Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.2 KB, 14 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Tại sao phải thực hiện phát triển bền vững?Trình bày tóm tắt các điều
kiện để thực hiện phát triển bền vững
Trong các thế kỷ trước đây khi dân số còn ít và trình độ của nền kinh tế còn thấpnên
phát triển truyền thống chưa bộc lộ những hậu quả xấu tới môi trường, chưa nảy
sinh các mâu thuẫn gay gắt giữa môi trường và phát triển. Tuy nhiên, với dân số
ngày càng tăng, trình độ nền kinh tế cũng như tốc đô khai thác sử dụng tài nguyên
ngày càng tăng cao nên kể từ nửa cuối thế kỷ 20 đến nay mâu thuẫn giữa môi trường
và phát triển đã nảy sinh và ngày càng ngay gắt tại nhiều nơi, nhất là tại các nước
công nghiệp phát triển và có xu thế là:

Các đe dọa trên cho thấy do sự phát triển không được kiểm soát mà môi trường trên
trái đất đang bị phá hoại một cách nghiêm trọng, chất lượng môi trường sống của con
người đã giảm sút đến mức báo động ở nhiều nơi, nhiều nguồn tài nguyên đang có
nguy cơ cạn kiệt mà trước đây tưởng như các tài nguyên đó không bao giờ cạn. Điều
này là một mối đe doạ và nhìn về tương lai thì mối đe doạ này còn có thể nhân lên
nếu không có giải pháp xử lý đúng đắn. Cách giải quyết là phải xem xét và thay đổi
lại cách thức phát triển để kiểm soát và hạn chế được mối mâu thuẫn giữa phát triển
và môi trường, giữ cho phát triển cân bằng với môi trường. Đó là xuất phát điểm của
việc ra đời khái niệm phát triển bềnvững thay cho phát triển truyền thống trước đây.
- Các tác động môi trường do tăng dân số: Các tác động tiêu cực của tình trạng gia
tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:

1

1




Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá


mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực,
thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v...



Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường
tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.



Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát
triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng
tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước
kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.



Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung
cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô
nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý
xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

-Các tác động môi trường do đô thị hóa: Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã
có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân
bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện
tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh
hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước; nhiều xí
nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt

vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng
đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống
của nhân dân ngoại thành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một
lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao
thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng; đô thị hóa

2

2


làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà
ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà "ổ chuột" và khu nghèo đô thị.
- Các tác động môi trường do quá trình công nghiệp hóa:
+ Nước thải từ những hoạt động của các khau công nghiệp, hoạt động giao thông vận
tải.. đã ảnh hưởng xấu đến môi trường nước
+Gây ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu, do ô nhiễm ở các nhà máy hóa chất và
nhà máy luyện kim..do ô nhiễm chì từ các phương tiện giao thông…Sự ô nhiễm
không khí đã dẫn đến tăng khả năng hấp thụ bức xạ môi trường và hiệu ứng nhà kính.
+Hoạt động sản xuất công nghiệp(kim loại nặng), nông nghiệp(phân bón hóa học,
thuốc trù sâu, chất thải công nghiệp, nông nghiệp..) được coi là một nguồn ô nhiễm
đất chủ yếu
+ô nhiễm do tiếng ồn: tiếng ồn gây ra từ những phương tiện giao thông ngày càng
tăng, từ những hoạt động sản xuất với quy mô ngày càng lớn ở các khu công nghiệp..
-Sự ra đời: Thuật ngữ PTBV có nguồn gốc từ những năm 70 của thế kỷ 20 và lần đầu
tiên đã khuấy động thế giới về Môi trường và phát triển quốc tế nhờ sự ra đời và xuất
bản cuốn sách có nhan đề “Chiến lược bảo tồn thế giới” (1980). Tác phẩm này đã
được phổ biến rộng rãi nhờ có Báo cáo Brundland “Tương lai của chúng ta” (1987)
và đã được làm chi tiết hơn trong hai tài liệu khác là “Chăm lo cho trái đất ” (1991)
và “Lịch trình Thế kỷ 21” (1992).

PTBV theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) được nêu trong
cuốn “Tương lai của chúng ta” là “sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ
ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai”
Dựa trên các khuyến nghị của WCED, tháng 6 năm 1992 hội nghị Thượng đỉnh về
Môi trường và Phát triển lần đầu tiên được tổ chức tại Rio de Janeiro (Bradin) với
sự tham gia của chính phủ 172 nước trên thế giới, trong đó có 108 vị đứng đầu nhà
nước. Hội nghị đã nhất trí lấy PTBV làm mục tiêu của toàn nhân loại để tiến vào thế
kỷ 21. Hội nghị đã đạt được sự thoả thuận của các nước về 4 văn kiện quan trọng là

3

3


“Tuyên ngôn các nguyên tắc, Tuyên bố Rio và Chương trình hành động, Lịch trình
Thế kỷ 21, Công ước khung về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ”.
- Các điều kiện của phát triển bền vững
Trong phát triển để bảo đảm được bền vững cần bảo đảm sự bền vững về kinh tế, về
xã hội và sinh thái như đã nêu ở trên.
(1). Sự bền vững về kinh tế
Sự bền vững về kinh tế phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, hay nói
chính xác hơn là nó yêu cầu lợi ích phải lớn hơn hay cân bằng với chi phí. Độ bền
vững về kinh tế chủ yếu được quy định bởi tính hữu ích và chi phí đầu vào, chi phí
khai thác, chế biến và nhu cầu đối với sản phẩm.
Để đảm bảo bền vững về kinh tế, các dự án phát triển phải đem lại lợi ích kinh tế cho
con người. Các vốn đầu tư cho phát triển phải nhanh chóng được thu hồi và lợi ích
kinh tế của sự phát triển phải làm sao thu được là lớn nhất. Sự bền vững về kinh tế
phải thể hiện trong sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đáp ứng
được yêu cầu nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tránh được sự suy thoái đình

trệ trong tương lai.
(2). Sự bền vững về xã hội
Sự bền vững về mặt xã hội phản ánh mối quan hệ giữa phát triển với những tiêu
chuẩn xã hội hiện tại. Một hoạt động có tính bền vững về mặt xã hội nếu nó phù hợp
với những tiêu chuẩn xã hội, hoặc không kéo chúng đi quá sức chịu dựng của cộng
đồng. Những tiêu chuẩn xã hội dựa vào tôn giáo, truyền thống và phong tục, có thể
hoặc không thể hệ thống hoá được bằng pháp luật. Chúng phải được thực hiện bằng
các quan hệ đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo dục, gia đình và các mối quan hệ
riêng tư khác, các hệ thống giai cấp và ngôi thứ, thái độ đối với công việc... Bền vững
xã hội thể hiện ở chỗ tất cả các sự phát triển đều phải được xã hội chấp nhận và ủng
hộ, và phải phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội và đảm bảo sự công bằng xã hội.
Giáo dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội phải được bảo vệ và phát huy.
(3). Sự bền vững về sinh thái
4

4


Sự bền vững về sinh thái thể hiện ở chỗ các hoạt động phát triển khi thực hiện phải
duy trì được năng lực của hệ sinh thái, đảm bảo cho các sinh vật trong hệ duy trì
được năng suất, khả năng thích nghi, năng lực tái sinh. Điều đó cũng có nghĩa là phải
tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, duy trì và phát triển các hệ sinh
thái, tính đa dạng sinh học, bảo vệ chất lượng môi trường sống. Các nguồn phế thải từ
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người phải được quản lý chặt chẽ, xử lý tái
chế kịp thời.
Câu 2: Trình bày tóm tắt các yếu tố biểu thị tài nguyên môi trường vật lý, biểu
thị tài nguyên môi trường sinh thái
-

Tài nguyên và môi trường vật lý


Tài nguyên nước

-Tổng lượng nước, chế độ thuỷ văn.

- Nước mặt (sông suối, hồ ao tự nhiên, - Chất lượng nước mặt, biến đổi chất
hồ chứa, kênh mương,vùng cửa sông, lượng nước (ô nhiễm nước, phì
vùng ven biển...)

dưỡng…), xâm nhập mặn.

-Nước ngầm (tầng ngậm nước,

- Trữ lượng nước,độ cao mực nước

mạch nước ngầm).

ngầm.

Tài nguyên đất

- Chất lượng nước ngầm.
- Diện tích đất (đất bị ngập, đất bị lầy

(đất tự nhiên, đất rừng, đất canh

hoá, đất bị xói mòn, đất trống đồi

tác, đất khu dân cư, đất khai hoang


trọc…).

lấn biển...).

- Thành phần cấu trúc đất.
- Chất lượng đất (ô nhiễm đất, thoái hoá
đất, chua hoá, mặn hoá...).
- Chất lượng không khí( bụi, khói, các

Không khí

khí độc hại, tiếng ồn…).
- Các yếu tố khí hậu (mưa, nhiệt độ...).
-Tài nguyên và nhân tố môi trường vật lý
Các tài nguyên và nhân tố môi trường vật lý gồm các tài nguyên đất, nước, không
5

5


khí và các nhân tố môi trường của chúng.
- Tài nguyên nước: Nói chung, các dự án tác động đến tài nguyên nước mặt và
nước ngầm cả về số lượng và chất lượng. Thí dụ như, một dự án hồ chứa khi xây
dựng
có thể làm biến đổi chế độ thuỷ văn, làm dâng cao hay hạ thấp mực nước ngầm, làm
thay đổi chất lượng nước mặt và nước ngầm trong sông, hồ, vùng cửa sông ven biển
của khu vực dự án.
- Tài nguyên đất: Các dự án như dự án hồ chứa phục vụ tưới có thể làm ngập
mất đất, mất các mỏ khoáng sản trong vùng lòng hồ, nhưng lại tạo cơ hội mở rộng
diện

tích canh tác cho khu vực khác dự án nhờ có nguồn nước tưới dồi dào và cung cấp
bảo
đảm theo yêu cầu của cây trồng.
- Không khí: Các dự án phát triển công nghệp có thể sản sinh một lượng lớn bụi
và khói cùng các khí độc hại gây ô nhiễm không khí khu vực, còn các dự án xây dựng
giao thông, thủy lợi... đều có thể tạo ra một lượng bụi, khói nhất định làm ô nhiễm
không khí cục bộ khu vực công trường xây dựng trong thời gian vận chuyển vật liệu,
đào đắp thi công xây dựng các công trình. Riêng dự án xây dựng hồ chưa lớn có thể
làm thay đổi vi khí hậu trong vùng tạo ra môi trường khí hậu thuận lợi cho nghỉ ngơi,
vui chơi giải trí khu vực xung quanh hồ

6

Thực vật nước (mọc trong nước,

Số loài thực vật (tảo, rong, bèo, cỏ

ngập trong nước, trôi nổi trên

1. nước…).

mặt...).
Động vật nước (cá, tôm, nhuyễn

Số loài, nơi sinh sống, di chuyển của

thể..).
Sinh vật trên cạn.
Thực vật cạn (rêu, cỏ dại, thảo mộc,


cá.

cây xanh, hoa màu…).
Rừng (rừng nguyên sinh, rừng thứ

quý hiếm.
Diện tích rừng (bị ngập, khoanh nuôi,

sinh, rừng ngập mặn).
Động vật rừng: các loài thú hoang

trồng mới), mức phủ rừng
Tổng số loài; các loài chim thú quý

Tổng số loài, các loài cây thuốc, cây

6


dã, chim, bò sát, côn trùng...
Hệ sinh thái (HST nước ngọt, HST

hiếm, nơi cư trú của chim thú.
Đa dạng sinh học của hệ sinh thái.

cạn, HST đất ngập nước).
Câu 3: Trình bày nội dung chương trình giám sát môi trường trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường
-


Sự cần thiết đề xuất chương trình giám sát môi trường cho sự phát triển :

- Giám sát môi trường là tổ hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và tổ
chức để bảo đảm kiểm soát một cách có hệ thống trạng thái và sự biến đổi chất lượng
môi trường do tác động của việc thực hiện dự án gây ra. Giám sát môi trường bao
gồm việc quan trắc, đo đạc, tổng hợp, phân tích các thông tin về chất lượng môi
trường khu vực dự án
-Chương trình giám sát môi trường khu vực dự án nhằm:
 Theo dõi diễn biến các tác nhân gây nên tác động môi trường cũng như các nhân tố
môi trường bị tác động trong quá trình thi công xây dựng, quản lý vận hành;
 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất trong
báo cáo ĐTM trong quá trình thi công xây dựng cũng như quản lý vận hành;
 Cảnh báo sớm những thiệt hại môi trường tiềm năng có thể xảy ra.
Chương trình giám sát môi trường được xây dựng tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của
dự án và phải gắn kết với kết quả đánh giá và dự báo các tác động môi trường của dự
án ở các phần trên, tập trung vào giám sát các chỉ tiêu biểu thị các tác động môi
trường chủ yếu
- Các bước xây dựng chương trình giám sát môi trường của một dự án bao gồm:
 Xác định các các nhân tố môi trường cần giám sát và tiến hành quan trắc theo
dõi;
 Xác định phương thức thu thập thông tin, thiết bị đo đạc;
 Xác định vị trí quan sát hoặc đo đạc lấy mẫu;
 Phương pháp chỉnh lý, lưu trữ, quản lý số liệu giám sát.
Các thông số môi trường cần theo dõi giám sát được xác định tuỳ theo quy mô,
loại hình dự án và các tác động môi trường chủ yếu của dự án.
7

7



-Theo quy định của thông tư 05/2008/BTN&MT thì giám sát môi trường ở nước
ta tập trung chủ yếu vào giám sát các chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn
bị, xây dựng và vận hành của dự án bao gồm:
(1). Giám sát chất thải: giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông
số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành
của Việt Nam với tần suất tối thiểu 3 tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể
hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành. Đối
với các dự án phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường ở mức độ cao, phải có phương án thiết kế và lắp đặt các thiết bị đo lưu
lượng và quan trắc tự động, liên tục các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải để
cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét,quyết
định;
(2). Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng
cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường
hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan
nhà nước, với tần suất tối thiểu 6 tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể
hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành;
(3). Giám sát khác: Tùy theo loại hình dự án mà giám sát các yếu tố như xói mòn,
trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng
suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm
nhập phèn; và các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác (nếu
có) với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian
của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú
giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Câu 4: Phân tích mâu thuẫn giữa phát triển với môi trường.Hiện nay trên thế
giới có những mối đe dọa nào đối với môi trường do quá trình phát triển gây ra.
Mâu thuẫn giữa phát triển với môi trường

8


8




Hiện nay, dưới sức ép của sự gia tăng dân số và sự phát triển của kỹ thuật, con
người ở nhiều nơi trên trái đất đã và đang khai thác tài nguyên thiên nhiên một
cách bừa bãi, tiêu tốn nó một cách nhanh chóng và lãng phí cho cuộc sống mà
không tính toán đến sự bù đắp lại hay sự vượt quá khả năng tái tạo của tự nhiên.
Phát triển theo hình thức này đã có từ lâu đời gọi chung là “ phát triển truyền
thống” trong đó con người chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế của việc sử dụng tài
nguyên mà không quan tâm đến các yếu tố xã hội và sinh thái hay các hậu quả



môi trường của việc sử dụng tài nguyên.
Phát triển là quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên của tự nhiên để đáp ứng
những nhu cầu về cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Các hoạt động
phát triển nhằm nâng cao điều kiện vật chất tinh thần của con người bằng phát
triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất



lượng hoạt động văn hóa.
Mâu thuẫn giữa phát triển với môi trường :

Phát triển và môi trường luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ, trong đó môi trường là
tổng hợp các điều kiện sống của con người, là địa bàn và đối tượng của phát triển.
Còn phát triển là quá trình cải tạo, điều chỉnh các điều kiện của môi trường cho thuận
lợi trong sử dụng tài nguyên môi trường



Phân tích sự phát triển gây hại cho môi trường : Sự phát tiển làm tiêu tốn một
lượng tài nguyên tự nhiên nhất định như sử dụng các loài động, thực vật để sinh
sống, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như sửdụng đất,
nước, khoáng sản và các nguồn năng lượng từ đó có thể làm cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo; và Tạo ra một lượng chất thải
xả vào môi trường. Các chất thải này nếu không có biện pháp quản lý và tái chế để
sử dụng lại sẽ là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trư ờng và làm giảm chất



lượng môi trường sống của chính con người
Ví dụ về việc phun thuốc xâu.Ngày xưa khi xã hội còn chưa phát triển thì người
nông dân trồng cây lúa cây rau chỉ bón phân tưới nước,nhưng đến nay xã hội phát
triển thì con người đã sử dụng thuốc trừa sâu để phun cho cây trồng gây ô nhiễm


9

nguồn nước,ô nhiễm đất và ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường xiung quanh
Hiện nay trên thế giới có 4 mối đe dọa chính đó là :
9


Sự suy giảm về độ lớn và chất lượng của một số tài nguyên thiên nhiên có ý



nghĩa cơ bản đối với đời sống con người như đất, nước, rừng, thủy sản, khoáng



sản và các dạng tài nguyên năng lượng.
Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi rộng hơn



trước.
Biến đổi khí hậu vì trái đất đang bị nóng lên do hiện tượng khí nhà kính gia



tăng, làm cho mực nước biển dâng lên.
Các vấn đề xã hội cấp bách như là nạn nghèo đói đang lan tràn tại các nước
chậm phát triển; nạnthất nghiệp tràn lan, kể cả những nước phát triển nhất; sự
cách biệt về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhóm
người khác nhau trong cùng một nước đang ngày càng mở rộng; chiến tranh ở
nhiều quy mô, nhiều hình thức đang cướp đi hàng ngày sinh mạng của hàng vạn
người, tàn phá huỷ diệt hàng ngàn đô thị, làng mạc và những tài nguyên thiên
nhiên, tài sản văn hoá vô giá của nhân loại.

Câu 5: Trình bày tóm tắt và so sánh vể nội dungcủa phương pháp bảng kiểm tra
danh mục môi trường và phương pháp ma trận
Phương pháp bảng kiểm tra danh mục môi trường:
Nội dung phương pháp là lập một bảng kiểm tra danh mục tất cả các nhân tố môi
trường liên quan đến hoạt động của dự án cần phải đánh giá. Bảng danh mục này
được chuyển đến các chuyên gia có kinh nghiệm để đánh giá hoặc cho điểm dựa theo
kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ. Tổng hợp các ý kiến lại sẽ rút ra kết luận về các
tác động môi trường của dự án.
Phương pháp kiểm tra danh mục các nhân tố môi trường được ứng dụng tương đối

phổ biến trong thực tế với nhiều kiểu mẫu khác nhau cho từng loại dự án. Khi ứng
dụng phương pháp này cho một loại hình dự án cụ thể, các nhóm đánh giá
có thể nghiên cứu và lập bảng kiểm tra danh mục môi trường phù hợp với tình hình d
ự án cần đánh giá để sử dụng, hoặc sử dụng bảng kiểm tra của người khác đã lập để
đánh giá nếu thấy phù hợp.
Trong thực tế thường dùng các loại bảng kiểm tra danh mục môi trường sau đây:
(i)
(ii)
10

bảng kiểm tra danh mục môi trường đơn giản;
bảng kiểm tra danh mục môi trư ờng dạng câu hỏi;
10


(iii)
(iii)

bảng kiểm tra danh mục môi trường có định cấp
bảng kiểm tra danh mục môi trường có trọng số

Nhận xét : Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường rõ ràng, dễ hiểu và dễ
ứngdụng.
-Phương pháp này do không gắn các hoạt động với các tác động nên chưa biểu thị
được tương quan giữa các tác động.
-Cách đánh giá của phương pháp còn chung chung và còn ảnh hưởng chủ quan của
người đánh giá. Để hạn chế ảnh hưởng chủ quan thì khi ứng dụng nên tham khảo ý
kiến của các chuyên gia.
Ưng dụng của phương pháp:
Phương pháp ma trận môi trường

Nội dung phương pháp ma trận môi trường là sự phát triển của phương pháp bảng
kiểm tra danh mục môi trường. Một ma trận môi trường cũng là sự đối chiếu từng
hoạt động của dự án với từng nhâ tố hay thành phần môi trường để đánh giá mối
quan hệ nguyên nhân - kết quả, nhờ đó mà nó có thể nhận biết các tác động qua lại
giữa các hành động khác nhau của dự án với các thông số môi trường.
Hiện nay thường sử dụng hai loại ma trận môi trường là:
(i) ma trậnmôi trường đơn giản
(ii) ma trận môi trường có định cấp (hay định lượng).
Nhận xét : Phương pháp ma trận môi trường là một phương pháp đánh giá nhanh,
tương đối đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều các số liệu về môi trường nên được sử
dụng một cách phổ biến trong thực tế.
-Phương pháp có ưu điểm là nhận biết được các tác động qua lại giữa các hoạt động
của dự án và các thành phần môi trường và cho phép phân tích một cách tương đối rõ
ràng tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố môi
trường.Phương pháp ma trận môi trường có khả năng xác định các tác động, mô tả
các ảnh hưởng và các tác động bậc cao.
-Nhược điểm:
11

11


(i) thường đơn giản hoá quá mức các tác động,
(ii) chỉ những tác động trực tiếp mới được chỉ ra và nó không nêu lên được những
mối quan hệ gián tiếp
và trung gian tồn tại trong các hệ thống phức tạp, (iii) chưa xét mối quan hệ giữa các
tác động với nhau, cũng như diễn biến theo không gian và thời gian của các tác động,
(iv) không đề cập đến nguồn gốc của các tác động.

12


12


Ưng dụng của phương pháp:
Câu 6: Hãy phân tích các vấn đề môi trường chủ yếu cần xem xét khi làm đánh
giá tác động môi trưởng các dự án phát triển khu dân cư.
Giới thiệu các loại hình dự án phát triển khu dân cư :Nâng cấp mở rộng các khu
đô thị và dân cư ,quy hoạch xây dựn khu đô thị và dân cư mới theo hướng hiện đại
vv…
Các hoạt động của dự án phát triển khu dân cư
(1). Thu hồi đất của dân cư trong vùng dự án (giải phóng mặt bằng) để tạo mặt
bằng 150xây dựng: Hoạt động này sẽ có tác động rất lớnảnh hưởng đến đời sống dân
cư và ổn định xã hội;
(2) Hoạt động san ủi đất tạo mặt bằng xây dựng;
(3). Hoạt động vận chuyển đất đá, xe máy, nguyên vật liệu cho thi công khi tiến
hành thi công xây dựng: với dự án phát triển đô thị và khu dân cư thì hoạt động này
rất lớn có nhiều tác dộng đến môi trường đô thị;
(4). Thi công xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị (đào, đắp đát dá, đổ bê tông, xây lắp
công trình..) : đường giao thông ,hệ thống cấp nước, hệ thống tiêu thoát nước mưa,
nước thải,chợ, trung tâm thương mại;
(5). Thi công xây dựng nhà ở đô thị, các công trình văn hóa, công trình công cộng
(đào, đắp đát dá, đổ bê tông, xây lắp công trình..);
(6). Quản lý cơ sở hạ tầng nhà cửa, hạ tầng tiêu thoát nước, xử lý nước thải của
khu vực đô thị khi tiến hành khai thác
Đặc điểm của dự án phát triển khu dân cư có tác động môi trường đa dạng phức tạp
Đặc điểm của dự án phát triển khu dân cư có tác động phức tạp về thành phần môi
trường và số lượng và mật độ cao
Đặc điểm của dự án phát triển khu dân cư có sử dụng nhiều tài nguyên và nhân lực
Đặc điểm của dự án phát triển khu dân cư có tác động nhanh và mạnh mẽ tới môi

trường xã hội
Đặc điểm của dự án phát triển khu dân cư gia tăng nhiều các chất thải bao gồm các
chất thải nguy hại
13

13


14

14



×