Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN đổi mới NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG hệ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.19 KB, 10 trang )

1

ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

MỞ ĐẦU
Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân
dân ta đã làm nên những kỳ tích lịch sử vĩ đại, tiến hành cách mạng tháng
tám thành công lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở đông nam châu á,
đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ là đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ giành lại non
sông thống nhất tổ quốc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ một nước
thuộc địa nữa phong kiến, Việt Nam đã vươn lên đứng trong hàng ngũ các
dân tộc tiên phong của thời đại đấu trnh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, và giải phóng nhân loại. Sự
nghiệp đổi mới đất nước, chúng ta đang thực hiện nhất quán và lâu dài nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là một giai đoạn phát
triển mới của cách mạng Việt Nam, đồng thời là một thử nghiệm mới về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội chưa có tiền lệ trong lịch sử. Sự thành công
của thử nghiệm ấy sẽ đưa dân tộc ta, một dân tộc đã từng đi tiên phong trong
phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX, tiếp tục giành được những thắng
lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp vĩ đại ấy, một vấn đề cơ bản giữ vai trò quyết định là phải
thường xuyên xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa thật sự trong
sạch vững mạnh. Sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã thu được nhiều thành
tựu to lớn, một trong những thành tựu nổi bật đó là chúng ta không ngừng
xây dựng cũng cố, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống
chính trị, đây không chỉ là điều kiện, tiền đề cơ bản để phát huy quyền làm
chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực, tác động ảnh hưởng tích cực



2

đến công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội của đất nước, mà còn là nền tảng
đảm bảo cho nước ta thực hiện thắng lợi nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện hệ thống chính trị ở nước ta cũng đã bộc lộ những yếu
kém bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động
quần chúng. Đảng ta nêu rõ: “Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là
bộ máy hành chính nhà nước, có quá nhiều đầu mối, trách nhiệm tập thể và
cá nhân không rõ ràng, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp …” 1. Từ cơ sở
lý luận và thực tiễn đó, để đáp ứng được với yêu cầu tình hình nhiệm vụ
trong giai đoạn cách mạng mới, cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động của hệ thống chính trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
1. Tính tất yếu phải đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống
chính trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta hiện nay
Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, những quan hệ chính trị
xuất hiện là một tất yếu. chính trị là hoạt động đặc thù nhằm điều tiết quan hệ
giữa các thành viên của xã hội được tập hợp thành những tập đoàn xã hội và
các giai cấp nhằm duy trì, phát triển và hoàn thiện một cấu trúc và tổ chức xã
hội nhất định phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. ở nước ta, hệ thống
chính trị ra đời, hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
chế độ xã hội mới. Trong các thời kỳ cách mạng, việc xây dựng cũng cố hệ
thống chính trị luôn được Đảng ta thường xuyên quan tâm nhằm phát huy vai
trò động lực cách mạng của các tổ chức chính trị và quần chúng nhân dân lao
1


ĐCSVN Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Nxb CTQG, H. 2001, tr. 79.


3

động. Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã giành
nhiều công sức tìm tòi những giải pháp xây dựng, và đổi mới hệ thống chính trị
nhằm “Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm quền lực thuộc về nhân dân”1.
Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị – xã hội
và các mối quan hệ giữa chúng với nhau, hợp thành cơ chế chính trị của một
chế độ. Cơ chế đó đảm bảo việc thực thi quyền lực chính trị của giai cấp cầm
quyền trong quan hệ với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác. Đối
với nước ta hiện nay, hệ thống chính trị bao gồm: Đảng cộng sản Việt Nam,
nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể chính trị – xã hội và các hội mang tính chính trị đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam.
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một trong những thành
quả vĩ đại cuỉa toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam; đó là một hệ thống
chính trị kiểu mới, có bản chất tiên tiến nhất trong lịch sử nhân loại, trong hệ
thống đó Đảng cộng sản Việt Nam là hạt nhân giữ vai trò lãnh đạo; nhà nước xã
hội chủ nghĩa là người tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của xã hội;
các tổ chức chính trị – xã hội thực hiện rộng rãi quyền làm chủ của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay sự vững mạnh hay suy
yếu của cảu hệ thống chính trị đó có vai trò quyết định đến thắng lợi hay thất
bại của công cuộc đổi mới vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Mặt khác sự tồn tại và phát triển của hệ thống chính trị lại được quy
định bởi cơ sở kinh tế – xã hội và cơ sở chính trị – xã hội của nó. Cơ sơ kinh tế
– xã hội của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; cơ sở chính trị – xã hội của hệ thống chính trị là khối đại đoàn kết toàn

dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ĐCSVN Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb CTQG, H.1996,
tr.19.
1


4

ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Xét về bản chất hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là cơ chế đảm bảo quyền
lực thuộc về nhân dân theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ. Xây dựng hệ thống chính trị thực chất là xây dựng hệ thống
chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân, đó cũng cóp nghĩa là xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điều cốt lõi trong xây dựng hệ thống chính
trị hiện nay là việc giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong
hệ thống đó, sự lãnh đạo đó bảo đảm tính tuyệt đối, không chia sẻ cho bất kỳ
một giai cấp nào, nó thể hiện tính nhất nguyên chính trị. Sự thắng lợi của công
cuộc đổi mới có phần quyết định phụ thuộc vào việc chúng ta có xây dựng
được một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân;
nhà nước đó có thực sự trong sạch vững mạnh, làm tốt vai trò tổ chức, quản lý,
điều hành các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; phụ thuộc
vào việc tiến hành xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo
quyền lực quản lý xã hội thuộc về nhân dân; phụ thuộc vào vấn đề xây dựng
cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tập
hợp mọi lực lượng đấu tranh cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, để xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, làm thất bại
mọi âm mưu chống phá của kẻ thù trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, vấn đề xây dựng cũng cố hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa lại càng có ý nghĩa chiến lược quan trọng hơn bao giờ hết. Đây cũng

là cơ sở để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân nhằm tạo nên
sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Thực tiễn
quá trìng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã chứng minh, đổi mới và hoàn
thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm.


5

Điều đó đặt ra một yêu cầu quan trọng là, trong quá trình đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị nước ta phải nắm vững các đặc trưng, bản chất
của nó trên cơ sở đó mới có phương hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Đặc trưng thứ nhất của hệ thống chính trị nước ta là thực hiện nhất
nguyên chính trị, thực chất là hệ thống chuyên chính vô sản. Đây là đặc trưng
cơ bản vốn có và là thuộc tính bản chất của hệ thống chính trị nước ta ngay từ
ngày đầu thành lập cho đến nay. Đảng cộng sản Việt Nam là một thành tố của
hệ thống chính trị và là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị cũng như toàn xã
hội, đó cũng là vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định sự tồn tại và vững mạnh
của hệ thống chính trị, thể hiện được bản chất giai cấp công nhân của nhà nước,
thực hiện và phát huy được dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực quản
lý xã hội thuộc về nhân dân. Do đó việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cho sự tồn tại của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
quyết định tới bản chất chính trị của nhà nước, đó là bản chất giai cấp công
nhân, nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực hiện dân chủi với nhân dân, khắc
phục và ngăn ngừa những khuyết tật có thể nảy sinh trong bộ máy nhà nước,
làm cho nhà nước luôn trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng nhiệm

vụ của mình.
Hệ thống chính trị là thiết chế, cơ chế chính trị bảo đảm và thông qua đó
nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên quyền làm chủ của
nhân dân chỉ có thể được thực hiện và phát huy cao dộ khi có định hướng chính
trị đúng đắn, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; nó khắc phục được những
hành vi sai trái về dân chủ như: dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan vô chính


6

phủ, coi thường kỷ cương pháp luật hoặc thờ ơ trước các vấn đề chính trị – xã
hội. Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay không cần thiết phải lập nên cơ chế
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Bởi vì thừa nhận đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy của các lực lượng
phản động trong và ngoài nước hoạt động chống phá Tổ quốc, chống phá Đảng
và nhân dân. Hiện nay một số kẻ đang vu khống Đảng và nhà nước ta vi phạm
dân chủ, nhân quyền, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo …chúng cho
rằng nhất nguyên chính trị, nhất Đảng lãnh đạo là bảo thủ, là không dân chủ,
thực chất đó là thủ đoạn kích động của kẻ thù hồng gây mất ổn định chính trị,
làm suy yếu tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta nhận
thức rõ tiêu chí dân chủ đâu phải phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng,
mà nó phụ thuộc vào thực chất nhân dân có phải là chủ thể của quyền lực quản
lý xã hội hay không, dân chủ với số ít hay số đông, dân chủ với ai, cho ai, vì ai.
Thực tiễn đã chứng minh, ở miền nam nước ta thời kỳ Mỹ Nguỵ hay là nhiều
nước tư bản phát triển hiện nay thực hiện chế độ đa đảng song thực chất ở đó
các quyền tự do dân chủ của nhân dân rất hạn hẹp, bị chà đạp hoặc được che
đậy rất tinh vi, đồng thời đi liền với nó là tình trạng tranh giành quyền lực quyết
liệt, gây nên tình trạng bất ổn và sự hỗn loạn xã hội.
Đặc trưng thứ hai của hệ thống chính trị nước ta hiện nay là hệ thống
chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị nước ta hiện nay là sự

tiếp tục phát triển của hệ thống chính trị trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, về bản chất, hệ thống chính trị trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay là đồng nhất, đều do Đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, thống nhất về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, thống nhất về cơ sở xã hội – giai cấp đó là nền tảng khối liên minh công –
nông – trí do Đảng cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn
cách mạng, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị npói chung và mỗi


7

thành tố cấu thành cuỉa nó về tổ chức, nội dung, mục tiêu nhiệm vụ cũng như
phương thức hoạt động cụ thể của nó có những biến đổi nhất định cho phù hợp
với yêu cầu của cách mạng và hiện thực xã hội đặt ra. Tính định hướng xã hội
chủ nghĩa của hệ thống chính trị nước ta thể hiện ở chổ, toàn bộ nội dung hoạt
động của nó phải kên định mục tiêu phấn đấu vì chủ nghĩa xã hội. Vì vậy vấn
đề đặt ra hiện nay là chúng ta cần phân tích đúng đắn các điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước, dự bapó xu hướng biến đổi của nó,từ đó
xác định nội dung, giải pháp để từng bước đổi mới hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đản, vai trò quản lý của nhà nước và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đặ trưng thứ ba của hệ thống chính trị nước ta là hệ thống chính trị mang
tính nhân dân rộng rãi, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Trong xã hội ta nhân
dân là nguồn góc của chủ thể và quyền lực, nhân dân thực hiện quyền làm chủ
của mình thông qua hệ thống chính trị, thông qua các hình thức dân chủ đại
diện và dân chủ trực tiếp. Đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội là
những tổ chức đại biểu cho lợi ích và quyền lực của nhân dân, có vai trò lãnh
đạo, tổ chức, giáo dục, hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời ngăn ngừa có hiệu quả những

hành động sai trái làm tổn hại đến quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy trong
đổi mới hệ thống chính trị, cần tạo ra các điều kiện thuận lợi để dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra, như Đảng ta xác định: “Xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo
của Đảng, thực hiện dân chủ trên cá lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
ở tất cả các cấp các ngành”1.

1

ĐCSVN Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 124.


8

Đặc trưng thứ tư của hệ thống chính trị nước ta là mang tính dân tộc sâu
sắc. Hệ thống chính trị nước ta ra đời là sản phẩm của quá trình đấu tranh cách
mạng của dân tộc nhằm giành, giữ nền độc lập dân tộc, đánh thắng đế quốc
Pháp và Mỹ thống nhất dất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay các tầng
lớp nhân dân ta đoàn kết xung quanh hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, nêu
cao truyền thống yêu nước phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh. Tính dân tộc của hệ thống chính trị nước ta thể
hiện ở chổ, trong quá trình xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị, chúng ta
đãbiết kế thừa những giá trị truyền thống, kinh nghiệm dựng nước và giữ nước
của cha ông, kết hợp với hoàn cảnh lịch sử và con người Việt Nam, tiếp thu có
chọn lọc các giá trị tiến bộ của nhân loại.
Bản chất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là
hệ thống chính trị nhất nguyên, mang bản chất giai cấp công nhân, trong đó
Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn bộ xã
hội; nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, và vì dân, thực

hiện dân chủ với đại đa số nhân dân lao động; các đoàn thể chính trị – xã hội,
các hội mang tính chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động trong
khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nhà nước, đại biểu cho lý trí lợi ích của các
tầng lớp nhân dân lao động, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực
hiện tốt điều đó đòi hỏi Đảng cộng sản Việt Nam phải là lực lượng lãnh đạo xã
hội, là hạt nhân lãnh đạo đồng thời là một thành viên của hệ thống chính trị, có
mối quan hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật nhà nước, hướng tới vì mục đích lợi ích của nhân
dân. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, tổ chức thể hiện và thực hiện ý
chí quyền lực quản lý xã hội của nhân dân, có đủ khả năng, năng lực định ra


9

pháp luật và thực hiện quản lý xã hội bằng luật pháp. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân, là cơ sở chính trị của
nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp
và pháp luật nhà nước, theo phương thức hiệp thương dân chủ phối hợp và
thống nhất hành động giữa các thành viên trong chương trình hành động chung.
Các đoàn thể nhân dân, các hội có tính chính trị, có chức năng vận động đoàn
viên, hội viên tham gia xây dựng Đảng và nhà nước, tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội.
Đặc trưng, bản chất của hệ thống chính trị nước ta hiện nay là một thể
thống nhất biện chứng. Nhận thức đầy đủ đặc trưng, bản chất đó là cơ sở quan
trọng, là điều kiện cần thiếtb đảm bảo cho quá trình xây dựng, đổi mới hệ thống
chính trị nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời ngăn chặn và
khắc phục những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tốt vai trò
của hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.

1.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là một vấn
đề tất yếu khách quan
Sự ra đời của hệ thống chính trị nước ta là thành quả đấu tranh cách
mạng của Đảng và nhân dân ta hơn 70 năm qua, đó là sự kế thừa những tinh
hoa tư tưởng của nhân loại. Từ khi ra đời (1945) đến nay, với vị trí chức năng
nhiệm vụ của mình, hệ thống chính trị nước ta luôn là nhân tố cơ bản quyết
định sự phát triển lành mạnh và vững chắc của đất nước. Trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện
nền kinh tế thị trwngf theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để đảm bảo cho sự
nghiệp cách mạng nước ta phát triển đúng hướng, giành được nhiều thắng lợi,
một vấn đề có tính nguyên tắc đặt ra là phải không ngừng đổi mới và nâng cao


10

chất lượng của hệ thống chính trị, coi đây là vấn đề có tính tất yếu khách quan
trong thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay bởi những cơ sở lý luận và thực tiễn như sau:
Thứ nhất:



×