Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Bài Giảng Internet & Thương Mại Điện Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 33 trang )

Chương 3: Internet &
thương mại điện tử
Đào Đức Hoàng – Bộ môn Tin học TCKT




1. INTERNET

1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của Internet
Khái niệm: Internet (Inter-network) là một mạng máy tính rất
rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rải rộng
khắp toàn cầu.
Đặc điểm:


Được sử dụng bởi hàng tỷ người trên thế giới gồm:






Các cá nhân, doanh nghiệp lớn nhỏ
Trường học, nhà nước và các tổ chức

Là của chung nhưng không có ai thực sự sở hữu
Là mạng toàn cầu gồm nhiều mạng LAN, MAN, WAN

2


Slide 2 of x


1. INTERNET

Lịch sử phát triển của Internet




Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) ra đời.
Đầu năm 1980 giao thức TCP/IP được phát triển và trở thành giao thức mạng chuẩn.
Năm 1983, ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET.







MILNET tích hợp với mạng dữ liệu quốc phòng
ARPANET trở thành 1 mạng dân sự.

Năm 1986, mạng NSFnet chính thức được thiết lập, kết nối các trung tâm máy tính.
Năm 1990, ARPANET bị hủy bỏ và thay thể bởi NSFnet.
Năm 1991: Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu (CERN) triển khai dịch vụ
WWW, tạo một cuộc cách mạng giúp internet bùng nổ

Slide 3 of x



1. INTERNET

Internet tại Việt Nam





Ngày 19/11/1997, Việt Nam gia nhập vào Internet
Hà Nội và TPHCM là hai đầu nối kết nối với Internet
thông qua các đường cáp quang và vệ tinh
Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ: VNPT, FPT, NETNAM,
SaiGon Postel, Viettel…

Slide 4 of x


1. INTERNET

Sơ đồ khái quát mạng Internet

Slide 5 of x


1. INTERNET

1.3. Một số khái niệm của Internet
 Các giao thức (Protocols):
 Là tập các luật, qui tắc mà các máy phải tuân theo khi giao

tiếp trên Internet
 Một số giao thức: UDP(User Datagram Protocol), IP (Internet
Protocol), HTTP (Hyper-text Transfer Protocol), FTP (File
Transfer Protocol), SMTP (Simple Mail Transfer Protocol),
POP3 (Post Office Protocol 3)…

Địa chỉ IP (IP address)




Dùng để xác định một máy tính trên mạng
Gồm một tập 4 số nhỏ hơn 255 ngăn cách bởi dấu chấm.
Ví dụ: 203.113.134.35
Slide 6 of x


Địa chỉ IP

Slide 7 of x


1.3. Một số khái niệm của Internet…

Hệ thống tên miền (Domain name system)
Tên miền dùng để thay cho địa chỉ IP.
 Ví dụ: tên miền ứng với IP
111.65.248.132



Slide 8 of x


1.4. Giới thiệu về World Wide Web…

 Nguồn gốc:

Khái niệm WWW:


World Wide Web gọi tắt là Web hay WWW



Là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể
truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với
mạng Internet.
Là một dịch vụ chạy trên Internet



Slide 9 of x


1.4. Giới thiệu về World Wide Web…

 Các thành phần của WWW:
 Web page: Trang tài liệu điện tử chứa nội dung của một site
 Website: Tập hợp các trang web được liên kết lẫn nhau,
chứa thông tin liên quan tới một chủ đề nào đó.

 URL (Uniform Resource Locator): Địa chỉ của một website
hoặc tài nguyên trên internet
 Web browser: Trình duyệt web dùng để truy xuất các trang
web qua URL.


Phần mềm trình duyệt Web: Internet Explorer, Firefox, Opera,
Nescape…

Slide 10 of x


1. INTERNET

1.5. Tìm kiếm trên Internet
1.6 Diễn đàn

1.7. Một số dịch vụ internet (internet services)
World Wide Web (WWW): Truy cập thông tin qua các giao diện đơn giản
Thư điện tử (Email): Truyền gửi thông điệp giữa các cá nhân trên Internet
File Transfer Protocol (FTP): Truyền gửi tệp tin giữa các máy tính
Tán gẫu – Chat: trao đổi trực tuyến với nhau qua mạng Internet
Làm việc từ xa (Telnet): Đăng nhập và điều khiển máy tính từ xa
Video Conferencing : Hội nghị từ xa qua internet
MultiMedia: Truyền tải, thể hiện hình ảnh, âm thanh…

Slide 11 of x


2. Thương mại điện tử


2.1. Khái niệm về TMĐT


Thương mại điện tử (E- commerce) = Electronic +
Commerce



TMĐT (ECommerce) là việc tiến hành một phần hay
toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương
tiện điện tử mà chủ yếu là internet.

Slide 12 of x


2.1. Khái niệm về TMĐT

Các đặc trưng của TMĐT


Các bên tham gia vào giao dịch trong TMĐT không tiếp
xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ
trước



Thị trường của TMĐT là không biên giới mà thống
nhất trên toàn cầu, thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu




Các giao dịch trong TMĐT đều có ít nhất ba chủ thể,
ngoài hai chủ thể giao dịch còn có thêm chủ thể chứng
thực hoặc người cung cấp dịch vụ mạng …



Mạng lưới thông tin chính là thị trường
Slide 13 of x


2. Thương mại điện tử

2.2. Lợi ích và khó khăn của của TMĐT


Lợi ích


Cung cấp phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận
dụng tối đa mọi nguồn lực trong mua bán, kinh doanh.



Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để quảng bá và bán sản phẩm,
nắm được nhiều thông tin về thị trường và các đối tác.




Người mua lại có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa cho phù hợp với
nhu cầu của mình với giá thành rẻ hơn, thông tin về hàng hóa đầy
đủ hơn, ….



TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng.

Slide 14 of x


2.2. Lợi ích và khó khăn của của TMĐT



Lợi ích (tiếp)


TMĐT giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.



TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối
quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình
thương mại.



Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.


Slide 15 of x


2.2. Lợi ích và khó khăn của của TMĐT
 Khó khăn


Hạ tầng Internet vẫn chưa phát triển rộng khắp, hơn
nữa nhiều khách hàng chưa có đủ điều kiện tiếp cận với
thương mại điện tử.



Công nghệ phần cứng & phần mềm luôn thay đổi
nhanh chóng , nếu doanh nghiệp không nắm bắt và
ứng dụng kịp các công nghệ mới sẽ có thể bị tụt hậu và
đánh mất lợi thế cạnh tranh.

Slide 16 of x


2.2. Lợi ích và khó khăn của của TMĐT

 Khó khăn…


Việc quản lý hệ thống TMĐT là phức tạp, độ tin cậy của hệ thống là thấp
do các yếu tố công nghệ liên quan luôn biến động. Sự phát triển của
những cuộc tấn công hệ thống TMĐT trái phép và nạn ăn cắp thông tin

trên mạng tràn lan đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển các hệ
thống TMĐT



Các ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc truy nhập, tấn công bất hợp pháp
thông qua Internet vào các hệ thống TMĐT: Gây ngưng hoạt động của
hệ thống trong 1 thời gian, cho đến làm sai lạc dữ liệu, xóa cơ sở dữ
liệu, làm hỏng máy chủ web không thể khắc phục được…

Slide 17 of x


2.2. Lợi ích và khó khăn của của TMĐT

 Khó khăn…


Thương mại điện tử cũng có thể gặp phải rắc rối với vấn đề
thanh toán qua mạng. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp bán hàng
cho 1 khách hàng với 1 số tài khoản hợp lệ nào đó. Nếu như
đây là 1 tài khoản bị đánh cắp, thì doanh nghiệp có nguy cơ
mất trắng số tiền này khi phát sinh kiện tụng.



Ở Việt Nam, luật thương mại điện tử đang trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện, nên sẽ khó khăn khi xử lý các vấn đề tranh
chấp xảy ra trong thực tế, nhưng chưa có trong luật.


Slide 18 of x


Hạn chế về kỹ thuật

Hạn chế về thương mại

1. Chưa
tiêu
chuẩn
quốc
về chất lượng, an toàn và độ
2.2. có
Lợi ích
và khó
khăn của
của tế
TMĐT
tin cậy

1. An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người
tham gia TMĐT

2. Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của người dùng, nhất là trong Thương mại điện tử
3. Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn
đang phát triển
4. Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần
mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống
5. Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công

suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư

2. Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT
do không được gặp trực tiếp
3. Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
4. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để
TMĐT phát triển
5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa
đầy đủ, hoàn thiện

6. Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

6. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời
gian

7. Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử
B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn

7. Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ,
không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
8. Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về
quy mô (hoà vốn và có lãi)
9. Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
10. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp
đổ hàng loạt của các công ty dot.com

Slide 19 of x


2. Thương Mại Điện Tử


Các điều kiện cần thiết để phát triển TMĐT


Hạ tầng Internet có tốc độ truyền thông cao đảm bảo
truyền tải các nội dung tin dưới dạng âm thanh, hình
ảnh. Chi phí kết nối Internet phải rẻ



Phải có hạ tầng pháp lý rõ và đầy đủ nhằm công nhận
tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng
điện tử; Phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ
sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng... Để điều chỉnh các
giao dịch qua mạng.

Slide 20 of x


2. Thương Mại Điện Tử

 Các điều kiện cần thiết để phát triển TMĐT…


Phương thức thanh toán điện tử an toàn bảo mật ví dụ như thanh
toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử,... Các ngân hàng phải triển
khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp




Hệ thống vận chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy



Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm
nhập trái phép, chống giả mạo, chống Virus



Phải có nhân lực am hiểu về kinh doanh, công nghệ thông tin,
thương mại điện tử, để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến,
bán hàng và thanh toán qua mạng

Slide 21 of x


2.3. Các loại giao dịch điện tử

Theo đối tượng tham gia

22

Slide 22 of x


2.3. Các loại giao dịch điện tử



Người tiêu dùng







Doanh nghiệp







C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên

Chính phủ




G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ


Slide 23 of x


Các giai đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng

 Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin
thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website
bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận
được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác
nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa
chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng...
 Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt
hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả
về cho doanh nghiệp.

Slide 24 of x


2.4. Các giai đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng…

Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số
thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ của Trung tâm cung cấp dịch
vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được
bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch.
Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý
giao dịch và tách rời mạng Internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương
mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp
theo một đường thuê bao riêng.


Slide 25 of x


×