thận vẫn được duy trì hợp lý [33]. Gần đây,
các thầy thuốc đã bắt đầu sử dụng công thức thay đổi theo chế độ ăn ở người
bệnh thận để đánh giá chức năng thận, bao gồm cả tuổi, công thức này cho
thấy mối tương quan với mức lọc cầu thận chính xác hơn so với độ thanh thải
creatinin [39]. Tuy nhiên, nó không được công nhận ở những người tuổi quá
cao hoặc khi phải chỉnh liều thuốc đào thải qua thận [40]. Một số nghiên cứu
về ảnh hưởng của lão hóa trên dược động học của lithium, gentamicin [41] và
digoxin [42] không thấy sự thay đổi giảm độ thanh thải thận đáng kể nào.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của tuổi cao đến
sự thanh thải thuốc [43], điều này cho thấy bệnh thận ở người lớn tuổi rất phổ



14
biến, cũng như tỷ lệ cao tình trạng SDNT và các tương tác thuốc tiềm tàng có
ảnh hưởng đến bài tiết ở thận.
1.2.2. Dược lực học
Trong nhiều trường hợp, dữ liệu về dược lực học chủ yếu ở trên đối
tượng người trên 65 tuổi, còn thông tin dành cho những người tuổi rất cao
hoặc bị HCDBTT là những đối tượng mà dược lực học thay đổi gây tác động
rất lớn thì còn thiếu. Dược lực học mô tả tác dụng của thuốc trên cơ thể và
cách thuốc tương tác với các vị trí receptor [32].
Những thay đổi sinh lý theo tuổi trong trường hợp không có bệnh lý
gây ảnh hưởng lên đáp ứng của cơ quan đích. Các nhà dược lý học đặc biệt
quan tâm đến những biến đổi của kênh canxi và thụ thể beta adrenergic theo
tuổi. Điều này có ý nghĩa lâm sàng khi sử dụng các chất đồng vận và đối
kháng của chúng [44]. Ví dụ, đáp ứng beta adrenergic giảm ở người cao tuổi,
đáp ứng làm mạch chậm với labetalol cũng giảm ở người già [45]. Người ta
đã chứng minh được rằng những người già nhạy cảm hơn với tác dụng an
thần của một số loại thuốc do sự thay đổi cả dược động học và dược lực học.
Thí dụ như họ bị mất ý thức với một liều và nồng độ huyết tương propofol
thấp hơn so với những người trẻ tuổi [46]; tăng nhạy cảm với tác dụng an thần
của các benzodiazepine như triazolam [47]. Những biến đổi hệ thống thần
kinh tự động làm người cao tuổi dễ bị hạ huyết áp tư thế [48], có thể trở nên
nghiêm trọng hơn nếu sử dụng thuốc kháng cholinergic và thuốc hạ huyết áp
[49].
Các thay đổi liên quan đến tuổi tại vị trí receptor ảnh hưởng đến số
lượng các thụ thể, khả năng gắn và các phản ứng sinh hóa. Prybys và các
đồng nghiệp mô tả trong nghiên cứu về ảnh hưởng của dược động học và
dược lực học trong quá trình phẫu thuật; các bệnh nhân lớn tuổi cần một nửa



15
liều fentanyl so với những người trẻ tuổi để đạt được hiệu quả tương đương
[32].
1.3.

Các yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc
Có nhiều các yếu tố và các điều kiện khác nhau đã được chứng minh là

có mối liên quan với tình trạng SDNT, nhưng quan hệ nhân quả không phải
luôn luôn được xác định rõ ràng.
1.3.1. Các yếu tố liên quan đến hệ thống y tế
1.3.1.1. Già hóa dân số
Một số yếu tố dẫn đến tình trạng SDNT quá mức có liên quan với sự
phát triển của xã hội và các dịch vụ y tế. Y tế ngày càng phát triển đã góp
phần làm tăng tuổi thọ của người dân. Do vậy, số người cao tuổi đi kèm với
các bệnh mạn tính cũng tăng theo [7].
1.3.1.2.

Phát triển công nghệ và phương pháp điều trị mới

Phát triển y tế đi cùng với tăng số lượng các tình trạng bệnh lý có thể
điều trị được [17] và cải tiến các phương pháp điều trị hiện có [7],[17],[18].
1.3.1.3.

Gia tăng các biện pháp dự phòng

Thêm vào đó, tăng cường sử dụng các chiến lược kê đơn dự phòng sơ
cấp và thứ cấp đã góp phần tăng sử dụng thuốc, do đó, có thể được xem như
là một yếu tố nguy cơ về SDNT [50].
Sự phát triển liên tục của các thuốc mới cùng với sự phát triển chung

của xã hội cũng đã dẫn đến sự gia tăng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe [7]. Hệ quả tiêu cực của sự phát triển này là nhập viện, đây là một yếu tố
nguy cơ của SDNT [8],[20].
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến người bệnh
1.3.2.1. Tuổi
Ngay cả khi phần lớn những đối tượng có SDNT dưới 70 tuổi [51],
nhiều nghiên cứu đã cho thấy số lượng trung bình các loại thuốc tăng lên cùng
với tuổi, vì tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất cho tình


16
trạng SDNT [3],[17],[20]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc các bệnh càng tăng, dẫn
đến một tỷ lệ lớn các loại thuốc được chỉ định điều trị [52]. Ở Thụy Điển, tỷ
lệ SDNT tăng từ 18,4% trong độ tuổi 40 đến 49; 30,2% ở nhóm 50 - 59 tuổi;
42,3% ở nhóm 60 - 69 tuổi; 62,4% ở nhóm 70 - 79 tuổi; 75,1% ở nhóm 80 89 tuổi, và cao nhất 77,7% ở nhóm 90 tuổi trở lên [51]. Số lượng thuốc được
kê đơn trung bình cho mỗi đối tượng trong thời gian nghiên cứu 12 tháng là
7,9 (trung vị là 7, tứ phân vị Q1-Q3 là 4-11) ở nhóm 70 - 79 tuổi; 9,3 (trung vị
là 8, Q1-Q3 là 5-13) ở nhóm 80 - 89 tuổi và 9,7 (trung vị là 9, Q1-Q3 là 6-13)
ở nhóm từ 90 tuổi trở lên [51] .
1.3.2.2.

Giới

Nhìn chung, phụ nữ sử dụng nhiều thuốc hơn nam giới, cùng với tỷ lệ
của tình trạng SDNT cũng cao hơn. Do đó, một số nghiên cứu đã xác định
giới là yếu tố nguy cơ của SDNT [3],[6],[7]. Trong nhóm tuổi cao hơn, nguy
cơ tương đối của tình trạng SDNT giữa nam và nữ được cân bằng với nhau
[10]. Nghiên cứu trên toàn bộ dân số toàn quốc ở Thụy Điển, nguy cơ tương
đối SDNT của nữ so với nam là 3,1 ở nhóm 20-29 tuổi, tiếp đó giảm xuống
còn 1,1 ở nhóm từ 70 tuổi trở lên [51].

1.3.2.3.

Chủng tộc / Dân tộc

Tỷ lệ sử dụng thuốc thay đổi khác nhau tùy theo chủng tộc/ dân tộc. Ví
dụ ở Mỹ, tỷ lệ có SDNT từ 84% ở người Mỹ da trắng đến 57% ở người Châu
Á/ Thái Bình Dương [16]. Vì vậy, có thể giả thuyết rằng chủng tộc/ dân tộc
cũng có thể đại diện cho một yếu tố nguy cơ chung của SDNT.
1.3.2.4.

Các yếu tố kinh tế xã hội

Việc sử dụng thuốc và nguy cơ SDNT cũng có liên quan với tình trạng
kinh tế xã hội của bệnh nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu có các kết quả khác
nhau. Những người không giàu có nguy cơ từng có SDNT [53]. Hệ thống bảo
hiểm tốt đã được chứng minh có liên quan với sử dụng nhiều thuốc [3]. Trình


17
độ học vấn của bệnh nhân cũng là một yếu tố nguy cơ. Một số nghiên cứu cho
rằng cá nhân trình độ thấp tăng nguy cơ sử dụng nhiều thuốc [3]; trong khi
các nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng này và
trình độ học vấn [7].
1.3.2.5.

Tình trạng bệnh tật của người bệnh

Các yếu tố liên quan đến tình trạng lâm sàng của bệnh nhân tương đối
phổ biến trong các nghiên cứu về tình trạng SDNT.
 Đa bệnh lý

Các bệnh lý mạn tính và rối loạn bệnh lý các cơ quan do tuổi dẫn đến cần
thiết phải sử dụng nhiều thuốc. Thí dụ như một người được chẩn đoán là đái
tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là một dẫn chứng lâm sàng
điển hình có chỉ định dùng nhiều thuốc. Tình trạng SDNT thường thấy chủ
yếu ở người cao tuổi do tuổi cao đi kèm với tăng các bệnh mạn tính và giảm
sút tình trạng sức khỏe, vì vậy dẫn tới đa bệnh lý. Đây không phải là vấn đề
hoàn toàn do tuổi tác, nó có thể thấy ở người trưởng thành trẻ tuổi, thậm chí là
trẻ em và thanh thiếu niên có tình trạng đa bệnh lý.
Đa bệnh lý là nguyên nhân chính gây tình trạng SDNT vì các thầy
thuốc được đào tạo phải điều trị tất cả các bệnh theo các hướng dẫn điều trị.
Trong nhiều trường hợp, áp lực phải theo các hướng dẫn điều trị gây khó khăn
cho việc bỏ qua một loại thuốc trong hướng dẫn kê đơn, mặc dù hầu như
không có hướng dẫn điều trị nào dựa trên nền tảng dành cho người cao tuổi
[54].
Sức khỏe kém [3], bệnh mãn tính [55] và các bệnh đặc biệt thay đổi
được chứng minh có liên quan với SDNT [3]. Ví dụ, bệnh lý tim mạch (OR
4,5), thiếu máu (OR 4,1) và bệnh lý hô hấp (OR 3,6) [10]. Các yếu tố có liên
quan đến cả SDNT và sử dụng quá nhiều thuốc bao gồm tự báo cáo tình trạng
sức khỏe kém, đái tháo đường, trầm cảm, đau, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn


18
mạn tính [56]. Trong chín nghiên cứu, trầm cảm, cao huyết áp, thiếu máu,
hen, đau thắt ngực, bệnh túi thừa, viêm xương khớp, bệnh gút và đái tháo
đường có liên quan đến SDNT [3].
 Hội chứng dễ bị tổn thương
Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng dễ bị tổn thương đối với các sang
chấn do sự suy giảm chức năng sinh lý, dẫn tới nguy cơ các kết cục xấu về
sức khỏe bao gồm té ngã, tàn tật, nhập viện và tử vong [57]. Đây là tình trạng
khá phổ biến ở người cao tuổi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên

quan giữa HCDBTT với các bệnh lý như các bệnh mạn tính (bệnh tim mạch,
bệnh thận, đái tháo đường, trầm cảm, suy giảm nhận thức) [58], kích hoạt hệ
thống viêm và đông máu [59], thiếu máu [60] , xơ vữa động mạch [61], rối
loạn chức năng thần kinh tự động [61], bệnh lý nội tiết [62],… Trên người
cao tuổi, đặc biệt trong nhóm có HCDBTT, ngoài tình trạng thường gặp các
bệnh lý mạn tính, còn có sự mắc phối hợp nhiều bệnh (đa bệnh lý). Do đó
phải sử dụng nhiều thuốc điều trị.
1.3.2.6.

Điều trị thuốc

Các nghiên cứu về các loại thuốc liên quan với SDNT thường có sự
thay đổi khác nhau, khó khăn để so sánh kết quả bởi vì các thiết kế nghiên
cứu khác nhau. Thuốc tim mạch thường được sử dụng nhiều nhất [10]. Theo
Hovstadius và cộng sự (2010), trong 2,2 triệu người có sử dụng từ 5 thuốc trở
lên, tỷ lệ các loại thuốc là: kháng sinh (48,2%), thuốc giảm đau (40,3%),
thuốc an thần (35,9 %), chống đông (33,4%), chẹn beta (31,7%) [63].
1.3.2.7.

Thói quen sử dụng thuốc

Tự điều trị là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tình trạng sử dụng
nhiều thuốc [4]. Nhiều bệnh nhân sử dụng một lượng lớn các loại thuốc khác
nhau: thuốc theo đơn, thuốc không cần kê đơn, điều trị bổ sung và thay thế ...
Một phần ba số người trên 75 tuổi sống tại nhà riêng của sử dụng ≥3 loại


19
thuốc không cần kê đơn mỗi ngày [4]. Những kiến thức của bác sỹ gia đình về
tổng số thuốc của bệnh nhân đã được chứng minh còn hạn chế [64]. Một

nghiên cứu khác báo cáo, có 24% các loại thuốc theo đơn được sử dụng mà
không có hiểu biết của các bác sỹ gia đình [4]. Tình trạng này là một vấn đề
và không được cải thiện vì thực tế là các bác sĩ thường bỏ qua tất cả những
thuốc mạn tính khi xem xét danh mục thuốc của bệnh nhân [65]. Một yếu tố
phức tạp liên quan đến hành vi của bệnh nhân là việc vay và chia sẻ các loại
thuốc [52]. Những người cao tuổi thường được người thân hay bạn bè cho
biếu thuốc, nhưng họ ít khi đề cập đến các loại thuốc này khi khám bệnh [66].
1.3.2.8. Các yếu tố khác
Ngoài ra, tự nhận thức kém và sự hài lòng về cuộc sống nghèo nàn [7],
suy giảm dinh dưỡng, giảm khả năng hoạt động và khả năng nhận thức [22]
cũng liên quan với SDNT.
1.3.3. Yếu tố liên quan đến thầy thuốc
Đây là một yếu tố liên quan quan trọng, bởi vì các thuốc cần kê đơn
chiếm tỷ lệ lớn trong các thuốc bệnh nhân sử dụng.
1.3.3.1.

Môi trường làm việc

So sánh giữa các nghiên cứu về thực hành khám chữa bệnh, tỷ lệ SDNT
dao động từ gấp bốn lần trong một nghiên cứu gồm 730 bác sỹ gia đình [67]
và gấp sáu lần trong một nghiên cứu khác gồm 173 bác sỹ [68]. Theo Bjerrum
và cộng sự [68], SDNT liên quan với số ít thuốc được bệnh nhân liệt kê, khối
lượng công việc cao, tỷ lệ nhập viện thấp, tỷ lệ kê đơn cao, trung bình số
lượng các thuốc được kê đơn cao. Thời gian thiếu và khối lượng công việc
cao cũng được xem là lý do thuốc được cho trong hồ sơ bệnh án kéo dài hơn
cần thiết [65]. Trình độ đào tạo và năng lực của bác sỹ có ý nghĩa quan trọng
khi điều trị bằng thuốc. Đào tạo không đầy đủ và năng lực yếu là một yếu tố
nguy cơ chặt chẽ cho tình trạng sử dụng quá nhiều thuốc [18]. Tỷ lệ sử dụng
nhiều thuốc là thấp hơn ở bác sỹ nữ (36 trên 1000 bác sỹ nữ so với 46 trên



20
1000 bác sỹ nam) nhưng không thấy mối liên quan với tuổi của bác sĩ hoặc số
năm làm việc [68].
1.3.3.2.

Các hướng dẫn điều trị

Các hướng dẫn điều trị thuốc nhằm mục đích hỗ trợ các thầy thuốc lựa
chọn phương pháp điều trị. Tuy nhiên, các hướng dẫn này có thể là một yếu tố
nguy cơ lớn đối với SDNT, đặc biệt đối với những bệnh nhân có nhiều bệnh
đi kèm [17]. Các hướng dẫn điều trị thường chỉ chú trọng vào một bệnh cụ thể
và do đó, hoạt động có thể như là "máy phát thuốc" cho bệnh nhân có nhiều
bệnh lý. Các bác sĩ tin tưởng vào các hướng dẫn này nhưng rất khó để áp
dụng cho những bệnh nhân có nhiều bệnh [65]. Có thể các hướng dẫn đã góp
phần giải thích xu hướng tăng theo tuổi của tình trạng SDNT, vì bệnh nhân
cao tuổi thường có nhiều bệnh hơn, do đó thường xuyên hơn phải sử dụng
thêm thuốc. Thầy thuốc bị chi phối bởi các yêu cầu khác có liên quan đến
SDNT, ví dụ như áp lực từ người quản lý hoặc áp lực từ các đồng nghiệp phải
sử dụng nhiều loại thuốc và rút ngắn thời gian nằm viện (55).
1.3.3.3.

Thói quen kê đơn

Việc kê đơn của thầy thuốc dẫn đến tình trạng sử dụng quá nhiều thuốc
của bệnh nhân. Niềm tin và quan điểm nhận thức là bệnh cần phải được điều
trị bằng thuốc, do đó một lần đi khám bác sĩ thường kết thúc với một toa
thuốc, đã góp phần gây tình trạng SDNT [55]. Khi đánh giá lại danh mục các
thuốc của bệnh nhân, nhiều bệnh nhân được kê đơn các loại thuốc không cần
thiết [3],[18] và một số các loại thuốc này là trùng lặp nhau [3]. Thêm vào đó,

tỷ lệ thuốc không hợp lý đã được chứng minh là tăng cùng với số lượng thuốc
[69].
Các nhà chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng có thể góp phần gây SDNT.
Ví dụ, bệnh nhân thường đến trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu
và mong muốn được kê đơn thuốc điều trị bệnh. Larsen và Hoot Martin


21
(1999) báo cáo rằng khoảng 75% các bệnh nhân này đều được kê đơn về [70].
Một nguyên nhân dẫn đến điều này liên quan trực tiếp đến tiếp thị cho người
tiêu dùng của các công ty dược phẩm. Một thí dụ là, sau khi bệnh nhân được
tiếp xúc với một quảng cáo về thuốc, bệnh nhân đó có thể yêu cầu các nhà
chăm sóc sức khỏe ban đầu kê một biệt dược cụ thể trong khi thực tế không
cần sử dụng loại thuốc đó. Prybys (2002) lưu ý rằng kê một đơn thuốc thường
dễ dàng hơn là dành thời gian giáo dục cho người bệnh [32]. Trong thời đại
của khám chuyên khoa, các khách hàng lớn tuổi thường có nhiều nhà chăm
sóc sức khỏe kê đơn mà không có sự phối hợp giữa các phác đồ thuốc.
1.3.3.4. Hiểu sai tác dụng phụ
Tình trạng sử dụng nhiều thuốc cũng liên quan với “các bậc kê đơn”
(prescribing cascades) do hiểu sai tác dụng phụ của thuốc [52]. Nhiều trường
hợp, các thuốc này được kê để điều trị triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc
khác. Trong tình huống này, những triệu chứng đó là sai lầm kê đơn vì tác
dụng chính của thuốc lại gây các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Rochon và
Gurwitz giải thích vấn đề này bằng thuật ngữ “các bậc kê đơn” [71]. Bậc
thang kê đơn là sự thay đổi trong kê đơn thuốc để ngăn ngừa triệu chứng do
tác dụng phụ của thuốc kê trước đó mà không hiểu đó là do tác dụng phụ (sơ
đồ 1.1). Bậc thang kê đơn không hợp lý thường phổ biến hơn ở trường hợp đa
bệnh lý triệu chứng không điển hình, phải chẩn đoán bệnh dựa trên phỏng
đoán, loại trừ và điều trị theo triệu chứng. Thêm vào đó, tồn tại một thực trạng
là ở người cao tuổi thường không có triệu chứng rõ ràng, tình trạng bệnh

không điển hình gây khó khăn cho chẩn đoán. Ví dụ như chóng mặt, mệt mỏi
là các triệu chứng thường thấy ở người cao tuổi, là dấu hiệu của rất nhiều
bệnh lý tiềm ẩn song cũng có thể chỉ là tác dụng phụ của thuốc hay sử dụng.
Mỗi triệu chứng mới xuất hiện ở người cao tuổi phải được thăm khám cẩn
thận về nguyên nhân chính do các thuốc đang sử dụng, đặc biệt trong trường
hợp đa bệnh lý.


22

Thuốc 1
Hiểu sai
tác dụng
phụ là một
vấn đề độc

Thêm
thuốc khác

Hiểu sai
tác dụng
phụ là một
Sơ đồ 1.1: Bậc thang kê đơn
vấn đề độc
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu tác dụng phụ của thuốc có khả năng xảy ra, phải lưu ý các thuốc
không kê đơn đã sử dụng. Dùng các thuốc không kê đơn thường bị bỏ qua
trong tiền sử, phải khai thác các thuốc này rõ ràng. Hơn nữa, sử dụng thuốc
thảo dược và các chế phẩm cũng gây ra tác dụng phụ, thường bị các thầy
thuốc và người bệnh bỏ qua. Sau cùng, các chế phẩm này có thể tương tác với

các loại thuốc khác. Thêm vào đó, nhiều tương tác với thuốc chuyển hóa qua
cytochrome P450 đã được mô tả. Các chất sử dụng và khuyến cáo dùng kết
hợp hoặc thay thế thuốc không phải luôn giống giả dược, thường có thể chứa
hợp chất khá phức tạp như alkaloid nên có nhiều nguy cơ tương tác thuốc
cũng như tác dụng phụ. Khi bệnh nhân sử dụng thuốc thảo dược và thêm các
loại này vào đơn thuốc, dẫn đến sự không đảm bảo và lo ngại về hậu quả, tỷ
lệ nguy cơ/lợi ích của các thuốc trên thị trường. Các thầy thuốc nên tích cực
xử lý vấn đề này và phải giáo dục, tư vấn, đồng cảm để tìm ra giải pháp tối ưu
và câu trả lời về phương pháp điều trị các vấn đề sức khỏe người bệnh.
1.3.3.5. Ứng xử của thầy thuốc
Yếu tố nguy cơ đối với SDNT còn do thầy thuốc đánh giá về y tế không
phù hợp [17]. Thông tin và sự phối hợp chính xác giữa các bác sĩ gia đình và
bác sĩ bệnh viện là rất quan trọng, bởi thiếu thông tin là một yếu tố nguy cơ
của SDNT [4],[72]. Các vấn đề xảy ra khi thầy thuốc đưa ra các hướng dẫn


23
ngừng sử dụng một loại thuốc không rõ ràng [52],[65] hoặc khi chẩn đoán
không chính xác [18]. Như đã đề cập trước đó, các hướng dẫn về sử dụng
thuốc có thể được coi là “máy phát thuốc”, nhưng sự không tin tưởng của
thầy thuốc vào các hướng dẫn đó cũng được coi là một yếu tố nguy cơ của
SDNT; ví dụ, khi bác sĩ chuyên khoa tâm thần chưa tin tưởng vào nghiên cứu
và khuyến cáo mới về điều trị chống loạn thần tối ưu, vẫn trung thành với
cách kê đơn truyền thống với quá nhiều thuốc [73].
1.3.4. Yếu tố liên quan đến tương tác giữa thầy thuốc và người bệnh
Để điều trị hiệu quả cần sự tương tác tốt giữa thầy thuốc và người bệnh.
Sự tuân thủ điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có dựa trên niềm tin của
người bệnh đối với thầy thuốc. Mối tương tác giữa thầy thuốc – người bệnh là
một yếu tố có thể dẫn tới tình trạng SDNT. Những bệnh nhân không cung cấp
đủ toàn bộ các loại thuốc của mình cho thầy thuốc có nguy cơ bị SDNT cao

hơn [64]. Thiếu sự liên tục giữa các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác nhau có
thể là một yếu tố nguy cơ của SDNT, vì một bệnh nhân với nhiều nhân viên y
tế, nhiều người kê đơn hoặc nhiều dược sỹ có nguy cơ bị SDNT cao hơn [3],
[20].
1.4.

Nguy cơ của tình trạng sử dụng nhiều thuốc không cần thiết
Theo Schamader và cộng sự (2004), nghiên cứu 834 bệnh nhân ngoại
trú, số lượng thuốc không cần thiết trung bình hàng ngày là 0,65 [74]. Một
nghiên cứu 384 cựu chiến binh cao tuổi có hội chứng dễ bị tổn thương cho
thấy 44% bệnh nhân có ≥1 loại thuốc không cần thiết khi ra viện [15].
Nguyên nhân cho việc sử dụng thuốc không cần thiết bao gồm không có chỉ
định (32%), ít hiệu quả (18%), trùng lặp điều trị (7%). Các loại thuốc không
cần thiết thường sử dụng là thuốc về tiêu hóa, thần kinh trung ương, dinh
dưỡng/ chất khoáng. Một nghiên cứu gần đây khác tiến hành trên 196 bệnh


24
nhân ngoại trú từ 65 tuổi trở lên là cựu chiến binh cho kết quả 64% sử dụng
không đủ liều, 42% gồm cả không đủ liều và không cần thiết [75].
Chưa có nghiên cứu được tìm thấy trong các tìm kiếm tài liệu về liên
quan giữa sử dụng thuốc không cần thiết với các kết cục sức khỏe. Tuy nhiên,
dường như sử dụng thuốc không cần thiết liên quan đến tăng chi phí thuốc.
1.5.
Hậu quả của tình trạng sử dụng nhiều thuốc
1.5.1. Tương tác thuốc
Hiệu quả của một loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc
khác (tương tác thuốc - thuốc), thực phẩm, đồ uống, chất bổ sung (tương tác
dinh dưỡng – thuốc), và một bệnh (tương tác thuốc - bệnh).
Tương tác thuốc bao gồm tất cả các loại thuốc theo đơn, thuốc không cần kê

đơn và phương pháp thay thế thuốc. Trên lý thuyết, nguy cơ tương tác thuốc –
thuốc làm tăng theo cấp số nhân cùng với số lượng thuốc sử dụng [52]. Ví dụ,
nếu có 5 loại thuốc thì có thể 10 tương tác một đối một, 10 loại thuốc có thể
có 45 tương tác và 15 loại thuốc có thể có 105 tương tác. Ngoài ra, một mối
liên quan giữa số lượng thuốc kết hợp và khả năng tương tác tiềm tàng đã
được chứng minh [82].


25
Bảng 1.2. Ví dụ về tương tác thuốc – thuốc quan trọng
Mức độ tương tác

Hóa học vật lý

Ví dụ

Ý nghĩa lâm sàng

Không tương thích khi pha

và bàn luận
Tránh trộn các dung

trộn các thuốc khác nhau

dịch tiêm

trong một dung dịch
(tramadol và diclofenac,
furosemide và morphine)

Theophilline và muối Mg,

Xem xét sử dụng thuốc

chế phẩm sắt, sữa (tạo phức)

giảm tác dụng phụ, thay
đổi thời gian giữa các
thuốc không tương
thích, xem xét tương tác
thuốc – chất dinh

Đường tiêu hóa

Kháng sinh có thể gây biến

dưỡng
Không sử dụng kháng

đổi hệ vi khuẩn đường ruột,

sinh kéo dài nếu không

gây giảm tổng hợp vitamin

cần thiết; trong trường

K, tăng nguy cơ quá liều

hợp bệnh nặng hoặc bắt


thuốc chống đông đường

buộc phải sử dụng, cho

uống

phép sử dụng thuốc
chống tác dụng phụ thời

Hệ thống vận
chuyển

Hệ thống

Cây cỏ Thánh John và

gian ngắn có kiểm soát.
Quá liều digoxin

digoxin tương tác tại chất

thường bị bỏ qua, thuốc

vận chuyển MDR-1 (P-

thảo dược có thể gây

glycoprotein) làm tăng nguy


tương tác thuốc nghiêm

cơ quá liều digoxin
Carbamazepine và một số

trọng.
Tăng nguy cơ té ngã


×