BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN THỌ
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GIÀN KHOAN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI
PTSC M&C
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THÀNH PHƯƠNG
Hà Nội – 2013
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm giàn khoan của Công ty
Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải – PTSC M&C” này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tác giả; được tích hợp giữa quá trình công tác tại Công ty Cổ
phần dịch vụ cơ khí hàng hải và quá trình học tập tại Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội; được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ
Đỗ Thành Phương - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá, kiến
nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên./.
Tác giả
Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
i
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN --------------------------------------------------------------------------- i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ----------------------------------- vi
DANH MỤC CÁC BẢNG -------------------------------------------------------------- vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ---------------------------------------------------------------viii
MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ PHÂN
TÍCH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ------------------------------------------- 4
1.1.
Khái quát chung về sản phẩm và chất lượng sản phẩm ------------------- 4
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm ------------------------------------------------------------- 4
1.1.2. Phân loại sản phẩm ------------------------------------------------------------------ 4
1.1.3. Các thuộc tính của sản phẩm ------------------------------------------------------- 4
1.1.4. Khái niệm về chất lượng------------------------------------------------------------ 5
1.1.5. Phân loại chất lượng sản phẩm ---------------------------------------------------- 6
1.2.
Sự hình thành chất lượng sản phẩm ------------------------------------------- 8
1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ---------------------------- 8
1.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài (vĩ mô )--------------------------------------------------- 8
1.3.2. Nhóm yếu tố bên trong (vi mô) ---------------------------------------------------10
1.4.
Các chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm -------10
1.4.1. Mục đích của đánh giá chất lượng sản phẩm -----------------------------------10
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm -------------------------------------11
1.4.3. Các công cụ đánh giá chất lượng sản phẩm -------------------------------------13
1.4.3.1.Trình độ chất lượng – TC--------------------------------------------------------- 13
1.4.3.2.Chất lượng toàn phần – Qt -------------------------------------------------------13
1.4.3.3.Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng ---------------------------------------------------14
1.4.3.4.Các chỉ tiêu sản phẩm sai hỏng. -------------------------------------------------14
1.5.
Các công cụ quản lý chất lượng lượng sản phẩm --------------------------14
1.5.1. Khái niệm về quản lý chất lượng -------------------------------------------------14
1.5.2. Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng--------------------15
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
ii
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
1.5.3. Các phương pháp quản lý chất lượng --------------------------------------------17
1.5.3.1.Phương pháp kiểm tra chất lượng -----------------------------------------------17
1.5.3.2.Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện ----------------------------------18
1.5.3.3.Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM) ---------------------------18
1.5.3.4.Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 -----------------------------------------20
1.5.4. Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng ----------------------------------23
1.5.4.1.Phiếu kiểm tra chất lượng --------------------------------------------------------24
1.5.4.2.Biểu đồ Pareto ----------------------------------------------------------------------24
1.5.4.3.Biểu đồ nhân quả (Sơ đồ Ishikawa) ---------------------------------------------25
1.5.4.4.Biểu đồ kiểm soát ------------------------------------------------------------------26
1.5.4.5.Sơ đồ lưu trình ---------------------------------------------------------------------30
1.5.4.6.Biểu đồ phân bố tần số: -----------------------------------------------------------30
1.6.
Nội dung của phân tích chất lượng sản phẩm -------------------------------31
Kết luận chương 1 --------------------------------------------------------------------------33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI – PTSC M&C ----------------------34
2.1.
Giới thiệu chung về Công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàng hải -----------34
2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty ----------------------------------------------------34
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải ------34
2.1.3. Doanh Thu ---------------------------------------------------------------------------35
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ------------------------------------36
2.1.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức --------------------------------------------------------------36
2.1.4.2.Các dự án chế tạo giàn khai thác của công ty đã thực hiện ------------------ 37
2.1.4.3.Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ phòng quản lý chất lượng-----------39
2.2.
Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm giàn khoan --------------------- 41
2.2.1. Sản phẩm giàn khoan và các chỉ tiêu đánhg giá chất lượng sản phẩm
giàn khoan --------------------------------------------------------------------------41
2.2.1.1.Giới thiệu sơ bộ sản phẩm giàn khoan ------------------------------------------41
2.2.1.2.Quy trình công nghệ chế tạo Giàn khoan ---------------------------------------41
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
iii
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
2.2.1.3.Yêu cầu kỹ thuật đối với Giàn khoan. ------------------------------------------52
2.2.1.4.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm Giàn khoan----------------------53
2.2.1.5.Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm Giàn khoan --------------------55
2.2.2. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm giàn khoan của công ty ------56
2.2.2.1.Tổng hợp tình hình chất lượng sản phầm Giàn khoan ------------------------56
2.2.2.2.Tác động của chất lượng sản phẩm giàn khoan lên kết quả kinh doanh ---60
2.2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm giàn khoan theo quá trình hình thành.60
2.2.3.1.Khâu thiết kế -----------------------------------------------------------------------60
2.2.3.2.Khâu mua sắm vật tư thiết bị----------------------------------------------------- 62
2.2.3.3.Khâu chế tạo lắp đặt (tại xưởng và ngoài công trường) ----------------------64
2.2.3.3.1.Phân tích nguyên nhân dẫn đến sai kích thước ------------------------------67
2.2.3.3.2.Phân tích nguyên nhân dẫn đến mối hàn chụp phim không đạt -----------68
2.2.3.3.3.Phân tích nguyên nhân sơn không đạt yêu cầu ------------------------------70
2.2.3.4.Khâu chạy thử nghiệm thu -------------------------------------------------------72
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phầm Giàn khoan theo các yếu tố ảnh hưởng
của ở các khâu trong quá trình sản xuất -------------------------------------75
2.2.4.1.Nhân Tố con người. ---------------------------------------------------------------75
2.2.4.2.Vật tư, thiết bị mua về. ------------------------------------------------------------ 79
2.2.4.3.Máy móc thiết bị, công nghệ ----------------------------------------------------- 80
2.2.4.4.Trình độ tổ chức quản lý ----------------------------------------------------------91
Kết luận Chương 2--------------------------------------------------------------------------94
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM GIÀN KHOAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CƠ
KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C-------------------------------------------------- 96
3.1.
Định hướng phát triển -----------------------------------------------------------96
3.1.1. Định hướng phát triển của ngành cơ khí việt nam trong thời gian tới. ------96
3.1.2. Định hướng phát triên của Công ty cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải ----96
3.2.
Một số phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm giàn khoan của
Công ty cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải ----------------------------------97
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
iv
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
3.2.1. Giải pháp mua/đầu tư 20 máy hàn bán tự động ---------------------------- 98
3.2.1.1.Cơ sở của giải pháp mua/đầu tư 20 máy hàn bán tự động -------------------98
3.2.1.2.Mục đích của giải pháp mua/đầu tư 20 máy hàn bán tự động ---------------98
3.2.1.3.Nội dung của giải pháp mua/đầu tư 20 máy hàn bán tự động ---------------99
3.2.1.4.Các bước tiến hành mua/đầu tư 20 máy hàn bán tự động --------------------99
3.2.1.5.Lợi ích của giải pháp mua/đầu tư 20 máy hàn bán tự động ---------------- 101
3.2.2. Giải pháp áp dụng hệ thống 5S vào quản lý sản xuất ------------------- 102
3.2.2.1.Cơ sở của giải pháp áp dụng hệ thống 5S vào quản lý sản xuất----------- 102
3.2.2.2.Mục đích của giải pháp áp dụng hệ thống 5S vào quản lý sản xuất ------ 103
3.2.2.3.Nội dung của giải pháp áp dụng hệ thống 5S vào quản lý sản xuất ------ 103
3.2.2.4.Lợi ích thu được khi áp dụng hệ thống 5S vào quản lý sản xuất ---------- 108
3.2.3. Giải pháp ổn định nhân sự và nâng cao trình độ, tay nghề của người lao
động trong công ty -------------------------------------------------------------- 109
3.2.3.1.Cơ sở của giải pháp ổn định nhân sự và nâng cao trình độ, tay nghề của
người lao động trong công ty --------------------------------------------------- 109
3.2.3.2. Mục đích của giải pháp ổn định nhân sự và nâng cao trình độ, tay nghề của
người lao động trong công ty --------------------------------------------------- 109
3.2.3.3. Nội dung của giải pháp ổn định nhân sự và nâng cao trình độ, tay nghề của
người lao động trong công ty --------------------------------------------------- 109
3.2.3.4.Lợi ích của giải pháp ổn định nhân sự và nâng cao trình độ, tay nghề của
người lao động trong công ty --------------------------------------------------- 111
3.2.4. Giải pháp duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất ISO 9001-2008 vào
quản lý sản xuất ----------------------------------------------------------------- 112
3.2.4.1.-Mục đích của giải pháp duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất ISO 90012008 vào quản lý sản xuất ------------------------------------------------------- 112
3.2.4.2.- Nội dung của giải pháp duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất ISO 90012008 vào quản lý sản xuất ------------------------------------------------------- 112
Kết luận và kiến nghị -------------------------------------------------------------------- 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 124
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
v
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Công ty
Công ty cổ phần dịch vụ cơ khí
hàng hải PTSC M&C
CO
Chứng chỉ nguồn gốc
CQ
Chứng chỉ chất lượng
Certificate of quality
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
International Organization for
Standardization.
JIT
Đúng thời điểm, đúng lúc
Just in time
KCS
Nhân viên kiểm soát chất lượng
NDT
Kiểm tra không phá huỷ
Nondestructive Testing
PVMTC
Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí
Petrovietnam Manpower Training
College
PVN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
PetroVietnam
PWHTM
Ủ nhiệt mối hàn
Post weld heat treatment
PDCA
Kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và
Planing, Do, Check, action
điều chỉnh
TQM
Quản lý chất lượng tổng thể
Total Quality Management
TQC
Kiểm soát chất lượng toàn diện
Total Quality control
Certificate of origin
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
vi
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng thống kê Doanh thu theo kế hoạch và thực tế của Công ty------- 35
Bảng 2.2:
Các dự án chế tạo giàn khai thác của công ty đã thực hiện ------------- 37
Bảng 2.3:
Các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm giàn khoan ------------------ 53
Bảng 2.4:
Các loại khuyết tật chủ yếu của các bán thành phẩm trong quá trình sản
xuất một sản phẩm giàn khoan ------------------------------------------------------------- 57
Bảng 2.5:
Thống kê tỷ lệ hàn hỏng các sản phẩm giàn khoan trong giai đoạn
2008-2012 ------------------------------------------------------------------------------------ 58
Bảng 2.6: - Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm giàn khoan - 59
Bảng 2.7: - Tổng hợp chi phí trung bình để sửa chữa các bán thành phẩm trong quá
trình sản xuất giàn khoan trong giai đoạn 2008-2012 ---------------------------------- 60
Bảng 2.8: Tình hình cơ cấu nhân sự công ty 2012 ------------------------------------- 76
Bảng 2.9: Tổng hợp biến động nhân sự năm 2012 ------------------------------------- 78
Bảng 2.10: Máy móc thiết bị chính và nhà xưởng/kho của công ty đến cuối năm
2012------- ------------------------------------------------------------------------------------ 81
Bảng 2.11: Mức độ tinh xảo của các thành phần công nghệ chuẩn ------------------ 88
Bảng 2.12: Cấp bậc tinh sảo của các thành phần công nghệ của của công ty ------ 89
Bảng 2.13: Đánh giá trình độ hiện đại của máy móc thiết bị tại công ty ------------ 90
Bảng 3.1: Bảng tính toán hiệu quả đầu tư 20 máy hàn bán tự động --------------- 101
Bảng 3.2:Đánh giá quá trình thực hiện 5S khối sản xuất----------------------------- 107
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
vii
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: - Chu trình hình thành chất lượng sản phẩm ---------------------------------- 8
Hình 1.2: - Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000------------------------------- 15
Hình 1.3: - Mô hình hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm ------------------------- 17
Hình 1.4: - Vòng tròn Deming hoạt động cải tiến chất lượng -------------------------- 20
Hình 1.5: - Mô hình hệ thống quản lý chất lượng ---------------------------------------- 21
Hình 1.6: - Biểu đồ Pareto------------------------------------------------------------------- 25
Hình 1.7: - Biểu đồ xương cá (Ishikawa) ------------------------------------------------- 26
Hình 1.8: - Biểu đồ kiểm soát--------------------------------------------------------------- 27
Hình 1.9: - Mô hình sơ đồ lưu trình -------------------------------------------------------- 30
Hình 1.10: Biểu đồ phân bố tần số --------------------------------------------------------- 31
Hình 2.1: - Sơ đồ cơ cấu tổ chức ----------------------------------------------------------- 36
Hình 2.2: - Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng quản lý chất lượng---------------------------- 39
Hình 2.3: - Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty ---------------------------------------- 44
Hình 2.4: - Sơ đồ lắp dựng phần kết cấu hạ tầng (Jacket) ------------------------------ 45
Hình 2.5: - Sơ đồ lắp dựng phần kết cấu thượng tầng ( Topside) ---------------------- 48
Hình 2.6: - Sơ đồ Quy trình chế tạo hệ thống ống công nghệ -------------------------- 51
Hình 2.7: - Sơ đồ Quy trình chế tạo Kết cấu---------------------------------------------- 51
Hình 2.8: - Sơ đồ Quy trình chế tạo lắp đặt thiết bị-------------------------------------- 51
Hình 2.9: - Sơ đồ quy trình chế tạo lắp đặt thiết bị điện -------------------------------- 52
Hình 2.10: Sơ đồ quy trình chế tạo lắp đặt thiết bị đo lường, điều khiển------------- 52
Hình 2.11: Biểu đồ Paretor về các dạng khuyết tật của một sản phẩm giàn khoan
trong giai đoạn 2008-2012------------------------------------------------------------------ 57
Hình 2.12: Lưu đồ giám sát và kiểm tra quá trình chế tạo và lắp đặt kết cấu -------- 65
Hình 2.13: Lưu đồ giám sát và kiểm tra quá trình chế tạo và lắp đặt ống công nghệ
------------- ------------------------------------------------------------------------------------ 65
Hình 2.14: Lưu đồ giám sát và kiểm tra quá trình chế tạo và lắp đặt hệ thống thiết bị
điện và thiết bị đo lường -------------------------------------------------------------------- 66
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
viii
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Hình 2.15: Lưu đồ giám sát và kiểm tra quá trình chế tạo và lắp đặt thiết bị -------- 66
Hình 2.16: Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến sai kích thước trong quá trình cắt phôi -- 67
Hình 2.17: Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến mối hàn chụp phim không đạt ------------ 68
Hình 2.18: Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến sơn không đạt ------------------------------- 70
Hình 2.19: Biểu đồ nguyên nhân dẫn đến chạy thử không đạt trong lần đầu tiên --- 74
Hình 2.20: Hình ảnh một số máy móc thiết bị chính của công ty --------------------- 86
Hình 2.21: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát chất lượng của công ty --------- 92
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
ix
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ xa xưa mọi quan tâm và cố gắng để tạo ra chất lượng theo những yêu cầu
nhất định đã được thực hiện. Vào những năm 1700 trước công nguyên vua xứ
Babilon Hammurabi đã ra bộ luật rất nghiêm ngặt yêu cầu chất lượng các sản phẩm
xây dựng có tên là Codex Hammurabi bộ luật này khiến cho những chuyên gia xây
dựng phải chịu những hình phạt rất hà khắc nếu sản phẩm của họ không phù hợp
với những yêu cầu đặt ra. Ở thời trung cổ đã có những chuyên gia giám sát trong
công việc trong các tổ thủ công.
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì những
yêu cầu về quản lý chất lượng cũng đã trở nên đồng bộ hơn, đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay khi nền kinh tế thị trường phát triển và xu hướng hội nhập trở thành một
tất yếu, thì vấn đề chất lượng là một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đã trở thành thành viên chính thức của
WTO, điều đó tạo cho doanh nghiệp trong nước những cơ hội lớn và những thách
thức không nhỏ. Các doanh nghiệp đang chịu sức ép rất lớn trên thị trường mà tính
cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi:
-Môi trường cạnh tranh đã thay đổi, các sản phẩm của nước ngoài thâm nhập
sâu vào thị trường nước ta, cung đã lớn hơn cầu.
-Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau mà mang
tính toàn cầu.
Yêu cầu của khách hàng ngày một cao hơn.
-Luật của quốc gia và quốc tế ngày càng chặt chẽ hơn
-Các rào cản thương mại của nước ta từng bước được rỡ bỏ.
Có thể nói, chất lượng là thước đo vị thế của doanh nghiệp trên thương trường,
nhiều nhà máy, xí nghiệp đã lấy khẩu hiệu “chất lượng là trên hết” hay “chất lượng
là trước tiên” làm mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp mình. Chính vì sự quan
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
1
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
trọng của chất lượng mà nhiều nhà khoa học đã đi vào nghiên cứu, xây dựng nên
một số Phương pháp để quản lý và phát triển chất lượng.
Cũng như nhiều doanh nghiệp cơ khí khác, là một đơn vị đặc thù chuyên xây
lắp các công trình dầu khí của việt nam đòi hỏi một mức chất lượng rất cao nhằm
đảm bảo vấn đề an toàn trong suốt quá trình vận hành và khai thác dầu khí ngoài
khơi. Nên vấn đề quan trọng đánh giá lại chất lượng sản phẩm giàn khoan của công
ty hiện đang ở mức nào để từ đó đưa ra các chiến lược phát triển cho phù hợp trong
tương lai cũng như tìm ra biện pháp để cải tiến.
Chính vì lý do đó, trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp tác giả tiến
hành thực hiện đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm giàn khoan của công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải – PTSC
M&C”. làm luận văn cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Nghiên cứu và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm một giàn
khoan.
- Xây dựng hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có
hiệu quả.
- Giảm tỷ lệ các sản phẩm hỏng, chi phí do kém chất lượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm giàn khoan và hoạt động quản lý chất
lượng tại công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C).
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng quản lý
chất lượng từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lương sản phẩm
khoan tại PTSC M&C.
- Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại PTSC M&C
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập, phân tích và xử lý số liệu cho từng vấn đề nghiên cứu.
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
2
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Tổng hợp so sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế trong quá trình sản
xuất giàn khoan tại PTSC M&C.
- Ứng dụng các công cụ thống kê để giải quyết vấn đề chất lượng
- Đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý chất lượng, sử dụng các công cụ
thống kê, các chỉ tiêu chất lượng để phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng
sản phẩm giàn khoan và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm khoan để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại PTSC M&C
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng và phân tích chất lượng sản phẩm
Chương 2: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm giàn khoan tại công ty cổ phần
dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC M&C.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm giàn khoan tại
công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC M&C.
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
3
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ PHÂN
TÍCH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1.
Khái quát chung về sản phẩm và chất lượng sản phẩm
1.1.1.
Khái niệm về sản phẩm
Theo từ điển tiếng việt sản phẩm có nghĩa là “Vật sinh ra từ một quá trình biến
hoá tự nhiên hay do con người thực hiện” còn theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
ISO 9000:2008) trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là “kết quả
của các hoạt động hay các quá trình”. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả
mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra vật phẩm vật chất cụ thể
và các dịch vụ.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình
tương ứng với 2 bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm.
-
Phần cứng (hữu hình) : Nói lên công dụng đích thực của sản phẩm.
-
Phần mềm (vô hình) : Xuất hiện khi có tiêu thụ mang thuộc tính thụ cảm,
nó có ý nghĩa rất lớn.
Cả hai phần trên tạo cho sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
1.1.2.
Phân loại sản phẩm
Sản phẩm nói chung được chia thành hai nhóm lớn:
-
Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những sản phẩm mang các đặc tính cơ lý
hoá nhất định.
-
Nhóm sản phẩm phi vật chất: đó là các dịch vụ (dịch vụ là kết quả tạo ra do
các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các loại hoạt
động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng). Vì vậy,
một sản phẩm hay một dịch vụ có chất lượng có nghĩa là nó đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong những điều kiện xác định với những chi phí xã hội và ảnh
hưởng đến môi trường thấp nhất, có thể kiểm soát được.
1.1.3.
Các thuộc tính của sản phẩm
Thuộc tính biểu thị một đặc điểm nào đó của sản phẩm và mỗi sản phẩm thì có
nhiều thuộc tính khác nhau.
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
4
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ta có thể phân thuộc tính của sản phẩm thành các nhóm sau:
-
Nhóm thuộc tính mục đích: Các thuộc tính này quyết định công dụng
chính của sản phẩm, để thoả mãn một nhu cầu nào đó trong điều kiện xác
định. Đây là phần cốt lõi của mỗi sản phẩm làm cho sản phẩm có công
dụng phù hợp với tên gọi của nó. Những thuộc tính này phụ thuộc vào bản
chất của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đó là phần
cứng của sản phẩm.
-
Nhóm các thuộc tính hạn chế: Nhóm các thuộc tính này quy định những
điều kiện khai thác và sử dụng để có thể đảm bảo khả năng làm việc, khả
năng thoả mãn nhu cầu, độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng (các thông
số kỹ thuật, độ an toàn, dung sai)
-
Nhóm các thuộc tính kinh tế - kỹ thuật: Nhóm thuộc tính này quyết định
trình độ, những chi phí cần thiết để chế tạo sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ
một sản phẩm.
-
Nhóm thuộc tính thụ cảm: Đối với nhóm thuộc tính này rất khó lượng hoá,
nhưng chính chúng lại có khả năng làm cho sản phẩm hấp dẫn người tiêu
dùng. Đó là những thuộc tính mà thông qua việc sử dụng và tiếp xúc với
sản phẩm người ta mới nhận biết được chúng như sự thích thú, sang trọng,
mỹ quan. Nhóm thuộc tính này có khả năng làm tăng giá trị của sản phẩm.
1.1.4.
Khái niệm về chất lượng
* Khái niệm về chất lượng
Chất lượng có thể được định nghĩa theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào người định
nghĩa, tuỳ thuộc vào sản phẩm hay dịch vụ được định nghĩa và tuỳ thuộc vào
môi trường mà chất lượng của sản phẩm được tạo ra. Có một vài cách định
nghĩa như sau:
Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)
làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.
(Từ điển tiếng Việt)
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
5
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối,
dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản.
(Oxford Pocket Dictionary)
Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu sử dụng.
(Tiêu chuẩn Pháp NF X 50-109)
Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất.
(Kaoru Ishikawa)
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu
tiềm ẩn.
(ISO 8402,TCVN 5814)
Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản
phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn nhu cấu của khách hàng và các bên
có liên quan.
1.1.5.
(Theo ISO 9000:2008)
Phân loại chất lượng sản phẩm
Để hiểu đầy đủ và có những biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, đũi hỏi cỏc doanh nghiệp phải nắm chắc cỏc loại chất lượng sản
phẩm.
Theo hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000 người ta phân loại chất lượng
sản phẩm như sau:
-
Chất lượng thiết kế là mức độ mà sự thiết kế phản ánh một sản
phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn yêu cầu của khác hàng. Chất lượng thiết
kế là giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản.
-
Chất lượng của sự phù hợp là mức độ mà một sản phẩm hay dịch vụ phù
hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Sự thiết kế phải được tái tạo một cách trung
thực ở mỗi sản phẩm
-
Chất lượng sử dụng là mức độ mà người sử dụng có thể sử dụng liên tục
của người sử dụng.
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
6
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
-
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chất lượng tiêu chuẩn là giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm
được thừa nhận, được phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chát
lượng tiêu chuẩn là nội dung tiêu chuẩn của một loại hàng hoá. Chất
lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh
trong quá trình quản lý chất lượng. Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại:
+ Tiêu chuẩn Quốc tế là những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng quốc tế đề
ra được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù hợp với điều
kiện từng nước.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là tiêu chuẩn Nhà nước, được xây dựng
trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, áp
dụng kinh nghiệm và tiêu chuẩn Quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế
xã hội ở Việt Nam.
+ Tiêu chuẩn ngành (TCN) là các chỉ tiêu về chất lượng do các Bộ, các
Tổng cục xét duyệt, ban hành, có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị trong
ngành, địa phương đó.
+ Tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN) là các chỉ tiêu về chất lượng
do doanh nghiệp tự nghiên cứu và ỏp dụng trong doanh nghiệp mình cho
phự hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp đó.
+ Chất lượng cho phép là dung sai cho phép mức sai lệch giữa chất lượng
thực tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào
điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của
công nhân. Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt qúa dung sai cho
phép thì hàng hoá sẽ bị xếp vào loại phế phẩm.
+ Chất lượng tối ưu là biểu thị khả năng thoả món toàn diện nhu cầu của
thị trường trong những điêù kiện xác định với những chi phí xã hội thấp
nhất.Thường các doanh nghiệp phải giải quyết được mối quan hệ giữa
chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm
bảo.
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
7
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
1.2.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Sự hình thành chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm bất kỳ nào đó cũng được hình thành
qua nhiều quá trình và theo một trật tự nhất định. Rất nhiều chu trình hình
thành nên chất lượng sản phẩm được nêu ra song đều thống nhất là quá trình
hình thành chất lượng sản phẩm xuất phát từ thị trường trở về với thị trường
trong một chu trình khép kín.
Hình 1.1: Chu trình hình thành chất lượng sản phẩm
Trong đó:
(1). Nghiên cứu thị trường: Nhu cầu số lượng, yêu cầu về chất lượng.
(2). Thiết kế sản phẩm: Khi xác định được nhu cầu sẽ tiến hành thiết kế xây
dựng các quy định, quy trình kỹ thuật.
(3). Triển khai: Dây chuyền công nghệ, đầu tư, sản xuất thử, dự toán chi phí
(4). Sản xuất: Chế tạo sản phẩm.
(5) (6) (7). Kiểm tra: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp đảm bảo
chất lượng quy định, chuẩn bị xuất xưởng.
(8). Tổ chức: Dự trữ, bảo quản, vận chuyển
(9) (10). Bán hàng, hướng dẫn sử dụng, bảo hành
(11) (12). Theo dõi, lấy ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm và lặp lại
1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.3.1. Nhóm yếu tố bên ngoài (vĩ mô )
* Tình hình phát triển kinh tế thế giới:
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
8
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI chất lượng đã trở thành
ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu, những đặc điểm của giai đoạn ngày
nay đã đặt các doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề chất lượng là:
Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền
kinh tế thế giới của mọi quốc gia: Đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế.
Sự thay đổi nhanh chóng của những tiến bộ xã hội với vai trò của khách
hàng ngày càng cao.
Cạnh tranh tăng lên gay gắt cùng với sự bão hoà của thị trường.
Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu.
* Tình hình thị trường:
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho
sự phát triển chất lượng sản phẩm.
Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu
vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường (nhu cầu càng
phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích
ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng).
* Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ:
Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học
chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm
sản phẩm chính xác hơn nhờ trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí
nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn.
Nhờ tiến bộ khoa học - công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới
tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có. Khoa học quản lý phát triển hình
thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt nhanh
hơn, chính xác hơn nhu cầu khách hàng và giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng
cao chất lượng sản phẩm, tăng mức thoả mãn khách hàng.
* Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
9
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác
động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của
các Doanh nghiệp. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy
mạnh đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
* Các yêu cầu về văn hoá, xã hội:
Những yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen
tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản phẩm,
đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các qui định bắt buộc mỗi sản
phẩm phải thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá, đạo
đức, xã hội của các cộng đồng.
1.3.2.
Nhóm yếu tố bên trong (vi mô)
Bốn yếu tố trong tổ chức được biểu thị bằng qui tắc 5M là:
Men: Con người, lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất).
Methods : Phương pháp quản lý.
Machines: Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị.
Materials: Vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống cung cấp.
Measure: Đo lường.
1.4.
Các chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm
1.4.1. Mục đích của đánh giá chất lượng sản phẩm
Việc đánh giá chất lượng nhằm mục đích:
-
Đánh giá chất lượng cho doanh nghiệp biết được thực trạng chất lượng
của sản phẩm theo các chức năng, tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của
khách hàng để từ đó đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp.
-
Đánh giá trình độ quản lý, quy trình sản xuất để từ đó có các định hướng
về đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao trình độ quản lý, các biện pháp kỹ
thuật để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm giàn khoan.
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
10
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
-
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đánh giá chất lượng tại các công đoạn trong quá trình sản xuất nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm, phát hiện các nguyên nhân nhân gốc ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm để từ đó đưa ra các biện pháp khác phục kịp thời
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu cụ
thể. Những chỉ tiêu cụ thể đó chính là các thông số kinh tế - kỹ thuật và các
đặc tính riêng của của sản phẩm phản ánh tính hữu ích của nó. Những đặc tính
này gồm có:
+ Tính năng tác dụng của sản phẩm
+ Các tính chất cơ, lý, hoá như kích thước, kết cấu, thành phần cấu tạo
+ Các chỉ tiêu thẩm mỹ của sản phẩm
+ Tuổi thọ
+ Độ tin cậy
+ Độ an toàn của sản phẩm
+ Chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường
+ Tính dễ sử dụng
+ Tính dễ sử dụng
+ Tính dễ vận chuyển, bảo quản
+ Dễ phân phối
+ Dễ sửa chữa
+ Tích kiệm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng
+ Chi phí, giá cả
Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập tách rời mà có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng
hơn những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định
những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái
riêng phân biệt với các sản phẩm khác đồng loại trên thị trường.
Khi đề cập tới vấn đề chất lượng sản phẩm, tức là nói tới mức độ thoả mãn
nhu cầu của sản phẩm trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
11
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
công dụng của nó. Như vậy là “ mức độ thoả mãn nhu cầu” nó không thể tách
rời khỏi những điều kiện kỹ thuật kinh tế xã hội cụ thể. Khả năng “thoả mãn
nhu cầu” của sản phẩm sẽ được thực hiện thông qua những tính chất đặc trưng
của nó.
-
Tính kinh tế: Thể hiện ở khía cạnh chất lượng sản phẩm chịu sự chi
phối trực tiếp của điều kiện kinh tế. Một sản phẩm có chất lượng kỹ
thuật tốt, nhưng nếu được cung cấp với giá cao vượt quá khả năng chấp
nhận của người tiêu dùng thì sẽ không phải là một sản phẩm có chất
lượng cao về mặt kinh tế.
-
Tính kỹ thuật: Được thể hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu
có thể lượng hoá và so sánh được. Những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng
nhất gồm có:
+ Chỉ tiêu công dụng: Đo giá trị sử dụng của sản phẩm
+ Chỉ tiêu độ tin cậy: Đo mức độ hỏng hóc, mức độ dễ bảo quản sửa
chữa, tuổi thọ
+ Chỉ tiêu công thái học: Đo mức độ hợp lý trong mối quan hệ tương tác
giữa các yếu tố trong hệ thống “con người- máy móc và thiết bị”
+ Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đo mức độ mỹ quan
+ Chỉ tiêu công nghệ: Đánh giá mức độ tối ưu của các giải pháp công
nghệ để tạo ra sản phẩm
+ Chỉ tiêu về tính dễ vận chuyển: Đánh giá mức độ thích hợp
của sản phẩm đối với việc vận chuyển
+ Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đánh giá mức độ thống nhất hoá, sử dụng
các chi tiết bộ phận tiêu chuẩn hoá để tạo ra sản phẩm
+ Chỉ tiêu sinh thái học: Đánh giá mức độ tác động của sản phẩm đến
môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất và sử dụng
+ Chỉ tiêu an toàn: Đánh giá mức độ an toàn trong sản xuất và sử dụng
sản phẩm. Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá một cách toàn
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
12
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
diện tính chất kỹ thuật của sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm
cụ thể mà mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu sẽ khác nhau.
-
Tính xã hội: Thể hiện ở khả năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng phù hợp
với điều kiện và trình độ phát triển của một xã hội nhất định. Thế giới
là một tập hợp gồm vô số các cộng đồng có những đặc điểm xã hội
riêng biệt và trình độ phát triển khác nhau. Tính xã hội của chất lượng
sản phẩm thể hiện ở khả năng kết hợp một cách hài hoà, đa dạng các
nhu cầu thị hiếu tiêu dùng với khả năng phát triển văn hóa, khoa học kỹ
thuật, trình độ dân trí của từng cộng đồng.
-
Tính tương đối của chất lượng sản phẩm: Thể hiện ở sự phụ thuộc của
nó vào không gian, thời gian, ở mức độ chính xác tương đối khi lượng
hoá mức chất lượng sản phẩm.
1.4.3. Các công cụ đánh giá chất lượng sản phẩm
1.4.3.1. Trình độ chất lượng – TC
Là tỷ số giữa lượng nhu cầu có khả năng được thoả mãn và chi phí để
thoả mãn nhu cầu. ( Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trong khâu thiết kế)
Lnc
TC =
Gnc
Trong đó: Lnc : Nhu cầu có khả năng được thoả mãn
Gnc: Chi phí để thoả mãn nhu cầu
Gnc = Gsx + Gsd
Gsx: Chi phí để sản xuất sản phẩm ( hay giá mua của sản phẩm).
Gsd: Chi phí sử dụng sản phẩm
1.4.3.2. Chất lượng toàn phần – Qt
Là tỷ số giữa hiệu ích khi sử dụng sản phẩm và chi phí để sử dụng sản
phẩm đó.( Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trong khâu sử dụng)
Hs
QT =
Gnc
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
13
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trong đó: Hs : Hiệu ích khi sử dụng sản phẩm.
Gnc: Chi phí để sử dụng sản phẩm đó.
Gnc = Gsx + Gsd
Gsx: Chi phí để sản xuất sản phẩm ( hay giá mua của sản phẩm).
Gsd: Chi phí sử dụng sản phẩm
1.4.3.3. Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng
Số sản phẩm đạt chất
l
ng
Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng =
Tổng số sản phẩm được kiểm
tra
Chỉ tiêu này có ưu điểm là doanh nghiệp xác định được mức chất lượng
đồng đều qua các thời kỳ (Chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra).
1.4.3.4. Các chỉ tiêu sản phẩm sai hỏng.
* Tỷ lệ sai hỏng tính theo hiện vật:
Số sản phẩm hỏng
H1 =
Tổng số lượng sản phẩm
x 100%
* Tỷ lệ sai hỏng tính theo thước đo giá trị:
Chi phí sản xuất cho sản phẩm hỏng
H2 =
Tổng chix phí
100%
toàn bộ sản phẩm hàng hóa
1.5.
Các công cụ quản lý chất lượng lượng sản phẩm
1.5.1. Khái niệm về quản lý chất lượng
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là
một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính
sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như
hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
-
Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng: 3R (Right time, Right price,
Right quality).
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
14
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ý tưởng chiến lược của quản lý chất lượng là: Không sai lỗi (ZD - Zezo
-
Defect).
Phương châm: Làm đúng ngay từ đầu (Do right the first time), không có
-
tồn kho (non stock production), hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn,
kịp thời, đúng nhu cầu.
Hình 1.2: Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000
Nghiên cứu
Cung ứng vật tư
đổi mới sản phẩm
Khách
Dich vụ sau
bán hàng
Tổ chức
Sản xuất
kinh doanh
Bán và lắp đặt
Sản xuất thử và
Dây chuyền
Thử nghiệm và kiểm tra
Đóng gói và bảo quản
1.5.2. Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng
Chính sách chất lượng: (QP - Quality Policy): Là ý đồ và định hướng chung về
chất lượng của một doanh nghiệp, do cấp lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra và
phải được toàn thể thành viên trong tổ chức biết và không ngừng được hoàn
thiện.
Mục tiêu chất lượng: (QO - Quality Objectives): Đó là sự thể hiện bằng văn
bản các chỉ tiêu, các quyết tâm cụ thể (định lượng và định tính) của tổ chức do
ban lãnh đạo thiết lập, nhằm thực thi các chính sách chất lượng theo từng giai
đoạn.
Hoạch định chất lượng: (QP - Quality Planning): Các hoạt động nhằm thiết lập
các mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ
thống chất lượng.
Các công việc cụ thể là:
Xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng;
Xác định khách hàng;
Hoạch định các đặc tính của sản phẩm thoả mãn nhu cầu;
Nguyễn Văn Thọ
Khóa 2010-2012
15