Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Khóa luận tốt nghiệp chiến khu 10 – đại phạm (1947 – 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.15 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Thị
Nguyệt Quỳnh, giảng viên khoa Sử - Địa đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Sử Địa, thư viện trường Đại học Tây Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, tập thể lớp K52 Đại học sư phạm
Sử – Địa và toàn thể bạn bè đã giúp em trong quá trình hoàn thành khóa luận
này.
Để khóa luận thêm hoàn thiện em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 26 tháng 04 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Võ Thị Ngọc Châu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài .................. 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4
5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐẠI PHẠM ........................... 6
1.1. Vài nét khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã
hội và dân cư ......................................................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 7
1.1.3. Tình hình kinh tế xã hội .............................................................................. 9


1.2. Truyền thống lịch sử và văn hóa .................................................................. 12
1.2.1. Truyền thống lịch sử ................................................................................. 12
1.2.2. Truyền thống văn hóa................................................................................ 16
CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH KHU CĂN CỨ CÁCH MẠNG CHIẾN
KHU 10 – ĐẠI PHẠM (1947 – 1948) .............................................................. 20
2.1. Khái quát về Chiến khu 10 ........................................................................... 20
2.2. Quá trình hình thành khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 ở xã Đại Phạm 22
2.2.1. Phong trào đấu tranh cách mạng ở Đại Phạm trước năm 1947 ................ 22
2.2.2. Nhân dân xã Đại Phạm tham gia xây dựng Chiến khu 10 (1947 – 1948) 29
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHU CĂN CỨ CHIẾN
KHU 10 – ĐẠI PHẠM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ VỚI CÁC TỈNH PHÍA
BẮC (1949 – 1954) ............................................................................................. 33
3.1. Quá trình phát triển Chiến khu 10 – Đại Phạm trong giai đoạn 1949 – 1954
............................................................................................................................. 33
3.2 . Ảnh hưởng của khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại Phạm với các
tỉnh phía Bắc........................................................................................................ 36
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 51


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại Phạm là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Đại Phạm vốn cần cù trong lao
động sản xuất, anh hùng, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, viết
nên những trang sử hào hùng của địa phương. Trong thời kì kháng chiến chống
thực dân Pháp, Đại Phạm là khu căn cứ cách mạng của Chiến khu 10, một trong
những căn cứ kháng chiến của Đảng ta.
Khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại Phạm là chiến khu có đóng
góp to lớn cho cách mạng Việt Nam những năm đầu của cuộc kháng chiến

chống Pháp. Sự ra đời của khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại Phạm là
kết quả của quá trình xây dựng lâu dài, đấu tranh kiên cường của quân dân các
tỉnh phía bắc mà đặc biệt phải kể tới chi bộ cộng sản huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ.
Chiến khu 10 – Đại Phạm chính là khu căn cứ mà Đảng và chính phủ đã
lựa chọn kĩ càng để chuyển tới. Đây cũng là nơi mà Chiến khu 10 đóng quân lâu
và đặt cơ sở vững vàng nhất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng quan trọng mà
Đảng và nhân dân giao phó. Đây là nơi tập hợp các chiến sĩ cách mạng ưu tú, là
nơi đóng quân tập luyện để chuẩn bị lực lượng cho các cuộc chiến đấu của quân
ta trong giai đoạn sau, đặc biệt hơn đây cũng là nơi trú chân của các đồng chí tù
cách mạng, các đồng chí thương binh. Cũng chính vì Chiến khu 10 đặt căn cứ
cách mạng tại Đại Phạm nên phong trào đấu tranh ở đây sôi nổi hơn và ngày
càng lan rộng ra các xã, huyện, tỉnh lân cận; lực lượng cách mạng cũng từng
bước trưởng thành hơn. Từ khi Chiến khu 10 được chuyển về xã Đại Phạm, việc
tiếp nhận các chủ trương, chính sách của Đảng tới khu vực trung du và miền núi
phía Bắc trở nên dễ dàng hơn, các chỉ đạo của mặt trận Việt Minh cũng sát sao
hơn. Nhờ có chiến khu mà công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia
ủng hộ cách mạng cũng được xúc tiến mạnh mẽ, lực lượng quần chúng tham gia
nay không chỉ còn là bộ phận nông dân nữa mà còn có cả bộ phận tay sai trước
đây của Pháp – Nhật tham gia ủng hộ cách mạng.
1


Chiến khu 10 đã góp một phần to lớn trong nhiều chiến thắng lớn của
nhân dân ta, nhân dân Đại Phạm đã đóng góp cả tinh thần vật chất xây dựng
Chiến khu 10. Nhờ có Chiến khu 10 Đảng ta đã có được chỗ dựa vững chắc về
nhân lực, vật lực để có thể mạnh dạn đề ra và thực hiện chiến dịch, trận đánh
giành thắng lợi nhanh chóng, to lớn. Không những thế Chiến khu 10 còn là nơi
gia tăng tình đoàn kết Việt Lào, trong thời gian Chiến khu 10 đóng tại huyện Hạ
Hòa đội vũ trang Lát-xa-vông ra đời. Chiến khu 10 – Đại Phạm có ảnh hưởng

không nhỏ tới phong trào đấu tranh của các tỉnh phía Bắc, là nguồn cổ vũ lớn lao
để nhân dân các địa phương dốc lòng cho kháng chiến.
Chiến khu 10 – Đại phạm có ý nghĩa rất lớn như vậy thế nhưng cho đến
nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách
hoàn chỉnh và hệ thống, nhiều vấn đề khoa học về khu căn cứ cách mạng này
vẫn chưa được làm rõ. Vì thế việc lựa chọn “Chiến khu 10 – Đại Phạm (1947 –
1954)” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lí luận và thực tiễn như sau:
Về khoa học
+ Khôi phục lại một các khoa học, hệ thống, hoàn chỉnh, chính xác về quá
trình xây dựng và phát triển của khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại
Phạm.
+ Làm rõ vai trò vị trí của khu căn cứ cách mạng trong giai đoạn 1947 –
1954 và ảnh hưởng của nó với các tỉnh phía Bắc.
Về thực tiễn.
+ Bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về Chiến khu 10
+ Làm tài liệu tham khảo để giảng dạy về lịch sử địa phương trong trường
phổ thông đặc biệt là xã Đại Phạm.
+ Thiết thực góp phần truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân
tộc cho con em nhân dân địa phương đặc biệt là trong thời kì đổi mới hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chiến khu 10 – Đại Phạm đã được đề cập tới trong các công trình nghiên
cứu sau:

2


+ Cuốn “Căn cứ địa Việt Bắc”, Hoàng Quang Khánh (chủ biên), (1976),
Nhà xuất bản Việt Bắc đã đề cập đến quá trình ra đời và phát triển của Chiến
khu 10.
+ Trong các tác phẩm: Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta,

(NXB Sự Thật, Hà Nội, 1971), Dân quân tự vệ một lực lượng chiến lược (NXB
Sự thật; H. 1974) và Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm
thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta (NXN Quân đội nhân dân, Hà
Nội.1973), Chiến tranh nhân dân Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
2002), Tổng bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày về căn cứ
địa dưới góc độ lý luận, giải quyết một số vấn đề: Khái niệm căn cứ địa, các
hình thức phát triển từ thấp đến cao của căn cứ địa, cơ sở để xây dựng và vai trò
của căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng.
+ Một số tác phẩm của các tác giả: nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: “Vài
suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” (Tạp chí Lịch sử quân
sự, số 3 năm 1993) và của Giáo sư Sử học Văn Tạo: “Căn cứ địa cách mạng truyền thống và hiện tại” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4 năm 1995). Các bài viết
này tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ địa như: khái niệm, nguồn
gốc, tính chất, đặc điểm nêu bật những đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam nói
chung và trong hai cuộc kháng chiến nói riêng.
+ Cuốn “Hạ Hòa tiềm năng và cơ hội đầu tư” của Nguyễn Văn Khỏe chủ
biên (2005) cũng đã đề cập đến chiến khu 10 – Đại Phạm trong chương II: Hạ
Hòa – mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.
Có thể nói, tất cả các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề này
dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, nhưng sự phản ánh đó còn rất chung
chung. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên cũng định hướng và là nguồn
tài liệu tham khảo quý giá để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này, làm rõ thêm một
số vấn đề khoa học mà các công trình nghiên cứu khác chưa có điều kiện thực
hiện.

3


3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài
3.1. Đối tượng, nhiệm vụ
Chiến khu 10 – Đại Phạm được đề cập trên tất cả các khía cạnh:

+ Vài nét khái quát về xã Đại Phạm.
+ Những khó khăn dẫn tới việc chuyển địa điểm của Chiến khu 10 về xã
Đại Phạm.
+ Quá trình xây dựng khu căn cứ Chiến khu 10 – Đại Phạm.
+ Khu căn cứ Chiến khu 10 – Đại Phạm trong giai đoạn 1947 – 1954.
+ Ảnh hưởng của khu Chiến khu 10 – Đại Phạm với các tỉnh phía Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát
triển và các hoạt động của căn cứ cách mạng chiến khu 10 – Đại Phạm trong giai
đoạn 1947 – 1954.
Về không gian: Đề tài giới hạn trong địa bàn xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ hiện nay.
3.3. Đóng góp của đề tài
- Góp phần khôi phục lại một phần cụ thể, chi tiết, chính xác quá trình
hình thành, phát triển của khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại Phạm ở
huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ (1947 – 1948).
- Ảnh hưởng của Chiến khu 10 – Đại Phạm ở các tỉnh phía Bắc.
- Thiết thực góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự
hào dân tộc cho con em nhân dân địa phương trong công cuộc cách mạng hiện
nay của đất nước. Có ý thức gìn giữ, bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của
quê hương.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tri của cấp trên gửi cho Huyện ủy, Ủy
ban kháng chiến hành chính huyện Hạ Hòa trong những năm kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 – 1954).

4



- Các sách, báo viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sách báo
viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của các địa phương có liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và căn
cứ địa để làm cơ sở nghiên cứu.
Về phương pháp chuyên ngành, Khóa luận vận dụng phương pháp lịch
sử là chủ yếu, nhằm trình bày nội dung của đề tài theo tiến trình lịch sử. Đồng
thời phương pháp lôgic cũng được sử dụng để dựng lại toàn bộ quá trình hình
thành, phát triển và các hoạt động chức năng của căn cứ cách mạng Chiến khu
10 – Đại Phạm với tất cả những diễn biến, sự kiện điển hình một cách chân thực
như nó từng có.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp khác như: phỏng vấn
các nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp tổng hợp,
trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu để nghiên cứu và trình bày khóa luận.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài
được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Vài nét khái quát về xã Đại Phạm
Chương 2: Sự hình thành khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại
Phạm (1947 – 1948)
Chương 3: Quá trình phát triển của khu căn cứ cách mạng Chiến khu
10 – Đại Phạm và ảnh hưởng của nó với các tỉnh phía Bắc (1949 –
1954)

5


CHƢƠNG 1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐẠI PHẠM
1.1. Vài nét khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế,

xã hội và dân cƣ
1.1.1. Vị trí địa lí
Chiến khu 10 – Đại Phạm thuộc địa phận xã Đại Phạm huyện Hạ Hòa
(tỉnh Phú Thọ) là huyện giáp gianh với tỉnh Yên Bái, có vị trí đặc biệt thuận lợi
để xây dựng khu căn cứ cách mạng.
Hạ Hòa là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Phú Thọ, có vị trí chuyển
tiếp giữa trung du và miền núi phía bắc, đây đã từng là một trong các trung tâm
của quốc gia Văn Lang thời vua Hùng dựng nước, hiện còn lưu danh những tên
tuổi mang dấu ấn truyền thuyết với đền Mẫu Âu Cơ, giếng Ngọc, đầm Ao Châu
99 nghách.
Huyện Hạ Hòa phân bổ ở đôi bờ sông Thao, phía đông bắc giáp huyện
Đoan Hùng trên một đoạn đường dài 32,15 km; phía nam giáp huyện Sông Thao
(19,369 km); phía Đông giáp huyện Thanh Ba (19,618 km); phía tây nam giáp
huyện Yên Lập (16,475 km), phía tây bắc giáp hai huyện Trấn Yên, Yên Bình
(Yên Bái – 37,511 km). huyện có diện tích 339,334 km, thị trấn huyện lị Hạ
Hòa cách thành phố Việt Trì 70 km.
Đại Phạm là xã miền núi nằm ở phía bắc thuộc huyện Hạ Hòa tỉnh Phú
Thọ. Với diện tích là 2182,5 ha. Đại Phạm có ranh giới tự nhiên giáp tỉnh Yên
Bái ở phía đông (hồ Thác Bà), phía tây giáp xã Văn Lãng (huyện Trấn Yên),
phía đông giáp xã Bằng Luân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, phía tây nam
giáp xã Phụ Khánh và Lệnh Khanh, phía nam giáp xã Hà Lương huyện Hạ Hòa,
phía bắc giáp xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình). Đại Phạm là một địa phương có
vị trí địa lí đặc biệt quan trọng là nơi giao điểm giữa Phú Thọ và Yên Bái, có
điều kiện thuận lợi để giao lưu với các tỉnh miền núi Tây Bắc; là đầu mối giao
lưu quan trọng cách trung tâm huyện theo đường tỉnh lộ 314.
Năm 1946, mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trong phạm vi cả nước,
trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trung ương Đảng, Chính phủ và
6



Bác Hồ đã quyết định thành lập các chiến khu trong đó có Chiến khu 10, nhằm
xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
Do yêu cầu bố trí địa bàn chiến lược kháng chiến địa giới Chiến khu 10 có
sự thay đổi nhiều lần. Tháng 10 – 1945, Chính phủ quyết định chia cả nước
thành các chiến khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11. Theo đó các tỉnh Yên Bái, Lào Cai,
Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 1
(chiến khu 1 lúc này gồm 13 tỉnh, ngoài các tỉnh kể trên còn có Thái Nguyên,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh). Đến tháng 10 – 1946, Xứ
ủy và Ủy ban hành chính giải thể, cả nước chia làm 12 chiến khu, các tỉnh Yên
Bái, Lào Cai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc
Chiến khu 10.
Di tích khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại Phạm bao gồm các khu
Hội trường Gò Dứa, Hang Dơi, Quân y vụ, kho bạc, xưởng in, nhà thờ họ
Dương, Doanh trại quân đội, xưởng vũ khí Z2. Di tích khu căn cứ cách mạng
Chiến khu 10 – Đại Phạm nằm cách xa quốc lộ 2, gần sông Hồng, cách xa sông
Lô.
Với vị trí như vậy cách xa những đầu mối giao thông quan trọng, ít bị ảnh
hưởng nếu như địch tấn công, hơn thế nữa đây là khu vực giáp gianh với tỉnh
Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ lẫn nhau trong đánh địch.
Thôn Sơn Nhiễu xã Đại Phạm là thung lũng kín nằm hầu như trọn trong
núi Sơn Nhiễu. Núi Sơn Nhiễu cao 152 m so với mực nước biển, địa hình hiểm
trở, đường đi lại tương đối khó khăn, thời kì trước đây, núi Sơn Nhiễu hầu hết là
rừng cây nguyên sinh khá lớn, dầy đặc tạo điều kiện cho nuôi giấu quân. Hơn
nữa Sơn Nhiễu là thôn giáp gianh với làng Hơn, xã Thịnh Hưng (Yên Bình, Yên
Bái) nơi đặt trụ sở Ủy ban kháng chiến của Chiến khu 10, tạo điều kiện thống
nhất Chiến khu 10 về cả tổ chức và lực lượng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hạ Hòa có địa hình thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hướng
đông nam, được tạo bởi các triền núi cao như núi Văn, núi Ông, núi Tiên Phong,
núi Kìm, núi Trưa,…

7


Toàn huyện có 13882 ha rừng bao gồm 2367 ha rừng tự nhiên và 11455
ha rừng trồng. Khí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang
nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía tây bắc. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 24°C. Độ ẩm trung bình từ 80 – 85 % /năm.
Sông ngòi và hồ đầm phong phú, trữ lượng nước lớn, phục vụ cho sinh
hoạt sản xuất, vận chuyển, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Tài nguyên khoáng
sản của Hạ Hòa chủ yếu được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.
Xã Đại Phạm có diện tích là 2182,5 ha tính đến năm 2000. Trong đó đất
nông nghiệp là 329,49 ha chiếm 15,1 %; đất lâm nghiệp là 1521,02 ha chiếm
69,7 % còn lại là đất chuyên dùng và các loại đất khác.
Đất nông nghiệp của xã chủ yếu là ruộng rộc bậc thang nằm dọc ven các
sườn đồi và hai bên Ngòi Cái, tập trung thành vùng mỗi vùng rộng từ 5 – 7 ha.
Trong đó có cánh đồng Miển khu 7 là rộng lớn nhất. Do độ dốc lớn, dễ bị rửa
trôi, độ chua cao, dinh dưỡng thấp. Về mùa mưa hay bị ngập úng, nhiều thửa
ruộng bùn lá trằm bềnh, bùn sâu, chủ yếu dùng để cấy lúa nhưng cũng chỉ làm
được một vụ một mùa, năng suất thấp chỉ được khoảng 70 – 80 kg/sào.
Đất đai ở Đại Phạm chủ yếu là đất đồi núi, chiếm 2/3 diện tích đất tự
nhiên toàn xã. Đất đồi rừng của xã tập trung ở khu vực có độ dốc lớn, thành
phần chủ yếu là đất đỏ, tầng đất dày, dinh dưỡng cao thích hợp cho việc trồng
cây công nghiệp như chè, sơn, cây nguyên liệu giấy. Do điều kiện thuộc vùng
rừng núi nên đồng ruộng của xã chủ yếu phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên.
Đại Phạm có Ngòi Cái chảy qua, bắt nguồn từ xã Minh Lương (Đoan
Hùng) chảy qua xã Hà Lương đến Đại Phạm, dọc theo chiều dài của xã, sau đó
đổ vào Ngòi Sen thuộc Văn Lãng thuộc huyện Trấn Yên (Yên Bái) với tổng
chiều dài 12 km. Lúc bình thường lượng nước tuy không nhiều nhưng mùa mưa
nước từ các ngọn núi đổ về gây lũ lớn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của
nhân dân. Nước từ trên 3 dòng suối trên núi Can Sanh chảy xuống tạo thành 3

thùng nước lớn trên núi đá, sau đó chảy thành dòng, nhân dân địa phương đặt
tên gọi là dõng Huê, dõng Dàm. Nước dõng Huê trong và lạnh hơn, nước dõng
Dàm đục và nóng hơn. Hai dõng nước này đều đổ ra Ngòi Cái tại Đát Cút với
8


chiều dài từ trên núi xuống tới sông Hồng dài khoảng 9,5 km, độ dốc tương đối
lớn khiến cho sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Cách đây khoảng gần nửa thế kỉ Đại Phạm còn là nơi có nhiều rừng rậm
núi cao. Phía bắc có ngọn núi Chum cao trên 109 m (so với mặt nước biển) tiếp
giáp với xã Thịnh Hưng huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái). Phía tây có ngọn núi
Cao Sanh cao 141,5 m tiếp giáp với 2 xã Phụ Khánh và Lệnh Khanh được mệnh
danh là “Vân ưng Trung Sơn”. Trên rừng có nhiều muông thú, lâm thổ sản quý
hiếm, là nguồn sống chính của một bộ phận nhân dân trong xã. Với địa hình như
vậy thuận lợi cho nuôi giấu quân và hoạt động du kích, chính vì vậy nơi đây đã
được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm căn cứ cách mạng của Chiến khu
10.
1.1.3. Tình hình kinh tế xã hội
Theo tài liệu cổ còn lưu lại, khoảng giữa thế kỉ XII trở đi, nhà Lí bắt đầu
suy tàn và thực hiện nhiều chính sách bóc lột nặng nề với nhân dân ta đặc biệt là
với người nông dân, chính vì thế lúc này đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông
dân khắp nơi. Trước tình hình đó, nhà Lí cho quân tiến hành đàn áp các phong
trào đấu tranh và bắt bớ các thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa. Vùng đất này
dùng để giam cầm và quy tội chết “Đại tội”. Đã có nhiều thủ lĩnh bị bắt và giam
cầm tại đây, nơi này được chính quyền đương thời gán cho tội “nổi loạn” nên
vùng đất này được gọi là Đại Phạm.
Từ thời nhà Trần đến nhà Nguyễn, Đại Phạm thuộc huyện Hạ Hòa (thế kỉ
XIII), huyện Hạ Hòa (thế kỉ XV), huyện Thanh Ba (thế kỉ XVIII). Đến cuối thế
kỉ XV, thực dân Pháp cơ bản đặt ách thống trị lên đất nước ta, chúng chia nhỏ
những đơn vị hành chính để dễ bề cai trị. Năm 1891, tỉnh Hưng Hóa được thành

lập, xã Đại Phạm thuộc huyện Hạ Hòa, tỉnh Hưng Hóa. Ngày 5 – 5 – 1903, tỉnh
lị Hưng Hóa chuyển về làng Phú Thọ và mang tên tỉnh Phú Thọ, Đại Phạm lúc
này thuộc huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ. Huyện Hạ Hòa được chia làm 9 tổng là:
Đại Phạm, Y Sơn, Yên Kì, Vĩnh Chân, Động Lâm, Đan Thượng, Ấm Hạ, Xuân
Áng, Văn Lang. Trong đó tổng Đại Phạm gồm 5 làng gồm: Đại Phạm, Sơn
Nhiễu, Nghĩa Lang, Lăng Bằng, Hà Lương.
9


Sau cách mạng tháng Tám thành công, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa quyết định xóa bỏ cấp tổng, mở rộng phạm vi cấp xã, thay tên
gọi làng bằng thôn. Thôn Đại Phạm thuộc xã Trần Phú, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ. Năm 1954, thực hiện cải cách ruộng đất; xã Trần Phú được tách ra làm hai
xã Trần Phú và Tô Hiệu. Thôn Đại Phạm và thôn Sơn Nhiễu thuộc xã Trần Phú.
Đến tháng 8 – 1964, xã Trần Phú đổi tên thành xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, từ năm 1968 tỉnh Phú Thọ, huyện
Hạ Hòa qua nhiều lần sáp nhập, xã Đại Phạm cũng có nhiều thay đổi. Năm
1968, sau khi 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất, Đại Phạm thuộc huyện Hạ
Hòa tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997, hợp nhất huyện xã Đại Phạm thuộc huyện Sông
Lô. Sau khi tách Thanh Ba, Hạ Hòa khỏi huyện Sông Lô (1980) xã Đại Phạm
thuộc huyện Thanh Hòa. Từ năm 1996 đến nay, xã Đại Phạm thuộc huyện Hạ
Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số Đại Phạm rất thưa thớt,
toàn xã chỉ có gần 300 người với chưa đầy 96 hộ. Năm 1963, thực hiện chủ
trương xây dựng và phát triển nền kinh tế miền núi, có 50 hộ dân thuộc xã
Thắng Lợi huyện Duy Tiên (Hà Nam) lên xây dựng quê hương mới và 50 hộ xã
Đong Lí huyện Yên Bình (Yên Bái) chuyển về. Trải qua năm tháng dân số phát
triển cùng với một số hộ ở địa phương khác tiếp tục chuyển cư đến. Tính đến 31
– 12 – 2000 xã Đại Phạm có 4688 khẩu với 1021 hộ thuộc 18 khu hành chính.

Thôn Đại Phạm có 11 khu, thôn Đông Sơn có 7 khu. Dân cư tập trung đông nhất
ở khu 14.
Trước cách mạng tháng Tám, ruộng đất trong xã chủ yếu tập trung trong
tay đồn điền Trần Hãng (tức Đội Hãng) và một số địa chủ trong làng. Cuộc sống
của đại bộ phận nhân dân Đại Phạm rất khó khăn, ruộng đất đã ít, độ dinh dưỡng
kém, phần lớn lại nằm trong tay địa chủ, nông dân phải làm thuê, làm mướn cho
địa chủ hoặc lên rừng kiếm củi, hái măng về bán để sinh sống. Cá biệt có một
vài gia đình được gọi là hộ giàu nhưng tài sản cũng không có gì nhiều ngoài
mấy mẫu ruộng đất, mấy con trâu bò, dăm gian nhà gỗ.
10


Sống trong ách thống trị của thực dân phong kiến, nhân dân phải chịu
nhiều thứ thuế. Sưu cao thuế nặng cộng với các khoản phụ thu, lạm bổ cho các
kì hào chức sắc đặt ra làm cho nông dân bị bần cùng hóa. Ngoài ra nông dân
phải chịu thêm nhiều hình thức bóc lột hết sức nặng nề. Nạn cho vay nặng lãi
“điền thương” với lãi suất hàng tháng từ 5 đến 10 % trong một tháng đã làm cho
nhiều nông dân mất hết ruộng đất. Đồng thời, thực dân Pháp còn thực hiện chính
sách “chia để trị” với các thủ đoạn tuyên tuyền lừa bịp nhằm chia rẽ dân tộc.
Chúng khuyến khích gây bè phái tranh giành quyền lực giữa các dòng họ, nhằm
làm yếu đi khối đoàn kết toàn dân để dễ bề cai trị. Song song với chế độ cai trị
hà khắc, thực dânPháp còn thực hiện chính sách dùng người bản xứ trị người
bản xứ, thiết lập bộ máy cai trị ở địa phương như chánh tổng, lí trưởng, phó lí,...
Bộ phận này là lực lượng trực tiếp bóc lột nhân dân lao động, làm cho đời sống
nhân dân càng thêm điêu đứng. Các hình thức sưu cao, thuế nặng, bóc lột tô tức
cùng các luật làng hà khắc, các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội đẩy nhân dân tới đói
rét, lầm than. Thêm vào đó là hương ước lệ làng được bọn chúng đặt ra nhằm
trói buộc người nông dân vào lũy tre làng, mảnh ruộng và bổ sung những điều
khoản mới có lợi cho chúng.
Về văn hóa xã hội không được chính quyền thực dân chú trọng. Thực dân

thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, chúng hạn chế việc mở trường lớp.
Trước cách mạng tháng Tám, cả tổng Đại Phạm chỉ có một lớp sơ lược yếu học
(tương đương với lớp 1, 2 ngày nay) cho con em nhà giàu và các chức dịch trong
làng, chủ yếu là dạy tiếng Pháp và cả chữ Hán. Đa số người nông dân còn ở tình
trạng mù chữ, số người biết chữ không nhiều.
Về y tế, việc chữa bệnh cho nhân dân không được chăm lo. Cả tổng Đại
Phạm chỉ có bà Bếp Xuân, thường làm nhiệm vụ đỡ đẻ cho chị em khi sinh nở.
Còn nhân dân ốm đau thì không có thuốc thang, không có nơi chạy chữa. Chủ
yếu dùng bằng thuốc nam, thậm chí còn trông chờ vào cầu cúng nên nhiều
trường hợp bị chết oan, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, tuổi thọ bình quân của
nhân dân thấp.

11


Bên cạnh việc không chăm lo đến giáo dục, y tế, chúng lại khuyến khích
cờ bạc, nghiện hút và tệ nạn xã hội làm cho đời sống nhiều gia đình lâm vào tình
cảnh bần cùng cực khổ.
Mặc dù sống cuộc đời nô lệ, nhưng người dân Đại Phạm với lòng yêu quê
hương đất nước sâu sắc, không cam chịu thân phận trâu ngựa đã sớm đứng lên
đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến đòi quyền sống.
Khi có cán bộ Đảng đến tuyên truyền và giác ngộ, nhân dân Đại Phạm một lòng
đi theo Đảng, tích cực tham gia phong trào cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền về tay mình và xây dựng cuộc sống mới.
1.2. Truyền thống lịch sử và văn hóa
1.2.1. Truyền thống lịch sử
Anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng là một truyền thống quý
báu của nhân dân Hạ Hòa trong suốt tiến trình lịch sử của mình. Do vị trí địa lý,
huyện thường ít nằm trong hướng xâm lược chính của kẻ thù nhưng mỗi khi có
điều kiện, mọi người đã không ngần ngại vùng lên cầm gươm, ôm súng chiến

đấu với bè lũ cướp nước.
Vào đầu công nguyên, đất nước ta nằm dưới ách thống trị nhà Đông Hán.
Chúng ngày đêm ra sức cướp đoạt của cải và ruộng đất, thi hành chính sách
đồng hóa “sát phu hiếp phụ” một cách tàn nhẫn. Năm 34, Tô Định sang thay
Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ, càng gian tham hơn và nổi tiếng là kẻ “thấy
tiền thì giương mắt lên”. Để thỏa mãn lòng tham, Tô Định sai bọn đốc bưu tăng
cường đốc thúc đồ tiến cống, thu thuế muối, sắt cùng sản vật thủ công, đánh
thuế cá đầm ao rất nặng. Các lạc tướng bị đè nén khống chế, ngày đêm oán hận
chờ thời nổi lên.
Đúng vào thời điểm mùa Xuân năm 40 sau công nguyên, nữ tướng Trưng
Trắc, con gái lạc tướng Mê Linh, mang mối thù do chồng là Thi Sách – con trai
lạc tướng Chu Diên bị Tô Định giết hại, đã cùng em gái là Trưng Nhị phất cờ
khởi nghĩa, lập tức nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các lạc tướng và lạc
dân. Trong đội ngũ đông đảo tướng lĩnh ấy, Hạ Hòa vô cùng tự hào vì đã đóng

12


góp vào sự nghiệp chung những gương mặt ngời sáng: Lê Ả Lan, Lê Anh Tuấn
(Văn Lang), Hải Long (Mai Tùng).
Ngọc phả lưu lại tại đình Văn Lang kể lại có hai vợ chồng ông bà họ Lê từ
vùng Đường Lâm thuộc đất Phong Châu đã ngược dòng sông Thao đến trang
Văn Lang thuộc đất Thao Giang để cầu tự. Thời gian trôi qua, ông bà đã sinh
được một gái và trai, đặt tên là Ả Lan và Anh Tuấn. Hai chị em lớn lên đều khôi
ngô tuấn tú, thông minh và khỏe mạnh lạ thường. Ông bà đã cho con đi học chữ
và đón thầy về dạy võ nghệ, kiếm cung. Năm hai chị em 17 – 18 tuổi, trời làm
đại hạn, ruộng đất nứt nẻ, lúa khoai đều mất mùa, nhân dân khắp nơi đều đói
kém. Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ lại bị quan quân đánh đập, ốm nặng mà chết.
Hai chị em đi giao du khắp nơi trong thiên hạ để liên kết với các anh hùng hào
kiệt.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hai chị em đã cùng mọi người kéo về
Hát Môn, Phúc Thọ – Sơn Tây được giao làm tướng tiên phong, đem quân đánh
giặc ở xứ Thao Giang. Bằng hai cánh quân thủy bộ, đội quân của Lê Ả Lan – Lê
Anh Tuấn đi đến đâu, quan quân Đông Hán tan tác đến đó. Khi tới trang Văn
Lang, kẻ thù cũng cuống cuồng rút chạy. Lê Ả Lan đem quân đóng giữ vùng Ao
Trời còn Lê Anh Tuấn được giao làm phó tướng, đóng quân ở thung lũng chân
núi. Ngoài ra, hai chị em còn cho lập đồn trại ở bến đò và bốn bên doanh trại; tổ
chức khai phá bình lầy rộc rậm để cấy lúa, trồng khoai, mở mang thành Đồng
Thóc và Phì Nhiêu. Tháng Giêng năm ấy, Lê Ả Lan cho dân giã gạo nếp, thổi
xôi, làm bánh dầy, bánh út, mổ trâu, mở hội múa kiếm khao quân. Sau đó, hai
chị em được lệnh tiến xuống giải phóng Lụy Lâu (Bắc Ninh). Trong khi chiến
đấu, Lê Anh Tuấn đã bị thương nặng ở chốn trận tiền. Sau chiến thắng, hai chị
em được phong ấp ở đất Đường Lâm và được trở lại đóng ở Văn Lang. Mấy
năm sau, vào ngày 25 tháng 8 Âm Lịch, cả hai chị em đều mất ở núi Ao Trời.
Nhân dân Văn Lang đời nay hương khói để tưởng nhớ công lao của hai chị em
họ Lê đã hết lòng xả thân vì độc lập của dân tộc.
Trong cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai, thực dân Pháp tìm cách đánh
chiếm bằng được vùng Sơn – Hưng – Tuyên rộng lớn. Ngày 16 – 12 – 1983,
13


chúng tấn công vào tỉnh thành Sơn Tây, quân đội do Nguyễn Văn Giáp chỉ huy
cầm cự suốt ba ngày đêm rồi rút về lập căn cứ ở Lâm Thao. Ngày 12 – 4 – 1984,
quân Pháp lại đánh chiếm tỉnh thành Hưng Hóa. Sau khi lui quân, Nguyễn
Quang Bích rút lên Tiên Động. Khu vực núi rừng hiểm trở giáp với 3 huyện
Cẩm Khê, Hạ Hòa, Yên Lập; lại có đồng ruộng và ao đầm lớn rộng rồi theo
Ngòi Rành ra sông Hồng sang Thanh Ba, xuôi về Cẩm Khê, ngược lên Hạ Hòa
để có thể dễ dàng rút vào Yên Lập hoặc đi Nghĩa Lộ. Dần dần khu vực này trở
thành trung tâm kháng chiến của vùng thượng du Bắc Kỳ.
Mãi đến 18 – 6 – 1886, thiếu tướng Giamê mới đích thân chỉ huy cuộc

tiến công vào Tiên Động nhưng không thu được kết quả gì đáng kể. Ngày 1 – 11
– 1886, viên quan tư Bécgăng lại tấn công vào đây. Trước tình hình đó, Nguyễn
Quang Bích đã cho rút quân theo dọc sông Thao, vào Ngòi Vần đi Nghĩa Lộ.
Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra, nghĩa quân đã tổ chức tấn công vào huyện lỵ
Sơn Vi, phá đồn Cẩm Khê và Thanh Ba. Ngày 25 – 11 – 1889, hàng trăm nghĩa
quân với 70 tay súng đã cùng một lúc tấn công Ngòi Vần và huyện lỵ Hạ Hòa,
bắn bị thương viên tri huyện. Khi ấy, trong địa bàn huyện Hạ Hòa đã hình thành
các trung tâm kháng chiến của Đề Ngần ở Ấm Thượng; Lãnh Đa, Đề Mạc, Lãnh
Hạc ở Xuân Áng, Lãnh Vĩnh ở Vĩnh Chân; Lãnh Chấp ở Bảo Toàn; Tán Dật,
Đốc Đen, Đốc Ao, Đề Kiều rào làng đắp lũy ở Lang Sơn nhiều lần đánh vào cứ
điểm Ngòi Vần của địch. Quân Pháp phải tăng cường lực lượng cho đồn Ngòi
Lao và đồn khố xanh Lang Sơn. Nhiều trận đánh ác liệt của nghĩa quân vùng
Lang Sơn với cánh quân do đại úy Bécmăng Môngtuy đã diễn ra vào tháng 11 –
1892 và tháng 3 – 1893. Ngoài ra Đề Thân, Đề Mạc còn chỉ huy nhiều trận đánh
ở Ấm Thượng, Lang Sơn, Mai Ổ, Đại Phạm.
Nghĩa quân của Đốc Ngữ cũng hoạt động trên giải sông Thao thuộc đất
Hạ Hòa. Ở phía bắc huyện có nghĩa quân của Đốc Thực, Đốc Hy. Sau khi Đốc
Ngữ hy sinh ở Khả Cửu (1893), Lãnh Vặc ở Mai Tùng cũng bị Pháp bắt và giết
hại ở đình làng. Tán Dật bị bức đến đường cùng, giả vờ hàng rùi uống thuốc độc
tử tự; trước lúc mất ông đã nói: “Ta hàng vì triều đình đã hàng chứ nhất định
không chịu nhìn mặt thằng Tây”. Lãnh Đa khi vượt sông Thao cũng hy sinh anh
14


dũng. Đến đây, thực dân Pháp dần dần chiếm được toàn bộ Hạ Hòa. Chúng cho
đóng thêm đồn khố xanh trên đất Hiền Lương.
Trong tiến trình xây dựng lực lượng cách mạng, Hạ Hòa nổi tiếng với căn
cứ Vần – Hiền Lương, khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 – Đại Phạm. Cuộc
kháng chiến thần thánh 9 năm chống Pháp xâm lược của dân tộc đã tạo nên
những âm hưởng không bao giờ mờ phai trong tâm khảm những người con rời

xa thành phố về đây tiến hành một cuộc kháng chiến trường kỳ. Đất nước và con
người Hạ Hòa vì thế mà đã hòa quyện với núi sông và dân tộc Việt Nam.
Phát huy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân Hạ Hòa
trong việc chống thiên tai địch họa, nhân dân xã Đại Phạm sớm ý thức được tinh
thần yêu nước nên đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh trước khi có sự
lãnh đạo của Đảng.
Hưởng ứng phong trào Cần Vương, Nguyễn Quang Bích (1832 – 1891)
Chánh sứ Sơn phòng kiêm tuần phủ Hưng Hóa đã đem quân lui về Cẩm Khê tổ
chức kháng chiến chống Pháp. Là một vị tướng có tầm nhìn chiến lược, Nguyễn
Quang Bích đã xây dựng căn cứ kháng chiến dựa vào núi rừng Tây Bắc rộng lớn
từ Phú Thọ, Yên Bái đến Sơn La. Thực dân Pháp đã nhiều lần tiêu diệt nghĩa
quân nhưng đều thất bại. Trước tình hình đó, Nguyễn Quang Bích đã cử Nguyễn
Văn Giáp đem một đạo quân theo đường Hiền Lương, Vần, Dọc vào xây dựng
căn cứ kháng chiến lâu dài ở Thượng Bằng La; theo đường Hà Lương, Đại
Phạm, Ngòi Sen lên Trấn Yên xây dựng căn cứ. Khi nghĩa quân qua Đại Phạm,
một số nhân sĩ yêu nước và nhân dân đem lương thực, thực phẩm ra đón tiếp
ủng hộ.
Để dập tắt đi phong trào chống Pháp của nghĩa quân Nguyễn Quang Bích,
Pháp đặt nhiều đồn binh để kiểm soát đường lên Thượng Bằng La, Nghĩa Lộ và
đường thủy bộ đi Yên Bái, Phú Thọ. Nhân dân Đại Phạm liên tục ủng hộ lương
thực, thực phẩm và tham gia cùng nghĩa quân chống Pháp.
Năm 1925, cả nước dấy lên phong trào lấy chữ kí đòi thả nhà yêu nước
Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở Huế. Phong trào đã lan rộng tới Đại Phạm
và các xã lân cận. Ngoài việc kháng nghị đòi thả Phan Bội Châu, nhân dân trong
15


xã còn đấu tranh đòi cải cách luật lệ hà khắc của thực dân, phong kiến, đòi
quyền dân chủ, dân sinh. Từ những phong trào này, tinh thần yêu nước của nhân
dân ngày càng được giác ngộ. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để phong trào cách

mạng khi có ánh sáng của Đảng.
1.2.2. Truyền thống văn hóa
Phong tục tập quán và truyền thống hiếu học của nhân dân Hạ Hòa được
sử sách ghi nhận và ca ngợi. Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục viết rằng:
“Một dải sông Thao, dân tục thuần hậu, biết lễ phép văn tự”[9, tr.57]. Từ thời
Trần ở làng Vụ Cầu đã sinh ra Nguyễn Thuyên (còn gọi là Hàn Thuyên) – người
đầu tiên của nước ta dùng đường luật vào thơ Nôm, ông tổ của thể thơ Hàn luật.
Theo nhiều tài liệu, ông đỗ Thái học sinh – tức học vị tiến sĩ dưới thời Trần Thái
Tông (1225 – 1258), niên hiệu Thiên ứng chính bình thứ 16 (1247), làm đến
công bộ thượng thư. Năm 1282, đời Trần Nhân, tục truyền có cá sấu vào sông
Lô, vua sai ông làm bài văn tế cá sấu ném xuống sông, cá bỏ đi. Theo Đại Việt
sử kí toàn thư “Vua cho là việc này giống như việc của Hàn Dũ nên cho Nguyễn
Thuyên đổi thành họ Hàn”.[12, tr.47]
Thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, huyện Hạ Hòa có Nguyễn Văn Đạt
người làng Giáp Ất giành học vị cử nhân tại trường thi Hà Nội năm 1831, làm
quan tới chức Bố chánh.
Tưởng nhớ công ơn người xưa có công mở đất, tôn thờ đạo gia tiên vừa là
một mĩ tục vừa là một tín ngưỡng của nhân dân Hạ Hòa. Đền Âu Cơ – còn được
gọi là đền Quốc Mẫu, được xây dựng lâu đời trên đất Hiền Lương, có ý nghĩa vô
cùng to lớn trong giáo dục con người ý thức nguồn cội. Bên cạnh đó còn có đền
Gò Chén tại Đan Thượng được xây dựng để thờ Hà Viết Đạo – người có công
đánh giặc phương bắc, đền Chu Hưng (Ấm Hạ),…
Nhân dân Đại Phạm dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống
nhưng cũng đã xây dựng cho mình đời sống tinh thần tương đối phong phú.
Ngoài việc duy trì các tục lệ có tính truyền thống trong các ngày lễ, Tết, thờ
cúng tổ tiên. Đại Phạm còn có nét văn hóa tốt đẹp, đã xây dựng cho mình làn
điệu dân gian như: hát xoan, hát ví đồi chè, hát chèo,… Kho tàng tục ngữ,
16



phương ngôn và văn nghệ dân gian của nhân dân Đại Phạm cũng hết sức phong
phú. Những xóm làng trù phú, nên thơ, những đặc sản nổi tiếng khắp mọi miền;
những dòng sông gắn bó với cuộc đời từ lúc trẻ thơ cho đến khi khuất bóng,
những rừng cọ ánh lên màu xanh non tơ và những đồi chè bát ngát hiện lên.
Nhân dân Đại Phạm rất yêu ca hát, họ đã sáng tạo và phát triển loại hình
hát ví đồi chè khá độc đáo. Trên các nương chè bát ngát ở vùng Đại Phạm, các
cô thôn nữ vừa hái chè vừa hát:
Lạ lùng ta mới tới đây
Thấy chè thì hái biết cây ai giồng
Chè đâu thơm lạ thơm lùng
Thơm cả người hái người giồng cũng thơm.
Sang chơi anh nhớ hẹn ngày
Để em bắt ngọn chè đây bắc cầu…
Trong quá trình lao động sản xuất, nhân dân Đại Phạm còn tích lũy được
nhiều kinh nghiệm từ thiên nhiên, khí hậu để có thể có biện pháp dự phòng hoặc
tận dụng những lợi thế đó. Khi quan sát các cơn mưa kéo từ thượng lưu sông
Thao, mạn Ấm Thượng trở lên, người dân nơi đây khẳng định rằng:
Cơn mưu đằng ngược
Chẳng có nước rửa chân
Cũng như bao vùng quê khác, nhân dân Đại Phạm quần tụ với nhau trong
các chòm xóm, thôn làng theo quan hệ huyết thống, hoặc những nhu cầu khác
của xã hội. Khi dựng lên khu vực tụ cư, thế hệ nào cũng quan tâm đến yếu tố
tiện canh, tiện cư, gần nguồn nước, thuận đi lại, cao ráo để tránh lụt lội giông
bão, thoáng mát trong mùa hè nhưng kín đáo về mùa đông, thuận tiện cho phòng
vệ tiến lui khi có giặc dã.
Xã Đại Phạm tổ chức tập hợp theo nghề nghiệp được gọi là phường mà
tiêu biểu ở Đại Phạm là phường chèo, phường nón. Các thành viên trong
phường tự động góp tiền giúp nhau thường xuyên gọi là họ, họ ở đây có thể là
họ tiền, họ gạo. Bên cạnh đó tập hợp những người có học vấn gọi là hội ở Đại
Phạm có cả hội tư văn và hội tư võ.

17


Về mặt thiết chế xã hội còn phân thứ bậc khác nhau theo phẩm hàm, bằng
cấp, chức tước, tải sản và theo tuổi tác với những nghĩa vụ và quyền lợi khác
nhau (tiêu chuẩn để có nghĩa vụ và quyền lợi chỉ áp dụng với thành viên là dân
đinh chính cư). Hội đồng kì mục là bộ máy quản lí làng xã gồm tân cựu chánh
phó tổng, chức sắc cùng quan lại về hưu, các cựu phó lí trưởng… đứng đầu là
Tiên chỉ và một hoặc hai Thứ chỉ, toàn quyền quyết định công việc trong làng
như: phân bổ thuế khóa, sưu dịch, binh tráng, bầu cử tổng lí, phân cấp công
điền, xây dựng và tu bổ đình chùa, tổ chức hội hè đình đám). Hội đồng lí dịch
đứng đầu là lí trưởng được dân làng bầu ra và được nhà nước công nhận, đại
diện cho bộ máy nhà nước ở nông thôn, chịu trách nhiệm nộp sưu thuế và phu
lính cho nhà nước.
Đại Phạm được quản lí bằng hương ước và khoán lệ đã được ghi thành
văn bản với nhiều điều mục khác nhau nhằm quản lí con người, quản lí xã hội
chặt chẽ hơn với nội dung khá toàn diện, đề cập tới hầu hết các mặt của làng xã
(kinh tế, bảo vệ môi trường, ngôi thứ, hương ẩm, an ninh, hôn nhân). Nó đã góp
phần tích cực giữ gìn thuần phong mĩ tục, củng cố khối đoàn kết và cố kết làng
xã, giải quyết tốt đời sống tâm linh, góp phần làm phong phú đời sống cộng
đồng. Tuy nhiên, hương ước đã phần nào làm cho sự đối lập giữa làng với nước
(lệ làng – phép nước) tăng lên, con người chỉ biết sống theo lề thói cục bộ, ít
quan tâm tới lợi ích của toàn xã hội.
Vai trò của đình làng cũng hết sức quan trọng vừa là nơi thờ tự Đức thành
hoàng, vừa là nơi hội họp khi có công việc và cử hành các cuộc tế lễ chung, hội
hè đình đám. Đại Phạm có 6 đình là các đình: đình Cả, đình Phúc, đình làng
Trên, đình làng Giữa, đình làng Dưới. Đây là những công trình có tính nghệ
thuật sâu sắc, đậm đà tính dân tộc. Trước đây hàng năm vào ngày rằm tháng
giêng, 8 – 4 âm lịch nhân dân làng Đại Phạm, Sơn Nhiễu có tục lệ vào đình,
chùa cầu khấn, mong vạn sự tốt lành, vạn điều bình an, nhưng do thời gian xây

dựng lâu, không có sự tu sửa nên đình bị đổ sập. Từ năm 1999, được sự quan
tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đóng góp của nhân dân trong và
ngoài xã, đình làng Giữa đã được khôi phục lại, đáp ứng lòng mong mỏi và tín
18


ngưỡng của nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, ở Đại Phạm còn có đền hoặc
nghè, thờ các vị phúc thần. Ngoài ra còn có miếu thờ sơn thần, há bá hoặc cô
hồn đặt ở đầu làng, sườn núi, bãi sông hoặc gò đồi xa cách.
Phật giáo có mặt ở Đại Phạm vào khoảng đầu thời Trần. Chùa ở Đại
Phạm kết cấu theo kiểu chuôi vồ, thờ tam thù thế tôn, thích ca, văn thù, phổ
hiền, đức thế chí, ca điệt, tôn giả, tòa cửu long. Ngoài ra còn có tứ kim cương, tứ
pháp giới, Thị Kính, đức ông, thái thượng lão quân. Hàng tháng vào hai kì sóc,
vọng (mồng 1 và ngày rằm), các cụ bà lại lên chùa lễ Phật, tối 14 – 7 âm lịch
làm lễ Vu Lan,…
Những truyền thống văn hóa tốt đẹp đã góp phần làm nên tình yêu quê
hương, đất nước của con người Đại Phạm. Con người nơi đây đều có chung đức
tính cần cù, chịu khó trong lao động và rất mến khách,… Với truyền thống đoàn
kết gắn bó, tương trợ lẫn nhau, tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi,
cùng chung sức chung lòng xây dựng quê hương, đất nước. Và với tất cả nét văn
hóa tốt đẹp trên, Đại Phạm đã và đang góp phần nhỏ bé của mình vào bề dày
truyền thống của dân tộc Việt Nam.

19


CHƢƠNG 2:
SỰ HÌNH THÀNH KHU CĂN CỨ CÁCH MẠNG CHIẾN KHU 10 – ĐẠI
PHẠM (1947 – 1948)
2.1. Khái quát về Chiến khu 10

Tháng 8 – 1945 dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí
Minh, đồng bào các dân tộc Tây Bắc cùng với nhân dân cả nước đã dũng cảm
đứng lên tổng khởi nghĩa đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến giành lại toàn bộ
chính quyền, lập nên chính quyền cách mạng.
Với dã tâm xâm lược nước ta nên mặc dù hiệp ước Sơ bộ được kí kết
ngày 6 – 3 – 1946, Pháp không thi hành hiệp định, chúng đưa toàn bộ cánh quân
của A-lếch-xăng Gô-ri từ biên giới Trung Quốc về đánh chiếm Lai Châu – Sơn
La. Trước tình hình đó thấy rõ được tầm quan trọng, vị trí chiến lược của chiến
trường miền Tây đối với toàn bộ Tây Bắc, Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trực tiếp chỉ đạo tổ chức mặt trận Tây Bắc và chuẩn bị kế hoạch ứng
phó để giữ vững vùng căn cứ địa. Vì vậy, ngay trước ngày toàn quốc kháng
chiến bùng nổ, Trung ương Đảng Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định thành lập
các chiến khu trong đó có Chiến khu 10, xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ
trang để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
Do yêu cầu bố trí địa bàn chiến lược kháng chiến, địa giới Liên khu 10 có
sự thay đổi nhiều lần. Tháng 10 – 1945, Chính phủ quyết định chia cả nước
thành các chiến khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11. Theo đó các tỉnh Yên Bái, Lào Cai,
Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc Chiến khu 1
(Chiến khu 1 lúc này gồm có 13 tỉnh, ngoài các tỉnh kể trên còn có Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh). Đến tháng 10 –
1946, Xứ ủy và Ủy ban hành chính Bắc Bộ giải thể; cả nước được chia thành 12
chiến khu. Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà
Giang thuộc Chiến khu 10.
Trước yêu cầu phát triển của tình hình mới, Trung ương Đảng quyết định
xây dựng Khu Tây Bắc thành căn cứ địa cách mạng vững chắc, tạo điều kiện
tiến tới giải phóng nhân dân các dân tộc thoát khỏi ách thống trị của giặc. Thực
20


hiện Chủ trương này, ngày 25 – 1 – 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 120/SL và

124/SL chính thức sáp nhập Khu 10 và Khu 14 làm một, gọi tắt là Liên khu 10.
Từ đây chiến trường Liên khu 10 bao gồm các tỉnh của Quân khu 2 ngày nay
(Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, trực tiếp là dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Khu ủy và luôn biết dựa vào dân nên được dân che chở, đùm bọc, lực lượng
phát triển nhanh chóng, vững mạnh, từng bước chính quy, trang bị vũ khí hiện
đại. Quá trình đóng tại Thịnh Hưng – Đại Phạm lực lượng vũ trang Liên khu 10
đã chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng tập
trung mọi nguồn lực xây dựng, củng cố lực lượng chiến khu lớn mạnh, quyết
cùng nhân dân Tây Bắc tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm
lược bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Liên khu 10 là một trong những liên khu nằm trong chiến lược quân sự
của Trung ương Đảng, Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1947
– 1949, bao gồm 9 tỉnh hiện nay: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên
Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ chính vì vậy Liên khu 10 có
vị trí rất quan trọng, là tấm lá chắn cho căn cứ địa Việt Bắc.
Thời kỳ 1947 – 1949 lãnh đạo của Ủy ban hành chính kháng chiến do
đồng chí Quang Tạo làm chủ tịch, đồng chí Tô Quang Đẩu làm Phó chủ tịch. Cơ
quan Khu bộ gồm có các phòng như: Văn phòng, phòng Tham mưu, phòng
Chính trị, phòng Quân khu, phòng Quân pháp, phòng Công binh, phòng Quân
chính, Trường Thiếu sinh quân Liên khu 10 và Ban pháo binh. Lực lượng tham
gia bao gồm bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và bộ đội chủ lực.
Sau vài tháng được thành lập Liên khu 10 về tình hình chính trị, quân sự
chiến trường miền Tây của Tây Bắc luôn thay đổi từng ngày, từng giờ. Đây vừa
là thời cơ, vừa là thách thức đối với cơ quan Khu ủy và Bộ tư lệnh Chiến khu để
bảo toàn cơ quan đầu não Ủy ban hành chính kháng chiến, bảo toàn được lực
lượng chủ lực, đồng thời củng cố xây dựng và phát triển thêm lực lượng địa
phương bổ sung quân số cho chiến khu.
21



Ngày đầu mới thành lập cơ quan Khu bộ tập trung đóng tại thị xã Việt Trì.
Đến tháng 1 – 1947, cơ quan Khu ủy và Khu bộ chuyển đến Minh Nông –
HàGiáp (Phù Ninh – Phú Thọ) nhưng chỉ được mấy ngày, xét thấy tình hình
hoàn toàn bất lợi cho nên lại phải di chuyển đến địa điểm khác như Bôi Keo,
Nghĩa Long, Đức Ký, Đế Kiều. Ngày 1 – 3 – 1947, toàn bộ cơ quan Khu bộ
Chiến khu 10 chuyển về Thịnh Hưng – Đại Phạm. Đây là địa điểm phù hợp,
thuận lợi với yêu cầu nhiệm vụ của Chiến khu trong chặng đường đánh lên giải
phóng Tây Bắc (tháng 9 – 1947). Cơ quan đầu não, trụ sở Ủy ban hành chính
kháng chiến Chiến khu 10 đóng tại nhà ông Lê Đức Huy thuộc Làng Hơn, xã
Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Trụ sở Liên khu 10 ổn định tại đây và hoạt động từ năm 1947 đến năm
1949 bao gồm các phòng, ban: Cơ quan Khu bộ, Phòng Tham mưu, Phòng
Chính trị, Phòng Quân pháp, Phòng Công binh, Phòng Quân chính, Ban Pháo
binh, các xưởng quân khí, Quân y vụ, Trung đoàn 112, 115, 171, Trường Thiếu
sinh quân Liên khu 10… Các đơn vị quân sự đóng trên địa bàn xã Đại Phạm,
còn các cơ quan hoạt động mang tính văn phòng và trụ sở Liên khu 10 đóng tại
làng Hơn, xã Thịnh Hưng.
Ngày 25 – 1 – 1948, Chính phủ ký Sắc lệnh số 120/SL chính thức sáp
nhập Khu 10 và Khu 14 thành Liên khu 10. Từ đây chiến trường Liên khu 10
bao gồm 9 tỉnh của Quân khu 2 sau này (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà
Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La). Vùng căn cứ địa Thịnh
Hưng – Đại Phạm sẽ là nơi an toàn của Liên khu vì nó ở gần sông Hồng, cách xa
địch ở sông Lô, Việt Trì, Nghĩa Lộ, nên lực lượng của ta sẽ được bảo toàn và có
điều kiện để củng cố thêm sức mạnh chủ động đánh chặn địch.
2.2. Quá trình hình thành khu căn cứ cách mạng Chiến khu 10 ở xã Đại
Phạm
2.2.1. Phong trào đấu tranh cách mạng ở Đại Phạm trước năm 1947
Ngày 3 – 2 – 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt

quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt thời kì khủng hoảng và bế
tắc về đường lối lãnh đạo trong sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta. Song thời
22


kì đầu mới thành lập, số lượng đảng viên còn ít, lại hoạt động dưới sự kiểm soát
gắt gao của chính quyền thực dân, phong kiến do đó sự lãnh đạo của Đảng
không thể vươn tới các địa phương trong cả nước được.
Tháng 9 – 1939, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân
Pháp ra lệnh giải tán các tổ chức quần chúng công khai, giải tán các báo chí tiến
bộ, thủ tiêu một số quyền tự do dân chủ tối thiểu mà nhân dân giành được trong
thời kì mặt trận dân chủ, đồng thời tiến hành lùng sục bắt bớ hàng loạt đảng viên
cộng sản và quần chúng yêu nước.
Trước diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta chủ trương
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, lấy nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt lên hàng
đầu, đồng thời ra chỉ thị cho cấp ủy, cán bộ và đảng viên đang hoạt động công
khai hợp pháp lui về hoạt động bí mật chuyển trọng tâm công tác về nông thôn,
biến nông thôn thành căn cứ địa rộng lớn của cách mạng. Thi hành chỉ thị của
Trung ương từ tháng 8 – 1939 đến năm 1941, Trung ương Đảng cử nhiều cán bộ
về tỉnh Phú Thọ hoạt động tuyên truyền gây dựng cơ sở cách mạng. Đầu năm
1940, chiến khu D được thành lập (gồm các tỉnh Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ,
Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai). Tháng 3 – 1940, Ban cán sự Đảng
tỉnh Phú Thọ được thành lập và đã xây dựng được mặt trận phản đế ở nhiều nơi
trong đó có một số xã ở huyện Hạ Hòa.
Tháng 9 – 1940, phát xít Nhật nhảy vào xâm lược Đông Dương, thẳng tay
đàn áp các phong trào cách mạng và vơ vét tài nguyên, lương thực phục vụ
chiến tranh. Nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức bóc lột. Trước tình hình đó
đầu năm 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập hội nghị lần thứ
tám của Trung ương Đảng, xác định mục tiêu trước mắt là đánh Pháp, đuổi Nhật
để giải phóng dân tộc và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (19 – 5 –

1941) chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
khi thời cơ đến.
Thời gian này một số cán bộ đảng viên của khu ủy khu Đ như đồng chí
Trần Thị Minh Châu (Thục Trinh) – Ủy viên ban cán sự Đảng khu D, Nguyễn
Văn Trạch, Đào Duy Kì đến hoạt động để gây cơ sở cách mạng ở vùng Hiền
23


×