TRầN tHị vÂN
bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------
TRầN tHị vÂN
quản trị kinh doanh
NGHIÊN CứU Và Đề XUấT
MộT Số GIảI PHáP HOàN THIệN CÔNG TáC
qlda đtxd CÔNG TRìNH TạI tổNG CÔNG TY
Cổ PHầN ĐầU TƯ PHáT TRIểN XÂY DựNG
luận văn thạc sĩ khoa học
ngành : quản trị kinh doanh
KHóA: 2011b
Hà Nội - 2014
bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------
TRầN tHị vÂN
NGHIÊN CứU Và Đề XUấT
MộT Số GIảI PHáP HOàN THIệN CÔNG TáC
qlda đtxd CÔNG TRìNH TạI tổNG CÔNG TY
Cổ PHầN ĐầU TƯ PHáT TRIểN XÂY DựNG
ngành : quản trị kinh doanh
luận văn thạc sĩ khoa học
Ngời hớng dẫn khoa học: tS.pHạM
Hà Nội - 2014
tHị kiM nGọC
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội, đến nay luận văn cao học của em đã hoàn thành. Với tất
cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân
thành tới:
Tiến sỹ Phạm Thị Kim Ngọc.
Các thầy, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, cán bộ Viện đào tạo sau đại học
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành nhiệm vụ.
Sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong cơ quan Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Xây dựng đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho em trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
Học viên
Trần Thị Vân
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ .................................................. 9
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................... 9
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..... 9
1.1.1. Khái niệm đầu tư ..................................................................................... 9
1.1.2. Dự án đầu tư............................................................................................ 9
1.1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 9
1.1.2.2. Công dụng của dự án đầu tư ............................................................ 10
1.1.2.3. Đặc trưng của một dự án đầu tư. ..................................................... 11
1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư ..................................................................... 12
1.1.2.5. Phân loại cấp công trình xây dựng................................................... 16
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .............................................. 16
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của QLDA ....................................................... 16
1.2.2. Quá trình QLDA ................................................................................... 18
1.2.3. Các hình thức QLDA đầu tư xây dựng công trình ................................. 19
1.2.3.1. Chủ đầu tư trực tiếp QLDA ............................................................. 19
1.2.3.2. Hình thức thuê tư vấn QLDA .......................................................... 20
1.2.4. Đặc điểm dự án ĐTXDCT..................................................................... 21
1.3. Công tác QLDA ....................................................................................... 23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLDA ĐTXD ................................... 24
1.4.1. Các yếu tố bên trong: ......................................................................... 24
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài:......................................................................... 25
1.5. Kinh nghiệm về QLDA các công trình ĐTXD ở Trung Quốc và tại Việt
Nam ................................................................................................................ 25
1.5.1. Kinh nghiệm về QLDA các công trình ĐTXD ở Trung Quốc ............ 25
1.5.2. Kinh nghiệm về QLDA các công trình ĐTXD tại Việt Nam .............. 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 31
1
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 32
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẤU TƯ
PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG ................................................................................ 32
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng ......... 32
2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................. 32
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty ............................................. 33
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo và các ban chức năng
của Tổng công ty trong công tác quản lý đầu tư xây dựng. .............................. 36
2.1.3.1. Lãnh đạo Tổng công ty ................................................................... 36
2.1.3.2. Các ban quản lý dự án về xây dựng ................................................. 39
2.1.3.3. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng ............................................... 40
2.1.3.4. Phòng kế hoạch dự án ..................................................................... 40
2.1.3.5. Phòng kinh tế - kỹ thuật .................................................................. 42
2.1.3.6. Phòng kinh doanh ........................................................................... 44
2.1.3.7. Phòng tài chính - kế toán ................................................................. 45
2.1.4. Các ban Quản lý dự án trực thuộc Tổng công ty .................................... 46
2.1.5. Tình hình đầu tư xây dựng của Tổng Công ty giai đoạn từ 2004 đến nay
....................................................................................................................... 47
2.1.5.1. Tình hình SXKD giai đoạn 2004 – 2008 ......................................... 47
2.1.5.1.1. Các dự án phát triển khu đô thị ................................................. 47
2.1.5.1.2. Lĩnh vực xây lắp........................................................................ 48
2.1.5.2. Tình hình SXKD giai đoạn 2009 – 2013 ......................................... 48
2.2. Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình của Tổng công ty
cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng từ trước đến nay ...................................... 55
2.2.1. Tình hình quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ....................... 55
2.2.1.1. Đánh giá chung ............................................................................... 55
2.2.1.2. Phân tích việc thực hiện tiến độ công trình ...................................... 55
2.2.1.2.1. Tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư ............................... 55
2.2.1.2.2. Công tác khảo sát, thiết kế, dự toán và thẩm định thiết kế, dự
toán .......................................................................................................... 57
2.2.2. Tình hình quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư:.......................... 61
2.2.2.1. Đánh giá chung ............................................................................... 61
2.2.2.2. Tình hình thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian qua ........... 62
2
2.2.2.2.1. Công tác bồi thường GPMB ...................................................... 62
2.2.2.2.2. Công tác rà phá bom mìn, vật nổ .............................................. 64
2.2.2.2.3. Công tác lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức
đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu........................................................ 64
2.2.3. Tình hình quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn kết thúc đầu tư ............. 72
2.2.3.2. Công tác bàn giao dự án đưa vào sử dụng ....................................... 75
2.2.3.3. Công tác thanh quyết toán ............................................................... 75
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLDA ĐTXD .................. 76
2.3.1. Các yếu tố bên trong ............................................................................. 76
2.3.2. Các yếu tố bên ngoài ............................................................................. 77
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 81
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 82
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLDA ĐTXD CÔNG TRÌNH
CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG ..... 82
3.1. Định hướng phát triển Tổng công ty giai đoạn 2014-2018 ...................... 82
3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 82
3.1.1.1. Về sản xuất kinh doanh ................................................................... 82
3.1.1.2. Về công tác đầu tư .......................................................................... 82
3.1.2. Các chỉ tiêu SXKD giai đoạn 2014-2018 ............................................... 83
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư .................. 83
3.2.1. Giải pháp 1: Giải pháp về công tác đấu thầu .......................................... 83
3.2.2. Giải pháp 2: Công tác bồi thường GPMB .............................................. 91
3.2.3. Giải pháp 3: Công tác giám sát thi công và thi công xây lắp .................. 96
3.2.4. Giải pháp 4: công tác cung cấp vật tư, thiết bị. ...................................... 99
3.2.5. Giải pháp 5: Xây dựng quy trình quản lý dự án ................................... 104
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 115
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 118
PHỤ LỤC CÁC LUẬT, NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ ....................................... 119
LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG .............................................. 119
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ
An toàn lao động
Ban GPMB
Ban giải phóng mặt bằng
BQL
Ban quản lý
CĐT
Chủ đầu tư
ĐVTV
Đơn vị tư vấn
ĐVTC
Đơn vị thi công
QSD
Quyền sử dụng
P.TCKT
Phòng tài chính kế toán
P.KTKT
Phòng kinh tế kỹ thuật
QLDA
Quản lý dự án
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
Nhà thầu XD
Nhà thầu xây dựng
SXKD
Sản xuất kinh doanh
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư theo Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP ngày 10 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ .................................................................................. 12
Bảng 2.1: Bảng kết quả thực hiện SXKD giai đoạn 2004 – 2008 ........................... 47
Bảng 2.2: Bảng kế hoạch thực hiện SXKD giai đoạn 2009 – 2013 ........................ 48
Bảng 2.3: Bảng kết quả thực hiện SXKD giai đoạn 2009 – 2013 ........................... 49
Bảng 2.4: Bảng so sánh kế hoạch so với thực hiện SXKD ..................................... 50
giai đoạn năm 2009 – 2013 .................................................................................... 50
Bảng 2.5: Một số dự án đã và đang chuẩn bị thi công ............................................ 52
Bảng 2.6: Bảng kế hoạch tiến độ một số dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ..... 56
Bảng 2.7: Kết quả thẩm định khảo sát địa chất công trình DIC Phoenix ................ 58
Bảng 2.8: Kết quả thẩm định khái toán chi phí thiết kế công trình Vũng Tàu
GATEWAY .......................................................................................................... 59
Bảng 2.9: Kết quả thẩm định dự toán Đường giao thông phân khu 2, Khu đô thị du
lịch sinh thái Đại Phước......................................................................................... 60
Bảng 2.10: Bảng so sánh kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình
thức chỉ định đấu thầu dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước ..................... 65
Bảng 2.11: Bảng so sánh kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình
thức đấu thầu hạn chế dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước...................... 66
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu SXKD định hướng giai đoạn 2014-2018 ............................ 83
Bảng 3.2: Bảng phân chia loại hợp đồng và giá hợp đồng...................................... 86
Bảng 3.3: Bảng quy trình QLDA (đối với các dự án đầu tư khu đô thị mới) ........ 105
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Các chức năng quản lý dự án .................................................................... 17
Hình 2. Quá trình QLDA ...................................................................................... 18
Hình 3. Chu kỳ hoạt động của dự án ...................................................................... 21
Hình 4. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty .............................................................. 36
Hình 5. Sơ đồ, kết quả công tác QLDA đầu tư tại Tổng công ty ............................ 79
Hình 6. Sơ đồ công tác đầu thầu theo mô hình xương cá........................................ 80
5
PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa toàn cầu trong mọi lĩnh vực kinh tế
và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng
trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối
tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi
hỏi phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp
ứng nhu cầu xây dựng các công trình ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã
thúc đẩy sự ra đời môt “nghề” mới mang tính chuyên nghiệp thật sự: Quản lý dự án,
một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham
gia hoạt động tư vấn.
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC) phát triển theo
hướng đa ngành nghề.
Năm 2003 các dự án của Tổng công ty chủ yếu tập trung tại địa bàn tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu nhưng đến nay các dự án ở mọi địa bàn trên cả nước trải dài từ Bắc
vào Nam với quy mô lớn hàng ngàn tỷ đồng.
Đứng trước thực tế của công tác đầu tư từ nay đến năm 2018 của Tổng công
ty, một nhiệm vụ hết sức nặng nề được đặt ra là một mặt phải quản lý có hiệu quả
vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát do phải đầu tư nóng, dồn dập. Mặt
khác phải đảm bảo đúng tiến độ thực hiện để đưa dự án vào vận hành. Để giải quyết
vấn đề trên, việc nghiêu cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án
của Tổng công ty nhằm đạt được các mục đích sau:
- Đánh giá được tình hình đầu tư xây dựng của Tổng công ty từ trước đến nay.
- Phân tích tình hình quản lý dự án đầu tư các công trình của Tổng công ty từ
trước đến nay.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.
1. Lý do chọn đề tài:
6
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng hiện đang đầu tư các dự án
khu đô thị mới, du lịch, khai thác vật liệu xây dựng…ở mọi địa bàn trên cả nước trải
dài từ Bắc vào Nam với các dự án quy mô lớn hàng ngàn tỷ đồng.
Với khối lượng đầu tư lớn như vậy, một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để
công tác QLDA đầu tư xây dựng đạt kết quả tốt hơn và hiệu quả cao hơn. Để đạt
được hiệu quả thì công tác QLDA phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong
mỗi bước, mỗi khâu trong quá trình đầu tư như từ khâu lên kế hoạch đầu tư, lựa
chọn dự án đầu tư đến khâu khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn quy mô, kết cấu, các
giải pháp công nghệ, các biện pháp thi công phù hợp đến lập chi phí của từng dự án
và cả khâu tổ chức thực hiện dự án.
Từ những vấn đề trên, để góp phần đem lại hiệu quả hơn trong công tác
QLDA đòi hỏi Tổng công ty phải tiến hành phân tích, đánh giá và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hơn, từ đó tìm được hướng đi thích hợp.
Tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tổng công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Xây dựng” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản, chung nhất về công tác QLDA
đầu tư xây dựng công trình, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu phân tích đánh giá
thực trạng công tác QLDA tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng,
từ đó đề xuất những giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện công tác QLDA của
Tổng công ty.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLDA tại Tổng công ty. Luận văn
tập trung vào nghiên cứu thực trạng công tác QLDA từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực
hiện đầu tư và kết thúc đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu gồm các vấn đề:
- Công tác đấu thầu
- Công tác bồi thường GPMB
7
- Công tác giám sát thi công và thi công xây lắp
- Công tác cung cấp vật tư thiết bị
- Quy trình QLDA
- Tại Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng thời gian từ 2013 đến 2018.
Phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu về các dự án ở Tổng công ty.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: từ kết quả thống kê và kết quả tìm hiểu về
công tác QLDA sẽ tiến hành đánh giá và phân tích những ưu điểm, nhược
điểm, những mặt tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác
QLDA ở Tổng công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
QLDA cho Tổng công ty.
4. Những đóng góp của đề tài.
Hệ thống hóa các lý luận tổng quan về công tác QLDA.
Từ những phân tích đánh giá một cách có luận cứ khoa học về thực trạng công
tác QLDA ở Tổng công ty, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác
QLDA ở Tổng công ty góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty.
5. Nội dung của đề tài
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư và QLDA đầu tư xây dựng công trình.
- Chương 2: Phân tích thực trạng về công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình
tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng công
trình của Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan (Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày
29/11/2005).
Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, chẳng hạn theo tiêu thức quan hệ
quản lý của Chủ đầu tư, có hai loại: Đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài
chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư.
Đầu tư là bỏ vốn để tạo nên một tài sản nào đó, cũng như để khai thác và sử
dụng nó nhằm sinh lời hoặc thỏa mãn một nhu cầu của người bỏ vốn trong một thời
gian nhất định.
Tóm lại, có thể hiểu đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại, để tiến
hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất
định trong tương lai.
1.1.2. Dự án đầu tư
1.1.2.1. Khái niệm
Nói một cách đơn giản dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ
công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua
việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả
9
của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ. Chúng ta có thể đưa ra một số định
nghĩa về dự án đầu tư như sau:
Dự án là một quá trình đơn giản nhất gồm một tập hợp các hoạt động có phối
hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được
một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời
gian, chi phí và nguồn lực (theo định nghĩa của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 và theo tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN ISO
9000: 2000).
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm
mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần
thuyết minh và phần thiết kế cơ sở (luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày
26/11/2003).
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các
hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (Luật đầu tư
số 59/2005/QH11, ngày 29/11/2005).
Căn cứ vào các định nghĩa trên, trong đề tài này chúng ta có thể hiểu dự án
đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch
chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo
những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong
tương lai.
1.1.2.2. Công dụng của dự án đầu tư
Dự án đầu tư có những công dụng như sau:
Đối với Nhà nước và định chế tài chính: Dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và
ra quyết định nhà đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự án.
Đối với chủ đầu tư:
- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư.
- Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được đầu tư và cấp giấy phép hoạt động.
10
- Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, xin
hưởng các khoản ưu đãi trong đầu tư.
- Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong nước và nước ngoài liên
doanh bỏ vốn đầu tư.
- Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và
ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn.
- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về
quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và
Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp
giữa các bên tham gia liên doanh.
1.1.2.3. Đặc trưng của một dự án đầu tư.
Dự án đầu có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Dự án có mục đích, kết quả xác định. Điều này thể hiện tất cả các dự án đều
phải có kết quả được xác định rõ. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một dây
chuyền sản xuất… Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiệm vụ cần thực
hiện. Mỗi nhiệm vụ lại có kết quả riêng độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể
của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án là một sự
sáng tạo, dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được
chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành.
- Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, Nhà thầu, cơ quan cung
cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước. Dự án nào cũng có sự
tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các
nhà Tư vấn, Nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước. Tùy theo tính chất của
dự án và yêu cầu của CĐT mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác
nhau.
- Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo. Kết quả của dự án có tính
khác biệt cao, sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất.
11
- Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm”, có sự tương tác phức tạp giữa
dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác.
- Dự án có tính bất định và rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt
động đầu tư phát triển. Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và
lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác
thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư thường có độ rủi ro
cao.
1.1.2.4. Phân loại dự án đầu tư
Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư theo Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP ngày 10
tháng 02 năm 2009 của Chính phủ
STT
LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TỔNG MỨC
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐẦU TƯ
Theo NQ
Dự án quan trọng quốc gia
66/2006/QH11 của
Quốc hội
I
Nhóm A
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc
1
lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính
chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã
Không kể mức vốn
hội quan trọng.
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất
chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp
Không kể mức vốn
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân
3
bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác
khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ), xây dựng nhà ở.
12
Trên 1.500 tỷ đồng
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi,
giao thông (khác ở điểm I-3), cấp thoát nước và
4
công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản
xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa
Trên 1.000 tỷ đồng
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc
5
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm
Trên 700 tỷ đồng
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông,
lâm, thủy sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn
hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây
6
dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở),
Trên 500 tỷ đồng
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu
khoa học và các dự án khác.
II
Nhóm B
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân
1
bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác
chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu,
Từ 75-1.500 tỷ đồng
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi,
giao thông (khác ở điểm II-1), cấp thoát nước
2
và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
13
Từ 50-1000 tỷ đồng
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành
3
sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn
Từ 40-700 tỷ đồng
thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn
hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây
4
dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở),
Từ 30-500 tỷ đồng
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu
khoa học và các dự án khác.
III
Nhóm C
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân
bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai
1
thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông
(cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
Dưới 75 tỷ đồng
đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm
trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng
khu nhà ở.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi,
giao thông (khác ở điểm III-1), cấp thoát nước
2
và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa
Dưới 50 tỷ đồng
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
3
nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm
nghiệp, nuối trồng thủy sản, chế biến nông,
14
Dưới 40 tỷ
lâm, thủy sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn
hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây
4
dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở),
Dưới 30 tỷ đồng
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu
khoa học và các dự án khác
Nguồn: Thư viện điện tử Chính phủ
Phân loại dự án theo nguồn vốn đầu tư gồm:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn.
Ngoài quy định trên thì tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn
quản lý theo các quy định sau đây:
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước kể cả các dự án thành
phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định
chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn
nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình
vào khai thác sử dụng.
- Đối với dự án doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp Nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh
nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo
các quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
- Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, CĐT tự quyết
định hình thức và nội dung QLDA. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều
15
nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý
hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất
trong tổng mức đầu tư.
- Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiếu dự án thành
phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực
hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực
hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phấn
do người quyết định đầu tư quyết định.
1.1.2.5. Phân loại cấp công trình xây dựng
Một dự án có thể gồm một hoặc nhiều công trình xây dựng có loại và cấp công
trình khác nhau:
- Theo công năng, tính chất công trình sử dụng được chia theo 5 loại: Công
trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật.
- Theo kết cấu, loại vật liệu sử dụng và tuổi thọ công trình xây dựng được chia
theo 5 cấp công trình: công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, và cấp IV.
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của QLDA
QLDA là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ kỹ thuật vào hoạt
động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. QLDA còn là
quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu
đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và
điều kiện tốt nhất cho phép.
Các giai đoạn của quá trình QLDA: Hình thành một chu trình năng động từ
việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái
lập kế hoạch dự án (như Hình 1.1).
16
Lập kế hoạch
Thiết lập mục tiêu
Dự tính nguồn lực
Giám sát, điều hành
Điều phối thực hiện
Đo lường kết quả
Bố trí tiến độ thời gian
So sánh mục tiêu
Phân phối nguồn lực
Báo cáo
Phối hợp các hoạt động
Giải quyết các vấn đề
Khuyến khích động viên
Hình 1. Các chức năng quản lý dự án
Nguồn: Giáo trình về QLDA của Đỗ Thị Xuân Lan – NXB đại học Quốc gia
TP.HCM.
- Lập kế hoạch: Đây là các giai đoạn thực hiện mục tiêu, xác định những công
việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá
trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn
được dưới dạng một sơ đồ hệ thống.
- Điều phối thực hiện dự án: Đây là một quá trình phân phối nguồn lực bao gồm
tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến
độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập trình cho từng công việc
và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó bố trí nguồn
vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
- Giám sát, điều chỉnh: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích
tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan, thực hiện báo cáo
hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình
thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát công tác đánh giá dự án giữa kỳ và
cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các
phần sau của dự án.
Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
17
- Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.
- Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn
bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình
vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn
tại của một dự án.
- Mục đích của QLDA là để thực hiện được mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm
cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý
không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
- Chức năng của QLDA có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án
không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện.
Quá trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường
coi việc QLDA là quản lý sáng tạo.
1.2.2. Quá trình QLDA
Quá trình QLDA gồm các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết
thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
CHỦ TRƯƠNG,
Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ
XÁC ĐỊNH
CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
DỰ ÁN ĐƯỢC
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN ĐƯỢC NGHIỆM THU
KẾT THÚC ĐẦU TƯ
Hình 2. Quá trình QLDA
18
Nguồn: Giáo trình về QLDA đầu tư của TS. Từ Quang Phương – NXB Lao Động –
Xã hội
1.2.3. Các hình thức QLDA đầu tư xây dựng công trình
Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, CĐT
xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức QLDA đầu tư xây
dựng công trình sau đây:
- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp QLDA đầu tư xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn QLDA đầu tư xây dựng
công trình.
1.2.3.1. Chủ đầu tư trực tiếp QLDA
Trường hợp không thành lập ban QLDA: Đối với dự án quy mô nhỏ, đơn giản
có tổng mức đầu tư < 7 tỷ. CĐT sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc hoặc thuê
cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ QLDA. Sử dụng tư
cách pháp nhân, tài khoản của CĐT để thực hiện giao dịch công việc.
Trường hợp thành lập ban QLDA: ban QLDA là người đại diện của CĐT để
thực hiện nhiệm vụ QLDA do CĐT giao quyền hạn do CĐT uỷ quyền. Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy của BQL dự án do CĐT quy định trong quyết định
thành lập. BQLDA có tư cách pháp nhân riêng. Kinh phí hoạt động của BQL dự án
được tính trong vốn đầu tư của dự án. Trong một dự án chỉ thành lập một BQLDA.
Một BQLDA có thể đồng thời nhiều dự án khi có đủ năng lực quản lý và được
người quyết định đầu tư chấp thuận. BQL dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo
quy định. BQLDA được phép thuê tư vấn QLDA có đủ năng lực, kinh nghiệm để
thực hiện một số nhiệm vụ QLDA.
Nhiệm vụ, quyền hạn của CĐT và Ban QLDA trong trường hợp CĐT
thành lập Ban QLDA:
- Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án,
thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử
dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định
của pháp luật. Ban QLDA có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải
19
được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm đúng nguyên tắc:
từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán đúng theo quy
định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho ban QLDA phải được thể hiện
trong quyết định thành lập ban QLDA. CĐT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra
và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
QLDA.
- Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ do CĐT giao và quyền hạn do CĐT uỷ quyền.
Ban QLDA chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật theo nhiệm vụ được giao
và quyền hạn được uỷ quyền.
1.2.3.2. Hình thức thuê tư vấn QLDA
CĐT ký hợp đồng với đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện
các nhiệm vụ QLDA. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn QLDA được xác định
theo hợp đồng, tư vấn chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về công việc của
mình. CĐT phải sử dụng đơn vị chuyên môn trực thuộc để kiểm tra, theo dõi việc
thực hiện hợp đồng tư vấn QLDA.
Nhiệm vụ, quyền hạn của CĐT và tư vấn QLDA trong trường hợp CĐT
thuê tư vấn QLDA:
- CĐT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện
dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo
đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp
luật. CĐT có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn QLDA
có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp CĐT quản lý thực hiện dự
án. CĐT có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn
QLDA.
- Tư vấn QLDA thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng
ký kết giữa CĐT và tư vấn QLDA. Tư vấn QLDA chịu trách nhiệm truớc pháp
luật và CĐT về việc thực hiện cam kết trong hợp đồng.
20
1.2.4. Đặc điểm dự án ĐTXDCT
Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng. Thông thường nguời ta
cố gắng lượng hóa mục tiêu thành ra các chỉ tiêu cụ thể.
Mỗi dự án là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể. Nếu chỉ có kết quả cuối
cùng mà kết quả đó không phải là kết quả của một tiến trình thì kết quả đó không
được gọi là dự án.
Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định, nghĩa là phải có thời điểm bắt đầu
và thời điểm kết thúc.
Dự án được xem là chuỗi các hoạt động nhất thời. Tổ chức của dự án mang
tính chất tạm thời, được tạo dựng lên trong thời hạn nhất định để đạt được mục tiêu
đề ra, sau đó tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với
mục tiêu mới.
Mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động. Chu kỳ hoạt động của dự án gồm
nhiều giai đoạn khác nhau:
- Khởi đầu dự án
- Phát triển dự án
- Kết thúc dự án
% hoàn thành
dự án
Chậm
100%
Nhanh
Chậm
Điểm bắt đầu
Khởi đầu
Thời gian
Triển khai
Kết thúc
Hình 3. Chu kỳ hoạt động của dự án
21
Điểm kết thúc
Nguồn: Giáo trình về QLDA đầu tư của TS. Từ Quang Phương – NXB Lao Động –
Xã hội
Chu kỳ hoạt động dự án xảy ra theo tiến trình chậm - nhanh - chậm. Nỗ lực
thực hiện dự án trong các giai đoạn cũng khác nhau
Mức nỗ lực
Đỉnh
của DA
Thời gian
Khái niệm
Lựa chọn
HĐ, lập tiến độ,
Đánh giá
giám sát, kiểm soát
Chi phí của dự án
Chi phí
của DA
Thời gian
Nguồn: Giáo trình về QLDA đầu tư của TS. Từ Quang Phương – NXB Lao Động –
Xã hội
Ở giai đoạn đầu chi phí thấp
Ở giai đoạn triển khai chi phí tăng
22