BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Học viên: NGÔ THẾ ANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ THUẬN
HÀ NỘI - NĂM 2012
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Ngô Thế Anh, học viên lớp Cao học chuyên ngành Quản trị kinh
doanh - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Khóa học 2009. Tôi xin cam đoạn
đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu, kết quả phân tích đánh
giá trong bản luận văn này là dựa vào thực tế và những phân tích của cá nhân tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan tới nội dung đề tài này.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
-1-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
MỤC LỤC
Lời cam đoạn
Danh mục bảng số liệu
Danh mục sơ đồ và hình vẽ
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.2. Nội dung của một dự án đầu tư xây dựng công trình
1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình
1.3.1. Đặc điểm chung
1.3.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN
1.4. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1.5. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.5.1. Khái niệm
1.5.2. Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình
1.7. Công tác lựa chọn nhà thầu
1.8. Nội dung quản lý trong các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
1.8.1. Yêu cầu quản lý đối với việc lập dự án đầu tư
1.8.2. Yêu cầu quản lý đối với công tác khảo sát, thiết kế
1.8.3. Yêu cầu quản lý đối với công tác thi công xây lắp
1.8.4. Yêu cầu quản lý đối với công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư
1.9. Các vấn đề nảy sinh ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án
1.9.1. Các vấn đề trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án
1.9.2. Các vấn đề trong giai đoạn thực hiện dự án
1.9.3. Các vấn đề trong giai đoạn kết thúc dự án
1.9.4. Một số vấn đề tồn tại khác
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI QUẬN
HAI BÀ TRƯNG
2.1. Phân tích chung hiện trạng các công trình sử dụng nguồn vốn NSNN tại
quận Hai Bà Trưng
2.2. Phân tích mô hình quản lý dự án tại quận Hai Bà Trưng
2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
1
4
4
5
8
8
9
9
11
11
12
13
16
16
17
20
21
25
25
26
31
33
34
34
35
37
37
39
39
40
44
51
-2-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
vốn NSNN tại quận Hai Bà Trưng trong thời gian gần đây
2.3.1. Phân tích thực trạng công tác quản lý tiến độ
2.3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình
2.3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý phân bổ vốn đầu tư và
quản lý chi phí đầu tư
2.4. Phân tích công tác lựa chọn nhà thầu
2.5. Phân tích công tác quản lý trong quy trình thực hiện dự án đầu tư xây
dựng
2.5.1. Phân tích công tác giám sát việc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình
2.5.2. Phân tích công tác giám sát khảo sát và thiết kế
2.5.3. Phân tích công tác giám sát thi công xây dựng công trình
25.4. Phân tích công tác nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư
2.6. Phân tích những ảnh hưởng của hệ thống văn bản pháp luật đến công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Tóm tắt Chương 2
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
3.1. Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng của UBND quận Hai Bà
Trưng
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
3.2.1. Giải pháp về mô hình tổ chức quản lý dự án của Ban quản lý
dự án
3.2.2. Giải pháp về quản lý tiến độ
3.2.3. Giải pháp về quản lý chất lượng công trình
3.2.4. Giải pháp về quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn
3.2.5. Giải pháp về quản lý chi phí đầu tư
3.2.6. Kiến nghị với Nhà nước
Tóm tắt Chương 3
KẾT LUẬN
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
51
55
59
64
68
68
70
71
74
76
79
81
81
82
82
82
93
98
103
105
106
107
109
-3-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự
Tên
Trang
Bảng số 1:
Quy định về thời gian phối hợp với các đơn vị liên quan
54
Bảng số 2:
Tổng hợp giá trị quyết toán dự án đầu tư hoàn thành
61
Bảng số 3:
Thống kê mức độ trượt giá của dự án
62
Bảng số 4:
Bảng tổng hợp công tác đấu thầu
68
Bảng số 5:
Đánh giá công tác giám sát thi công trong năm 2011 - 2012
72
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Sơ đồ số 1:
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
14
Sơ đồ số 2:
Mô hình chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
18
Sơ đồ số 3:
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
19
Sơ đồ số 4:
Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án
45
Sơ đồ số 5:
Mô hình quản lý dự án tại UBND quận Hai Bà Trưng
50
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
-4-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền
vững cho một đất nước cũng như trong từng địa phương.
Đất nước ta hiện nay đang trải qua một thời kỳ khó khăn về kinh tế do ảnh
hưởng từ nền kinh tế suy thoái toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng
kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có một số chủ trương về kiềm chế
đầu tư công như tạm đình hoàn, không triển khai thực hiện các dự án Xây dựng các
Trụ sở, cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước
theo nguyên tắc ưu tiên các dự án cấp bách, cần triển khai và hoàn thành trong năm
kế hoạch.... Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của công tác
đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước mang lại. Việc quản lý dự án đầu tư
xây dựng và thực hiện đấu thầu mua sắm công đã được triển khai thực hiện theo
đúng tinh thần của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các văn bản
hướng dẫn có liên quan, tạo nên một quy trình đầu tư tương đối khép kín, đồng bộ,
kết quả đã tạo ra những sản phẩm dự án được đánh giá có chất lượng, đạt được hiệu
quả đầu tư.
Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành của Thành phố Hà Nội. Qua lịch sử
51 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ, lãnh đạo Quận đã đạt được những thành
tựu lớn về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục. Với 20 phường trên địa bàn Quận và
cơ sở hạ tầng còn nhiều vấn đề phải nâng cấp, việc đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu
cải thiện điều kiện làm việc, học tập, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất
lượng cuộc sống là trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ và nhân dân trong Quận.
Để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư của các dự án, việc nghiên cứu tìm
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển bằng vốn Ngân
sách Nhà nước là vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã
đăng ký thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
sử dụng Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước” làm đề tài tốt nghiệp thạc sỹ khoa học
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
-5-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Với những nội dung phân tích và ý kiến đề xuất
dưới đây, học viên mong mỏi có thể phản ánh một phần về thực trạng công tác đóng
góp một phần nhỏ bé những ý kiến đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của quận Hai
Bà Trưng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Lý luận về đầu tư và công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư và công tác quản lý các dự án đầu tư
xây dựng sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
theo các quy định mới của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Những kết
quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục, để tiếp tục đổi mới và phát triển.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và
hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn Ngân sách
Nhà nước trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu
tư, quản lý đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển. Trong luận văn này tập
trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, mà trong đó Chủ đầu tư là UBND Quận hoặc các đơn vị sử dụng (theo
quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng).
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển bằng nguồn
vốn Ngân sách Nhà nước quận Hai Bà Trưng theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội giao chỉ tiêu hàng năm.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Luận văn sử dụng nguyên tắc lý luận kết hợp phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, kết hợp lịch sử với logic, kết hợp các phương pháp thống kê,
so sánh, phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực
tiễn ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
-6-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công
trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng
sử dụng nguồn vốn Ngân sách tại quận Hai Bà Trưng.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
-7-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
-8-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
năng lượng và các công trình khác.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm
phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng
công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
4. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây
dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
5. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh
tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ
thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc
công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu
chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
6. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được
giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
7. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt
động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong
hoạt động xây dựng.
1.2. NỘI DUNG CỦA MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
-9-
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh theo
quy định tại Điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định số
12/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
a. Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản
phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã
hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa
điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và
các yếu tố đầu vào khác.
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình
thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án
hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và
công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các
yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng
cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn
và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
b. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư
xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện
được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 10 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao
gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
- Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt
bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình
xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công
trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ
tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có
yêu cầu công nghệ;
+ Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu
của công trình;
+ Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định
của pháp luật;
+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án
tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
+ Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có
yêu cầu công nghệ;
+ Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật
chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.3.1. Đặc điểm chung:
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên
quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 11 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
- Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng
vốn, vật tư, lao động, để tạo ra các sản phẩm công trình xây dựng đạt hiệu quả về
mặt kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện
những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được
phân loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét,
quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C
theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo mục đích và phạm vi xem xét. Ở
đây chỉ nêu cách phân loại liên quan tới yêu cầu công tác lập, thẩm định và quản lý
dự án đầu tư trong hệ thống văn bản pháp quy, các tài liệu quản lý hiện hành, ta có
thể phân loại dự án theo các nguồn vốn sau:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.
1.3.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 12 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
- Là hình thức Nhà nước sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng
công trình nhằm các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng
sống. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao
gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà
nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, các dự án đầu tư xây dựng sử
dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước phải được Nhà nước quản lý, giám sát chặt
chẽ trong toàn bộ quá trình thực hiện.
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành
phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ
trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu,
thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử
dụng.
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được đánh giá tính hiệu quả,
tính khả thi của dự án;
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu
tư bắt buộc phải thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư nhằm đánh giá việc đầu tư
dự án theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành
các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng;
1.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Quá trình hình thành và triển khai thực hiện một dự án đầu tư xây dựng trải
qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và kết
thúc đầu tư dự án. Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn
được tiến hành tuần tự trên cơ sở giai đoạn sau kế thừa những sản phẩm của giai
đoạn trước, triển khai chi tiết chủ trương thực hiện mà giai đoạn trước đã đề ra, đảm
bảo tính đồng bộ cho toàn bộ dự án.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 13 -
Hon thin cụng tỏc qun lý cỏc d ỏn u t xõy dng s dng Ngun vn NSNN
CHUN B U T D N
Xin phộp thc hin
chun b u t
Lậ
Kho sỏt, thu thp ti
liu phc v lp d ỏn
Nghiên cứu cơ hội
(Nhận dạng dự án)
Nghiên cứu
T chc lp, thm nh,
khả thi
phờ duyt d ỏn
THC HIN D N
KT THC D N
Bn giao, a vo
Vn hnh, khai thỏc
Thm nh, phờ duyt
thit k - d toỏn
u thu, khi cụng
Xõy dng cụng trỡnh
ỏnh giỏ sau d ỏn
Thanh quyt toỏn
S s 1: Quy trỡnh thc hin d ỏn u t xõy dng
Trong 3 giai on trờn õy, giai on chun b u t cú th coi l giai on
quan trng nht ca mt d ỏn. Tuy chi phớ cho giai on ny ch chim khong
15% tng mc u t d ỏn (hoc <15% i vi d ỏn cú thc hin cụng tỏc bi
thng, h tr v tỏi nh c) nhng ton b tin ca d ỏn u nm trong giai
on ny. Do ú, i vi giai on chun b u t, vn cht lng, tớnh chớnh
xỏc ca cỏc kt qu nghiờn cu, kho sỏt, tớnh toỏn v d oỏn lm c s xut
Ngụ Th Anh - Qun tr kinh doanh 2009
- 14 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
chủ trương đầu tư (mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư …) là quan
trọng nhất. Trong quá trình lập dự án phải dành đủ thời gian và nhiều phương pháp
tính toán để xác định rõ quy mô của dự án, mức độ chính xác càng cao thì hiệu quả
đầu tư của dự án càng lớn.
Đối với giai đoạn thực hiện dự án, tiến độ triển khai thực hiện các công việc
trong giai đoạn này là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này khối lượng công việc và
chi phí đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 75% tổng mức đầu tư của dự án), đối
với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của nhà nước, việc quản lý và sử dụng chi phí
này hợp lý, đảm bảo tiến độ giải ngân là điều quan trọng, việc chậm triển khai dự án
không đáp ứng tiến độ giải ngân sẽ không đạt được mục tiêu đầu tư đề ra. Trong khi
đối với nguồn vốn do doanh nghiệp huy động, nguồn vốn này sẽ nằm khê đọng
trong suốt khoảng thời gian thực hiện đầu tư (thời điểm này nguồn vốn không sinh
lời), việc thực hiện dự án tùy thuộc rất nhiều vào kế hoạch huy động vốn của doanh
nghiệp. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất
càng lớn. Lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, thiết bị chưa
hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở dang.
Giai đoạn kết thúc dự án, vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư
(giai đoạn sản xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu
các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành
thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu
quả hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp
vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động của các kết quả đầu tư. Làm tốt công tác
của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư thuận lợi cho quá trình tổ chức
quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Công tác cuối cùng trong quá
trình quản lý dự án là tổ chức thanh, quyết toán dự án hoàn thành, việc thanh quyết
toán nhằm xác định lại tổng số vốn đã đưa vào đầu tư dự án, tài sản thành lập sau
quá trình đầu tư nhằm phục vụ công tác vận hành, bảo trì, duy tu sửa chữa sau khi
đưa công trình vào sử dụng.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 15 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
1.5. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.5.1. Khái niệm
a. Khái niệm
- Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và
quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng,
đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng là việc nghiên cứu, khảo sát, đề xuất chủ
trương đầu tư, quy mô đầu tư, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá quá trình đầu
tư nhằm mục đích tạo ra sản phẩm công trình đạt yêu cầu về chất lượng, chi phí
hợp lý và đảm bảo về tiến độ.
- Thách thức chính của việc quản lý dự án là phải đạt được tất cả các mục tiêu
đề ra của dự án trong điều kiện bị ràng buộc theo một phạm vi công việc nhất định
(khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật), nhưng phải đạt thời gian hoàn thành đề ra
(tiến độ thực hiện), đúng ngân sách (mức vốn đầu tư) cho phép và đáp ứng các
chuẩn mực (chất lượng) mong đợi.
b. Các chức năng chính của quản lý dự án
- Chức năng lập kế hoạch: Bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc và dự
tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án.
+ Mục tiêu đầu tư được Chủ đầu tư xác định trên cơ sở quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất và trình cấp
quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt làm căn cứ lập dự án. Ví dụ: đối
với các dự án xây dựng trường học, mục tiêu đầu tư là cải thiện điều kiện
làm việc, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, góp
phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.
+ Các nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án bao gồm bộ máy tổ chức
quản lý dự án, chi phí đầu tư dự án (bao gồm cả chi phí tổ chức bộ máy
quản lý dự án). Các tiêu chí này phải được Chủ đầu tư dự kiến và khái
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 16 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
toán ở bước chuẩn bị đầu tư làm cơ sở trình cấp thẩm quyền phê duyệt
chủ trương đầu tư dự án. Ví dụ: bộ máy quản lý dự án phải có đầy đủ các
chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan đến dự án, phải có chủ nhiệm
quản lý dự án, chi phí thực hiện bao gồm lương chuyên gia, chi phí ăn ở,
đi lại, chi phí hội họp, in tài liệu và các chi phí khác…
+ Kế hoạch thực hiện được lập cho toàn bộ dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư
đến khi kết thúc dự án đưa vào sử dụng đảm bảo theo quy định của Nhà
nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ví dụ: thời gian để thực hiện dự
án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm A là không quá 3 năm.
- Chức năng tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm chi phí, lao động,
trang thiết bị, việc điều phối và quản lý thời gian;
+ Việc phân phối nguồn lực (chi phí, lao động, trang thiết bị) dựa trên kế
hoạch thực hiện và nguồn lực dự tính trên cơ sở khoa học, đảm bảo phân
phối nguồn lực đầy đủ và hợp lý tại mỗi thời điểm của dự án. Ví dụ: Việc
bố trí nguồn lực ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu
tư là khác nhau, ở giai đoạn thực hiện đầu tư, các nguồn lực sẽ phải bố
trí tập trung nhiều hơn nhằm mục tiêu thực hiện dự án đảm bảo tiến độ.
+ Việc điều phối thời gian phải bám sát theo kế hoạch thực hiện đã được phê
duyệt, trong các trường hợp khác, giai đoạn sau phải điều phối thời gian
nhằm bù lại khoảng thời gian bị chậm do các nguyên nhân bất khả kháng.
- Chức năng kiểm soát, là quá trình theo dõi kiểm tra tiến độ dự án, phân tích
tình hình thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các
giải pháp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Việc kiểm soát
tiến độ này được thể hiện một phần qua báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án của
Chủ đầu tư làm cơ sở báo cáo, trình cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
1.5.2. Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.5.2.1. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu
tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 17 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
1.5.2.2. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Chủ đầu tư
Giám đốc đơn vị tư vấn quản lý dự án
Các đơn vị thi công và lắp đặt thiết bị
Các đơn vị tư vấn
Tư vấn
khảo sát
Tư vấn
thiết kế
Tư vấn
đấu thầu
Tư vấn
giám sát
Nhà thầu
thi công
Nhà thầu
lắp đặt
Sơ đồ số 2: Mô hình chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
a) Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức
tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất
của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp
đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn
tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã
ký với chủ đầu tư.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng
các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra,
theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án trong trường
hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
- Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án,
thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 18 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý
dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện
dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư
vấn quản lý dự án.
- Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp
đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách
nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
1.5.2.3. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án :
Chủ đầu tư
Ban quản lý dự án trực thuộc Chủ đầu tư
Các đơn vị thi công và lắp đặt thiết bị
Các đơn vị tư vấn
Tư vấn
khảo sát
Tư vấn
thiết kế
Tư vấn
đấu thầu
Tư vấn
giám sát
Nhà thầu
thi công
Nhà thầu
lắp đặt
Sơ đồ số 3: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
a) Chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối
quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản
lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý,
giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực
để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì
chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn
của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm
để giúp quản lý thực hiện dự án.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 19 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường
hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án :
- Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án,
thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp
luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được
người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không
bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ
và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập
Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
- Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do
chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp
luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.
1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Tiêu chí đánh giá về mặt tiến độ:
- Quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng trải qua 3 bước: Chuẩn bị đầu tư, thực
hiện đầu tư và kết thúc đầu tư. Việc quản lý về mặt tiến độ đảm bảo quá trình triển khai
dự án từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, quyết toán dự án không vượt quá thời
gian quy định. Dự án được thực hiện theo đúng tiến độ đặt ra sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Do đó, việc thực hiện các bước khảo sát, thiết kế, giải phóng mặt bằng, thi công
xây dựng… phải được thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra. Bất kỳ công việc nào chậm
tiến độ sẽ kéo theo các công việc khác bị chậm theo.
- Theo quy định tại Nghị định số 12/NĐ-CP, thời hạn hoàn thành các dự án nhóm
B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.
2. Tiêu chí đánh giá về mặt chất lượng:
- Dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công phải được lập theo
các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và các yêu cầu về quản lý chất lượng xây dựng công
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 20 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
trình, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng các quy định của
nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Dự án đầu tư phải được triển khai và quản lý theo đúng các quy định của nhà
nước về quản lý dự án và quản lý chất lượng công trình xây dựng, được nghiệm thu và
bàn giao sử dụng theo đúng quy định.
- Trong quá trình vận hành, Chủ đầu tư, đơn vị sử dụng phải thực hiện công tác
bảo trì theo đúng quy trình bảo trì được lập để tăng tuổi thọ cho công trình,
3. Tiêu chí về quản lý chi phí:
- Một dự án được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi đạt được mục tiêu
đầu tư với chi phí đầu tư thấp. Do vậy việc lựa chọn các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công
có trình độ năng lực cao với nguồn lực dồi dào và dây chuyền công nghệ hiện đại sẽ
đem lại những sản phẩm tốt, đáp ứng tiến độ với chi phí đầu tư thấp.
4. Tiêu chí về phát sinh
- Dự án có chủ trương đầu tư rõ ràng, hợp lý, được điều tra, khảo sát theo đúng
nhiệm vụ và phương án khảo sát đã được phê duyệt, hồ sơ thiết kế đảm bảo tuân thủ theo
các tiêu chuẩn hiện hành, được cơ quan chức năng thẩm định kỹ càng sẽ tránh phải điều
chỉnh thiết kế, hạn chế nhiều rủi ro và phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện.
1.7. CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
1. Kế hoạch đấu thầu:
- Trên cơ sở Quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn
bị dự án, Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên
quan; Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu có) và nguồn vốn cho dự án, bên mời thầu
(hoặc Chủ đầu tư) có trách nhiệm trình cấp quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt
Kế hoạch đấu thầu cho dự án.
- Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện và
thật cần thiết thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện
trước.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 21 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
- Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng
gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
+ Tên gói thầu;
+ Giá gói thầu;
+ Nguồn vốn;
+ Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu;
+ Thời gian lựa chọn nhà thầu;
+ Hình thức hợp đồng;
+ Thời gian thực hiện hợp đồng.
- Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật,
trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý.
Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một
gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần
độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Hiện nay, theo quy định của Luật đấu thầu có 6 hình thức lựa chọn nhà thầu là
Đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; mua sắm trực tiếp; chào hàng
cạnh tranh; tự thực hiện. Tuy nhiên hình thức đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu là
hai hình thức lựa chọn nhà thầu được chủ đầu tư thực hiện hơn cả.
Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu: Chủ đầu tư tự tổ chức đấu thầu hoặc ký hợp
đồng với một tổ chức có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu
làm công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, các thành viên tham gia tổ chuyên gia tư
vấn đấu thầu phải là những người am hiểu về đấu thầu và có kinh nghiệm trong các
lĩnh vực chuyên môn chính (kỹ thuật, tài chính, kinh tế …) do mình đảm nhiệm.
a) Đối với hình thức đấu thầu rộng rãi:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước
khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định
của Luật Đấu thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 22 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời
thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu
hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không
bình đẳng.
- Hồ sơ mời thầu được lập theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phải
được Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt trước khi phát hành. Việc phát hành Hồ sơ
mời thầu, tiếp nhận Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia dự thầu và tổ chức
đánh giá Hồ sơ dự thầu phải được thực hiện theo đúng các quy định của Luật đấu
thầu, Nghị định 85/CP và các văn bản hướng dẫn. Sau khi có kết quả xét thầu, Bên
mời thầu làm văn bản trình Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu theo
quy định.
b) Đối với hình thức đấu thầu hạn chế:
- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói
thầu;
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu
có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng
yêu cầu của gói thầu.
- Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác
định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít
hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định
cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
c) Đối với hình thức chỉ định thầu:
- Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ
đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định
ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 23 -
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng Nguồn vốn NSNN
hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày
kể từ ngày chỉ định thầu;
Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an
ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công
suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một
nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo
đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;
Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư
phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng
thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ
chức đấu thầu.
- Với công tác lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu, Bên mời thầu
lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đầy đủ về năng lực và kinh nghiệm để
tiến hành thủ tục chỉ định thầu. Với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, tư vấn có
giá trị thực hiện >500 triệu đồng, nhà thầu phải chuẩn bị Hồ sơ đề xuất phù hợp với
các yêu cầu trong Hồ sơ yêu cầu đã được Chủ đầu tư phê duyệt. Nếu nhà thầu đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu trong Hồ sơ yêu cầu, Bên mời thầu sẽ trình Chủ đầu tư phê
duyệt chỉ định thầu nhà thầu. Đối với gói thầu có giá trị <500 triệu đồng, Bên mời
thầu gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu, sau khi thống nhất các nội dung thương
thảo, Bên mời thầu sẽ trình Chủ đầu tư phê duyệt chỉ định thầu nhà thầu.
d) Đối với hình thức Mua sắm trực tiếp
- Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung
tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
- Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa
chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
Ngô Thế Anh - Quản trị kinh doanh 2009
- 24 -