Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của cộng đồng dân cư xã các sơn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.77 KB, 33 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, quá trình đô thị hóa nhanh từ khoảng những năm 90 trở lại
đây đã dẫn đến sự mở rộng lãnh thổ của nhiều đô thị trong cả nước. Qúa
trình này đã làm biến đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, từ cơ cấu
tổ chức xã hội, phương thức sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, phân bố dân cư
cho đến đời sống văn hóa của người dân vùng đô thị hóa. Về thực chất có
thể nói đây là quá trình dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu tổ chức xã hội
nông thôn sang tổ chức xã hội đô thị, từ hoạt động nông nghiệp là chủ yếu
sang hoạt động phi nông nghiệp và từ những khuôn mẫu của đời sống văn
hóa nông thôn sang văn hóa đô thị. Những tác động của đô thị hóa ở nước ta
đã và đang tạo nên một bức tranh khá đa dạng về sự biến đổi ở vùng đô thị
hóa.
Như những tỉnh, thành phố lớn của nước ta, quá trình đô thị hóa
nhanh ở Thanh Hóa trong những năm gần đây đã khiến nhiều khu vực ven
đô trở thành nội đô và nhiều làng xã trở thành phố phường. Qúa trình này,
một mặt có những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt của vùng ven đô về
cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống cho người dân nơi đây. Mặt khác cũng
có những tác động tiêu cực và đặt ra những thách thức đến nhiều khía cạnh
khác nhau trong đời sống cộng đồng cư dân vùng ven đô. Đó là những vấn
đề liên quan đến chuyển đổi nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường, bảo đảm an


ninh, gia tăng tệ nạn xã hội và lưu giữ những giá trị văn hóa của người dân
ven đô. Từ góc độ văn hóa cho thấy, ở những vùng này đang có sự đan xen
trong quá trình biến đổi giữa đời sống văn hóa nông thôn với đời sống văn
hóa đô thị, giữa các giá trị truyền thống với giá trị hiện đại. Vì vậy, nếu
không có một định hướng đúng đắn và hợp lý về bảo tồn và phát triển văn
hóa ở vùng chịu tác động của đô thị hóa trên cơ sở nghiên cứu truyền thống
lịch sử, văn hóa của những vùng này sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong phát
triển và mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp. Xuất phát từ những lý do trên ,


tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “ Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của
cộng đồng dân cư xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu một số biến đổi văn hóa trong cộng
đồng cư dân tại xã. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm
khuyến khích những yếu tố tích cực và giảm thiểu yếu tố tiêu cực trong đời
sống văn hóa ở một số làng xã đang chịu sự tác động của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của cộng đồng dân cư xã Các Sơn,
3.2.
3.3.
3.4.

huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Khách thể nghiên cứu
Người dân ở xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Không gian nghiên cứu
Tại xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 5/10/2015 đến ngày
15/11/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đề tài sử dụng các phương pháp xã hội
học sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp điền dã trong xã hội học
- Phương pháp quan sát
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, taì liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa
Chương 2: Sự biến đổi văn hóa của cộng đồng cư dân xã Các Sơn, huyện
Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Kết quả và bình luận

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa


1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Các Sơn là xã bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc huyện Tĩnh Gia, có
đường 512 nối từ Quốc lộ 1A đi đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc –
Nam chạy qua xã dài 3,3km. Phía Đông giáp xã Hùng Sơn, Định Hải, phía
Tây giáp xã Yên Mỹ ( huyện Nông Cống ), phía Nam giáp núi Các và xã
Phú Sơn, phía Bắc giáp xã Tượng Sơn ( huyện Nông Cống ). Khoảng cách
từ đường Quốc lộ 1A đến trung tâm xã là 10km.
Xã Các Sơn chia thành hai loại địa hình rõ rệt: Địa hình núi có diện tích
1.239,32ha, nằm về phía nam của xã. Đất ở đây có độ dốc trên 20 0, thuận lợi
cho phát triển lâm nghiệp. Độ dốc dưới 15 0 có diện tích 302,14ha, là nơi tập
trung dân cư và trồng cây lâu năm. Địa hình bằng có độ dốc từ 1 – 5 0, diện
tích là 900ha, chủ yếu phân bố các công trình công cộng như giao thông,
thủy lợi và trồng lúa nước, trồng cây hàng năm khác. Đặc điểm về vị trí địa
lý và địa hình không thuận lợi đã tác động không nhỏ đến sự phát triển dân

sinh, đời sống sinh hoạt, sản xuất, nhất là việc kiến thiết ruộng đồng, thâm
canh cây trồng và hoạt động quản lý hành chính Nhà Nước về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội của địa phương.
Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, cư dân từ nhiều vùng đất trong và
ngoài tỉnh đã sớm tụ cư về những thân đất cao để lập nghiệp và sinh sống.
Và chính tại mảnh đất Các Sơn, các lớp dân cư từ đời này qua đời khác đã
đồng sức, đồng lòng để khai khẩn đất hoang và rừng rậm thành những xứ
đồng cấy lúa. Để bảo vệ mùa màng và cuộc sống bình yên, nhân dân Các


Sơn đã dồn sức vào việc đắp đê, làm cầu, cống, kênh mương, bờ vùng, bờ
thửa để tiêu thoát và giữ nước một cách kiên trì, liên tục. Nhờ hệ thống tưới
tiêu ngày càng hoàn thiện mà những khó khăn, thách thức do thiên nhiên
mang lại đã dần bị đẩy lùi.
Nhân dân Các Sơn sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt. Ngoài việc
trồng lúa nước, ở một số diện tích trên thân đất cao ven sông Yên và các gò,
bãi, nhân dân Các Sơn đã khai thác đêt trồng các loại cây màu như ngô,
khoai, lạc . . . hoặc trồng một số loại cây ăn quả khác. Những sản phẩm thu
được từ cây màu tuy không lớn, song cũng góp phần cải thiện cuộc sống của
nhân dân nơi đây, nhất là trong những mùa màng thất bát, thiên tai, địch họa
kéo tới.
Người dân Các Sơn cũng sớm biết kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
Con trâu được người dân nơi đây coi là “ đầu cơ nghiệp ’’, phục vụ cho việc
làm đất, thu hoạch . . . Gần đây, do đồng đất đã được cải tạo, đổi thay nên
phần lớn các gia đình lại chuyển sang nuôi bò, vừa phục vụ nghề nông, vừa
để sinh sản – trở thành nguồn hàng hóa bán ra thị trường. Ngoài ra, hoạt
động chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng cũng khá phổ biến, đặc biệt
là những gia đình có diện tích mặt nước hya vườn rộng. Chăn nuôi lợn phát
triển mạnh ở địa phương, các gia đình đều có từ 2 con lợn trở lên. Trong
những năm gần đây, do sự phát triển của thị trường, việc nuôi lợn nái hay



lợn thịt theo mô hình công nghiệp đang được đẩy mạnh, tạo ra thu nhập
đáng kể cho các gia đình.
1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng
Xã Các Sơn là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Trải qua
bao thăng trầm của lịch sử, biến động của xã hội, các dấu tích văn hóa, lịch sử của
cha ông còn được lưu giữ ở Các Sơn là minh chứng cụ thể, sinh động cho bề dày
văn hóa và sức sống bất diệt của con người nơi đây.
Xưa kia, trong tất cả các làng của xã Các Sơn đình, đền, chùa, miếu chính là
những công trình kiến trúc điển hình như nghè Ông ở làng Quế Lâm, nghè Bà ở
làng Các . . . góp phần tạo ra sắc thái tín ngưỡng truyền thống đặc trưng cho vùng
quê này. Ngày hội là dịp dân làng hội tụ, gặp gỡ và thăm hỏi, động viên lẫn nhau,
tạo ra không khí phấn khởi, gắn bó trong tình làng nghĩa xóm.
Cũng như nhiều nơi khác, ở xã Các Sơn có nhiều phong tục tập quán gắn với
từng giai đoạn trong cuộc đời mỗi con người từ lúc sinh ra, lúc trưởng thành, cho
đến khi già và trở về với tổ tiên. Đám cưới của người dân Các Sơn xưa thường
được tổ chức sau mùa thu hoạch, gần giáp Tết Nguyên đán. Bởi sau khi thu hoạch,
thời gian rảnh rỗi có nhiều, lương thực, vật nuôi đều có sẵn . . . giúp cho việc tổ
chức đám cưới thêm thuận lợi, đông vui, náo nhiệt.
Người dân Việt Nam nói chung, người Các Sơn nói riêng rất coi trọng nghi
lễ tang ma, gọi đó là việc hiếu. Nhân dân trong xã vẫn truyền nhau quan niệm
Nghĩa tử là nghĩa tận. Theo tục lệ của các làng trước đây, nhà có người chết thì tùy
theo hoàn cảnh gia đình, khi mai táng chủ yếu là anh em trong họ, khi đưa ma thì
cả làng đều đi đưa.


Đối với các ngày lễ, tết, cho đến nay, cư dân các làng ở Các Sơn vẫn duy trì
các phong tục như: Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung
nguyên, Tết Trung thu . . .

Bên cạnh các ngày tết, nhân dân các làng trong xã Các Sơn còn tổ chức
nhiều ngày lễ hội. Mỗi lễ hội đều hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và quy
mô lớn nhỏ khác nhau. Lễ hội gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ là
những nghi thức mang tính tâm linh của người đang sống đối với tổ tiên, thần linh,
những người có tên và làng xóm, dòng tộc. Phần hội là những trò chơi, trò diễn dân
gian truyền thống mà hệ thống trò xoay quanh các tích, truyện hoặc phong tục vốn
có từ xa xưa, gắn liền với di tích, lễ hội. Lễ hội ở Các Sơn là lễ hội gắn liền với cư
dân nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ hội đáp ứng nhu cầu thưởng thức và giao lưu
văn hóa của người dân.
Trong lịch sử cũng như hiện nay, sinh hoạt tôn giáo là một bộ phận quan
trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Các Sơn. Hai tôn giáo là Phật
giáo và Thiên Chúa giáo cùng phát triển hài hòa, đoàn kết, bình đẳng. Xã có các
nhà thờ Thiên Chúa giáo ở làng Hoành và Hải Sơn. Giaso dân các thôn ngoan đạo
và không sao nhãnh việc đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhân dân các thôn
đều thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà Nước.
Trong quá trình hình thành làng xã, quần tụ dân cư và chung tay phát triển
kinh tế - xã hội, nhân dân xã Các Sơn đã hình thành các giá trị truyền thống lịch sử,


văn hóa tiêu biểu, vừa có tính đặc thù mang bản sắc quê hương, vừa phản ánh nét
văn hóa chung của nông thôn Việt Nam.
Đó chính là những tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau chặt chẽ, tạo nên một
cộng đồng bền vững.
Ngay từ rất sớm, những cư dân đầu tiên đến Các Sơn đã có ý thức cố kết
cộng đồng về ý chí và sức lực để khai phá và cải tạo đồng ruộng, lập làng. Tinh
thần đoàn kết, gắn bó giữa các dong tộc, các làng trong xã Các Sơn là một nhu cầu
tự nhiên và đã trở thành truyền thống tốt đẹp.
Truyền thống đó đã xuyên suốt hàng ngàn năm, góp phần xây dựng khối
đoàn kết trong cộng đồng làng xã, tạo dựng cho quê hương trở thành vùng nông

nghiệp trồng lúa phát triển. Minh chứng là trên vùng đất hoang rậm, nhiều cánh
đồng rộng lớn, màu mỡ đã lần lượt được hình thành. Nhân dân Các Sơn không chỉ
giàu kinh nghiệm trong việc trồng lúa mà còn trồng các loại cây màu khác, thành
thục từ khâu chọn giống đến chọ đất canh tác phù hợp.
1.3. Truyền thống hiếu học và khoa cử
Cùng với những cơ sở, truyền thống văn hóa và các phong tục tập quán tốt
đẹp, thì từ xưa trong các làng của xã Các Sơn, nhân dân đều có truyền thống hiếu
học, coi trọng những người trong khoa bảng. Các làng trong xã thời nào cũng có
người đỗ hương cống, tham gia dạy học ở trong và ngoài xã.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, có nhiều gia đình trong xã đã bỏ
tiền của ra mời thầy dạy học chữ Nho, chữ Quốc ngữ về dạy cho con em mình và
con em các làng lân cận, không thu tiền học phí. Tiêu biểu như ông Phạm Hữu Hạt,


ông Đậu Văn Duyến làng Phương Ngạn ( nay là làng Phú Sơn ). Thầy giáo
Nguyễn Văn Đoan làng Lạn, thầy Lê Quang Diễm làng Song.
Năm 1936, với ảnh hưởng của phong trào truyền bá chữ Quốc Ngữ do Mặt
trận Việt Minh lãnh đạo, chính phủ pháp đã mở trường dạy chữ Quốc Ngữ từ lớp
đồng ấu đến lớp 3 ( các lớp 5-4-3 ) tại làng Song, xã Các Sơn. Thầy Trịnh Hữu
Thường và thầy Đỗ Mười đã dạy tại đây. Năm 1941, tại Các Sơn, Pháp đã mở
thêm các hương trường ở làng Phương Ngạn ( làng Phú Sơn ), do thầy giáo Trần
Thế Sự dạy.
Sau cách mạng tháng Tám, phong trào Bình dân học vụ ở Các Sơn phát triển
rộng khắp các làng trong xã. Nhờ vậy, Các Sơn là xã điển hình của huyện, trong 2
năm đã xóa xong nạn mù chữ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mặc dù gặp phải hoàn
cảnh hết sức khó khăn, song nhiều gia đình trong xã vẫn tạo điều kiện cho con em
mình đi học lên cao, và trung cấp và đai học.
Phát huy truyền thống của cha ông, ngày nay lớp con cháu xã Các Sơn có
nhiều người thành đạt, hiển danh được xã hội ghi nhận. Ngoài việc học tập để nâng

cao dân trí, nhân dân còn tích cực học để xóa đói giảm nghèo, làm giàu, vươn lên
trong cuộc sống. Nhân dân Các Sơn hôm nay hiểu được giá trị, sự cần thiết của tri
thức trong thời đại đất nước đởi mới, hội nhập. Thế hệ học sinh của xã đang ra sức
thi đua rèn luyện để có sức khỏe tốt, học tập tốt. Đã thành nền nếp, trong Nghị
quyết của Đảng bộ xã mỗ nhiệm kỳ đều coi trọng việc nâng cao chất lượng giáo
dục. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong việc chăm lo, tạo


điều kiện, môi trường giáo dục trong chính gia điình mình. Những năm gần đây,
trên địa bàn xã có gần 30 – 40 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng mỗi
năm. Đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao quan trọng để xây dựng quê
hương, đất nước giàu mạnh, xứng đáng với sự hy sinh, vun đắp của biết bao thế hệ
cha anh đi trước.
1.4. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm
Để có được cuộc sống bình yên, xây dựng quê hương như ngày hôm nay,
nhân dân Các Sơn qua các thế hệ nối tiếp nhau, cùng nhân dân trong huyện, trong
tỉnh và cả nước đứng lên chống giặc ngoại xâm. Tinh thần đó được nuôi dưỡng,
phát triển và hun đúc thành truyền thống quý báu của người dân nơi đây. Cũng
chính từ tình yêu quê hương, đất nước là cội nguồn, bệ đỡ cho truyền thống đấu
tranh anh dũng của nhân dân Các Sơn trong lịch sử.
Vào cuối thể kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua Hàm Nghi
đã hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước. Nhân dân Các Sơn
đã hòa trong không khí cứu nước, cứu nhà của các sĩ phu Cần Vương. Dù thực dân
Pháp điên cuồng đàn áp nhưng ngọn lửa hung tàn của kẻ thù không làm người dân
Các Sơn nhụt chí, mà trái lại, càng nung nấu chí căm thù, để khi có thời cơ, họ sẵn
sàng đứng lên chiến đấu với cách mạng.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến
tranh bảo vệ Tổ Quốc, truyền thống bất khuất, kiên cường đó ngày càng được hun
đúc, tôi luyện. Nhiều thế hệ thanh niên của Các Sơn đã đi theo tiếng gọi thiêng
liêng của Tổ Quốc, tình nguyện lên đường chiến đấu vì độc lập, tự do. Trong



những tháng ngày lịch sử hào hùng của dân tộc, biết bao người trong số họ đã ngã
xuống. Kết thúc 3 cuộc chiến tranh, Các Sơn có 62% số hộ là gia đình dân quân,
107 liệt sỹ ( chiếm 5,8 % số hộ là gia đình liệt sỹ ), 52 thương binh, 43 bệnh binh
và 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Qua đó, Đảng bộ và nhân dân Các Sơn vinh dự
được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng nhiều bằng khen, huân, huy chương kháng
chiến. Tháng 6 – 1966, Các Sơn vinh dự được hội đồng Chính phủ tặng thưởng
huy chương Chiến công hạng II. Đặc biệt, năm 2005, xã vinh dự được trao tặng
danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
Lễ hội, các hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán và
truyền thống hiếu học tạo nên dòng chảy văn hóa, bản sắc riêng của cộng đồng cư
dân xã Các Sơn từ xưa đến nay. Cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, tinh thần
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong cộng đồng làng xã, những sinh hoạt đặc
trưng trong văn hóa. Đó là những truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy
trong các làng của xã Các Sơn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những truyền thống tốt đẹp đó đang được phát
huy có hiệu quả, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng quê hương Các Sơn
ngày càng giàu đẹp, văn minh, phát triển mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội
nhập.


Chương 2. Sự biến đổi văn hóa ở cộng đồng cư dân xã Các Sơn, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa
2.1. Biến đổi về ngôn ngữ
Ngôn ngữ có một vai trò quan trọng trong đời sống tộc người, nhất là trong
việc giữ gìn và truyền tải các giá trị văn hóa. Các nhà dân tộc học và nhân học ở
Việt Nam đã cho rằng ngôn ngữ là một trong 3 tiêu chí để xác định thành phần dân
tộc. Tuy nhiên trong môi trường đa tộc người, ngôn ngữ tộc người chịu nhiều thách

thức khi đặt trong tương quan với ngôn ngữ phổ thông và ngôn ngữ chủ thể của
khu vực. Dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quan hệ dân tộc, việc
giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ và sử dụng những ngôn ngữ có ưu thế trong đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Với người kinh sinh sống tại
địa bàn xã Các Sơn họ chỉ có tiếng kinh, bởi họ sinh ra và lớn lên từ bao đời nay.
Có thể thấy rằng, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, dễ dàng nhận thấy xu hướng quan trọng trong
sử dụng ngôn ngữ ở môi trường gia đình và cộng đồng các tộc người là song ngữ.
2.2. Biến đổi về trang phục
Dân tộc Kinh là dân tộc lâu đời nhất ở nước ta, đây cũng là tộc người có dân
cư đông đúc nhất, kinh tế phát triển nhất và có nền văn hóa phong phú đa dạng
nhất, từ văn hóa ẩm thực, văn hóa kiến trúc, văn hóa nghệ thuật . . . đến văn hóa
trang phục.
Trang phục là một trong những yếu tố dễ nhận biết nhất đến đặc điểm và bản
sắc tộc người. Do các điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa mà mỗi tộc người hay
nhóm tộc người đều có trang phục riêng, và thông qua trang phục đó, người ta dễ


dàng nhận biết thành phần dân tộc của tộc người. Ngày nay, dưới tác động của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, trang phục là một trong những yếu tố
dễ biến đổi nhất. Biến đổi trang phục ở người Kinh chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều
kiện về địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội và sự giao thoa văn hóa với các tộc
người sống cận.
Nhìn chung, trang phục của dân tộc kinh từ xưa đến nay đều rất phong phú
và đa dạng về chủng loại, ngoài ra, chúng còn có sự khác biệt về phong cách mặc ở
các dân tộc thuộc các vùng miền khác nhau.
Xưa kia, đàn ông người Kinh mặc khố, để tóc dài, búi tóc hoặc thắt khăn đầu
rùi, tiếp đến họ mặc áo cách nâu, xẻ ngực, cổ tròn, xẻ tà và có hai túi phía dưới.
Đây là loại áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng hoặc loại quần có cạp, dùng dây
rút.

Áo dài truyền thống có hai loại, loại xê ngực buông vạt không cài cúc, bên
trong thường mặc áo “ cổ xây ’’ cho kín áo và mặc áo năm phân, xẻ nách, cổ đứng.
Khi mặc áo dài, người phụ nữ thường để tóc dài, vấn khăn thành vành tròn trên
đầu, ngoài trùm khăn hoặc đội nón ba tấm hoặc nón thủng, trong khi đó, các thiếu
nữ lại búi tóc đuôi gà cho trẻ trung và hiện đại hơn.
Ngày nay, áo dài truyền thống đã bị cách tân rất nhiều như áo dài cổ vuông
thấp, cổ tròn, cổ tàu hay cổ trái tim . . . Chất liệu để làm nên chiếc áo dài cũng rất
đa dạng. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều gam màu khác nhau, nhiều kiểu dáng
khác nhau. Chẳng hạn, một mảnh áo dài đỏ kèm ren, đính hoa hoặc ghép nhung,
thổ cẩm sẽ được nhiều người lựa chọn thay vì vải áo đỏ bình thường. Những gam


màu ấn tượng như hồng, cam, thiên thanh, thậm chí đen pha màu đồng, xanh
dương hoặc tím hoa cà . . . được nhiều người lựa chọn thay vì những gam màu nhẹ
nhàng, đơn giản như xanh da trời, phấn hồng, trắng ngà . . . trước đây.
2.3. Biến đổi về ăn uống
Vốn xuất phát từ cư dân nông nghiệp chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn
nên về cơ bản bữa ăn truyền thống của họ là cơm, rau, cá, còn các loại thịt được sử
dụng rất hạn chế, trừ vào các dịp lễ tết. Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ẩm thực của người dân địa bàn xã Các Sơn đang có
nhiều biến đổi rõ rệt.
Chế độ ăn uống của người dân được thay đổi cả về lượng và chất. Về cơ cấu
bữa ăn, do điều kiện kinh tế phát triển hơn trước nên phần lớn các hộ gia đình đã
nâng từ 2 bữa ăn lên thành 3 bữa ăn, thậm chí nhiều hơn nữa. Cơ cấu bữa ăn, phẩu
phần ăn ở những gia đình có điều kiện kinh tế khá do kinh doanh, buôn bán hoặc
công chức nhà nước cũng có sự thay đổi theo ngày, theo độ tuổi ( già, trẻ em,
người ốm ). Có thể thấy rằng, bữa ăn của người dân ngày càng được cải thiện hơn.
Nếu như trước kia, các loại thịt lợn và gia cầm chỉ dành cho ngày tết, lễ hội, việc
cưới, việc tang hay cúng bái thì ngày nay nhờ có thêm thu nhập bằng tiền mặt nên
nhiều gia đình đã dùng số tiền đó mua thêm lương thực, thực phẩm để cải thiện

bữa ăn hàng ngày. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng bánh mỳ, mỳ tôm, bánh phở để
nấu ăn sáng cho các thành viên trong gia đình. Có một điểm khác biệt trong bữa ăn
của người dân Các Sơn là hiện nay so với trước kia là bữa ăn đã thay thế gạo tẻ
bằng gạo nếp trong bữa ăn hằng ngày, không ghế hoặc độn các lọa lương thực khác


như khoai, ngô, sắn . . . nữa do sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, hiện
nay đã xuất hiện hiều món ăn chế biến sẵn, các món ăn ngoại nhập như pho mai,
xúc xích, thịt hun khói, đồ hộp . . . song cũng rất ít người dân sử dụng vì giá cả còn
đát và không hợp khẩu vị. Thói quen muối thịt, muối mỡ vào dịp tết để ăn dần đã
không còn phổ biến do kinh tế được cải thiện và sự phát triển của mạng lưới chợ ở
khu vực họ cư trú.
Vào dịp lễ tết, món ăn thường được phong phú và được chế biến cầu kỳ
hơn. Một số món ăn đặc trưng của người dân vẫn được lưu truyền trong ngày nay
để dâng cúng tổ tiên và thần linh.
Có thể nói, các món ăn trong đám cưới và đám tang, lễ hội của người dân
Các Sơn không chỉ ngày càng được tăng về lượng mà còn được tăng về chất và thể
hiện sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc khá đặc sắc. Bên cạnh các món luộc
truyền thống, còn có một số món ăn như xào, rán, quay, hầm, nộm, thập cẩm . . .
Trên nhiều mâm cỗ cưới còn có một số món ăn được mua sẵn ở chợ như giò, chả,
nem . . . Bên cạnh đó, đồ uống cũng có sự thay đổi so với trước đây, ngoài truyền
thống uống rượu tự nấu, tự chế, rượu được nấu từ các nguyên liệu tự sản xuất như
gạo, ngô, sắn với men tự làm thì đến nay, cùng với loại rượu này còn mua ở chợ,
ngoài rượu trắng, họ còn sử dụng cả rượu màu, rượu vang cùng các loại đồ uống có
ga như bia, nước ngọt . . .
2.4. Biến đổi về nhà ở
Nhà cửa truyền thống là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa của người dân.
Dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhà ở của người dân



có nhiều biến đổi. Sự thay đổi nhanh chóng về nhà ở cũng đã làm cho việc thay đổi
không gian cư trú của mỗi thành viên trong gia đình, các nghi lễ gia đình được thực
hiện trong ngôi nhà. Hiện nay đang phổ biến một số loại hình nhà như nhà nhiều
tầng, nhà nhiều mái bằng, nhà cấp 4, nhà gỗ, nhà tường gạch mái ngói . . . Thực tế
cho thấy hiện nay, trong nhận thức của người dân, trước hết là của lớp trẻ thì giá trị
tinh thần của loại hình nhà gỗ, nhà cấp 4 đã suy giảm rất nhiều, thậm chí còn bị coi
là lạc hậu, lỗi thời. Nhiều người không thích sống trong nhà gỗ, nhà cấp 4 và có xu
hướng phá bỏ nó đi để làm những loại nhà được cho là hiện đại, văn minh, tân tiến
hơn. Họ cho rằng, cuộc sống trong nhà cao cửa rộng văn minh hơn sống trong nhà
gỗ, nhà cấp 4. Đồng thời, trong công cuộc xã hội hóa, thị trường hóa, việc làm nhà
ở gần đường, khu đông dân cư thuận lợi cho việc buôn bán thì ngôi nhà xây sang
trọng thích hợp hơn cho việc kinh doanh, buôn bán.
Thông thường, các hộ giàu có, khá giả, thường xây nhà lầu, nhà tầng hoặc là
nhà một tầng nhưng được xây dựng rất sang trọng. Các công trình kiến trúc là nơi
làm việc của các cơ quan tại địa phương như Ủy ban nhân dân xã, trường học, nhà
trẻ, trạm xá, bưu điện đều được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại. Chính vì sự
thay đổi về nhà ở nên có thực trạng là khuôn viên của các ngôi nhà mới cũng thay
đổi nhiều do dân số đông lên, quỹ đất ngày càng hẹp lại. Hầu như các gia đình hiện
nay không chỉ còn một mảnh đất nhỏ để làm vườn, các ao cá để thả cá trước đây
nay được san ủi trở thành bãi bằng phẳng mở rộng không gian cho các ngôi nhà


mới được xây dựng. Hầu hết các hộ gia đình đã làm chuồng nuôi gia súc, gia cầm,
tách ra hẳn gần nhà để đảm bảo vệ sinh cho môi trường sinh hoạt.
2.5. Biến đổi trong quan hệ gia đình, họ hàng và cộng đồng
2.5.1. Biến đổi trong quan hệ gia đình
Trong quá trình đô thị hóa cùng với những biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã
hội của những vùng chịu sự tác động của đô thị hóa, thì những gia đình nơi đây
cũng có những thay đổi trong cấu trúc, cách thức tổ chức sinh hoạt và trong các
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

2.5.1.1. Về quy mô gia đình
Những năm gần đây việc mở cửa hội nhập quốc tế và đô thị hóa đã tác động
không nhỏ đến quy mô gia đình ở nước ta nói chung và gia đình vùng đô thị hóa
nói riêng. Theo số liệu thống kê từ kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2010 cho
thấy, ở nước ta năm 2002, số người bình quân trong hộ gia đình thành thị là 4,27
người, nông thôn là 4,49, năm 2006 ở thành thị là 4,13, nông thôn là 4,28 và đến
năm 2010 giảm xuống còn 3,82 người đối với gia đình thành thị và 3,92 người ở
nông thôn. Kết quả khảo sát ở xã Các Sơn cũng cho thấy, trong vòng 10 năm trở lại
đây đã có sự thay đổi về quy mô gia đình. Số người trung bình trong gia đình hiện
nay ở xã Các Sơn là 8019 người. Trong khi đó, số người trung bình ở Các Sơn 10
năm trước lần lượt là 8090 người. Sự thay đổi về số người sống trong gia đình ở
Các Sơn cũng cho thấy đang có sự thay đổi về số thế hệ sống trong hộ gia đình.
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, số gia đình 3 thế hệ trở lên giảm, còn số gia
đình một và hai thế hệ có xu hướng gia tăng.


Các Sơn là nơi chiụ sự tác động của quá trình đô thị hóa. Vì vậy, sự tác động
của quá trình đô thị hóa đến sự thay đổi về số thế hệ sống trong gia đình được thể
hiện rõ từ khi đất ở những vùng này có xu hướng đắt lên. Gía đất đắt lên, nhiều hộ
gia đình đã chia “ lô ’’ để bán và chia cho con cái ra ở riêng. Ngoài ra, nhiều người
sau khi kết hôn cũng có mong muốn sống riêng, độc lập với bố mẹ.
Qua nghiên cứu ở xã Các Sơn cho thấy quá trình đô thị hóa đang có những
tác động đến quy mô gia đình ở đây. Số người sống trong hộ gia đình giảm và gia
đình hai thế hệ đang có xu hướng tăng thay thế cho kiểu gia đình nhiều thế hệ
trước đây. Những thay đổi này cho thấy xu hướng biến đổi theo quy mô gia đình
đô thị ở vùng đô thị hóa. Sự thay đổi này ít nhiều có ảnh hưởng đến các mối quan
hệ trong gia đình của người dân nơi đây.
2.5.1.2. Về quan hệ trong gia đình
So với 10 năm trước, một số sinh hoạt tập thể trong gia đình ở Các Sơn như :
bữa cơm gia đình hay xem ti vi cùng nhau có xu hướng giảm đi. Việc giảm đi các

sinh hoạt này đã có ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân trong gia
đình. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong không gian sống ( các gia đình xây dựng nhà
cao tầng và các thành viên có không gian riêng ), thời gian làm việc, học tập nhiều
hơn và đời sống riêng tư được tôn trọng đã giảm đi khoảng thời gian các thành
viên trong gia đình giành cho nhau. Chính những điều này đang ít nhiều làm ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Kết quả khảo sát của đề
tài cho thấy, nhiều người đã cho rằng các mối quan hệ trong gia đình hiện nay có
phần “ ít gần gũi hơn’’ so với 10 năm trước.


2.5.2. Biến đổi trong quan hệ họ hàng
Các Sơn vốn dĩ được hình thành từ bao đời nay, cũng giống như bao xã,
phường khác, Các Sơn đều tồn tại rất nhiều dòng họ. Các dòng họ ở đây hàng năm
vẫn duy trì được những hoạt động chủ yếu như: họp, giỗ tổ và tổ chức tuyên dương
kết quả học tập của con cháu ( khuyến học ). Tuy nhiên, so với trước cũng có
những thay đổi. Chẳng hạn, trước đây, phần lớn các hoạt động của dòng họ chủ
yếu là con trai tham gia, còn hiện nay ở một số dòng họ đã có sự tham gia nhiều
hơn của con gái ( nhất là với những người đã lập gia đình và sinh sống ở nơi
khác ). Hay các hoạt động của dòng họ hiện nay không còn diễn ra với quy mô lớn
có sự tham gia của hầu hết các thành viên trong dòng họ như trước đây mà chủ yếu
là người lớn tuổi.
Mặc dù, những hoạt động của các dòng họ ở Các Sơn hiện nay vẫn được duy
trì, nhưng dưới tác động của quá trình đô thị hóa, vai trò của dòng họ, tính gắn kết
giữa các thành viên và sự tương trợ lẫn nhau dường như đang có chiều hướng giảm
so với trước đây.
Vai trò và tính gắn kết của dòng họ giảm thể hiện ở việc các thành viên
trong dòng họ ít nhờ cậy, giúp đỡ nhau hơn khi gia đình có công việc quan trọng
( cưới xin, tang ma, làm nhà ). Trước đây, mỗi khi các gia đình trong dòng họ có
công việc quan trọng như cưới xin, tang ma, làm nhà thường nhờ và nhận được
giúp đỡ của những người họ hàng, nhất là việc “ hậu cần ’’. Còn giờ đây, dưới tác

động của quá trình đô thị hóa với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ xã hội,
khi có việc hiếu, hỷ nhiều gia đình đã thuê người làm theo hình thức “ trọn gói ’’.


Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dòng họ đối với một số công việc của các gia đình
hay cá nhân trong dòng họ cũng có xu hướng giảm. Điều này được thể hiện rõ
trong các công việc của các gia đình như cưới xin hay tang ma.
2.5.3. Biến đổi trong quan hệ hàng xóm, láng giềng.
Quan hệ hàng xóm, láng giềng hiện nay ở vùng đô thị hóa cũng đang có xu
hướng “ kém thân thiện hơn ’’ so với 10 năm trước, điều này được thể hiện qua
nhận định của những người tham gia trả lời phỏng vấn khi có 59,5 % cho rằng
quan hệ hàng xóm, láng giềng hiện nay kém thân thiện hơn so với 10 năm trước,
38,2 % cho rằng không thay đổi và chỉ có 2,3 % cho rằng thân thiện hơn. Xu
hướng này thấy rõ hơn ở nơi chịu sự tác động sớm của quá trình đô thị hóa.
Quan hệ hàng xóm, láng giềng “ kém thân thiện hơn ’’ thể hiện ở việc:
- Người dân ít gặp gỡ, nói chuyện với nhau thường xuyên hơn ( do các gia
đình kín cổng cao tường, ít có thời gian rảnh và do hàng xóm mới chưa
quen hay không thích ).
- Mọi người ít nhờ cậy, giúp đỡ nhau khi gia đình có công việc như hiếu,
hỉ ( do thay đổi trong suy nghĩ của người dân và sự phát triển nhanh
chóng của các dịch vụ xã hội ) .
Cùng với đó là sự đan xen giữa dân gốc với dân nhập cư cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến mối quan hệ hàng xóm, láng giềng vốn đã có từ
trước. Những thay đổi này đang làm cho tính đoàn kết trong cộng đồng
làng xã vùng đô thị hóa hiện nay có xu hướng giảm đi.
2.6 . Biến đổi một số giá trị trong hôn nhân gia đình
2.6.1. Trong hôn nhân
2.6.1.1 Về tuổi kết hôn



So với những người kết hôn trước năm 2002, những người kết hôn từ
năm 2002 trở lại đây có xu hướng kết hôn muộn hơn. Tuổi kết hôn trung
bình tăng ở cả nam và nữ ( tuổi kết hôn trung bình trước năm 2002 của
nam là 25, 30 tuổi, nữ là 22, 32 tuổi. Còn từ 2002 đến nay, tuổi kết hôn
trung bình của nam tăng lên là 26, 68 tuổi và nữ là 24, 17 tuổi ). Thay đổi
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó không thể phủ nhận
sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến những thay đổi này. Qúa trình
đô thị hóa đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, mức
sống và trình độ học vấn của người dân. Khi mức sống của người dân tốt
hơn, có trình độ học vấn cao hơn và mở rộng không gian giao tiếp đã
giúp cho họ có được nhiều sự lựa chọn bạn đời hơn và có xu hướng kết
hôn muộn hơn.
2.6.1.2. Bán kính kết hôn
Cùng với thay đổi về độ tuổi kết hôn, bán kính kết hôn ở Các Sơn
cũng có xu hướng mở rộng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ người
kết hôn với những người ngoài địa phương ( quận, huyện khác và tỉnh
thành khác ) tăng. Bán kính kết hôn mở rộng là do sự thay đổi về cơ cấu
nghề nghiệp, số người ở nơi khác đến địa phương sinh sống tăng và vai
trò quyết định của cha mẹ giảm.
2.6.1.3 Tiêu chí lựa chọn bạn đời
Tiêu chí lựa chọn người bạn đời ở vùng đô thị hóa hiện nay cũng có
những thay đổi so với trước đây. Nếu những người kết hôn trước năm


2002 thường lựa chọn người bạn đời theo những tiêu chí mang tính
truyền thống của người Việt nói chung và của người dân ở nông thôn nói
riêng như : người tốt, chăm chỉ, con nhà gia giáo, khỏe mạnh, nghề
nghiệp ổn định, cùng đại phương thì những người kết hôn từ 2002 đến
nay bên cạnh một số tiêu chí truyền thống còn đề cao, họ đã hướng nhiều
hơn đến một số tiêu chí mang tính thực tế như : Biết làm kinh tế, trình độ

học vấn, gia đình khá gỉa, hình thức đẹp.
2.6.2. Trong quan niệm về số con và giá trị con trai
So với trước đây, quan niệm về sinh nhiều con và phải có bằng được
con trai cảu người dân ở vùng đô thị hóa đã có những thay đổi. Phần lớn,
họ cho rằng mỗi gia đình chỉ nên có hai con và không nhất thiết phải sinh
được con trai. Bên cạnh đó, cũng còn một số ít hộ gia đình có tư tưởng
muốn sinh thêm con và muốn sinh con trai. Những gia đình này chủ yếu
là những gia đình đời sống kinh tế mới khá giả nhờ vào bán đất và khi có
điều kiện kinh tế họ lại có tư tưởng muốn sinh thêm con và muốn sinh
con trai. Điều này cho thấy, ở vùng đô thị hóa hiện nay đang có sự đan
xen trong quan niệm về giá trị của con trai, có những người vẫn chưa
thoát khỏi quan niệm phải sinh được con trai để chúng tỏ vị trí trong xã
hội.
2.7. Biến đổi trong tang ma, cưới xin


Trong tổ chức cưới xin, tang ma ở Các Sơn, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh
Thanh Hóa hiện nay đã và đang có những thay đổi so với trước đây. Điều
này thể hiện ở một số điểm sau:
- Thời gian không còn kéo dài trong nhiều ngày mà thường diễn ra
trong một đến hai ngày.
- Địa điểm tổ chức không chỉ diễn ra trong không gian gia đình mà cả
ở không gian công cộng. Đối với đám cưới là nhà văn hóa, sân đình hay
khách sạn, nhà hàng. Còn đối với đám tang là tại nhà tang lễ.
- Số lượng người tham dự đám cưới hay đám tang là người địa
phương giảm so với trước. Gắn liền với thay đổi đó là việc giảm số lượng
mâm cỗ. Việc làm cỗ cũng có những thay đổi từ việc tự nấu sang đặt nấu
hoặc thuê người nấu .
- Ngoài ra, còn một số thay đổi khác như: Trong đám tang bỏ tục lăn
đường, người chết được hỏa táng, trong đám cuwosi thig quà chủ yếu

bằng tiền mặt.
2.8. Biến đổi trong tổ chức lễ hội và sử dụng thời gian rỗi vào giải trí
2.8.1. Biến đổi trong tổ chức lễ hội
Đến nay, các lễ hội truyền thống của xã Các Sơn được khôi phục và tổ
chức hằng năm. Trong tổ chức lễ hội, về cơ bản các nghi lễ vẫn được
người dân ở Các Sơn duy trì theo truyền thống. thông thường một năm lễ
hội của các làng được tổ chức một lần vào dịp đầu năm và 5 năm tổ chức
mở hội một lần. Lễ hội thường diễn ra trong hai ngày, ngày thứ nhất là
ngày tế chay và ngày thứ hai là ngày tế mặn.


So với trước đây các nghi lễ trong lễ hội ở Các Sơn hiện nay về cơ
bản vẫn được duy trì. Lễ hội của các làng gồm hai phần: phần lễ và phần
hội. Phần lễ bao gồm các hoạt động như khai mạc, dâng hương, tế, rước
thánh hay tôn vinh con em trong làng có thành tích cao trong học tập. Về
phần hội, các làng vẫn duy trì và khôi phục lại một số trò chơi như : cò
tướng, đấu vật, chọi gà, bắt vịt dưới hồ, đập niêu, kéo co. Ngoài ra, còn
có thêm một số hoạt động khác như: hát chèo, hát quan họ ( được ban tổ
chức mời về biểu diễn phục vụ người dân đến tham gia lễ hội ), thi đấu
các môn thể dục, thể thao ( cầu lông, bóng chuyền ) hya biểu diễn dưỡng
sinh., Đây là những nét mới trong tổ chức lễ hội của làng ngày nay không
chỉ có sự tham gia của các cụ và người dân trong làng như trước mà còn
có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội ở xã, phường. Đó là sự
tham gia của các cấp chính quyền địa phương, của mặt trận Tổ Quốc, hội
cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên. So với trước đây, một số
điều cấm và kiêng kị đối với những người tham gia vào lễ hội của làng
cũng có những thay đổi nhất định. Chẳng hạn, trước đây ở một số làng có
những quy định đối với phụ nữ khi ra đình làng. Đó là việc phụ nữ khi
dâng lễ không được bước qua bục đình mà chỉ được đứng ở ngoài chợ
nhờ cụ Từ đặt hộ. Hay khi ra đình, phụ nữ phỉa ăn mặc kín đáo, thậm chs

không được mặc áo ngắn tay. Cũng có làng còn có quy định, nếu trong


năm đó nhà nào có tang thì mọi người trong gia đình không được ra đình.
Nếu ai vi phạm những quy định này sẽ bị làng phạt. Ngày nay những
điều cấm kỵ này không còn khắt khe như trước.
2.8.2. Biến đổi trong sử dụng thời gian rỗi vào giải trí
So với trước đây việc sử dụng thời gian rỗi vào giải trí của người dân
Các Sơn có những thay đổi. Ngoài việc sử dụng thời gian rỗi để giải trí
trong gia đình như: xem ti vi, đọc sách báo, người dân nơi đấy có xu
hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động giải trí ngoài gia đình như:
đến rạp xem phim, nghe ca nhạc, tham gia vào các câu lạc bộ, thể dục.
Những thay đổi trong việc sử dụng thời gian rỗi vào giải trí cho thấy,
người dân ở vùng đô thị hóa hiện nay đang có những thay đổi trong nhu
cầu hưởng thụ đời sống văn hóa. Tuy nhiên, thay đổi này cũng có sự khác
nhau giữa các nhóm nghề. NHững người làm nghề phi nông nghiệp tham
gia vào các hoạt động giải trí ngoài gia đình nhiều hơn so với những
người làm nông nghiệp.
Ngoài ra, thay đổi nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố chính
dẫn đến những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hằng ngày và sử dụng
thời gian rỗi của người dân vùng chịu tác động của đô thị hóa. Nhất là đối
với những người dân chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang dịch vụ, buôn
bán, kinh doanh và xây nhà trọ cho thuê. Để phục vụ khách hàng hay
quản lý khu nhà trọ cho thuê người dân đã dần thay đổi thói quen “ ngủ


×