Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

SÁNG TẠO KỸ THUẬT, PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ, CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.13 KB, 56 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
****************

HỘI NGHỊ
SÁNG TẠO KỸ THUẬT,
PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ,
CHỐNG BN LẬU, HÀNG GIẢ
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

TP.HCM - 15.5.2014


LỜI DẪN
Hoạt động sáng tạo tài sản trí tuệ, bảo hộ độc quyền tài sản trí tuệ, tiếp thị tài
sản trí tuệ và sản phẩm được tạo ra từ tài sản trí tuệ… là một q trình có nhiều
rủi ro: rủi ro từ khâu chọn đối tượng nghiên cứu sáng tạo và phương pháp nghiên
cứu sáng tạo, rủi ro trong từng bước triển khai hoạt động nghiên cứu sáng tạo, rủi
ro trong việc xác lập quyền các sở hữu trí tuệ tương ứng, rủi ro trong quá trình
chọn lựa đối tác chuyển giao các tài sản trí tuệ, rủi ro trong đàm phán và giao kết
các loại hợp đồng chuyển giao tài sản trí tuệ, rủi ro bởi các hành vi cạnh tranh
khơng lành mạnh và tình hình bn lậu, kinh doanh hàng giả và hàng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường…
Trong chuỗi sự kiện góp phần chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ
Việt Nam 18.5.2014, Hội nghị Sáng tạo Kỹ thuật - Hỗ trợ Phát triển Tài sản
trí tuệ - Chống bn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hơm nay mong
muốn góp thêm một cái nhìn khơng nhằm mang tính tồn diện, nhưng có tính
quan sát liên hồn từ khâu sáng tạo tài sản trí tuệ đến các rủi ro về kinh doanh tài
sản trí tuệ và một số kinh nghiệm, biện pháp quản trị ban đầu để bảo vệ và phát
triển tài sản trí tuệ của các nhà sáng chế, các trường đại học và các doanh nghiệp.


Hội nghị bao gồm một số tham luận của cơ quan quản lý nhà nước trong
việc hỗ trợ và kích thích phong trào sáng tạo kỹ thuật và đấu tranh chống hàng
lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại TP.HCM, mở ý cho việc trình bày một
số kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sáng tạo và tự bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ của một số doanh nghiệp, trường đại học, và một số kết quả hỗ trợ phát triển
tài sản trí tuệ ban đầu của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
thơng qua Chương trình đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ với sự phối hợp và
hỗ trợ của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP.HCM


CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

SÁNG TẠO KỸ THUẬT, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ
CHỐNG BN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
8g00 – 8g30:
8g30 – 8g35:
8g35 – 8g45:

8g45 – 8g55:

8g55 – 9g05:

Đón tiếp khách mời
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Giới thiệu về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Toàn quốc lần thứ 13 (2014-2015) và
Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu
của Bộ KH&CN
Báo cáo tóm tắt về hoạt động sáng chế

trong phong trào Sáng tạo Kỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh
Giới thiệu về Cuộc thi Sáng chế
do Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì

9g05 – 9g10:

Một số suy nghĩ về
Giải thưởng Sáng chế TP.HCM

9g10 – 9g25:
9g25 – 9g40:

Tiệc trà giao lưu
Đánh giá tình hình kiểm tra, xử lý
hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT
trên địa bàn TP.HCM
Báo cáo tóm tắt cơng tác quản lý
Chất lượng Mũ bảo hiểm
trên địa bàn TP.HCM năm 2013
Quản trị tài sản trí tuệ: một công cụ
ngày càng quan trọng trong
quản trị doanh nghiệp

9g 40– 9g45:

9g45 – 9g55:

9g55 – 10g05:


10g05 – 10g15:

10g15 – 10g45:

10g45 – 11g30:

Sơ lược về quá trình hình thành và phát
triển Hệ thống quản trị tài sản trí tuệ
tại Đại học Quốc gia TP.HCM
Báo cáo tóm tắt kết quả Chương trình
đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ
giai đoạn 2011-2013
Trao Giấy Chứng nhận các Mơ-đun
của Chương trình đào tạo
Quản trị viên Tài sản Trí tuệ
Trao đổi ý kiến và bế mạc

Ban Tổ chức
Ban Tổ chức
PGS.TS. Vũ Văn Khiêm,
Cục trưởng
Cục Cơng tác phía Nam,
Bộ KH&CN
Ơng Trịnh Minh Tâm,
Phó Giám đốc Sở
KH&CN TP.HCM
Ơng Nguyễn Thanh Bình,
Trưởng Văn phịng
Đại diện Cục SHTT
tại TP.HCM

KS. Thân Thế Hào,
Giám đốc Công ty
TNHH Ninh Phong
Chi Cục
Quản lý Thị trường
TP.HCM
Thanh tra
Sở Khoa học & Công nghệ
TP.HCM
Bà Phan Thị Châu,
Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư
và Thương mại Vĩ Long
PGS. TS. Nguyễn Anh Thi,
Phó Trưởng Ban KHCN,
Đại học Quốc gia TP.HCM
TS. Đào Minh Đức,
Chủ nhiệm Chương trình
Ban Tổ chức

Ban Tổ chức


KHÁI QUÁT VỀ
HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC
VÀ GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU
PGS. TS. Vũ Văn Khiêm
Cục trưởng Cục Cơng tác phía Nam,
Bộ Khoa học và Cơng nghệ
Kính thưa quý vị đại biểu,

Kể từ sau ngày thống nhất đất nước, phong trào sáng tạo kỹ thuật và pháp luật sở hữu
trí tuệ có thể nói là được bắt đầu với Nghị định số 31-CP ngày 23.01.1981 ban hành
Điều lệ lệ Sáng Kiến Cải tiến kỹ thuật, Hợp lý hóa sản xuất và Sáng chế.
Trong suốt thập niên 1980s, Điều lệ Sáng kiến đã được triển khai mạnh mẽ trong hầu
hết các doanh nghiệp quốc doanh thời bấy giờ, tạo nên một phong trào cải tiến kỹ thuật,
khắc phục khó khăn do thiếu thốn vật tư, nguyện liệu, phụ tùng thay thế… trong điều
kiện của nền kinh tế kế hạch hóa, góp phần khơi phục và thúc đẩy sản xuất, nâng cao
năng suất và chất lượng, kích thích sáng tạo công nghệ và sản phẩm thay thế hàng ngọai
nhập.
Đến năm 1990, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển nhanh và chuyển mạnh sang cơ
chế kinh tế thị trường, Điều lệ Sáng kiến năm 1981 sau một số lần sửa đổi, bổ sung tỏ ra
vẫn chưa thích ứng trong việc tham gia điều chỉnh các hoạt động sáng kiến, sáng tạo tại
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cũng như tại các trường, viện đang bắt đầu chuyển
đổi hoạt động R&D của họ theo cơ chế kinh tế mới.
Trong bối cảnh đó, Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã phối hợp cùng Liên hiệp các Hội
Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương
Đoàn phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần thứ nhất (1990), tạo cơ chế
khen thưởng, tôn vinh và kích thích sáng tạo trong mọi tầng giới, bên cạnh các hoạt động
nghiên cứu hàn lâm theo các Chương trình Khoa học Cơng nghệ trọng điểm của từng
giai đoạn.
Hội thi đã được sự hưởng ứng rộng rãi, đặc biệt là với sự tham gia vận động và chủ
động tổ chức phong trào tương ứng tại địa phương như của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ
đó, Hội thi đã từng bước phát triển qua 12 lần tổ chức (1990, 1991, 1992-1993, 19941995, 1998-1999, 2000-2001, 2002-2003, 2004-2005, 2006-2007, 2008-2009, 20102011, 2012-2013), và năm nay đang bước vào Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn quốc
lần thứ 13 (2014-2015) với Thể lệ chi tiết đã gởi đến quý vị đại biểu.


Sau Hội thi Toàn quốc lần thứ 4 (1994-1995), Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã chuyển
giao vai trị chủ trì Hội thi qua Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam và tiếp
tục hỗ trợ Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật phối hợp cùng các bộ, ngành, đồn thể
liên quan hình thành thêm Giải thưởng Khoa học Cơng nghệ Việt Nam VIFOTEC và sau

đó là Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh, Thiếu niên Toàn quốc, nhằm đáp ứng phù hợp
hơn với các đặc thù kích thích sáng tạo trong từng giới. Các phong trào này cũng đã
nhanh chóng lan rộng đến các địa phương với rất nhiều thành quả tốt đẹp.
Trên cơ sở đó, đến năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức phát động
thêm hai hình thức giải thưởng đặc thù:
- Cuộc thi Sáng chế 2013 dành cho các tỉnh phía Nam, với sự phối hợp của Tổ chức
Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Tổng cục Sở hữu Trí tuệ Hàn quốc (KIPO). Trong
Cuộc thi sáng chế lần đầu tiên này, Cục Cơng tác phía Nam của Bộ Khoa học và Công
nghệ ghi nhận các nhà sáng chế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự với số lượng rất
đông đảo (trên 1/3 sáng chế dự thi) với kết quả cũng rất khả quan.
- Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học trong các lĩnh vực: Tốn
học, Khoa học máy tính và thơng tin, Vât lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Mơi trường,
Sinh học và các lĩnh vực khoa học tự nhiên khác, theo Quy chế Giải thưởng chi tiết đã
gởi đến quý vị đại biểu. Hai Giải thưởng đầu tiên của năm 2013 được trao nhân dịp chào
mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18.5.2014 tới đây, và Hội đồng Giải thưởng
năm 2014 cũng vừa được thành lập theo Quyết định số 644/QĐ-BKHCN ngày 07.4.2014
của Bợ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Rất mong được quý vị đại biểu quan tâm theo dõi các hình thức tơn vinh họat động
sáng tạo nêu trên và chia sẻ các thông tin liên quan đến các nhà khoa học, nhà sáng tạo,
nhà sáng chế, các trường, viện, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển và đổi mới
công nghệ cùng tham gia hưởng ứng.
Kính thưa quý vị đại biểu,
Trong các năm qua, Cục Cơng tác phía Nam của Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã có
dịp được theo dõi, ghi nhận và đánh giá rất cao các nỗ lực bám sát thực tiễn cuộc sống để
vừa góp phần triển khai pháp luật và chủ trương chung, vừa chủ động đề xuất và triển
khai một số chính sách đặc thù của Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
mà trong khn khổ của Hội nghị này, có thể đề cập đến Giải thưởng Sáng chế Thành
phố và Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ cùng được bắt đầu từ năm
2008. Xin chúc các chính sách đó sẽ triển khai ngày càng có hiệu quả, góp phần đắc lực
vào hoạt động khoa học công nghệ của Thành phố trong giai đoạn hội nhập.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu.


Thể lệ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC
lần thứ 13 (2014- 2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-LHHVN ngày 18.12.2013 của
Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)
Thực hiện Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13
(2014 - 2015), bao gồm những điều, khoản sau:
Điều 1. Mục đích, ý nghĩa: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc (sau đây gọi tắt là Hội
thi) được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các
lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào
sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Điều 2. Cơ quan tổ chức: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa
học và Cơng nghệ, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam là cơ quan thường trực tổ chức Hội thi.
Điều 3. Lĩnh vực thi: Tất cả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống,
kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phịng đều có quyền tham dự Hội thi. Các giải pháp dự
thi đăng ký theo 6 lĩnh vực sau đây:
1. Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thơng;
2. Cơ khí tự động hố, xây dựng, giao thơng vận tải;
3. Vật liệu, hố chất, năng lượng;
4. Nơng lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường;
5. Y dược;
6. Giáo dục và đào tạo.
Điều 4. Đối tượng dự thi

1. Mọi cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cá nhân người nước ngoài
đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân
tộc, nghề nghiệp, có các giải pháp kỹ thuật là kết qủa của hoạt động sáng tạo, sáng
kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh tế - xã hội
được tạo ra và áp dụng tại Việt Nam từ năm 2009 trở lại đây đều có quyền tham dự
Hội thi.
2. Mọi tổ chức của Việt Nam đã đầu tư để tạo ra giải pháp kỹ thuật đều có quyền đứng
tên tham dự Hội thi. Trong trường hợp này, những người trực tiếp tham gia sáng tạo
ra giải pháp kỹ thuật được tổ chức đứng tên dự thi đăng ký là tác giả hoặc nhóm tác
giả của giải pháp kỹ thuật dự thi đó.


3. Các cơng trình đã đoạt giải Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Cơng nghệ Việt Nam thì
khơng được tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc.
Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá giải pháp dự thi
1. Tính mới, tính sáng tạo so với các giải pháp đã có ở Việt Nam: Giải pháp dự thi
không trùng với giải pháp đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin nào có ở
Việt Nam hoặc đã được áp dụng ở Việt Nam trước ngày nộp hồ sơ.
2. Khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của Việt Nam: Giải pháp dự thi đã được
thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh khả năng áp dụng hoặc đã được áp
dụng có hiệu quả.
3. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật -xã hội: Giải pháp mang lại lợi ích kinh tế - kỹ thuật - xã
hội cao hơn so với giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam, không gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường và xã hội.
Điều 6. Hồ sơ dự thi (trình bày trên khổ giấy A4): Hồ sơ dự thi gồm hai bộ, bao gồm
phiếu đăng ký dự thi, bản mô tả giải pháp dự thi và toàn văn giải pháp dự thi thuộc các
lĩnh vực khoa học - kỹ thuật nêu tại Điều 3 của Thể lệ này.
1. Phiếu đăng ký dự thi ( theo mẫu) gồm các nội dung sau:
- Họ và tên người dự thi;
- Tên tổ chức dự thi;

- Địa chỉ nơi làm việc;
- Địa chỉ nơi cư trú
- Điện thoại liên hệ (nếu có);
- Nghề nghiệp của tác giả hoặc nhóm tác giả (ghi riêng từng cá nhân);
- Tên giải pháp dự thi;
- Lĩnh vực dự thi;
- Thời điểm tạo ra giải pháp (ghi ngày, tháng, năm);
-

Danh sách chủ nhiệm và các thành viên, thỏa thuận về phần trăm đóng góp của
mỗi người và ủy quyền cho 01 (một) người đứng ra làm đại diện dự thi nếu giải
pháp do nhóm tác giả tạo ra;

- Cam đoan của người dự thi về những điều ghi trong hồ sơ dự thi là đúng sự thật;
- Xác nhận của tổ chức cho phép dự thi nếu tác giả dự thi với tư cách cá nhân hoặc
tập thể nêu tại Điều 4, hoặc xác nhận của địa phương nơi tác giả cư trú.
2. Bản mô tả giải pháp dự thi:
- Tên giải pháp dự thi (ghi như tên đăng ký trong phiếu đăng ký dự thi);
-

Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có), mơ tả ngắn gọn các giải pháp kỹ thuật
đã biết trước ngày tạo ra giải pháp dự thi, đặc biệt cần nêu rõ những nhược điểm
cần khắc phục của các giải pháp đó;


- Mơ tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp dự thi,
mơ tả ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi.
Đặc biệt, cần nêu rõ đã khắc phục những nhược điểm nào, sáng kiến cải tiến
những chỉ tiêu nào của giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có) hoặc những sáng tạo
hồn tồn mới;

- Khả năng áp dụng được chứng minh thông qua các hợp đồng chuyển giao công
nghệ, hợp đồng sản xuất thử, hợp đồng bán hàng hoặc hóa đơn bán hàng;
- Hiệu quả kinh tế của giải pháp dự thi là lợi ích trực tiếp có thể thu được do áp
dụng giải pháp mới vào sản xuất. Có bản tính tốn kinh tế so với giải pháp cũ
hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam;
-

Hiệu quả kỹ thuật thể hiện bằng những chỉ tiêu kỹ thuật mới, tiến bộ hơn so với
kỹ thuật đã biết trước đó;

-

Hiệu quả xã hội như cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí, bảo vệ sức
khỏe, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo vệ trường, tạo thêm công ăn việc
làm cho người lao động . . .

3. Toàn văn giải pháp dự thi: Cần nêu cụ thể q trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi
hồn thành giải pháp. Các tác giả có thể gửi kèm theo mơ hình, sản phẩm chế thử, sơ
đồ cơng nghệ, các bản vẽ, hình ảnh, các tính tốn minh họa . . .
4. Các tài liệu khác (nếu có).
Điều 7. Nộp, nhận hồ sơ dự thi
1. Hồ sơ dự thi gửi qua Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật của bộ, ngành và của
tỉnh, thành phố. Nếu địa phương chưa có Ban Tổ chức Hội thi thì Hồ sơ được gửi
qua Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật hoặc Sở Khoa học và Công nghệ của
tỉnh, thành phố.
2. Mỗi bộ, ban, ngành , tỉnh, thành phố, được gửi tối đa 20 giải pháp tham dự Hội thi
sáng tạo kỹ thuật toàn quốc sau khi đã tuyển chọn từ các giải pháp tham dự Hội thi
cấp bộ ngành và địa phương. Hồ sơ gửi theo địa chỉ:
QUỸ HỖ TRỢ SÁNG TẠO KỸ THUẬT VIỆT NAM (VIFOTEC)
53 Nguyễn Du, Hà Nội - Điện thoại: 04.38.226.419 - Fax: 844.39.434.627

Website: www.vifotec.vn
E-mail: ;
3. Thời hạn nhận, xét duyệt giải pháp và trao giải thưởng Hội thi:
-

Thời hạn nhận hồ sơ dự thi được bắt đầu từ khi công bố Thể lệ Hội thi đến hết
ngày 31/8/2015;

- Chấm các giải pháp dự thi trong tháng 9 và tháng 10/2015;
- Công bố giải pháp được chọn vào chung khảo tháng 11/2015;
- Lễ trao giải thưởng trong tháng 3/2016.


4. Hồ sơ dự thi sẽ không trả lại. Riêng sản phẩm hoặc mơ hình được trả lại sau khi trao
giải Hội thi trong vòng 3 tháng nếu người dự thi yêu cầu.
Điều 8. Đánh giá giải pháp dự thi: Hội đồng Giám khảo do Ban Tổ chức Hội thi thành
lập. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm từng tiêu chuẩn theo thang điểm
do Ban Tổ chức Hội thi quy định.
Điều 9. Giải thưởng: Giải thưởng Hội thi lần thứ 13 có tối đa:
- 06 Giải nhất, mỗi giải được tặng 01 biểu trưng vàng và tiền thưởng 26 triệu đồng.
- 12 Giải nhì, mỗi giải được tặng 01 biểu trưng vàng và tiền thưởng 20 triệu đồng.
- 24 Giải ba, mỗi giải được tặng 01 biểu trưng vàng và tiền thưởng 15 triệu đồng.
- 48 Giải khuyến khích, mỗi giải được tặng tiền thưởng 7 triệu đồng.
Tác giả và đồng tác giả, cộng sự có mức đóng góp bằng chính lao động sáng tạo của
mình từ 20% trở lên mới được Ban Tổ chức Hội thi xét tặng bằng khen; Tác giả là chủ
nhiệm đoạt giải ba trở lên được xét tặng Bằng Lao động Sáng tạo của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam; Tác giả đoạt giải Ba trở lên là đoàn viên thanh niên thì được Trung
ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xét tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo hoặc
Bằng khen.
Ban Tổ chức Hội thi cũng tặng bằng khen cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất

sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi, cho cá nhân và đơn vị tích cực tham
dự và có nhiều giải pháp dự thi đem lại hiệu quả cao. Các tác giả đoạt giải cao và các cá
nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, phổ biến Hội thi sẽ
được Ban Tổ chức đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Điều 10. Ban tổ chức, Ban thư ký, Hội đồng giám khảo
1. Ban tổ chức Hội thi bao gồm đại diện Lãnh đạo của Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, Tổng Liên đồn Lao động Việt
Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số Bộ, ngành hữu
quan. Trưởng ban Tổ chức Hội thi do Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam đảm nhiệm. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam - Trưởng Ban Tổ chức Hội thi thay mặt bốn cơ quan phối hợp tổ chức Hội thi
ký quyết định thành lập Ban Thư ký, Hội đồng giám khảo, ban hành Thể lệ Hội thi
và Quy định về chấm điểm, đánh giá các giải pháp dự thi.
2. Ban Thư ký Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi triển khai các hoạt động của Hội thi trên
phạm vi toàn quốc.
3. Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực dự thi
giúp Ban Tổ chức Hội thi trong việc xem xét, đánh giá các giải pháp dự thi.
Điều 11. Tài chính
1. Kinh phí dành cho Hội thi được lấy từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương;


- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
2. Kinh phí dành cho Hội thi được chi cho các nội dung sau:
- Chi thưởng cho các giải pháp đoạt giải thưởng, các tổ chức, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, tổ chức và tham gia Hội thi;
- Tổ chức triển khai các hoạt động Hội thi.
Điều 12. Bảo hộ sở hữu công nghiệp: Việc tham gia Hội thi không thay thế cho việc
đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp. Khi phát hiện thấy giải pháp cần được bảo hộ (sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…), Ban tổ chức sẽ thông báo cho người

dự thi lập hồ sơ yêu cầu được bảo hộ. Các giải pháp dự thi muốn được bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước ngày cơng bố trao
thưởng của Ban tổ chức Hội thi.
Điều 13. Quyền công bố: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định trao giải, tác
giả có trách nhiệm gửi cho Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam các tài liệu dưới
dạng file mềm sau đây:
+ Phiếu đăng ký dự thi, tóm tắt giải pháp, tồn văn giải pháp dưới dạng file văn bản
word.
+ Các file ảnh giới thiệu giải pháp (bmp, png, jpeg . . . ) nếu có.
+ Các video phóng sự về giải pháp nếu có.
- Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam sẽ công bố nội dung các giải pháp sau khi
trao giải lên hệ thống truyền thơng như website vifotec.vn, báo chí, truyền hình, kỷ
yếu . . . trừ những giải pháp thuộc diện bảo mật quốc gia.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Tại các cơ quan Trung ương: Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam và các Bộ, ngành khác có cơng văn chỉ đạo gửi
theo ngành dọc của mình để tổ chức triển khai tham dự Hội thi. Việc chỉ đạo này cần
cụ thể để Hội thi được phổ biến sâu rộng và có nhiều giải pháp tham dự Hội thi.
2. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tùy theo tình hình thực tế, Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật hoặc Sở Khoa học và Cơng nghệ của các địa phương
chủ trì cùng với các tổ chức cùng cấp như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Liên đồn Lao động tỉnh, thành phố và các ban, ngành có liên quan phối hợp tổ chức
Hội thi ở địa phương. Từ kết quả đó, địa phương lựa chọn giải pháp tham dự Hội thi
Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc.
Điều 15. Điều khoản thi hành: Bản Thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày có quyết
định ban hành. Trong q trình thực hiện, nếu có điều gì chưa hợp lý, Thường trực Ban
Thư ký Hội thi tổng hợp và trình Ban Tổ chức Hội thi xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.



QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về đối tượng, tiêu chí, trình tự, thủ
tục xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Điều 2. Đối tượng được xét, tặng Giải thưởng
1. Nhà khoa học là công dân Việt Nam và là tác giả chính của cơng trình khoa học xuất
sắc được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
2. Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhà khoa học nước ngồi ở Việt Nam có đóng
góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt Nam.
Điều 3. Mục đích, ý nghĩa
1. Giải thưởng Tạ Quang Bửu (sau đây gọi tắt là Giải thưởng) là giải thưởng của Bộ
Khoa học và Công nghệ dành cho các nhà khoa học Việt Nam là tác giả của cơng
trình nghiên cứu cơ bản xuất sắc trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và các nhà khoa
học Việt Nam, nước ngoài có đóng góp tích cực cho nghiên cứu cơ bản của Việt
Nam.
2. Giải thưởng nhằm khích lệ và tơn vinh các nhà khoa học có những thành tựu nổi bật
trong nghiên cứu cơ bản, có đóng góp thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng
và khoa học cơng nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho
khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển.

Chương II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Lĩnh vực xét, tặng Giải thưởng
Giải thưởng được xét, tặng cho các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực sau:
1. Toán học;
2. Khoa học máy tính và thơng tin;
3. Vật lý;
4. Hóa học;

5. Khoa học trái đất và môi trường;
6. Sinh học;
7. Khoa học tự nhiên khác.


Điều 5. Cơ cấu Giải thưởng: Cơ cấu Giải thưởng hằng năm bao gồm: từ một đến ba
giải thưởng chính và một giải thưởng nhà khoa học trẻ (dưới 30 tuổi, tính đến thời điểm
kết thúc nộp hồ sơ đề nghị xét, tặng Giải thưởng) dành cho tác giả của cơng trình khoa
học xuất sắc; một giải thưởng dành cho nhà khoa học có đóng góp tích cực cho nghiên
cứu cơ bản của Việt Nam.
Điều 6. Quyền lợi của cá nhân đạt Giải thưởng: Cá nhân đạt Giải thưởng được nhận
Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và tiền thưởng
theo quy định.
Điều 7. Tiêu chí đánh giá
1. Tiêu chí đánh giá cơng trình khoa học xuất sắc:
a) Giá trị khoa học của công trình;
b) Chất lượng của tạp chí khoa học có cơng trình được đăng tải, được xác định thơng
qua chỉ số tác động và các xếp hạng quốc tế tại thời điểm cơng bố cơng trình;
c) Cơng trình khoa học được đánh giá phải là cơng trình nghiên cứu cơ bản, được
thực hiện tại Việt Nam, thuộc các lĩnh vực nêu tại Điều 4 và có thời gian cơng bố
(tính theo thời điểm cơng bố của tạp chí) trong khoảng thời gian 5 năm tính đến
thời điểm kết thúc nộp hồ sơ đề nghị xét, tặng Giải thưởng.
2. Tiêu chí đánh giá đối với đóng góp của nhà khoa học Việt Nam, nước ngoài:
a) Hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản;
b) Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
Điều 8. Ban Tổ chức Giải thưởng
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Ban tổ chức Giải thưởng
hàng năm, do một Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng ban.
Thành viên của Ban Tổ chức Giải thưởng bao gồm đại diện một số cơ quan có
liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Ban Tổ chức Giải thưởng chỉ đạo mọi

hoạt động của Giải thưởng.
2. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia là Cơ quan Thường trực của Giải
thưởng, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Ban Tổ chức Giải thưởng quy
định.
Điều 9. Hội đồng Giải thưởng
1. Hội đồng Giải thưởng có từ 7 đến 9 thành viên. Chủ tịch và các thành viên của Hội
đồng Giải thưởng là các nhà khoa học có uy tín thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên
do Ban tổ chức Giải thưởng đề xuất, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quyết định.
2. Thành viên Hội đồng Giải thưởng là những người khơng có cơng trình, đóng góp
tham dự xét thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng
đến tính khách quan của việc xét, tặng Giải thưởng.


3. Hội đồng Giải thưởng có trách nhiệm xem xét và lựa chọn nhà khoa học được đề xuất
từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành để tặng Giải thưởng. Hội đồng Giải thưởng
bỏ phiếu lựa chọn Giải thưởng trên cơ sở tham khảo kết quả đánh giá, đề xuất của
các Hội đồng khoa học chuyên ngành và các tài liệu liên quan, theo nguyên tắc quá
bán. Số lượng Giải thưởng được Hội đồng Giải thưởng lựa chọn không vượt quá cơ
cấu Giải thưởng quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 10. Hội đồng khoa học chuyên ngành
1. Hội đồng khoa học chuyên ngành là các hội đồng khoa học và công nghệ thuộc các
lĩnh vực khoa học tự nhiên của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tương
ứng với các lĩnh vực tham gia xét thưởng quy định tại Điều 4 của Quy chế.
2. Thành viên Hội đồng khoa học chuyên ngành không tham gia quá trình đánh giá, đề
xuất xét tặng Giải thưởng nếu có cơng trình, đóng góp tham dự xét thưởng hoặc có
quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc
xét, tặng Giải thưởng.
3. Hội đồng khoa học chuyên ngành có trách nhiệm đánh giá, đề xuất nhà khoa học
trong lĩnh vực tham gia xét, tặng Giải thưởng. Việc đánh giá được thực hiện đối với

từng hồ sơ, theo thang điểm do Ban Tổ chức quy định phù hợp với tiêu chí đánh giá
quy định tại Điều 7 của Quy chế này. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng khoa học
chuyên ngành đề xuất xin ý kiến của các chuyên gia độc lập trước khi thực hiện đánh
giá, đề xuất.
Điều 11. Hồ sơ tham dự Giải thưởng: Hồ sơ đề nghị gồm:
1. Đối với nhà khoa học là tác giả của các cơng trình khoa học xuất sắc:
a) Lý lịch khoa học;
b) Cơng trình khoa học được cơng bố;
c) Thuyết minh về giá trị khoa học của cơng trình.
2. Đối với nhà khoa học có đóng góp tích cực đối với nghiên cứu cơ bản của Việt Nam:
a) Lý lịch khoa học;
b) Thuyết minh về đóng góp của nhà khoa học đối với nghiên cứu cơ bản của Việt
Nam.
Điều 12. Nguyên tắc xét duyệt Giải thưởng
1. Ban Tổ chức Giải thưởng có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và sơ bộ phân loại hồ
sơ tham gia xét, tặng Giải thưởng theo đúng quy định, trình các Hội đồng khoa học
chuyên ngành xét chọn.
2. Đối với các cơng trình khoa học của các đồng tác giả, trong trường hợp được lựa
chọn xem xét tại Hội đồng Giải thưởng, nhà khoa học được xem xét trao Giải thưởng
phải có xác nhận về mức độ đóng góp đối với cơng trình khoa học từ các tác giả cịn
lại của cơng trình.


3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả đánh giá của Hội đồng Giải thưởng,
Ban tổ chức Giải thưởng hồn thiện hồ sơ, trình Bộ Khoa học và Công nghệ quyết
định danh sách nhà khoa học được tặng Giải thưởng.
Điều 13. Thời hạn nhận, xét duyệt hồ sơ và trao Giải thưởng
1. Giải thưởng được tổ chức xét, tặng hàng năm.
Thời hạn nhận hồ sơ đề nghị xét, tặng Giải thưởng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12.
Thời hạn xét chọn Giải thưởng được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

2. Lễ trao tặng Giải thưởng được tổ chức vào tháng 5 năm sau.
Điều 14. Kinh phí cho Giải thưởng
1. Kinh phí cho Giải thưởng được bố trí từ ngân sách sự nghiệp khoa học của Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia và các nguồn khác do các tổ chức, cá nhân
trong và ngồi nước đóng góp.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Tổ chức Giải thưởng, Hội đồng Giải thưởng, các Hội
đồng khoa học chuyên ngành xét chọn giải thưởng, tổ chức Lễ trao giải thưởng và
kinh phí phục vụ công tác tổ chức xét giải thưởng được bố trí từ ngân sách của Bộ
Khoa học và Cơng nghệ giao cho Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
hàng năm.
3. Cơ quan Thường trực của Giải thưởng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng
nguồn kinh phí của Giải thưởng theo đúng quy định của Quy chế này và quy định tài
chính.
Điều 15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
1. Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, cơng dân có
quyền tố cáo về kết quả xét, tặng Giải thưởng và những vi phạm quy định về trình tự,
thủ tục xét tặng Giải thưởng.
Đơn phải có chữ viết là tiếng Việt; ghi rõ ngày, tháng, năm; có họ tên, địa chỉ
người viết đơn; họ tên, địa chỉ, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại, tố cáo; đơn được ký tên
trực tiếp.
Không xem xét đơn khơng có tên, địa chỉ khơng rõ ràng, mạo danh hoặc không
đúng quy định của Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo.
2. Cơ quan Thường trực của Giải thưởng có trách nhiệm xem xét, trả lời đơn khiếu nại,
tố cáo giải quyết theo Quy chế xử lý đơn thư của Quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ Quốc gia, quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và báo cáo kết quả giải
quyết khiếu nại, tố cáo lên Ban Tổ chức Giải thưởng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Cơng nghệ.
3. Các cơng trình tham gia xét, tặng Giải thưởng nếu vi phạm Luật khoa học và công
nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, các quy định của nhà nước có liên quan và Quy chế này,
Ban Tổ chức Giải thưởng sẽ thu hồi giải thưởng, thông báo với cơ quan chức năng để

giải quyết theo quy định pháp luật hiện hành.


Chương III - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Cơ quan Thường trực của Giải thưởng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên
quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai, hướng
dẫn thực hiện Quy chế Giải thưởng tới các đối tượng; chịu trách nhiệm về cơ sở vật
chất phục vụ trong quá trình làm việc của Ban Tổ chức, Hội đồng Giải thưởng, các
Hội đồng khoa học chuyên ngành và tổ chức Lễ trao Giải thưởng.
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thường trực Giải
thưởng và Ban Tổ chức Giải thưởng tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ quyết định tặng thưởng cho nhà khoa học đạt Giải thưởng theo quy định của
Quy chế này.
3. Các thành viên Ban Tổ chức có trách nhiệm phối hợp triển khai tổ chức Giải thưởng
theo đúng các quy định của Quy chế này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Cơ quan Thường trực Giải
thưởng tổng hợp ý kiến và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét,
quyết định./.


QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI ĐỒNG GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 644/QĐ-BKHCN ngày 07.4.2014
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.

Quy chế này quy định cơ cấu tổ chức, chức năng của Hội đồng Giải thưởng Tạ

Quang Bửu (sau đây viết tắt là Hội đồng); nguyên tắc và phương thức làm việc của
Hội đồng; phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng; kinh phí hoạt động
của Hội đồng.

2. Quy chế này áp dụng đối với thành viên Hội đồng, Ban Tổ chức giải thưởng, các đơn
vị và cá nhân có liên quan đến q trình tổ chức xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng có từ 7 đến 9 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký khoa
học và các thành viên.
2. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực khoa học tự
nhiên do Ban Tổ chức giải thưởng đề xuất trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng
nghệ quyết định và là những người khơng có cơng trình tham dự xét thưởng hoặc có
quyền, lợi ích liên quan, có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét,
tặng giải thưởng.
Điều 3. Chức năng của Hội đồng
Hội đồng có trách nhiệm xem xét và lựa chọn các nhà khoa học được đề xuất từ các
Hội đồng khoa học chuyên ngành trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết
định xét tặng Giải thưởng.
Điều 4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc trên nguyên tắc thảo luận khách quan, dân chủ.
2. Hội đồng chỉ xem xét các hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ.
3. Hội đồng bỏ phiếu lựa chọn nhà khoa học được giải thưởng trên cơ sở tham khảo kết
quả đánh giá, đề xuất của các Hội đồng chuyên ngành và các tài liệu liên quan, theo
nguyên tắc quá bán trên tổng số thành viên có mặt.
4. Số lượng Giải thưởng được Hội đồng lựa chọn không vượt quá cơ cấu giải thưởng
quy định tại Điều 5 của Quyết định số 2635/QĐ-BKHCN ngày 26/8/2013 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế Giải thưởng Tạ
Quang Bửu”.



Điều 5. Phương thức làm việc của Hội đồng
1. Các phiên họp xét tặng giải thưởng của Hội đồng phải có ít nhất 3/4 số thành viên
Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
2. Hội đồng căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng khoa học chuyên ngành và đối
chiếu hồ sơ, tài liệu với các tiêu chí của mỗi loại giải thưởng, tiến hành thảo luận, bỏ
phiếu kín đối với từng loại giải thưởng.
Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu đánh dấu vào một trong hai ô tương ứng “Đề
nghị giải thưởng” và “Không đề nghị giải thưởng” (Mẫu phiếu tại Phụ lục I, II và III
ban hành kèm theo Quyết định này).
3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu có trách nhiệm lập danh sách các cá
nhân nhà khoa học được đề nghị trao giải (Mẫu Bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu
tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định này).
4. Kết quả đánh giá của Hội đồng được ghi vào biên bản họp của Hội đồng (Mẫu biên
bản tại Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi đến Ban Tổ chức Giải
thưởng để trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
Điều 6. Phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung và
hiệu quả hoạt động của Hội đồng;
b) Chủ tịch Hội đồng căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
quy định tại Điều 3 Quy chế này để phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội
đồng;
c) Điều hành các phiên họp của Hội đồng, tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng
và đưa ra kết luận chung của Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng trong hoạt động chung của Hội đồng, chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn
của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
3. Thư ký khoa học Hội đồng:

a) Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức các hoạt động chung của Hội đồng;
b) Ghi biên bản họp Hội đồng, kiểm tra, tổng hợp phiếu đánh giá của các thành viên
Hội đồng.


4. Các thành viên Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được phân công;
b) Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
c) Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý
kiến do Hội đồng gửi đến;
d) Chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Hội đồng và các vấn đề có liên quan đến việc xét chọn Giải thưởng;
đ) Được Hội đồng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và những tài liệu, văn
bản liên quan đến nội dung thảo luận tại phiên họp Hội đồng;
e) Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định hiện hành
để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
g) Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản mật theo quy định chung của Nhà
nước.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được bố trí từ ngân sách nhà nước của Bộ Khoa
học và Công nghệ, được giao cho Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
quản lý để chi cho các hoạt động thường xuyên của Hội đồng, bao gồm:
a) Phục vụ họp, thù lao bồi dưỡng cho các thành viên Hội đồng;
b) Mời chuyên gia tư vấn độc lập;
c) Các chi phí phát sinh khi cần xác minh thông tin liên quan đến hồ sơ.
2. Mức thù lao bồi dưỡng cho các thành viên Hội đồng và các hoạt động khác của Hội
đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định theo các quy định hiện
hành.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm thi hành Quy chế

này.
2. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Ban Tổ chức giải thưởng và các đơn vị có liên
quan trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định./.


HOẠT ĐỘNG SÁNG CHẾ TRONG PHONG TRÀO
SÁNG TẠO KỸ THUẬT THÀNH PHƠ HỒ CHÍ MINH
Ơng Trịnh Minh Tâm
Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM
Kính thưa quý vị đại biểu,
Phong trào Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố được hình thành từ năm 1990 trên cơ sở
hưởng ứng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Tồn quốc lần thứ nhất vào cùng năm đó. Trong
suốt giai đoạn 1990-2006, phong trào được tổ chức định kỳ hàng năm và Thành phố ln
là đơn vị góp phần hàng đầu vào phong trào sáng tạo kỹ thuật chung do Bộ Khoa học &
Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung Ương Đoàn
TNCS và Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Từ năm 2007, phong trào sáng tạo kỹ thuật của Thành phố được vận hành theo Đề án
tổ chức Phong trào Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật TP.HCM giai đoạn 2007-2012 (đính
kèm), được UBND TP phê duyệt theo Quyết định số 4077/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9
năm 2007. Trong giai đoạn này, Phong trào bao gồm ba hình thức triển khai chính với
các kết quả tóm tắt như sau:
- Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố: do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Thành phố chủ trì, nhằm vừa hưởng ứng các nội dung phát động của Hội thi Sáng
tạo Toàn quốc định kỳ hai năm một lần, vừa phát động thêm một số lĩnh vực cơng nghệ
có tính bức thiết của Thành phố qua từng năm. Sau 05 năm, Hội thi đã tiếp nhận 1.078
giải pháp kỹ thuật dự thi cấp Thành phố, chuyển tiếp 337 đề tài ra tham dự Hội thi Sáng
tạo Kỹ thuật Toàn quốc và Giải thưởng Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC). Kết
quả đã có 243 giải pháp được vinh danh cấp Thành phố và 55 giải pháp được trao tặng
giải thưởng cấp quốc gia.

Kết quả chính của Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Giai đoạn 2007-2012
Năm

2007

2008

2009

2010

2011-2012

Tổng cộng

Số lượng đề tài/
giải pháp tham gia dự thi
cấp Thành phố

183

167

323

191

214

Thu hút 1.087

giải pháp dự thi

Số lượng đề tài/ giải pháp
được trao giải thưởng
cấp Thành phố

47

45

62

51

38

243 Giải TP,
55 Giải cấp quốc gia


- Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh Thiếu niên, Nhi đồng Thành phố: do Thành
Đồn chủ trì, nhằm vừa hưởng ứng các nội dung phát động của Cuộc thi Toàn quốc hàng
năm, vừa phát động thêm một số nội dung phù hợp với phong trào thanh thiếu niên
Thành phố. Trong giai đoạn 2007-2012, đã có 541 mơ hình kỹ thuật của học sinh, sinh
viên gởi đến tham dự, trong đó có 140 mơ hình được chuyển tiếp ra Cuộc thi cấp tồn
quốc; với kết quả là 90 mơ hình đoạt giải cấp Thành phố và 20 mơ hình được vinh danh
cấp quốc gia.
- Giải thưởng Sáng chế Thành phố: do Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành phố
chủ trì, được bắt đầu từ năm 2008 với mục tiêu thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong
phong trào sáng tạo kỹ thuật. Sau 3 lần phát động đã có 19 sáng chế được vinh danh, góp

phần vào việc tăng trưởng lượng Đơn đăng ký từ 104 đơn vào năm 2008 lên 22 đơn vào
cuối năm 2013 như biểu đồ đính kèm

Trong thực tế, trong kế họach 5 năm 2011-2015, Thành phố đã đề ra chỉ tiêu đến cuối
năm 2015, mỗi năm phải có tối thiểu 200 đơn đăng ký sáng chế của các chủ thể trên địa
bàn Thành phố và đến cuối năm 2020, mỗi năm phải có tối thiểu 400 đơn đăng ký sáng
chế được nộp. Chỉ tiêu này được xây dựng trên hai cơ sở:
- Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25.7.2011 ngày 25.7.2011 của Thủ tướng Chính
phủ, phê duyệt Phương hướng, Mục tiêu, Nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ chủ yếu giai
đoạn 2011-2015 mà trong đó, theo Điểm 1, Mục II (Mục tiêu cụ thể): "Số lượng sáng
chế đăng ký bảo hộ tăng gấp 1,5 lần giai đoạn 2006-2010".
- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11.4.2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ giai đoạn 2011-2020 mà trong đó, theo
Điểm b, Khoản 2, Mục II (Mục tiêu cụ thể): “… Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ giai
đoạn 2011 - 2015 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2016 - 2020
tăng 2 lần so với giai đoạn 2011 – 2015…”


Theo đó, qua dữ liệu thống kê từ biểu đồ trên, trong giai đoạn 2006-2010, số lượng
đơn đăng ký bảo hộ của các chủ thể tại TP.HCM là (98 + 115 + 104 + 127 + 153) = 597
đơn, với mức bình quân hàng năm là 597/5 = 119 đơn/năm. Trong 3 năm 2011, 2012 và
2013, số lượng đơn đăng ký hiện là (153+ 183 + 222) = 558 đơn, với mức bình quân
hàng năm là 558/3 = 186 đơn/năm, tức đang đạt 1,56 lần chỉ tiêu đã đề ra cho giai đoạn
2006-2010.
- Bên cạnh ba hình thức tổ chức chủ yếu trên, trong cơ chế kích thích hoạt động
sáng tạo kỹ thuật của Thành phố cịn có Phong trào Lao động Sáng tạo của công nhân,
viên chức do Liên Đồn Lao động Thành phố chủ trì trên cơ sở của Điều lệ Sáng kiến
vừa được Chính phủ ban hành mới vào năm 2012, cũng như việc đề cử các tổ chức, cá
nhân đoạt giải từ phong trào sáng tạo kỹ thuật Thành phố tham gia hưởng ứng các Giải
thưởng và Triển lãm có tính quốc tế có liên quan. Thí dụ, hiện có 08 cá nhân (DS.

Nguyễn Đăng Thoại, ThS. Võ thị Hạnh, Bà Mai Kiều Liên, PGS. Hồ Huỳnh Thùy
Dương, Học sinh Nguyễn Ánh Khánh Hoàng, TS. Cao Thị Bảo Vân, ThS. Lê Thị Bình,
KS. Lê Tiến Thắng) và 04 doanh nghiệp (Vinamilk, Kym Đan, Việt Tiến, Mỹ phẩm Sài
Gòn) tại Thành phố đã được nhận các Giải thưởng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới (WIPO).
Hiện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố cùng Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ
thuật Thành phố và các sở, ngành liên quan đang chờ Ủy Ban Nhân dân Thành phố phê
duyệt Quy chế Giải thưởng Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố giai đọan 2014-2020; đồng
thời, cũng đang chờ Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng chế năm
2014. Rất mong được các nhà khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố quan tâm theo
dõi thông tin về các Hội thi, Cuộc thi, Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật khác nhau đã, đang
và sắp được phát động, để cùng góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển và đổi mới công
nghệ trong giai đọan cạnh tranh sôi động sắp tới.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu.


MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ GIẢI THƯỞNG SÁNG CHẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ơng Thân Thế Hào
Giám đốc Cơng ty TNHH Ninh Phong
Kính thưa quý vị đại biểu,
Trước hết, xin được cảm ơn Ban Tổ chức Hội nghị đã cho phép tơi được hân hạnh
có mặt ở đây để chia sẻ một vài trải nghiệm và suy nghĩ của mình với sự phát triển của
phong trào sáng tạo kỹ thuật Thành phố.
Là một nhà sáng chế độc lập đã nhiều lần tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật
trước đây và gần đây nhất, đã đạt 02 giải thưởng sáng chế của Thành phố qua các năm
2008 và 2009, tôi ghi nhận Giải thưởng Sáng chế Thành phố là một sự đổi mới rất có ý
nghĩa trong các hình thức tổ chức phong trào, đặc biệt là trong cách thức tổ chức xét giải.
Cụ thể, nếu trong việc tham dự các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Toàn quốc và ở hầu hết
các tỉnh phía Nam, Người dự thi vẫn có thói quen phải trình bày các nội dung kỹ thuật

trong giải pháp dự thi của mình trước một Hội đồng Giám khảo là các chuyên gia công
nghệ, vẫn phải cân nhắc về mức độ có thể bộc lộ các bí quyết kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả
dự thi cao nhất, thì khi đến với Giải thưởng Sáng chế của Thành phố với một giải pháp
kỹ thuật đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền Sáng chế hoặc Bằng độc
quyền Giải pháp Hữu ích, các Người dự thi nói chung và cá nhân tơi nói riêng gần như
lần đầu tiên phải trải qua một sân chơi về thương mại hóa cơng nghệ: Hội đồng Giám khi
này tuy vẫn có các chun gia cơng nghệ, nhưng chủ yếu lại là các nhà kinh doanh có
quan tâm đến sáng chế dự thi, các khách hàng có nhu cầu sử dụng sáng chế hoặc sản
phẩm từ sáng chế, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực mà sản
phẩm sản xuất từ sáng chế được lưu hành, kể cả các đối thủ cạnh tranh tiềm năng với
chính người dự giải...
Qua đó, khơng chỉ phải trả lời rõ hơn về các khía cạnh ứng dụng của giải pháp kỹ
thuật đã được cấp Bằng độc quyền, mà chúng tơi cịn phải trình bày cụ thể hơn về lợi ích
tiềm năng của sáng chế trên thị trường, cách thức đưa sáng chế vào sản xuất, cách thức
đưa sản phẩm sản xuất từ sáng chế vào tiếp cận thị trường, việc đáp ứng các quy chuẩn
pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và mơi trường, việc ước lượng các dịng tiền có thể
phát sinh, cách đối phó với các sản phẩm nhái theo sau khi sáng chế may mắn vào được
thị trường... Hội đồng Giám khảo đa dạng đó của Giải thưởng Sáng chế đã khiến chúng
tôi dầu không đoạt giải hoặc đạt giải khơng cao vẫn thấy hài lịng, vì đã có dịp cọ xát
sáng chế với nhiều góc cạnh thực tiễu của kinh doanh và pháp luật, giúp mình tỉnh táo
hơn trong hoạt động sáng tạo cũng như nhận biết tiềm năng tiếp thị các sản phẩm sáng
tạo đó.


Điều đó cũng đã thực sự giúp ích cho tơi khi tham gia các hoạt động khác có liên
quan đến sáng chế tại Thành phố. Cụ thể như khi có dịp được biết và nhận được sự hỗ
trợ tích cực từ Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại Thành phố, tơi đã tham gia chương
trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ quốc gia” (Chương trình 68) và đến cuối năm 2013,
đã nhận được quyết định phê duyệt dự án của Bộ Khoa học và Công nghệ cho sáng chế:
“Ứng dụng hố ga nhựa chống triều cường”. Dự án đang được tích cực triển khai và hy

vọng sẽ có được các kết quả tốt đẹp trong thời gian sắp tới.
Tiếp đó, với Cuộc thi Sáng chế đầu tiên do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức dành
cho các tỉnh phía Nam vào năm 2013, có sự phối hợp cùng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới và Cơ quan Sáng chế Hàn quốc, các nhà sáng chế bắt đầu được có dịp tiếp cận dần
với phong trào sáng tạo và họat động bảo hộ sáng chế trên thế giới. Đây rõ ràng cũng là
một xu thế tất yếu trong q trình hội nhập.
Một kinh nghiệm nhỏ tơi muốn xin được chia sẻ với các nhà sáng chế tham dự hơm
nay: hiện vẫn cịn nhiều nhà sáng tạo kỹ thuật có thói quen cứ đợi đến khi sáng chế vào
được thị trường sơ bộ rồi mới ra quyết định có đăng ký bảo hộ độc quyền hay khơng.
Điều này sẽ đem đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Thí dụ, các nhân viên, đồng nghiệp,
người trợ giúp đã cùng tham gia vào q trình sáng tạo ban đầu có thể vơ tình hoặc hữu
ý bộc lộ điểm mới hoặc điểm sáng tạo của sáng chế; tương tự là nhân sự tại các đơn vị
gia công tạo mẫu, tạo khuôn, kiểm nghiệm... sản phẩm sản xuất từ sáng chế...; từ đó, sẽ
phát sinh các sản phẩm sao chép hoặc gây tranh chấp về sở hữu trí tuệ, làm nặng nề thêm
mơi trường cạnh tranh không lành mạnh cùng vấn nạn hàng giả, hàng nhái
Mặt khác, nếu chờ đến khi sản phẩm sản xuất từ sáng chế đã vào thị trường mới đi
đăng ký thì Đơn đăng ký nói chung đã bị mất tính mới và gần như đánh mất cơ hội nhận
bằng độc quyền. Khi này, nếu sáng chế may mắn có được triển vọng thị trường tốt, thì
mọi đối thủ cạnh tranh đều có thể lao vào và nhà sáng chế có thể chỉ cịn là người lót
đường cho dịng sản phẩm mới mà chính mình đã sáng tạo ra...
Một giải pháp có tính căn cơ xuất phát từ pháp luật về sáng chế mà tôi nhận biết
được qua việc tham dự Giải thưởng Sáng chế Thành phố và tiếp đó là Chương trình
Quản trị viên Tài sản trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh là: ngay sau khi các suy nghĩ kỹ
thuật đã được kiểm chứng về lý thuyết, hãy nộp đơn đăng ký ngay với lệ phí nộp đơn
khơng cao. Tiếp đó, mọi sáng tạo, cải tiến, mở rộng tiếp theo, nếu có, đều có thể tiếp tục
nộp đơn bảo hộ mới, trên cơ sở bảo lưu các nội dung đã hàm chứa trong các đơn được
nộp trước đó, theo nguyên tắc có 12 tháng hưởng quyền ưu tiên từ Đơn nộp trước trong
pháp luật sáng chế hiện hành...
Xin cảm ơn Ủy Ban Nhân dân TP.HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Bộ
Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu Trí tuệ đã nỗ lực phát triển nhiều chính sách đa

dạng như đã đề cập, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo kỹ thuật và sáng chế, đưa
pháp luật sở hữu trí tuệ đến gần hơn với các chủ thể quyền và các nhà sáng tạo.
Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý đại biểu.


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KIỂM TRA, XỬ LÝ HÀNG GIẢ,
HÀNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH
Chi Cục Quản lý Thị Trường
Thành phố Hồ Chí Minh
Kính thưa q vị đại biểu,
Được sự phân cơng của Ban Tổ chức hội nghị, tôi xin thay mặt Chi cục Quản lý thị
trường Thành phố trình bày tham luận với nội dung "Đánh giá công tác thực thi quyền
sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến nay".
Sau gần tám năm chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới,
chính sách về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có một bước tiến dài nhằm đạt được mục
tiêu là đảm bảo thực thi bảo hộ có hiệu quả về quyền SHTT, với quyết tâm góp phần
tăng cường hệ thống đa phương về sở hữu trí tuệ, bao gồm các điều ước do Tổ chức Sở
hữu trí tuệ Thế giới hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới điều hành, theo đó quy định các
biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhằm thực thi các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại, có tính đến sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật quốc gia.
Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh với cơ cấu tổ chức gồm 28 đội
Quản lý thị trường và 3 phịng chun mơn có trên 500 cán bộ, công chức. Trong những
năm qua, lực lượng Quản lý thị trường thành phố đã tích cực góp phần cùng các cơ quan
chức năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có phối hợp với Phịng Sở hữu công
nghiệp và Thanh tra Sở Khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành
phố đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hoạt động
thương mại trên địa bàn thành phố. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của lực
lượng Quản lý thị trường thành phố.
I- TÌNH HÌNH HÀNG GIẢ, XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ
Theo số liệu thống kê các vụ việc do Chi cục QLTT TP.HCM kiểm tra, xử lý trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong 03 năm gần đây cho thấy có đến 2/3 trường hợp do chủ thể
quyền khiếu nại và yêu cầu xử lý, chỉ 1/3 số vụ việc còn lại được lực lượng QLTT phát
hiện và xác định được chủ thể quyền (phần lớn đều thông qua các đại diện SHTT là
những công ty tư vấn luật). Nguyên nhân chủ yếu do nhiều trường hợp qua kiểm tra phát
hiện nhưng QLTT khơng thể tìm được chủ thể quyền hoặc đại diện SHTT theo ủy
quyền, có đủ năng lực xác định hàng hóa thực tế để phân biệt hàng thật-hàng giả.


Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, hàng giả được sản xuất ngày càng tinh
vi hơn, gây hết sức khó khăn cho cả người tiêu dùng lẫn cơ quan thực thi trong việc phân
biệt giữa hàng thật – hàng giả. Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng, và cũng nhằm tự bảo vệ mình, các nhà sản xuất chân chính không ngừng đầu tư
nghiên cứu, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã để đưa ra
thị trường các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện nhất. Vì vậy, hơn ai hết, chính họ mới có
khả năng nhận biết sản phẩm nào do mình làm ra, mà ngay cả các cơ quan chuyên môn
hay bất cứ tổ chức giám định nào cũng phải nhận được thông tin đầy đủ về sản phẩm,
dịch vụ từ chủ thể quyền mới có khả năng đưa ra kết luận về hàng thật-hàng giả một
cách chính xác nhất. Trong q trình kiểm tra, phát hiện hàng hóa nghi ngờ là hàng giả,
Chi cục QLTT TP.HCM thường gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm chủ sở hữu hoặc
đại diện sở hữu trí tuệ được ủy quyền hợp lệ để liên hệ về việc giám định hàng hóa làm
cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm. Nguyên nhân khách quan là các cơ quan thực thi
chưa có được cơ sở dữ liệu cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ.
Song, điều đó cũng cho thấy các doanh nghiệp cũng chưa có những động thái tích cực
trong việc hợp tác chặt chẽ, lâu dài với cơ quan thực thi trên địa bàn thành phố nói riêng
và cả nước nói chung.
Thực trạng, ngồi một số ít các thương hiệu nổi tiếng có xây dựng được bộ phận
nhân sự bảo vệ thương hiệu, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác
thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phần lớn các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền vẫn

chưa chủ động liên hệ với cơ quan thực thi. Nguyên nhân của thực trạng này có thể nêu
ra đây 02 lý do chính như sau:
-

Các thủ tục khi nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định hiện hành còn hết sức
rườm rà, phức tạp. Do đó, doanh nghiệp thường tìm đến các tổ chức hành nghề luật
sư tư vấn về sở hữu trí tuệ để ủy quyền đại diện thực hiện các biện pháp bảo vệ
thương hiệu, điều này dẫn đến chi phí khơng nhỏ khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa
e ngại phát sinh tốn kém.

-

Hiện nay, trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái ở nước ta, biện pháp hành
chính gần như là giải pháp ưu tiên được đa số chủ thể quyền áp dụng, vì giải quyết
tương đối nhanh các yêu cầu trước mắt như tịch thu tiêu hủy một số lượng nhất định
hàng giả, hàng nhái cụ thể nào đó. Tuy nhiên biện pháp này thường có mức chế tài
xử lý vi phạm không đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, người vi phạm sau khi nộp phạt
thường tiến hành thay đổi pháp nhân để tiếp tục kinh doanh hàng giả, hàng xâm
phạm quyền. Trong khi đó, biện pháp dân sự là khởi kiện tại Tòa án, ngoài yêu cầu
chấm dứt hành vi xâm phạm, chủ sở hữu cịn có thể địi đối tượng xâm phạm bồi
thường thiệt hại thỏa đáng cho mình, nhưng thực tế rất ít chủ thể quyền áp dụng biện


×