Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Viet cau hoi trac nghiem khach quan va tu luan-to-IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.72 KB, 48 trang )

Hiệp hội các trờng đại học, cao đẳng việt nam
Trung tâm kiểm định, đo lờng và đánh giá
chất lợng giáo dục
Các qui tắc viết câu hỏi
trắc nghiệm khách quan nên theo
p.g.s.ts. Lê Đức ngọc
Th.S .Sái Công Hồng
1
I- Các quy tắc nên theo khi soạn
câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (MCQ)
1. Phần chính, hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ
ràng một vấn đề. Các câu trả lời để chọn phải là những câu
khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu. Nên tránh dùng những
câu có vẻ nh câu hỏi loại đúng sai không liên hệ nhau đợc
sắp chung một chỗ.
Thí dụ 1: (động vật)
Dơi
A. đuổi các chim có hại đi xa.
B. là kẻ thù của con ngời.
C. ăn sâu bọ.
D. ăn chuột.
Nên đợc sửa lại thành
2
Dơi là một động vật rất hữu ích, vì chúng:
A. ăn chuột.
B. ăn sâu bọ.
C. ăn hạt giống các loài cỏ dại.
D. đuổi các loài chim có hại đi xa.
2. Phần chính, hay câu dẫn, của câu hỏi nên mang trọn ý
nghĩa và phần câu trả lời để chọn nên ngắn gọn. Muốn tiết
kiệm khoảng in câu hỏi và thời gian cho học sinh đọc câu hỏi,


các chi tiết cần thiết nên đợc sắp vào phần chính, hay câu
dẫn, để các câu trả lời chọn lựa đợc ngắn .
3
Thí dụ 2: (Công dân):
Theo Hiến pháp, Quốc hội không có
quyền bỏ thăm thông qua một đạo luật.
A. đòi hỏi công dân phải biết đọc, biết viết mới đợc bỏ
phiếu.
B. cấm công dân không có tài sản bỏ phiếu.
C. ngăn trở công dân đã phạm tội bỏ phiếu.
D. tớc đoạt quyền bỏ phiếu của công dân gốc thiểu số.
Nên đợc sửa thành:
Theo Hiến pháp, Quốc hội không có quyền bỏ thăm để thông
qua một đạo luật tớc đoạt quyền bỏ phiếu của một công dân,
vì ngời ấy:
A. không biết đọc hay biết viết.
B. không có tài sản.
C. đã phạm tội.
D. có gốc dân tộc thiểu số.
4
3. Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết. Khi mục đích
câu hỏi không phải để trắc nghiệm khả năng nhận biết sự
kiện chính trong một đoạn văn, chúng ta nên loại bỏ những
chữ nào không cần thiết để diễn đạt ý nghĩa câu hỏi.
Thí dụ 3: (Vật lý)
Thí sinh hãy khảo sát một đinh bù lon. Thử xét nghiệm xem
nguyên lý tạo nên đinh bù lon cho chúng ta một thí dụ về loại
máy đơn giản nào. Nếu thí sinh hiểu vấn đề, câu kết luận sẽ
là:
A. Đinh bù lon biểu thị nguyên tắc đòn bẩy.

B. Đinh bù lon biểu thị nguyên tắc bánh xe và trục.
C. Đinh bù lon biểu thị nguyên tắc cái chêm.
D. Đinh bù lon biểu thị nguyên tắc mặt phẳng nghiêng.
E. Đinh bù lon biểu thị nguyên tắc ròng rọc.
5
Nên sửa thành:
Một đinh bù lon biểu thị nguyên tắc nào?
A. Đòn bẩy
B. Trục bánh xe.
C. Cái chêm.
D. Mặt phẳng nghiêng.
E. Ròng rọc.
4. Nên có năm phơng án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi.
Nếu chỉ có ba hay bốn phơng án, yếu tố may rủi tăng lên. Ng-
ợc lại, nếu có quá nhiều phơng án để chọn lựa, chúng ta khó
tìm đợc câu trả lời hay làm câu nhiễu, và học sinh cũng mất
nhiều thời giờ hơn để đọc câu hỏi.
6
5. Nên tránh hai thể phụ định liên tiếp, nh hai chữ Không
trong một câu hỏi.
6. Các câu trả lời để chọn lựa phải có vẻ hợp lý. Nếu một
câu phơng án chọn sai hiển nhiên, thí sinh sẽ loại dễ dàng.
Thí dụ: (Địa lý)
H

Tiên là tỉnh lỵ của:
A. An Giang B. Hậu Giang C. Kiên Giang
D. Thừa Thiên - Huế E. Tiền Giang
Thí sinh sẽ loại phần D. Thừa Thiên - Huế một cách dễ dàng.
Nên sửa câu này thành:

Hà Tiên là tỉnh lỵ của:
A. An Giang B. Hậu Giang C. Kiên Giang
D. Hà giang E. Tiền Giang
7
7. Phải chắc chắn chỉ có một câu trả lời đúng. Khi viết câu
hỏi, nên mời các giáo viên khác trong trờng đọc lại để góp ý
sửa chữa các điểm sai lầm hay những chỗ tối nghĩa.
Thí dụ: (Vệ sinh)
Bệnh nào sau đây đợc xem nh trầm trọng nhất ở Việt Nam
hiện nay:
A. Ung th ; B. Tâm thần; C. Tim; D. Cúm; E. Dịch tả;

Từ trầm trọng trong trờng hợp này có nghĩa là gì? Dễ
truyền nhiễm nhất, hay dẽ gây thiệt hại nhân mạng nhất, hay
khó chữa trị? Do đó, câu này có thể đợc sửa đổi nh sau:
Bệnh nào sau đây thờng gây nên số tử vong nhiều nhất ở Việt
Nam hiện nay:
A. Ung th; B. Tâm thần; C. Tim; D. Sốt rét; E. Dịch tả;
8
8. Khi một câu hỏi đề cập đến một vấn đề gây nhiều tranh
luận, ý nêu trong câu hỏi phải đợc xác định về nguồn gốc,
hay phải định rõ chuẩn để xét đoán.
Thí dụ 6: (Ngữ văn)
Nhà văn nào sau đây đợc xem nh giỏi nhất trong văn chơng
Việt Nam?
A................, B................, C.................., D................, E.................
nên sửa lại cho rõ ràng hơn, chẳng hạn:
Nhà văn tiểu thuyết nào ở Việt Nam trong thế kỷ 20 đợc xem
nh nổi tiếng nhất nhờ có nhiều tác phẩm hay?
A................,B...............,C..................,D.................., E....................

Tuy nhiên, cần chú ý rằng ý kiến của giáo viên cha chắc
giống ý kiến của học sinh, hay ý kiến của các giáo viên khác.
9

9. Độ dài của câu trả lời trong các phơng án cho sẵn để
chọn phải có gần bằng nhau. Không nên để các câu trả lời
đúng có những khuynh hớng ngắn hơn hoặc dài hơn các ph-
ơng án trả lời khác.
10. Các câu trả lời trong các phơng án để chọn lựa phải
đồng nhất với nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý
nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động từ, tính từ hay
danh từ.
Thí dụ 7:
Khoa học để khảo sát tính chất con ngời đợc gọi
là:
A. Xã hội học; B. Thần kinh học; C. Triết học; D. Tâm lý
học; E. Bệnh lý học

10
11. Không nên đặt những vấn đề không xảy ra trong thực tế
trong nội dung các câu hỏi.
Thí dụ 8: (Vật lý)
Một ngời nặng 55 kg leo một sợi dây 200 mét trong 2 phút.
Công suất ngời ấy tạo nên là bao nhiêu?
A..............; B............... ; C..............; D................; E.................
Chuyện một ngời leo 200 mét dây trong 2 phút là một điều
không tởng. Trừ những trờng hợp cần cho trẻ em tập tởng t-
ợng, các vấn đề nêu trong câu hỏi nên có tính chất thực tế.
11


12. Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, suy luận, hay khả năng
áp dụng các nguyên lý vào những trờng hợp mới nên đợc
trình bày dới hình thức mới. Nếu các thí dụ trong câu hỏi
giống hay tơng tự các thí dụ cho trong sách giáo khoa, hoặc
đã trình bày ở lớp, câu trả lời đúng có thể nhờ vận dụng trí
nhớ hơn là nhờ các khả năng t duy ở mức độ cao khác mà
chúng ta cần thẩm định.

12
13. Lu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm có thể giúp học
sinh nhận biết câu trả lời.
Thí dụ 9: (Toán)
Nếu một đờng thẳng tạo thành một góc vuông với một đờng
thẳng khác, đờng thẳng ấy đợc gọi là:
A. Song song B. Thẳng hàng C. Thẳng góc
D. Bằng E. Kề... với đờng thẳng thứ hai.
Trong thí dụ này, chữ bằng ở câu D không thích hợp với các
chữ sau cùng của câu hỏi nên học sinh có thể loại bỏ phơng
án D để chỉ còn bốn phơng án chọn lựa thay vì năm.

13
14. Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phơng án cho
sẵn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau, nếu một trong hai câu
là câu trả lời đúng nhất. Khi chỉ có hai câu trái nhau trong số
các phơng án cho sẵn để chọn, thí sinh sẽ nghĩ không lẽ cả
hai câu đều sai, nên chỉ tập trung vào một trong hai câu này.
Nh vậy, câu hỏi có dạng nh loại chỉ có hai phơng án trả lời
cho sẵn để chọn, thay vì năm. Do đó, nếu thích, chúng ta có
thể bốn câu trả lời cho sẵn có ý nghĩa đối nhau từng đôi một.
14

15. Cẩn thận khi dùng các từ không câu nào trên đây đúng
hoặc tất cả các câu trên đây đều đúng nh một trong những
phơng án trả lời để chọn, vì về phơng diện văn phạm các
mệnh đề này thờng không ăn khớp với các câu hỏi. Khi không
nghĩ ra đủ các phơng án trả lời để chọn lựa, ngời viết thờng
dùng một trong hai mệnh đề trên nh một phơng án để chọn.
Nếu thí sinh biết chắc hai trong các phơng án trả lời đã cho là
đúng, thí sinh ấy sẽ chọn tất cả các câu trên đây đều đúng
để trả lời. Do đó, nếu đợc dùng, các mệnh đề trên phải đợc sử
dụng nhiều lần nh các câu hỏi khác, trong ý nghĩa đúng cũng
nh trong ý nghĩa sai.
15
16. Câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải đợc đặt ở các vị
trí khác nhau một số lần tơng đơng nhau. Thí dụ, nếu bài trắc
nghiệm có năm phơng án trả lời để chọn, câu trả lời đúng
nhất phải ở vị trí A, hoặc B, hoặc C, hoặc D, hoặc E, một số
lần gần bằng nhau.
17. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên đợc sắp xếp theo một
thứ tự tự nhiên nào đó nếu có thể đợc. Chẳng hạn các con
số đợc sắp xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ hay ngợc lại, các từ đợc
sắp xếp theo thứ tự vần a, b, c.
Thí dụ 11: (Vật lý)
Công suất của một bóng đèn dùng ở điện thế 110v và cờng
độ 5 ampe là:
A. 22 w B. 115 w C. 550 w D. 2750 w
16
18. Nên ít hay tránh dùng thể phụ định trong các câu hỏi.
Ngời ta thờng nên nhấn mạnh khía cạnh xác định hơn khía
cạnh phủ định trong kiến thức. Tuy nhiên, đôi khi học sinh
cần biết những ngoại lệ hoặc lỗi lầm cần tránh. Trong trờng

hợp ấy, việc dùng một ít câu hỏi có chữ không hoặc ngoại
trừ chẳng hạn, là chính đáng. Khi dùng một từ có ý nghĩa
phủ định, chúng ta nên gạch dới và / hoặc viết hoa để học
sinh chú ý hơn.
17
II- Quy tắc soạn câu hỏi loại: đúng sai
1. Nên dùng những chữ chính xác và thích hợp để câu hỏi
đơn giản và rõ ràng.
Thí dụ 1:
Đ.S. Vì chính phủ cần chi tiêu nhiều cho các lãnh vực
quốc phòng, xã hội, phát triển mở mang đờng sá, chỉnh trang
thành phố, và các công tác khác, nên ngân sách giáo dục khó
tăng thêm nữa.
Nên sửa lại thành:
Đ.S. Vì chính phủ cần chi tiêu cho nhiều công tác khác
cũng không kém phần khẩn thiết nên không thể chấp thuận
cho ngân sách giáo dục gia tăng thêm nữa.
18
2. Các câu hỏi loại đúng- sai chỉ nên mang một ý tởng
chính yếu hơn là có hai hay nhiều ý tởng trong mỗi câu.
Thí dụ 2:
Đ.S Nên có những trờng hợp đặc biệt và những chơng
trình đặc biệt cho trẻ em bất bình thờng.
Nên sửa lại thành
Đ.S Nên có những lớp học đặc biệc cho các trẻ em bất
bình thờng.
Chúng ta thấy câu hỏi ban đầu có vẻ mơ hồ vì ngời đọc
không biết giáo viên muốn phải có những lớp đặc biệt, hay
chỉ cần những trờng đặc biệt mà không cần có những lớp đặc
biệt.

19

×