Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

LÊ BÁ VƯƠNG

MÔ HÌNH VÀ CƠ CHẾ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
GIÀN KHOAN DẦU KHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN BÌNH

Hà Nội – Năm 2013


MBA – Le Ba Vuong 2013

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................... 7
1.1- Mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại học của
Pháp: .................................................................................................................................................. 7


1.1.1- Văn phòng sở hữu trí tuệ .......................................................................................................... 7
1.1.2- Trung tâm tạo giá trị ............................................................................................................. 9
1.1.3- Vườn ươm doanh nghiệp .................................................................................................... 10
1.1.4- Doanh nghiệp trong trường đại học .................................................................................... 13
1.1.5- Công viên khoa học ............................................................................................................ 16
1.1.6- Trung tâm cạnh tranh: ......................................................................................................... 17
1.2.Các mô hình và chính sách chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại học của Nhật Bản . 23
1.2.1- TLO – Mô hình thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và ngành công
nghiệp:........................................................................................................................................... 23
1.2.2- Mô hình các khu ươm tạo công nghệ .................................................................................. 25
1.3-Mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trƣờng đại học và doanh
nghiệp tại Hàn Quốc: ...................................................................................................................... 26
1.3.1- Các bộ phận cấu thành trong mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: .................. 27
1.3.2- Các bộ, ngành và hành lang pháp lý trong việc hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ: .............................................................................................................................................. 29
1.3.3- Quản lý sở hữu trí tuệ tại các trường đại học ...................................................................... 30
1.4-Mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại đại học Thanh Hoa (Trung Quốc): .... 31
1.4.1-Giới thiệu tổng quan về đại học Thanh Hoa: ....................................................................... 31
1.4.2-Mô hình tập đoàn công nghiệp đại học Thanh Hoa: ............................................................ 32
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN CHẾ TẠO GIÀN KHOAN TỰ NÂNG 90 M..... 36
2.1 Khái quát về công ty PVShipyard ........................................................................................... 36
2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................................................ 36
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ............................................................................................................ 36


MBA – Le Ba Vuong 2013
2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty ......................................................................................................... 36
2.1.4 Cơ sở vật chất của công ty ................................................................................................... 38
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................................................... 41

2.2.Các đặc trƣng cơ bản của công nghiệp dầu khí biển ............................................................. 41
2.2.1.Các loại giàn khoan dầu khí ................................................................................................. 43
2.2.2.Mô tả chung giàn khoan tự nâng 90m nước. ........................................................................ 44
2.2.3.Nguyên lý hoạt động của giàn tự nâng ................................................................................. 48
2.3.Thực trạng công tác NCKH và CGCN tại công ty PVShipyard ........................................... 49
2.3.1. Ban quản lý dự án khoa học và công nghệ .......................................................................... 49
2.3.2.Các kết quả đạt được trong NCKHCN ................................................................................. 51
2.3.3.Các nguồn lực của công ty ................................................................................................... 52
2.3.4.Thực trạng hàm lượng công nghệ đã đạt được ..................................................................... 53
2.4.Hiện trạng hợp tác giữa PVShipyard và các đơn vị khác ..................................................... 54
2.4.1.Phương án phối hợp với tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước......................... 54
2.4.2. Phương án phối hợp với tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất ngoài nước ....................... 55
2.5.Nhận dạng nguyên nhân của các hạn chế và yếu kém ........................................................... 57
Tóm tắt chƣơng II ............................................................................................................................... 60
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH VÀ CƠ CHẾ THÚC ĐẦY HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GIÀN KHOAN DẦU KHÍ ....................................... 61
3.1. Mục tiêu của Công ty CP chế tạo giàn khoan dầu khí ( PVShipyard ) ............................... 61
3.1.1.Các căn cứ để xây dựng mục tiêu: ....................................................................................... 61
3.1.2.Mục tiêu của Công ty PVShipyard năm 2015: ..................................................................... 61
3.2.Tính cấp thiết , nguyên tắc định hƣớng và căn cứ cho quá trình đổi mới ........................... 62
3.3.Đề xuất các mô hình thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
chế tạo giàn koan dầu khí ............................................................................................................... 72
3.3.1 Văn phòng sở hữu trí tuệ: ..................................................................................................... 72
3.3.2.Mô hình Trung tâm ươm tạo và giải mã công nghệ: ............................................................ 75
3.3.3.Hệ thống doanh nghiệp trong các trường đại học: ............................................................... 85
Kết luận và kiến nghị: ..................................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 92


MBA – Le Ba Vuong 2013


DANH MỤC HÌNH VẼ:

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia quá trình chuyển giao công nghệ trong trường đại
học ........................................................................................................................................................... 8
Hình 1.2: Sơ đồ phân bố các khu Technopole tại Pháp ........................................................................ 17
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chứccông ty PVShipyard ....................................................................................... 37
Bảng 2.1: Hạng mục cơ sở vật chất công ty PVShipyard .................................................................... 38
Hình 2.2: Trích dẫn báo cáo tài chính năm 2011 PVShipyard .............................................................. 41
Hình 2.2: Các công cụ khoan ................................................................................................................ 42
Hình 2.3: Các loại giàn khoan trên đất liền ........................................................................................... 43
Hinh 2.4: Các giàn khoan khai thác phân loại theo chiều sâu nước ...................................................... 43
Hình 2.5 : Các giàn khoan thăm dò và sửa giếng .................................................................................. 44
Hình 2.6 Các khoan trong thân chính.................................................................................................... 46
Hình 2.7. Bố trí khối nhà ở và giàn sân bay .......................................................................................... 47
Hình 2.8. Giàn khoan tự nâng và các giàn nhẹ đỡ đầu giếng ................................................................ 49
Hình 3.1: Mô hình tổ chức hoạt động của trung tâm xúc tiến............................................................... 73
Hình 3.2. Mối liên hệ giữa các đối tác của Trung tâm .......................................................................... 79
Hình 3.3. Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm .................................................................................. 82


MBA – Le Ba Vuong 2013

DANH MỤC BẢNG:
Bảng 2.1: Hạng mục cơ sở vật chất công ty PVShipyard .................................................................... 38
Bảng 2.2 : Tình trạng trong thiết kế ...................................................................................................... 53
Bảng 2.3: Tình trạng thi công ............................................................................................................... 54
Bảng 3.1. Dịch vụ dầu khí của các nước châu Á .................................................................................. 62
Bảng 3.2. Dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại một số nước Đông Nam Á ...................................................... 64
Bảng 3.3. Dịch vụ kỹ thuật dầu khí ở một số nước châu Âu ................................................................ 65



MBA – Le Ba Vuong 2013

DANH MỤC VIẾT TẮT:
ABS: American Bureau Shipping/ Tổ chức đăng kiểm tàu biển Mỹ
EPC: Engineering Procurement Construction/ Gói thầu thiết kế mua sắm thi công
PVN: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
PVShipyard :Petro VietNam Marine Shipyard Joint Stock Company/Công ty cổ
phần chế tạo giàn khoan dầu khí
NCKH: nghiên cứu khoa học
CGCN: Chuyển giao công nghệ
HVAC: Điều hoà thông gió
PVN: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam


MBA – Le Ba Vuong 2013

LỜI NÓI ĐẦU
Nhận định về một tiềm năng sẵn có, Việt Nam đã xác định dầu khí là ngành kinh
tế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển đất nước. Công tác chuẩn bị tìm
kiếm, thăm dò dầu khí đã được chú trọng phát triển. Được coi là ngành công nghiệp
luôn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, nhưng hiện
nay các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực kỹ thuật của
Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào các loại hình dịch vụ đơn giản như
cung ứng lao động, cung cấp dịch vụ công nghệ thấp… Các dịch vụ công nghệ phức
tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao đều do các công ty/nhà thầu nước ngoài cung cấp.
Tương tự như vậy, lĩnh vực cơ khí chế tạo của chúng ta mới bắt đầu được vài
năm và đang dừng lại ở việc chế tạo từng bộ phận của giàn đầu giếng với các kết
cấu có tải trọng không quá 2500 tấn, tính phức tạp không cao. Đối với các kết cấu

có khối lượng lớn, tính phức tạp công nghệ cao, đòi hỏi năng lực xây lắp, tổ hợp lớn
như các cụm giàn công nghệ trung tâm, cụm giàn khai thác, các cụm giàn ép vỉa...,
chúng ta vẫn chưa chế tạo được và đều phải mua tại nước ngoài. Bên cạnh đó, công
tác thiết kế, khâu mấu chốt trong chuỗi dịch vụ EPC còn rất yếu và thiếu mặc dù
chúng ta đã xây dựng các viện, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế dầu khí. Hiện
chúng ta chưa có một đội ngũ kỹ sư thiết kế đủ năng lực để có thể đáp ứng các yêu
cầu thiết kế độc lập.
Với tình hình trên, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam (PVN) đã có chiến
lược phát triển ngành Dầu khí nói chung và ngành Cơ khí chế tạo nói riêng bằng các
biện pháp tăng tốc, trong đó có việc chế tạo giàn khoan dầu khí tại Việt Nam. Các
biện pháp cụ thể như thành lập ngay đơn vị chuyên trách thực hiện việc chế tạo giàn
khoan, đồng thời, chủ trương giao thầu trong nước chế tạo giàn khoan tự nâng 90m
nước đầu tiên do PVN làm chủ đầu tư, tiếp đến là giàn khoan 130m nước, giàn
khoan nửa nổi nửa chìm và các giàn khoan biển cùng các giàn khoan đất liền khác.
Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí , tên giao dịch quốc tế Petro
VietNam Marine Shipyard Joint Stock Company (PVShipyard), thành lập năm
1


MBA – Le Ba Vuong 2013

2007 bởi các cổ đông chiến lược là : Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN),
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) , Tổng công ty Lắp máy Việt
Nam (Lilama), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) dưới sự hỗ trợ
về chính sách và chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm thực hiện chủ
trương của Đảng và Chính phủ là phát triển lớn mạnh ngành cơ khí chế tạo giàn
khoan dầu khí tại Việt Nam với chức năng , nhiệm vụ cơ bản là : đóng mới , sửa
chữa và hoán cải các loại giàn khoan biển , các cấu kiện thường tầng và phương tiện
nổi góp phần tạo vị thế chủ động đối với kế hoạch thăm dò khai thác dầu khí của
Việt Nam , giảm thiểu việc thuê giàn khoan từ nước ngoài.

Ngày 30/03/2012 công ty đã bàn giao giàn khoan tự nâng 90m nước cho chủ đầu
tư VietsovPetro đánh dấu một mốc quan trọng cho một dự án cơ khí trọng điểm của
nhà nước. Sự kiện này đã chính thức đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các
nước trên thế giới có thể chế tạo được giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để
thực hiện thành công dự án này công ty PVShipyard đã mua thiết kế cơ sở ( basic
design ) giàn khoan từ đối tác nước ngoài LeTourneau của Mỹ , thuê chuyên gia tư
vấn nước ngoài trong hạng mục thiết kế, giám sát, quản lý dự án. PVShipyard đã
đào tạo đội ngũ kỹ sư từng bước làm chủ công nghệ thiết kế , thi công , chế tạo giàn
khoan tự nâng.
Việc mua thiết kế cơ sở chiếm đến 30% giá thành của dự án. Thuê chuyên gia
nước ngoài với chi phí cao. Mua vật tư , trang thiết bị cho giàn khoan từ các công ty
nước ngoài đã khiến giá thành giàn khoan của Việt Nam cao và khó có khả năng
cạnh tranh được với các đối thủ chế tạo giàn khoan của nước ngoài như Rowan ,
PPL , Keppel của singapore; LeTourneau của Mỹ. Chính vì vậy, chuyển giao công
nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát
triển của ngành chế tạo giàn khoan nói riêng và lĩnh vực cơ khí nói chung của tập
đoàn.
I.Mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài:
Mục tiêu :
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra các mô hình chuyển giao công nghệ chế
tạo giàn khoan dầu khí phù hợp với tình hình thực tế dự án đang triển khai ở công
ty, qua đó giúp cho công ty từng bước làm chủ thiết kế cơ sở , thiết kế chi tiết , nội
2


MBA – Le Ba Vuong 2013

địa hóa trang thiết bị , vật tư tiêu hao , vật tư chế tạo...Làm chủ được công nghệ chế
tạo giúp công ty khẳng định thương hiệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng lực
cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong khu vực và thế giới.

Nội dung chính:
1. Phương pháp luận triển khai thực hiện đề tài.
2. Tổng quan các mô hình chuyển giao công nghệ từ các trường đại học đang
được áp dụng trên thế giới.
3. Thực trạng chuyển giao công nghệ , mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp
với các trường đại học.
4. Đề xuất mô hình hợp tác , chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và
doanh nghiệp.
II.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác chuyển giao công nghệ của dự án chế tạo giàn
khoan tự nâng 90m tại PVShipyard.
Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan tự
nâng 90m nước, đặc biệt chú trọng đến các mô hình chuyển giao công nghệ từ các
trường đại học đang được áp dụng trên thế giới.
III.Phƣơng pháp luận triển khai đề tài:
3.1 Mối quan hệ giữa đào tạo – nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ trong các trƣờng đại học: Những vấn đề đặt ra của đề tài
Với vai trò là trung tâm khoa học và đào tạo, mỗi trường đại học đều có sứ mạng
là:
o Ðào tạo được các thế hệ sinh viên giỏi đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của
xã hội;
o Nghiên cứu phát triển khoa học theo kịp các hướng nghiên cứu tiên tiến của
thế giới;
o Chuyển giao ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào công cuộc
dựng xây đất nước.

3


MBA – Le Ba Vuong 2013


Ba nhiệm vụ trên luôn song hành gắn kết và hỗ trợ cho nhau. Nếu đào tạo không
gắn liền với việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ thì đội ngũ giảng viên không cập nhật được những thành tựu mới về khoa học
và công nghệ trong lĩnh vực của mình và chất lượng giảng dạy sẽ không cao. Chính
vì vậy mà ở các nước phương Tây phân bổ thời gian của một giảng viên Đại học
thường 40% cho giảng dạy, 40% cho nghiên cứu và 20% cho các hoạt động dịch vụ,
tư vấn. Ba nhiệm vụ này chính là ba tiêu chí để đánh giá xếp loại các trường đại học
trong xu thế phát triển và hội nhập. Riêng hoạt động chuyển giao ứng dụng các
thành tựu của khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất đang được nhiều trường
đại học trên thế giới quan tâm thúc đẩy bởi vì các hoạt động này:
 Giải quyết đầu ra cho các hoạt động NCKH, tạo động lực thúc đẩy các quá
trình nghiên cứu;
 Tạo sân chơi hấp dẫn cho đội ngũ cán bộ trẻ và sinh viên, thu hút và giữ chân
người tài cho các trường Đại học;
 Tạo nguồn tài chính để tăng thu nhập cho các nhà khoa học, cán bộ nghiên
cứu và tái đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và giảng
dạy;
 Góp phần nâng cao uy tín của các nhà khoa học, nâng cao chất lượng giảng
dạy;
 Là một trong các tiêu chí quan trọng để khẳng định uy tín và thương hiệu của
cơ sở đào tạo
Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều cơ
chế chính sách nhằm gắn kết cộng đồng khoa học với các doanh nghiệp, công tác
nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu tuy đã có những
kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội. Các kết
quả Nghiên cứu Khoa học hiện nay chỉ mới dừng lại ở qui mô phòng thí nghiệm,
chưa đủ điều kiện để áp dụng ở qui mô công nghiệp, do vậy số công trình được đưa
vào áp dụng thực tiễn rất hạn chế. Thực tế cho thấy nhiều kết quả nghiên cứu khoa
học từ các đề tài được nghiệm thu chưa được khai thác sử dụng một cách có hiệu

quả. Việc gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh chưa tốt. Do vậy hiện
nay đòi hỏi cần phải có một đơn vị trung gian để phối hợp trường đại học với cơ sở
4


MBA – Le Ba Vuong 2013

sản xuất; cần phải có một mô hình để gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với
chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghiệp.
Tại mỗi trường đại học của Việt Nam đều có các bộ phận chuyên trách về các hoạt
động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (phòng KH-CN, các Trung
tâm nghiên cứu, …). Thậm chí nhiều trường đã phát triển riêng cho mình các doanh
nghiệp. Tuy nhiên sự gắn kết giữa các đơn vị này nhằm mục tiêu thúc đẩy và nâng
cao hiệu quả các quá trình chuyển giao công nghệ là rất yếu kém. Họ chưa thực sự
đóng vai trò đồng hành và hỗ trợ các nhà khoa học trong các hoạt động nghiên cứu,
ươm tạo và chuyển giao. Đầu tư của nhà nước cho công tác NCKH thường chỉ dừng
ở quy mô thành công ở phòng thí nghiệm. Mô hình tổ chức hiện nay chưa cho phép
thu hút được nguồn đầu tư ươm tạo tiếp đến quy mô công nghiệp. Hậu quả là khả
năng ứng dụng của các công trình khoa học rất thấp, do chỉ bó hẹp trong phạm vi
các cơ sở NCKH thuần tuý nên năng lực tiếp thị, khả năng kiểm soát quá trình triển
khai yếu, dẫn đến các nhóm nghiên cứu không dám mạo hiểm phát triển tiếp đến
giai đoạn chuyển giao cho doanh nghiệp thông qua các hợp đồng CGCN. Hoạt động
lao động sản xuất, chuyển giao công nghệ vì thế không mang tính chuyên nghiệp,
không thể cạnh tranh.
Bên cạnh đó, nhận thức ở tầm vĩ mô về tầm quan trọng của các hoạt động NCKH và
CGCN đối với các trường đại học cũng như việc phá bỏ các rào cản trong việc triển
khai các hoạt động CGCN ở nước ta còn hạn chế. Chúng ta chưa có được các cơ
chế, chính sách mang tính đột phá để khuyến khích các nhà khoa học và huy động
nguồn lực của xã hội tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, ươm tạo và chuyển
giao. Trong khi đó các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới như

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Pháp và Hàn Quốc đã triển khai rất hiệu quả.
Nhiều mô hình, nhiều cơ chế chính sách đã tạo ra bước phát triển mang tính đột phá
hỗ trợ các trường đại học.
Như vậy việc thay đổi mô hình của các tổ chức hiện đang đảm nhận chức năng triển
khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm gắn chặt
hơn các hoạt động này với nhu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả của chúng
đang là yếu cầu mang tính cấp bách đối với các trường đại học của Việt Nam. Song
hành với nó cần tư vấn để các cơ quan quản lý nhà nước ban hành được các cơ chế,
5


MBA – Le Ba Vuong 2013

chính sách nhằm khuyến khích các nhà khoa học và huy động các nguồn lực xã hội
tham gia. Các trường đại học ở nước ngoài họ đang làm rất tốt việc này và chúng ta
có thể học tập. Tuy nhiên trình độ phát triển, mô hình quản lý kinh tế - xã hội của
họ có nhiều điểm khác so với Việt Nam. Do vậy nghiên cứu để chắt lọc những điểm
phù hợp về mô hình cũng như cơ chế là một trong những nội dung quan trọng của
đề tài. Bên cạnh đó cũng cần triển khai nội dung nghiên cứu khảo sát hiện trạng mô
hình tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
tại các trường đại học của Việt Nam để có những đề xuất về lộ trình đổi mới cho
phù hợp với trình độ phát triển, nhất là về nhận thức, chất lượng công tác quản lý.
3.2 Quy trình các bƣớc triển khai các hoạt động nghiên cứu của đề tài:
Như đã trình bày ở trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích đánh
giá hiện trạng, đúc rút kinh nghiệm từ các mô hình thành công của nước ngoài đề tài
đưa ra đề xuất mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao, thương mại hóa các sản
phẩm khoa học - công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí phù hợp với điều kiện Việt
Nam kèm theo các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quản của các
hoạt động này. Các nội dung nghiên cứu được triển khai theo trình tự như sau:
 Tìm hiểu , nghiên cứu về mô hình cũng như cơ chế thúc đẩy các hoạt động

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đang được áp dụng tại các
trường đại học của nước ngoài.
 Song song với việc nghiên cứu các mô hình và cơ chế đang được áp dụng tại
các trường đại học của nước ngoài, tôi đã triển khai công tác điều tra đánh
giá thực trạng về mô hình tổ chức và cách thức triển khai các hoạt động
chuyển giao công nghệ tại một số trường đại học kỹ thuật và công nghệ của
Việt Nam.
 Thu thập dữ liệu về dự án chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước đã triển khai
thành công tại công ty PVShipyard, qua đó đưa ra mô hình hợp tác giữa
doanh nghiệp và các trường đại học trong việc chuyển giao công nghệ chế
tạo giàn khoan dầu khí.
 Kết quả của công trình nghiên cứu bao gồm: báo cáo khoa học, báo cáo tóm
tắt của đề tài, kỹ yếu các báo cáo tham luận của Hội thảo

6


MBA – Le Ba Vuong 2013

CHƢƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI
Như đã trình bày ở trên để học tập kinh nghiệm từ các mô hình chuyển giao
công nghệ đang được áp dụng từ các trường đại học trên thế giới, nhóm nghiên cứu
đã tập hợp thông tin thu được từ các chuyến khảo sát Trung Quốc (năm 2008, chuẩn
bị cho thành lập BKHoldings của đại học Bách khoa Hà Nội), cộng hòa Pháp và Đài
loan (năm 2009) của nhóm nghiên cứu và các tài liệu về mô hình tại các trường đại
học, viện nghiên cứu của Hàn Quốc1 và Nhật Bản2. Nội dung trình bày dưới đây là
tóm tắt vê mô hình và các cơ chế thúc đẩy đang được áp dụng tại các quốc gia này
1.1- Mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại
học của Pháp:

Trong các tài liệu (1), (2) chúng tôi đã đề cập chi tiết mô hình, cơ chế, chính sách
được áp dụng tại các trường đại học của Pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả
của các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Các nội dung
dưới đây là tóm tắt chức năng, nguyên tắc hoạt động của một số tổ chức tham gia
vào quy trình đưa sản phẩm khoa học – công nghệ từ trường đại học vào thực tiễn
sản xuất.
Có 5 đơn vị, tổ chức chủ yếu tham gia vào quá trình tạo giá trị, hỗ trợ và thúc đẩy
hoạt chuyển giao công nghệ tại các trường đại học của Pháp. Mối quan hệ giữa các
đơn vị này có thể mô tả ở sơ đồ ở hình 1 dưới đây.
1.1.1- Văn phòng sở hữu trí tuệ (Licensing Office):
Hầu hết các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế trên thế giới đều rất chú trọng đến
vấn đề sở hữu trí tuệ (Intelectuel Proprety – IP) và đều có bộ phận chuyên trách về
vấn đề này. Vấn đề bản quyền đều được các trường quy định theo hướng :




Xác lập quyền sở hữu của trường đại học đối với các kết quả nghiên cứu
khoa học được thực hiện trong phạm vi nhà trường ;
Hiệu trưởng các trường là người đại diện quyền sở hữu và là người k‎í các
văn bản cho phép đưa vào khai thác các kết quả nghiên cứu ;
Tất cả các cá nhân tham gia vào quá trình xúc tiến chuyển giao công nghệ
đều phải cam kết bảo mật thông tin về các bí quyết công nghệ. Các hợp

1

Xem TS. Cao Tô Linh: Nghiên cứu về chuyển giao công nghệ, phát minh giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Hàn
Quốc. Báo cáo tại hội thảo “Mô hình và cơ chế phát triển doanh nghiệp tại các trường đại học Việt Nam”. Hà Nội, ngày
27-01-2010.
2


Xem Nguyễn Vân Anh: Mô hình phát triển mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học tại Nhật Bản. Báo
cáo tại hội thảo “Mô hình và cơ chế phát triển doanh nghiệp tại các trường đại học Việt Nam”. Hà Nội, ngày 27-01-2010.

7


MBA – Le Ba Vuong 2013

đồng về bảo mật thông tin thường được kí kết trước khi bắt đầu đàm phán
các điều khoản chuyển giao công nghệ ;
Nguồn thu từ các hợp đồng chuyển giao công nghệ sau khi trừ các khoản chi
phí được phân chia giữa nhà trường, phòng thí nghiệm nơi kết quả nghiên
cứu được thực hiện và cá nhân các nhà khoa học tham gia trực tiếp vào quá
trình nghiên cứu.



DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ TRƯỜNG
T
R

Ơ
N

Văn phòng sở hữu
trí tuệ (TLO)

Trung tâm tạo giá
trị


G
Vườn ươm doanh
nghiệp
Đ

Hệ
thống
các
doanh
nghiệp
đại học

Hệ
thống
kinh
tế - xã
hội
vùng

quốc
gia


I

Hệ thống các công
viên khoa học

H


Hình
1.1: Mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia quá trình chuyển giao công

nghệ trong trƣờng đại học
C

Văn phòng sở hữu trí tuệ là nơi hỗ trợ các nhà khoa học, các phòng thí nghiệm tiến
hành các thủ tục đang kí các phát minh sáng chế, các giải pháp hữu ích, xác lập
quyền sở hữu trí tuệ của nhà trường đối với các sản phẩm khoa học – công nghệ.
Đây cũng là nơi lưu trữ, giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ của nhà
trường với các khách hàng bên ngoài.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều trang thông tin điện tử
được thiết lập với sự hợp tác tham gia của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu
nhằm tập hợp và giới thiệu với cộng đồng kinh tế xã hội những sản phẩm khoa học
8


MBA – Le Ba Vuong 2013

– công nghệ đang nắm giử của các trường và viện. Tạo điều kiện thuận lợi trong
việc tìm kiếm và thương mại hóa các sản phẩm khoa học – công nghệ. Điển hình
dạng trang thông tin này tại Pháp là trang France Transfert Technologies
(www.f2t.fr). Trang thông tin này đang lưu trữ 800 kết quả nghiên cứu thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau.
1.1.2- Trung tâm tạo giá trị (Cellule de Valorisation): Đây là tổ chức được thành
lập rất gọn nhẹ trực thuộc bộ phận quản lý khoa học của các trường đại học. Trung
tâm tạo giá trị được thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ các phòng thí nghiệm tăng hiệu
quả quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất. Trung tâm
có nhiệm vụ tìm kiếm, tuyển chọn từ các phòng thí nghiệm các đề tài, dự án nghiên

cứu đã được nghiệm thu ở giai đoạn nghiên cứu cơ bản và có tiềm năng ứng dụng
cao để đưa vào ươm tạo, nâng cao giá trị và chuyển giao vào thực tiễn với các
nhiệm vụ cụ thể sau:
 Giúp các nhà khoa học trong quá trình thương thảo và ký kết các hợp đồng
nghiên cứu, hợp đồng sử dụng các dịch vụ với các tổ chức, cá nhân bên
ngoài;
 Tư vấn xây dựng hồ sơ tìm kiếm nguồn tài trợ của chính phủ, các tổ chức
quốc tế, các cấp chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện công nghệ đến
quy mô công nghiệp để có thể thương mại hoá hoặc chuyển giao sang giai
đoạn ươm tạo doanh nghiệp;
 Tư vấn về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương thảo các hợp đồng chuyển
giao công nghệ;
 Hỗ trợ các nhà khoa học trong quá trình thành lập và chuyển sang giai đoạn
ươm tạo doanh nghiệp
Về nhân sự, như đã nói ở trên, mô hình tổ chức của dạng trung tâm này là rất gọn
nhẹ. Ví dụ trong khuôn viên của trường đại học tổng hợp Bourgogne3 ở thành phố
Dijon có đến 7 trung tâm tạo giá trị, trong đó có trung tâm Synerjinov4. Trung tâm
chỉ có 3 nhân viên, trong đó có 2 nhân viên phụ trách 2 lĩnh vực : công nghệ thực
3
4

Xem trang thông tin www.u-bourgogne.fr
Xem trang thông tin www.synerjinov.com

9


MBA – Le Ba Vuong 2013

phẩm và công nghệ y sinh, còn nhân viên thứ 3 đảm trách các vấn đề về luật pháp

(sở hữu trí tuệ và thương thảo hợp đồng). Synerjinov được thành lập từ năm 2005
đến nay họ đã tuyển chọn được 8 dự án đưa vào ươm tạo trong đó 7 dự án thành
công. Kế hoạch của 3 năm tới là tuyển chọn và ươm tạo cho 15 dự án. Dưới đây là
quy trình tuyển chọn và tạo giá trị cho các dự án sản phẩm khoa học – công nghệ
được thực hiện tại trung tâm Synerjinov :
 Tuyển chọn từ các phòng thí nghiệm trong phạm vi phụ trách của Trung tâm
các đề tài dự án đã nghiệm thu ở giai đoạn nghiên cứu cơ bản. Ưu tiên những
đề tài, dự án có được bằng phát minh, sáng chế .
 Mỗi dự án nộp bản giới thiệu tóm tắt (3 đến 4 trang);
 Cán bộ Trung tâm tiến hành đánh giá sơ bộ theo các tiêu chí :
 Sản phẩm có bị trùng lặp
 Nhu cầu thị trường có đủ lớn
 Được các nhà tài trơ quan tâm
 Chủ dự án có quyết tâm theo đuổi


Sau khi qua gia đoạn sơ tuyển, Trung tâm hướng dẫn chủ dự án xây dựng đề
án chi tiết (báo cáo khả thi).



Trung tâm thành lập Hội đồng thẩm định để đánh giá tính khả thi của dự án.
Các dự án được tuyển chọn sẽ nhận được khoản tài trợ tối đa 45 000 Euro
dùng để chi trả các dịch vụ sau (các dự án không nhận tiền trực tiếp mà sử
dụng các dịch vụ do Trung tâm đứng ra thuê các tổ chức chuyên nghiệp thực
hiện theo yêu cầu của dự án):
 Nghiên cứu thị trường
 Thiết kế lại kiểu dáng công nghiệp, bao gói sản phẩm
 Sản xuất thử nghiệm
 Tìm kiếm khách hàng, xây dựng và thương thảo các hợp đồng thưong mại

hoặc hỗ trợ các nhóm hoàn thiện hồ sơ chuyển sang giai đoạn ươm tạo
doanh nghiệp

1.1.3- Vƣờn ƣơm doanh nghiệp (Incubateur): Tại đầu ra của các Trung tâm tạo giá
trị các sản phẩm khoa học – công nghệ hoặc được đem bán hoặc chủ dự án phát
10


MBA – Le Ba Vuong 2013

triển tiếp sang giai đoạn tạo lập doanh nghiệp. Lúc này dự án được chuyển giao
sang vườn ươm. Vườn ươm doanh nghiệp là tổ chức được thành lập trên cơ sở luật
về sáng tạo và nghiên cứu năm 1999 nhằm hỗ trợ quá trình thành lập các doanh
nghiệp khoa học – công nghệ. Sứ mệnh của các vườn ươm là tìm kiếm, ươm tạo
thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các đề án thành lập doanh nghiệp
khoa học – công nghệ xuất phát từ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu công lập.
Tại Pháp thông thường vườn ươm được thành lập không phải cho từng trường đại
học riêng lẻ mà cho một vùng bao gồm nhiều trường đại học, viện nghiên cứu. Ví
dụ vươm ươm GRAIN5 tiếp nhận các ý tưởng, dự án đầu vào từ 10 trường đại học,
viện nghiên cứu thuộc vùng Grenoble hoặc vườn ươm PREMICE6 có đối tác từ 11
trường đại học và viện nghiên cứu thuộc vùng Bourgogne. Trên thế giới có nhiều
dạng vườn ươm khác nhau, nhưng tại Pháp vươn ươm thường là một tổ chức phi lợi
nhuận, nguồn tài chính cho hoạt động của các vườn ươm đều được tài trợ bởi chính
phủ, cộng đồng châu Âu, chính quyền địa phương các cấp.
GRAIN là vườn ươm do các đơn vị trường đại học Bách khoa Grenoble (INPG), Uỷ
ban năng lượng nguyên tử (CEA), trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học
(CNRS), trường đại học tổng hợp Joseph Fourier (UJF), trường đại học tổng hợp
Pierre Mendès-France (UPMF), trường đại học vùng Savoie, phòng thương mại và
công nghiệp thành phố Grenoble (CCI), Viện công nghệ thông tin và tự động hoá
quốc gia (INRIA) hợp tác thành lập.


Tài chính cho các hoạt động của vườn ươm do chính phủ, cộng đồng châu Âu,
chính quyền thành phố Grenoble, chính quyền vùng Rhône – Alpes, vùng Isère và
vùng Drôm cung cấp

5
6

Xem www.grain.org
Xem www.premice-bourgogne.com

11


MBA – Le Ba Vuong 2013

Trong thời gian từ 1999 đến 2007, vườn ươm đã tiếp nhận và đưa vào ươm tạo 131
dự án và đã có 73 doanh nghiệp được thành lập.
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số dự án ươm tạo

9

Số DN thành lập

11

10

15


14

14

20

19

19

4

6

9

14

6

11

6

17

Nguồn: www.grain.org
Hệ thống các vườn ươm này lại được kết nối vào mạng lưới sáng tạo khoa học –
công nghệ của Pháp có tên là Retis7 (Réseau Européen Transrégional pour

l‟Inclusion Sociale). Đây là mạng lưới tập hợp của 3 tổ chức:


Trung tâm châu Âu hỗ trợ các quá trình sáng tạo tại các doanh nghiệp
(Centre Européen d‟Entrprises et d‟Innovation – CEEI)



Hệ thống các vườn ươm được thành lập theo luật về sáng tạo và nghiên cứu
khoa học – công nghệ năm 1999



Hệ thống các công viên khoa học – Technopole.

Tính đến tháng 1/2008 mạng lưới này đã tập hợp được 33 Trung tâm CEEI, 30
vườn ươm và 52 khu công viên khoa học Technopole. Kinh phí giành cho hỗ trợ các
hoạt động sáng tạo công nghệ và tạo lập doanh nghiệp trong năm 2007 là gần 500
triệu Euro. Có trên 10 000 doanh nghiệp đã tham gia mạng lưới trong đó có trên 700
doanh nghiệp được thành lập mới và tạo ra gần 2000 việc làm. Đặc biệt có đến 10%
các dự án sáng tạo khoa học công nghệ là do các sinh viên mới tốt nghiệp từ các
trường đại học thực hiện.

7

Xem trang thông tin www.retis-innovation.fr

12



MBA – Le Ba Vuong 2013

1.1.4- Doanh nghiệp trong trƣờng đại học (Entreprise Universitaire):
Tại Pháp, luật về sáng tạo và nghiên cứu thực sự đã trở thành một cuộc cách mạng
tạo một động lực thực sự cho quá trình chuyển giao công nghệ vào thực tiễn.
Để thấy rỏ điểm này, chúng tôi xin đề cập đến một khía cạnh trong quản lí tài chính
các đề tài nghiên cứu khoa học tại các trường đại học của Pháp. Đội ngũ các cán bộ
giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học của Pháp có thể được trao chủ trì các
đề tài nghiên cứu khoa học. Hợp đồng được kí kết thông qua nhà trường. Các cán
bộ thuộc biên chế tham gia đề tài dù với tư cách tham gia hay chủ trì đều không
được thêm thu nhập hàng tháng từ kinh phí đề tài. Nhưng họ có thể dùng kinh phí
đề tài để trả thù lao hàng tháng cho các học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh. Lợi
ích tài chính mà họ có thể được hưởng là được đề tài chi trả kinh phí tham gia các
cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế với các chủ đề liên quan đến đề tài.
Là công chức thuộc biên chế nhà nước họ không được phép tham gia thành lập công
ty riêng. Luật về sáng tạo và nghiên cứu khoa học đã cho phép họ không những
thành lập công ty nhằm khai thác và thương mại hóa thành quả nghiên cứu khoa học
của mình mà còn cho phép tăng tỉ lệ cổ phần nắm giử tối đa từ 15% lên 49%. Ngoài
ra họ có thể được phép biệt phái với thời hạn tối đa là 6 năm sang nắm giử chức vụ
quản lí điều hành công ty. Nếu không họ có thể kí hợp đồng hưởng phụ cấp với
công ty với ty cách cố vấn kỹ thuật trong khi vần làm việc và hưởng lương từ nhà
trường.
Hiện tại có ít nhất 3 mô hình doanh nghiệp trong các trường đại học của Pháp.
Doanh nghiệp do nhà trường bỏ vốn thành lập làm chức năng cầu nối giữa các
phòng thí nghiệm của nhà trường với cộng đồng kinh tế - xã hội bên ngoài trong
lĩnh vực chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức. Doanh nghiệp do công ty của
nhà trường góp vốn với các cán bộ, sinh viên của nhà trường thành lập nhằm
thương mại hóa các thành quả khoa học, công nghệ của nhà trường trong một lĩnh
vực cụ thể nào đó và mô hình doanh nghiệp do các cán bộ, sinh viên nhà trường
cùng các đối tác bên ngoài bỏ vốn thành lập. Nhà trường vẫn nắm quyền sở hữu đối

với sản phẩm trí tuệ do các nhà khoa học sáng tạo ra, nhưng không tham gia góp
vốn trong công ty.
13


MBA – Le Ba Vuong 2013

Công ty INPG-Entreprise SA8 là doanh nghiệp do đại học Bách khoa Grenoble
(INPG-Group) thành lập từ năm 1991 làm nhiệm vụ tạo giá trị cho các sản phẩm
khoa học – công nghệ và thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ của hơn 900
cán bộ từ 26 phòng thí nghiệm của tổ hợp 6 trường đại học công nghệ thuộc tập
đoàn INPG. Hoạt động của doanh nghiệp này xoay quanh 4 trục cơ bản:
 Tư vấn chuyển giao công nghệ
 Triển khai các hợp đồng nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các doanh
nghiệp và tổ chức kinh tế
 Ươm tạo, tạo giá trị cho các sản phẩm khoa học công nghệ của các phòng
thí nghiệm thuộc tập đoàn INPG
 Ươm tạo, góp vốn và xúc tiến thành lập các doanh nghiệp khoa học – công
nghệ xuất phát từ thành quả nghiên cứu của cán bộ và sinh viên của nhà
trường.
Hiện tại INPG-Entreprise SA đã góp vốn thành lập 12 doanh nghiệp khoa học công
nghệ trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ vật
liệu, công nghệ điện tử, công nghệ môi trường. Hệ thống doanh nghiệp này đã có
những đóng góp lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
của tập đoàn Bách khoa Grenoble.
So với đại học Bách khoa Grenoble thì việc thành lập doanh nghiệp tại trường đại
học Bourgogne diễn ra muộn hơn. Mãi đến năm 2008, Trường đại học Bourgogne
mới thành lập công ty có tên WELIENCE9 với nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động
chuyển giao công nghệ của nhà trường. Tuy vậy, ngay trong năm đầu tiên doanh số
của nhà trường đã đạt đến 2 triệu Euro. Tương tự như INPG-Entreprise SA, hoạt

động của Welience tập trung vào các lĩnh vực:
 Tư vấn chuyển giao công nghệ;
 Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu phát triển theo đơn đặt hàng
của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế;
 Cung cấp thiết bị
 Triển khai dự án
 Tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng
8
9

Xem trang thông tin www.inpg-entreprise.fr
Xem trang thông tin www.welience.com

14


MBA – Le Ba Vuong 2013

Để khởi nghiệp, Welience đã nhận được khoản đầu tư 2 triệu Euro từ chính quyền
vùng Bourgogne để xây dựng xưởng sản xuất thử nghiệm. Hiện tại Welience có 40
nhân viên và có thể huy động 1500 cộng tác viên là đội ngũ cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu của đại học Bourgogne thuộc các chuyên ngành:
 Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm;
 Công nghệ vật liệu;
 Công nghệ môi trường
 Công nghệ y sinh
 Lĩnh vực khoa học xã hôi và nhân văn.
Công ty Nexidia10 được giới thiệu trong báo cáo này là ví dụ điển hình về một
doanh nghiệp trẻ thuộc trường đại học (JEU) được hưởng nhiều quy chế ưu đãi của
luật sáng tạo và nghiên cứu năm 1999. Công ty được thành lập trên cơ sở phát triển

kết quả nghiên cứu của trường đại học Bourgogne. Giáo sư Jean GUZZO đã nhận
bằng phát minh, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Kết quả nghiên cứu đã
được trung tâm tạo giá trị Sinerjinov tuyển chọn và tiếp đó đã được chuyển tiếp
sang vườn ươm Premice. Dự án đã thụ hưởng các tài trợ cho quá trình hoàn thiện
công nghệ (45 000 Euro) và ươm tạo doanh nghiệp (450 000 Euro). Ngay trong năm
đầu tiên hoạt động công ty đã đạt doanh số 180 000 Euro. Doanh số năm 2009 dự
kiến là 300 000 Euro và 500 000 Euro cho năm 2010. Mặc dù là công ty được thành
lập xuất phát từ kết quả nghiên cứu thuộc trường đại học Bourgogne, nhưng trường
đại học này không có cổ phần tại Nexidia. Giữa trường Bourgogne và công ty
Nexidia ký một hợp đồng hợp tác về quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu và
hàng năm công ty có trách nhiệm nộp cho trường khoản kinh phí từ 2% đến 7%
doanh thu. Ngoài ra công ty được thuê phòng làm việc (90 m2), phòng thí nghiệm,
xưởng sản xuất trong khuôn viên của trường cho các hoạt động của mình. Giáo sư
Jean GUZZO nắm giử 49% cổ phần, mức tối đa mà luật định cho phép đối với một
cán bộ thuộc biên chế của trường đại học. Ông GUZZO không trực tiếp quản lý
Nexidia mà chỉ ký với công ty hợp đồng với tư cách cố vấn kỹ thuật và hưởng thù
lao từ các hoạt động này. Ông vẫn làm việc và hưởng lương từ đại học Bourgogne
10

Xem trang thông tin www.nexidia.fr

15


MBA – Le Ba Vuong 2013

với cương vị phụ trách chương trình đào tạo Sau đại học. Qua trao đổi với giáo sư
GUZZO, bà Giám đốc vườn ươm Premice và bà Claire Gillaizeau, cán bộ của trung
tâm Sinerjinov, chúng tôi được biết có khoảng 20 công ty kiểu như Nexidia đã được
thành lập tại đại học Bourgogne trong các năm qua.

1.1.5- Công viên khoa học (Technopole hoặc Scientifique Parc):
Xuất phát từ khái niệm Công viên khoa học (Science Park) của các nước
Anh/Mỹ mà ở Pháp người ta đưa ra khái niệm Technopole. Thực chất đó là một khu
công nghiệp công nghệ cao, nằm ở gần các trường đại học và viện nghiên cứu. Các
doanh nghiệp nằm trong Technopole thường có đơn vị làm chức năng nghiên cứu
phát triển (R&D) và có quan hệ chặt chẽ với các phòng thí nghiệm của các trường
đại học. Một trong những biểu tượng thành công của mô hình Technopole ở Pháp là
khu Sophia Antipolis được thành lập cách đây tròn 40 năm. Đến thời điểm năm
2008 có trên 1400 doanh nghiệp với hơn 30 000 lao động hoạt động trong khuôn
viên của khu Technopole này. Tại đây cũng có 5000 sinh viên cùng với hơn 4000
giảng viên và cán bộ nghiên cứu cùng làm việc. Diện tích của toàn khu Sophia
Antipolis là 2300 ha.
Hiện tại toàn nước Pháp có đến 55 khu Technopole gắn liền với các trung tâm đại
học lớn của Pháp.
Nhờ các điều kiện hạ tầng kỹ thuật được xây dựng hoàn chỉnh và các chính sách hỗ
trợ cụ thể của chính phủ, chính quyền địa phương các cấp cũng như cộng đồng châu
Âu mà hệ thống các Technopole đã đóng góp rất hữu hiệu cho quá trình chuyển
giao công nghệ từ các trường đại học đến các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế.

16


MBA – Le Ba Vuong 2013

Hình 1.2: Sơ đồ phân bố các khu Technopole tại Pháp
1.1.6- Trung tâm cạnh tranh:
1.1.6.1-Bối cảnh ra đời của các Trung tâm cạnh tranh tại Pháp:
Năm 2005 nước Pháp bắt đầu triển khai quá trình cải tổ hệ thống đào tạo đại học và
nghiên cứu khoa học với các mục tiêu:
 Tạo cho hệ thống đào tạo đại học của Pháp có thể đáp ứng tốt hơn khả năng

cạnh tranh quốc tế;
 Tăng sức hút đối với các trường đại học của Pháp;
 Tạo dựng những mối quan hệ hợp tác thực sự giữa các trường đại học, các cơ
sở nghiên cứu với các đối tác của nền kinh tế;
 Thực hiện chính sách quy mô thông qua đó tạo được sự cân bằng giữa các
vùng, miền trên bình diện quốc gia về hệ thống đào tạo đại học và nghiên
cứu khoa học.
17


MBA – Le Ba Vuong 2013

Sản phẩm của quá trình cải tổ này là sự hình thành nên các tổ chức, các mạng
lưới như:
 Cụm nghiên cứu và đào tạo đại học (Pôles de Recherche et d’Enseignement
Supérieur – PRES)
 Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu tiên tiến (Réseaux Thématiques de
Recherche Avancée –RTRA)
 Trung tâm cạnh tranh (Pôles de compétitivité)
 Trung tâm tạo giá trị (Cellule de valorisation)
 Vườn ươm doanh nghiệp (Incubateur)
 Doanh nghiệp trong trường đại học (Entreprise Universitaire)
Trong đó, trung tâm cạnh tranh là tổ chức được thành lập theo vùng địa lý đảm
nhận chức năng liên kết giữa các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu với các
doanh nghiệp nhằm tạo nên nguồn lực cho quá trình hợp tác và phát triển với sự
hỗ trợ đắc lực của các đối tác khác như nhà nước, các cấp chính quyền địa
phương và các tổ chức quốc tế. Thực chất đây là một văn phòng điều hành
chung các hoạt động nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học và công
nghệ vào thực tiển sản xuất. Trung tâm có nhiệm vụ:
 Trao đổi thông tin, xác định các nhu cầu về đổi mới và chuyển giao công

nghệ của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nhằm định hướng cho các
quá trình nghiên cứu – triển khai tại các trường đại học và viện nghiên
cứu
 Tập hợp nguồn lực, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của các cơ
sở nghiên cứu và đào tạo
 Tìm kiếm, khai thác các nguồn lực tài chính cho các hoạt động nghiên
cứu và triển khai
 Cung cấp thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn
nhân lực chất lượng cao, tìm kiếm nguồn tài chính cho các đầu tư đổi mới
công nghệ
Kế hoạch thành lập các Trung tâm cạnh tranh do chính phủ Pháp khởi xướng năm
2005. Các trường đại học, các viện nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp của từng
địa phương tùy theo thế mạnh của mình mà liên kết với nhau và đệ trình lên chính
18


MBA – Le Ba Vuong 2013

phủ đề án mang đặc thù riêng của mình. Ví dụ ở vùng Grenoble có Trung tâm
Minalogic chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ Chip và công nghệ Nano, vùng
Bourgogne có Trung tâm Vitagora chuyên sâu về công nghệ sinh học và công nghệ
thực phẩm, vùng Paris có Trung tâm System@tic chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ
thông tin, tự động hóa. Có hơn 150 đề án thành lập Trung tâm cạnh tranh đã được
đệ trình và chỉ có 71 Trung tâm cạnh tranh được thành lập. Hệ thống các Trung tâm
này được đánh giá là đã có những đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển của nền
kinh tế Pháp trong các năm qua. Cụ thể trong 3 năm (2006 – 2008) đã huy động
được nguồn lực tài chính là 3,6 tỷ Euro cho triển khai 544 dự án nghiên cứu phát
triển (R&D). Trong đó nguồn huy động từ nhà nước là 1,1 tỷ Euro còn lại 2,5 tỷ huy
động từ các doanh nghiệp. Với các kết quả đã đạt được chính phủ Pháp quyết định
chi tiếp 1,5 tỷ Euro cho triển khai giai đoạn 2 (2009 – 2011).

1.1.6.2-Lợi ích của các thành viên tham gia Trung tâm:
Trung tâm có thể được ví như mắt xích kết nối cung - cầu của các sản phẩm
khoa học và công nghệ. Là nơi mà mỗi một thành viên tham gia đều thu được các
lợi ích:
 Được hỗ trợ trong tìm kiếm đối tác, phát triển mạng lưới của các doanh
nghiệp, của tổ chức
 Dể dàng trong việc tìm kiếm thông tin về cung – cầu công nghệ với chi phí
thấp
 Đối với các tổ chức nghiên cứu được hỗ trợ trong xây dựng dự án, thẩm
định, đóng góp ý kiến cho hoàn thiện và nâng cao chất lượng dự án. Được
cấp giấy chứng nhận mang thương hiệu Trung tâm để làm tăng khả năng
cạnh tranh của dự án đối với tổ chức cấp kinh phí
 Được trợ giúp trong tìm kiếm nguồn tài chính cho quá trình đầu tư đổi mới
công nghệ và triển khai các dự án nghiên cứu R&D
 Được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, phát minh
 Có thể sử dụng các máy móc, thiết bị, các phòng thí nghiệm hiện đại trong
mạng lưới của Trung tâm để triển khai các công trình nghiên cứu, kiểm định
chất lượng sản phẩm, …
 Thuận lợi trong tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao
 Được cung cấp thông tin

19


×