1
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 3
Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh ................................. 3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 8
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 8
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 12
8. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................... 13
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp GDBĐKHTC qua môn địa lí
THPT .................................................................................................................... 14
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 27
Chương 2. Tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT ................................. 38
2.1 Khái niệm tích hợp............................................................................................. 38
2.2. Mục tiêu tích hợp .............................................................................................. 38
2.3. Mức độ tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT ...................................... 38
2.4. Nguyên tắc tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT ................................ 38
2.5. Cách thức tích hợp ............................................................................................ 40
2.6. Giáo án minh họa .............................................................................................. 54
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 65
3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 65
3.2. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 65
3.3. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................... 66
Kết luận ................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73
PHỤ LỤC .............................................................................................................. P1
2
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
Biến đổi khí hậu
ĐC
Đối chứng
ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long
GDBĐKHTC
Giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu
GDMT
Giáo dục môi trường
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
SGK
Sách giáo khoa
SV
Sinh viên
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Kịch bản nhiêt độ cho năm 2010 và 2017 (oC) ............................................. 23
Bảng 1.2. Nội dung chương trình địa lí THPT ...................................................... 27
Bảng 2.3.1. Địa chỉ và nội dung tích hợp (kèm theo các phụ lục 1-3) .................... 41
Bảng 3.3.1. Điểm trung bình kiểm tra tiền hậu TN ................................................ 67
Bảng 3.3.2. Giá trị độ chênh (X1 - X2) giữa hai lần kiểm tra ............................... 67
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả TN ............................................................................... 68
Sơ đồ 1: Các mức độ tích hợp GDBĐKHTC ........................................................ 39
4
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Tháp, ngày 05 tháng 05 năm 2012
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí trung
học phổ thông
Mã số: CS2011.01.32
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Tel.: 0912799770 E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường ĐH Đồng Tháp
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Không
Thời gian thực hiện: 12 tháng ( từ tháng 5/2011 đến 5/2012)
1. Mục tiêu:
Xác định cách thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu (mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức) vào chương trình Địa lí THPT.
2. Nội dung chính:
Đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục biến đổi khí
hậu toàn cầu hiện nay ở trường trung học phổ thông và trường đại học. Từ đó, xác định cách
thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí (bao gồm: khái niệm, mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức) thông qua các địa chỉ cụ thể trong
chương trình địa lí 10,11 và 12 (chương trình cơ bản). Đồng thời, đề tài cũng tiến hành thực
nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu.
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, …)
Đề tài đã tiến hành phân tích chương trình địa lí trung học phổ thông (bao gồm
chương trình địa lí 10,11,12 chương trình cơ bản) để chỉ ra các địa chỉ giáo dục biến
đổi khí hậu toàn cầu có hiệu quả cùng với đề xuất về cách thức tích hợp giáo dục biến
đổi khí hậu toàn cầu phù hợp.
Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Thị Thanh Vân
5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Dong Thap, 05 May 2012 05
SUMMARY
Project Title: Integrated education of global climate change a door high school
geography
Code number: CS2011.01.32
Coordinator: MA. Nguyen Thi Thanh Van
Implementing Institution: University of Dong Thap
Cooperating Institution(s): Not
Duration: 12 months (from 5/2011 to 5/2012)
1.
Objectives:
Determine how to integrate education and global climate change (objectives,
contents, methods, means and forms) in high school geography programs
2.
Main contents:
Topics studied theoretical basis and practical education of global climate change is now
popular in high school and college. From there, determine how to integrate education and
global climate change through geographical subjects (including the concept, objectives,
content, methods, means and forms) through the specific address 10.11 geography program
and 12 (basic program). Also, the project also conducted experiments to test pedagogical
achievements in the research process.
3.
Results obtained:
Subject undertook geographic analysis program high school (which includes the
geographical 10,11,12 basic program) to indicate the address educational global
climate change have the same effect with suggestions on how to integrate education
and global climate change accordingly.
Project manager
Nguyen Thi Thanh Van
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề được cả thế giới quan tâm bởi tầm
ảnh hưởng và mức độ tác động không chỉ giới hạn ở biên giới quốc gia hay vùng lãnh
thổ mà trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất của BĐKH, đặc biệt là các vùng đồng bằng ven biển như đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. BĐKH đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa môi trường
sống của người Việt Nam. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam nhất là thế hệ trẻ, những
người làm chủ vận mệnh đất nước trong tương lai cần phải quan tâm và có nhận thức
đúng đắn, hành động thiết thực để ứng phó với sự biến đổi không mong muốn này.
Nghiên cứu về BĐKH đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ những
năm năm mươi của thế kỉ XX. Nghiên cứu về tác hại của BĐKH gây ra do con người
đã được triển khai ở nhiều nước, đặc biệt là công trình “biến đổi khí hậu” của tác giả
Larousse [12]. Ở Việt Nam, BĐKH đã được đông đảo các tác giả nghiên cứu như
GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ [13], Lê Huy Bá [7], Trần Đức Tuấn[19]… Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu về BĐKH chủ yếu đi sâu về mặt lí luận, tác hại của BĐKH
đến hoạt động kinh tế xã hội ở các địa phương trực tiếp ảnh hưởng.
Nhằm ứng phó với BĐKH, các cấp các ngành và các địa phương dưới sự lãnh
đạo của cơ quan nhà nước kết hợp với sự hỗ trợ của các cộng đồng quốc tế bước đầu
đã có những biện pháp tích cực để ứng phó với BĐKH, trong đó có cả ngành giáo dục
và đào tạo. Theo PGS.TS Trần Đức Tuấn [18], trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo
dục vì sự phát triển bền vững, trường đại học Sư phạm Hà Nội, thì tăng cường giáo
dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để các cá nhân và cộng đồng ứng phó với các
thách thức của BĐKH . Đây cũng chính là mục tiêu góp phần giáo dục cộng đồng vì
sự phát triển bền vững mà ngành giáo dục hướng tới.
Quyết định số158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 về chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với BĐKH đã đề ra các mục tiêu cụ thể để thích ứng từ các lĩnh vực hoạt
động kinh tế - xã hội của các địa phương, các ngành [6]…Chương trình cũng đã chỉ rõ
vai trò của giáo dục đào tạo thông qua lồng ghép vào chương trình để nâng cao nhận
7
thức của cộng đồng thế hệ trẻ trước các vấn đề BĐKH hiện nay. Như vậy, tính pháp lí
của giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKHTC) đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm,
chỉ đạo kịp thời. Tiếp theo đó đã có hàng loạt các văn bản pháp luật của nhà nước và
của ngành chỉ đạo về vấn đề tích cực GDBĐKHTC vào trong học đường một cách
hiệu quả. Trong đó, Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo đã kí quyết định số 4620/QĐBGDĐT ngày 12/10/2010 về phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 – 2015. Quyết định đã chỉ rõ sẽ triến khai đại
trà GDBĐKHTC trong các cấp học, bậc học trên toàn quốc vào năm 2015. Tuy nhiên,
xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi khi nhiều ý kiến cho rằng việc đưa
BĐKH thành môn học chính là điều rất khó thực hiện vì chương trình giáo dục hiện
nay đã rất nặng và quá tải. Ngoài ra chương trình phải xây dựng thế nào để môn học về
BĐKH không trở nên khô cứng mà thực sự thu hút được học sinh (HS)[5]
GDBĐKHTC được triển khai ở trường phổ thông thông qua nhiều bậc học, cấp học,
môn học như Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Vật lí và đặc biệt là Địa lí. Trong bộ môn Địa
lí, GDBĐKHTC có nhiều cơ hội thuận lợi và có thể mang lại nhiều kết quả khả quan bởi
đặc trưng môn học gắn liền với thực tế thiên nhiên và cuộc sống quanh người học, nó phản
ánh một cách sát thực vấn đề nóng bỏng hiện nay là “môi trường”. Đây cũng là tiền đề quan
trọng cho quá trình GDBĐKHTC ở nước ta. Hiện nay, các tài liệu về GDBĐKHTC đối với
chương trình Địa lí trung học phổ thông (THPT) chưa nhiều, chủ yếu là các thông tin đơn
lẻ. Thực tế ở nước ta, vấn đề GDBĐKHTC đã bắt đầu được quan tâm dưới nhiều hình thức
tích hợp kiến thức vào môn học như Địa lí, Sinh học, Hóa học… Tuy nhiên mức độ còn mờ
nhạt và mang tính tự phát, chưa đồng bộ.
Thực tế nhiều năm giảng dạy ở trường đại học, chúng tôi nhận thấy sinh viên
(SV) tuy rất quan tâm đến BĐKH, có thể hiểu rõ tác hại của BĐKH nhưng vấn đề lựa
chọn, tích hợp kiến thức GDBĐKHTC vào bài dạy học trong quá trình tập giảng còn
nhiều lúng túng. Hơn nữa, rất nhiều SV còn chưa có sự phân biệt giữa GDBĐKHTC
và giáo dục môi trường (GDMT). Chính nguyên nhân này, dẫn đến chất lượng bài dạy
chưa đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra ảnh hưởng nhiều đến kết quả rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm cũng như kết quả thực tập của SV.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục biến đổi
khí hậu toàn cầu qua môn địa lí THPT ” làm vấn đề nghiên cứu.
8
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định cách thức GDBĐKHTC (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện,
hình thức) vào chương trình Địa lí THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phương pháp tích hợp GDBĐKHTC toàn
cầu qua môn Địa lí THPT.
- Lựa chọn một số nội dung và phương pháp tích hợp GDBĐKHTC tổ chức phù
hợp với sách giáo khoa (SGK) Địa lí THPT.
- Xây dựng một số ví dụ tích hợp GDBĐKHTC trong chương trình Địa lí THPT.
- Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng các phương pháp và nội dung đã lựa chọn.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Một số nội dung và phương pháp tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí THPT.
- Sách giáo Khoa Địa lí THPT (Chương trình cơ bản).
- Sinh viên năm 4 Khoa Địa lí (khóa 2008), Trường đại học Đồng Tháp
- Học sinh THPT, GV bộ môn Địa lí ở một số Trường THPT trong và ngoài tỉnh
Đồng Tháp.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được giới hạn trong chương trình sách giáo khoa (SGK) Địa lí THPT
(Chương trình cơ bản)
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT trong tỉnh Đồng Tháp.
- SV năm thứ tư Khoa Địa lí, Trường đại học Đồng Tháp (lớp địa 2008A,B)
- Thời gian nghiên cứu: 05/2011 đến 04/2012
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
6.1. Trên thế giới
9
- Tính phức tạp của những vấn đề khí hậu đã làm phát sinh ra một cơ cấu tổ chức
độc đáo có khả năng giám định khí hậu gọi là nhóm chuyên viên liên chính phủ về vấn
đề BĐKH. Nhóm này được thành lập vào năm 1986 bởi tổ chức khí tượng thủy văn
thế giới (OMM) và chương trình Liên Hiệp Quốc về môi trường (PNUE) với các nhà
khoa học đại diện cho 170 quốc gia thành viên [12]. Như vậy, vấn đề BĐKH đã được
nhiều nước quan tâm từ rất sớm.
- Yves Sciama [14] – Biến đổi khí hậu, một thời đại mới trên Trái Đất – Nhà xuất bản
Trẻ đã đề cập tới vấn đề BĐKH với những thông tin rất chính xác. Tác phẩm đã cho chúng
ta thấy được biểu hiện cụ thể nhất là sự nóng dần lên do xuất phát từ lối sống tiêu thụ quá
mức nguồn năng lượng từ các hóa thạch như dầu lửa và than đốt và cảnh báo sự BĐKH sẽ
gây ra những xáo trộn có tầm cỡ toàn cầu. Những chuyên đề mà tác phẩm đề cập tới là: hiệu
ứng nhà kính; dự báo khí hậu; khí hậu nào trong tương lai; những tác động của khí hậu trên
con người; ai gây ra hiệu ứng nhà kính; thách thức đối với khí hậu. Trong bài báo cáo “Ảnh
hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh”
của chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2007 cũng đã cho biết về
mức độ ảnh hưởng và tác hại của BĐKH đến nền kinh tế.
Các nghiên cứu trên không đề cập tới vấn đề tích hợp GDBĐKHTC qua môn Địa lí
THPT nhưng lại giúp chúng tôi có thêm những kiến thức chính xác về vấn đề BĐKH để sử
dụng cho đề tài của mình, cụ thể là chúng tôi có thể sử dụng những tài liệu này để tích hợp
GDBĐKHTC thông qua những nội dung như hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nước biển
dâng, những tác động của con người tới vấn đề BĐKH và thách thức của BĐKH đối với
con người để từ đó giúp HS có ý thức, thái độ đúng đắn cũng như thích ứng với BĐKH.
6.2. Ở Việt Nam
- Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC)[5], nội dung công
ước đã chỉ rõ sự quan tâm của con người về BĐKH thông qua các số liệu nghiên cứu
của các cơ quan chuyên ngành. Công ước cũng chỉ rõ vấn đề đòi hỏi giảm khí nhà kính
của các nước phát triển và các nước đang phát triển để có thể ngăn ngừa được sự can
thiệp nguy hiểm tới khí hậu.
- Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, kèm theo quyết định số
158/2008 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2008 đã chỉ rõ các mục tiêu của
10
quốc gia trước vấn đề này. Chương trình bao gồm mục 4 tiêu tổng quát và 8 mục tiêu cụ thể
đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, các địa phương trước vấn đề BĐKH. Trong chương
trình này ngành giáo dục được chú trọng đến mục tiêu GDBĐKHTC trong các ngành học,
cấp học, bậc học để đào tạo thế hệ tương lai thích ứng kịp thời với BĐKH.[6]
- Cụ thể hóa chương trình mục tiêu quốc gia, ngành Giáo dục đã phê duyệt kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành trong giai đoạn 2011 – 2015 thông
qua quyết định 4620/QĐ-BGDĐT ngày 12/10/2010. Ngành Giáo dục đã chỉ rõ kế
hoạch ứng phó của mình và một trong các kế hoạch chính là lồng ghép GDBĐKHTC
vào các bậc học, cấp học vào năm 2015.
- Tháng 06/2008, nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật đã xuất bản dự án “Nâng cao
nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH, góp phần thực hiện Công ước khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư
Kyoto về biến đổi khí hậu”, mã số VN/05/009 do Chương trình tài trợ các dự án
nhỏ[13]. Quỹ môi trường toàn cầu (GEFSPG) tài trợ, các tỉnh Lào Cai, Ninh Thuận và
Bến Tre là tổ chức đồng tài trợ. Trung tâm khoa học công nghệ Khí tượng thủy văn và
Môi trường, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức đề xuất và
chủ trì thực hiện dự án trong 2 năm 2006 – 2007, nhằm mục đích nâng cao nhận thức
về BĐKH và tăng cường năng lực quản lí của các địa phương tham gia dự án trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Dự án
còn nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BĐKH trong cộng đồng các địa phương
tham gia dự án, góp phần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội. Trong dự án này, các
nhà nghiên cứu đã đưa ra những chiến lược giảm nhẹ BĐKH cũng như chiến lược
thích ứng với BĐKH đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH.
Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chủ yếu là chiến lược giảm khí nhà
kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải khí nhà kính đồng thời với tăng bề mặt hấp thu
khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có
mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi
nhân tạo, đối với hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trên Trái Đất.
Từ sau năm 1990 đã có hàng trăm kịch bản về giảm phát thải khí nhà kính bao
quát tình hình toàn cầu trong suốt thế kỉ XXI, cụ thể là:
11
+ Các kịch bản về tương lai toàn cầu
+ Các kịch bản về CO2
+ Các kịch bản về nồng độ khí CO2 trong khí quyển
- Tại hội thảo “Tăng cường GDBĐKHTC trong giáo dục chính quy và phi chính
quy” ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2010 đã có rất nhiều bài báo cáo, bài viết nói về vấn
đề tích hợp GDBĐKHTC cho nội dung chương trình Địa lí nói chung và chương trình
Địa lí THPT nói riêng trong đó có hơn 35 bài báo và báo cáo khoa học đề cập đến các
vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu và tổ chức GDBĐKHTC theo định hướng vì sự phát
triển bền vững của chuyên gia và tác giả Đức, Thụy Điển, Việt Nam đã gửi đến Ban tổ
chức hội thảo. Nhìn chung, các bài báo tập trung vào 3 vấn đề chính: [13]
+ Chủ đề chính “giáo dục đối với những thách thức của BĐKH”: giáo dục và đào
tạo có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia tích cực vào công cuộc GDBĐKHTC vì sự
phát triển bền vững ở Việt Nam. Một số bài viết đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của
giáo dục phổ thông đối với việc tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với
BĐKH cho HS các cấp ở Việt Nam và những định hướng cơ bản của GDBĐKHTC
trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam.
+ Chủ đề “tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bên vững”: Các bài
viết của các tác giả cũng như công tác tại những vùng miền khác nhau của tổ quốc đã tập
trung phản ánh sự cần thiết tích hợp nội dung GDBDKH vào trong chương trình, giáo dục
phổ thông và giáo dục đại học, đặc biệt là ở các trường đại học sư phạm.
+ Chủ đề “Liên minh các lực lượng giáo dục nhằm thực hiện thành công
GDBĐKHTC vì sự phát triển bền vững”: Đây cũng là một chủ đề quan trọng được
nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến trong các bài viết của mình. Trong các bài viết của
mình các tác giả cho rằng liên minh các lực lượng giáo dục để thực hiện GDBBĐKH có
nghĩa là liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa khoa học và giáo dục (PGS.TS Trần Lê Bảo,
PGS.TS Ngô Văn Quyết, TS. Joachim Dengtt), giữa nhà trường và cộng đồng địa
phương (tác giả Hà Văn Thắng), sử dụng có hiệu quả nhiều phương pháp và công cụ
dạy học hiện đại (TS Ngô Thị Tuyên, Ngô Thị Việt Hà, Trần Văn Thanh, Nguyễn Thị
Thu…) và sử dụng sức mạnh tổng hợp của thanh niên và phụ nữ (Đào Thị Bích, Trương
Minh Đến) trong cuộc đấu tranh chống BĐKH.
12
Các bài báo tại hội thảo đã đưa ra những định hướng chung, một số phương
pháp, phương tiện và một số địa chỉ tích hợp GDBĐKHTC vào chương trình Địa lí nói
chung nhưng chưa có một bài viết nào nói về vấn đề “Tích hợp giáo dục biến đổi khí
hậu toàn cầu qua môn Địa lí THPT”.
- Bộ giáo dục và đào tạo – Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (tài liệu tập
huấn cho cán bộ quản lí ngành Giáo dục (khu vực Đồng bằng sông Cửu Long)) đã
trình bày các khối kiến thức chung về BĐKH, tác động của BĐKH và thiên tai đối với
một số lĩnh vực kinh tế - xã hội, sức khỏe con người, ứng phó với BĐKH và đưa ra các
giải pháp ứng phó với BĐKH trong các ngành kinh tế và giáo dục. Mục tiêu cụ thể của
cuốn tài liệu này nhằm: [5]
+ Nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lí ngành giáo dục về BĐKH và ứng
phó với BĐKH.
+ Tăng cường năng lực, kĩ năng, hình thành thái độ - hành vi của cán bộ qản lí về
BĐKH và ứng phó với BĐKH.
+ Chủ động chỉ đạo việc đưa các nội dung về GDBĐKHTC vào chương trình
giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo và tìm kiếm các giải pháp ứng phó với BĐKH
và phòng tránh thiên tai.
Như vậy, thông qua hệ thống tài liệu trên cho thấy vấn đề BĐKH và GDBĐKHTC
tuy đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Song GDBĐKHTC qua môn địa lí
THPT hiện nay thì chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu, nên đề tài là rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay để nâng cao năng lực và chất lượng giáo dục phổ thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp này dùng để thu thập, lựa chọn và xử lí các tài liệu có liên quan đến
đề tài gồm: các tài liệu về lí luận dạy học, các bài báo về vấn đề BĐKH, giáo dục môi
trường, cơ sở khoa học môi trường, các phương pháp dạy học chung và riêng của bộ
môn Địa lí,…nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài.
7.1.2. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra với GV, SV và HS
7.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
13
Gồm có thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm chính thức. Viêc sử dụng phương
pháp thực nghiệm nhằm kiểm chứng các phương pháp tích hợp của đề tài. Kết quả sẽ
được phân tích, đối chiếu với lí thuyết nhằm rút ra những kết luận chính xác, cần thiết
cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu.
7.1.4. Phương pháp thống kê toán học
Dùng để thống kê các số liệu và các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Đồng thới thống kê kết quả điều tra khảo sát GV và HS ở các trườngTHPT để phân
tích và rút ra kết luận.
7.2. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ
7.2.1. Phương pháp quan sát, dự giờ
Dự giờ GV giảng dạy và giờ tập giảng của SV năm thứ tư thông qua rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm, thực tập tốt nghiệp, xem tình hình thực hiện giáo dục BĐKH, quan sát thái độ
và mức độ tiếp thu tri thức mới của HS cũng như mức độ nhận thức của SV.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình tìm hiểu thực trạng tôi trực tiếp phỏng vấn, điều tra với GV, SV
và HS lựa chọn phương án phù hợp nhất, câu hỏi hướng vào nội dung tích hợp
GDBĐKHTC vào chương trình Địa lí THPT cơ bản.
8. Cấu trúc đề tài
A. Phần mở đầu
B. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiển của “tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn
cầu qua môn Địa lí THPT”
Chương 2: Tích hợp GDBĐKHTC toàn cầu qua môn Địa lí THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
C.Kết luận và kiến nghị
Phụ lục gồm 6 phụ lục và trên 20 tài liệu tham khảo
14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU QUA MÔN ĐỊA LÍ THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vấn đề BĐKH
1.1.1.1. Khái niệm về khí hậu, thời tiết và BĐKH
Thời tiết (được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa, mây, nóng, lạnh,…)
tại bất kì nơi nào, thường thay đổi nhanh chóng trong một ngày hay từ ngày này qua
ngày khác, năm này qua năm khác, ngay cả khi khí hậu không thay đổi [13, tr.19].
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó, thí dụ như
một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài, khoảng 30
năm trở lên.[13, tr.19]
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân
tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỉ hay hàng triệu năm. Sự biên
đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết
quanh mức trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể
xuất hiện trên toàn cầu.[12]
Có nhiều quan đểm và khái niệm về BĐKH, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu
tôi nhận thấy khái niệm được cho là đầy đủ và bao quát nhất là của công ước khung
Liên Hiệp Quốc về BĐKH “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của của biến đổi
trong môi trường vật lí hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến
thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được
quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và
phúc lợi của con người”.[13, Tr.11]
1.1.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của BĐKH. [1], [13]
* Nguyên nhân
Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra
các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bề mặt hấp thụ các khí
15
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn
chế sự BĐKH, Nghị định Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ
yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCS,, PFCS và SF6.
- CO2 phát thải khí đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí
nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt
động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCS được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC - 23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC - 22.
- PFCS sinh ra từ các quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất Magiê.
* Các biểu hiện của BĐKH
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau trên Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
1.1.1.3 Một số hiện tượng của BĐKH [18]
Các biểu hiện và tác động của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: Sự nóng lên của khí
quyển và Trái đất; Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường;
Sự dâng cao mực nước biển do tan băng; Sự di chuyển của các đới khí hậu…[5]
Biểu hiện thuyết phục nhất cho sự BĐKH là “lượng CO2, vượt quá ngưỡng tự nhiên
suốt 650.000 năm qua. Ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là khi nhiệt độ tăng thêm
khoảng 2°C. Ngưỡng này báo hiệu một xu thế rất khó tránh khỏi là các thành quả phát triển
16
con người bị đẩy lùi nhanh chóng và tình trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại ở mức
không thể khắc phục được”. (UNDP, 2007/2008)[12, tr 102]. Cụ thể:
* Hiệu ứng nhà kính
- Khái niệm: “Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái
đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất
được gọi là hiệu ứng nhà kính.”
- Nguyên nhân: Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, N2O, hơi
nước,… nhưng đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon (CO2) được tạo thành do sử
dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất,… Khi
ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái đất, một phần Trái đất hấp thu và một phần được
phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt trời,
không cho nó phản xạ đi. Nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho
nhiệt độ Trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì
kết quả là Trái đất nóng lên.
- Hậu quả: Làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu và làm thay đổi khí hậu trong các
thập kỉ, thập niên kế tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người, môi
trường xung quanh và thiệt hai rất lớn về kinh tế.
* Thủng tầng ôzôn
- Khái niệm: Ôzôn là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí
quyển của Trái đất, ở độ cao 25km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy (O3), hấp
thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí
ấy hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng ozôn.
- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, một số loại sinh vật biển có khả năng
tạo ra hợp chất bền tuy nhiên nguyên nhân này rất nhỏ, con người thải các chất khí
CFC, DOS vào khí quyển,…
- Hậu quả: Tăng cường ung thư da không sắc tố lên thêm 300.000 ca/ năm. Tăng
thêm 1,7 triệu ca đục tinh thể mỗi năm. Ức chế hệ thống miễn dịch ở người và sự sinh
trưởng của thực vật. Giảm thực vật phù du biển, từ đó làm giảm lượng hải sản. Nhiều
thiên tai nguy hiểm…
* Mưa Axít
17
- Khái niệm: Là mưa có tính axít do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo
thành các axít khác nhau.
- Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng mưa axít là sự gia tăng năng lượng oxit
của Lưu huỳnh và Nitơ ở trong khí quyển và do hoạt động của con người gây nên.
- Hậu quả:
+ Tác động tích cực: Làm mát Trái đất, cân bằng hệ sinh thái
+ Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng lên ao hồ và hệ thủy sinh vật, thực vật và đất,
khí quyển, các công trình kiến trúc, các vật liệu và đặc biệt là cuộc sống, sinh hoạt và
sản xuất của con người.
* Lũ lụt, hạn hán
Lũ lụt: Khái niệm: Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích lũy từ nơi cao
tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng thấp hơn
- Nguyên nhân: Có rất nhiều nhân tố tác động và trực tiếp hình thành lũ quyét : Điều
kiện khí tượng thủy văn (cường độ mưa, thời gian mưa, lưu lượng và mực nước trên các
sông,…) và điều kiện địa hình (phân bố địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng, độ dốc lưu vực,…).
- Hậu quả:Thiếu nước sạch, lương thực, nơi ở. Nguy cơ dịch bệnh tăng cao…
Hạn hán: Khái niệm: Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng
kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm
suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa
nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm suy thoái gây
đói nghèo, dịch bệnh.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu, thời tiết bất thường gây nên lượng mưa
thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thếu hụt.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá
rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Ngoài ra còn do
việc trồng cây xanh chưa phù hợp, công trình thi công chưa hiện đại hóa,…
- Hậu quả:
+ Dẫn đến đói nghèo, dịch bệnh, thậm chí chiến tranh do xung đột nguồn nước.
18
+ Tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, động vật, quần cư
hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất.
+ Tác động tới kinh tế - xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo
trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí
sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp.
* Sa mạc hóa
- Khái niệm: Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn,
bán khô hạn, vùng ẩm nữa khô hạn, gây ra bởi con người và BĐKH.
- Nguyên nhân:
+ Phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng
đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước,
khoan giếng, BĐKH đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
+ Hiện tượng ấm dần lên của Trái Đất cũng là một trong những nguyên nhân gây
ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật không
thể phục hồi.
- Hậu quả: nét đa dạng sinh học bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi,
kinh tế bị ảnh hưởng.
1.1.1.4. Ảnh hưởng của BĐKH [1], [6], [13]
* Đối với thế giới
Cùng với những vấn đề đáng quan tâm như đói nghèo, dịch bệnh,…vấn đề BĐKH
đang là thách thức, mối lo ngại rất lớn mà nhân loại phải giải quyết. BĐKH tác động rất lớn
đối với các nước phát triển, các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước vùng ven biển
phải gánh chịu rất lớn do ảnh hưởng của nước biển dâng, lũ lụt, bão tố.
Hầu hết sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu quan sát được từ giữa thế kỷ
20 có thể do tăng nồng độ khí nhà kính. Trong hơn 50 năm qua, nhiệt độ ở các lục địa
(trừ Nam Cực) đã tăng lên đáng kể.
Bằng chứng quan sát được từ tất cả các châu lục và hầu hết các đại dương chỉ ra
rằng, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh hưởng bởi những BĐKH khu vực, đặc biệt
là nhiệt độ tăng. Tại Clifornia, nhiệt độ ở thung lũng chết lên đến 56,5oC và nhiều
19
thành phố duyên hải phía Tây nhiệt độ vượt ngưỡng 40 oC. Tại Nam Mỹ, nhiệt độ ở
Uruguay, Argentina, Chile và Brazil cao hơn trung bình 7 oC.
Trong hơn 50 năm qua: số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn ở hầu hết các
khu vực đất liền và tăng số ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt trở nên thường
xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần suất của các hiện tượng như mưa lớn
tăng ở hầu hết các khu vực.
Bão nhiệt đới gia tăng, xuất hiện với cường độ mạnh ở Bắc Đại Tây Dương từ
khoảng năm 1970 và không thấy tăng lên ở những nơi khác. Cũng không có xu thế rõ
ràng về số lượng các cơn bão nhiệt đới hàng năm. Những biến đổi về tuyết, băng và
các vùng đất đóng băng, kích thước các hồ băng và sự bất ổn ở các vùng núi, vùng
đóng băng khác dẫn đến những thay đổi ở một số hệ sinh thái Nam Cực và Bắc Cực.
Một số hệ sinh thái dưới nước cũng bị ảnh hưởng do tăng lưu lượng nước, ảnh
hưởng đến cấu trúc nhiệt và chất lượng nước sông hồ và các hệ sinh thái trên cạn, các
hệ sinh thái biển và nước ngọt, những thay đổi về hệ động vật, thực vật và sự phong
phú của tảo, sinh vật phù du và cá liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ của nước, cũng
như liên quan đến những thay đổi về độ che phủ của băng, độ mặn, hàm lượng ôxy và
sự lưu thông của nước.
Trên thế giới, vùng bị sa mạc hóa nhiều nhất là trung Á và nam sa mạc Xahara,
nơi đại bộ phận dân chúng đều sống trong cảnh ngèo khổ và phải đối mặt với tình
trạng xâm thực không thể cưỡng lại của cát bụi.
* Đối với khu vực
Đông Nam Á là khu vực bao gồm các quốc đảo và nhiều quốc gia nằm ở những
vùng bờ biển thấp hoặc những vùng ngay cửa sông, là khu vực đặc biệt dễ bị tổn
thương do BĐKH và mực nước biển dâng.
Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi nước biển dâng. Khi nước biển dâng
5m, Đông Nam Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong khối các nước đang
phát triển. Với các kịch bản nước biển dâng tương ứng từ 1m đến 5m, dân số bị ảnh
hưởng là khoảng 2% đến 8,6%, trong khi ảnh hưởng đến GDP là 2,09% đến 10,2%.
Tại Inđônêxia, vào năm 2070 mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m trên phần lớn lãnh
thổ Jakarta và 3,3 triệu dân ở những vùng đất thấp của Inđônêxia sẽ phải dời chỗ ở do
20
ngập lụt. Tại Malayxia, các nghiên cứu đã khẳng định, thậm chí mực nước biển chỉ
dâng cao ở mức khiêm tốn cũng đã làm tồi tệ thêm tình trạng xói lở vốn đã trầm trọng
ở những vùng duyên hải và các bãi biển. Nếu mực nước biển dâng cao 100 cm, có thể
sẽ nhấn chìm phần lớn những rừng đước rất giàu có của đất nước này.
Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á, Nam Á,
Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm một cách đáng kể.
Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân sẽ chịu rủi ro nhiều nhất,
do lũ từ sông, biển.
BĐKH kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng
gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Sự hoành hành của dịch bệnh và
tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông
Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn.
Đến năm 2010, nhiệt độ trung bình khu vực Nam Á và Đông Nam Á tăng không
nhiều, ở mức độ cao cũng chỉ từ 0,5 - 0,7oC. Nhưng đến năm 2070, nhiệt độ trung bình khu
vực này tăng khá cao, ở mức trung bình tăng 1,5 - 2,5oC và ở mức cao, tăng tới 3,0 - 4,5oC.
Bảng 1.1 Kịch bản nhiêt độ cho năm 2010 và 2017 (oC)[13,tr 21]
Khu vực
Năm
Thấp
Inđônêxia,
2010
0,1
0,3
0,5
Philipin, bờ biển Nam
và Đông Nam Á
2070
0,4
1,5
3,0
2010
0,3
1,2
0,7
2070
1,2
2,5
4,5
Lãnh thổ Nam và
Đông Nam (không
tính Nam Á thuộc cận
nhiết đới).
Trung bình
Cao
* Đối với Việt Nam
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007), Việt
Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất của BĐKH. Nếu
mực nước biển tăng 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa,
giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội (GDP). Nước biển dâng 3 5m đồng nghĩa với một thảm họa có thể xảy ra ở Việt Nam.
21
Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc loại trừ chất phá hủy
tầng Ozôn, lượng sử dụng các chất HCFC ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 3000 tấn
và sẽ còn tăng trong thời gian tới. Theo ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 20 triệu
USD trong vòng 15 – 20 năm tới để loại trừ hoàn toàn các chất HCFC.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đồng bằng sông Hồng là những vùng
trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện
tượng thời tiết xấu.
Trên thực tế, BĐKH tác động hàng chục triệu người Việt Nam. Hệ quả để lại
đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo ở vùng núi, vùng
biển, vùng đồng bằng bị đe dọa. Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ
tăng cao hơn, diễn biến thời tiết khốc liệt hơn.Tần suất và cường độ bão lũ, triều cường
tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện lan tràn, diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác
động, nguy cơ các loài thực vật, động vật gia tăng.
* Đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
BĐKH đã và đang đặt ra không ít thách thức đối với nhiều khu vực, lãnh thổ, quốc
gia. Trong đó, ĐBSCL là một trong những điểm nóng của thế giới về BĐKH, những diến
biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này.
ĐBSCL là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác động nặng
nề nhất do BĐKH gây ra. Trong các tháng mùa khô, nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị
nước biển xâm nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đã
thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt. Không chỉ gây mất đất sản xuất nông nghiệp mà nó
còn tác động nặng nề đến môi trường thủy sản ở ĐBSCL.
Nếu mực nước biển trung bình dâng cao thêm 1m sẽ có tới 38% diện tích vùng ĐBSCL
bị ngập hoàn toàn trong nước biển và sẽ có tới 90% diện tích đất ở ĐBSCL bị nhiễm mặn.
- Theo bộ tài nguyên môi trường:
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của mùa khô sẽ tăng từ 33 - 35oC lên 35 - 37oC
+ Lượng mưa đầu vụ hè thu (15/4-15/5) sẽ giảm khoảng 10 - 20%
+ Khi mực nước biển dâng thêm 75cm, diện tích bị ngập sẽ là 7.580 km2 (19%)
+ Khi nước biển dâng 1m ước tính diện tích bị ngập là 15.116 km2 (27,8%)
+ Diện tích lúa 2 vụ giảm 1,8% cho đến giữa thập niên 2030
* Tỉnh Đồng Tháp
22
Theo nghiên cứu và dự báo của các nhà khoa học, đến năm 2100, BĐKH toàn
cầu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL thay đổi lớn, trong đó,
tỉnh Đồng Tháp cũng không nằm ngoài những quy luật và ảnh hưởng chung của khu
vực. Những năm qua, đã có nhiều biểu hiện của BĐKH xảy ra ở Đồng Tháp như:
+ Bão - điều chưa từng xảy ra, đã xảy ra ở Đồng Tháp năm 2006, gây thiệt hại về
người và của rất lớn.
+ Lốc xoáy, mưa giông, sấm sét ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, xảy ra
thường xuyên hơn, mùa mưa có xu hướng thất thường. Năm 2009, mưa rất sớm, nhiều
đợt mưa rất to vào thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa.
+ Thường xảy ra các đợt hạn hán cục bộ. Nhiệt độ có xu hướng tăng, nhiều đợt
nắng nóng kéo dài, nhiệt độ giữa trưa rất cao, số ngày nóng bức tăng, nhiệt độ trung
bình cao, có hiện tượng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất… Nhiệt độ tăng cao dẫn đến
cháy rừng, mỗi năm xảy ra hàng chục vụ cháy gây thiệt hại từ 10 đến 40 ha rừng tràm.
1.1.1.5. Biện pháp ứng phó và thích nghi với BĐKH [13]
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện,
tích cực và hiệu quả”, lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên
quan đến BĐKH vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm họa dành cho cấp xã, đồng
thời qua đó giới thiệu hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến qoàn bộ hành tinh
của chúng ta. Các biện pháp để đối phó với BĐKH hoàn toàn không thể tồn tại, bởi đây
là quá trình diễn ra từ từ với rất nhiều thời gian. Biện pháp tối ưu nhất chính là thích
nghi và khả năng ứng phó với BĐKH: tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính, chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng Cacbon thấp,
xây dựng các công cụ pháp lý, trồng rừng, Bảo tồn các hệ sinh thái động, thực vật, Phát
triển kinh tế - xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững.
- Riêng đối với Việt Nam, các nhà khoa học và các nhà quản lý đã đề xuất 8 giải
pháp thích ứng với BĐKH của Việt Nam gồm:
+ Chấp nhận tổn thất: Phương pháp thích ứng này là phản ứng cơ bản “không
làm gì cả”.
+ Chia sẻ tổn thất: chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng dân cư, bảo hiểm.
+ Làm thay đổi nguy cơ: giảm nhẹ BĐKH.
23
+ Ngăn ngừa các tác động: thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của
BĐKH và bất ổn của khí hậu.
+ Thay đổi cách sử dụng: BĐKH khiến các hoạt động kinh tế không thể thực
hiện thì có thể thay đổi cách sử dụng.
+ Thay đổi/chuyển địa điểm: thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế.
+ Nghiên cứu: phát triển công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
+ Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức thông qua
các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi.
1.1.2. Giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu (GDBĐKHTC)
1.1.2.1. Khái niệm
Hiện nay, khái niệm GDBĐKHTC được đề cập không nhiều trên các tài liệu.
Trên phương diện xã hội và văn hoá,“ GDBĐKHTC có nghĩa là học tập để thay đổi
văn hoá, lối sống, cơ cấu kinh tế và xã hội nhằm bảo vệ khí hậu, giảm thiểu tác động
tiêu cực và thích ứng với biến đổi khí hậu.” [5, tr.34]
Tuy nhiên, để phù hợp với múc đích giáo dục phổ thông hiện nay thì khái niệm
của PGS.TS Trần Đức Tuấn – trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển
bền vững – trường đại học sư phạm Hà Nội đưa là phù hợp, cụ thể là:”GDBĐKHTC là
giúp cho người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn
cầu hiện nay, đồng thời khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi cần thiết để đưa thế
giới phát triển bền vững trong tương lai”.[5, tr.105]
1.2.2.2. Phân biệt GDBĐKHTC và GDMT
Giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền
vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như mục tiêu của
GDBĐKHTC. GDBĐKHTC chính là một bộ phận của GDMT. Nếu như môi trường sống
thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng tới vấn đề BĐKH và một khi có sự BĐKH xảy ra thì kéo theo
nó là sự thay đổi rất lớn trong hệ thống môi trường.
Những thành công trong gần 20 năm tiến hành giáo dục môi trường ở Việt Nam
là nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi để xây dựng chương trình GDBĐKHTC
vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
Nếu như “GDMT là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi HS có những nhận thức về môi
trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, qui luật,…), tạo cho HS có ý
24
thức, thái độ đối với môi trường, trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là HS có được ý thức
trách nhiệm với môi trường và biết hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi
thông minh với môi trường” [21, tr.90] thì ”GDBĐKHTC là giúp cho người học hiểu và biết
được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay, đồng thời khuyến khích thay
đổi thái độ và hành vi cần thiết để đưa thế giới phát triển bền vững trong tương lai”.[5, tr.54]
- GDMT và GDBĐKHTC đều là một trong những con đường tiếp cận phát triển bền
vững có hiệu quả hiện nay trên thế giới. Thông qua việc khai thác các tri thức trong từng tiết
học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoài giờ để tiến hành GDMT và GDBĐKHTC.
Nhà trường sẽ góp phần hình thành ở HS sự hiểu biết, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng thích
hợp để bảo vệ, ứng xử và thích nghi thông minh với môi trường.
- Bản thân GDMT là một nguồn lực vô tận cho việc GDBĐKHTC. Tuy nhiên, về bản
chất thì GDMT và GDBĐKHTC có sự khác biệt. Ô nhiễm môi trường sẽ kéo theo sự ô
nhiễm về nguồn nước, không khí, đất, tiếng ồn, tài nguyên rừng bị suy giảm… Ví dụ như ô
nhiễm nguồn nước thì chúng ta có thể có các biện pháp khắc phục như hạn chế xả hay thải
nước bẩn bị ô nhiểm chưa được xử lí ra sông, hồ. Nếu như tài nguyên đất bị ô nhiểm và
giảm sút chất lượng thì chúng ta sẽ có các biện pháp cải tạo một cách phù hợp để đưa chất
lượng đất tốt hơn. Nếu như tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng thì chúng ta sẽ có các
giải pháp là khai thác rừng hợp lí, tích cực trồng rừng,… nhưng BĐKH thì có thể hiểu là
hậu quả của hoạt động thải các chất khí nhà kính vào khí quyển của loài người, gây nên
hiện tượng nóng lên của bầu khí quyển và của nước đại dương. Hệ quả là băng tại các địa
cực, trên núi cao tan chảy, làm mực nước biển dâng cao, nhấn chìm nhiều vùng đất ven
biển; các hiện tượng của thời tiết, khí hậu mang tính quy luật như vận động của các khối
không khí, mưa, bão,… trở nên bất thường bởi tác động của sự gia tăng nhiệt độ đó, kéo
theo những tai biến trong môi trường và gây tác hại đối với con người và đặc trưng rất riêng
là sự thay đổi trong môi trường không khí. Trước những biểu hiện của BĐKH đang xảy ra
thì chúng ta chỉ có thể thích ứng và ứng phó với nó chứ không thể ngăn chặn được nữa. Do
đó, GDBĐKHTC không phải là giáo dục cho HS khắc phục, cải biến hay thay đổi những
tác hại của BĐKH mà chỉ có thể giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích nghi và
ứng phó với những thách thức của BĐKH, hạn chế thái độ bi quan của HS trước ảnh hưởng
của BĐKH.
- Trong những nỗ lực để bảo vệ môi trường và hạn chế ảnh hưởng của BĐKH
thì không ai có thể đứng ngoài cuộc, trong GDMT sẽ có thể có những biện pháp, cải
25
tạo môi trường, chuẩn bị cho HS trở thành những công dân có ý thức bảo vệ, giữ gìn
môi trường trước khi bước vào đời. GDBĐKHTC thì cần phải nhấn mạnh rằng mục
đích tối cao của GDBĐKHTC phải là hình thành và phát triển năng lực thích ứng với
những thách thức với BĐKH trong đời sống thực tế chứ không phải chỉ là những kiến
thức hay ý thức như trong GDMT.
1.1.2.3. Mục tiêu chung của giáo dục BĐKH
Trong thực tiễn GDBĐKHTC cần được đổi mới và chuyển hóa theo những định
hướng được UNESCO phát triển trong văn bản “giáo dục phát triển bền vững và
BĐKH ” cần liên kết 3 trụ cột chính: phát triển năng lực hành động của con người,
thay đổi thái độ hành vi và từ tăng cường các giá trị sáng tạo để người học, các cá nhân
và cộng đồng thật sự quan tâm và tiếp cận được vấn đề BĐKH. [16]
Thật vậy, GDBĐKHTC nhằm phát triển năng lực hành động của người học, giúp
người học có được những kiến thức và kĩ năng về vấn đề BĐKH. Muc tiêu này sẽ đạt
hiệu quả cao hơn nếu chúng ta biết tạo động cơ, niềm tin của cá nhân trong việc hình
thành năng lực hành động trước vấn đề BĐKH toàn cầu hiện nay.
Thay đổi thái độ - hành vi là một trong những mục tiêu hàng đầu của GDBĐKHTC
toàn cầu. Sự thay đổi trong nhận thức sẽ kéo theo sự thay đổi trong thái độ, sự quan tâm của
bản thân tới tình trạng môi trường, khí hậu xung quanh, từ đó giúp người học có những thái
độ tích cưc để bảo vệ khí hậu và sẵn sàng ứng phó với những thách thức của BĐKH.
Vấn đề GDBĐKHTC không chỉ giúp phát triển năng lực hành động và thay đổi
thái độ, hành vi mà còn tăng cường các giá trị sáng tạo ở mỗi cá nhân, có được lời cam
kết cần làm gì cho môi trường, đặc biệt là khí hậu. Thông qua GDBĐKHTC cần làm
cho các cá nhân và cộng đồng hiểu rằng tự nhiên và Trái đất đang trong tình trạng
nguy hiểm, những điều kiện để duy trì sự bền vững đang bị tổn thương và đe dọa. Do
đó, mỗi cá nhân và cả tập thể phải hành động ngay trong gia đình, địa phương, mỗi
quốc gia để có những chuyển biến tích cực ở phạm vi toàn cầu, đưa thế giới phát triển
bền vững.
1.1.3. Tích hợp GDBĐKHTC
1.1.3.1 Khái niệm tích hợp GDBĐKHTC
Tích hợp (Integrate) là sự hoà trộn kiến thức BĐKH vào nội dung bài học thành
một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn vậy, khi xây dựng chương