Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

MÔ TẢ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA BỆNH NHÂN SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT CỘT SỐNG BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.79 KB, 48 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ THU HOÀI
MÔ TẢ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA BỆNH NHÂN
SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG
THẮT LƯNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT CỘT SỐNG
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2014

Hà Nội – 2014


ii

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...........................................................................................................ii
Trang....................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1Đại cương về giấc ngủ............................................................................3
1.2Giấc ngủ của bệnh nhân sau mổ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. .4
1.3Một số can thiệp phổ biến để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân...........9


1.4Những phương pháp đo lường chất lượng giấc ngủ............................11
1.5Khung nghiên cứu.................................................................................12
CHƯƠNG 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........13
2.1Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.......................................................13
2.2Phương pháp nghiên cứu......................................................................13
2.3Các sai số và khống chế sai số.............................................................15
2.4Quá trình nghiên cứu............................................................................15
2.5Khía cạnh đạo đức của đề tài................................................................16
2.6Một số hạn chế của nghiên cứu............................................................17
CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................18
3.1Mô tả đặc điểm đối tượng.....................................................................18
3.2Mô tả chất lượng giấc ngủ ...................................................................20
3.3Mối liên quan giữa các yếu tố đến chất lượng giấc ngủ......................23
CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN............................................................................29
4.1Đặc điểm đối tượng..............................................................................29
4.2Chất lượng giấc ngủ..............................................................................30
4.3Mối liên quan giữa các yếu tố đến chất lượng giấc ngủ......................32
KẾT LUẬN........................................................................................................36


iii

KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................38
1. Young, J.S., et al., Sleep in hospitalized medical patients, part 1: factors
affecting sleep. J Hosp Med, 2008. 3(6): p. 473-82..........................................38
2. Wilson, S. and D. Nutt., Insomnia: guide to diagnosis and choice of
treatment. Prescriber, 2008. 19(8): p. 14-24.....................................................38
3. Hồ Hữu Lương., Những yếu tố liên quan đến thoát vị đĩa đệm, trong Đau
thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. 2001, Nhà xuất bản Y học: 352 Đội Cấn- Ba

Đình- Hà Nội. p. 94-97......................................................................................38
4. Yilmaz, M., Y. Sayin, and H. Gurler, Sleep quality of hospitalized patients
in surgical units. Nurs Forum, 2012. 47(3): p. 183-92.....................................38
5. Tidy, C. Insomnia (poor sleep). 2011, truy cập ngày 25/11/2013 tại trang
web: />6. Ford, D.E. and D.B. Kamerow, Epidemiologic study of sleep disturbances
and psychiatric disorders. An opportunity for prevention? JAMA, 1989.
262(11): p. 1479-84...........................................................................................38
7. Berkeley, M. Lumbar Disc Herniation. Morphopedics 2010; truy cập ngày
10/12/2013 tại trang web: lumbar-discherniation...........................................................................................................38
8. Jo Jordon, K.K., John O'Dowd., Herniated lumbar disc. Clin Evid (Online),
26/03/2009.........................................................................................................38
9. R Prasad, M.H., M Dhakal, K Singh, et al., Epidemiological Characteristics
Of Lumbar Disc Prolapse In A Tertiary Care Hospital. The Internet Journal of
Neurosurgery, 2005. 3.......................................................................................38
10. Kulkarni, A.G., A. Bassi, and A. Dhruv, Microendoscopic lumbar
discectomy: Technique and results of 188 cases. Indian J Orthop, 2014. 48(1):
p. 81-7................................................................................................................38
11. Hồ Hữu Lương., Điều trị Thoát vị đĩa đệm, trong Đau thắt lưng và thoát vị
đĩa đệm. 2001, Nhà xuất bản Y học: 352 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội. p. 178195......................................................................................................................38


iv

12. Nguyễn Vũ., Thoát vị đĩa đệm Cột sống thắt lưng: Các phương pháp điều
trị. 2012, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2013 tại trang web:
/>13. Redline, S., et al., The effects of age, sex, ethnicity, and sleep-disordered
breathing on sleep architecture. Archives of Internal Medicine, 2004. 164(4):
p. 406-418..........................................................................................................38
14. Doǧan, O., Ş. Ertekin, and S. Doǧan, Sleep quality in hospitalized patients.
Journal of Clinical Nursing, 2005. 14(1): p. 107-113.......................................38

15. Reyner, L.A., J.A. Horne, and A. Reyner, Gender- and age-related
differences in sleep determined by home-recorded sleep logs and actimetry
from 400 adults. Sleep, 1995. 18(2): p. 127-34................................................38
16. Tune, G.S., The influence of age and temperament on the adult human
sleep – wakefulness pattern. British Journal of Psychology, 1969. 60(4): p.
431-441..............................................................................................................39
17. Cross, B., Shiftworkers dream of a good sleep, in Edmonton
Journal29/08/1997: Edmonton, Alta, Canada...................................................39
18. Raymond, I., S. Ancoli-Israel, and M. Choinière, Sleep disturbances, pain
and analgesia in adults hospitalized for burn injuries. Sleep Medicine, 2004.
5(6): p. 551-559.................................................................................................39
19. Hoyt, B.D., Sleep in Patients with Neurologic and Psychiatric Disorders.
Primary Care: Clinics in Office Practice, 2005. 32(2): p. 535-548..................39
20. Reid, E., Factors affecting how patients sleep in the hospital environment.
Br J Nurs, 2001. 10(14): p. 912-5.....................................................................39
21. da Costa, S.V. and M.F. Ceolim, Factors that affect inpatients' quality of
sleep. Rev Esc Enferm USP, 2013. 47(1): p. 46-52..........................................39
22. Yoder, J.C., et al., Noise and sleep among adult medical inpatients: far
from a quiet night. Arch Intern Med, 2012. 172(1): p. 68-70..........................39
23. Young, J.S., et al., Sleep in hospitalized medical patients, part 2:
behavioral and pharmacological management of sleep disturbances. J Hosp
Med, 2009. 4(1): p. 50-9....................................................................................39


v

24. Swihart, B.J., et al., Characterizing sleep structure using the hypnogram. J
Clin Sleep Med, 2008. 4(4): p. 349-55..............................................................39
25. Cabiddu, R., et al., Modulation of the Sympatho-Vagal Balance during
Sleep: Frequency Domain Study of Heart Rate Variability and Respiration.

Front Physiol, 2012. 3: p. 45.............................................................................39
26. Pallesen, S., et al., A new scale for measuring insomnia: the Bergen
Insomnia Scale. Percept Mot Skills, 2008. 107(3): p. 691-706........................39
27. Buysse, D.J., et al., The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument
for psychiatric practice and research. Psychiatry Res, 1989. 28(2): p. 193-213.
............................................................................................................................39
28. Nguyễn Kim Việt., Chỉ báo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). 2011;
truy cập ngày 08/11/2013 tại trang web: home/tracnghiem-tam-ly/28-cac-trc-nghim/134-ch-bao-cht-lng-gic-ng-pittsburghpsqi.html............................................................................................................39
29. Zarrabian, M.M., M. Johnson, and D. Kriellaars, The relationship between
sleep, pain and disability in patients with spinal pathology. Arch Phys Med
Rehabil, 2014.....................................................................................................39
30. Patel, A., et al., The negative effect of carpal tunnel syndrome on sleep
quality. Sleep Disord, 2014. 2014: p. 962746...................................................39
31. Maurice M. Ohayon, M.H.S., and Thomas Roth, Consequences of
shiftwworking on sleep duration, sleepness, and sleep attacks. Chronobiology
International, 05/2010. 27(3): p. 575-589.........................................................39
............................................................................................................................39


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN
CSTL
CLGN

Bệnh nhân
Cột sống thắt lưng
Chất lượng giấc ngủ


GN
NREM

Giấc ngủ
Giấc ngủ yên tĩnh

PSQI

(Non-rapid eye movement)
Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh

REM

(Pittsburgh sleep quality index)
Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh

TV

(Rapid eye movement)
Thoát vị

TVĐĐ

Thoát vị đĩa đệm


vii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
1. Danh mục bảng

Hình 1: Mô hình giấc ngủ điển hình của người trưởng thành............................3
Bảng 1.1: Các biện pháp để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân nội trú...............9
Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ BN sau mổ TVĐĐ.....................12
Bảng 2.1: Chỉ số, biến số trong nghiên cứu......................................................14
Hình 3: Sơ đồ nội dung triển khai.............................................15
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học ..................................................................18
Bảng 3.2: Đặc điểm trước mổ...........................................................................18
Bảng 3.3: Phương pháp phẫu thuật và thời gian sau mổ..................................19
Bảng 3.4: Mức độ đau và tư thế thích nghi sau mổ..........................................20
Bảng 3.5: Chất lượng giấc ngủ của BN sau mổ TVĐĐ CSTL.........................20
Bảng 3.6: Điểm tổng và điểm thành phần của 7 lĩnh vực.................................21
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và CLGN...................23
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tình trạng trước mổ và CLGN..........................24
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa phương pháp phẫu thuật, thời gian sau mổ và
CLGN.................................................................................................................25
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa mức độ đau, tư thế thích nghi sau mổ và CLGN
............................................................................................................................26
2. Danh mục hình
Hình 1: Mô hình giấc ngủ điển hình của người trưởng thành...Error: Reference
source not found
Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ BN sau mổ TVĐĐ................Error:
Reference source not found
Hình 3: Sơ đồ nội dung triển khai..................Error: Reference source not found


viii


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại sao chúng ta thường dành tới một phần ba thời gian trong cuộc đời cho
việc ngủ? Ngủ là nhu cầu cơ bản của con người. Ngay cả ở những người khỏe
mạnh, thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả cả về thể chất và tâm lý. Mất ngủ có
liên quan đến tăng huyết áp, suy giảm kiểm soát tư thế, giảm thông khí, tăng các
kích thích giao cảm tim mạch, suy giảm vùng dưới đồi – tuyến yên – thượng thận,
suy giảm miễn dịch và có thể liên quan tới đái tháo đường và béo phì. Thiếu ngủ
không phục hồi làm tăng nguy cơ phát triển lo lắng và rối loạn tâm lý hay hoang
tưởng, đặc biệt ở những bệnh nhân tái phát bệnh cũ. Với những thương tật vật lý,
giấc ngủ không đủ có thể tiếp tục kết hợp với bệnh và làm suy yếu sự phục hồi .
Đối với bệnh nhân nội trú, khi sinh hoạt và điều trị trong môi trường bệnh
viện, họ phải đối mặt với những thay đổi cả về tâm lý, sinh lý và môi trường. Bệnh
nhân nội trú thường gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó, hoặc
thường phàn nàn về việc thức tỉnh sớm và không thể ngủ lại được , . Có rất nhiều
yếu tố là nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ, bao gồm các căn bệnh tiềm ẩn của
bệnh nhân, các phương pháp điều trị, môi trường bệnh viện và tâm lý bệnh nhân.
Rối loạn giấc ngủ thường không được công nhận và không được điều trị trong thời
gian nằm viện, sự gián đoạn giấc ngủ có thể dẫn đến mất ngủ hoặc thiếu ngủ kinh
niên mà không thể phục hồi. Khó khăn trong giấc ngủ được coi là vấn đề thứ cấp
hoặc được hy vọng là sẽ phục giải quyết một cách tự nhiên với sự phục hồi của các
vấn đề khác .
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, chúng tôi muốn
tìm hiểu chất lượng giấc ngủ (CLGN) và những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của
một bộ phận nhỏ bệnh nhân nội trú, đó là bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng (TVĐĐ CSTL). Tại Việt Nam, TVĐĐ xảy ra ở khoảng 30% dân số .
Mổ TVĐĐ CSTL là một đại phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân như đau
đớn, lo lắng,... Điều này tất yếu tác động tới giấc ngủ của họ và có thể ảnh hưởng
không nhỏ đến sự hồi phục sau phẫu thuật .



2

Nghiên cứu về giấc ngủ đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới bằng
những phương pháp đo lường khách quan cũng như những nghiên cứu mà bệnh
nhân tự đánh giá. Tuy nhiên tại Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy nhiều tài liệu
nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân nội trú. Việc chăm sóc và nâng
cao chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân là một trong những vấn đề mà người điều
dưỡng cần quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với hai mục tiêu:
1. Mô tả chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân sau mổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.


3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về giấc ngủ
Ngủ là một trạng thái không hoạt động với sự vô thức và giảm đáp ứng với
các kích thích. Một mô hình đặc trưng của giấc ngủ gồm ba phần chính:
-

Giấc ngủ yên tĩnh (Nonrapid Eye Movement - NREM). NREM được chia
thành 4 giai đoạn. NREM chiếm khoảng 75% đến 80% tổng thời gian ngủ

-

với đặc điểm hoạt động của não tương đối yên lặng và giảm sự chuyển hóa.
Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid Eye Movement - REM). Giấc ngủ
REM là khi não hoạt động rất tích cực, nhưng cơ thể lại mềm mại, ngoài

việc đôi mắt di chuyển nhanh chóng. Hầu hết các giấc mơ xảy ra trong giấc

-

ngủ REM.
Thời gian thức giấc ngắn trong 1 - 2 phút.
Mô hình giấc ngủ này thay đổi đa dạng giữa người này với người khác,

nhưng thường bao gồm khoảng 4-5 giai đoạn của giấc ngủ yên tĩnh xen kẽ với 4-5
giai đoạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh. Ngoài ra có một số lần thức giấc ngắn
xảy ra vào khoảng 2 giờ mỗi lần hoặc lâu hơn, nhưng xảy ra thường xuyên hơn vào
cuối giấc ngủ , .
Biểu đồ dưới đây cho thấy một mô hình giấc ngủ bình thường điển hình của
một người trưởng thành.

Hình 1: Mô hình giấc ngủ điển hình của người trưởng thành
(Nguồn: )


4

Như thể hiện trong biểu đồ, một giấc ngủ bình thường sẽ có một số lần thức
giấc ngắn trong đêm, hầu hết trong số đó là không được ghi nhớ, trừ khi lần thức
giấc đó kéo dài hơn khoảng hai phút. Nếu trong thời gian thức giấc ngắn, có một số
yếu tố gây ra sự tức giận hoặc lo âu, chẳng hạn như tiếng ồn, tiếng ngáy hoặc sợ hãi
vì tỉnh giấc thì sự thức giấc này nhiều khả năng được ghi nhớ .
Trong điều kiện thông thường, có khoảng một trong năm người lớn không có
được giấc ngủ tốt như họ mong muốn. Các hình thái của giấc ngủ kém có thể là:
-


Khó ngủ.
Thức dậy quá sớm.
Thức dậy trong một thời gian dài trong đêm mà không ngủ lại được.
Không cảm thấy sảng khoái sau một đêm ngủ.
Ngủ được coi là thời gian nghỉ ngơi cả về thể chất lẫn tinh thần. Giấc ngủ sâu

được giả thuyết là cần thiết để phục hồi sinh lý. Giấc ngủ REM có liên quan đến,
cần thiết cho việc duy trì tình cảm và cảm giác thoải mái . Nếu có một giấc ngủ
kém, chúng ta có thể mệt mỏi vào ban ngày, giảm sự tập trung, hay cáu gắt và hoạt
động không tốt . Một cuộc khảo sát bệnh nhân ngoại trú cho thấy những người bị
mất ngủ mãn tính có khả năng mắc bệnh trầm cảm nặng gấp 40 lần và khả năng có
rối loạn lo âu gấp 6 lần so với những người không có mất ngủ .
1.2 Giấc ngủ của bệnh nhân sau mổ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.2.1 Bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Cột sống thắt lưng bao gồm năm đốt sống. Nằm giữa mỗi đốt sống là đĩa
đệm. Các đĩa đệm linh hoạt, đàn hồi và bảo đảm chức năng giảm xóc cho cơ thể.
Đĩa đệm được tạo thành từ hai thành phần: các vòng sợi và nhân nhày. Các vòng sợi
là vòng ngoài vững chắc của đĩa, và nhân nhày như chất gel mềm ở giữa đĩa. Thoát
vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường
trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống gây ra hội chứng
thắt lưng hông điển hình. Một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ phàn nàn về
đau lưng và đôi khi đau ở một hoặc cả hai chân. Thông thường, đau được báo cáo là
một cơn đau âm ỉ, đau đớn hoặc ngứa rát. Bệnh nhân sẽ không thể ngồi trong thời
gian dài và hắt hơi, ho, hay cười sẽ làm tăng cơn đau. Đau chân, hoặc đau thần kinh


5

tọa là phổ biến và thường ở mặt sau của đùi, bắp chân, hoặc cả chân tuỳ theo mức
độ ảnh hưởng của thần kinh. Trong trường hợp nghiêm trọng, ruột và bàng quang

có thể bị mất kiểm soát .
TVĐĐ là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Mỹ,
hàng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều
trị lên tới 21 tỉ đô-la. Tại Việt Nam bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số . TVĐĐ
thường gặp nhất ở lứa tuổi 30 - 50, rất hiếm gặp ở người dưới 20 tuổi và người trên
60 tuổi . TVĐĐ CSTL thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới , và ở những
người làm công việc mà cột sống phải vận động quá giới hạn sinh lý, làm việc trong
tư thế gò bó, rung xóc hoặc sau một đợt lao động mang vác nặng đã trở thành các vi
chấn thương đối với đĩa đệm CSTL, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm , , .
TVĐĐ CSTL chủ yếu xảy ra ở hai đĩa đệm cuối L4-L5, L5-S1 do thường xuyên
phải chịu áp lực trọng tải lớn nhất và lại nằm ở vùng bản lề hoạt động của cơ thể , , .
Điều trị TVĐĐ tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như
mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Các phương pháp điều trị bao gồm bảo tồn và can thiệp. Khoảng 90% tổng số bệnh
nhân TVĐĐ có thể điều trị được bằng nội khoa, chỉ có khoảng 10% phải điều trị
bằng phẫu thuật. Phẫu thuật đĩa đệm nhằm mục đích lấy bỏ đĩa đệm thoát vị, giải
phóng chèn ép rễ thần kinh . Các phương pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm: mổ
mở và phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn như: phẫu thuật nội soi lấy thoát vị qua lỗ
liên hợp, lấy nhân TVĐĐ tự động qua da, phẫu thuật qua hệ thống ống nong, sử
dụng sóng cao tần tái tạo nhân nhầy đĩa đệm. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược
điểm riêng, ảnh hưởng đến vết mổ, mức độ đau, thẩm mỹ hay chi phí phẫu thuật .
Những ảnh hưởng khác nhau từ những phương pháp phẫu thuật trên có thể ảnh
hưởng khác nhau đến giấc ngủ bệnh nhân.
1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ bệnh nhân
1.2.2.1 Yếu tố nhân khẩu học
- Tuổi: các nhà khoa học chỉ ra rằng, thời gian ngủ khác nhau giữa mỗi
người. Một số người có thể hoạt động tốt trong ngày và không mệt mỏi với giấc ngủ


6


chỉ 3-4 giờ một đêm. Hầu hết mọi người cần nhiều hơn, trung bình 6-8 giờ mỗi đêm
, . Tuy nhiên, độ tuổi ngày càng tăng thì hiệu quả giấc ngủ cũng giảm đáng kể .
Những người trên 60 tuổi thường xuyên thức giấc hơn , nhiều người trong độ tuổi
70 ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi đêm , .
- Giới: Từ một nghiên cứu được thực hiện với 150 bệnh nhân tại bệnh viện
Đại học Cumhuriyet, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khoa học đã kết luận rằng, nam giới có
chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với phụ nữ vì phụ nữ luôn phải quan tâm nhiều hơn
về việc không thực hiện nhiệm vụ ở nhà và chăm sóc gia đình trong thời gian ở viện
. Một số nghiên cứu khác báo cáo rằng, phụ nữ thức giấc nhiều lần hơn, tổng thời
gian tỉnh giấc trong đêm nhiều hơn và chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn nam giới ,
.
- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng đến giấc ngủ vì hành vi của người
dân về ngày không làm việc khác với ngày làm việc bình thường. Đối với hầu hết
người lao động, ngày làm việc giấc ngủ ngắn hơn ngày không làm việc. Các công
việc theo ca ngày - đêm hay đột xuất tất yếu ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ.
Nghiên cứu trên nhóm người lao động làm việc theo ca tại Canada, các nhà khoa
học đưa ra kết luận: người lao động làm việc theo ca không bao giờ có giấc ngủ đủ,
rất ít trong số họ thực sự có được giấc ngủ tám giờ như họ cần, vì vậy một giấc ngủ
ngon trở thành nỗi ám ảnh . Giấc ngủ ở những người lao động nặng (như người
nông dân hay thợ xây....) cũng sẽ khác với giấc ngủ của những nhân viên văn
phòng, cảnh sát, hoặc bác sĩ.
1.2.2.2 Tình trạng bệnh
- Đau: Với bệnh nhân sau phẫu thuật, đau là điều không thể tránh khỏi.
Trong một nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của cơn đau vào giấc ngủ bệnh nhân, đau
liên quan tới tăng thức giấc liên tục và kéo dài khoảng thời gian thức trong đêm.
Ngày hôm sau, những bệnh nhân này có khả năng chịu đau kém và cường độ đau
cao hơn, hơn nữa, mức độ đau và thuốc giảm đau trong ngày đều là những tiên đoán
quan trọng cho một giấc ngủ kém vào đêm sau .



7

Người ta thấy rằng với đường mổ càng lớn, bệnh nhân sẽ càng đau đớn sau
mổ và khả năng xảy ra biến chứng càng cao, từ đó đã nghĩ cách làm cho đường mổ
phải nhỏ đến mức tối đa. Các phương pháp phẫu thuật hiện nay áp dụng tại Khoa
Phẫu thuật Cột sống Việt Đức bao gồm mổ mở và các phương pháp ít xâm lấn.
Phương pháp mổ mở truyền thống với vết mổ dài hơn và thường gây đau cho bệnh
nhân hơn.
Với bệnh nhân sau mổ TVĐĐ CSTL, do đau hoặc lo sợ ảnh hưởng đến vết
mổ, họ thường chịu đựng nằm ở những tư thế cố định, ít ảnh hưởng đến cột sống
hoặc cố gắng thích nghi với những tư thế giảm đau đớn. Vì vậy tư thế nằm, việc lăn
trở cũng như giường nằm của bệnh nhân sau mổ cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ
của họ. Nhiều bệnh nhân không thể thay đổi tư thế hoặc nằm thoải mái trên cáng tại
bệnh viện, một số không thoải mái khi sau mổ nằm trên giường không cố định hoặc
quá cao.
- Bệnh lý khác: Ngoài rối loạn giấc ngủ chính như là ngưng thở khi ngủ thì
nhiều bệnh khác có thể trực tiếp ảnh hưởng đến giấc ngủ sinh lý. Các bệnh khác làm
gián đoạn giấc ngủ bao gồm suy tim xung huyết, đái tháo đường, bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính, trào ngược dạ dày, bệnh tim mạch, rối loạn tuyến giáp, bệnh thận,
bệnh gan nặng . Bộ não và hệ thống dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong việc
điều hòa giấc ngủ. Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tăng nguy cơ mắc rối loạn giấc
ngủ. Bệnh nhân bị mất trí nhớ, rối loạn thoái hóa thần kinh, động kinh và chấn
thương sọ não có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn và bệnh nhân đột quỵ có thể phát
triển mất ngủ, giảm giấc ngủ sâu, buồn ngủ ban ngày quá mức và có nguy cơ cao
hơn cho tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ trong vài tháng đầu tiên sau đột quỵ .
- Thuốc điều trị và các chất: Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ví dụ: thuốc lợi tiểu, một số thuốc chống trầm cảm, một số viên thuốc giảm béo,
thuốc giảm đau chứa caffeine, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin.... Bên cạnh
việc dùng các thuốc điều trị, nhiều bệnh nhân còn sử dụng nhiều sản phẩm chứa các

chất kích thích gây ảnh hưởng tới giấc ngủ như: rượu (mặc dù ban đầu hỗ trợ giấc
ngủ, nhưng khi chuyển hóa thì tác dụng ngược lại, làm gián đoạn giấc ngủ thường


8

xuyên hơn, có thể đi kèm với tim đập nhanh, đổ mồ hôi dữ dội và những cơn ác
mộng), caffeine (chứa trong trà, cà phê, một số loại nước giải khát... có thể làm
hỏng giấc ngủ REM), nicotin (trong thuốc lá, gây khó ngủ, đồng thời gây rối loạn
giấc ngủ cho một hoặc hai đêm) .
1.2.2.3 Yếu tố tâm lý
Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ bao gồm tình trạng căng thẳng,
cảnh giác hay sợ hãi vào ban đêm. Những bệnh nhân bị rối loạn lo âu cũng thường
phàn nàn về giấc ngủ kém . Bệnh nhân nội trú thường phải đối mặt với khá nhiều
mối lo như viện phí, lo lắng cho tình trạng bệnh tật, mối quan tâm về công việc hay
gia đình. Môi trường bệnh viện cùng với những người xa lạ trong phòng bệnh làm
gia tăng sự cảnh giác ở bệnh nhân. Sự lo lắng, cảnh giác khiến họ khó đi vào giấc
ngủ cũng như dễ gặp ác mộng .
Ngoài ra, giấc ngủ kém đôi khi do trầm cảm. Bệnh nhân thường chán nản,
thờ ơ, thiếu tập trung và suy nghĩ tiêu cực. Ước tính có khoảng 65% BN mắc trầm
cảm có khó ngủ, thường xuyên thức giấc và bị tỉnh giấc vào sáng sớm .
1.2.2.4 Yếu tố môi trường
Điều chỉnh giấc ngủ là sự cân bằng giữa yêu cầu hằng định nội môi của cơ
thể và điều hòa nhịp sinh học hay đồng hồ sinh học. Máy tạo nhịp sinh học quyết
định sự bắt đầu và kết thúc của giấc ngủ. Nó được quy định một phần bởi các kích
thích môi trường, chẳng hạn như ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ phòng .
- Tiếng ồn: Mức độ tiếng ồn cao trong bệnh viện từ lâu đã được coi là một
tác nhân gây rối loạn giấc ngủ. Tiếng ồn do nói chuyện lớn, do âm thanh phát ra từ
máy móc như máy theo dõi, các hoạt động của nhân viên vệ sinh, tiếng bước chân
của nhân viên trong đêm hay thậm chí tiếng ngáy của bệnh nhân trong phòng đều có

thể làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ .
- Ánh sáng: Ánh sáng trong đêm không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ mà nó
còn có thể gây ra rối loạn trong tổ chức sinh học của chu kỳ tỉnh-thức. Nhiều bệnh
nhân không thể ngủ được với ánh đèn điện trong phòng bệnh. Theo nghiên cứu của


9

Da Costa và M.F. Ceolim, ánh sáng quá mức làm phiền đến giấc ngủ của 34,2%
trong tổng số 117 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Brazil .
- Nhiệt độ: Nhiệt độ phòng bệnh có ảnh hưởng tới giấc ngủ bệnh nhân. Điều
này thường xảy ra vào ban đêm, người bệnh thường phải thức dậy vì cảm thấy quá
lạnh hoặc quá nóng .
- Các hoạt động chăm sóc bệnh nhân của điểu dưỡng trong đêm cũng thường
can thiệp vào giấc ngủ bệnh nhân. 33,3% trong 117 bệnh nhân trong một nghiên
cứu bị làm phiền giấc ngủ bởi nhân viên điều dưỡng . Có thể là hoạt động chăm sóc
cho chính bệnh nhân hoặc cho các bệnh nhân khác trong phòng bệnh, nhưng đều
gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ.
Ngoài những yếu tố trên, việc giường nằm hay trang phục bệnh viện không
thoải mái cũng là một trong những phàn nàn của bệnh nhân trong giấc ngủ.
Tuy nhiên, việc đo lường một cách khách quan các yếu tố như tiếng ồn, ánh
sáng,… đòi hỏi phải có máy móc, phương tiện đo cho một nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì
vậy trong một số nghiên cứu, các yếu tố này được đánh giá dựa trên ý kiến chủ
quan của bệnh nhân.
1.3 Một số can thiệp phổ biến để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân
Quản lý rối loạn giấc ngủ gồm nhiều yếu tố, bao gồm những phương pháp
điều trị không dùng thuốc và những phương pháp điều trị dược lý.
Các biện pháp cải thiện giấc ngủ không dùng thuốc hiện được áp dụng khá đa
dạng, phần lớn trong số chúng được thừa nhận và áp dụng một cách rộng rãi một
cách tự phát hoặc với sự hỗ trợ của điều dưỡng (Bảng 1.1) .

Điều trị bằng thuốc có thể cần thiết để điều trị rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên
thuốc ngủ thường không được khuyến cáo vì những tác dụng không mong muốn.
Thuốc ngủ không phải là cách tốt nhất để giúp đỡ về vấn đề giấc ngủ bởi vì chúng
rất dễ gây nghiện và thường không còn tác dụng khi sử dụng thường xuyên .
Bảng 1.1: Các biện pháp để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân nội trú


10

Nguyên
nhân
Ánh sáng

Các biện pháp cải thiện giấc ngủ
Cung cấp mặt nạ mắt.
Khuyến khích tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng trong ngày.

Nhiệt độ

Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp và cung cấp chăn khi cần

Tiếng ồn

Kiểm soát mức âm lượng tivi phù hợp.
Kịp thời đáp ứng với tiếng báo động trên máy theo dõi, thiết lập
màn hình báo động tự động nếu thích hợp.
Khuyến khích nhân viên chuyển máy nhắn tin hay các thiết bị điện
tử khác sang chế độ rung vào ban đêm.
Gửi dấu hiệu nhắc nhở nhân viên và khách thăm để giảm thiểu các
cuộc trò chuyện tại giường hoặc gần giường.

Tuân thủ nghiêm ngặt giờ thăm viếng, hạn chế số lượng khách tại
một thời điểm.
Cung cấp nút tai.

Thuốc và các

Yêu cầu bệnh nhân tắt chuông điện thoại khi hết giờ thăm.
Hạn chế mức thấp nhất thuốc gây ngủ cho bệnh nhân. Cố gắng tách

chất

bệnh nhân ra khỏi việc dùng thuốc ngủ trước khi ra viện.
Thay đổi phác đồ điều trị giúp cải thiện giấc ngủ, ví dụ tránh các
thuốc lợi tiểu vào ban đêm nếu có thể.

Ảnh hưởng

Không sử dụng cà phê, trà, hút thuốc sau 18 giờ.
Giảm thiểu tắm rửa, thay băng và các hoạt động khác vào ban đêm.

của phương

Tối ưu hóa kiểm soát đường huyết vào ban đêm.

pháp điều trị

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày: không ăn uống gì sau 20h, đầu

Lo lắng


giường cao 30 độ…
Khuyến khích khách thăm giảm thiểu thảo luận về các chủ đề gây
lo lắng trước giờ đi ngủ.

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu còn đề xuất một số biện pháp nhằm cải
thiện giấc ngủ như:


11

-

Không có bất kỳ thực phẩm, thuốc hoặc đồ uống có chứa caffein hoặc các
chất kích thích trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ.

-

Không có một bữa ăn nặng trước khi đi ngủ (một bữa ăn nhẹ có thể hữu ích).

-

Tạo thói quen: Cố gắng để có được thói quen giữ tỉnh táo ban ngày và buồn
ngủ vào ban đêm, cơ thể sẽ tạo ra một nhịp điệu sinh học. Nếu không có các
vấn đề mệt mỏi, không nên ngủ hoặc chỉ ngủ một thời gian ngắn trong ngày.

-

Tập thể dục thường xuyên vào ban ngày. Tuy nhiên không nên tập thể dục
gần giờ đi ngủ.


-

Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ.

-

Phòng ngủ chỉ để ngủ, không có ti vi, sách báo hay tạp chí…không sử dụng
phòng ngủ cho hoạt động như làm việc, ăn uống hay truyền hình , .

1.4 Những phương pháp đo lường chất lượng giấc ngủ
1.4.1 Phương pháp đo lường khách quan
Phương pháp đo lường khách quan thường được áp dụng phổ biến hiện nay
là hypnogram. Hypnogram là một đồ thị ghi lại các giai đoạn của giấc ngủ như một
hàm theo thời gian. Việc sử dụng hypnogram như là một phương pháp hiệu quả để
hình dung khoảng thời gian của từng giai đoạn của giấc ngủ, cũng như số lượng các
hiệu ứng chuyển tiếp giữa các giai đoạn. Hypnogram thường được thu từ các bản
ghi trực quan từ điện não đồ (Eelectroencephalogram - EEG), đồ thị ghi lại chuyển
động của mắt (electrooculography - EOG) và điện cơ đồ (electromyography EMG). Kết quả của ba nguồn được ghi đồng thời trên một đồ thị bằng một màn
hình hoặc máy tính là một hypnogram , .
1.4.2 Phương pháp đo lường chủ quan
Hiện nay có nhiều phương pháp đo lường giấc ngủ chủ quan như Thang đo
mất ngủ Athens (Ethens Insomia Scale - AIS), chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
(Pittsburgh Sleep Quality Index – PSQI), thang đo thiếu ngủ Epworth (Epworth
Sleepiness Scale - ESS), thang đo mất ngủ Bergen (Bergen Insomia Scale – BIS)…
được áp dụng thích hợp tại các quốc gia .
Trong đó, chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) được coi là một công
cụ hữu hiệu cho nghiên cứu và thực hành tâm thần . PSQI được sử dụng rộng rãi và


12


đã được dịch ra 56 thứ tiếng (đến thời điểm tháng 11 năm 2013). Tại Việt Nam,
thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh bằng tiếng Việt dựa trên bản gốc
đang được Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia sử dụng . Chỉ số chất lượng giấc
ngủ Pittsburgh (PSQI) là một bộ câu hỏi tự đánh giá nhằm đánh giá chất lượng và
rối loạn giấc ngủ trong một khoảng thời gian 1 tháng. Mười chín câu hỏi chia thành
bảy lĩnh vực: thời gian ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, mức độ khó ngủ, mức ảnh hưởng
đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ, hiệu suất giấc ngủ, tự đánh giá, sử dụng thuốc
ngủ. Tổng điểm cho những bảy lĩnh vực này là điểm tổng được báo cáo.
1.5 Khung nghiên cứu
Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ BN sau mổ TVĐĐ
Đặc điểm nhân khẩu học
Đ


Tuổi
Giới
Nghề nghiệp

Yếu tố môi trường
Tiếng ồn
Ánh sáng
Nhiệt độ

Yếu tố tâm lý
Lo lắng, sợ hãi
Trầm cảm

Tình trạng bệnh
T

ì

Bệnh lý TVĐĐ
Đau
Bệnh lý khác
Thuốc và các
chất

Chất lượng giấc ngủ
Thời gian ngủ
Tỉnh giấc giữa
đêm
Mức độ khó
ngủ
Mức
ảnh
hưởng đến hoạt động
ban ngày do thiếu ngủ
Hiệu suất giấc
ngủ
Tự đánh giá
Sử dụng thuốc
ngủ


13

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các bệnh nhân được mổ TVĐĐ CSTL tại khoa Phẫu thuật Cột
sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 17/02/2014 đến 08/05/2014.
2.1.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
-

Được chẩn đoán xác định là TVĐĐ CSTL, đã được phẫu thuật mổ lấy thoát

-

vị và đã trải qua ít nhất một đêm ngủ sau phẫu thuật.
Điều trị nội trú tại khoa Phẫu thuật cột sống - Bệnh viện Việt Đức.

2.1.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
-

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu này trước đó (trường hợp bệnh nhân tái
nhập viện trong thời gian thu thập số liệu).

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2 Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi nghiên cứu chất lượng giấc ngủ bệnh nhân được phát triển dựa
trên bộ câu hỏi gốc Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh - PSQI) và cân nhắc đến
bản dịch tiếng Việt được sử dụng tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện
Bạch Mai , thêm vào đó là dựa trên phần tổng quan tài liệu của nghiên cứu này. Bộ

câu hỏi đã được góp ý, chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn và một số bác sĩ và điều
dưỡng viên tại khoa, sau đó được thử nghiệm trên một số sinh viên tại trường, một
số bệnh nhân tại khoa và được hoàn chỉnh với hai phần (phụ lục trang 42):
Phần 1: Phần hành chính và các câu hỏi liên quan đến tình trạng sau mổ của
bệnh nhân.


14

Phần 2: Phần câu hỏi về chất lượng giấc ngủ bệnh nhân:
-

Đánh giá chất lượng giấc ngủ bệnh nhân sau mổ.

-

Bao gồm 19 câu hỏi tự đánh giá, được chia thành 7 lĩnh vực trên thang điểm
từ 0-3 điểm (Phần hướng dẫn tính điểm được đề cập trong phụ lục, trang 46):








Thời gian ngủ
Tỉnh giấc giữa đêm
Mức độ khó ngủ
Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ

Hiệu suất giấc ngủ
Tự đánh giá
Sử dụng thuốc ngủ

Chất lượng giấc ngủ sẽ được báo cáo dưới hai dạng là:
-

Điểm tổng chung của các câu hỏi từ 0-21 hoặc

-

Hai nhóm "chất lượng giấc ngủ kém" hay "chất lượng giấc ngủ tốt":
TỔNG điểm PSQI ≤ 5 liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt.
TỔNG điểm PSQI > 5 liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém.

2.2.3 Chỉ số, biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Chỉ số, biến số trong nghiên cứu
STT
1

2

3

Chỉ số, biến số
Yếu tố nhân khẩu học
- Tuổi
- Nghề nghiệp
- Giới tính
Các yếu tố môi trường

- Nhiệt độ
- Ánh sáng
- Tiếng ồn
- Giường nằm, trang phục…
Tình trạng bệnh
- Tên bệnh chính
- Thời gian sau mổ
- Phương pháp phẫu thuật
- Tư thế nằm
- Lăn trở
- Đau
- Thuốc sử dụng

Công cụ
thu thập
Bộ câu hỏi

Kỹ thuật
thu thập
Tham khảo hồ
sơ bệnh án

Bộ câu hỏi

Phỏng vấn

Bộ câu hỏi

Tham khảo hồ



bệnh

án.

Biến số “đau”
được thu thập
qua thang đánh
giá mức độ đau


15

STT

Chỉ số, biến số

Công cụ
thu thập

- Bệnh lý khác
Các yếu tố tâm lý
Bộ câu hỏi
- Lo lắng, sợ hãi
- Trầm cảm
Thói quen ngủ sau mổ của BN
Bộ câu hỏi
- Thời gian đi ngủ, thức dậy,

4

5

thời gian ngủ được
6
Điểm PSQI
2.3 Các sai số và khống chế sai số

Bộ câu hỏi

Kỹ thuật
thu thập
bằng hình ảnh.
Phỏng vấn
Phỏng vấn

Phỏng vấn

2.3.1 Sai số mắc phải:
-

Sai số do điều tra viên: ít kinh nghiệm, bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin,
và sai số khi ghi chép thông tin.

-

Sai số do đối tượng nghiên cứu trả lời: BN không nhớ chính xác, hoặc trả lời
đại khái. Do bệnh nhân không hiểu rõ câu hỏi.

-


Sai số trong quá trình nhập dữ liệu.

2.3.2 Cách khắc phục:
-

Điều tra viên: hiểu rõ bộ câu hỏi

-

Đối với sai số từ đối tượng nghiên cứu: giải thích rõ về mục đích nghiên cứu
và câu hỏi trước khi tiến hành. Hỏi chi tiết, tìm thời gian thích hợp để hỏi.

-

Sai số trong quá trình thu thập: giám sát kiểm tra sai số tại nơi thu thập.

-

Sai số trong quá trình nhập liệu: đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập.

2.4 Quá trình nghiên cứu
2.4.1 Nội dung triển khai
Hình 3: Sơ đồ nội dung triển khai
Phát triển đề cương, bộ câu hỏi
Thông qua hội đồng đề cương
Chỉnh sửa, thử nghiệm bộ câu hỏi và liên hệ khoa
nghiên cứu
Thu thập số liệu



16

Quản lý, nhập và phân tích số liệu
Viết báo cáo
Thông qua hội đồng, chỉnh sửa và nộp thư viện
2.4.2 Thu thập số liệu:
Sau khi xin giấy giới thiệu, liên hệ khoa và nhận được sự chấp thuận, chúng
tôi tiến hành gặp BN, gửi thư ngỏ và phỏng vấn trực tiếp BN. Thời gian thu thập số
liệu từ 17/02/2014 đến 08/05/2014.
2.4.3 Quản lý số liệu
-

Làm sạch số liệu bằng mắt, kiểm soát tất cả các lỗi trong quá trình thu thập dữ
liệu như thiếu dữ liệu, ghi tắt…

-

Các dữ liệu thu thập được mã hóa, nhập vào phần mềm phân tích dữ liệu, mô
tả sơ bộ tần số từng biến để tìm ra các giá trị ngoài khoảng hoặc phi lý… và
chỉnh sửa theo bản gốc.

2.4.4 Phân tích số liệu
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 và được phân tích thử
nhiều lần trong quá trình thu thập. Sau khi hoàn thành thu thập ngày 08/05 với số
liệu đầy đủ, tác giả tiến hành phân tích kỹ lưỡng. Các phân tích đã sử dụng:
-

Phân tích mô tả: với tần số xuất hiện và tỷ lệ phần trăm, trung bình và độ
lệch chuẩn.


-

Phân tích mối liên quan thông qua các bảng chéo và kiểm định Khi bình
phương, T-test, ANOVA. Mức ý nghĩa thống kê lựa chọn cho đề tài này là
p< 0,05 (hay p< 5%).

2.5 Khía cạnh đạo đức của đề tài
Nghiên cứu được tiến hành dưới sự chấp thuận và giám sát của Khoa Điều
dưỡng Hộ sinh và khoa Phẫu thuật Cột sống bệnh viện Việt Đức. Đây là một nghiên
cứu mô tả mà người nghiên cứu chỉ sử dụng bộ câu hỏi để thu thập thông tin mà


17

không có bất cứu can thiệp nào. Người nghiên cứu là sinh viên và không trực tiếp
ảnh hưởng đến quá trình điều trị của BN, do vậy ít ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức.
BN được cung cấp đầy đủ thông tin, giải thích rõ mục đích, ý nghĩa nghiên
cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu thể hiện qua sự ký kết thỏa thuận tham gia
nghiên cứu của các bệnh nhân. BN có quyền không tham gia hoặc ngừng tham gia
nghiên cứu bất cứ lúc nào họ muốn. BN sẽ không gặp bất kỳ rủi ro nào khi tham gia
nghiên cứu này. Những số liệu, thông tin thu thập không được trình bày dưới các ý
kiến cá nhân đơn lẻ, do vậy tính bảo mật được đảm bảo. Mọi dữ liệu sẽ được giữ bí
mật và chỉ những người có trách nhiệm mới được tiếp cận với dữ liệu gốc.
2.6 Một số hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian ngắn: từ giữa tháng 2 năm 2014
đến đầu tháng 5 năm 2014, cỡ mẫu nhỏ nên tính đại diện chưa cao. Mặt khác, BN
sau phẫu thuật thường đau nhiều, thời gian nằm viện ngắn, gặp khó khăn trong việc
hỏi, trả lời, ảnh hưởng lớn đến sai số trong số liệu.
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang do vậy việc tìm hiểu và xác định mối liên
quan giữa các biến gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, bộ câu hỏi chưa được thẩm định

bởi các chuyên gia độc lập và chủ đề nghiên cứu này chưa được tìm thấy ở các
nghiên cứu tại Việt Nam, do vậy hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề chưa
thực sự rõ ràng, hướng nghiên cứu có thể không tốt.


×