Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình thuộc tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------

TRẦN SONG HÀO

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU
KHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------

TRẦN SONG HÀO

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH
THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ
THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐẠI THẮNG


Hà Nội – Năm 2014


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý dự án các công trình thuộc Tổng công ty Cổ phần Dịch
vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học độc lập.
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, đƣợc trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công
trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, các trang web, …
Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ cơ sở lý luận
và quá trình nghiên cứu thực tiễn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Học viên

Trần Song Hào

Trang 1


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án
các công trình thuộc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt
Nam” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm
theo học chƣơng trình cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trƣờng Đại
học Bách khoa Hà Nội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên
tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Nguyễn Đại Thắng thuộc Viện
Kinh tế và Quản lý - Trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo
và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này.
Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Viện Kinh tế và Quản lý đã
đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kinh tế và
Quản lý - Trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội, lãnh đạo và các anh chị đang công tác
tại Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đã tạo điều kiện và
thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng.
Tác giả

Trần Song Hào

Trang 2


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ 7
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 9
1.

Sự cần thiết thực hiện đề tài............................................................................................ 9

2.

Mục đích nghiên cứu đề tài............................................................................................. 9

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 10

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10

5.

Nội dung của luận văn .................................................................................................. 10

CHƢƠNG 1 ......................................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ................................. 11
1.1 Tổng quan về hoạt động đầu tƣ .................................................................................... 11
1.1.1 Khái niệm về đầu tƣ ............................................................................................... 11
1.1.2 Vai trò của hoạt động đầu tƣ.................................................................................. 11
1.1.3 Các đặc điểm của hoạt động đầu tƣ ....................................................................... 12

1.2 Tổng quan về dự án đầu tƣ ........................................................................................... 14
1.2.1 Khái niệm dự án đầu tƣ ......................................................................................... 14
1.2.2 Đặc trƣng của dự án đầu tƣ .................................................................................... 14
1.2.3 Phân loại dự án đầu tƣ ........................................................................................... 15
1.2.3.1 Theo quy mô và tính chất ............................................................................. 15
1.2.3.2 Theo nguồn vốn đầu tư ................................................................................. 17
1.2.4 Chu trình dự án đầu tƣ ........................................................................................... 18
1.2.4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........................................................................... 18
1.2.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án............................................................................ 19
1.2.4.3 Giai đoạn kết thúc dự án .............................................................................. 20
1.3 Quản lý dự án đầu tƣ ..................................................................................................... 21
1.3.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tƣ............................................................................. 21
1.3.2 Các chức năng của Quản lý dự án đầu tƣ .............................................................. 22
1.3.3 Sự cần thiết của công tác quản lý dự án ................................................................ 23
1.3.4 Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tƣ ......................................................................... 24

Trang 3


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN
1.3.4.1 Quản lý thời gian và tiến độ dự án............................................................... 25
1.3.4.2 Quản lý chi phí dự án ................................................................................... 27
1.3.4.3 Quản lý chất lượng dự án............................................................................. 29
1.3.4.4 Mối quan hệ giữa chi phí – chất lượng – thời gian trong quản lý dự án ..... 30
1.3.5 Chu trình quản lý dự án ......................................................................................... 31
1.3.5.1 Lập và thẩm định dự án................................................................................ 31
1.3.5.2 Đấu thầu và ký kết ........................................................................................ 32
1.3.5.3 Chuẩn bị thi công ......................................................................................... 32
1.3.5.4 Thi công ........................................................................................................ 32
1.3.5.5 Nghiệm thu, bàn giao và kết toán................................................................. 33

1.3.5.6 Bảo hành sau thi công .................................................................................. 33
1.3.6 Các hình thức tổ chức quản lý dự án ..................................................................... 33
1.3.6.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án .............................................................. 33
1.3.6.2 Chìa khóa trao tay ........................................................................................ 34
1.3.6.3 Chủ nhiệm điều hành dự án ......................................................................... 35
1.3.6.4 Tự thực hiện ................................................................................................. 36
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự án ...................................................... 36
1.4.1 Các yếu tố bên ngoài ............................................................................................. 36
1.4.1.1 Môi trường kinh tế........................................................................................ 36
1.4.1.2 Môi trường chính trị pháp luật .................................................................... 37
1.4.1.3 Môi trường văn hoá xã hội ........................................................................... 38
1.4.1.4 Môi trường tự nhiên ..................................................................................... 38
1.4.2 Các yếu tố bên trong .............................................................................................. 38
1.4.2.1 Quy mô của dự án đầu tư ............................................................................. 38
1.4.2.2 Hình thức quản lý dự án đầu tư ................................................................... 39
1.4.2.3 Năng lực của chủ đầu tư .............................................................................. 39
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................... 41
PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM ..................................................... 41
2.1 Giới thiệu tổng quát về Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. 41
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty ........................................... 41

Trang 4


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động ................................................................................................ 42
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty PTSC ................................................................ 42
2.1.4 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty PTSC ........................................................ 45

2.2 Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tƣ của Tổng công ty PTSC................................... 47
2.2.1 Hình thức tổ chức quản lý dự án của Tổng công ty PTSC .................................... 47
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án ......................................................... 48
2.2.3 Mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án ................................................................ 50
2.2.3 Nguồn lực của Ban QLDA .................................................................................... 55
2.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án tại Ban QLDA .................................. 56
2.3.1 Kết quả thực hiện các dự án tại Ban QLDA .......................................................... 56
2.3.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá công tác QLDA ................................... 57
2.2.3 Phân tích công tác quản lý dự án tại Ban QLDA .................................................. 60
2.2.3.1 Công tác chuẩn bị đầu tư ............................................................................. 60
2.2.3.2 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư ........................................... 62
2.2.3.3 Công tác đấu thầu ........................................................................................ 66
2.2.3.4 Công tác quản lý thi công ............................................................................ 72
2.2.3.5 Công tác nghiệm thu, bàn giao và quyết toán .............................................. 78
2.2.3.6 Công tác bảo hành sau khi dự án hoàn thành.............................................. 84
2.2.4 Đánh giá công tác quản lý dự án của Ban QLDA ................................................. 85
2.2.4.1 Ưu điểm ........................................................................................................ 85
2.2.4.2 Hạn chế ........................................................................................................ 86
2.2.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên .............................................................. 87
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 89
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................... 90
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ
VIỆT NAM .......................................................................................................................... 90
3.1 Định hƣớng phát triển của Tổng công ty PTSC ........................................................... 90
3.1.1 Định hƣớng phát triển của Tổng công ty PTSC. ................................................... 90
3.1.2 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình trong thời gian tới của Tổng công ty PTSC
............................................................................................................................... 92

Trang 5



Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình thuộc Tổng
công ty PTSC ................................................................................................................ 92
3.2.1 Nâng cao hiệu lực quản lý của Ban QLDA ........................................................... 93
3.2.1.1 Cấu trúc lại tổ chức bộ máy quản lý của Ban QLDA .................................. 93
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng nhân lực của Ban QLDA ........................................... 94
3.2.1.3 Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên Ban QLDA .................. 95
3.2.1.4 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin ...................................................... 95
3.2.2 Hoàn thiện quy trình công việc QLDA ................................................................. 97
3.2.2.1 Đối với công tác khảo sát ............................................................................. 97
3.2.2.2 Đối với công tác lập dự án đầu tư................................................................ 99
3.2.2.3 Đối với công tác lựa chọn nhà thầu ........................................................... 102
3.2.2.4 Đối với công tác quản lý thi công .............................................................. 103
3.2.2.5 Đối với công tác quản lý tiến độ thi công .................................................. 104
3.2.2.6 Đối với công tác nghiệm thu và bàn giao .................................................. 107
3.2.2.7 Đối với công tác quản lý chi phí ................................................................ 107
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 109
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 110

Trang 6


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ

Ý nghĩa


ODA

Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

FDI

Foreign Direct Investment (Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài)

WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)
Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

PTSC
Ban QLDA

Ban quản lý dự án Đầu tƣ Xây dựng PTSC
Quản lý dự án

QLDA
FSO/FPSO

Dịch vụ kho chứa nỗi và xuất dầu thô

ROV

Dịch vụ kháo sát công trình ngầm

WBS


Work Breakdown Structure (Cơ cấu phân tách công việc)

CPM

Phƣơng pháp sơ đồ mạng

PERT

Phƣơng pháp tiến độ xác suất

MS Project

Quản lý thời gian và tiến độ dự án

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Phân loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình

1.2

Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tƣ


19

2.1

Các chỉ tiêu tài chính hợp nhất qua các năm 2008-2012

46

2.2

Cơ cấu lao động của Ban QLDA

55

2.3

Các dự án thực hiện hiện trong giai đoạn 2007-2012

2.4

Tiến độ các công trình

57

2.5

Chất lƣợng các công trình

58


2.6

Dự toán các công trình

59

2.7

Lƣu đồ Quy trình công tác chuẩn bị đầu tƣ

60

2.8

Lƣu đồ Quy trình công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ

62

Trang 7

15-17

56-57


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

2.9


Lƣu đồ Quy trình công tác đấu thầu

66

2.10

Lƣu đồ Quy trình công tác quản lý thi công

72

2.11

Lƣu đồ Quy trình công tác nghiệm thu, bàn giao và quyết toán

3.1

Sơ đồ tổng hợp quản lý dự án ứng dụng WBS

78-79
105

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1


Các giai đoạn của chu trình dự án đầu tƣ

18

1.2

Quy trình quản lý thời gian và tiến độ

26

1.3

Quy trình quản lý chi phí dự án

28

1.4

Quy trình quản lý chất lƣợng

30

1.5

Hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý

34

1.6


Hình thức chìa khóa trao tay

35

1.7

Hình thức quản lý dự án chủ nhiệm điều hành dự án

35

2.1

Mô hình tổ chức của Tổng công ty PTSC

43

2.2

Quy trình phối hợp giữa Chủ đầu tƣ với Nhà thầu

47

2.3

Sơ đồ tổ chức Ban quản lý dự án Đầu tƣ Xây dựng PTSC

50

Trang 8



Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết thực hiện đề tài
Đầu tƣ phát triển đƣợc coi là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và

là chìa khóa của sự tăng trƣởng đối với mỗi quốc gia. Đồng thời, đầu tƣ phát triển
cũng quyết định sự ra đời và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Mỗi một dự án đầu tƣ thành công sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho doanh
nghiệp nói riêng cũng nhƣ nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ phát triển là một hoạt động mang tính phức
tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị một cách cẩn thận, nghiêm túc. Điều này có nghĩa là
mọi công cuộc đầu tƣ đều phải đƣợc thực hiện theo dự án thì mới đạt đƣợc hiệu quả
mong muốn.
Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa
học kỹ thuật và kinh tế xã hội, các nƣớc đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp
của bản thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình
này, các tập đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng những dự
án công trình có quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lƣợng tốt. Dự án đã trở thành phần
cơ bản của cuộc sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không
ngừng nâng cao về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tƣ dự án cũng yêu cầu
ngày càng cao đối với chất lƣợng dự án. Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan
trọng quyết định sự tồn tại của dự án.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đầu tƣ, sự cần thiết phải đầu tƣ theo dự
án, ảnh hƣởng của công tác quản lý dự án. Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích và đề
xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình thuộc Tổng

công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ ngành
Quản trị kinh doanh.
2.

Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về quản lý đầu tƣ

xây dựng trong các doanh nghiệp. Vận dụng cơ sở lý thuyết đó để phân tích thực
trạng quản lý dƣ án đầu tƣ xây dựng của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật

Trang 9


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

Dầu khí Việt Nam những năm vừa qua. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ
thuật Dầu khí Việt Nam.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến

công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Phƣơng hƣớng chiến lƣợc phát triển của
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam và các giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào tình hình công tác
Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu
khí Việt Nam trong thời gian qua.
4.


Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: Phƣơng

pháp duy vật biện chứng và tƣ duy lôgíc; Phƣơng pháp thống kê mô tả; Phƣơng
pháp phân tích chi phí - hiệu quả; Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp số liệu … để thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
5.

Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ

sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
Chƣơng 2: Phân tích công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Tổng
công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam.

Trang 10


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ

1.1
1.1.1


Tổng quan về hoạt động đầu tƣ
Khái niệm về đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng: là hoạt động sử dụng các tài nguyên trong một thời

gian tƣơng đối dài nhằm thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội, là sự hy sinh các
nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu đƣợc các kết quả, thực
hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai. Các nguồn lực sử dụng có thể
là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt đƣợc
có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và các
nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế
và cho toàn xã hội.
Đối với các doanh nghiệp: hiểu đơn giản đầu tƣ là việc bỏ vốn kinh doanh
để mong thu đƣợc lợi nhuận trong tƣơng lai.
Trên quan điểm xã hội: đầu tƣ là hoạt động bỏ vốn phát triển từ đó thu đƣợc
các hiệu quả kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia. Hoạt động đầu tƣ (gọi tắt
là đầu tƣ) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên
nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Xuất phát
từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tƣ, có thể có những cách hiểu
khác nhau về đầu tƣ.
1.1.2

Vai trò của hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân được

thể hiện ở các mặt sau:
- Đầu tƣ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và là một
hoạt động cơ bản thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho mọi thành viên trong xã hội.
- Đầu tƣ có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các

vùng lãnh thổ, đƣa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo,
Trang 11


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính
trị,…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy
các vùng khác cùng phát triển. Đồng thời hình thành nên các nghành sản xuất
mới, làm tiền đề cho việc chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
-

Đầu tƣ tạo ra hoặc đƣa vào áp dụng công nghệ mới thúc đẩy tăng năng

suất lao động và chất lƣợng sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân.
Đầu tư tạo ra sự ra đời tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ:
-

Để tạo dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào

đều phải cần xây dựng nhà xƣởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy
móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí
khác gắn liền với các hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất - kỹ thuật
vừa tạo ra. Các hoạt động chính là hoạt động đầu tƣ đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ đang tồn tại. Sau một thời gian hoạt động các cơ sở vật chất - kỹ
thuật bị hao mòn hƣ hỏng, để duy trì đƣợc sự hoạt động bình thƣờng cần định kỳ
tiến hành sửa chữa mới hoặc thay mới các cơ sở vật chất - kỹ thuật đã hƣ hỏng, hao
mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng cho nền sản xuất xã hội, phải mua sắm

các trang thiết bị mới thay cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải
đầu tƣ.
- Đối với các tổ chức phi lợi nhuận (hoạt động không để thu lợi nhuận cho
bản thân mình) đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn
định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thƣờng xuyên. Tất
cả các hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tƣ.
1.1.3

Các đặc điểm của hoạt động đầu tư
Để làm rõ hơn nội dung khái niệm hoạt động đầu tƣ và phân biệt hoạt động

đầu tƣ với các hoạt động khác, đồng thời để thấy rõ yêu cầu và nội dung thẩm định
dự án chúng ta đi sâu vào phân tích các đặc trƣng của hoạt động đầu tƣ:
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là trên
phương diện tài chính
Trang 12


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

- Để thực hiện đầu tƣ trƣớc hết cần có vốn. Vốn là nguồn lực sinh lợi đƣợc
thể hiện dƣới các hình thức khác nhau và có thể quy đổi về tiền tệ, vì vậy các quyết
định về đầu tƣ thƣờng xem xét từ phƣơng diện tài chính (số vốn bỏ ra là bao nhiêu,
có khả năng thu hồi vốn không, mức sinh lợi là bao nhiêu …).
- Trên thực tế, các quyết định đầu tƣ thƣờng đƣợc cân nhắc bởi sự hạn chế
về ngân sách (Nhà nƣớc, địa phƣơng, cá nhân) và luôn đƣợc xem xét từ những khía
cạnh tài chính nói trên. Hiện nay các dự án khả thi về các phƣơng diện khác (kinh tế
xã hội) nhƣng không khả thi về phƣơng diện tài chính cũng khó có thể thực hiện.
Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài
- Thời gian từ khi bắt đầu đầu tƣ cho đến khi các thành quả của công cuộc

đầu tƣ đó phát huy tác dụng đem lại lợi ích phải đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều
biến động xảy ra. Đặc điểm này ảnh hƣởng đến các dự tính (vốn đầu tƣ, nhân lực…)
nên chịu một xác xuất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố. Chính điều này là một
trong những vấn đề quam trọng cần phải tính đến trong nội dung phân tích, đánh giá
của quá trình thẩm định dự án.
Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt
và lợi ích trong tương lai
- Về một phƣơng diện nào đó đầu tƣ là sự hy sinh lợi ích hiện tại để
đánh đổi lấy lợi ích tƣơng lai nên luôn có sự cân nhắc. Nhà đầu tƣ chỉ mong
muốn và chấp nhận đầu tƣ trong điều kiện lợi ích thu đƣợc trong tƣơng lai lớn
hơn lợi ích họ tạm thời phải hy sinh (không tiêu dùng hoặc không đầu tƣ vào nơi
khác).
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang nặng rủi ro
- Những đặc điểm nói trên đặt ra cho ngƣời phân tích, đánh giá đầu tƣ
chẳng những phải quan tâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phƣơng
pháp, cách thức đo lƣờng, đánh giá để có những kết luận giúp cho việc lựa chọn
và đƣa ra quyết đầu tƣ một cách có căn cứ. Vì vậy để đảm bảo cho mọi dự án
đầu tƣ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị.
Sự chuẩn bị này đƣợc thể hiện trong việc lập dự án đầu tƣ, có nghĩa là phải thực
hiện đầu tƣ theo dự án đã đƣợc soạn thảo với chất lƣợng tốt.
Trang 13


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

1.2
1.2.1

Tổng quan về dự án đầu tƣ
Khái niệm dự án đầu tư

Có nhiều cách định nghĩa dự án đầu tƣ. Tùy theo mục đích mà nhấn mạnh

một khía cạnh nào đó:
- Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Dự án là tổng thể những chính
sách, hoạt động về chi phí có liên quan với nhau đƣợc thiết kế nhằm đạt đƣợc
những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”.
- Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu: Dự án là tập hợp
những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tƣợng nhất
định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng
của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
- Theo Luật đầu tư: Dự án là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn
để tiến hành đầu tƣ trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian cụ thể.
- Khái niệm khác: Dự án là nỗ lực lớn và phức tạp đƣợc tạo thành bởi
nhiều công việc có liên quan lẫn nhau, nhằm hoàn thành trong một thời gian xác
định một tập hợp các mục tiêu đã định trƣớc, với kế hoạch và nguồn lực đã đƣợc
xác định rõ.
Tóm lại, dự án đầu tƣ là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu mong muốn bằng phƣơng pháp và phƣơng tiện cụ thể trong một
khoảng thời gian xác định.
1.2.2

Đặc trưng của dự án đầu tư
Mang tính chất tạm thời: có vòng đời giới hạn với các đặc tính ở các giai

đoạn khác nhau.
Có tính duy nhất: mỗi dự án có một mục tiêu, nhiệm vụ, con ngƣời, lịch
trình, vấn đề khác nhau.
Có mục tiêu rõ ràng xác định cụ thể.
Là một tập hợp phức tạp các hoạt động phức tạp với sự tham gia của nhiều
ngƣời, tổ chức với nhiều chức năng khác nhau.

Là một thực thể đƣợc tạo mới, xuất hiện lần đầu.

Trang 14


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

Bao gồm những thay đổi và rủi ro do bản thân dự án hoặc do môi trƣờng
bên ngoài.
Phân loại dự án đầu tư

1.2.3

Có rất nhiều cách phân loại dự án đầu tƣ, tùy theo mục đích và phạm vi
xem xét.
1.2.3.1 Theo quy mô và tính chất
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng công trình thì các dự án xây dựng công trình đƣợc phân loại nhƣ sau:
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trƣơng đầu tƣ,
các dự án còn lại đƣợc phân thành 3 nhóm A, B, C
Bảng 1.1 - Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
STT

Loại dự án đầu tƣ xây dựng công trình

Tổng mức đầu

Theo Nghị quyết

Dự án quan trọng quốc gia


số 6/2006/QH11
của Quốc hội

I

Nhóm A
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo

1

vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có
ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

2

Không kể mức
vốn

Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: sản xuất chất độc

Không kể mức

hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

vốn

Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi
3


măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự
án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đƣờng

Trên 1.500 tỷ
đồng

sắt, đƣờng quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
4

Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao

Trên 1.000 tỷ

thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nƣớc và công trình hạ đồng

Trang 15


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin,
điện tử, tin học, hoá dƣợc, thiết bị y tế, công trình cơ khí
khác, sản xuất vật liệu, bƣu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ,
5

sành sứ, thuỷ tinh, in, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên

Trên 700 tỷ


nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,

đồng

chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo
6

dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác

Trên 500 tỷ

(trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể

đồng

thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
II

Nhóm B
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi

1

măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự
án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đƣờng

Từ 75 đến 1.500

tỷ đồng

sắt, đƣờng quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao
thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nƣớc và công trình
2

hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin,
điện tử, tin học, hoá dƣợc, thiết bị y tế, công trình cơ khí

Từ 50 đến 1.000
tỷ đồng

khác, sản xuất vật liệu, bƣu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in,
3

vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ

Từ 40 đến 700
tỷ đồng

sản.
4

Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo

Từ 30 đến 500


dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác

tỷ đồng

Trang 16


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

(trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể
thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
III

Nhóm C
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi

1

măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự
án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đƣờng

Dƣới 75 tỷ đồng

sắt, đƣờng quốc lộ). Các trƣờng phổ thông nằm trong quy
hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao
thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nƣớc và công trình
2


hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, Dƣới 50 tỷ đồng
điện tử, tin học, hoá dƣợc, thiết bị y tế, công trình cơ khí
khác, sản xuất vật liệu, bƣu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ,

3

sành sứ, thuỷ tinh, in, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,

Dƣới 40 tỷ đồng

chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo
4

dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác
(trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể

Dƣới 30 tỷ đồng

thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
(Nguồn: Nghị định 12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình)
1.2.3.2 Theo nguồn vốn đầu tư
Vốn trong nước:
- Vốn ngân sách Nhà nƣớc
- Vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của
Nhà nƣớc.
- Vốn đầu tƣ phát triển của các doanh nghiệp nhà nƣớc


Trang 17


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

- Vốn khác bao gồm cả vốn tƣ nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn
vốn
Vốn ngoài nước:
- Vốn vay nƣớc ngoài của Nhà nƣớc, viện trợ, ODA
- Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài (FDI)
- Vốn của các tổ chức quốc tế.
1.2.4

Chu trình dự án đầu tư
Các giai đoạn trong chu trình dự án có thể mô tả theo sơ đồ sau (sơ đồ 1.1):
Sơ đồ 1.1 – Các giai đoạn của chu trình dự án đầu tư

(Nguồn: Bài giảng Quản lý dự án – TS Phạm Thị Thu Hà)
1.2.4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Còn đƣợc gọi là giai đoạn tiền dự án, nhằm xác định chính xác kết quả
mong đợi từ dự án, đƣợc thể hiện trong bản hợp đồng. Đây là cơ sở để thực hiện
cam kết giữa chủ dự án và giám đốc dự án. Kết quả của giai đoạn này là quyết định
nên bắt đầu thực hiện dự án. Giai đoạn chuẩn bị bao gồm:
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư (nhận dạng dự án, xác định dự án): Đây là
những ý tƣởng ban đầu đƣợc hình thành trên cơ sở cảm tính trực quan của nhà đầu
tƣ trên cơ sở quy hoạch định hƣớng của vùng, của khu vực hay của quốc gia, quy
hoạch tổng thể phát triển ngành.... Thƣờng giai đoạn này kết thúc bằng một kế
hoạch mang tính chất chỉ đạo về hƣớng đầu tƣ và hình thành tổ chức nghiên cứu.
Trang 18



Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

Bảng 1.2 - Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư
Chuẩn bị đầu tƣ

Nghiên Nghiên Nghiên
cứu
cứu
cứu khả
phát tiền khả thi (lập
hiện
thi sơ dự án –
các cơ bộ lựa báo cáo
hội đầu chọn kỹ thuật

dự án khả thi)

Thực hiện đầu tƣ

Đánh Hoàn
giá và tất các
quyết thủ tục
định để triển
(thẩm khai
định
thực
dự
hiện

án)
đầu tƣ

Thiết
kế và
lập dự
toán
thi
công
xây
lắp
công
trình

Vận hành kết quả
đầu tƣ (SX, KD, DV)

Thi
Chạy
Sử
Sử
công thử và dụng dụng
xây nghiệm chƣa công
lắp
thu sử
hết suất
công dụng công

trình
suất mức

cao
nhất

Công
suất
giảm
dần và
kết thúc
dự án

(Nguồn: Giáo trình lập dự án đầu tư - ĐH Kinh tế Quốc dân 2005)
- Nghiên cứu tiền khả thi: Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố
cơ bản của dự án. Trong giai đoạn này, ngƣời ta cũng xác định các chỉ tiêu cơ bản
đánh giá hiệu quả dự án để làm cơ sở cho việc xem xét, lựa chọn dự án.
- Nghiên cứu khả thi: Nghiên cứu khả thi là bƣớc nghiên cứu một cách
toàn diện và chi tiết các yếu tố của dự án. Nghiên cứu khả thi đƣợc thực hiện trên cơ
sở các thông tin chi tiết và có độ chính xác cao hơn giai đoạn Nghiên cứu tiền khả
thi. Đây là cơ sở để quyết định đầu tƣ và là căn cứ để triển khai thực hiện dự án
thực tế.
1.2.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án
Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tƣ thành hiện thực nhằm
đƣa dự án vào hoạt động thực tế của đời sống kinh tế xã hội. Giai đoạn này bao gồm
một loạt các quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đƣa dự án
vào vận hành khai thác.
Thực hiện dự án là giai đoạn hết sức quan trọng, có liên quan chặt chẽ với
việc đảm bảo chất lƣợng và tiến độ thực hiện dự án và sau đó là hiệu quả đầu tƣ.
- Công tác của Chủ đầu tư:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nƣớc.
+ Xin giấy phép xây dựng hoặc giấy phép khai thác tài nguyên.


Trang 19


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Mua sắm thiết bị và công nghệ.
+ Tổ chức tuyển chọn tƣ vấn, khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất
lƣợng công trình.
+ Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
+ Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, mua sắm thiết bị công trình.
- Công tác của tổ chức xây lắp:
+ Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp. San lấp mặt bằng xây dựng
điện nƣớc, công xƣởng, kho tàng, bến cảng đƣờng xá, lán trại và công trình tạm
phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…
+ Chuẩn bị xây dựng các công trình vật liệu liên quan trực tiếp.
-

Các công tác tiếp theo: Tiến hành thi công xây lắp công trình theo đúng

thiết kế, dự án và tổng tiến độ đƣợc duyệt. Trong bƣớc công việc này các cơ quan,
các bên đối tác có liên quan đến việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của mình cụ thể là:
+ Chủ đầu tƣ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp
đồng.
+ Các nhà tƣ vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lƣợng công
trình theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
+ Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lƣợng xây dựng công
trình nhƣ đã ký kết trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đƣa công trình

vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến
độ, đảm bảo chất lƣợng và hạ giá thành xây lắp.
1.2.4.3 Giai đoạn kết thúc dự án
- Vận hành dự án: Giai đoạn này đƣợc xác định từ khi chính thức đƣa dự án
vào vận hành khai thác cho đến khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các
hoạt động theo chức năng của dự án và quản lý các hoạt động đó theo các kế hoạch
đã dự tính.

Trang 20


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

- Đánh giá sau khi thực hiện dự án (đánh giá sau dự án): Thực chất đây là
việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án trong giai đoạn vận
hành khai thác. Phân tích, đánh giá dự án trong giai đoạn này nhằm:
+ Hiệu chỉnh các thông số kinh tế - kỹ thuật để đảm bảo mức đã đƣợc dự
kiến trong nghiên cứu khả thi.
+ Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố
của dự án cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án. Dựa vào
các kết quả phân tích, đánh giá quá trình vận hành, khai thác dự án để có quyết định
đúng đắn về sự cần thiết kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án.
- Kết thúc dự án: Tiến hành các công việc cần thiết để chấm dứt hoạt động
của dự án (thanh toán công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý
khác).
1.3
1.3.1

Quản lý dự án đầu tƣ
Khái niệm quản lý dự án đầu tư

Theo giáo trình Quản lý dự án đầu tƣ, TS. Từ Quang Phƣơng, Bộ môn Kinh

tế đầu tƣ, đại học Kinh tế quốc dân định nghĩa: “Quản lý dự án là quá trình lập kế
hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án
nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc
duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ,
bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.”
Tùy theo các loại dự án khác nhau mà công tác quản lý dự án cũng rất khác
nhau. Đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tƣ xây dựng công trình, công tác quản lý
dự án mang những đặc trƣng khác biệt.
Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý đã đƣa ra định nghĩa sau về Quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng trong cuốn sách “Quản lý dự án công trình xây dựng”:
“Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng là một loại hình của quản lý dự án, đối
tƣợng của nó là các dự án đầu tƣ xây dựng công trình, đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Trong chu kỳ tuổi thọ của dự án công trình, quản lý dự án là dùng lý luận,
quan điểm và phƣơng pháp của công trình hệ thống để tiến hành các hoạt động quản
lý mang tính hệ thống và tính khoa học nhƣ kế hoạch, quyết định, tổ chức, điều
Trang 21


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN

hành, khống chế, … một cách hiệu quả. Từ đó dựa vào yêu cầu chất lƣợng, thời
gian sử dụng, tổng mức đầu tƣ, phạm vi nguồn lực và điều kiện môi trƣờng mà dự
án đã đề ra để thực hiện một cách tốt nhất mục tiêu của dự án.”
1.3.2

Các chức năng của Quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án đầu tƣ có những chức năng chính nhƣ sau:
Chức năng ra quyết định: Quá trình xây dựng của dự án là một quá trình ra


quyết định có tính hệ thống, việc khởi công mỗi một giai đoạn xây dựng đều phải
dựa vào quyết định đó. Việc đƣa ra quyết định ngay từ đầu có ảnh hƣởng quan trọng
đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công cũng nhƣ sự vận hành sau khi dự án đã
đƣợc hoàn thành.
Chức năng kế hoạch: Chức năng kế hoạch có thể đƣa toàn bộ quá trình,
toàn bộ mục tiêu và toàn bộ hoạt động của dự án vào quỹ đạo kế hoạch, dùng hệ
thống kế hoạch ở trạng thái động để điều hành và khống chế toàn bộ dự án. Sự điều
hành hoạt động công trình là sự thực hiện theo trình tự mục tiêu dự định. Chính nhờ
chức năng kế hoạch mà mọi công việc của dự án đều có thể dự kiến và khống chế.
Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức nghĩa là thông qua việc xây dựng
một tổ chức dƣới sự lãnh đạo của giám đốc dự án để bảo đảm dự án đƣợc thực hiện
theo hệ thống, xác định chức trách và trao quyền cho hệ thống đó, thực hiện chế độ
hợp đồng, hoàn thiện chế độ quy định để hệ thống đó có thể vận hành một cách hiệu
quả, đảm bảo cho mục tiêu dự án đƣợc thực hiện theo kế hoạch.
Chức năng điều hành: Quá trình quản lý dự án là sự phối hợp của rất nhiều
các bộ phận có mối quan hệ mâu thuẫn và phức tạp, do đó nếu xử lý không tốt các
mối quan hệ này sẽ tạo nên những trở ngại trong việc phối hợp hoạt động giữa các
bộ phận, ảnh hƣởng đến mục tiêu dự án. Vì vậy, phải thông qua chức năng điều
hành của quản lý dự án để tiến hành kết nối, khắc phục trở ngại, đảm bảo cho hệ
thống có thể vận hành một cách bình thƣờng.
Chức năng giám sát: Chức năng giám sát là biện pháp đảm bảo cho việc
thực hiện mục tiêu chính của dự án công trình. Đó là vì dự án công trình thƣờng rất
dễ rời xa mục tiêu dự định, phải lựa chọn các phƣơng pháp quản lý khoa học để
đảm bảo mục tiêu đƣợc thực hiện.
Trang 22


Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế & Quản lý - Trường ĐHBKHN


1.3.3

Sự cần thiết của công tác quản lý dự án
Mỗi dự án đƣợc xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu xác định trong

khuôn khổ nguồn lực cho trƣớc. Để thực hiện dự án cần có sự phối hợp hoạt động
của rất nhiều các đối tƣợng có liên quan đến dự án nhƣ Chủ đầu tƣ, Nhà thầu, Tƣ
vấn, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan, …
Các kết quả của dự án có thể có đƣợc nếu tất cả các công việc của dự án lần
lƣợt đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, vì tất cả các hoạt động của dự án đều có liên quan
đến nhau và có ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau, nên nếu từng công việc đƣợc thực hiện
một cách độc lập sẽ cần rất nhiều thời gian và chi phí để trao đổi thông tin giữa các
đơn vị thực hiện. Một số công việc chỉ có thể đƣợc thực hiện khi một số công việc
khác bắt buộc phải hoàn thành trƣớc nó, và phải hoàn thành trong khuôn khổ chất
lƣợng cho phép. Do đó, việc thực hiện dự án theo cách này không thể kiểm soát nổi
tiến độ dự án, cũng nhƣ khó có thể đảm bảo các điều kiện về chi phí và chất lƣợng.
Nhƣ vậy, mọi dự án đều cần có sự phối hợp hoạt động của tất cả các đối
tƣợng liên quan đến dự án một cách hợp lý. Cơ chế phối hợp đó chính là quá trình
quản lý dự án, dự án càng phức tạp và có quy mô càng lớn thì càng cần đƣợc tổ
chức quản lý một cách khoa học.
Nói cách khác, công tác quản lý dự án chính là việc áp dụng các phƣơng
pháp, công cụ khác nhau, trong sự phù hợp với các quy định, các văn bản pháp lý
của Nhà nƣớc có liên quan đến dự án để phối hợp hoạt động giữa các đối tƣợng hữu
quan của dự án, nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoàn thành dự án với chất lƣợng cao nhất,
trong thời gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất có thể.
Công tác quản lý dự án hợp lý và khoa học sẽ giúp chủ đầu tƣ đạt đƣợc các
mục tiêu đã định của dự án với hao tổn nguồn lực ít hơn dự kiến, có thể là trong thời
gian ngắn hơn với chi phí thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu quả đầu tƣ vốn của xã hội;
hoặc là, cùng các điều kiện về thời gian, chi phí, nhân lực đã giới hạn, công tác
quản lý tốt cho phép nâng cao chất lƣợng dự án. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng có quy mô lớn khi mà chất lƣợng các công
trình xây dựng không đảm bảo có thể gây ra những tổn thất lớn cho xã hội.

Trang 23


×