Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của
Trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay

Họ và tên: Nguyễn Huy Hoàng
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: CB 090970
Người hướng dẫn: PGS TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Hà Nội , 09/2012


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................9
PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ.................................................................................................... 10
I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ.................... 10
1. Các quan niệm về dịch vụ. ............................................................................ 10
1.1. Các khái niệm về dịch vụ. ...................................................................... 10
1.2.Phân loại dịch vụ : .................................................................................... 12
1.3. Đặc điểm dịch vụ: .................................................................................... 13
1.4. Cấu trúc của hệ thống dịch vụ............................................................... 15
2.Chất lượng dịch vụ: ........................................................................................ 17


2.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ: ......................................................... 17
2.2. Những yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ. ...................................... 20
2.3. Đặc điểm chất lượng dịch vụ. ................................................................ 22
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ..................................... 25
II. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP. ..................................................... 28
1. Quá trình hình thành và phát triển của khoa học quản lý chất lượng.. 28
2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất kinh doanh hiện đại.......................... 30
2.1 Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. ................................. 30
2.2. Vai trò của dịch vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. .............................................................................................................. 31
2.3. Vai trò của dịch vụ đối với người tiêu dùng........................................ 32
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
1


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ. ...........................................................
4. Nội dung của quản lý chất lượng dịch vụ................................................... 35
4.1 Xác định mục tiêu của quản lý chất lượng dịch vụ. ............................ 35
4.2. Xây dựng và thực hiện chính sách chất lượng ................................... 35
4.3. Xây dựng và thực hiện hệ thống chất lượng . ..................................... 37
4.4.Đảm bảo và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực. .............................. 38
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG
BAY ............................................................................................................................. 41
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM
DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY................................ 41

1. Giới thiệu về Trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay....... 41
2. Quá trình hình thành và phát. ..................................................................... 41
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ
KỸ THUẬT BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY................................................... 43
1. Đặc điểm về tổ chức quản lý......................................................................... 43
2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường của công ty. .................................... 45
2. Khách hàng ..................................................................................................... 60
3. Đặc điểm về tài chính. ................................................................................... 60
4. Đặc điểm về lao động ..................................................................................... 61
5. Đặc điểm cơ sở vật chất................................................................................. 62
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DỊCH
VỤ KỸ THUẬT BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY............................................ 63

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
2


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY. .... 65
1. Những thuận lợi nội lực của công tác quản lý chất lượng của Trung tâm
............................................................................................................................... 65
1.1. Nguồn nhân lực........................................................................................ 65
1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm. .............................................. 66
1.3. Thế mạnh về mô hình quản lý. .............................................................. 67
2. Tình hình quản lý chất lượng của Trung tâm. .......................................... 67
2.1. Tình hình quản lý chất lượng trong giai đoạn nghiên cứu thị trường.
............................................................................................................................ 68

2.2. Tình hình quản lý chất lượng trong giai đoạn trước hợp đồng. ...... 69
2.3. Tình hình quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. 71
2.4. Tình hình quản lý chất lượng trong giai đoạn sau hợp đồng. .......... 71
3. Các biện pháp quản lý chất lượng mà Trung tâm đã áp dụng............... 72
3.1. Đào tạo các thành viên trong Trung tâm............................................. 72
3.2. Tiêu chuẩn hóa về các hoạt động. ......................................................... 73
3.3. Quản lý chất lượng dựa trên sự thưởng phạt. .................................... 74
3.4. Đầu tư đổi mới trang thiết bị................................................................. 75
4. Những kết quả chất lượng dịch vụ đạt được. ............................................ 76
5. Những tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý chất lượng dịch vụ
của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay. .......................... 76
5.1. Những tồn tại. .......................................................................................... 77
5.2 Những nguyên nhân:................................................................................ 78
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO ĐẢM HOẠT
ĐỘNG BAY. ............................................................................................................... 81
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
3


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I.

PHƯƠNG

HƯỚNG

PHÁT TRIỂN CƠ BẢN TRONG NHỮNG


NĂM TỚI. ............................................................................................................... 81
1. Duy trì và củng cố vị trí hiện có. .................................................................. 81
2. Ưu tiên phát triển nguồn lực. ....................................................................... 81
3. Nâng cao hiệu quả quản lý............................................................................ 82
4. Nâng cao năng lực kinh doanh về mặt lượng. ........................................... 82
5. Tranh thủ sự ủng hộ của Các đơn vị cùng ngành .................................... 82
II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO ĐẢM
HOẠT ĐỘNG BAY. .............................................................................................. 83
BIỆN PHÁP1: TỔ CHỨC CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ - NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CON NGƯỜI. ............................................................. 83
BIỆN PHÁP 2: NÂNG CAO SỰ CHỦ ĐỘNG TRONG CÁC HOẠT
ĐỘNG TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG MỚI VÀ CHĂM SÓC KHÁCH
HÀNG QUEN THUỘC. .................................................................................... 87
BIỆN PHÁP 3: ÁP DỤNG VÀ TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CHUẨN
ĐỐI SÁNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 5S. ............................................................. 89
BIỆN PHÁP 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU THẬP XỬ LÝ THÔNG
TIN PHẢN HỒI TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG LÀM CƠ SỞ CHO CẢI
TIẾN CHẤT LƯỢNG. ...................................................................................... 92
BIỆN PHÁP 5: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BẰNG CHÍNH
SÁCH.................................................................................................................... 94
KẾT LUẬN................................................................................................................. 98

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
4


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Đảm bảo giao thông thông suốt trên khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên

thế giới là nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không
dân dụng nói riêng.
Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và hàng hóa thông thương trên khắp
thế giới khiến cho vai trò của ngành giao thông vận tải ngày càng trở nên quan
trọng hơn. Và đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại, khi mà thời gian được coi quan
trọng hơn cả tiền bạc, phương tiện máy bay đang trở thành sự lựa chọn phổ biến
của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Với đặc điểm nổi bật là tốc độ di chuyển cao, an toàn và tiện nghi, vận tải theo
đường hàng không được dự đoán sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tương lai so với
các loại hình giao thông khác. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ
thuật bảo đảm hoạt động bay, đảm bảo cho các chuyến bay luôn an toàn, thông suốt
và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của ngành hàng không trên toàn thế giới.
Ở nước ta, sau hơn 30 năm phát triển, kể từ ngày thống nhất đất nước, đến
nay, Việt Nam đã có những cơ sở ban đầu để phát triển ngành công nghiệp hàng
không.
Đó là hệ thống Luật Hàng không, là hãng hàng không quốc gia đã trở thành
hãng hàng không có tên tuổi, uy tín trong khu vực, hệ thống cảng hàng không - sân
bay đã được quy hoạch, hệ thống quản lý điều hành bay đã được giành lại và điều
hành thành công FIR Hồ Chí Minh, một số cơ sở bảo dưỡng, đại tu đã hình thành.
Tuy nhiên, hình thành một nền công nghiệp hàng không với tầm cỡ quốc tế, đủ
sức cạnh tranh với các hãng lớn trong khu vực và trên thế giới đang là ước mơ của
rất nhiều thế hệ cán bộ ngành hàng không nước ta. Theo đúng chủ trương của
Đảng, Nhà nước, ngành hàng không Việt Nam đang không ngừng cải tiến nâng cao

chất lượng, đặc biệt là tính an toàn và chuyên nghiệp của các chuyến bay, phấn đấu
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
5


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

đưa ngành hàng không nước ta vươn lên tầm quốc tế, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả chọn đề
tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của TT
Dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay” làm luận văn thạc sỹ cho mình.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
-

Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ kỹ thuật bảo đảm
hoạt động bay, chất lượng dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay

-

Tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá, kết luận về chất lượng
dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay tại Trung tâm dịch vụ kỹ
thuật bảo đảm hoạt động bay.

-


Đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ
thuật bảo đảm hoạt động bay.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề chất lượng dịch vụ kỹ thuật
bảo đảm hoạt động bay, các phương pháp đánh giá và biện pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay.

-

Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng dịch vụ
kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay tại Trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo
đảm hoạt động bay.

Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn từ năm
2008 đến năm 2010. Các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
4.

Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra mẫu, thống kê số

liệu.
5.

Kết cấu luận văn:


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
6


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-

Tên luận văn: “Phân tích

và đề xuất một số giải

pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật
bảo đảm hoạt động bay”.
-

Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt,
danh mục bảng biểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 Phần:

+ Phần 1: Những lý luận chung về dịch vụ và quản lý chất lượng
+ Phần 2: Thực trạng về tình hình quản lý chất lượng dịch vụ tại Trung tâm dịch vụ
kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
+ Phần 3: Phương hướng và biện pháp nâng cao chất dịch vụ tại Trung tâm dịch vụ
kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc
Huyền đã giúp em hoàn thành đề tài này.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng

7


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống- Trang 17
Bảng 1.1: Chỉ số ưu tiên về dịch vụ - Trang 22
Bảng 1.2: Những yếu tố chất lượng dịch vụ - Trang 22
Hình 1.2: Chất thể sản phẩm trong chuỗi dịch vụ - Trang 31
Hình 1.3: Sơ đồ mối quan hệ giữa chất lượng và lợi nhuận - Trang 34
Hình 1.4: Các yếu tố cơ bản của hệ thống chất lượng - Trang 36
Hình 1.5 : Vòng chất lượng dịch vụ - Trang 40
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm - Trang 44
Bảng 2.1 : Doanh thu và lợi nhuận trước thuế từ năm 2008-2010 - Trang 60
Bảng 2.2: Tiềm năng nguồn nhân lực của Trung tâm - Trang 61
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Trung tâm trong năm 2010 - Trang 63
Bảng 2.4: Bảng so sánh giữa doanh thu thực tế và kế hoạch - Trang 69
Bảng 2.5: Số lượng khiếu nại của khách hàng đối với dịch vụ dẫn đường
- Trang 77
Bảng 2.6: Tỷ lệ hài lòng của khách hàng về tiến độ chuyển thiết kế lần 2
- Trang 77
Hình 3.1: Quy trình đào tạo - Trang 85
Bảng 3.1: Bảng thu thập ý kiến khách hàng - Trang 93

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
8



Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HKVN

: Hàng không Việt Nam

ATTECH : Air Traffic Technical (Tên Trung tâm)
TTDVKT : Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật
CNTT

: Công nghệ thông tin

ICAO

: Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

HĐQT

: Hội đồng quản trị

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

PCCN

: Phòng chống cháy nổ


PCLB

: Phòng chống lụt bão

QLB

: Quản lý bay

PTN

: Phòng thí nghiệm

CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TT

: Trung tâm

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
9


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VÀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ.
I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

1. Các quan niệm về dịch vụ.
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi đề cập đến khái niệm quản lý chất lượng,

người ta chỉ quan niệm rằng đây là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình
sản xuất. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của mỗi người ngày càng
tăng lên thì nhu cầu đối với dịch vụ ngày càng đa dạng. Dịch vụ chiếm vị trí ngày
càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy trong phần này đề cập đến một
số khái niệm liên quan đến dịch vụ.
1.1. Các khái niệm về dịch vụ.
Ngày nay có rất nhiều khái niệm về dịch vụ. Do vậy để tìm ra một định nghĩa
cho các dịch vụ là điều không dễ dàng, thực tế đã có nhiều người thử làm việc này,
song có rất ít người đi đến một kết quả chính xác và thoả mãn. Có một điều chắc
chắn là mỗi dịch vụ có một giá trị riêng dưới con mắt người cung cấp dịch vụ, cũng
như người tiêu thụ và khách hàng của anh ta. Giá trị này chỉ trở nên có thật với hai
điều kiện: một là các vật lực và nhân lực thuộc về công ty đã có đủ, ngoài ra khách
hàng cảm thấy có nhu cầu và thoả mãn do việc họ tới công ty dịch vụ.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về dịch vụ, nhưng tựu chung lại có mấy
cách hiểu về dịch vụ chủ yếu sau :
*Theo quan điểm truyền thống: những gì không phải nuôi trồng, không phải sản
xuất là dịch vụ, nó bao gồm các hoạt động:
+ Khách sạn, tiệm ăn, hiệu sửa chữa;
+ Giải trí và bảo tàng;
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
10


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+Chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm;
+Tư vấn, giáo dục, đào tạo;
+ Tài chính, ngân hàng ;
+Bán buôn, bán lẻ;

+ Giao thông vận tải, các phương tiện công cộng (điện nước, viễn thông...)
+Khu vực chính phủ: Toà án, cảnh sát quân đội cứu hoả.
* Theo cách hiểu phổ biến: dịch vụ là một hoạt động mà sản phẩm của nó là vô
hình. Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng
sở hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
* Theo cách hiểu khác: dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã xảy ra
trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng dịch
vụ.
*Theo ISO 8402 “dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người
cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng ”.
Từ những cách hiểu trên có thể nhận thấy rằng dịch vụ bao gồm 3 bộ phận hợp
thành:
+ Dịch vụ căn bản. Đó là hoạt động thực hiện mục đích chính, chức năng nhiệm
vụ chính của dịch vụ .
+ Dịch vụ hỗ trợ là hoạt động tạo điều kiện thực hiện tốt dịch vụ căn bản và làm
tăng giá trị của dịch vụ căn bản .Ví dụ : đi du lịch biển, dịch vụ căn bản là tắm biển
nhưng dịch vụ hỗ trợ là: ăn, ở khách sạn, các hoạt động tham quan du lịch, vui chơi
giải trí và hoạt động văn hoá .
+ Dịch vụ toàn bộ bao gồm dịch vụ căn bản và dịch vụ hỗ trợ.
Với một hoạt động nhất định, nhiều khi khó tách bạch giữa sản phẩm và dịch vụ
và sản xuất gắn rất chặt với dịch vụ ,ví dụ: hoạt động của cửa hàng ăn vừa có tính

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
11


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


chất sản xuất vừa có tính chất dịch vụ, dịch vụ: bao gói, bảo hành gắn với sản
phẩm cụ thể.
Mặt khác để có dịch vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ của của các yếu tố vật chất
và con người bao gồm cả sự phối hợp khách hàng . Cụ thể muốn cung cấp một dịch
vụ cần có các yếu tố cơ bản sau:
- Khách hàng đang nhận dịch vụ và các khách hàng khác. Đây là yếu tố căn bản
và tuyệt đối cần thiết để có dịch vụ. Không có khách hàng không có dịch vụ tồn tại.
- Cơ sở vật chất bao gồm phương tiện, thiết bị, môi trường như địa điểm khung
cảnh ...
- Nhân viên phục vụ , hoạt động dịch vụ. Dịch vụ là mục tiêu của hệ thống dịch
vụ và cũng chính là kết quả của hệ thống.
- Sản phẩm đi kèm.
1.2.Phân loại dịch vụ :
Dịch vụ có nhiều loại, rất đa dạng và phong phú, có thể phân loại dịch vụ theo
các tiêu thức chủ yếu sau :
- Theo chủ thể thực hiện dịch vụ có thể bao gồm :
+ Chủ thể nhà nước: thực hiện các dịch vụ công cộng là chủ yếu như: bệnh viện
trường học, toà án, cảnh sát, cứu hoả, bưu điện, hành chính pháp lý...
+ Chủ thể là các tổ chức xã hội: hoạt động của các tổ chức từ thiện;
+ Chủ thể là các đơn vị kinh doanh: thực hiện các dịch vụ ngân hàng, khách sạn,
hàng không, công ty buôn bán bất động sản, công ty tư vấn pháp luật ...
- Theo mục đích có dịch vụ phi lợi nhuận và dịch vụ vì lợi nhuận .
- Theo nội dung có các loại dịch vụ cụ thể như:
+ Dịch vụ nhà hàng khách sạn: giải trí, vui chơi, khách sạn, du lịch chiêu đãi;
+ Dịch vụ giao thông, liên lạc: sân bay và hàng không, đường bộ, đường sắt, vận
chuyển đường biển, thông tin liên lạc bưu điện, dữ liệu;
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
12



Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Dịch vụ sức khoẻ: phòng khám, bệnh viện, cấp cứu, phòng xét nghiệm,
nha khoa, nhãn khoa ;
+Sửa chữa bao trì: Điện, cơ, xe cộ, hệ thống sưởi, điều hoà nhiệt độ, nhà cửa,
máy vi tính;
+ Phục vụ công cộng: dọn vệ sinh, quản lý chất thải, cung cấp nước, giữ gìn đất
công, điện, cung cấp khí và năng lượng, dịch vụ công cộng;
+ Thương mại: bán sỉ, bán lẻ kho bãi, phân phối, tiếp thị;
+ Tài chính và ngân hàng: cho vay, bảo hiểm ...
+ Tư vấn;
+ Giáo dục, đào tạo;
+ Khoa học: nghiên cứu phát triển.
- Theo mức độ tiêu chuẩn hoá dịch vụ có khả năng tiêu chuẩn hoá cao. Những
đặc điểm chủ yếu:
+ Khối lượng cung cấp dịch vụ lớn, chỉ tập trung vào một số khía cạnh phục vụ
nhất định.
+ Công việc lặp lại.
+ Có khả năng cơ giới hoá hoặc tự động hoá.
+ Yêu cầu đội ngũ nhân viên có tay nghề không cao.
+ Hạn chế tính tự do linh hoạt, sáng tạo của nhân viên.
- Dịch vụ theo yêu cầu thì hoàn toàn ngược lại:
+ Khối lượng cung cấp dịch vụ nhỏ.
+ Quá trình dịch vụ khó định nghĩa trước.
+ Yêu cầu nhân viên có tay nghề chuyên môn cao.
+ Có tính sáng tạo linh hoạt và tự chủ trong phục vụ.
1.3. Đặc điểm dịch vụ:
Dịch vụ có một số đặc điểm chủ yếu sau:
a) Dịch vụ có đặc điểm là vô hình ( hay phi vật chất):

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
13


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật thể, nó không có kích thước hay hình
khối như những sản phẩm nhất định. Người ta không thể nhìn thấy, không nếm
được, không nghe được, không cầm được dịch vụ trước khi tiêu dùng chúng. Tính
hữu hình của dịch vụ biểu lộ ở mức độ khác nhau đối với từng loại dịch vụ, nó có
quan hệ tới chất lượng dịch vụ và việc tiêu dùng dịch vụ của khách hàng. Tính
không hiện hữu của dịch vụ biểu lộ qua yếu tố vật chất nào đó và chính là những
phương tiện chuyển giao dịch vụ cho khách hàng. Đặc điểm này làm cho chất
lượng dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng muốn gì, cần gì,
và thích gì.
b) Không thể chia cắt được :
Sản phẩm của dịch vụ có tính đặc thù riêng đó là việc tiêu dùng sản phẩm dịch
vụ song trùng với việc cung ứng dịch vụ điều đó có nghĩa là quá trình sản xuất và
tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời. Việc tạo ra sản phẩm dịch vụ và tiêu
dùng sản phẩm dịch vụ là một thể thống nhất. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất
dịch vụ không thể sản xuất sẵn để vào kho, sau đó mới tiêu thụ. Dịch vụ không thể
tách rời khỏi nguồn gốc của nó, trong khi đó hàng hoá vật chất tồn tại không phụ
thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc của nó.
c) Dịch vụ có đặc tính không ổn định:
Chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng, tuỳ thuộc vào hoàn
cảnh tạo ra dịch vụ (như người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng), ví dụ:
chuẩn đoán bệnh đúng hay sai tuỳ thuộc vào trình độ và thái độ của bác sĩ, cùng
một bác sĩ có thể lúc này chuẩn đoán bệnh tốt, lúc khác chẩn đoán bệnh lại không
tốt. Như vậy có thể thấy rằng việc tạo ra dịch vụ bao hàm sự đóng góp cơ bản của

con người và quá trình này rất khó tiêu chuẩn hoá và có giá trị cao do đặc trưng cá
biệt hoá cung ứng và tiêu dùng dịch vụ. Sự cung ứng dịch vụ phụ thuộc vào kỹ
thuật và khả năng của từng người thực hiện dịch vụ, hơn nữa việc cảm nhận ở mức
độ nào, cao hay thấp lại phụ thuộc vào từng khách hàng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
14


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

d) Dịch vụ có đặc tính không lưu giữ được:
Sản phẩm dịch vụ là sản phẩm vô hình, không lưu giữ được, không tái sản xuất
được, phụ thuộc vào từng cá nhân người sử dụng, có tính tự phát, tính không đảo
ngược và bao hàm cả yếu tố cảm xúc, đó là lý do làm các công ty hàng không đưa
vào điều khoản phạt trong trường hợp huỷ bỏ chuyến bay. Do đặc điểm này, nhiều
công ty cung ứng dịch vụ thường áp dụng các biện pháp điều hoà tốt nhất về cung
và cầu theo thời gian, ví dụ:
- Định giá phân biệt để có thể dịch chuyển một phần nhu cầu từ giờ cao điểm
sang giờ vắng khách;
- Có thể chủ động làm tăng nhu cầu vào thời kỳ suy giảm bằng cách giảm giá
dịch vụ;
- Áp dụng hệ thống đặt hàng trước;
- Thi hành các biện pháp nhằm tạo điều kiện tăng năng lực hiện có như: để phục
vụ khách hàng vào giờ cao điểm có thể huy động tăng nhân viên từ các bộ phận
khác.
Như vậy, trong quá tình sản xuất kinh doanh dịch vụ cần phải nắm rõ và hiểu
được các đặc tính của nó và cần phải xác định rõ về mặt tính chất. Tuy dịch vụ
không nhất thiết phải luôn rõ ràng đối với khách hàng nhưng nó có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực hiện và tiêu thụ dịch vụ.


1.4. Cấu trúc của hệ thống dịch vụ
1. Khách hàng
Đó chính là người tiêu dùng, có liên quan trong việc chế tạo dịch vụ. Tất nhiên
đó chính là một yếu tố cơ bản và cần phải nhận xét rằng sự có mặt của khách hàng
là tuyệt đối cần thiết, không có khách hàng thì dịch vụ không thực hiện được và
không thể tồn tại được.
2. Cơ sở vật chất :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
15


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đây là cơ sở cần thiết cho việc sản xuất dịch vụ mà người sử dụng sẽ là
nhân viên tiếp xúc, hoặc khách hàng, hoặc cả hai cùng sử dụng. Cơ sở vật chất này
có thể chia làm hai phạm trù lớn: các công cụ cần thiết cho dịch vụ và môi trường
vật chất trong đó diễn ra dịch vụ.
- Các công cụ cần thiết cho dịch vụ gồm có tất cả các đồ vật, bàn làm việc, ghế,
máy móc dành cho nhân viên tiếp xúc hay khách hàng sử dụng. Nhân viên tiếp xúc
và khách hàng sử dụng các công cụ này sẽ cho phép thực hiện dịch vụ.
- Môi trường gồm tất cả những gì chung quanh, đó chính là địa điểm, là khung
cảnh, là ngôi nhà... nơi dịch vụ được thực hiện.
3. Nhân viên tiếp xúc
Đây chính là một hay nhiều người được công ty dịch vụ thuê, công việc của họ
đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
4. Dịch vụ :
Đó là lực tổng hợp các tác động qua lại giữa 3 yếu tố cơ bản là: khách hàng, cơ
sở vật chất, và nhân viên tiếp xúc. Lực tổng hợp này là điều lợi cần thiết phải thoả

mãn nhu cầu của khách hàng.
5. Hệ thống tổ chức nội bộ
Tức là các mục tiêu mà nó theo đuổi, cơ cấu mà nó đã áp dụng, các hoạt động
mà nó thực hiện, tóm lại là sự quản lý của công ty dịch vụ. Như vậy hệ thống tổ
chức nội bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở vật chất và nhân viên tiếp xúc.
6. Các khách hàng khác
Hiếm có trường hợp các dịch vụ đại chúng chỉ phục vụ một khách hàng trong
một lần. Cùng một lúc có thể có nhiều khách hàng đến với công ty. Để làm đơn
giản vấn đề, chúng ta xem xét hai khách hàng A và B có mặt tại công ty cùng một
lúc.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
16


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY DỊCH VỤ
VÔ HÌNH

Hệ thống
Tổ chức

Nội bộ

HỮU HÌNH

Cơ sở vật
chất

Nhân viên
tiếp xúc

Khách hàng
A

Khách hàng
B

Dịch vụ A
Ghi chú:
Các quan hệ sơ đẳng và nội bộ:
Các quan hệ sơ đẳng của B :
Các quan hệ đi đôi A và B :

Dịch vụ B

Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống
2.Chất lượng dịch vụ:
2.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ:
Từ trước cho tới nay đã có nhiều người nỗ lực xây dựng định nghĩa chung cho
chất lượng. Ví dụ theo Crosby năm 1980, ông cho rằng “Chất lượng chính là sự
tuân thủ theo những tiêu chuẩn, thông số”. Và theo Juran năm 1982 thì “Chất lượng
là sự phù hợp cho việc sử dụng”. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là “ Ai là người đưa ra
những tiêu chuẩn?” và “Ai là người quyết định sự phù hợp đó”. Do đó những định
nghĩa trên chỉ đúng trong lĩnh vực sản xuất. Trong lĩnh vực dịch vụ sự thoả mãn
của khách hàng được coi là tiêu thức đầu tiên, nó chính là một vấn đề của chất
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
17



Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

lượng. Nhưng điều đáng quan tâm là không phải lúc nào khách hàng cũng biết
những cái mà họ cần. Do đó việc giúp đỡ khách hàng khơi dậy nhu cầu trong họ là
điều rất cần thiết vì thế đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất lượng
dịch vụ. Theo ISO 8402, có thể coi chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc tính của
một đối tượng , tạo cho đối tượng đó khả năng thoả mãn những yêu cầu đã nêu ra
hoặc tiềm ẩn”. Cũng có thể hiểu chất lượng dịch vụ là sự thoả mãn khách hàng
được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được. Nếu chất
lượng mong đợi thấp hơn chất lượng đạt được thì chất lượng là tuyệt hảo, nếu chất
lượng mong đợi lớn hơn chất lượng đạt được thì chất lượng không đảm bảo, nếu
chất lượng mong đợi bằng chất lượng đạt được thì chất lượng được đảm bảo. Ở đây
sự kỳ vọng (sự mong đợi) của khách hàng được tạo nên từ 4 nguồn:
- Thông tin truyền miệng;
- Nhu cầu cá nhân;
- Kinh nghiệm đã trải qua;
- Quảng cáo khuếch trương;
Trong 4 nguồn đó, chỉ có nguồn thứ tư là nằm trong tầm kiểm soát của công
ty.
Ngoài định nghĩa trên ra, theo Edvasson thì “ Chất lượng dịch vụ là cách tìm
ra những cái mà tạo ra giá trị cho khách hàng và đạt được cách đó. Để đạt được
điều đó, rất cần thiết phải hiểu rõ khách hàng và hoàn cảnh hiện tại của họ. Điều
quan trọng cơ bản là phải xác định nhu cầu của khách hàng một cách đúng đắn nếu
không thực hiện được điều đó thì không thể đạt được chất lượng đúng đắn. Kiến
thức và hiểu biết về nhu cầu của khách hàng phải được chuyển tải vào những thông
số nhu cầu đối với dịch vụ và bước tiếp theo là những thông số nhu cầu này được
chuyển tải vào dịch vụ cụ thể”.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
18


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đó là những khái niệm về chất lượng dịch vụ mang tính định hướng lý
thuyết, hiện nay nhiều công ty đã có những định nghĩa chung về chất lượng dịch
vụ, làm phương châm và là kim chỉ nam cho mọi hành động như:
- Chất lượng dịch vụ là thoả mãn của khách hàng khi họ cảm thấy đồng tiền họ bỏ
ra xứng đáng với những cái họ nhận được từ nhà cung cấp.
- Chất lượng dịch vụ là sự cung cấp thông tin cho khách hàng nhanh chóng, dễ
dàng, đúng lúc, hướng dẫn khách hàng sử dụng rõ ràng, hoá đơn không sai sót,
hàng hoá có đảm bảo, thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình, thủ tục đơn giản.
Như vậy từ những định nghĩa trên về chất lượng dịch vụ ta có thể thấy rằng chất
lượng dịch vụ bao gồm 3 loại:
- Chất lượng thuộc về phía khách hàng: tức là một dịch vụ có cung cấp cho
khách hàng những cái mà họ muốn hay không.
- Chất lượng chuyên nghiệp: tức là một dịch vụ có thoả mãn được nhu cầu của
khách hàng hay không.
- chất lượng quản lý: tức là một dịch vụ có được thực hiện với một sự không tốn
kém và với zero lỗi không, tại một mức chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo được sự
tuân thủ theo những đặc điểm kỹ thuật, luật pháp và quy định của nhà nước.
Những định nghĩa đó đều hướng vào khách hàng và sự thoả mãn của họ, nhưng
không phải là nhà cung cấp dịch vụ luôn phải tuân thủ theo khách hàng và những
ước muốn của họ. Khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của công ty tốt hay xấu
không có nghĩa là họ luôn luôn đúng. Đặt khách hàng vào vị trí trung tâm không có
nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ phải luôn tuân thủ những mong muốn của họ. Mặt
khác, điều quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp phải biết lắng nghe ý kiến của

khách hàng và sau đó tạo ra nhu cầu cho khách hàng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
19


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2. Những yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ.
Phân loại những yếu tố cấu thành chất lượng trong dịch vụ và định đoạt tầm
quan trọng cuả từng yếu tố sẽ tạo điều kiện cho công ty quyết định những sự ưu
tiên về cải tiến chất lượng. Những yếu tố này cũng là nền tảng cho sự nhận thức
của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một tổ chức. Mặc dù mỗi dịch vụ có
những yếu tố cấu thành riêng, nhưng tất cả các dịch vụ đều bao gồm những yếu tố
chung sau:
- Độ tin cậy: đây chính là yếu tố trung tâm của chất lượng dịch vụ. Đó chính là khả
năng thực hiện dịch vụ như đã hứa hẹn một cách đáng tin cậy và chính xác không
xảy ra sai sót.
Khách hàng luôn có mong muốn rằng họ có thể tin tưởng hoàn toàn vào dịch vụ
mà công ty cung cấp cho họ. Khách hàng nhận được đúng những dịch vụ mà công
ty đã hứa hẹn thì họ mới quay trở lại công ty khi có nhu cầu.
- Sự đảm bảo: nó thể hiện ở tác phong của nhân viên phục vụ, cũng như khả
năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ. Nhân viên phải có khả năng giao tiếp tốt,
luôn quan tâm đến khách hàng và luôn làm những điều tốt nhất cho khách hàng.
Nhân viên phục vụ phải tạo cho khách hàng cảm giác rằng công ty, cũng như
toàn bộ nhân viên và hệ thống phục vụ đều được thiết lập ra để giải quyết những
yêu cầu của khách hàng.
- Tính hữu hình: đó chính là điều kiện vật chất, thiết bị của công ty và hình thức
bên ngoài của nhân viên phục vụ, đó chính là phần trông thấy được của dịch vụ.

Những yếu tố cho khách hàng cảm nhận được về chất lượng dịch vụ hay cũng
thông qua đó mà khách hàng thấy được chất lượng dịch vụ tăng lên.
- Sự thấu cảm: quan tâm, lưu ý cá nhân đối với từng khách hàng, bằng cách này
mà công ty sẽ có được khả năng am hiểu khách hàng một cách tường tận, có thể
chia sẻ được với khách hàng những lo lắng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
20


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để thực hiện được điều đó thì công ty cũng như nhân viên phải nỗ lực tìm hiểu
nhu cầu của khách hàng, ghi nhớ những yêu cầu cụ thể của từng người, tạo ra sự
chú ý đến từng cá nhân, nhận biết các khách hàng thường xuyên của công ty.
- Tính trách nhiệm và khả năng phản ứng với những sai sót.
Sẵn lòng giúp đỡ khách hàng, cung cấp dịch vụ đúng mau lẹ, đồng thời nhanh
chóng đáp lại những lời phàn của khách hàng. “ Sự đáp lại những lời phàn nàn của
khách hàng” : Yếu tố chỉ được thực hiện khi khách hàng không thoả mãn với dịch
vụ của công ty và họ nêu ra những vấn đề vướng mắc với bên cung ứng. Nếu nhân
viên đáp lại những lời phàn nàn của khách hàng một cách hợp lý thì không những
làm tăng mối quan hệ giữa khách hàng vào công ty mà còn làm tăng cảm nhận của
khách hàng về chất lượng tốt của công ty. Mặt khác nếu nhân viên không thể làm gì
được trong những hoàn cảnh như vậy thì không những mối quan hệ giữa khách
hàng và công ty bị cắt đứt mà hậu quả tệ hơn là khách hàng không hài lòng sẽ kể
với những người khác về dịch vụ của công ty do đó danh tiếng hình ảnh của công
ty trên thị trường giảm xút dẫn tới việc đánh mất cả những khách hàng hiện tại
cũng như những khách hàng tiềm ẩn.
Những yếu tố về chất lượng dịch vụ trên có ảnh hưởng rất khác nhau đến chất

lượng của dịch vụ. Và tầm quan trọng của chúng rất khác nhau đối với những loại
dịch vụ khác nhau, chúng chính là những tiêu thức mà người quản lý căn cứ để tiến
hành đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ, do vậy việc ưu tiên yếu tố nào hơn
yếu tố nào là rất khó khăn. Sau đây là bảng “ Chỉ số ưu tiên về dịch vụ” được 1055
nhà nghiên cứu của 14 nước Châu Âu năm 1988.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
21


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chỉ số ưu tiên

TT Yêu tố
1 Sự phù hợp cho sử dụng (nhận thức bởi khách hàng)

56

2 Giải quyết vấn đề (Nỗ lực để hiểu nhu cầu thực sự của

48

khách hàng và khó khăn mà khách hàng đang chịu)
3 Độ tin cậy

47

4 Dịch vụ sau bán


44

5 Tốc đọ phục vụ

43

6 Sự lịch sự

36

7 Giá cả

31
Bảng 1.1: Chỉ số ưu tiên về dịch vụ

Năm 1989 nhóm nghiên cứu ASQC đưa ra những yếu tố chất lượng dịch vụ và tầm
quan trọng tương ứng của chúng với chất lượng như sau:

TT Yếu tố

%

1 Sự đối xử, thái độ và khả năng của nhân viên

65

2 Nhu cầu được thoả mãn

15


3 Dịch vụ nhanh

11

4 Giá

9
Bảng 1.2: Những yếu tố chất lượng dịch vụ

Do đó nhân viên phải có khả năng và ít nhất phải có thái độ hợp lý tạo cho
khách hàng cảm giác rằng họ đang được quan tâm. Thực hiện được điều này rất
khó, nhưng không phải là không thực hiện được.

2.3. Đặc điểm chất lượng dịch vụ.
1. Chất lượng dịch vụ là chất lượng của con người
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
22


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đối với sản phẩm vật chất, chất lượng bị giới hạn bởi phương tiện máy
móc thiết bị. Muốn làm tăng chất lượng cao hơn nữa thì phải đầu tư đổi mới trang
thiết bị và nâng cao năng lực của người làm việc với trang thiết bị. Đối với dịch vụ,
chất lượng dịch vụ chủ yếu là chất lượng của con người, chất lượng dịch vụ được
thể hiện ở trình độ học vấn, khả năng nhận thức, giọng nói, khả năng diễn đạt lý
luận và khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn. Chất lượng dịch vụ cũng đòi hỏi
đầu tư đổi mới trang thiết bị, nhưng việc này chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc

nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong dịch vụ, biến động chất lượng chủ yếu là do
những biến động chủ quan của con người gây ra, con người quyết định chất lượng
dịch vụ trong tất cả các khâu từ quản lý đến những khâu tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng. Ta có thể thấy rõ điều này trong nghành dịch vụ du lịch, khách tham
quan sẽ cảm thấy thú vị hơn, thoải mái hơn khi mà nhân viên hướng dẫn du lịch có
cử chỉ duyên dáng, lịch sự, có hiểu biết sâu sắc.
2. Chất lượng dịch vụ mang tính nhận thức là chủ yếu.
Các sản phẩm dịch vụ khác với sản phẩm vật chất là nó được tiêu dùng trực tiếp
và hầu như không có thông số, yêu cầu kỹ thuật để đánh giá chất lượng của sản
phẩm dịch vụ, nên chất lượng dịch vụ mang tính nhận thức là chủ yếu. Khách hàng
đánh giá chất lượng dịch vụ thường dựa vào cảm giác và ý niệm từ trước về doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ. Do vậy cần phải giữ uy tín đối với khách hàng để đảm
bảo có được sự tin cậy từ phía khách hàng là việc quan trọng và thực sự cần thiết
đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
3. Chất lượng dịch vụ thay đổi theo người bán, người mua và thời điểm thực hiện
dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ biến động lớn hơn so với chất lượng sản phẩm vật chất bởi
vì quá trình cung cấp dịch vụ bao hàm cơ bản là sự đóng góp của con người và quá
trình này rất khó tiêu chuẩn hoá. Chúng ta biết răng mỗi người có một trình độ
chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, phong cách phục vụ khác nhau vì vậy dịch vụ do
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
23


Quản lý Chất lượng Dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

những người này tạo cũng khác nhau. Đối với khách hàng, hôm nay họ nhận
được một dịch vụ tốt do một nhân viên lành nghề thực hiện nhưng có thể lần sau
quay lại họ được phục vụ bởi một nhân viên khác. Nếu nhân viên này phục vụ bằng

hoặc tốt hơn so với lần trước mà khách hàng nhận được thì khách hàng sẽ có cảm
giác thoải mái và có sự so sánh nhất định với lần trước và sự so sánh đó không
đáng lo ngại. Nhưng nếu nhân viên đó phục vụ tồi hơn thì khách hàng thường có
những phản ứng bất lợi đối với doanh nghiệp, điều này là rất nguy hiểm đối với
doanh nghiệp.
4. Mỗi loại dịch vụ có điểm tiếp xúc cực kỳ quan trọng ảnh hường tới chất lượng
dịch vụ gọi là “điểm biết sự thật”.
Chất lượng dịch vụ là chất lượng của quá trình, nên mỗi mắt xích mỗi khâu
trong quá trình có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến chất lượng quá trình đó.
Mỗi khâu trong quá trình được ngăn cách bởi những điểm tiếp xúc có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đến chất lượng của khâu đó. Ví dụ, bạn muốn nghỉ tại một khách sạn
thì điểm tiếp xúc đầu tiên là lễ tân, nhân viên lễ tân sẽ tạo cho bạn những cảm nhận
đầu tiên về chất lượng phục vụ của khách sạn. Như vậy điểm tiếp xúc có ý nghĩa
quyết định vì nó là điểm gây ấn tượng cho khách hàng về chất lượng dịch vụ của
doanh nghiệp. Qua điểm tiếp xúc này khách hàng có ý niệm rõ ràng, khách hàng
“biết sự thật” về chất lượng của dịch vụ mà mình nhận được. Do đó tổ chức thực
hiện tốt các điểm tiếp xúc là một biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng của
cả quá trình dịch vụ.
5. Khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào quá trình dịch vụ chứ
không đầu ra của quá trình dịch vụ.
Khách hàng là người tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ và sản
phẩm dịch vụ được tiêu dùng trực tiếp nên khi đánh gía chất lượng dịch vụ khách
hàng sẽ đánh giá toàn bộ quá trình chứ không phải là đầu ra của quá trình dịch vụ.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Học viên: Nguyễn Huy Hoàng
24


×