Ngày soạn: 19/12/06
Ngày dạy 24/12/06
TIẾT 60:ĐỌC THÊM:
KHUÊ OÁN (VƯƠNG XƯƠNG LINH)
HOÀNG HẠC LÂU(THÔI HIỆU)
KHE CHIM KÊU (VƯƠNG DUY)
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
Bổ sung thêm kiến thức văn học thời Đường
Tìm hiểu nét đặc sắc về nội dung tư tưởng , nghệ thuật của các bài thơ.
B. Phương tiện thực hiện- Cách thức tiến hành
- sgk, sgv
- thiết kế bài học.
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách yêu cầu học sinh đọc, chuẩn bài thật kĩ ở nhà, nắm được ý cơ
bản về nội dung , nghệ thuật của tác phẩm
ở lớp giáo viên chỉ định hướng những nét chính để học sinh tìm hiểu
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:Đọc thuộc 40 câu đầu bài " Tì Bà hành", cho biết chủ đề bài thơ.
2. Giới thiệu :
Ngoài những bài thơ Đường được học chính thức, chúng ta còn có những bầi thơ rất hay của các tác
giả tiêu biểu đời Đường
3. Tiến trình
Hoạt động gv-hs Nội dung cần đạt
1. Nhan đề là nỗi oán của người
phòng khuê. Vì sao mở đầu bt, tg
viết người đàn bà trẻ không biết
buồn?
Lối vào đề đó có tác dụng như
thế nào khi thể hiện tư tưởng chủ
đề của tác phẩm?
- Câu thơ thứ 3 có ý nghĩa gì
trong việc liên kết ý bài thơ và
làm sáng tỏ ý nghĩa câu thơ cuối?
Ý nghĩa tố cáo của tác phẩm nằm
ở đâu?
- Cảm xúc của thi nhân khi đứng
trước lầu Hoàng Hạc ntn? Cảm
xúc đó đựợc biểu hiện bằng nghệ
thuật gì?
I. KHUÊ OÁN
1. Hai câu đầu:
-Người thiếu phụ không biết sầu, tâm trạng sảng khoái->h/a
trái ngược so với nhan đề
=>tạo cho việc biểu hiện một cách đột xuất, rõ nét và tự nhiên
quá trình chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ. Đang vui><
sự xuất hiện cây liễu bên đường làm dấy lên bao cảm xúc lên
tưởng của thiếu phụ ( nhớ cảnh chia tay, những ngày tháng
sống cô đơn, tuổi xuân dần qua, những rủi ro mà chồng phải
gánh chịu)=>lời tự oán sâu lắng, quyết liệt
Phong hầu nghĩ dại, xui chàng kiếm chi
Lối vào đề bài thơ có tác dụng lên án chiến tranh
2. Hai câu cuối
-Câu 3 chuyển ý trong mạch cảm xúc. Đang vui, trang điểm
lộng lẫy, bước lên lầu, nhìn thấy rặng liễu-> nhìn liễu nhớ
người đi xa, thương chồng, thương mình trong cảnh cô đơn
Vui->buồn->oán trách->nuối tiếc. Đằng sau sự oán giận ấy là
lời lên án chiến tranh, là bài ca phản chiến
Tg không trực tiếp tố cáo chiến tranh. Oán trách là cái cơ để
ông lên án chiến tranh phi nghĩa đời Đường.
II. LẦU HOÀNG HẠC
1. Cảm xúc của thi nhân khi đứng trước lầu Hoàng Hạc
Câu 1-2
- Thời gian - không gian: vô định
- Cảnh vật: Lầu Hoàng Hạc, trơ trọ, buồn, vắng
Cảnh đẹp gắn liền với huyền thoại
Cảnh ở thực tại có gì khác so với
khi xưa?
Nỗi lòng của khách xa quê được
biểu hiện trong bài ntn?
Nhà thơ cảm nhận đựoc hoa quế
rơi nói lên điều gì giũa cảnh và
tâm hồn ẩn sĩ?
Cảnh sắc mùa xuân trong đêm?
Cảnh được miêu tả trong hai câu
thơ cuối như thế nào?
Trơ - gợi thế đứng cô độc của lầu HH
Sự bền bỉ - nhân chứng bất chấp tg
Cảm xúc ngậm ngùi: cảnh đó-người đâu
Phép đối: mất >< còn; xưa ><nay; tiên ><trần
Phá luật: “khứ” không vần với “lâu”
-> Tăng vẻ trơ trọi của lầu Hoàng Hạc
Bộc lộ tâm trạng bâng khuâng, hụt hẫng nuối tiếc của nhà thơ.
2. Cảnh ở thực tại và nỗi lòng khách xa quê
- Thiên nhiên: dòng sông, hàng cây, bãi cỏ non => đẹp, thoáng
đạt, vắng lặng
• Phép đối -> cảnh vật được phát hoạ bằng nét bút tinh tế ->
gắn với địa danh cụ thể
- Nỗi lòng:
+ “Nhật mộ ... thị? “ _ không có câu trả lời
khắc sâu nỗi buồn
• Quê hương: _ nơi chôn nhau cắt rốn
điểm tựa cõi lòng, nơi bình an
chốn dừng chân, niềm an ủi
Tác giả bày tỏ nỗi lòng trong
Thời gian : chiều tối
Không gian : trên dòng sông khói sóng
+ Sầu: _ Kết thúc bài thơ
Mở ra 1 tâm trạng, 1 nỗi buồn dằng dặc
-> Lời hết ý chưa hết -> chất dư ba của thơ Đường
III. KHE CHIM KÊU
1. Hai câu đầu:
Nhà thơ đang sống trong mọt tâm trạng thật thanh nhàn-> tâm
hồn nhà thơ chan hòa, giao cảm với thiên nhiên
2. Hai câu cuối:
Cảnh được miêu tả trong hai cau thơ này là động, sáng. Động
của tiếng chim núi, sáng của ánh trăng lên. Cảm xúc tinh tế và
sôi động. Nhà thơ lắng nhe được những gì nhỏ bé và xao động
quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân. Núi rừng cũng bừng
lên vẻ đẹp. Tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn, sự sống
vẫy gọi.
Linh hồn của bt là ở câu thứ 3: kong khí yên tĩnh tới mức, một
ấn tượng về thị giác đã tạo nên một tiếng động! và tiếng động
ở câu cuối cũng chỉ để làm nổi bật sự yên tĩnh ở câu thứ 3 mà
thôi. Dùng quá khứ để nói hiện tại, dùng cái hư để nói cái
thực, dùng cái động để nói cái tĩnh.... là thủ pháp thường thấy
trong thơ Đường.
D. DẶN DÒ:học thuộc 3 bài thơ
Chuẩn bị thơ Hai cư