Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ứng dụng kế toán quản trị trong việc hỗ trợ ra quyết định kinh doanh tại công ty TNHH nhà nước một thành viên kinh doanh nước sạch nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN THỊ HOẠT

ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG VIỆC HỖ TRỢ RA
QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIÊN PHONG

HÀ NỘI – 2012


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ 2.0: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH
DOANH NƯỚC SẠCH NAM ĐỊNH
BẢNG 2.1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BẢNG 2.2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN
BẢNG 2.3: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN
BẢNG 2.4: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI
SƠ ĐỒ 3.0: TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN
BẢNG 3.1: BÁO CÁO CHI PHÍ BỘ PHẬN SẢN XUẤT


BẢNG 3.2: PHIẾU ĐĂNG KÝ LÀM THÊM GIỜ
SƠ ĐỒ 3.3: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
BẢNG 3.4: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
BẢNG 3.5: CHI PHÍ VẬT LIỆU THEO ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH
BẢNG 3.6: MẪU SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
BẢNG 3.7: MẪU SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
BẢNG 3.8: HỆ THỐNG MÃ CHI PHÍ
BẢNG 3.9: PHÂN LOẠI VẬT TƯ THEO NHÓM
BẢNG 3.10: BẢNG THEO DÕI HÀNG TỒN KHO
BANG 3.11: BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
BANG 3.12: HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH
BANG 3.13: TỔNG HỢP CÔNG SUẤT VÀ TIÊU HAO NƯỚC
BẢNG 3.14: DỰ TOÁN TIÊU THỤ
BẢNG 3.15: DỰ TOÁN SẢN XUẤT
BẢNG 3.16: DỰ TOÁN NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
BẢNG 3.17: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
BẢNG 3.18: DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
BẢNG 3.19: DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
BẢNG 3.20: DỰ TOÁN KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều
đã chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Thị Hoạt



LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tiên Phong, người thầy
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn!
Xin chân thành cảm ơn những cá nhân, tập thể đã hướng dẫn, giúp đỡ
và cộng tác với tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Đặc biệt là Khoa
Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Ban giám đốc, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Nhà nước Một
thành viên Kinh doanh Nước Sạch Nam Định, gia đình tôi và các bạn bè đồng
nghiệp.

Tác giả

Trần Thị Hoạt


LÝ LỊCH KHOA HỌC
(Dùng cho học viên cao học)

I. Sơ lược lý lịch:
ảnh 4x6
Họ và tên: Trần Thị Hoạt
Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 06 tháng 04 năm 1984
Nơi sinh(Tỉnh mới): Mỹ Trung – Mỹ Lộc – Nam Định
Quê quán: Mỹ Trung – Mỹ Lộc – Nam Định
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số nhà102 ngõ 114 đường Mạc Thị Bưởi phường

Thống Nhất – TP Nam Định tỉnh Nam Định.
Điện thoại NR: 03503.641777
Điện thoại di động: 0946676893
E-mail:
II. Quá trình đào tạo:
1. Đại học:
- Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: từ 10/2003 đến 06/2007
- Trường đào tạo: Đại Học Công Đoàn Hà Nội
- Ngành học: Quản Trị Kinh Doanh
Bằng tốt nghiệp đạt loại: Khá
2. Thạc sĩ:
- Hệ đào tạo: Thạc sĩ khoa học
Thời gian đào tạo: từ 10/2009 đến 04 /2012.
- Chuyên ngành học: Quản trị kinh doanh
- Tên luận văn: Ứng dụng kế toán quản trị trong việc hỗ trợ ra quyết định kinh doanh
tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên kinh doanh nước sạch Nam Định.
- Người hướng dẫn Khoa học: TS. Nguyễn Tiên Phong
3. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh Tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu
III. Quá trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học:
Thời gian
Từ 2008 - nay

Nơi công tác
Công việc đảm nhận
Trường Cao đẳng Nghề Kinh
Giáo viên
tế - Kỹ thuật Vinatex
Tôi cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật.
Ngày 20 tháng 03 năm2012

NGƯỜI KHAI KÝ

Trần Thị Hoạt


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

MỤC LỤC
Lời mở đầu:----------------------------------------------------------------------------------- 1
Chương 1: Lý luận chung về Kế toán quản trị và quyết định kinh doanh ----- 4
1.1. Tổng quan về Kế toán quản trị----------------------------------------------------- 4
1.1.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán quản trị -------------------- 4
1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị ------------------------------------------------ 4
1.1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị----------------------------------------------- 5
1.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán quản trị-------------------------------------------- 6
1.1.2 Đối tượng sử dụng và vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản
trị doanh nghiệp------------------------------------------------------------------------------ 7
1.1.2.1 Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị --------------------- 7
1.1.2.2 Vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị doanh nghiệp--- 7
1.1.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ----------------------- 8
1.1.3.1 Mối liên hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ---------------- 8
1.1.3.2 Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ------------- 8
1.1.4 Yêu cầu và kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị ------------ 9
1.1.4.1 Kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị ----------------------- 9
1.1.4.2 Các yêu cầu về thông tin kế toán quản trị ------------------------------ 10
1.2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ --------------- 11
1.2.1 Kế toán quản trị chi phí ------------------------------------------------------ 11
1.2.1.1 Phân loại chi phí ----------------------------------------------------------- 11

1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí--------------------------------------------- 15
1.2.1.3 Trung tâm chi phí ---------------------------------------------------------- 17
1.2.1.4 Phân tích chi phí- khối lượng- lợi nhuận ------------------------------- 18
1.2.1.5 Lập và phân tích các báo cáo quản trị ---------------------------------- 20
1.2.2 Kế toán quản trị hàng tồn kho ---------------------------------------------- 21
1.3 Quyết định quản trị ------------------------------------------------------------------- 22
1.3.1 Khái niệm và vai trò của quyết định quản trị ----------------------------- 22
1.3.2 Phân loại quyết định quản trị------------------------------------------------ 23


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

1.3.3 Quyết định ngắn hạn --------------------------------------------------------- 25
1.3.3.1 Khái niệm, đặc điểm và nội dung quyết định ngắn hạn -------------- 25
Tóm tắt chương 1:-------------------------------------------------------------------------- 29
Chương 2: Thực trạng tổ chức mô hình kế toán quản trị và việc ứng dụng
thông trin kế toán quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh ---------------- 30
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH nhà nước một thành viên kinh doanh nước
sạch Nam Định------------------------------------------------------------------------------ 30
2.1.1 Giới thiệu về công ty --------------------------------------------------------- 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty------------------------------ 32
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty------------------------------------ 32
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận -------------------------------- 33
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty------------------------------- 35
2.1.4 Cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn----------------------- 38
2.1.4.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản ------------------------- 38
2.1.4.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn --------------------- 40
2.1.4.3 Phân tích khả năng sinh lời ----------------------------------------------- 42

2.2 Thực trạng áp dụng kế toán quản trị tại công ty TNHH nhà nước MTV
kinh doanh nước sạch Nam Định ------------------------------------------------------- 43
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán ----------------------------------------------------- 44
2.2.2 Quản lý hệ thống chứng từ sổ sách----------------------------------------- 44
2.2.3 Công tác quản lý chi phí mua hàng ---------------------------------------- 44
2.2.4 Công tác quản trị hàng tồn kho --------------------------------------------- 45
2.2.5 Công tác quản trị chi phí bán hàng ----------------------------------------- 45
2.2.6 Công tác quản trị chi phí quản lý doanh nghiệp-------------------------- 45
2.2.7 Thông tin liên quan đến hệ thống giá thành------------------------------- 46
2.2.8 Hệ thống báo cáo quản trị -------------------------------------------------- 48
2.2.9 Thực trạng quá trình ra quyết định kinh doanh tại Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên Kinh doanh nước sạch Nam Định-------------------------- 48


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

2.2.9.1 Quy trình thu thập thông tin để ra quyết định các chỉ tiêu kinh
doanh tại Công ty ---------------------------------------------------------------------------- 48
2.2.9.2 Quy trình thu thập thông tin để ra quyết định thanh tra, kiểm tra
việc sử dụng tại nhà khách hàng ---------------------------------------------------------- 49
2.2.10 Nhận xét ---------------------------------------------------------------------- 49
2.3 Đánh giá chung và phân tích các nguyên nhân hạn chế việc vận dụng kế
toán quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh tại Công ty TNHH nhà
nước MTV kinh doanh nước sạch Nam Định ---------------------------------------- 50
2.3.1 Về công tác tổ chức, phân công phân nhiệm ----------------------------- 51
2.3.2 Về phần hành kế toán ------------------------------------------------------- 51
2.3.3 Nhận thức, vai trò------------------------------------------------------------ 52
2.3.4 Tình trạng thất thoát nước trong khâu vận chuyển đến tay người tiêu

dùng diễn ra thường xuyên mà chưa có biện pháp khắc phục ------------------------- 53
2.3.5 Nguyên nhân------------------------------------------------------------------ 53
2.3.5.1 Nguyên nhân chưa thực hiện tốt công tác phân tích chi phí---------- 53
2.3.5.2 Nguyên nhân chưa có được thông tin từ các báo cáo phân tích để
nhà quản trị ra quyết định ------------------------------------------------------------------ 54
2.3.5.3 Nguyên nhân của việc lựa chọn cách định giá sản phẩm ------------- 55
Tóm tắt chương 2:-------------------------------------------------------------------------- 56
Chương 3: Các giải pháp cơ bản để áp dụng kế toán quản trị trong việc ra
quyết định kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước MTV kinh doanh nước
sạch Nam Định------------------------------------------------------------------------------ 57
3.1 Quan điểm của việc vận dụng kế toán quản trị trong việc ra quyết định
kinh doanh ----------------------------------------------------------------------------------- 57
3.2 Cơ sở để xây dựng hệ thống kế toán quản trị ------------------------------------ 57
3.3 Các giải pháp để áp dụng kế toán quản trị trong việc ra quyết định kinh
doanh tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên kinh doanh nước sạch
Nam Định ------------------------------------------------------------------------------------ 59
3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán----------------------------------------------------- 59


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

3.3.2 Thiết lập trung tâm chi phí ------------------------------------------------- 62
3.3.3 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách tài khoản kế toán ----------------- 64
3.3.3.1 Tổ chức hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp ---------------------- 64
3.3.3.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ------------------------------------ 66
3.3.3.3 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán -------------------------------------- 70
3.3.3.4 Xây dựng hệ thống danh mục mã chi phí, mã khách hàng, mã sản
phẩm giúp cho việc trích lọc số liệu dễ dàng -------------------------------------------- 71

3.3.4 Kế toán quản trị chi phí ------------------------------------------------------ 74
3.3.4.1 Kế toán quản trị chi phí mua hàng--------------------------------------- 74
3.3.4.2 Kế toán quản trị chi phí bán hàng --------------------------------------- 76
3.3.4.3 Kế toán quản trị chi phí quản lý doanh nghiệp ------------------------ 77
3.3.5 Quản lý hàng tồn kho-------------------------------------------------------- 78
3.3.6 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP)-------- 80
3.3.7 Thiết lập hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định quản lý
thất thoát nước ------------------------------------------------------------------------------- 83
3.3.8 Lập dự toán ngân sách của công ty --------------------------------------- 84
3.3.8.1 Dự toán tiêu thụ sản phẩm ---------------------------------------------- 85
3.3.8.2 Dự toán sản xuất ---------------------------------------------------------- 87
3.3.8.3 Dự toán chi phí bán hàng ------------------------------------------------ 90
3.3.8.4 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp -------------------------------- 92
3.3.8.5 Dự toán kết quả sản xuất kinh doanh --------------------------------- 93
Tóm tắt chương 3:-------------------------------------------------------------------------- 96
Kết luận: ------------------------------------------------------------------------------------- 97
Tài liệu tham khảo: ------------------------------------------------------------------------ 99


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển và trên con đường hội nhập
để cùng hòa nhịp chung với nền kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, các doanh
nghiệp Việt nam cũng phải có những bước chuyển mình để tồn tại và phát triển,
trong đó, thay đổi cách quản lý cũ còn mang nặng nền kinh tế bao cấp để tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình là vô cùng quan trọng.

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt nhằm mở rộng thị
phần và nâng cao lợi nhuận thì kế toán không chỉ đơn thuần là các báo cáo tài
chính mà kế toán phục vụ cho công tác quản trị thực sự là một nhu cầu cần thiết
cho hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Để ra quyết định đúng đắn, các nhà quản trị phải có các thông tin liên
quan. Các thông tin này có thể được cung cấp trước, trong và sau khi tiến hành
hoạt động do nhu cầu của quản lý. Một trong những thông tin liên quan quan trọng
đó là thông tin kế toán. Người ta thường gọi kế toán là ngôn ngữ kinh doanh vì nó
cung cấp các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp cho
nhà quản lý, cho nhà đầu tư… Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt nam, thông tin kế
toán quản trị phục vụ cho mục đích quản lý vẫn chưa được phát huy tác dụng
nhiều và câu hỏi đang được đặt ra cho công tác kế toán quản trị (KTQT) là làm
cách nào để có thể đưa ra được những thông tin kế toán có độ tin cậy cao, kịp thời
cho các nhà quản trị?
Thông tư 53/2006/TT-BTC ra đời ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn
áp dụng KTQT trong doanh nghiệp đã cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các
chuyên viên kế toán có một gợi ý về công tác KTQT doanh nghiệp, nhưng vẫn
không tránh khỏi còn chung chung. Bởi vì, kế toán quản trị có tính đặc thù là phục
vụ nhu cầu quản trị của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, nó không có khuôn mẫu
chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Vì những lý do đó, tôi lựa chọn đề
tài: “Ứng dụng kế toán quản trị trong việc hỗ trợ ra quyết định kinh doanh tại

1


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

Công ty TNHH nhà nước MTV Kinh doanh nước Sạch Nam Định” làm nội

dung nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tạo các một bức tranh cụ thể về công
tác kế toán quản trị cho công ty, giúp công ty có thêm kiến thức để xây dựng, cải
thiện thiết kế hệ thống kế toán để nhằm cung cấp các thông tin kế toán hữu ích kịp
thời, có độ tin cậy cao cho các nhà quản trị ra các quyết định quản lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm coi kế toán chi phí là một bộ
phận không tách rời của kế toán quản trị, chính vì vậy, nghiên cứu về kế toán chi
phí chính là nghiên cứu một bộ phận của KTQT.
Vì mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trang bị kiến thức tốt hơn về công tác
kế toán quản trị cho công ty, và sâu xa hơn là giúp công ty có quyết định tốt hơn
để cải thiện tình trạng hiện nay.
Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là đi sâu vào các vấn đề:
Quản trị chi phí
Phương pháp tập hợp chi phí
Quản trị hàng tồn kho
Quyết định kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Công ty TNHH nhà nước MTV Kinh doanh nước Sạch Nam Định
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như: quan sát, tổng hợp, so sánh, phân
tích, thay thế liên hoàn kết hợp với việc sử dụng các bảng biểu số liệu minh hoạ để
làm sáng tỏ quan điểm của mình về vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra. Ngoài ra,
tác giả còn tổng hợp các kiến thức từ các môn học liên quan như kế toán, kiểm
toán, quản trị học, hệ thống thông tin quản lý… làm nền tảng để vận dụng kiến
thức vào đề tài phục vụ cho thực tiễn.

2



Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính:
- Chương 1: Lý luận chung về kế toán quản trị và quyết định kinh doanh
- Chương 2: Thực trạng tổ chức mô hình kế toán quản trị và việc ứng
dụng thông tin kế toán quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị và
ứng dụng thông tin kế toán quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài nghiên cứu này chắc hẳn có
nhiều thiếu sót và hạn chế. Để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có tính thực tế
cao hơn, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô; Công ty TNHH
nhà nước Một Thành Viên Kinh doanh nước Sạch Nam Định - đối tượng nghiên
cứu sử dụng đề tài; các bạn và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2012

3


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
VÀ QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán quản trị
1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Muốn hiểu về khái niệm kế toán quản trị, trước hết phải hiểu kế toán là gì? Có
rất nhiều các khái niệm về kế toán, tuy nhiên theo luật kế toán Việt nam thì: Kế toán
là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Cũng theo Luật kế toán Việt nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “Việc
thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản
trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật kế toán,
khoản 3, điều 4).
Ta có thể đi đến kết luận: “Kế toán quản trị là một công cụ chuyên ngành
kế toán nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, tổng hợp và
truyền đạt các thông tin hữu ích, giúp cho quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt
các chức năng lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định trong quản
lý”.
- Nhận diện: là sự ghi nhận và đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
nhằm có hành động kế toán thích hợp.
- Đo lường: là sự định lượng, gồm cả ước tính, các nghiệp vụ kinh tế đã
xảy ra hoặc dự báo các sự kiện kinh tế có thể xảy ra.
- Phân tích: là sự xác định nguyên nhân của các kết quả trên báo cáo và
mối quan hệ của các nguyên nhân đó với các sự kiện kinh tế.
- Tổng hợp: là sự liên kết các số liệu kế toán hay số liệu kế hoạch nhằm
trình bày thông tin một cách hợp lý, đồng thời đưa ra các kết luận rút ra từ các số
liệu đó.
- Truyền đạt: là sự báo cáo các thông tin thích hợp cho nhà quản trị (ban
giám đốc và các cấp lãnh đạo) và những người khác trong tổ chức.

4



Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

Theo thông tư 53/2006/TT-BTC, khái niệm về kế toán quản trị còn chi tiết
thêm: Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của
doanh nghiệp như: Chi phí từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản
phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí,
lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa
chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết
định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;...
nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế.
1.1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị
a) Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch
Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị là công cụ để kế toán giúp ban
quản trị lập kế hoạch. Lập kế hoạch là việc thiết lập và thông báo những công việc
cần thực hiện, những nguồn lực cần huy động, những con người phối hợp thực
hiện, thời gian thực hiện, những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt được để tổ chức
hướng về mục tiêu đã định. Trên cơ sở những ghi chép, tính toán, phân tích chi
phí, doanh thu, kết quả từng hoạt động..., kế toán quản trị lập các bảng dự toán
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dự toán ngân sách để cung cấp thông tin trong việc
phát họa dự kiến tương lai nhằm phát triển doanh nghiệp.
b) Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành.
Để đáp ứng thông tin cho chức năng tổ chức điều hành hoạt động của các
nhà quản trị, kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau
với các phương án khác nhau để nhà quản trị xem xét, ra quyết định đúng đắn nhất
trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các
mục tiêu đã vạch ra. Các thông tin để nhà quản trị thực hiện chức năng điều hành
cần phải kịp thời, liên quan đến thông tin về giá thành ước tính, thông tin về giá
bán, thông tin về lợi nhuận từ các phương án sản xuất kinh doanh. Những thông

tin này phải do kế toán đảm trách thu thập hàng ngày hoặc định kỳ.
c) Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát.

5


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

Để biết được kế hoạch đã được lập có khả thi hay không, cần phải so
sánh với thực tế. Kế toán sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin chênh
lệch giữa kế hoạch với thực tế, đồng thời dựa trên thực tế sẽ có những dự báo
để nhà quản trị kịp thời điều chỉnh, đảm bảo tiến độ kế hoạch, hướng hoạt động
của tổ chức về mục tiêu đã xác định.
d) Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.
Thông tin kế toán thường là nhân tố chính trong việc ra quyết định của nhà
quản trị. Điều này được thể hiện rất rõ qua bản chất của thông tin kế toán. Nó là
nguồn tin mang tính chính xác, kịp thời, hữu ích nhất so với thông tin từ những
lĩnh vực chuyên ngành khác. Nhà quản trị phải có sự lựa chọn hợp lý trong nhiều
phương án khác nhau để ra quyết định. Các quyết định trong một tổ chức có thể
ảnh hưởng ngắn hạn đến tổ chức hoặc có thể là các quyết định chiến lược ảnh
hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin và
phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Các thông tin này cũng có thể
diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ… để nhà quản trị có thể xử lý
nhanh chóng.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán quản trị
Theo thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006, nhiệm vụ của kế toán quản
trị là:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán

quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo
kế toán quản trị.
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết
định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

6


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

1.1.2. Đối tượng sử dụng và vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị
doanh nghiệp
1.1.2.1 Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị
Như chúng ta đã biết, thông tin kế toán tài chính chủ yếu để nhằm phục vụ
các đối tượng sử dụng có liên quan ở bên ngoài tổ chức. Còn thông tin kế toán
quản trị thì các nhà quản lý điều hành bên trong tổ chức là đối tượng sử dụng.
Các thông tin kế toán tài chính chỉ thực sự là thông tin cần thiết đối với
các nhà quản lý, nhưng thật sự chưa phải là đủ, đó chỉ là những thông tin về
quá khứ, những thông tin mà các nhà quản lý cần là để lập và thực hiện kế
hoạch, kiểm soát và ra những quyết định cho hiện tại và tương lai. Những
thông tin kế toán đó là kế toán quản trị.
Như vậy, đối tượng của kế toán quản trị là các nhà quản lý các cấp điều
hành các tổ chức, doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế còn chưa phát triển, kế toán quản trị chưa được quan
tâm, kế toán quản trị chỉ như là phụ so với kế toán tài chính. Nhưng, khi nền

kinh tế phát triển, kế toán quản trị ra đời như là một nhu cầu của nền kinh tế xã
hội, nhất là khi có sự tách rời quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp và
quyền quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị là cung cấp thông tin giúp các nhà
quản lý ra các quyết định, hoạch định chiến lược trong tương lai. Chính vì vậy,
kế toán quản trị không chỉ là một môn khoa học trong chuyên ngành kế toán thực
hiện việc ghi chép đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp... mà nó còn gắn liền
với chức năng quản trị. Vì vậy, nó thực sự là công cụ và những tài liệu quí giá
của các nhà quản trị. Tổ chức hoặc doanh nghiệp nào chưa có kế toán quản trị
hoặc chưa phát huy được vai trò của nó thì các quyết định về quản lý chỉ là cảm
tính, bản năng, sẽ mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

7


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

1.1.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
1.1.3.1 Mối liên hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hoặc các sự kiện kinh tế của doanh nghiệp, cả hai đều có yêu cầu định
lượng các kết quả sản xuất kinh doanh và đều nhằm thỏa măn hai mục tiêu cơ bản
của doanh nghiệp: Lợi nhuận và khả năng trả nợ. Vì vậy, cả hai đều quan tâm đến
thu nhập, chi phí, tài sản, nguồn vốn và quá trình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thực hiện các
chức năng hoạch định, kiểm soát. Trong hoạch định, kế toán quản trị sẽ sử dụng
các thông tin quá khứ để ước tính thu nhập và chi phí trong tương lai. Còn trong
kiểm soát, kế toán quản trị sẽ phân tích kết quả đạt được bằng cách so sánh giữa

thực tế với kế hoạch, từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết để kiểm soát tình hình
thu nhập và chi phí. Như vậy, số liệu của kế toán quản trị và kế toán tài chính có
sự nhất trí với nhau càng làm cho thông tin được cung cấp sẽ đáng tin cậy hơn.
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có mối liên hệ trách nhiệm của
các nhà quản lý. Kế toán quản trị biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các
cấp bên trong doanh nghiệp. Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của nhà quản
trị cấp cao nhất. Do vậy, người ta thường nói kế toán tài chính và kế toán quản trị
là hai mặt của một quân bài quản lý.
1.1.3.2 Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Theo Ray H.Garrison, tác giả của Managerial Accouting, có 8 điểm khác
nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính:
Kế toán quản trị

Kế toán tài chính

-Tập trung cung cấp dữ liệu cho nhu - Cung cấp thông tin cho bên ngoài (cổ
đông, công chúng…)

cầu nội bộ của quản lý.

- Nhấn mạnh hơn vào hoạt động và hiệu -Dựa vào các số liệu lịch sử
quả tương lai
- Không tuân theo các chuẩn mực kế -Tuân theo chặt chẽ các chuẩn mực kế
toán pháp lý mà theo chính sách và yêu toán và luật

8


Lô©n v¨n th¹c sü


Tr−êng §¹i häc BK -HN

cầu quản trị.
- Quan tâm nhiều đến tính thích hợp và -Dữ liệu phải khách quan và có thể
kiểm chứng

linh hoạt của dữ liệu

- Không quá chú trọng vào sự chính -Thông tin phải chính xác cao và chỉ thể
xác và quan tâm đến cả dữ liệu phi tiền hiện bằng tiền
tệ
- Tập trung nhiều vào các bộ phận hơn - Quan tâm ưu tiên vào toàn bộ tổ chức
là toàn bộ tổ chức
- Dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau -Dựa trên hệ thống kế toán thuần tuý
(kinh tế, tài chính, thống kê, tác nghiệp,
hành vi tổ chức)
- Không có tính bắt buộc

-Bắt buộc

1.1.4 Yêu cầu và kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị
1.1.4.1 Kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị
Ngoài các kỹ thuật nghiệp vụ của kế toán nói chung, kế toán quản trị còn sử
dụng một số kỹ thuật nghiệp vụ riêng để xử lý thông tin cung cấp cho yêu cầu của
họat động quản trị:
- Nhận diện và thiết kế thông tin: Để có thể cung cấp các thông tin kế toán cần
thiết, phù hợp cho các nhà quản trị, người làm công tác kế toán quản trị phải biết nhận
diện các thông tin cần thiết để thu thập và thiết kế chúng thành các báo cáo chính xác,
rõ ràng, dễ hiểu và nhanh nhất. Chẳng hạn đối với thông tin chi phí, kế tóan quản trị
phải nhận diện chi phí từ nhiều các góc độ khác nhau nhằm thiết kế các thông tin chi

phí sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị. Với cách phân lọai chi phí theo đối
tượng tập hợp chi phí, kế tóan quản trị có thể cung cấp các thông tin về chi phí cho
từng bộ phận, từng vùng, từng lọai hình kinh doanh, đánh giá trách nhiệm của các nhà
quản lý bộ phận…
Ngày nay, công tác kế toán được tiến hành nhờ các phần mềm kế toán giúp
cho việc thiết kế thông tin theo nhiều chiều càng trở nên thuận lợi, chỉ việc nhập

9


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

các thông tin kế toán một lần, phần mềm sẽ cho phép lấy dữ liệu theo nhiều chiều
đáp ứng yêu cầu khác nhau của nhà quản lý.
- Phân tích thông tin: Sau khi tập hợp và phân loại thông tin, kế toán phải
biết áp dụng các phương pháp phân tích để có thể kiểm soát thông tin, dự báo
được kết quả của hoạt động trong tương lai... Các phương pháp phân tích thường
được sử dụng như phương pháp so sánh, phương pháp xác định các nhân tố ảnh
hưởng...
- Thiết kế báo cáo: Từ các thông tin có được, tùy theo yêu cầu của nhà quản
trị và tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà nhân viên kế toán quản trị xây
dựng mẫu biểu đáp ứng vai trò tư vấn quản lý của kế toán quản trị đối với hoạt
động quản trị trong tổ chức.
- Truyền đạt thông tin dưới dạng mô hình, phương trình và đồ thị: Bên cạnh
việc cung cấp thông tin dưới dạng mẫu biểu, kế toán quản trị còn sử dụng các hình
thức mô hình, đồ thị để làm rõ hơn cho người sử dụng, nhất là đối với những thông
tin phản ánh xu hướng biến động hay phát triển của đối tượng đang nghiên cứu.
1.1.4.2 Các yêu cầu về thông tin kế toán quản trị

- Thông tin phải được ghi nhận đúng cách: Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải
trình bày đúng bản chất, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh giúp cho người sử dụng
thông tin kế toán có thể đưa ra các quyết định chính xác. Thông tin phải được ghi nhận
đúng cách có nghĩa là, đó là sự tuân thủ các nguyên tắc về ghi nhận, phương pháp tính
giá; quản lý hàng tồn kho; phương pháp khấu hao tài sản cố định; phương pháp phân
bổ chi phí...
- Thông tin phải kịp thời: Yêu cầu này đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp
phải kịp thời theo yêu cầu của nhà quản trị để giúp cho nhà quản trị có cái nhìn
tổng quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định
kịp thời nhằm mục tiêu tăng lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp;
- Thông tin phải đầy đủ và có hệ thống: yêu cầu thông tin cung cấp phải phản
ánh đầy đủ các mặt hoạt động của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để

10


Lụân văn thạc sỹ

Trờng Đại học BK -HN

ngi s dng thụng tin cú th ỏnh giỏ cỏc vn mt cỏch cú h thng v ton
din;
- Thụng tin phi thớch hp: Thụng tin k toỏn cung cp cũn cn phi thớch
hp vi nhng nhu cu ra cỏc quyt nh kinh t ca ngi s dng. Thụng tin
c coi l thớch hp khi phn ỏnh c cỏc s kin xy ra trong quỏ kh, ang
xy ra trong hin ti v xu hng s xy ra trong tng lai;
- Thụng tin di dng so sỏnh c: Cú ngha l ngi s dng phi cú
thụng tin ca nhiu k (k trc, k ny) phõn tớch xu hng bin ng, hoc cú
th so sỏnh vi cỏc doanh nghip khỏc trong cựng ngnh. Do ú, cỏc nghip v kinh
t phỏt sinh cựng bn cht cn c ghi nhn, x lý nht quỏn qua cỏc k k toỏn.

- m bo tớnh bo mt ca thụng tin: õy l mt trong nhng yờu cu
quan trng ca thụng tin k toỏn. Thụng tin k toỏn l kt qu ca mt quỏ trỡnh
x lý cỏc nghip v kinh t phỏt sinh trong k. Tựy theo tng i tng s
dng m thụng tin c cung cp s di cỏc dng khỏc nhau. Vỡ vy, ngoi
nhng yờu cu c th v cung cp thụng tin di dng bt buc theo qui nh
ca nh nc, cỏc thụng tin cung cp cho cỏc nh qun tr ra cỏc quyt nh
v qun lý tuy khụng bt buc, m theo yờu cu qun lý ca doanh nghip cng
phi c bo mt.
1.2 MT S NI DUNG C BN CA K TON QUN TR
1.2.1 K toỏn qun tr chi phớ
1.2.1.1 Phõn loi chi phớ
Chi phớ phỏt sinh trong sut quỏ trỡnh hot ng ca doanh nghip. i
vi mt doanh nghip sn xut, chi phớ phỏt sinh t khõu sn xut n khõu tiờu
th sn phm. Nhng i vi mt t chc thng mi thỡ chi phớ phỏt sinh t
khõu mua hng n khõu tiờu th. o lng v phn ỏnh chi phớ chớnh xỏc,
chi phớ c xem xột trờn nhiu gúc :

11


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

a) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là xác định rõ vai trò và chức
năng hoạt động của chi phí trong suốt quá trình hoạt động tại các doanh nghiệp và
cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính.
- Chi phí mua hàng là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình chuyển
quyền sở hữu hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm hai

phần: Giá mua hàng hóa và các chi phí liên quan đến quá trình thu mua hàng hóa.
Giá mua hàng hóa: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trên thị
trường hay là giá gốc của hàng hóa được mua vào ghi trên hóa đơn.
Chi phí thu mua hàng hóa: Là các chi phí liên quan tới quá trình mua hàng
hóa. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa để bán lại nhưng vì lý do nào đó
phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc
khả năng bán của hàng hóa thì tất cả các chi phí này gọi là chi phí thu mua hàng
hóa. Ngoài ra, các chi phí bảo hiểm hàng hóa, chi phí vận chuyển bốc xếp, tiền
thuê kho bãi, các khoản hao hụt tự nhiên phát sinh, và thuế nhập khẩu, cùng với
các chi phí trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu… được
gọi là chi phí thu mua hàng hóa.
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để đảm bảo việc
thực hiện đưa hàng hóa tới tay khách hàng bao gồm các chi phí như: chào hàng,
tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi, vận chuyển, bốc dỡ, đóng
gói hàng hóa, lương của nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định của
khâu bán hàng và những chi phí thuê kho bãi để dự trữ hàng hóa,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ các chi phí cần thiết liên quan
đến việc tổ chức hành chính, kế toán và các hoạt động văn phòng của doanh
nghiệp. Đó là các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi
phí văn phòng phẩm, công cụ lao động, chi phí thuê nhà, tiền thuê đất, thuế môn
bài, khấu hao tài sản cố định của bộ phận văn phòng…Các khoản chi phí không
thể phân loại là chi phí bán hàng.

12


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN


b) Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
Trước hết, các nhà quản trị cần phải hiểu thế nào là cách ứng xử của chi
phí? Đó là mức độ thay đổi hay phản ứng của chi phí diễn ra khi hoạt động sản
xuất kinh doanh thay đổi. Mục tiêu của phương pháp phân loại này là giúp các nhà
quản trị hiểu rõ hơn về sự thay đổi của chi phí trong việc thực hiện các phương án
khác nhau để nhằm có những quyết định đúng đắn, tránh được những thất bại.
Theo cách phân loại này, chi phí gồm có ba loại:
- Biến phí: Là biểu hiện bằng tiền cuả những nguồn lực tiêu hao thay đổi
theo mức độ hoạt động. Khi hoạt động bằng không thì biến phí bằng không, nhưng
khi hoạt động tăng gấp đôi thì số tiền biểu hiện của biến phí cũng tăng gấp đôi và
ngược lại. Tuy nhiên, biến phí tính trên một đơn vị sản phẩm thì không thay đổi,
nhưng chỉ có thay đổi khi có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Biến phí thường
gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí bao bì, đóng gói sản phẩm... Phương trình biểu diễn biến phí:
Y=bx
Với: Y: Biến phí
x: Mức hoạt động
b: Biến phí tính cho một đơn vị hoạt động
Xét về tính chất tác động, biến phí được chia làm hai loại: Biến phí tỷ lệ và
biến phí cấp bậc.
Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến
động của mức hoạt động căn cứ. Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chi phí như: Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí hàng hóa mua để bán,
hoa hồng bán hàng…
Biến phí cấp bậc: Là loại biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động căn
cứ nhiều và rõ ràng. Biến phí cấp bậc không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay
đổi ít. Điều đó có nghĩa là biến phí cấp bậc thay đổi khi quan hệ tỷ lệ thuận với
mức độ hoạt động nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp. Đường biểu diễn của

13



Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

biến phí cấp bậc không có dạng đường thẳng như biến phí tỷ lệ mà có dạng bậc
thang.
Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như: Chi phí nhân công gián
tiếp, chi phí bảo trì máy móc….Mục tiêu của việc nghiên cứu biến phí cấp bậc
giúp các nhà quản trị nắm được khả năng cung ứng nguồn lực của từng bậc để
tránh việc huy động quá nhiều các nguồn lực so với nhu cầu, gây lãng phí.
- Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi trong phạm vi phù hợp, nhưng tính trên một đơn vị hoạt động căn cứ thì
thay đổi. Phạm vi phù hợp là phạm vi được qui định bằng mức hoạt động tối thiểu
và mức hoạt động tối đa của doanh nghiệp, hay có thể nói là phụ thuộc vào qui mô
hoạt động của doanh nghiệp, mà qui mô hoạt động có thể xét dưới nhiều góc độ
như: khối lượng sản phẩm sản xuất, địa bàn hoạt động, … Khi mức hoạt động phát
triển vượt quá phạm vi phù hợp thì định phí buộc phải thay đổi để phù hợp. Điều
này, có thể hiểu như việc phải tăng thêm đầu tư trang thiết bị, máy móc… để đáp
ứng nhu cầu tăng của mức hoạt động.
Như vậy, khi mức hoạt động tăng, giảm trong phạm vi phù hợp thì tổng
định phí không thay đổi. Định phí gồm những khoản như chi phí khấu hao máy
móc, thiết bị, tiền thuê văn phòng, bảo hiểm, quảng cáo…
Có hai loại định phí: Định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.
Định phí bắt buộc: Là những loại định phí mà nhà quản lý không dễ cắt giảm
khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi hoặc thậm chí hoạt động sản xuất
kinh doanh bị gián đoạn. Loại chi phí này thường có bản chất lâu dài vì chúng liên
quan đến năng lực sản xuất hay cấu trúc cơ bản của tổ chức. Ví dụ như chi phí liên
quan đến khấu hao tài sản cố định, chi phí để bảo trì một dây chuyền sản xuất…Vì

vậy, các quyết định thay đổi về định phí bắt buộc là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên,
trong những điều kiện hoàn cảnh thay đổi, các nhà quản trị cần có những quyết
định khôn ngoan để giảm chi phí cho doanh nghiệp khi mà khoản định phí không
còn hữu hiệu nữa.

14


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

Định phí không bắt buộc hay còn gọi là định phí tùy ý: Là những khoản định
phí mà nhà quản trị có thể quyết định mức độ hoặc thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch
hàng năm. Ví dụ như: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, nghiên cứu và
phát triển….
- Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí
và định phí. Ở mức hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của
định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí. Nếu việc phân tích này
được thực hiện một cách cẩn thận thì sẽ cho phép việc lập kế hoạch, kiểm soát trở
nên chính xác hơn trong các điều kiện cụ thể. Có ba phương pháp phân tích chi phí
hỗn hợp thành biến phí và định phí, đó là phương pháp cực đại - cực tiểu, phương
pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé nhất.
- Số dư đảm phí: hay còn gọi là giá trị đóng góp (Contribution margin CM) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí khả biến. Nó là một chỉ
tiêu đo lường khả năng trang trải các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp (Edmonds et al., 2002)
CM = TR - VC
Nếu số dư đảm phí không trang trải đủ các chi phí cố định công ty sẽ bị lỗ,
nếu trang trải vừa đủ các chi phí cố định thì công ty sẽ hoà vốn. Khi số dư đảm phí
lớn hơn tổng các chi phí cố định, có nghĩa rằng công ty hoạt động có lợi nhuận.

Lợi nhuận được tính bằng cách lấy số dư đảm phí trừ cho các chi phí cố định.
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí
a) Phương pháp trực tiếp
Đối với tổ chức mà chi phí phát sinh liên quan đến một đối tượng chịu chi
phí thì kế toán chi phí có thể sử dụng phương pháp phân bổ trực tiếp. Theo
phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối
tượng đó.
b) Phương pháp phân bổ
Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí phù hợp với từng
loại hình chi phí:

15


Lô©n v¨n th¹c sü

Tr−êng §¹i häc BK -HN

- Phương pháp truyền thống: Đối với tổ chức mà chi phí phát sinh liên quan
đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì kế toán chi phí ngoài việc có thể sử dụng
phương pháp phân bổ chi phí trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc, chi phí còn được
phân bổ cho nhiều đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức: Doanh thu, sản lượng, diện
tích sử dụng…
- Phương pháp phân bổ dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing ABC):
Kế toán chi phí theo phương pháp truyền thống có thể dẫn đến kết quả là
phản ánh giá thành sản phẩm hoặc lợi nhuận của loại hình kinh doanh không chính
xác do sử dụng các tiêu thức phân bổ gián tiếp và chỉ sử dụng một hoặc hai tiêu
thức để phân bổ. Vì vậy, ngày nay ở các nước, một phương pháp phân bổ mới đã
được áp dụng. Đó là phương pháp phân bổ dựa trên hoạt động. Theo phương pháp
này chi phí cho các nguồn lực gián tiếp sẽ được quy tập trên các hoạt động được

tạo ra từ các nguồn lực đó, sau đó được phân bổ vào các sản phẩm, dịch vụ, hay
đối tượng tạo ra các hoạt động đó thông quá kích tố chi phí (cost driver).
Hệ thống phân bổ chi phí theo hoạt động hoàn toàn có thể áp dụng được với
các doanh nghiệp thương mại và các công ty dịch vụ: “Mặc dù hệ thống phân bổ chi
phí theo hoạt động có nguồn gốc từ các công ty sản xuất, nhưng ngày nay, nhiều các
tổ chức dịch vụ đang áp dụng rất hiệu quả hình thức phân bổ này. Trong thực tế, cấu
trúc thực sự của mô hình ABC là hầu như áp dụng rất tốt cho cả hai loại công ty
này, hệ thống ABC tập trung vào phần “dịch vụ” của các công ty này, không tập
trung vào phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp của quá trình
sản xuất – quá trình mua hàng, lập kế hoạch, kiểm định, thiết kế, hỗ trợ sản phẩm và
các quá trình giao dịch và xử lý đơn đặt hàng. Nói chung, mô hình chi phí dựa trên
hoạt động là áp dụng lý tưởng cho các công ty dịch vụ, thậm chí hơn cả các công ty
sản xuất”. “Although ABC had its origins in manufacturing companies, many
service organizations today are obtaining great benefits from this approach as well.
In pratice, the actual construction of an ABC model is virtually identical for both
types of companies, the ABC system focuses on the “service” component of

16


×