Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty cổ phần lilama 69 1 giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.83 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------NGUYỄN ĐỨC HƯNG

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG
TY CỔ PHẦN LILAMA 69 – 1 GIAI ĐOẠN 2012 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ÁI ĐOÀN

HÀ NỘI - 2013


MC LC
LI CAM OAN
DANH MC CC CH VIT TT
DANH MC CC BNG, S , HèNH
PHN M U....................................................................................................... 1
CHNG 1: C S Lí LUN V CHIN LC V HOCH NH CHIN
LC KINH DOANH ............................................................................................ 4
1.1. Một số khái niệm: ........................................................................................... 4
1.1.1- Khái niệm về chiến lược .......................................................................... 4
1.1.2- Khái niệm về chiến lược phát triển tổ chức............................................... 4
1.1.3- Khái niệm về chiến lược kinh doanh: ....................................................... 4
1.2- Quy trình của hoạch định chiến lược kinh doanh ............................................. 6
1.2.1- Phân tích môi trường bên ngoài................................................................ 6
1.2.2- Phân tích môi trường bên trong ................................................................ 7
1.3- Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược ................................................. 8


1.3.1- Phân tích môi trường vĩ mô ...................................................................... 8
1.3.1.1- Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế ................................................ 8
1.3.1.2- S nh hng ca mụi trng chớnh tr v lut phỏp ......................... 9
1.3.1.3. S nh hng ca thay i cụng ngh ............................................. 10
1.3.1.4. S nh hng ca cỏc iu kin vn hoỏ - xó hi ............................ 11
1.3.1.5. S nh hng ca mụi trng t nhiờn ........................................... 12
1.3.2. Phõn tớch mụi trng ngnh ................................................................... 12
1.3.2.1. Phõn tớch i th cnh tranh tim n ............................................... 13
1.3.2.2. Phõn tớch ỏp lc ca cỏc khỏch hng ............................................... 13
1.3.2.3. Phõn tớch quyn lc ca nh cung cp ............................................. 14
1.3.2.4. Phõn tớch ỏp lc ca sn phm mi thay th .................................... 14
1.3.3. Phõn tớch ni b doanh nghip ............................................................... 14
1.3.3.1. Phõn tớch nng lc sn xut ............................................................. 15
1.3.3.2. Phõn tớch thit b v cụng ngh sn xut .......................................... 15

i


1.3.3.3. Phân tích khả năng tài chính cho đổi mới và phát triển .................... 15
1.3.3.4. Phân tích trình độ quản lý của doanh nghiệp ................................... 16
1.4. Phân loại chiến lược và phương pháp hình thành chiến lược ......................... 17
1.4.1. Phân loại chiến lược ............................................................................... 17
1.4.2. Phương pháp hình thành chiến lược ....................................................... 18
1.4.2.1. Ma trận Boston (BCG) .................................................................... 18
1.4.2.2. Ma trận Mc. Kinsey (ma trận GE) ................................................... 21
1.4.2.3. Ma trận SWOT ............................................................................... 22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1............................... 26
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần LILAMA 69-1................................................ 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 26
2.1.3. Giới thiệu về Công ty ............................................................................. 28
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty................................................................... 29
2.1.3.2. Cơ cấu cổ đông: .................................................................................. 34
2.2 – Phân tích môi trường vĩ mô ......................................................................... 35
2.2.1 - Phân tích môi trường kinh tế ................................................................. 36
2.2.1.1 - Phân tích sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế .................. 36
2.2.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ ..... 37
2.2.1.3 - Phân tích sự ảnh hưởng của lạm phát .............................................. 38
2.2.1.4 - Phân tích sự ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp ................................... 38
2.2.1.5 - Phân tích sự ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài ........................ 40
2.2.1.6 - Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng ................................................. 41
2.2.2 - Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện chính trị ..................................... 42
2.2.3. Phân tích sự ảnh hưởng của các điều kiện luật pháp - chính sách. .......... 43
2.2.4. Phân tích sự thay đổi của công nghệ....................................................... 44
2.2.5 - Phân tích sự ảnh hưởng của các điều kiện văn hóa, xã hội. ................... 45
2.2.6. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên ..................................... 46
2.3. Phân tích môi trường ngành ........................................................................... 47
ii


2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh .................................................................... 48
2.3.1.1. Danh mục các đối thủ cạnh tranh...................................................... 48
2.3.1.2 - Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ ..................... 48
2.3.1.2. Chọn tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh .................................... 52
2.3.2 - Phân tích áp lực của khách hàng ........................................................... 53
2.3.3 - Phân tích áp lực của các nhà cung ứng .................................................. 54
2.3.4 - Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ..................................................... 55
2.4 – Phân tích nội bộ Công ty cổ phần LILAMA 69-1 ......................................... 56
2.4.1. Phân tích năng lực kinh doanh ................................................................ 57

2.4.2 - Trình độ công nghệ, khả năng nghiên cứu và phát triển mới ................... 59
2.4.3 - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính ....... 62
2.4.4 - Phân tích hoạt động Marketing................................................................. 64
2.4.5 - Phân tích trình độ quản lý ..................................................................... 65
2.4.6 - Phân tích chất lượng nguồn nhân lực .................................................... 68
Cơ cấu lao động ............................................................................................... 68
2.4.7 - Phân tích môi trường văn hóa của Công ty............................................ 70
2.5. Tổn hợp các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ..................................... 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 72
CHƯƠNG 3: HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN LILAMA 69-1 GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 ............................................ 73
3.1. Sứ mệnh và mục tiêu ..................................................................................... 73
3.1.1: Tầm nhìn chiến lược .............................................................................. 73
3.1.2. Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của Công ty ............................................ 73
3.1.2.1. Sứ mệnh .......................................................................................... 73
3.1.2.2. Mục tiêu chiến lược ........................................................................ 74
3.2. Phân tích lựa chọn chiến lược cho Công ty cổ phần Lilama 69-1 giai đoạn
2012 - 2015 .......................................................................................................... 74
3.2.1. Cơ sở lựa chọn chiến lược theo mô hình SWOT .................................... 74
3.2.2. Phân tích SWOT .................................................................................... 75

iii


3.2.3. Lựa chọn giải pháp thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung cho Công
ty LILAMA69-1 giai đoạn 2012 - 2015 ........................................................... 76
3.2.4. Giải pháp chiến lược .............................................................................. 77
3.2.4.1. Giải pháp thâm nhập thị trường sâu hơn bằng cách mở rộng phạm vi
hoạt động trong và ngoài nước..................................................................... 77
3.2.4.2. Giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh bằng phương pháp quản

lý khoa học hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến ......................... 78
3.2.4.3. Giải pháp tăng khối lượng đơn hàng sửa chữa các nhà máy lớn dựa
trên thế mạnh của công ty ............................................................................ 83
3.2.4.4. Giải pháp Marketing ....................................................................... 84
3.2.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................... 86
3.2.4.6. Giải pháp về tài chính ..................................................................... 91
3.2.4.6. Giải pháp mua sắm trang thiết bị thi công ....................................... 93
3.2.5. Các chương trình điều chỉnh chiến lược ................................................. 94
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả của đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần LILAMA
69-1 giai đoạn 2012 - 2015” xin cam đoan đây là công trình do tác giả nghiên cứu các
tài liệu, thu thập các thông tin của môi trường vĩ mô, môi trường ngành và quan sát,
nghiên cứu thực trạng trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần LILAMA 691 để đưa ra các chiến lược, các giải pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho Công ty Cổ phần LILAMA 69-1. Đề tài này hoàn toàn không sao
chép của bất kỳ ai.

Người cam đoan

Nguyễn Đức Hưng

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CP

Chính phủ

2



Nghị định

3

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

4

GDP

Tæng thu nhËp kinh tÕ quèc néi


5

GNP

Tæng thu nhËp quèc d©n

6

BXD

Bộ Xây dựng

7

TCCB

Tổ chức cán bộ

8

TCLD

Tổ chức liên đoàn

9

UBND

Ủy ban nhân dân


10

Bé NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

11

VSA

Hiệp hội thép Việt Nam

12

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

13

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

14

ODA

Đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức


15

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

16

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

17

HDI

Chỉ số phát triển con người

18

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

19

NHTM

Ngân hàng thương mại


20

UNDP

Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc

21

PPP

Sức mua tương đương

22

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

23

CEPT/AFTA

Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) cho Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)

24

NL


Năng lượng

25

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 2.1 - Cơ cấu cổ đông............................................................................. 35
Bảng 2.2 – So sánh các đối thủ cạnh tranh .................................................. 52
Bảng 2.3: Một số hợp đồng lớn Công ty đang thực hiện............................... 57
Bảng 2.4: Năng lực thiết bị thi công của Công ty ......................................... 60
Bảng 2.5 – Bảng doanh thu 3 năm gần đây (Đ.vị: 1000đ) ............................... 63
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động ............................................................................ 69
Bảng 2.7- Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ .................................................. 71
Bảng 2.8 - Các điểm mạnh và yếu của LILAMA 69-1 ................................ 72
Bảng 3.1. Ma trận SWOT để hình thành các chiến lược bộ phận ............. 75
Hình 1.2: Ma trận BCG ................................................................................ 19
Hình 1.3: Ma trận Mc.Kensey ...................................................................... 22
Hình 1.4: Các chiến lược kinh doanh theo ma trận Mc.Kinsey ................. 22
Hình 1.5: Ma trận SWOT ............................................................................ 23
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh ................................ 13

vii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Hội nhập WTO là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế trong thời đại
ngày nay. Nền kinh tế thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng, thời đại toàn
cầu hóa đã mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, các công ty và các tập đoàn kinh tế
lớn, bởi toàn cầu hóa thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và chuyển giao công
nghệ là động lực tạo ra tăng trưởng kinh tế. Toàn cầu hóa gắn liền với quá trình mở
cửa thị trường. Thị trường chiếm vị trí chủ đạo, do đó ai chiếm được thị trường thì
người đó có quyền chủ động đặt ra các luật chơi đồng thời có nhiều lợi thế cạnh
tranh.
Đất nước ta đang tiến hành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất
nước trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới; xu thế đó đã tạo ra nhiều thời cơ,
cơ hội nhưng cũng chứa đựng không ít những nguy cơ, thách thức mà các doanh
nghiệp phải đối mặt; đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi vì trên thị trường
không chỉ có các ngành kinh doanh nội địa xuất hiện ngày càng nhiều mà còn có sự
tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài với các ưu thế vượt trội về vốn, khoa học
công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý... Các doanh nghiệp trong ngành lắp máy
Việt Nam nói chung và LILAMA 69-1 nói riêng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá
mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược
kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin
tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
LILAMA 69-1 từ khi thành lập đến nay đã là thương hiệu mạnh tại thị trường
Việt nam trong lĩnh vực cơ khí lắp máy, lựa chọn đúng chiến lựợc tăng trưởng tập
trung nhằm tận dung lợi thế và tiềm năng của Công ty để mở thị phần và chiếm lĩnh
thị trường phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, việc hoạch định và thực

1



hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát
triển của Công ty.
Trong bối cảnh như vậy, để đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, sắc thái mới của nền kinh tế.
Đặc biệt đối với LILAMA 69-1 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp máy rất
sôi động và đầy tính cạnh tranh thì điều này lại càng mang tính cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Hoạch địch chiến lược kinh
doanh Công ty Cổ Phần LILAMA 69-1 giai đoạn 2012-2015” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh
và chiến lược phát triển của LILAMA 69-1
- Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng hoạt động kinh doanh của LILAMA 69-1
Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của LILAMA 69-1 giai đoạn
2012 - 2015.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được thực hiện với những mục đích sau:


Tổng hợp cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh.



Phân tích các căn cứ để hoạch định chiến lược kinh doanh của

LILAMA 69-1 giai đoạn 2012 - 2015.
Vận dụng các công cụ lựa chọn và hoạch định chiến lược đề xuất một số giải pháp
chiến lược kinh doanh cho LILAMA 69-1 giai đoạn 2012 - 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử
dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích; Phương
pháp hệ thống; Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp dự báo; Phương pháp nghiên
cứu tài liệu.

2


5. Nội dung của luận văn
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh
doanh.

-

Chương 2: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược kinh doanh cho
Công ty cổ phần LILAMA 69-1.

-

Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần
LILAMA 69-1 giai đoạn 2012 – 2015

3


CHNG 1
C S Lí LUN V CHIN LC V HOCH NH CHIN

LC KINH DOANH
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1- Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ stratos có
nghĩa là quân đội, bầy, đoàn, và từ agos với nghĩa là điều khiển, lãnh đạo ...
1.1.2- Khái niệm về chiến lược phát triển tổ chức
Chiến lược sử dụng đầu tiên trong quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn
được xây dựng trên cơ sở thông tin chắc chắn. Thông thường người ta hiểu chiến lược
chính là khoa học v nghệ thuật chỉ huy quân sự. Đó là phương pháp, cách thức điều
khiển và chỉ huy các chiến dịch có quy mô lớn.
Theo thời gian, nhờ tính ưu việt của nó, chiến lược đã được phát triển sang các
lĩnh vực khoa học khác như: chính trị, văn hoá, kinh tế xã hội, công nghệ, môi
trường... Cạnh tranh trên thương trường ngày càng quyết liệt và thương trường được ví
như chiến trường. Vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, thì các doanh nghiệp
không thể không chú trọng đến việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược cho mình.
Từ chiến lược có nhiều nghĩa. Mỗi tác giả sử dụng nó theo một nghĩa riêng.
-

Chiến lược là kế hoạch hay một chương trình hành động được xây dựng một
các có ý thức.

-

Chiến lược là mưu mẹo.

-

Chiến lược là tập hợp các hành vi gắn bó với nhau theo thời gian.

-


Chiến lược là sự xác định vị trí của doanh nghiệp trong môi trường của nó.

-

Chiến lược thể hiện viễn cảnh của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng thể hiện
nhận thức và sự đánh giá môi trường của doanh nghiệp.
Tuỳ theo ttừng cách tiếp cận mà người ta có những quan niệm khác nhau về

chiến lược:
1.1.3- Khái niệm về chiến lược kinh doanh:
Quan điểm truyền thống

4


Theo cách tiếp cận cạnh tranh coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của
khoa học quản lý, Alfed Chandle viết: Chiến lược kinh doanh là việc xác định những
mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình
hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản.
William J.Glueck tiếp cận chiến lược theo một cách khác Chiến lược kinh
doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được
thiết kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
Vậy có gì khác nhau giữa kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh?
Kế hoạch kinh doanh là quá trình lặp đi lặp lại công tác hoạch định và tổ chức
thực hiện chiến lược kinh doanh đã được hoạch định. Như vậy, kế hoạch hoàn toàn
mang tính chất tĩnh và thích ứng. Khác với bản chất kế hoạch, đặc trưng cơ bản của
chiến lược là động và tấn công. Cái gì phân biệt chiến lược kinh doanh trong tất cả các
loại hình khác của kế hoạch kinh doanh. Có thể gói gọn trong câu- đó là lợi thế cạnh
tranh. Nếu không có cạnh tranh thì không có chiến lược. Mục đích của chiến lược là

đảm bảo vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Cũng theo cách tiếp cận này, Michel Porter
cho rằng: Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc
để phòng thủ.
Quan điểm hiện đại:
Theo quan điểm mới, khái niệm chiến lược bao gồm 5P.
+ Kế hoạch:

Plan.

+ Mưu lược:

Ploy.

+ Thống nhất:

Pattern.

+ Vị thế:

Position.

+ Triển vọng:

Perspective.

Như vậy, chiến lược là phương thức hành động tổng quát mà các công ty sử
dụng để định hướng tương lai nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn, tăng sức mạnh của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh bằng các phối hợp có hiệu quả nỗ lực của các
bộ phận trong doanh nghiệp, tranh thủ được các cơ hội tránh hoặc giảm thiểu được
các mối đe doạ, nguy cơ từ bên ngoài để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.


5


Chiến lược kinh doanh là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự
phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Là xây dựng lợi thế cạnh
tranh. Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích của chiến lược
là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh.
Mục đích của chiến lược kinh doanh
Từ những khái niệm trên có thể thấy mục đích của chiến lược kinh doanh là
xây dựng tiềm năng thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tiềm năng của
doanh nghiệp có xu hướng giảm dần theo thời gian trước ảnh hưởng của tiến bộ khoa
học kỹ thuật, trước nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của người tiêu dùng và thành
công của đối thủ cạnh tranh. Duy trì và phát triển tiềm năng thành công trong tương
lai là mục tiêu của chiến lược trong doanh nghiệp.
1.2- Quy trình của hoạch định chiến lược kinh doanh
Giai đoạn 1: Vạch ra nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân tích môi trường kinh doanh bao gồm phân tích môi trường bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Hình thành chiến lược, bao gồm:
+ Đề xuất chiến lược tổng quát.
+ Đưa ra chiến lược bộ phận.
+ Đưa ra giải pháp thực hiện ý đồ chiến lược đã chọn.
+ Đưa ra các biện pháp cụ thể để triển khai ý đồ chiến lược.
Bước 1 - Phân tích môi trường kinh doanh
Phân tích môi trường kinh doanh nhằm tìm ra những cơ hội, những đe doạ,
những điểm mạnh, những điểm yếu của doanh nghiệp. Quản lý chiến lược kinh doanh
là việc tận dụng và phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của doanh
nghiệp trong việc khai thác các cơ hội và né tránh các đe doạ từ môi trường. Môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành môi trường bên ngoài và môi

trường bên trong.
1.2.1- Phân tích môi trường bên ngoài
Là việc phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nhận dạng những đe doạ để né
tránh, những thời cơ để tận dụng.

6


1.2.2- Phân tích môi trường bên trong
Là việc nhận thức và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
doanh nghiệp so với yêu cầu và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và với đối
thủ cạnh tranh. Thực chất của quản trị chiến lược kinh doanh là việc tìm ra và phát
triển các lợi thế cạnh tranh. Do đó, việc hiểu biết môi trường nội bộ có ý nghĩa to lớn
trong việc thành công của doanh nghiệp.
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp gồm 3 cấp:
+ Môi trường vĩ mô
+ Môi trường ngành
+ Môi trường nội bộ.
Bước 2- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và xây dựng các phương án chiến lược
+ Xác định nhiệm vụ, mục tiêu:
Trước khi hành động, doanh nghiệp cần phải biết mình sẽ đi đâu, vì thế việc
xác định mục tiêu là hết sức quan trọng. Xác định mục tiêu chiến lược tương đối rộng
và có thể phân thành ba phần: chức năng nhiệm vụ, mục đích và mục tiêu. Quan trọng
nhất của mục tiêu chiến lược là chức năng nhiệm vụ. Nó thể hiện lý do cơ bản để
doanh nghiệp tồn tại. Mục đích hay mục tiêu là cái đích được rút ra từ chức năng
nhiệm vụ và phải nhằm vào thực hiện chức năng nhiệm vụ đó. Sau khi đề ra chức
năng, nhiệm vụ và mục đích của doanh nghiệp phải xác định điều doanh nghiệp muốn
đạt được là gì. Đó là những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong từng thời kỳ.
+ Xây dựng các phương án chiến lược:

Xây dựng các phương án chiến lược là lựa chọn, hoạch định, hình thành chiến
lược. Phương cách làm thế nào để công ty đạt được mục tiêu mong muốn là nội dung
chiến lược. Chiến lược cần được định ra như kế hoạch hay sơ đồ tác nghiệp tổng quát
dẫn dắt hoặc hướng dẫn tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn. Các phương pháp và kỹ
thuật hoạt động tác nghiệp là các nội dung cụ thể chỉ ra cho công ty thấy cần phải làm
gì trong những tình huống nhất định. Sau khi phân tích các phương án chiến lược cần
lựa chọn sự kết hợp các chiến lược cấp công ty, cấp cơ sở, bộ phận chức năng.

7


1.3- Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược
1.3.1- Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp chủ yếu gốm các yếu tố chính trị, pháp
luật, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, văn hoá của đất nước. Những yếu tố này ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô của doanh
nghiệp còn bao gồm môi trường chính trị và pháp luật, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn
hoá, xã hội của doanh nghiệp.
1.3.1.1- Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết
định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế được đặc trưng
bởi một loạt các yếu tố sau:
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như thu nhập bình quân đầu người hàng
năm, tổng thu nhập quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc nội (GDP)...
Các nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính
chất quyết định đến hoạt động của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng
mạnh nhất đến hoạt động của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển kinh
tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.
Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh nghiệp

theo hai hướng. Một là, sẽ tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng, làm tăng thu nhập trong dân
cư dẫn đến khả năng thanh toán các nhu cầu. Từ đó sẽ làm tăng sản lượng và mặt
hàng, tăng hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, làm cho ngành kinh doanh
trở nên hấp dẫn hơn (cơ hội). Thứ hai, việc thu được nhiều lợi nhuận của một số doanh
nghiệp sẽ làm xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với họ trong cùng nhiều ngành kinh
doanh (đe doạ).
Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng.
Từ đó, làm giảm khả năng thanh toán các nhu cầu, giảm sức mua và có thể dẫn đến
nguy cơ phá sản doanh nghiệp.
* Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ

8


Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ
thanh toán quốc tế. Việc tác động này theo hai chiều hướng: Nó có thể là cơ hội đối
với doanh nghiệp này nhưng lại là mối đe doạ đối với doanh nghiệp khác.
Khi chính sách tiền tệ trong nước và tỷ giá hối đoái là ổn định thì có tác dụng
tốt đến các doanh nghiệp (cơ hội). Còn ngược lại, khi chính sách này không ổn định sẽ ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán, giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp (đe doạ).
* Tỷ lệ lạm phát
Cng l mt nhõn t cú tỏc ng ln ti hot ng kinh doanh ca doanh
nghip. c im chớnh ca lm phỏt l lm cho doanh nghip khú oỏn trc c
tng lai. T l lm phỏt cao s tỏc ng xu n tiờu dựng, s cu ca hu ht cỏc
loi sn phm, dch v s gim, tin s c tớch tr bng vng nờn gim lng vn
trong lu thụng. Lm phỏt tng khin cho cỏc d ỏn u t tr lờn nờn mo him hn,
cỏc doanh nghip s gim nhit tỡnh u t phỏt trin sn xut kinh doanh. Do ú, s
lm cho tng trng kinh t chm li. Nh vy, lm phỏt cao s l m
i e do i vi hu ht cỏc doanh nghip.
* T l tht nghip

T l tht nghip cao s dn n d tha v lao ng (cung lao ng ln hn
cu lao ng). Do ú, thuờ nhõn cụng r v cỏc doanh nghip cú c hi la chn
ngi lao ng cú tay ngh cao t ú lm h giỏ thnh sn phm. Nhng ng trờn
gúc xó hi thỡ t l tht nghip cao s sinh ra cỏc t nn xó hi khin cho tỡnh hỡnh
an ninh tr nờn bt n. Mụi trng xó hi b e do, mt lũng tin i vi cỏc nh u
t.
* Xu hng v thc t u t nc ngoi
Cng l nhõn t cú nh hng n hot ng kinh doanh ca cỏc doanh nghip.
Vic u t nc ngoi tng lờn cú th l c hi i vi mt s doanh nghip nm
bt u t nhng nú tr thnh mi e do i vi cỏc doanh nghip sn xut trong nc
bi sc cnh tranh khỏ ln t cỏc cụng ty nc ngoi.
1.3.1.2- S nh hng ca mụi trng chớnh tr v lut phỏp
Mụi trng chớnh tr l cỏc yu t chớnh tr v nhng hon cnh m s vn
hnh cỏc yu t to ra, cú nh hng n kinh doanh ca doanh nghip. Cỏc yu t

9


này bao gồm: chế độ chính trị, chế độ chính Đảng, đoàn thể chính trị, phương châm
chính sách của Đảng và Nhà nước, không khí chính trị của xã hội như: khuynh hướng
chính trị, nhiệt tình chính trị, tư tưởng chính trị.
Môi trường pháp luật là hệ thống pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp, bao
gồm quy phạm pháp luật của Nhà nước, ý thức pháp luật của cơ quan tư pháp, cơ
quan hành pháp và doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của môi trường chính trị và pháp luật đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp rất sâu rộng, thậm chí có lúc mang ý nghĩa quyết định.
Sự ổn định hay không ổn định về chính trị, sự thay đổi pháp luật và chính sách
quản lý vĩ mô, các thể chế kinh tế xã hội như các chính sách, quy chế, định chế, luật
lệ, chế độ tiền lương, thủ tục hành chính có thể thể gây sức ép (nguy cơ) hay tạo cơ
hội cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài.

1.3.1.3. Sự ảnh hưởng của thay đổi công nghệ
Môi tường khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp là yếu tố khoa học kỹ thuật và
tập hợp những hiện tượng xã hội có liên quan trực tiếp đến yếu tố khoa học kỹ thuật
nơi mà doanh nghiệp sinh tồn và phát triển. Nó bao gồm 4 yếu tố: trình độ khoa học
kỹ thuật của xã hội, lực lượng khoa học kỹ thuật, thể chế khoa học kỹ thuật, thể chế
khoa học kỹ thuật của Nhà nước, chính sách khoa học kỹ thuật và các văn bản pháp
luật về khoa học kỹ thuật.
Trình độ khoa học là yếu tố quan trọng nhất của môi trường khoa học kỹ thuật
của doanh nghiệp. Nó bao gồm các lĩnh vực khoa học kỹ thuật được nghiên cứu và đã
nghiên cứu thành công trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật, trình độ vận dụng các
thành quả khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, khoa học trên thế giới tiến bộ nhanh, các nước phát triển phương
Tây đã bước vào thời đại của nền kinh tế tri thức. Tri thức không ngừng được đổi
mới, nhiều kỹ thuật mới ra đời và được áp dụng nhanh chóng khiến cho toàn bộ nền
kinh tế các nước phát triển được tri thức hoá, mạng hoá. Điều đó sẽ thay đổi môi
trường khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc đổi mới khoa học kỹ
thuật của xã hội, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và thay đổi cơ cấu ngành nghề
hiện nay. Các doanh nghiệp cần thấy rõ sự thay đổi đó và nắm lấy cơ hội mà sự thay
10


đổi đó mang lại, thực hiện tiến bộ kỹ thuật và nâng cấp kỹ thuật của doanh nghiệp
mình.
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn, trực tiếp và mang tính chất quyết định đối với
khả năng cạnh tranh của nhiều ngành cũng như của nhiều doanh nghiệp sản xuất. Sự
phát triển công nghệ làm chao đảo nhiều lĩnh vực nhưng lại làm xuất hiện nhiều lĩnh
vực kinh doanh mới hoàn thiện hơn “Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức”,
trong nền kinh tế đó nếu các doanh nghiệp muốn đứng vững, nhanh chóng vươn lên,
tạo thế cạnh tranh thì phải luôn chú trọng đến khả năng nghiên cứu và phát triển,
không chỉ là chuyển giao, làm chủ động công nghệ mà phải chủ động sáng tạo được

kỹ thuật - công nghệ tiên tiến.
1.3.1.4. Sự ảnh hưởng của các điều kiện văn hoá - xã hội
Môi trường xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự hình thành và biến động của
các tầng lớp xã hội, cơ cấu dân cư, tình hình di chuyển của dân cư, cơ cấu quyền lực
xã hội, phương thức sinh hoạt và làm việc của mọi người. Hiện trạng và sự biến động
của những yếu tố đó đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thí dụ, giao thông phát triển sẽ dẫn đến dự di chuyển của dân cư và phân bổ
dân cư. Do đó mà thay đổi điều kiện thương mại của doanh nghiệp. Trong thời đại
kinh tế tri thức, phương thức làm việc và sinh hoạt của mọi người có nhiều thay đổi
tạo ra một không gian phát triển rộng rãi cho ngành xây lắp, khoa học kỹ thuật và các
ngành dịch vụ khác; đồng thời cũng đặt ra cho công tác đào tạo nguồn nhân lực
những yêu cầu cao hơn.
Các yếu tố xã hội như số dân, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân cư, tôn giáo, chuẩn
mực đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hoá, cộng đồng doanh nhân đều có tác
dộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là những nhân tố chính trong
việc hình thành thị trường sản phẩm và thị trường dịch vụ yếu tố sản xuất. Khi thị
hiếu của người tiêu dùng thay đổi hoặc khi dân trí nâng cao thì doanh nghiệp sẽ như
thế nào? Những nguy cơ nào đe doạ, những cơ hội nào có thể nắm bắt? Phải phân tích
kịp thời những thay đổi này. Có như vậy, thông tin mới đầy đủ và có hệ thống giúp
cho hoạch định chiến lược có căn cứ toàn diện hơn.
11


Môi trường văn hoá của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố triết học, tôn giáo,
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kinh doanh của
doanh nghiệp phần lớn là ảnh hưởng gián tiếp nhưng không thể coi nhẹ. Ví dụ, một
doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ở thị trường biên giới thì phải theo phong
tục, tập quán, quy định ở địa phương.
1.3.1.5. Sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên
Môi trưòng tự nhiên gồm các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện

về địa lý như địa hình, đất đai, khí hậu, môi trường… ở trong nước cũng như ở từng
khu vực.
Môi trường tự nhiên có tác động đến những doanh nghiệp theo các hướng khác
nhau với cường độ khác nhau theo hai xu hướng: tích cực và tiêu cực. Trong cùng
một môi trường tự nhiên đối với doanh nghiệp này lại là cơ hội nhưng với doanh
nghiệp khác lại là đe doạ.
Các nguồn tài nguyên, khoáng sản trong thiên nhiên là khan hiếm và có hạn.
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên luôn ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế đặt ra
vấn đề lớn hiện nay là phải làm gì để bảo vệ môi trường.
Ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm và theo đuổi các mục tiêu của
doanh nghiệp mà còn cần phải quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn năng
lượng ngày càng khan hiếm, tài nguyên thiên nhiên khai thác bừa bãi, chất lượng môi
trường có nguy cơ bị xuống cấp… bởi những sự thay đổi này đều có tác động mạnh
mẽ đến các doanh nghiệp.
1.3.2. Phân tích môi trường ngành
Môi trường ngành là môi trường trung gian của môi trường vĩ mô và môi
trường vi mô. Trong bất kỳ ngành nghề nào, mỗi doanh nghiệp đều phải chịu sức ép
cạnh tranh về 5 mặt. Đó là, sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp mới, sức ép cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, sức ép cạnh tranh của sản phẩm thay thế
hoặc dịch vụ thay thế, năng lực mặc cả của nhà cung cấp, người tiêu dùng. Hiện
trạng, xu thế, cường độ tổng hợp của 5 sức ép có quyết định mức độ găy gắt của cạnh

12


tranh và khả năng giành thắng lợi của doanh nghiệp, quyết định tính chất của doanh
nghiệp trong ngành đó.
Mô hình phân tích môi trường cạnh trạnh bằng cách phân biệt năm lực lượng
cạnh tranh được tóm lực trong sơ đồ 1.1 sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh


Người nhập ngành
tiềm n¨ng
Đe doạ của người nhập mới

Các nhà
cung cấp

Quyền lực của

Các nhà cạnh tranh
trong ngành

Quyền lực của

các nhà cung cấp

khách hàng

Khách
hàng

Cường độ cạnh tranh

Sức ép của sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế
1.3.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ mới thường mang theo khả năng mới. Muốn chinh phục thị trường,
doanh nghiệp phải biết đổi thủ nào mới xuất hiện. Nó bị cản trở xâm nhập thị trường
từ phía các đối thủ khác không? Có thể làm gì để cản trở đối thủ này?

Cường độ cạnh tranh được đặc trưng bởi số lượng đối thủ cạnh tranh và tỷ trọng
đối thủ ngang sức chiếm bao nhiêu trong số đó. Các đối thủ ngang sức có những điểm
mạnh nào hơn, điểm nào yếu hơn ? Đánh giá chung bằng hệ thống điểm thì doanh
nghiệp đứng thứ mấy? Làm gì để vươn lên vị trí trội hơn?
1.3.2.2. Phân tích áp lực của các khách hàng
Doanh nghiệp cần phân tích khách hàng để trả lời cho các câu hỏi: Những khách
hàng nào là quan trọng nhất? Số lượng hàng hoá do khách hàng này từ bỏ doanh
13


nghiệp thì sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp như thế nào? Liệu khách hàng nào cản
trở khách hàng trung thành và họ sử dụng những thủ đoạn nào? Phải làm gì để giữ
được khách hàng hiện có và phát triển thêm?
1.3.2.3. Phân tích quyền lực của nhà cung cấp
Phân tích quyền lực của nhà cung cấp nào gây sức ép nhiều nhất đối với doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp có được những chiến lược ứng xử linh hoạt một khi đã có
những sự chuẩn bị trước. Nhà cung cấp không hữu hảo, gây trở ngại bằng việc nâng
giá dịch vụ hay sản phẩm hoặc thay đổi điều kiện cung cấp thì sẽ gây thiệt hại cho doanh
nghiệp như thế nào? Họ sẽ làm gì với mình và tại sao? Doanh nghiệp phải làm gì để không
lệ thuộc vào nhà cung cấp và để nhà cung cấp tạo điều kiện cung cấp tốt nhất ?
1.3.2.4. Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế
Cần phải trả lời được liệu có sản phẩm nào xuất hiện trên thị trường làm cho
người tiêu dùng thích sản phẩm đó và bỏ thói quen mua hàng của mình ? Có bao
nhiêu loại hàng hoá tương tự như thế cản trở sự tăng trưởng của công ty và làm thế
nào để sản phẩm thay thế suy yếu hoặc không gây cản trở cung ứng hàng hoá ra thị
trường của doanh nghiệp?
1.3.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Môi trường vi mô của doanh nghiệp là những yếu tố liên quan đến nhân lực, vật
lực, sản phẩm, cung tiêu, kỹ thuật, thông tin, thời gian làm việc của doanh nghiệp. Đó
là những yếu tố cơ bản quyết định sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp.

Việc phân tích và đánh giá đúng về môi trường nội bộ của doanh nghiệp sẽ giúp
các nhà hoạch định chiến lược xác định điểm mạnh hay còn gọi là những năng lực
cạnh tranh cốt yếu để phát huy chúng và hạn chế nhằm khắc phục những điểm yếu.
Chúng ta phải khẳng định một thực tế là không thể nào đánh giá hết tất cả các
nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp bởi số lượng các nhân tố là rất lớn. Những nhân tố
chính đại diện mà chúng ta sử dụng tới trong đánh giá môi trường nội bộ doanh
nghiệp bao gồm: Tác động của khả năng sản xuất, quá trình nghiên cứu và phát triển,
đánh giá hiệu quả của công tác Marketing, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

14


Căn cứ vào đặc điểm chung của ngành nghề hoạt động và lĩnh vực hoạt động mà
từ đó doanh nghiệp tham gia, chúng ta sẽ có những bước xác định cụ thể những nhân
tố nội bộ chủ chốt.
1.3.3.1. Phân tích năng lực sản xuất
a. Năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất một số lượng sản phẩm phù hợp với quy cách
đã định trong một thời kỳ nhất định. Nó biểu hiện tập trung năng lực của các yếu tố sản
xuất. Năng lực sản xuất thực tế và năng lực sản xuất theo kế hoạch. Khi xây dựng chiến
lược kinh doanh chủ yếu là căn cứ vào năng lực sản xuất theo thiết kế và năng lực sản xuất
thực tế. Năng lực sản xuất bao gồm các yếu tố: quy mô sản xuất, cơ cấu, trình độ kỹ thuật
sản xuất, hình thức tổ chức quá trình sản xuất…
b. Nghiên cứu và phát triển
Là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới khác biệt hoá sản
phẩm, sáng tạo, cải tiến và áp dụng công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, sáng tạo vật liệu
mới… Khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể
tạo ra sản phẩm, dịch vụ luôn phù hợp với nhu cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ mới
cũng như khác biệt hoá sản phẩm, sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả công nghệ, trang
thiết bị kỹ thuật, sáng tạo vật liệu mới thay thế… Các vấn đề trên tác động trực tiếp và

rất mạnh đến các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.3.2. Phân tích thiết bị và công nghệ sản xuất
Chủ yếu là phân tích năng lực thiết bị, tính năng kỹ thụat của thiết bị, tuổi thọ
bình quân của thiết bị, chỉ tiêu sử dụng thiết bị, tình hình bảo dưỡng thiết bị, sự cân
đối giữa năng lực thiết bị với các yếu tố khác, trình độ công nghệ thấp thì khả năng
phát triển của doanh nghiệp kém.
1.3.3.3. Phân tích khả năng tài chính cho đổi mới và phát triển
Tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động trực tiếp kết quả kinh doanh và
hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động
đầu tư mua sắm, dự trữ, lưu trữ… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở
mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp.

15


Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề
chủ yếu như sau: Cầu về vốn và khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn (cơ cấu
vốn), hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh
nghiệp….
1.3.3.4. Phân tích trình độ quản lý của doanh nghiệp
a. Nghiên cứu tác động của công tác Marketing
Có thể hiểu Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên
quan để việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến bán hàng và phân phối hàng hoá và
dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn mục tiêu của mọi cá nhân, tổ chức. Nội
dung của hoạt động Marketing phụ thuộc vào đặc điểm từng ngành, doanh nghiệp sản
xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Việc nghiên cứu
Marketing nhằm trả lời các câu hỏi:
- Doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào trong thị trường?
- Hình thức hiện tại của doanh nghiệp đã hiệu quả chưa?
- Hoạt động Marketing có cần thiết đối với doanh nghiệp không?

- Lợi nhuận đem lại của mỗi sản phẩm, mỗi thị trường, mỗi kênh phân phối là
bao nhiêu?
- Phản ứng của đối thủ trước hiệu quả thu được của doanh nghiệp?
- Liệu doanh nghiệp có nên thâm nhập vào thị trường mới hay không? Hay quay
trở về trạng thái trước đây hay tìm một sự dung hoà giữa cả hai?
Mục tiêu của doanh nghiệp là thoả mãn các nhu cầu mong muốn của khách hàng
bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, đảm bảo được cung cấp sản phẩm (dịch vụ) ổn
định chất lượng theo yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp
giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn. Như vậy,
ngay từ khi xuất hiện và cho tới ngày nay, hoạt động Marketing luôn và ngày càng
đóng vị trí quan trọng đối với hoạt động chất lượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu doanh
nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu.
b. Phân tích nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực được coi là vấn đề quan trọng sống còn đối với mọi tổ chức.
Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cần đặc biệt quan tâm đầu tư (chính sách
thu hút và sử dụng hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh) để có bộ ba nhân lực mạnh đồng
16


bộ là: Chuyên gia quản lý chiến lược và quản lý điều hành; chuyên gia công nghệ; thợ
lành nghề. Đây là ba lực lượng có trình độ cao, là trụ cột của doanh nghiệp khi được đào
tạo và có động cơ làm việc đúng đắn và mạnh mẽ họ sẽ tạo ra và áp dụng nhiều sản
phẩm sáng tạo ở cả ba khâu làm cho sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm đầu ra của
doanh nghiệp tăng nhanh, mạnh và bền vững.
c. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả
kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt đọng đầu tư
mua sắm, dự trữ… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm
đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề
chủ yếu như sau: cầu về vốn và khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn (cơ cấu vốn),
hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp.
1.4. Phân loại chiến lược và phương pháp hình thành chiến lược
1.4.1. Phân loại chiến lược
Để chiến lược đề ra thành công cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới và sự phối
hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng. Theo cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, xét
theo mức độ phạm vi bao quát của chiến lược, có thể chia ra 3 cấp:
a. Chiến lược cấp công ty (corporate strategy)
Là chiến lược chung thường đề cập những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm
nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định những vấn đề sống còn của
doanh nghiệp như phân bổ tài nguyên, quyết định nên phát triển, duy trì, tham gia hay
loại bỏ lĩnh vực kinh doanh nào. Thường được áp dụng ở những lĩnh vực kinh doanh
đa ngành.
b. Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh (Business
strategy)
Chủ yếu là các chiến lược cạnh tranh, quyết định phòng thủ hay tấn công, cạnh
tranh bằng giá thấp, bằng sự khác biệt của sản phẩm và dịch vụ hoặc tạo ra một khúc
chiến lược riêng.
Mục đích của chiến lược cạnh tranh của một đơn vị kinh doanh trong một ngành là tìm
được vị trí trong ngành, nơi công ty có thể chống chọi lại với các lực lượng cạnh tranh một
cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến chúng theo một cách có lợi cho mình.
17


×