Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy môn địa lí lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

HÀ THỊ HƢƠNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

HÀ THỊ HƢƠNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Địa lí

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huệ

Sơn La, năm 2015



LỜI CẢM ƠN!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô ThS. Nguyễn Thị Huệ. Cô
đã tận tâm hƣớng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Đề tài hoàn thành còn đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban
chủ nhiệm khoa Sử - Địa, phòng Quản lí Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Thƣ
viện Trƣờng Đại học Tây Bắc.
Tôi xin cảm ơn các em học sinh lớp 11A, 11B, 11C và 11D trƣờng THPT
Khúc Thừa Dụ đã cộng tác cùng tôi trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn sinh viên lớp K52 - ĐHSP
Địa lí đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn còn nhiều sai sót, tôi rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài đƣợc
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hà Thị Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài ............................................................ 2
2.1. Mục tiêu......................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 2
2.3. Giới hạn của đề tài.......................................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3.1. Trên Thế giới .................................................................................................. 2
3.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
4.1 Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp tài liệu ......................................................... 8
4.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu thống kê ......................................................... 8
4.3 Phƣơng pháp điều tra, quan sát ....................................................................... 8
4.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ................................................................ 9
5. Dự kiến đóng góp của đề tài.............................................................................. 9
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 10
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
“BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 ......................... 11
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 11
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tích hợp giáo dục BĐKH ....................... 11
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu ..................................................................................... 11
1.1.1.2. Giáo dục BĐKH ..................................................................................... 11
1.1.1.3. Khái niệm tích hợp ................................................................................. 12
1.1.1.4. Tích hợp giáo dục BĐKH ...................................................................... 12
1.1.2. Khái quát chung về BĐKH ....................................................................... 13
1.1.2.1. Tình hình BĐKH trên Thế giới và Việt Nam ........................................ 13
1.1.2.2. Nguyên nhân của BĐKH ....................................................................... 16
1.1.3. Vai trò của tích hợp giáo dục BĐKH ........................................................ 18


1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 19
1.2.1. Đặc điểm chƣơng trình SGK Địa lí lớp 11 ............................................... 19
1.2.1.1. Về cấu trúc nội dung của sách giáo khoa ............................................... 19
1.2.1.2. Về hình thức thể hiện ............................................................................. 20
1.2.2. Đặc điểm tâm lí học sinh THPT................................................................ 21
1.2.3. Tình hình giáo dục BĐKH trong trƣờng THPT nƣớc ta hiện nay ............ 24
Chƣơng 2. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ LỚP 11 .................................................................................................. 27

2.1. Các nội dung có thể tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lí lớp 11....... 27
2.2. Một số phƣơng pháp và hình thức tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học
Địa lí lớp 11 ......................................................................................................... 28
2.2.1. Các phƣơng pháp tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lí ở trƣờng
THPT ................................................................................................................... 28
2.2.1.1. Phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề........................................................... 29
2.2.1.2. Phƣơng pháp thảo luận ........................................................................... 31
2.2.1.3. Phƣơng pháp sử dụng các phƣơng tiện trực quan .................................. 34
2.2.1.4. Phƣơng pháp đóng vai ............................................................................ 36
2.2.1.5. Phƣơng pháp kể chuyện ......................................................................... 39
2.2.2. Các hình thức tổ chức tích hợp giáo dục BĐKHtrong dạy học Địa lí lớp 11 . 42
2.2.2.1. Hình thức dạy học nội khóa ................................................................... 42
2.2.2.2. Hình thức dạy học ngoại khóa ............................................................... 43
2.3. Thiết kế một số mẫu giáo án ........................................................................ 49
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................ 50
3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 50
3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm............................................................... 50
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................. 51
3.4. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 51
3.4.1. Thời gian thực nghiệm .............................................................................. 51
3.4.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................. 51
3.4.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 51


3.4.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ........................................................................ 52
3.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 53
3.5.1. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát ........................................................... 53
3.5.2. Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra ........................................................ 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 59
1. Kết luận ........................................................................................................... 59

2. Kiến nghị ......................................................................................................... 59
2.1. Đối với các cấp lãnh đạo và các nhà quản lí ................................................ 59
2.2. Đối với nhà trƣờng ....................................................................................... 60
2.3. Đối với các thầy cô giáo ............................................................................... 61
2.4. Đối với học sinh ........................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

BĐKH

2

HS

Học sinh

3

GV


Giáo viên

4

THPT

Trung học phổ thông

5

KT-XH

Kinh tế - xã hội

6

SGK

Sách giáo khoa

7

TQ

Trung Quốc

8

ĐNA


Đông Nam Á

9

UNEP

Liên Hợp Quốc

10

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

11

IPCC

Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về BĐKH

12

PV

Biến đổi khí hậu

Phát vấn


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Địa hình và khoáng sản Đông Nam Á ................................................ 35
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng ................................................................................................................... 58


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số nội dung có thể tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lí lớp
11 ......................................................................................................................... 27
Bảng 3.1: Kết quả điều tra, khảo sát của học sinh .............................................. 53
Bảng 3.2: Kết quả điều tra, khảo sát của giáo viên ............................................. 55
Bảng 3.3: Thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........... 57
Bảng 3.4: Thống kê điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng .................................................................................................. 57


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một vấn đề toàn cầu. Chúng ta đang phải
sống trong một Thế giới có sự biến đổi lớn về khí hậu: nhiệt độ Trái Đất tăng
cao, băng tan, nƣớc biển dâng, sự suy giảm của các hệ sinh thái, vành đai khí
hậu thay đổi,… đã không chỉ còn là nguy cơ mà là vấn đề thực tế nhân loại cần
phải đối mặt trong thế kỉ này. BĐKH đã trở thành câu chuyện đƣợc nói tới nhiều
hơn cả trong Thế giới chúng ta đang sống với phạm vi toàn cầu. Chúng ta không
thể làm ngơ. Cần phải thích ứng để duy trì và phát triển sự sống.
Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một chiến lƣợc giáo dục đang đƣợc
phát triển mạnh trên Thế giới hiện nay và đang đƣợc triển khai rộng rãi ở Việt
Nam đặc biệt là sự giáo dục BĐKH.
Hiê ̣n nay, tích hợp là mô ̣t trong nhƣ̃ng quan điể m giáo du ̣c đang đƣơ ̣c quan
tâm. Thƣ̣c hiê ̣n tić h hơ ̣p , lồng ghép trong da ̣y ho ̣c sẽ mang la ̣i rấ t nhiề u lơ ̣i ić h
cho viê ̣c góp phầ n hin

̀ h thành , phát triển năng lực hành động , năng lƣ̣c giải
quyế t vấ n đề cho h ọc sinh (HS) chứ không đơn thuần là lí thuyết. Tuy nhiên vì
không tổ chức thành môn học cụ thể nên các em HS chƣa vận dụng đƣợc hết khả
năng nhận thức và ý thức của mình trong việc bảo vệ môi trƣờng.
Ở bậc trung học phổ thông (THPT) trong nhƣ̃ng năm ho c̣ qua, viê ̣c da ̣y ho ̣c
tích hợp đƣợc thực hiện ở nhiều môn học nhƣ : Sinh học, Địa lí, Hóa học, Giáo
dục công dân ,… với nội dung và thời lƣợng khá nhiều . Trong đó môn Địa lí là
một môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội (KT –
XH) toàn cầu, các nƣớc và vùng lãnh thổ. Vì vậy, Địa lí là môn học có nhiều
thuận lợi để tích hợp giáo dục BĐKH. Song song với đó là tích hợp giáo du ̣c ý
thƣ́c bảo vê ̣ môi trƣờng , tích hợp giáo dục kĩ năng sống , tích hợp tiết kiệm năng
lƣơ ̣ng, tích hợp giáo dục dân số,…
Tăng cƣờng giáo dục đƣợc coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng
đồng ứng phó với thách thức BĐKH. Vì vậy tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy
học ở trƣờng THPT là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc,
1


giúp ngƣời học hiểu và nắm vững nội dung học tập, quan tâm đến vấn đề bảo vệ
khí hậu, biết rõ hơn nguyên nhân, hậu quả của nó. Củng cố và nâng cao ý thức,
hành vi, trách nhiệm bảo vệ và đề ra những giải pháp sống thân thiện với môi
trƣờng nhằm bảo vệ và ứng phó với BĐKH.
Với những lí do trên , tôi cho ̣n vấn đề : “tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu
trong giảng dạy môn địa lí lớp 11” làm nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đề tài tập trung vào việc đƣa ra biện pháp tích hợp giáo dục BĐKH trong
giảng dạy môn Địa lí lớp 11 THPT nhằm giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và ứng
phó với những BĐKH.
2.2. Nhiệm vụ

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Tổng hợp cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về tích hợp giáo dục BĐKH.
- Xác định nội dung tích hợp giáo dục BĐKH trong các bài Địa lí lớp 11.
- Đƣa ra các phƣơng pháp, hình thức tổ chức để tích hợp giáo dục BĐKH
trong dạy học Địa lí lớp 11.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
2.3. Giới hạn của đề tài
- Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 09/2014 đến tháng 05/2015.
- Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại trƣờng Đại học Tây Bắc và
thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Khúc Thừa Dụ, tỉnh Hải Dƣơng.
- Về nội dung: Cách tích hợp giáo dục BĐKH trong giảng dạy môn Địa lí
lớp 11.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên Thế giới
Vấn đề tích hợp giáo dục BĐKH đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia
trên Thế giới. Một hội nghị quốc tế về môi trƣờng con ngƣời đƣợc tổ chức từ
ngày 05 đến ngày 16 tháng 06 năm 1972 tại thủ đô Stốckhôm (Thụy Điển), hội
2


nghị đã nhận ra vai trò của giáo dục BĐKH nhằm tạo ra sự nhận thức, hiểu biết
của cộng đồng về những vấn đề BĐKH hiện nay. Trong kiến nghị thứ 96 của hội
nghị, giáo dục BĐKH đƣợc coi là yếu tố quyết định trong sự cố gắng để tấn
công vào BĐKH. Đặc biệt, hội nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến tích
hợp giáo dục BĐKH trong nhà trƣờng: “Không có một quốc gia nào có sự phớt
lờ sự cần thiết để tạo ra những cố gắng có suy nghĩ nhằm dẫn đến sự quan tâm
đến môi trƣờng của học sinh trong nhà trƣờng”. Để thực hiện thành công giáo
dục BĐKH, hội nghị đã đề nghị cần phải đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, phát triển
và thử nghiệm các chƣơng trình, tài liệu, phƣơng pháp tích hợp giáo dục BĐKH.

Cũng từ hội nghị Stốckhôm, chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc
(UNEP) đƣợc thành lập. Sau đó UNEP kết hợp với UNESCO khai trƣơng
chƣơng trình giáo dục BĐKH quốc tế (International Environmental Education
Programme - IEEP). Chính IEEP đã tổ chức hội thảo quốc tế về giáo dục BĐKH
tại Bêôgrat (thủ đô Nam Tƣ c..0ũ) từ ngày 13 đến 22 tháng 10 năm 1975. Kết
quả cuộc hội thảo này là đƣa ra hiến chƣơng Bêôgrat, trong đó đƣa ra các
nguyên tắc và các hƣớng dẫn cho chƣơng trình giáo dục BĐKH toàn cầu. Theo
sau hội thảo Bêôgrat, hàng loạt các cuộc hội thảo vùng đƣợc diễn ra ở Brazavil
(châu Phi), Băng Cốc (châu Á), Cô - Oét (các nƣớc Ả Rập), Bôgôta (châu Mĩ
Latinh và vùng biển Caribê), Henxinki (châu Âu). Ở châu Á một cuộc hội thảo
cũng đƣợc tổ chức tại Băng Cốc vào tháng 11 năm 1976. Ở đây, những ngƣời
tham gia hội thảo đã đƣa ra 15 khuyến nghị tập trung vào bốn lĩnh vực sau:
+ Chƣơng trình giáo dục BĐKH
+ Bồi dƣỡng nguồn lực
+ Giáo dục BĐKH phi chính quy
+ Soạn thảo tài liệu, xây dựng các phƣơng tiện giảng dạy tích hợp giáo dục
BĐKH.
Tiếp theo hội nghị các khu vực, từ ngày 14 đến 26 tháng 10 năm 1977, một
hội nghị quốc tế về giáo dục BĐKH đƣợc tổ chức tại Tbilisi (Cộng hòa Grudia),
gồm 66 đại biểu của 66 nƣớc thành viên của UNESCO. Hội nghị này là đỉnh cao

3


của giai đoạn xây dựng chƣơng trình và đặt cơ sở cho sự phát triển giáo dục
BĐKH trên bình diện quốc tế.
Sau các hội nghị trên, một cuộc hội nghị quốc tế về tích hợp giáo dục
BĐKH do UNESCO và UNEP đƣợc tổ chức từ ngày 17 đến 21 tháng 08 năm
1987 tại Matsxcơva, gồm 300 chuyên gia của 100 nƣớc và các quan sát viên
IUCN (Hội thảo bảo vệ tài nguyên và thiên nhiên quốc tế) cùng các tổ chức

quốc tế khác tham gia. Hội thảo đã đề ra 9 mục tiêu và chiến lƣợc hành động
quốc tế trong lĩnh vực tích hợp giáo dục và đào tạo giáo viên cho thập kỉ 90.
Các chƣơng trình đƣợc phát triển trong thời kì này yêu cầu phải nhấn mạnh
đến mối quan hệ giữa con ngƣời và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế xã
hội, văn hóa và sinh thái. Hội nghị đã đặt tên cho thập kỉ này là: “Thập kỷ toàn
thế giới cho giáo dục BĐKH”.
Tích hợp giáo dục BĐKH ngày càng phát triển rộng khắp, chỉ tính từ năm
1985 IEEP đã liên quan trực tiếp với 133 nƣớc từ các vùng khác nhau trên Trái
Đất. Đã có 25.000 học sinh của các trƣờng phổ thông trung học và cơ sở,
khoảng 10.000 giáo viên và khoảng 1.500.000 các nhà giáo dục, các nhà hành
chính - giáo dục đã và đang đóng góp cho nghiên cứu tích hợp giáo dục BĐKH.
Nhìn chung, chƣơng trình giáo dục BĐKH trong nhà trƣờng trên Thế giới
tập trung vào bốn hƣớng chính:
Hƣớng thứ nhất là: Chiến lƣợc tích hợp
Hƣớng thứ hai là: Các kiến thức đƣa thành môn riêng
Hƣớng thứ ba là: Đƣa thành các chủ đề
Hƣớng thứ tƣ là: Ở nhiều nƣớc phối hợp cả ba phƣơng thức trên, gia giảm
sao cho phù hợp với điều kiện dạy học từng nƣớc và từng cấp học khác nhau.
Trong ba phƣơng thức này, phƣơng thức tích hợp đƣợc hầu hết các nƣớc
chấp nhận.
3.2. Ở Việt Nam
- Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, kèm theo quyết định
số 158/2008 QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 2/12/2008 đã chỉ rõ các
mục tiêu của 10 quốc gia trƣớc vấn đề này. Chƣơng trình bao gồm mục 4 tiêu
4


tổng quát và 8 mục tiêu cụ thể đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, các địa
phƣơng trƣớc vấn đề BĐKH. Trong chƣơng trình này ngành giáo dục đƣợc chú
trọng đến mục tiêu giáo dục BĐKH trong các ngành học, cấp học, bậc học để

đào tạo thế hệ tƣơng lai thích ứng kịp thời với BĐKH.
- Cụ thể hóa chƣơng trình mục tiêu quốc gia, ngành Giáo dục đã phê duyệt
kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành trong giai đoạn 2011 – 2015
thông qua quyết định 4620/QĐ-BGDĐT ngày 12/10/2010. Ngành giáo dục đã
chỉ rõ kế hoạch ứng phó của mình và một trong các kế hoạch chính là lồng ghép
giáo dục BĐKH vào các bậc học, cấp học vào năm 2015.
- Tháng 06/2008, nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật đã xuất bản dự án “Nâng
cao nhận thức và tăng cƣờng năng lực cho địa phƣơng trong việc thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc và
Nghị định thƣ Kyoto về BĐKH”, mã số VN/05/009 do Chƣơng trình tài trợ các
dự án nhỏ. Quỹ môi trƣờng toàn cầu (GEFSPG) tài trợ, các tỉnh Lào Cai, Ninh
Thuận và Bến Tre là tổ chức đồng tài trợ. Trung tâm khoa học công nghệ Khí
tƣợng thủy văn và Môi trƣờng, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam là tổ chức đề xuất và chủ trì thực hiện dự án trong 2 năm 2006 – 2007,
nhằm mục đích nâng cao nhận thức về BĐKH và tăng cƣờng năng lực quản lí
của các địa phƣơng tham gia dự án trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Dự án còn nhằm tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về BĐKH trong cộng đồng các địa phƣơng tham gia dự án, góp
phần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội. Trong dự án này, các nhà nghiên cứu
đã đƣa ra những chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH cũng nhƣ chiến lƣợc thích ứng với
BĐKH đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH.
- Tại hội thảo “Tăng cƣờng giáo dục BĐKH trong giáo dục chính quy và
phi chính quy” ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2010 đã có rất nhiều bài báo cáo,
bài viết nói về vấn đề tích hợp giáo dục BĐKH cho nội dung chƣơng trình Địa lí
nói chung và chƣơng trình Địa lí THPT nói riêng trong đó có hơn 35 bài báo và
báo cáo khoa học đề cập đến các vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu và tổ chức

5



giáo dục BĐKH theo định hƣớng vì sự phát triển bền vững của chuyên gia và
tác giả Đức, Thụy Điển, Việt Nam đã gửi đến Ban tổ chức hội thảo. Nhìn chung,
các bài báo tập trung vào 3 vấn đề chính:
+ Chủ đề chính “giáo dục đối với những thách thức của BĐKH”: giáo dục
và đào tạo có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia tích cực vào công cuộc giáo dục
BĐKH vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Một số bài viết đã nhấn mạnh đến
vai trò to lớn của giáo dục phổ thông đối với việc tăng cƣờng nhận thức và năng
lực thích ứng với BĐKH cho HS các cấp ở Việt Nam và những định hƣớng cơ
bản của giáo dục BĐKH trong các nhà trƣờng phổ thông ở Việt Nam.
+ Chủ đề “tăng cƣờng giáo dục BĐKH vì sự phát triển bên vững”: Các bài
viết của các tác giả cũng nhƣ công tác tại những vùng miền khác nhau của tổ
quốc đã tập trung phản ánh sự cần thiết tích hợp giáo dục BDKH vào trong
chƣơng trình, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đặc biệt là ở các trƣờng
đại học sƣ phạm (ĐHSP).
+ Chủ đề “Liên minh các lực lƣợng giáo dục nhằm thực hiện thành công
tích hợp giáo dục BĐKH vì sự phát triển bền vững”: Đây cũng là một chủ đề
quan trọng đƣợc nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến trong các bài viết của
mình. Trong các bài viết của mình các tác giả cho rằng liên minh các lực lƣợng
giáo dục để thực hiện tích hợp BĐKH có nghĩa là liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa
khoa học và giáo dục (PGS.TS Trần Lê Bảo, PGS.TS Ngô Văn Quyết, TS.
Joachim Dengtt), giữa nhà trƣờng và cộng đồng địa phƣơng (tác giả Hà Văn
Thắng), sử dụng có hiệu quả nhiều phƣơng pháp và công cụ dạy học hiện đại
(TS Ngô Thị Tuyên, Ngô Thị Việt Hà, Trần Văn Thanh, Nguyễn Thị Thu…) và
sử dụng sức mạnh tổng hợp của thanh niên và phụ nữ (Đào Thị Bích, Trƣơng
Minh Đến) trong cuộc đấu tranh chống BĐKH.
Các bài báo tại hội thảo đã đƣa ra những định hƣớng chung, một số phƣơng
pháp, phƣơng tiện và một số địa chỉ tích hợp giáo dục BĐKH vào chƣơng trình
Địa lí nói chung nhƣng chƣa có một bài viết nào nói về vấn đề “Tích hợp giáo
dục BĐKH qua môn Địa lí lớp 11”.


6


- Bộ giáo dục và đào tạo – Giáo dục ứng phó với BĐKH (tài liệu tập huấn
cho cán bộ quản lí ngành Giáo dục (khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) đã
trình bày các khối kiến thức chung về BĐKH, tác động của BĐKH và thiên tai
đối với một số lĩnh vực KT-XH, sức khỏe con ngƣời, ứng phó với BĐKH và
đƣa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH trong các ngành kinh tế và giáo dục.
Mục tiêu cụ thể của cuốn tài liệu này nhằm:
+ Nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lí ngành giáo dục về BĐKH và
ứng phó với BĐKH.
+ Tăng cƣờng năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ - hành vi của cán bộ
qản lí về BĐKH và ứng phó với BĐKH.
+ Chủ động chỉ đạo việc đƣa các nội dung về tích hợp giáo dục BĐKH vào
chƣơng trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo và tìm kiếm các giải pháp
ứng phó với BĐKH và phòng tránh thiên tai.
Nhƣ̃ng năm gầ n đây cũng đã có nhiề u giáo viên

(GV), giảng viên nghiên

cƣ́u về viê ̣c tić h hơ ̣p giáo d ục BĐKH vào các chƣơng triǹ h ho ̣ c tâ ̣p chiń h khóa ,
ngoại khóa:
- Nguyễn Tho ̣ Nhân (2009), Biế n đổ i khí hâ ̣u và năng lƣơ ̣ng, NXB Tri thƣ́c.
- Nguyễn Đƣ́c Vũ (2009), kế t hơ ̣p nghiên cƣ́u và giáo du ̣c BĐKH trong
trƣờng phổ thông . Kỉ yế u hô ̣i thảo về BĐKH trƣờng

ĐHSP Hà Nô ̣i tháng 10

năm 2009.
- Biề n Văn Minh, Phạm Quang Chinh (2009), “Tích hơ ̣p nô ̣i dung giáo d ục

BĐKH và da ̣y ho ̣c môn Công nghệ 10 THPT”. Hô ̣i thảo “Nâng cao nhâ ̣n thƣ́c và
năng lƣ̣c ƣ́ng phó với nhƣ̃ng thách thƣ́c của BĐKH”. Trƣờng ĐHSP Hà Nô ̣i phố i
hơ ̣p với Ủy ban Quố c gia Thâ ̣p kỉ Giáo du ̣c vì sƣ̣ phát triể n bề n vƣ̃ng của Viê ̣t
Nam, tổ chƣ́c ta ̣i Hà Nô ̣i ngày 12 - 13 tháng 10 năm 2009.
- Hoàng Thị Nho (2010), “Đề Toán về BĐKH cho học sinh Trung học cơ sở
và những hoạt đô ̣ng tiế p nố i”, ĐHSP Hà Nô ̣i. Dƣ̣ án đoa ̣t giải ta ̣i cuô ̣c thi “Ngày
sáng tạo Việt Nam”.

7


- Nguyễn Thi ̣Minh Phƣơng, “Giáo dục phổ thông góp phầ n nâng cao nhâ ̣n
thƣ́c và năng lƣ̣c ƣ́ng phó với BĐKH” , hô ̣i thảo “Nâng cao nhâ ̣n thƣ́c và năng
lƣ̣c ƣ́ng phó với nhƣ̃ng thách thƣ́c của BĐKH” ngày 12 - 13 tháng 10 năm 2009.
Nhƣ vậy, thông qua hệ thống tài liệu trên cho thấy vấn đề tích hợp giáo dục
BĐKH tuy đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Song giáo dục
BĐKH qua môn Địa lí lớp 11 hiện nay thì chƣa có tác giả nào nghiên cứu sâu,
nên đề tài là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để nâng cao năng lực và chất
lƣợng giáo dục và ứng phó với BĐKH.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Việc thu thập tài liệu đƣợc thực hiện dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài. Các nguồn tài liệu thu thập gồm sách, báo, tạp chí chuyên ngành,
đề tài nghiên cứu,… có liên quan.
Phân tích các tài liệu về BĐKH, dạy học tích cực, tích hợp giáo dục BĐKH
vào trong dạy học môn Địa lý. Qua đó thấy đƣợc việc tích hợp giáo dục BĐKH
vào trong dạy học Địa lý lớp 11 THPT là một hƣớng đi đúng.
Từ kết quả phân tích trên đi đến tổng hợp và rút ra hệ thống lý thuyết mới
phục vụ cho đề tài.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu thống kê

Trong đề tài có phần thực nghiện sƣ phạm có sử dụng phƣơng pháp này
bằng cách vận dụng lý thuyết xác xuất và thống kê toán học để phân tích, xử lý
các kết quả thu đƣợc sau khi thực nghiệm nhằm xác định phát triển các đối
tƣợng và làm tăng tính chính xác khách quan cho kết quả nghiên cứu của đề tài.
4.3 Phương pháp điều tra, quan sát
Đó là phƣơng pháp đi khảo sát thực tế ở trƣờng THPT Khúc Thừa Dụ để
nắm rõ tình trạng việc tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lí ở các
trƣờng THPT hiện nay. Đối tƣợng điều tra là các GV Địa lí và HS của trƣờng
8


THPT Khúc Thừa Dụ. Dự giờ của một số GV đang dạy tại các trƣờng THPT,
điều tra bằng các phiếu câu hỏi về thực trạng giáo dục BĐKH qua môn Địa lí
trong nhà trƣờng phổ thông. Phân tích các kết quả để thấy đƣợc tính khả thi của đề
tài và sự ủng hộ của GV và HS đối với việc tích hợp nội dung BĐKH vào dạy học
Địa lí ở trƣờng phổ thông.
4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Khúc Thừa Dụ nhằm
kiểm chứng và đánh giá tính khả thi của việc tích hợp nội dung BĐKH qua môn
Địa lí lớp 11. Sau đó dùng phiếu thăm dò lấy ý kiến của GV và HS nhằm kiểm
nghiệm các kết quả lí thuyết mà đề tài đƣa ra. Phân tích kết quả thực nghiệm thu
đƣợc, rút ra nhận định cần thiết và từ đó đề ra một số kiến nghị giúp cho việc
dạy học Địa lí có hiệu quả nhƣ mong muốn.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Đề tài hoàn thành là một tƣ liệu giúp học sinh có thêm hiểu biết về ý
nghĩa, tính cấp thiết, thực tế của vấn đề BĐKH. Đồng thời giúp hình thành ở HS
những hành vi, thói quen đúng đắn trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng sống của
chính chúng ta.
- Giúp GV có đƣợc phƣơng pháp và hình thức tích hợp giáo dục BĐKH
trong dạy học Địa lí.

- Là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến công tác giáo dục
BĐKH bởi nó đang là mối quan tâm của toàn nhân loại.
- Đề tài hoàn thành là tƣ liệu tham khảo hữu ích, giúp sinh viên chuyên
ngành Địa lí có thể phát triển thành khóa luận, đồng thời đề tài còn là tài liệu
tham khảo để bạn đọc hình thành lý tƣởng và hình thành đề tài nghiên cứu khoa
học khác liên quan.

9


6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các đề tài tham khảo và kết luận,
nội dung đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tích hợp giáo dục “Biến đổi khí
hậu” trong dạy học Địa lí lớp 11.
Chƣơng 2: Tích hợp giáo dục “Biến đổi khí hậu” trong dạy học Địa lí lớp 11.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

10


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
“BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tích hợp giáo dục BĐKH
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ

hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của
khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Trong Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, BĐKH đƣợc hiểu "là sự thay đổi
của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện
tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai
đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là
thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh
một mức trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có
thể xuất hiện trên toàn địa cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ
cảnh chính sách môi trƣờng, BĐKH thƣờng đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện
nay, đƣợc gọi chung bằng hiện tƣợng “nóng lên toàn cầu”.
1.1.1.2. Giáo dục BĐKH
Trên phƣơng diện xã hội và văn hóa, “giáo dục BĐKH có nghĩa là học tập
để thay đổi văn hóa, lối sống cơ cấu KT – XH nhằm bảo vệ khí hậu, giảm thiểu
tác động tiêu cực và thích ứng với BĐKH”.
Theo PGS.TS Trần Đức Tuấn - trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì
sự phát triển bền vững – trƣờng ĐHSP Hà Nội “giáo dục BĐKH là giúp cho
ngƣời học hiểu và biết đƣợc những tác động của hiện tƣợng nóng lên toàn cầu

11


hiện nay, đồng thời khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi cần thiết để đƣa
Thế giới phát triển bền vững trong tƣơng lai”.
1.1.1.3. Khái niệm tích hợp
Tích hợp hay tích hợp hệ thống (System Integration) là việc phối hợp các
thiết bị và công cụ khác nhau để chúng cùng làm việc với nhau trong một hệ
thống nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó. Trong ứng dụng tin học,
chẳng hạn để xây dựng một hệ thống thông tin quản lí, tích hợp hệ thống thông

tin quản lí, tích hợp hệ thống bao gồm việc lựa chọn các máy tính, các thiết bị
phụ cận, các giải pháp mạng và các thiết bị kết nối, các phần mềm hệ thống,
phần mềm ứng dụng,… cùng với việc cài đặt, ghép nối chúng với nhau thành hệ
thống nhằm thực hiện đƣợc các nhiệm vụ thu thập, lƣu trữ, truyền đƣa và xử lí
thông tin theo yêu cầu đề ra (Từ điển bách khoa tiếng Việt, NXB Từ điển bách
khoa, Hà Nội, 2002).
1.1.1.4. Tích hợp giáo dục BĐKH
Tích hợp (Integrate) là sự hòa trộn kiến thức BĐKH vào nội dung bài học
thành một nội dung thông nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn vậy, khi xây
dựng chƣơng trình, ngƣời ta phải rà soát lại toàn bộ chƣơng trình cũ, sắp xếp lại
hệ thống tri thức để đƣa nội dung BĐKH vào những “địa chỉ” có thể đƣa đƣợc.
- Các mức độ tích hợp kiến thức BĐKH vào các bài học:
+ Mức độ 1: Nội dung BĐKH trùng phần lớn hay hoàn toàn với nội dung
bài học của bộ môn.
+ Mức độ 2: Một số kiến thức BĐKH đƣợc đƣa vào nội dung bài học và trở
thành một bộ phận hữu cơ của bài học, đƣợc thực hiện bằng một mục riêng, một
đoạn hay một vài câu trong bài học.
Ngoài hai mức độ tích hợp trên, các kiến thức BĐKH không đƣợc nêu rõ
trong SGK, nhƣng dựa vào kiến thức trong bài học, GV có thể liên hệ trong thực
tế để đƣa kiến thức BĐKH vào bài học, dƣới dạng các hiện tƣợng, số liệu về
BĐKH trên toàn cầu, địa phƣơng,…

12


1.1.2. Khái quát chung về BĐKH
1.1.2.1. Tình hình BĐKH trên Thế giới và Việt Nam
* Trên Thế Giới
BĐKH đang là vấn đề đƣợc các nhà khoa học và quản lý quan tâm, BĐKH
ngày càng ảnh hƣởng đến đời sống của con ngƣời với hàng loạt những thiên tai,

bão lũ, hạn hán, bệnh tật gia tăng,… đe dọa đến cuộc sống sinh hoạt và phát
triển KT – XH của con ngƣời.
Ảnh hƣởng đầu tiên của BĐKH là tác động lên hầu hết các thành phần
môi trƣờng mà trƣớc hết là làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nƣớc biển
dâng.
Sau nhiều năm bị phủ nhận vì áp lực của các kỹ nghệ khai thác nhiên liệu
hóa thạch (than và dầu hỏa), BĐKH đã trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay
của Thế giới, ngày càng hiện rõ tính cấp bách và đƣợc công nhận nhƣ một thực
tế đe doạ sự tồn tại của loài ngƣời trên Trái Đất. Những công trình nghiên cứu
trong suốt 20 năm của nhóm chuyên gia liên chính phủ về BĐKH
(Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC), thuộc Tổ chức Khí
tƣợng Thế giới (World Meterological Organization – WMO), đã góp phần quan
trọng làm thức tỉnh dƣ luận Thế giới trƣớc hiện thực và các hệ quả của vấn đề
này, và do đó đã đƣợc tôn vinh với giải Nobel hoà bình trao cho IPCC năm
2007.
Khí hậu biến đổi do Trái Đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá
mức quân bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng
quanh năm băng giá ở Bắc và Nam Cực tan dần, làm mặt biển dâng cao hơn, tới
lúc nào đó sẽ ngập chìm và xoá khỏi bản đồ những hòn đảo và những vùng đất
thấp của một số nƣớc. Ngoài ra, thời tiết cũng bị biến loạn, thiên tai xảy ra
thƣờng xuyên hơn và với cƣờng độ cao hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn, nhƣ
thực tế một số nƣớc đã cho thấy. Do BĐKH, đất đai còn bị huỷ hoại vì sa mạc
hoá, mặn hoá, xói mòn, ngập chìm - tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu
hiện rõ - với viễn tƣợng rất đáng sợ của một hiện tƣợng "tị nạn môi trƣờng" với
những luồng di dân khổng lồ, làm căng thẳng quan hệ giữa các nƣớc.
13


Bên cạnh những nguy cơ của mƣa gió trái mùa, thiên tai gây tác hại mùa
màng, gây đói kém, việc mặt biển dâng cao là một mối lo âu lớn, vì trong nhiều

nƣớc, những vùng ven biển bị đe doạ trực tiếp thƣờng là nơi tập trung đông đảo
dân chúng và là những vùng kinh tế, văn hoá quan trọng.
* Biế n đổ i khí hâ ̣u ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tƣơ ̣ng thủy v ăn, BĐKH ở Việt
Nam có thể thấ y rõ qua các biể u hiê ̣n đáng lƣu ý sau :
+ Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000)
- Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C.
- Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung
bình năm của 3 thập kỷ trƣớc đó (1931-1960) là 0,60C.
- Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh đều cao hơn nhiệt độ trung bình của thập kỷ 1931-1940 lần
lƣợt là 0,8 ; 0,4 và 0,60C.
- Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình
của thập kỷ 1931-1940 là 0,8 – 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991-2000 là 0,4 0,50C.
- Dự báo nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C vào năm 2100.
+ Lượng mưa: Trên từng địa điểm thì xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trung
bình năm trong 9 thập kỷ qua (1911-2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên
các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
- Số ngày mƣa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 19811990 và chỉ còn gần một nửa (khoảng 15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
- Lƣợng mƣa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng
từ 0 đến 10% vào mùa mƣa và giảm từ 0 đến 5% vào mùa khô. Tính biến động
của mƣa tăng lên.
+ Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các
trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nƣớc biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm
phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

14


- Mực nƣớc biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên

1m vào năm 2100.
+ Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng đến Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai
thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ
có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56 % trung bình nhiều năm, trong đó có 6/7
trƣờng hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI-III) thấp dị
thƣờng (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997 và 11/1997). Một biểu hiện dị
thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí
lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Bão: Trong những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều
hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm tác động
đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật
và nền kinh tế. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hƣởng
nặng nề nhất của BĐKH và mực nƣớc biển dâng. Để ứng phó với BĐKH cần
phải có những đầu tƣ thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.
Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến
những lĩnh vực, các địa phƣơng và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam.
BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thƣơng và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo
ngƣợc quá trình phát triển. Những ngƣời nghèo nhất, thƣờng tập trung ở các
vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tƣợng
chịu nguy cơ tổn thƣơng lớn nhất do BĐKH.
Khả năng tổn thƣơng cần đƣợc đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và
cộng đồng, cả hiện tại và tƣơng lai. Khả năng tổn thƣơng do BĐKH (bao gồm
cả biến động khí hậu, nƣớc biển dâng và hiện tƣợng khí hậu cực đoan) đối với
một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và
những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng
nhƣ năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống
15



phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng của hệ thống đó.
Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng
của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thƣơng càng lớn.
Ở Việt Nam, những lĩnh vực, đối tƣợng đƣợc đánh giá là dễ bị tổn thƣơng
do BĐKH bao gồm : nông nghiệp và an ninh lƣơng thực, tài nguyên nƣớc, sức
khoẻ, nơi cƣ trú, nhất là ven biển và miền núi.
Các khu vực dễ bị tổn thƣơng bao gồm dải ven biển (kể cả những đồng
bằng, đặc biệt là những vùng hàng năm thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão, nƣớc
dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thƣờng xảy ra lũ quét, sạt lở
đất.
Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về
cƣờng độ lẫn tần suất.
Các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng bao gồm : nông dân, ngƣ dân (nhất là ở
những khu vực dễ bị tổn thƣơng), các dân tộc thiểu số ở miền núi, ngƣời già,
phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tƣợng ít có
cơ hội lựa chọn.
1.1.2.2. Nguyên nhân của BĐKH
Nguyên nhân của sự BĐKH hiện nay đã đƣợc khẳng định chủ yếu là do
hoạt động của con ngƣời – các yếu tố nhân sinh đã ảnh hƣởng tới khí hậu.
- Con người - nguyên nhân chính gây BĐKH
Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sự tƣơng quan giữa quá trình tăng
nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất với sự gia tăng nồng độ khí CO 2 và các chất khí
nhà kính khác trong khí quyển. Nhà Vật lý Thụy Điển, Svante Arrenhuis đã dự
báo: nếu trữ lƣợng khí CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình
toàn cầu sẽ tăng từ 4 – 50C. Theo cơ chế của hệ thống khí hậu, các khí nhà kính
bao gồm: hơi nƣớc, CO2, CH4 và O3. Chính quá trình hiệu ứng nhà kính tự nhiên
này đã giúp cho Trái Đất đƣợc sƣởi ấm trong 4 tỉ năm qua. Tuy nhiên, cách con
ngƣời chúng ta "tiến hóa" trong quá trình thay đổi phƣơng thức sử dụng năng

lƣợng từ thủy năng sang than đá và hiện nay là dầu mỏ đã châm ngòi gây ra hiện

16


×